TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Thursday 29 October 2015

Việt Nam Quốc Tự đang xây dựng tại Thành Phố Saigon

Tôi mong tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp không?
Làm sao chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem luốc,
phải trong sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Việt Nam Quốc Tự đang xây dựng tại Thành Phố Saigon Tháng 10 Năm 2015

Anh QT (1).jpg
Phối cảnh tháp Việt Nam Quốc Tự 13 tầng, cao 63 m

Anh QT (4).jpg
Phối cảnh Chánh điện

Anh QT (3).jpg
Mặt trước cổng Tam quan Việt Nam Quốc Tự

Anh QT (2).jpg
Phối cảnh Việt Nam Quốc Tự trên cao


NHÂN QUẢ TRONG ĐẠO PHẬT
TK THÍCH CHÂN TUỆ


Trong đời sống hằng ngày, chúng ta có rất nhiều thắc mắc, có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, chẳng hạn như là: Qua sự việc chính quyền Taliban, xứ A Phú Hãn (Afghanistan), phá hủy các tượng Phật cổ ngàn năm, có người thắc mắc: Phật giáo chưa từng đi xâm chiếm bất cứ nước nào, nhưng ở điểm này sẽ hiểu thế nào về: "Nhân nào quả nấy"?  Phật giáo đại thừa phải chăng không thiết thực, nên dễ bị những nước khác xâm chiếm, bởi vì các nước Hồi giáo hiện nay là của Phật giáo đại thừa trước kia.  Và tình trạng của Phật giáo Tây Tạng ngày nay? 
* * *
Trước hết, chúng ta chia câu hỏi trên đây thành bốn phần, để tìm hiểu được rõ ràng:
1) Luật nhân quả.
2) Vấn đề chính quyền Hồi giáo Taliban phá hủy các tượng Phật cổ.
3) Phật giáo đại thừa và tiểu thừa.
4)  Phật giáo Tây Tạng.

1) Luật nhân quả.  Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về luật nhân quả.  Luật nhân quả thường được tóm gọn bằng bốn chữ: "Nhân nào quả nấy".
Thực đúng như vậy, trên phương diện khoa học thực nghiệm, nếu gieo hạt nhân cam, sau một thời gian, chúng ta có được cây cam và sẽ gặt được quả cam, cộng thêm với một số điều kiện cần thiết, thường được gọi là trợ duyên, chẳng hạn như: phân bón, ánh nắng, nước tưới, thuốc trừ sâu, công chăm sóc.  Không thể nào có chuyện gieo nhân cam ngọt lại gặt quả chanh chua, hoặc ngược lại.
Luật nhân quả được áp dụng trong ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai.  Có khi gieo nhân trong quá khứ, hiện tại mới gặt quả.  Có khi gieo nhân trong hiện tại, gặt quả ngay trong hiện tại.  Có những gieo nhân trong hiện tại, vị lai mới gặt quả.  Thí dụ như: gieo nhân tu tập lâu dài, một cách kiên tâm trì chí, mới gặt được kết quả cuộc sống an lạc hạnh phúc, cao hơn nữa, đạt được giác ngộ và giải thoát.  Trái lại, sinh sự sự sinh, đánh người người đánh, chơi dao đứt tay, chơi lửa phỏng lửa, ngay trong hiện tại, cho nên thường được gọi là quả báo nhãn tiền.

Tuy nhiên, có người gieo nhân thiện lành, trong hiện tại, như là: tụng kinh, niệm Phật, đi chùa, bố thí, cứu người, giúp đời, ăn hiền, ở lành, hiếu thảo, nhưng thường gặp phải những quả chẳng lành, trong hiện tại, như là: xui xẻo, tai nạn, thất bại, con cái hư hỏng, gia đạo bất hòa, cửa nhà suy sụp. 

Trái lại, có người gieo nhân xấu ác, chẳng lành, trong hiện tại, như là: trộm cắp, gian giảo, lừa đảo, ngậm máu phun người, vu khống cáo gian, sang đoạt của cải, tâm địa hiểm độc, đâm bị thóc thọc bị gạo, làm nhiều việc thất nhơn ác đức, nhưng lại gặp nhiều quả tốt lành, trong hiện tại, như là: giàu sang, quyền thế, ăn nên làm ra, sự nghiệp phát triển, thế lực ngày càng lớn lao, địa vị ngày càng vững mạnh.
Trường hợp trên, gieo nhân lành trong hiện tại, nhưng quả lành chưa kịp trổ ngay hiện tại.  Trong khi đó, gieo nhân xấu ác, chẳng lành, trong quá khứ, hiện tại đang trổ quả báo.  Thêm nữa, nhiều người tu mà không học, chỉ biết tụng kinh, niệm Phật, làm lành, nhưng không thấu hiểu giáo lý một cách rõ ràng, để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày. 

Nhiều khi làm được một vài việc lành, như là: giúp người một việc, trích dẫn một bài kinh, tìm giúp một cuốn sách, rồi đâm ra kênh kiệu, ngã mạn, tưởng rằng đã làm phước nhiều rồi, đòi được đền đáp, đòi được trân trọng!  Tụng kinh niệm Phật, mà không biết đối xử từ bi hỷ xả, không áp dụng giáo lý trong cuộc sống hằng ngày, thì trách sao gia đạo chẳng bất hòa, con cái chẳng hư hỏng, người khác chẳng trân trọng!

Trường hợp sau, gieo nhân xấu ác, chẳng lành, trong hiện tại, nhưng quả báo chưa kịp trổ ngay hiện tại.  Trong khi đó, gieo nhân lành trong quá khứ, hiện tại đang trổ quả lành.  Tuy nhiên, khi những quả lành chấm dứt, nghĩa là phước báo hết, con người phải đền trả những nghiệp báo xấu ác, chẳng lành, đã tạo hiện tại hay trước đây. 

Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi đọc tin tức về một nhà triệu phú bị khánh tận tài sản, vợ con phản phúc, bạn bè trở mặt, đến nỗi phải quyên sinh, tự vẫn để thoát nợ đời!  Hoặc tin tức về các nhà lãnh đạo chính trị, hay tôn giáo, bị lật đổ, bị đão chính, bị ám sát, bị hành hình thê thảm, chết không chỗ chôn thây!  Hoặc tin tức về các công nương, quận chúa, hoàng tử gặp tai nạn trên xa lộ, chết chẳng toàn thây, gặp tai nạn trên biển cả, chết mất luôn xác!
Trong Kinh A Hàm, Ðức Phật có dạy:
Dù cho lên non, xuống biển vào hang,
nghiệp báo đã mang, vẫn theo con người,
như hình với bóng, không ai có thể,
tránh được thoát được. 

2) Vấn đề chính quyền Hồi giáo Taliban phá hủy các tượng Phật cổ.  Hiểu rõ luật nhân quả như trên, chúng ta biết ngay rằng: việc chính quyền Hồi giáo Taliban xứ Afghanistan hiện tại (năm 2001) cho phá hủy các tượng Phật cổ, không phải là "quả" của nhân thiện lành "chưa từng xâm chiếm bất cứ nước nào" trước đây. 

Chúng ta nên thấu hiểu rằng: Luật nhân quả luôn luôn đúng trong ba thời, không hề sai chạy, không có ngoại lệ.  Chỉ hiềm một nỗi, chúng ta chưa đắc Phật nhãn, để thấy rõ tường tận, như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã ba, ngã tư đường, mà thôi!  Cho nên, chúng ta không nên khẳng định: đâu là nhân, đâu là quả, trong trường hợp này!

Chỉ có những tượng Phật trang nghiêm, điêu khắc khéo, nét thanh tịnh, đáng được chiêm ngưỡng, thờ phượng. Các tượng Phật hay tranh Phật bị hư hỏng, bị mối mọt gặm nhấm, mất trang nghiêm, cần nên hủy bỏ.  Có nhiều Phật Tử không nắm vững giáo lý, không dám hủy bỏ đi, cứ thắc mắc, động tâm mãi về chuyện này!   

Thêm nữa, chúng ta nên biết mọi sự sự vật vật trên thế gian này có hình tướng, chẳng hạn như là: cái bàn, cái nhà, tượng Phật, quả đất, đều trải qua bốn giai đoạn: thành, trụ, hoại, không.  Nghĩa là: tượng Phật cổ thành hình do công sức xây dựng của con người có tâm thành trước đây, trụ thế được hai ngàn năm nay, đã tới thời kỳ bị hư hoại với thời gian, với nắng mưa, và giờ đây trở về hư không, cũng do công sức phá hoại của con người.  Thành trụ hoại không, còn được biết là: sinh, trụ, dị, diệt.  Thế thôi!  Chúng ta không nên bận tâm, không nên động tâm về những chuyện xảy ra trên thế gian như vậy.
  
Trong Kinh Kim Cang, Ðức Phật có dạy:
Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. 
Nghĩa là: Phàm ở đời, cái gì có hình tướng thảy đều là hư vọng, là vô thường, không tồn tại vĩnh viễn, chính là nghĩa như vậy.  Ngay xác thân tứ đại của Ðức Phật Thích Ca cũng phải đem đi thiêu, sau khi nhập diệt.  Các đệ tử đã chuyển niềm tiếc thương ngậm ngùi thành sức mạnh, đem chánh pháp truyền bá đến muôn người, thuộc muôn thế hệ sau, cho được lợi ích không thể nghĩ bàn.  Nhờ đó, chánh pháp được lưu truyền mãi mãi cho đến ngày nay và ngàn sau.
 
Chúng ta nên biết rằng: Con người chỉ có khả năng hủy diệt tượng Phật, dù bằng vàng, bằng đá, bằng đồng, hay bất cứ vật liệu nào, chứ chẳng ai tiêu diệt được Phật Tánh. Tại sao như vậy?  Bởi vì, Phật Tánh không có hình tướng và mọi người đều có Phật Tánh một cách bình đẳng.  
Trong Kinh Hoa Nghiêm, Ðức Phật có dạy: Nhất thiết chúng sanh, giai hữu Phật Tánh. 
Nghĩa là: Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh. 

3) Phật giáo đại thừa và tiểu thừa.  Ðây chỉ là cách gọi các tông phái Phật giáo truyền đi từ các miền của xứ Ấn Ðộ, qua các xứ sở lân cận ở châu Á, còn được gọi là: Bắc tông và Nam tông.

Phật giáo đại thừa, còn được gọi là Phật giáo phát triển, bởi vì, du nhập vào bất cứ quốc độ nào, Phật giáo phát triển một cách hòa bình, hội nhập với văn hóa địa phương, không có sự tranh chấp hay kỳ thị, thường biến thành Phật giáo của xứ sở đó.  Chúng ta thấy có Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo Nhật Bản, Phật giáo Triều Tiên, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Ấn Ðộ, đều có bản sắc riêng biệt. 

Phật giáo tiểu thừa, còn được gọi là Phật giáo nguyên thủy, chủ trương giữ nguyên cách hành đạo thời Ðức Phật còn tại thế, cũng truyền bá một cách bình yên, an lạc, như là: Phật giáo Tích Lan, Phật giáo Thái Lan, Phật giáo Miến Ðiện, Phật giáo Ai Lao, Phật giáo Cao Miên.  
Dù là tông phái nào, Bắc tông hay Nam tông, nói chung Phật giáo đều có tính thiết thực, thực tế, có thể áp dụng được trong cuộc sống hằng ngày, dù là Phật Tử hay không phải là Phật Tử, để thăng hoa cuộc sống, chuyển hóa tâm linh, biến bất an thành an lạc, biến khổ đau thành hạnh phúc. 

Phật giáo chủ trương con người phải tự cất bước trên con đường tu tâm dưỡng tánh, không có bất cứ ai làm thay mình được.  "Ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng", đó là sự thực công bằng tuyệt đối.  Khi thực hành đến mức độ rốt ráo, ba la mật, chúng ta sẽ thấy mọi sự sự việc việc đều dung thông vô ngại, lý sự viên dung.

Ðức Phật chỉ cứu độ con người hữu duyên, tức là con người chịu tu học theo đúng chánh pháp, chứ không cầu nguyện van xin, để được Ðức Phật ban ơn cứu giúp.  Tại sao như vậy?  Bởi vì, van xin cầu nguyện thực sự có được gì đâu, chỉ làm cho con người được an tâm, bình an trong tâm hồn, trong khoảng thời gian bị nhiệt não mà thôi.

Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy:
Hãy tự thắp đuốc,
tự mình bước đi.
Thắp sáng trí tuệ,
ngọn đuốc chánh pháp.
Nghĩa là mọi người phải tìm hiểu, học hỏi chánh pháp, đem ngọn đuốc trí tuệ của mình mồi với ngọn đuốc trí tuệ Phật, bằng cách nghe giảng giáo lý, nghiên tầm kinh điển, rồi tự suy nghĩ, ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày, giữ gìn giới luật, tu tập thiền định, phát triển trí tuệ bát nhã.  Nhờ giữ gìn giới luật nên tâm trí được thanh tịnh và trí tuệ bát nhã khai mở.

Trong Phật giáo, đó là: tam vô lậu học "Giới Ðịnh Tuệ" và tam tuệ học "Văn Tư Tu", có khả năng đưa chúng ta đến chỗ giác ngộ và giải thoát.  Ðó chính là tính thiết thực của Phật giáo vậy. 

4) Phật giáo Tây Tạng.  Còn việc các nước trước đây theo Phật giáo, nay biến thành Hồi giáo, mọi việc thay đổi, đổi thay chỉ chứng minh cuộc đời là vô thường, đúng lời Ðức Phật đã dạy trong kinh điển mà thôi. Riêng Phật giáo Tây Tạng gặp nạn phải lưu vong, đó là việc bất hạnh. Tuy nhiên, trong cái bất hạnh có cái hạnh lành, trong cái rủi có cái may, trong cái xui có cái hên, đó là: Phật giáo Tây Tạng hiện nay phát triển mạnh tại khắp nơi trên thế giới. 

Cũng như người Việt chúng ta sống khắp nơi trên thế giới hiện nay, không có gì gọi là: tủi nhục hay không tủi nhục. Tủi nhục hay an lạc không hẳn tùy thuộc nơi chốn, hay hoàn cảnh, mà tùy thuộc vào tâm thức của con người.  Tâm còn nhiều loạn động, con người còn thấy tủi nhục và đau khổ.  Tâm được bình an, thiền định, con người cảm thấy an lạc tự tại. 
Trong kinh sách có câu: "Tùy theo chỗ ở thường an lạc". 
Chúng ta thoát ra khỏi cảnh giới nhị biên đó, sẽ tìm được hướng tích cực, đó là: đem nhân lực, tài lực, vật lực, trí lực, từ mọi nguồn trên khắp thế giới, về phục vụ quê hương tổ quốc, khi hội đủ nhân duyên thuận tiện.  Ðó là cách chúng ta chuyển hóa nhân chẳng lành thành quả lành. 

Trong Kinh Hoa Nghiêm Ðức Phật có dạy: Nhất thiết duy tâm tạo. 
Nghĩa là: cảnh giới thiên đàng niết bàn hay địa ngục trần gian, tất cả đều tùy thuộc vào tâm trạng của con người, do chính tâm của con người tạo ra.  Chẳng hạn như là: muốn được tâm Phật thì tự mình phải bỏ tâm ma.  Muốn được yên ổn thì tự mình phải bỏ tâm hay gây sự.  Bởi vì, sách có câu: "sinh sự thì sự sinh".  Do đó, đạo Phật mới có tam tạng kinh điển, chỉ dạy tám muôn bốn ngàn pháp môn, để giúp đỡ con người được giác ngộ và giải thoát.





Con Chim Trong Bàn Tay


Người Ba Tư có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau:
Ngày xưa, tại quảng trường của một thành phố nọ, có một nhà hiền triết xuất hiện
và tuyên bố giải đáp được tất cả mọi thắc mắc của bất cứ ai đến vấn kế.
Một hôm, giữa đám người đang say mê lắng nghe nhà hiền triết, có một mục tử
từ trên núi cao đến. Nghe tiếng đồn về sự thông thái và khôn ngoan của nhà hiền triết, anh muốn chứng kiến tận mắt, nghe tận tai và nhất là để hạ nhục nhà hiền triết giữa đám đông.
Anh tiến đến gần nhà hiền triết, trong tay bóp chặt một con chim nhỏ. Anh đặt câu hỏi như sau: "Thưa ngài, trong tay tôi có cầm một con chim. Ngài là bậc thông thái biết được mọi sự. Xin ngài nói cho tôi biết con chim tôi đang cầm trong tay sống hay chết?".
Nhà hiền triết biết đây là một cái bẫy mà người mục tử tinh ranh đang giăng ra.
Nếu ông bảo rằng con chim đang còn sống, thì tức khắc người mục tử sẽ bóp cho nó chết trước khi mở bàn tay ra. Còn nếu ông bảo rằng con chim đã chết thì lập tức con người khôn manh ấy sẽ mở bàn tay ra và con chim sẽ bay đi.
Sau một hồi thinh lặng, trước sự chờ đợi hồi hộp của đám đông, nhà hiền triết mới trả lời như sau:
"Con chim mà ngươi đang cầm trong tay ấy sống hay chết là tùy ở ngươi.
Nếu ngươi muốn cho nó sống thì nó sống, nếu ngươi muốn cho nó chết thì nó chết".

Suy Ngẫm

Trên đời này, chuyện gì cũng có hai mặt. Bàn tay cũng có hai mặt. Đồng tiền, tờ giấy cũng có hai mặt. Tâm con người cũng có hai mặt: chân tâm và vọng tâm. Hành động lời nói ý nghĩ của con người cũng có hai mặt: thiện và bất thiện (ác). Cuộc đời cũng có hai mặt: hạnh phúc và khổ đau.

Ai trong chúng ta cũng khao khát hạnh phúc. Ai trong chúng ta cũng mong ước được cuộc sống an bình, vui tươi. Nhưng lắm khi chúng ta chạy theo chiếc bóng mờ ảo của hạnh phúc hơn là hưởng nếm hương vị chính hạnh phúc đang trong tầm tay của chúng ta.
Hạnh phúc ấy còn hay mất tùy ở mỗi người chúng ta, tùy sự hiểu biết và cách cư xử trong cuộc sống hàng ngày với tất cả mọi người chung quanh.
Chúng ta được hạnh phúc, chúng ta được an bình hay không là do chính chúng ta quyết định, không do bất cứ ai, bất cứ thánh thần thiên địa nào ban cho.
- Tại sao vậy?
- Bởi vì, nếu thực có đấng nào đó có quyền năng ban phước cho - tại sao không ban cho ai khác, lại ban cho mình. Mình có xứng đáng được hưởng hơn người khác chăng? Suy nghĩ ban phước cho chính mình như vậy, chỉ vì cái bản ngã, ích kỷ, không vị tha, làm sao có được hạnh phúc?

Hạnh phúc đích thực của chúng ta, niềm vui đích thực của chúng ta chính là chúng ta quên mình vì người, cứu đời giúp người, dù cho hoàn cảnh thế nào vẫn cảm thấy an bình, hạnh phúc.
Ý thức được sự xả kỷ vị tha, quên mình vì người trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ có được niềm vui hạnh phúc đích thực do chính mình quyết định, chính mình làm chủ, không làm nô lệ.

BBT.PHTQ.CANADA




THƯ CỦA PHẬT TỬ ĐOÀN THỊ THẮM (PD DIỆU HỒNG)

Kính gởi Thầy Thích Chân Tuệ.
Kính Bạch Thầy,
Con đi Vancouver mấy tháng nay con mới về. Con nhận được thông báo của Thầy, Thầy thuyết pháp ở Hội Phụ Nữ Việt Nam Toronto. Con rất tiếc vì con về Toronto quá trễ, con mong Thầy thứ lỗi cho con.
Con đã nhận được Tập san Từ Bi Trí Tuệ mà Thầy đã gởi cho con, con rất cám ơn Thầy.
Qua các bài viết của Ban Biên Tập Phật Học Tịnh Quang hay những bài viết của Thầy, con đọc rất dễ hiểu, con tự soi bản thân con, điều nào con đã thực hiện được, điều nào con chưa thực hiện được, con sẽ dốc lòng tu tập.
Trong những bài viết của Thầy như: Bát Phong (ở số 18), Bát Nhã Tâm Kinh (19), Phúc Tuệ Song Tu (20) con đọc vô cùng thấm thía những lời Đức Phật dạy.

Kính Bạch Thầy,
Con là người tu tại gia, trước những sóng gió cuộc đời, đã có lúc lòng con điên đảo.
Nhưng qua bài Bát Phong Thầy viết đã cho con hiểu được: Những cơn gió mát của mùa hè được hưởng, những cơn gió giá buốt của mùa đông phải chịu. Rồi những cơn bão tố cuồng phong cũng phải nghị lực bình tâm đón nhận. Nên con đã tự xác nhận cho mình: Niềm vui - Nỗi buồn và Sự Khổ đau, cũng phải chịu đựng chấp nhận vì: Một kiếp con người.

Bài Bát Nhã Tâm Kinh, con đã đọc đi đọc lại nhiều lần để thấm nhuần những điều Phật dậy. Con sẽ áp dụng vào đời sống hàng ngày để con tu tập. Con mong sẽ thực hiện theo 4 câu thơ mà Thầy đã viết trong tựa đề của bài Bát Nhã Tâm Kinh, để con được “Thoát ly phiền não cuộc đời an vui” như Thầy viết.
Còn nhiều bài viết của Ban Biên Tập và của Thầy đã giúp cho các Phật tử chúng con hiểu được nhiều điều Đức Phật dậy để chúng con một lòng tu tập.

Kính Bạch Thầy,
Chị em chúng con có chút xíu tịnh tài thành tâm kính gửi đến Phật Học Tịnh Quang, con kính mong Thầy giúp chúng con.
Con kính chúc Thầy cùng Ban Biên Tập Phật Học Tịnh Quang luôn mạnh khoẻ, mãi mãi là nơi nương tựa tinh thần của các Phật Tử chúng con.

Sau đây con xin phép bạch Thầy một vài suy nghĩ của chúng con trong bài tùy bút của bà Kim Thu tựa đề: “Chắc Tôi Là Người Mỹ” (trang 44-48 tập san số 20). Con đã xem đi xem lại vẫn không hiểu ý nghĩa của bài tùy bút nầy, để Phật tử chúng con học được điều gì?  Vì đây là tập san Từ Bi Trí Tuệ, con cảm thấy tiếc, nếu 5 trang sách nầy, Ban Biên Tập cũng viết được vài ba bài, giúp cho Phật tử chúng con lợi lạc rất nhiều.
Con nói cụ thể như, bài “10 cách để sống hạnh phúc”: 1 là hãy mỉm cười với mọi người xung quanh. 2 là hãy quan tâm nuôi dưỡng tình thân với mọi người... 8 là hãy tập tha thứ và tập quên oán hận giận dữ v.v…
Bài viết “10 cách để sống hạnh phúc” chỉ có 2,5 trang (32, 33, số 20) mà đã giúp cho chúng con hiểu được rất nhiều, để tu tâm dưỡng tính, sống cho đúng nghĩa “Đạo làm người”: Vì yêu thương sẽ sanh thương yêu, hận thù sẽ sanh thù hận.
Bài viết “Câu chuyện hai con chim” (trang 43, số 20) chưa đầy một trang sách mà đã giúp cho chúng con tu sữa tâm tính, đừng vội trách người khác đối xử không tốt, mà phải tự xét mình cách đối nhân xử thế đã đúng hay chưa?

Kính Bạch Thầy,
Vì trình độ hiểu biết của con có hạn, con nghĩ sao con bạch Thầy như thế. Có điều gì không phải, Thầy dậy bảo và tha thứ cho con.
Con,
ĐOÀN THỊ THẮM (Diệu Hồng)


Kính quí Đạo Hữu Diệu Hồng Đoàn Thị Thắm,
Trước hết, Ban Biên Tập Phật Học Tịnh Quang kính lời cảm ơn quí Đạo Hữu đã thăm hỏi và cầu chúc sức khoẻ, nhất là những ý kiến rất thẳng thắn và sâu sắc, đầy đạo vị.

BBT.PHTQ. luôn luôn cân nhắc từng lời, từng chữ, từng câu, từng bài, từng trang sách được chọn đăng để đem lại những lợi ích thiết thực cho mọi người, tại gia cũng như xuất gia, biết cách áp dụng lời đức Phật dạy vào trong đời sống hàng ngày.

Đạo và đời ví như hai mặt của một đồng tiền: không giống nhau nhưng không tách rời được. Đời có nhiều phiền não khổ đau, người đời cần học đạo để giác ngộ giải thoát. Nếu người đời chỉ biết cầu nguyện suông thì được an tâm tạm thời lúc gặp sự bất trắc, bất như ý, chứ không dứt hẳn căn nguyên, cội nguồn của sự đau khổ trên thế gian này.

Đạo có nhiều triết lý sống cao siêu mầu nhiệm, nếu người đời biết cách áp dụng vào trong thực tế đời sống hàng ngày, tại gia cũng như tại chùa. Chứ kinh điển chỉ để trên bàn thờ hay để trong tủ kính khóa kỹ thì có ích chi cho nhân thế. Tụng kinh, niệm Phật, trì chú, thiền tập, hay các phương pháp, pháp môn khác, chỉ là hình thức thực hành trong việc tu tập. Như thế rất cần thiết, nhưng hoàn toàn chưa đủ. Người đời cần quan tâm tìm hiểu nội dung kinh điển, ghi lại lời dạy của chư Phật, chư Tổ và nhất là biết cách áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Vì bon chen suốt đời trong cuộc sống, đấu tranh giành giựt danh và lợi trong đời và ngay cả trong chùa, cho nên con người xa lìa cội nguồn đích thực, xa lìa bản tâm bản tánh vốn sáng suốt (Phật), chân chánh (Pháp) thanh tịnh (Tăng).

- Phật Pháp Tăng Tam Bảo bên ngoài (hình thức).

- Tâm sáng suốt, Tâm chân chánh, Tâm thanh tịnh chính là Tam Bảo Tự Tâm (nội dung).

Giáo lý đạo Phật dạy cách tu tập diệt tâm tham (được tâm chân chánh), diệt tâm sân (được tâm thanh tịnh), diệt tâm si (được tâm sáng suốt). Tham sân si chính là nguồn gốc của phiền não khổ đau.

Bài viết “Chắc Tôi Là Người Mỹ” là một bài viết có giá trị văn chương, có nội dung triết lý rất cao về đời sống của con người, nhất là con người phải sống trong hoàn cảnh tha hương, cầu thực nơi đất khách quê người, nhớ về quê hương nơi chôn nhau cắt rún, nhưng không còn thích hợp với quê hương đích thực của mình nữa. Tại sao? - Bởi vì người đó lưu lạc đã quá lâu, đã quá quen với cuộc sống mới, không còn cách nào quay trở về nữa. Mơ mộng hoài hương bám víu quá khứ khi ngủ không an giấc. Lạc lỏng, bơ vơ, hụt hẫng khi thức giấc.

Với quan điểm “Phật Pháp Tại Thế Gian”, bài viết này chính là áp dụng “Pháp Môn Bất Nhị” cao siêu trong đạo Phật, mầu nhiệm nhưng không khó hiểu, còn gọi là Pháp Môn Không Hai. Bất nhị là không hai (2), nhưng chẳng phải là một (1).

Chuyện đời luôn luôn có hai mặt: thiện/ác, đúng/sai, hơn/thua, được/mất, khen/chê, vinh/nhục, sướng/khổ, phải/quấy, thị/phi, tốt/xấu, ngay/gian, thân/thù, thương/ghét, hên/xui, trắng/đen. Đồng tiền, bàn tay hay tờ giấy luôn luôn có hai mặt không thể tách rời được.

Tâm con người luôn luôn có hai trạng thái: thật (gọi là chân tâm) và hư (gọi là vọng tâm). Người đời thường bị phiền não khổ đau, bởi do chạy theo vọng tâm. Còn gọi là tâm giả, tâm hư, luôn thay đổi: lúc thiện (vừa lòng), lúc ác (mích lòng); lúc khen, lúc chê, lúc tốt lúc xấu.

Nếu con người dựa theo giáo lý, biết sống với tâm thật (chân tâm), biết tự làm chủ tâm mình, không chạy theo những xúi giục của vọng tâm (tham lam, sân hận, si mê), thì an lạc hạnh phúc trong tầm tay, phiền não khổ đau không còn nữa. Cũng ví như mặt biển chỉ là một, nhưng có hai trạng thái khác nhau:

1. Sóng to khi có gió lớn (ví như vọng tâm).
2. Mặt biển thái bình bao la êm lặng (ví như chân tâm)

- Khi sóng to gió lớn, tầm nhìn không xa được (ví như con người nổi tâm tham, mất chân chánh, nổi tâm sân mất thanh tịnh, nổi tâm si mất sáng suốt)

- Khi sóng êm biển lặng, tầm nhìn thấu tận chân trời, trông xa hiểu rộng (ví như con người dẹp được tham, sân, si, tất nhiên sống được với chân tâm - sáng suốt, chân chánh, thanh tịnh, về đến quê hương đích thực, chứng được tam minh lục thông).

Vài hàng đơn sơ BBT.PHTQ kính giải thích nội dung một bài viết nơi Tập san Từ Bi & Trí Tuệ. Quí ĐH nên phát tâm tìm hiểu thêm về Pháp Môn Bất Nhị (Pháp Môn Không Hai) trong các bài viết của Bộ sách Cư Trần Lạc Đạo (3 tập) hay các bài viết trong các Tập san Từ Bi & Trí Tuệ.
BBT.PHTQ.CANADA chân thành kính chúc quí ĐH cùng bửu quyến thân tâm an lạc, tinh tấn tu tập cho đến giác ngộ và giải thoát.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật
Kính thư,
BBT.PHTQ.CANADA
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Chủ-Nhiệm
Tập san Từ Bi & Trí Tuệ



 

Nhà sư Tibet này mất dạy 
phun nước thánh lên đầu cổ bá tánh ban phép lành y như phù thủy tà đạo

Chư vị giải thích giùm "ĐỐNG LƯƠNG" là cái đống chi chi rứa ?
Đừng nói mấy thằng nầy mất dạy, vì có ai dạy nó đâu
TU MÀ KHÔNG HỌC LÀ TU MÙ


Có người tuyên truyền rằng các sư ngoại quốc, đọc thần chú rất linh thiêng, có thể giúp mình rửa sạch nghiệp, có thể giúp trị bệnh ung thư, dù ở bất cứ thời kỳ nào, nên rước thỉnh về nhà để bát cúng dường. Lại có người quảng cáo là có thể truyền nhân điện chữa lành bệnh ung thư mà bác sĩ từ chối, nhờ hào quang của Phật. Các chuyện này có thật không, có đúng giáo lý đạo Phật không, hay chỉ là mê tín dị đoan, lường gạt?

Đức Phật có dạy:
Dù cho lên non
xuống biển vào hang
nghiệp báo đã mang
vẫn theo con người
như hình với bóng
không ai có thể
tránh được thoát được.

Con người thường thích chuyện linh thiêng huyền bí, nhất là những chuyện giúp mình chạy tội, tránh quả báo xấu của nghiệp nhân xấu đã gây nên, đã tạo ra trong đời. Nếu các chuyện này có thật, các sư ngoại quốc đó có thần lực ghê gớm, đâu có phải sống kiếp lưu vong, lang thang kiếm sống kiểu phi Phật pháp như thế đó!
Phật pháp là phương thuốc mầu nhiệm chữa trị tâm bệnh, chứ không chữa trị thân bệnh

Khi có thân bệnh, con người cần đến thuốc men, tây y hoặc đông y, cần đến bệnh viện, dưỡng đường để được bác sĩ, y tá, chuyên viên y tế chăm sóc. Khi có tâm bệnh, phiền não khổ đau, các bác sĩ đông hay tây y cũng phải tìm đến Phật pháp để chuyển hóa phiền não thành bồ đề, chuyển hóa khổ đau thành an lạc hạnh phúc.

Khi có tâm bịnh, con người cần hiu đạo Phật là đạo trí tuệ (sáng suốt), không phải thần quyền, không chấp nhn tham lam , sân hận và si mê. Là con Phật thì hãy tỉnh thức, hiểu đúng sai là như thế nào?!!, Ai cũng có được trí tuệ sáng suốt nếu dẹp tham vọng và ích kỷ, siêng năng suy ngẫm, học hỏi những lời dạy của Đức Phật. Tìm học lời Chư tổ thánh hiền, các vị Thầy chân tu có học, hoặc tham vấn các v đạo hạnh giảng rõ con đường tu chánh tín (không mê tín, không vì lợi, vì danh mà nói Pháp) thì không còn là người "Tu mù" nữa. 

Tu mà còn phin não, sợ bịnh, sợ chết, sợ nghèo, thích bùa chú, sợ thần quyền thì sai rồi. Người tu lúc nào cũng tự chủ, không có tâm sợ gì cả, kể cả sợ chết, lúc nào cũng thấy an lạc hạnh phúc, sống trong từ bi chia sẽ thương yêu, thích sự thanh tịnh, xa lánh ồn ào thị phi, là đúng đường vậy. Khi tâm được bình yên, cuộc sống thoải mái, sức khỏe có thể tăng thêm, các bệnh đều có thể sớm chữa khỏi.

Tin vào những chai nước suối cho là có phép trì thần chú, chế lên đầu quí phật tử, trong lòng vị thầy chùa đó họ không cảm thấy xấu hổ vì cần tiền. Nếu chấp nhận rằng " Tin có còn hơn không!!" là t gạt chính mình thì làm sao sáng suốt được. Nói ra thì khó nghe, nhưng cđể quí vị bị gạt như vậy mãi sao. Khi hết trần duyên, con người đã trải qua sanh, già, bệnh, thì ai cũng phải chết. Không thấu hiểu luật vô thường, mong kéo dài mạng sống khi không thể, con người dễ bị những tà sư, ma giáo lường gạt, tiền mất tật mang.

Tóm lại, trong cuộc sống, chúng ta cố gắng tu tâm dưỡng tánh, sống hạnh phúc, chết bình an. Thế thôi!
- Thường ngày, khi nói năng, nên cẩn trọng lời nói và cách nói, tránh làm người khác tổn thương danh dự, va chạm tự ái cá nhân, không nên làm người nghe khó chịu, dễ sanh giận hờn, dễ gây oán thù.  Như vậy gọi là tu đó.
- Bình thường, người đời nói năng với cấp trên, bề trên, khá cẩn thận và lễ độ. Nhưng với người dưới quyền, người đời thường hay cao giọng, lên giọng kẻ cả, không giữ gìn lời nói, không để ý cảm giác của người nghe, cho nên ít người ưa thích cấp trên, thường tìm cách xa lánh, chỉ có kẻ dua nịnh đến gần. Nếu mình có trách nhiệm, trong đời hay trong đạo, mà giữ được sự hòa nhã, tương kính, trong lời nói và cách nói, thì tất được người chung quanh cảm mến, thân cận, ưa thích gần gũi. Như vậy gọi là tu đó. ■

TK THÍCH CHÂN TUỆ
 BBT PHTQ (Tập san Từ Bi và Trí Tuệ)
***************************************************************************************************************
 
Kính thưa Quí vị 
BBT.PHTQ.CANADA kính cảm tạ quí ĐH Tuệ Kiếm - llcschpg - đã có bài trả lời Cựu PT Nguyễn Tường.Bài viết rất công phu, với tấm lòng và tim óc giải thích các thắc mắc đã nêu ra. Chúng tôi xin vắn tắt: Đức Phật có thân bệnh nhưng không có tâm bệnh - Đây là cốt tủy của đạo Phật. Cho nên, bá tánh khi có bệnh thân (đau đầu, đau răng, nhức mỏi, bao tử, ruột, gan, phèo, phổi) thì đi đến bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, bệnh viện, để khám bệnh, mua thuốc về, và nhớ uống, mới hy vọng khỏi bệnh.
Chớ có đến chùa gặp bọn tà sư gạt gẫm lập đàn cúng kiến, cúng tiền, tụng chú vào chai nước, vào bụm cát mạn đà la, úm ba la, chết thì hết bệnh !  Đó là Tu mà không học là tu mù, ai nói gì cũng nghe, những người tu mù thì sư nào nói gì cũng tin (thật là khổ cho bịnh mê tín nặng quá mức tưởng tượng).

Kính thư,
BBT.PHTQ.CANADA
******************************************

From: Tue Kiem
To: cutranlacdao@yahoo.com
Sent: Monday, April 16, 2012 5:21:53 PM
Subject: Trả lời cựu Phật tử Nguyễn Tường Fw: đạo PHẬT - có câu trả lời - Sư PG nào xuất thân ngu dốt - bị quăng vô chùa -

Kính Thầy Chân Tuệ, Tuệ Kiếm xin được mạo muội vài hàng vắn tắt trả lời cho ông cựu Phật tử nào đó đã đưa ra câu hỏi:  - Trong phim có nói Đức Phật khi già bị đau lưng và chết do ngộ độc thức ăn. - Phật đã thành Phật từ khi 35 tuổi. Tại sao tới 80 tuổi, Phật không diệt được cái khổ của BỆNH, TỬ điều đã làm Phật đã ưu tư?

Thưa Thầy, ông cựu Phật tử này chẳng chịu tìm hiểu kinh điển, giáo lý nhà Phật cho kỹ càng nên bỏ đạo Phật,
đi tìm đạo khác đó là cái bất hạnh của họ thì âu cũng là nhân duyên của họ vậy, thật là tội nghiệp!!! Đức Phật vì nhận chân được cái khổ sinh lão bệnh tử của thân ngũ uẩn được kết hợp bởi tứ đại mà thành, và chúng sinh không ai có thể thoát ra khỏi quy luật đó, nên Ngài mới đi tìm con đường giải thoát, giải thoát đây không có nghĩa là sẽ kéo dài thọ mạng của thân tứ đại, mà có nghĩa là sẽ không còn sinh tử luân hồi sau khi Niết Bàn.

Đức Phật cũng mang một tấm thân ngũ uẩn, cũng được thành hình bởi tứ đại như tất cả chúng sanh khác,
thì làm sao có thể tránh khỏi được chuyện vô thường của tứ đại, và dĩ nhiên những hệ luỵ của nó như đau lưng, nhức đầu, đau bụng, chấm dứt thọ mạng v.v.. Tuy nhiên Đức Phật đã chiến thắng được giặc sinh lão bệnh tử, nên nói rằng "tới 80 tuổi, Phật không diệt được cái khổ của BỆNH, TỬ" là nói sai rồi..
 
1- Nói rằng chết vì ngộ độc thức ăn thì hoàn toàn không phải, tuy một số kinh điển ghi chép như vậy, và nhìn bề ngoài thì tưởng là vậy, nhưng trên thực tế, Đức Phật đã báo với đại chúng Ngài sẽ Niết Bàn vào ba tháng trước (Kinh Đại Bát Niết Bàn), Ngài thọ dụng bữa ăn cuối cùng của ông Thuần Đà, mặc dù biết thức ăn có độc nhưng Ngài vẫn dùng, vì Ngài đã dặn dò chúng đệ tử rằng chỗ thức ăn dư sẽ không có ai có thể chịu được được chất độc ấy nên hãy chôn phần thức ăn còn sót lại ở một chỗ nào không có sinh mạng. Không phải chất độc này là yếu tố làm Ngài chấm dứt thọ mạng, mà là Ngài chỉ thuận theo duyên để xả bỏ thân tứ đại mà thôi, vì đối với một bậc Chánh Đẳng Giác, tâm từ của Ngài bao trùm rộng khắp thế gian thì không có một độc chất nào có thể gây tác hại đến Ngài cả, và nếu Ngài muốn dùng tâm lực để hoá giải độc chất thì cũng không phải là một vấn đề khó khăn,
 
Ngài đã nói với tôn giả Ananda rằng Ngài có thể dùng Tứ Thần Túc để kéo dài thọ mạng đến bao lâu Ngài muốn khi Ma Vương yêu cầu Ngài Niết Bàn vào ba tháng trước, nhưng tôn giả Ananda vào thời điểm đó tâm trí bị Ma Vương chi phối nên đã không thỉnh đức Phật tiếp tục trụ thế.  --Trích dẫn Kinh Đại Bát Niết Bàn3. Này Ananda, những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo, thời nếu muốn người ấy có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại. Này Ananda, nay Như Lai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo. Này Ananda, nếu muốn Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại.
2- Nói Đức Phật tới 80 tuổi vẫn không diệt được cái khổ của BỆNH TỬ là nói sai rồi. Đối với cái khổ sinh lão bệnh tử, Đức Phật và các bậc Thánh đệ tử của Ngài hiểu rõ tính chất của vạn vật là vô thường, thân tứ đại cũng là vô thường, và đó là quy luật của vũ trụ chứ không phải do Đức Phật đặt để, cho nên dù thân tứ đại có bị bất ổn, bất an, đau khổ, nhưng với công năng tu tập sâu dày, nếu các Ngài muốn, các Ngài có thể điều phục tâm, hướng tâm đến bất cứ trạng thái nào, nên dù thân có đau, nhưng các Ngài không để cho tâm bị ảnh hưởng, nên không bị cái cảm thọ khổ này chi phối.

Các Ngài an trú trong thiền định nên không thấy có cảm thọ khổ đối với sự bất ổn của tứ đại, và ngay cả khi Niết Bàn, các Ngài cũng đã nhập thiền, xuất thiền theo ý muốn nhiều lần rồi mới tịch diệt, mới xả bỏ thân tứ đại, nên không thể gọi là bị nỗi đau khổ của cái chết chi phối. (Kinh Đại Bát Niết Bàn) Xin nói thêm rằng cái khổ bệnh tử của chúng sinh không bao giờ có thể diệt được, Đức Phật khi chưa thành đạo cũng không diệt được, không có ai thay thế ta chịu được cái khổ này cả, chỉ có thể diệt được sinh lão bệnh tử khi đã tu tập rốt ráo, đã chứng đạt đạo quả giải thoát, Đức Phật sau khi thành đạo đã chiến thắng sinh lão bệnh tử, sao có thể nói là không diệt được cái khổ của Bệnh Tử chứ!!!
Kính Thầy, Tuệ Kiếm



Chuyện Trong Đời, Trong Chùa

- Thưa Thầy, xin Thầy từ bi chỉ dạy để con người cảm nhận được hạnh phúc trên đời này, dù cuộc đời quá nổi trôi, đầy sự bất như ý.
- Con người thường có đủ 3 tâm: tham, sân và si.
Khi tâm tham nổi lên, con người cảm thấy thiếu thốn, chưa đủ, muốn thêm, dù cho nhiều người đã có tiền rừng bạc biển trong tay. Có nhiều người mãi mê chạy theo lợi và danh cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay vẫn chưa thấy đủ. Cho nên, con người muốn cảm nhận được hạnh phúc trong cuộc sống cần phải biết đủ (tri túc).

Sách có câu:
          Tri túc tiện túc, đãi túc hà thời túc.
Tạm hiểu:
          Biết đủ thời đủ, đợi đủ khi nào đủ.
Nghĩa là: Khi nào đủ ăn, đủ mặc, không đói rách, con người thấy biết là đủ thì ngay khi đó có hạnh phúc.
Với tâm tham, đợi kiếm thêm nhiều nữa mới cho là đủ thì khó hưởng hạnh phúc vì sẽ không bao giờ cho là đủ.
Có lời khuyên: trong đời con người nên nhìn xuống sẽ cảm nhận hạnh phúc vì có biết bao nhiêu người khác không bằng mình. Lúc đó con người sẽ phát tâm cứu người giúp đời, tạo phước báu. Nếu con người nhìn lên sẽ thấy có biết bao nhiêu người hơn mình, cho nên không cảm nhận được hạnh phúc. Tóm lại, khi tâm cảm thấy biết đủ, con người sẽ cảm nhận được hạnh phúc ngay trong tầm tay.

Khi tâm sân hận nổi lên, con người cảm thấy bị xúc phạm bị khinh khi, bèn khởi tâm trả đủa trả thù, cho nên không cảm nhận được hạnh phúc. Muốn dẹp bỏ tự ái hay giảm bớt tâm sân hận, con người cần quán chiếu đó chính là bản ngã. Bản ngã chính là nguồn gốc của phiền não khổ đau trên đời, sao có thể cảm nhận được hạnh phúc? Tóm lại, muốn cảm nhận được hạnh phúc, con người cần nên quán chiếu biết đủ và tập sống theo vô ngã (dẹp bỏ tự ái xằng). Dĩ nhiên như vậy là sống ngược không theo dòng đời thường.[]
  
Người tu lại càng phải đơn giản hơn, sống cần kiệm để giđức độ, không ham áo mão loè lẹt, màu sắc sặc sỡ, áo gấm áo thêu mắc tiền, đó là điều không nên. Tiền của bá tánh cúng dường để người tu yên tâm về tài chánh, dành thì giờ tu học, nghiên tầm kinh sách dạy Phật tử tu chuyển nghiệp xấu, dừng nghiệp ác, hiểu đâu là đúng đâu là sai, đđi đúng hướng ngay nẽo chánh. Giúp Phật tử thanh tịnh tâm, phá trừ tà pháp, mê tín dđoan, chứ không phải biện hộ vì cần chuà to, cầu nhiều tiền của. 

Ngưi tu theo Phật phải biết đủ (tri túc) thì mới không tạo nghiệp đau kh, không tạo tội vọng ngữ.  Có những chùa hiện nay, đem trai đàn dẫn vong linh về cực lạc (không phải của đạo Phật), gạt gẫm hù dọa đủ mọi hình thức với những phật tử  chịu nhiều đau khổ mất thân bằng quyến thuộc. Đó vì nhiều lý do cần tiền trang trãi cho những đòi hỏi quá sức của lòng tham, bất chấp đi sai chánh pháp để hưỡng danh lợi trong chốn thiên môn. 


Thế nào là một vị Chân Tu

Hỏi:
Thưa Thầy, thế nào một vị chân tu? Làm sao nhận định, đánh giá, biết được?
Đáp:
Đây là một vấn đề tế nhị, rất sâu rộng, khó giảng giải. Nơi đây bài viết nêu lên những nét đơn giản, khái quát.
Theo quan niệm Phật giáo, một vị chân tu là người thực tâm tu học, hành đạo chân chánh, hiền lương đạo đức. Muốn nhận định, biết được, hay đánh giá một vị chân tu, bản thân người này phải chân thực nắm vững chánh pháp, hiểu rõ thế nào là tu tập và hành đạo, nhất là phải tiếp xúc và thân cận lâu dài.
Chân tu không hẳn phải là vị tu trong chùa lâu năm, danh tiếng, nắm giữ các chức vụ cao, đệ tử đông, chùa to tượng lớn. Chân tu có thể ở nơi vắng vẻ tĩnh mịch hay ở nơi phố thị ồn ào để hoằng pháp độ sanh, tùy theo tâm nguyện và năng lực tu hành. 
Đạo tràng của vị chân tu có thể là các nơi tu viện yên tịnh, trang nghiêm, cũng có thể là nơi nhiều phiền não. Và cuối cùng, vị chân tu có thể mang cả hai hình tướng:
xuất gia hay tại gia.

Nhiều vị tu sĩ già nua tuổi tác ở chùa lâu năm lên chức lão làng, được người tán tụng là tùng lâm thạch trụ, thực chất chỉ là một đứa nhỏ 7 tuổi bị quăng vô chùa, do chiến nạn hay nghèo đói. Lớn lên ra đời không được vì ngu dốt, các đứa nhỏ này không học sách đời, lười học sách đạo, không siêng tu hành, tranh danh đoạt lợi, giành giựt địa vị, mê tín dị đoan, tỏ vẻ như ta đây chứng đạo, gạt gẫm bá tánh, mưu cầu lợi dưỡng. Một vài tổ chức thiền môn gặp phải mấy đứa nhỏ này quậy phá cho nát tan luôn.
Chuyện đời như chuyện đạo có hai mặt thuận và nghịch. Tu tập theo Phật giáo có thể qua hai giai đoạn: từ bi hỷ xả và giác ngộ giải thoát. Hành đạo theo Phật giáo có thể có hai hình thức: mặc áo cà sa hay mặc áo giấy, tùy cơ ứng biến. Nếu vị chân tu nắm giữ nhiệm vụ trụ trì một tu viện hay tự viện thì hành sự theo nghĩa «Trụ trì tức trụ Pháp Vương gia, trì Như Lai tạng». Nghĩa là người nào ở nhà Phật thì phải giữ đúng lời Phật dạy.
Nơi đây cũng nên lưu ý, hiện nay có nhiều kinh điển hay tài liệu nói «đây là lời Phật», nhưng thực ra không phải. Vị chân tu phải nắm vững để hướng dẫn bá tánh hiểu rõ hiểu đúng chánh pháp, theo đúng chánh đạo. Rất nhiều nghi lễ hình thức cúng kiến trong các chùa hiện nay là tà pháp, nhưng thu được quá nhiều lợi dưỡng, nên các tà sư vẫn lan truyền, như một loại bệnh dịch. Chẳng hạn như: lễ trai đàn bạt độ chẩn tế bình đẳng giải oan thủy lục thập loại cô hồn, lễ vớt vong như vớt bèo trên sông, lễ rãi tro, lễ phóng sanh thực chất là hại sanh. Tiếc thay nhiều vị lãnh đạo các giáo hội, các giáo phái xưng là thiền sư có khá đông đệ tử cũng bày trò này. Thật là lầm lẫn cho người tu theo. Họ ăn mặc sặc sở phi chánh pháp rất dễ nhận ra. Chỉ có những người u mê, tôn thờ sư phụ, nhắm mắt khâm tuân tự thân lạc vào tà đạo, còn lôi kéo thêm khá nhiều người khác.
Đức Phật có dạy:  
Nước đại dương chỉ có một vị mặn. Đạo lý chỉ có một vị duy nhất là giải thoát.
Do đó tu tập theo Phật, chân tu phải dẹp trừ cả ngã chấp và pháp chấp,
thực hành theo những pháp môn, phương thức
dẹp trừ bản ngã.

Chân tu là vị tu sĩ hay cư sĩ có khuynh hướng tu tập dẹp trừ bản ngã để thể nhập vào thể tánh chân tánh vắng lặng vô biên, không màng ái dục và lợi danh tầm thường. Vị chân tu chưa giác ngộ và giải thoát, chưa tìm được nương tựa cho tâm linh và chưa tự làm ngọn đuốc soi sáng, nên trở thành người đàng hoàng, đứng đắn, mô phạm, đạo đức, sống an hòa trên cuộc đời, nghiêm trì giới luật, tuân thủ các qui tắc, mô phạm và luật pháp của
thế gian, không tổn hại ai.
Các vị chân tu phát tâm xuất gia tu hành, phát tâm tu tập tại gia, coi thường mọi thứ danh lợi, địa vị của thế gian thì không quan trọng chuyện xưng hô, tranh hơn thua chi lời nói, quan tâm chi chuyện ăn trên ngồi trước, đi trước đứng sau, tranh chấp danh tiếng, tranh cãi lợi dưỡng, tranh giành địa vị, đòi hỏi chức vụ, nếu có, trong nhà đạo.  Đồng quan điểm hay không, được cung kính hay không, xưng hô đúng phẩm vị hay không, chẳng đáng quan tâm, tránh sự tranh cãi.  Nơi đây không bàn đến cách xưng hô của những người không thực sự phát tâm tu tập, hý ngôn hý luận, náo loạn thiền môn, dù tại gia cũng như xuất gia.  Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai. Nhất niệm sân tâm khởi, thiêu vạn công đức lâm, chính là nghĩa như vậy.
Đừng nghĩ hễ là chân tu thì phải nổi tiếng hoặc vị nào nổi tiếng thì phải là chân tu.
Người u mê ham danh tiếng hão nên không nhìn ra được những vị chân tu rất bình dị,  chơn chất, giản dị, không chùa chiền, không phép lạ, chẳng tiếng tăm, không bằng cấp,
hay danh vọng gì cả.
Không có thứ thước đo nào của thế gian có thể lượng định được chân giá trị của một bậc chân tu. Muốn nhận chân giá trị của một người tu, vị đó phải là bậc chân tu giác ngộ, đắc đạo. Muốn đánh giá, chấm điểm thí sinh, vị đó phải là giáo sư giám khảo,
năng lực hơn hẳn, vượt trội thí sinh kia.

Chỉ có chìa khóa duy nhất, tinh thần vô ngã vô úy, đức Phật dạy từ hơn hai ngàn năm trước, là có thể mở ra cho người môn đệ nguồn hứng cảm vô tận của sự giải thoát và giác ngộ. Vị chân tu phải là người bát phong suy bất động. Những người thân cận bậc chân tu cảm nhận sự bình an trong nội tâm và tinh tấn trong sự tu tập.
Tuy nhiên, phân biệt giửa vị chân tu và kẻ giả tu hay tu giả, cần phải có thời gian. Nhiều người xuất gia học đạo với một vị thầy, tưởng đâu là chân tu, đạo cao đức trọng, qua tuổi tác già nua, chùa to tổ đình lớn, danh vọng thế lực, nhưng sau một thời gian dài thân cận, nhận chân sự thật, đành phải ra đi, có lời từ giả hoặc không.
Có vài tiêu chuẩn tối thiểu và căn bản để nhận xét một vị chân tu, 
chẳng biết đúng hay không. Chẳng hạn như:
Có những người tu lâu năm, thường đi chùa, niệm Phật, ăn chay, ngồi thiền, theo học giáo lý với nhiều vị thầy nổi tiếng, nhưng chẳng biết đức Phật dạy điều gì.
Có những người tu chỉ thích đến chùa làm công quả, hoặc thích tạo chùa to, tượng lớn, nhưng không hiểu chánh pháp.
Có những người tu ham thích có nhiều chùa, đông đệ tử, nhưng không dạy dỗ gì cả.
Có những người tu thích học lấy nhiều bằng cấp thế gian, không hề học chánh pháp.
Có những người tu thích bản thân được nổi tiếng, không thích kẻ khác nổi tiếng.
Có những người tu ham tài sản, danh lợi, sắc dục, luôn kêu gọi cúng dường.
Có những người tu còn dễ nổi sân, giận dữ, bực tức khi gặp chuyện trái ý, luôn chê trách người khác quá động.
Có những người tu kiêu căng ngã mạn, thích khoe khoang, điều khiển kẻ khác, thích được khen ngợi, tâng bốc, không thích kẻ khác hơn mình.
Có những người tu chấp vào thầy của tôi, hay pháp môn của tôi là hay hơn hết, tâm tư hẹp hòi, ưa chia rẽ, bè phái, thích tu tướng chẳng biết tu tâm.
Có những người tu học hay đọc nhiều kinh sách, hiểu biết giáo lý, nói đạo rất hay, không biết làm phước, bố thí, keo kiệt, bỏn sẻn, bo bo bám chặt vào tài sản, tiền bạc của mình.
Có những người tu học đạo lâu năm, không nói lời ái ngữ, không giữ gìn khẩu nghiệp, ăn nói xả láng, chê bai, chỉ trích, vu khống, bịa đặt, phỉ báng kẻ khác, kẻ khác không được đối đáp.
Có những người tu thích kẻ khác khiêm cung và lễ độ, cái ngã của kẻ khác phải nhỏ dần và kẻ khác phải biết cung kính tôn trọng bản thân như là các bậc tôn túc, bậc trưởng thượng, bậc đại lão.
Có những người tu thích các danh xưng đại sư, đạo sư, tăng giáo trưởng, pháp sư niên trưởng, thiền sư, vô thượng sư, hòa thượng, thượng tọa, đại đức, dù tư cách không hơn chú tiểu.
Tóm lại, vị chân tu phát huy được tính chất
tam bảo của bản tâm:
 
sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh.[] 
 BBT.PHTQ.CANADA


CÚNG GIẢI OAN
CHÁNH PHÁP HAY TÀ PHÁP - CẦU AN & CẦU SIÊU THẬT HAY GIẢ
PHTQ SỐ 29
HT THÍCH TÂM CHÂU VIÊN  TỊCH
NHỮNG BÀI PHÁP HT THÍCH TÂM CHÂU – AN CƯ - DIỆU ĐẠO
TIỂU SỬ VÀ TÁC PHẨM HT THÍCH TÂM CHÂU
NHỨT THIẾT DUY TÂM TẠO
TIỂU SỬ TK THÍCH CHÂN TUỆ
http://phtq-canada.blogspot.ca/search?updated-max=2015-06-03T16:57:00-07:00&max-results=1