TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Saturday 28 November 2015

Tập San Từ Bi & Trí Tuệ (PHTQ.30) TẾT NGUYÊN ĐÁN BÍNH THÂN 2016




lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Thôi, đừng thèm thương ghét ai hết, bỏ hết, quên hết đi thì đời sau không gặp lại. Người đã làm khổ mình, nếu ta cứ giận hoài là nuôi lớn thêm nỗi khổ, chớ có được gì đâu. Như vậy bỏ hết lợi hơn hay ôm ấp lợi hơn? Biết bỏ là lợi, nhưng đa số chịu ôm chớ không chịu bỏ. Giữ hoài không nỡ bỏ, biết nó khổ nhưng vẫn ôm giữ nên Phật nói chúng sanh đáng thương.
HT. Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Tôi mong tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp không?
Làm sao chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem luốc,
phải trong sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Tập San Từ Bi & Trí Tuệ (PHTQ.30) 
TẾT NGUYÊN ĐÁN BÍNH THÂN 2016
 MỤC LỤC
1. Bộ Sách Cư Trần Lạc Đạo
2. Trang Mục Lục
3. Thư Ngỏ của Ban Biên Tập PHTQ
5.  Làm Sao Tu theo Phật
6. Thích-Thanh-Từ Lòng tin của con Phật
20. Chuyển ba nghiệp ác
21. Thích Chân Tuệ Bàn Về Thiện Và Ác
31. Nói hay không nói
32. Chuyện Tu Hành - Lễ Tưởng Niệm
33. Cách Ngồi Thiền
34. Con muốn được nhìn thấy kiếp trước
40. Dời đến đâu dơ đến đó
41. Chuyện Trong Đời Nancy Dang
45. Chùa chiền hành đạo phi chánh pháp
48. Tượng Phật Ngọc
51. Đầu Năm Đi Chùa Đúng Chánh Pháp
60. 61. TẾT NGUYÊN ĐÁN BÍNH THÌN 08.02.2016
62. Lời dặn dò cuối cùng của Đức Phật
67. Quán Thế Âm Bồ Tát thị hiện
72. Thích Nữ Chân Liễu Bồ Tát Ðại Thế Chí
75. Phật pháp tại thế gian
77. Ý Nghĩa Lễ Cầu Nguyện
80. Đạo Phật chủ trương chuyển hóa tâm
81. Thư Phật Tử Ngô Phúc Mississauga
84. Thế nào là một vị Chân Tu
88. Đó mới thực là Chân Tu
94. Tập San Từ Bi & Trí Tuệ
95. Chuyện Trong Đời Nancy Tran
98. Phật Tâm Phật Tướng
101. Đức tin mù quáng
103. Hũ tro cốt - giải thích 2 thắc mắc
109. Vị sư nào đáng kính hơn
111. Thích Nữ Chân Liễu Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn
119.120 Trang Tri Ân Ban Bảo Trợ
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll


Thư Ngỏ

Ban Biên-Tập Phật-Học Tịnh-Quang Canada

Kính thưa Quí vị độc giả,
Chư Tôn Đức Ban Biên Tập PHTQ trân trọng cảm niệm
công đức và phước đức
của Quí vị phát tâm bảo trợ và giới thiệu tập san.
Từ xưa đến nay, cứ mỗi dịp năm hết tết đến, nhà nhà nô nức đón xuân về, người người cầu nguyện năm mới gặp được nhiều điều tốt đẹp hơn. Đó là nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, tín ngưỡng dân gian phổ biến.
Tuy nhiên, đối với người tu học theo Phật, mỗi dịp năm mới đến, hành giả cần nên quán chiếu, tuệ giác đã sáng tỏ được bao nhiêu rồi, sau bao nhiêu năm sống trong u mê theo nếp sinh hoạt xã hội và theo sự hướng dẫn sai lầm của chư tăng trong chùa chiền, cứ chạy theo danh lợi qua các hình thức cúng kiến mê tín, nghi lễ phức tạp. Con người quên đi cốt tủy đạo Phật là đạt được đời sống hiện tại an lạc hạnh phúc. Mục đích cứu cánh của đạo Phật là tu tâm dưỡng tánh để giác ngộ và giải thoát.
Để hiểu rõ cốt tủy và mục đích cứu cánh của đạo Phật con người nhất thiết phải nắm vững các lời dạy của đức Phật qua giáo lý căn bản:  
1. cuộc đời khổ nhiều hơn vui 
2. sự sự vật vật luôn luôn biến đổi không ngừng qua các bước 
sinh trụ dị diệt hay sinh lão bệnh tử 
và 
3. vô ngã chính là niết bàn ngay tại thế gian.
Để thực hành lời dạy của đức Phật, con người theo nhiều tông phái khác nhau 
tùy theo căn cơ, hoàn cảnh hay sở thích.
Để hướng dẫn các khóa lễ, khóa tu đông người, dưới hình thức tôn giáo, chùa chiền 
cần phải xử dụng các pháp khí như chuông mõ kinh kệ, các nghi thức như tụng kinh, 
niệm Phật, trì chú, tọa thiền, kinh hành, thiền hành, bát quan trai, sám hối.
Tuy nhiên các chùa chiền lợi dụng tín tâm bá tánh tạo ra sự linh thiêng huyền bí qua các lễ hội quán âm, cung nghinh phật ngọc, trai đàn bạt độ, chẩn tế cô hồn, vớt vong trên biển như vớt bèo. Đó là các tà pháp xâm nhập thiền môn, không có trong kinh sách.
Con người có quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng hay tôn giáo thích hợp. 
Bản chất con người có tâm tốt hiền lương. 
Tuy nhiên, cuộc sống bon chen, đấu tranh đầy bất trắc, bất như ý, và danh lợi dẫn dắt đến chỗ sai lầm. Con người bị dụ dẫn bởi các hình thức mê tín phi chánh pháp ứng hợp với tâm tham sân si, nhưng xa rời chánh pháp.
Các hình thức cúng kiến, lễ nghi trong các chùa xưa nay đều do con người bày đặt ra, không có gì gọi là linh thiêng huyền bí.
Các tôn tượng, kinh sách hay các ngôi chùa, cũng chỉ là phương tiện truyền bá đạo pháp, không có gì gọi là linh thiêng huyền bí.
Ngay cả chư vị tu sĩ cũng chỉ là con người tu hành, giúp đỡ bá tánh cùng tu theo lời Phật dạy. Tu sĩ và bá tánh cùng  mê tín, không học hiểu không thực hành lời Phật dạy, 
nên cả hai cùng sai lạc.
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn xưa nay, đâu là lời Phật dạy, đâu là kinh điển thật.
Tóm lại, bá tánh muốn tu theo Phật, phải ngộ đạo và tránh xa các chùa, các nhà sư tổ chức hành hương, văn nghệ, cơm chay gây quỹ, các loại lễ hội, pháp hội phi chánh pháp, ồn ào, lóc cóc leng cheng lùng tùng xèng.[]
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Ban Biên Tập PHTQ.CANADA


Thế nào là một vị Chân Tu
Hỏi:
Thưa Thầy, thế nào một vị chân tu? Làm sao nhận định, đánh giá, biết được?
Đáp:
Đây là một vấn đề tế nhị, rất sâu rộng, khó giảng giải. Nơi đây bài viết nêu lên những nét đơn giản, khái quát.
Theo quan niệm Phật giáo, một vị chân tu là người thực tâm tu học, hành đạo chân chánh, hiền lương đạo đức. Muốn nhận định, biết được, hay đánh giá một vị chân tu, bản thân người này phải chân thực nắm vững chánh pháp, hiểu rõ thế nào là tu tập và hành đạo, nhất là phải tiếp xúc và thân cận lâu dài.
Chân tu không hẳn phải là vị tu trong chùa lâu năm, danh tiếng, nắm giữ các chức vụ cao, đệ tử đông, chùa to tượng lớn. Chân tu có thể ở nơi vắng vẻ tĩnh mịch hay ở nơi phố thị ồn ào để hoằng pháp độ sanh, tùy theo tâm nguyện và năng lực tu hành.  Đạo tràng của vị chân tu có thể là các nơi tu viện yên tịnh, trang nghiêm, cũng có thể là nơi nhiều phiền não. Và cuối cùng, vị chân tu có thể mang cả hai hình tướng:
xuất gia hay tại gia.
Nhiều vị tu sĩ già nua tuổi tác ở chùa lâu năm lên chức lão làng, được người tán tụng là tùng lâm thạch trụ, thực chất chỉ là một đứa nhỏ 7 tuổi bị quăng vô chùa, do chiến nạn hay nghèo đói. Lớn lên ra đời không được vì ngu dốt, các đứa nhỏ này không học sách đời, lười học sách đạo, không siêng tu hành, tranh danh đoạt lợi, giành giựt địa vị, mê tín dị đoan, tỏ vẻ như ta đây chứng đạo, gạt gẫm bá tánh, mưu cầu lợi dưỡng. Một vài tổ chức thiền môn gặp phải mấy đứa nhỏ này quậy phá cho nát tan luôn.
Chuyện đời như chuyện đạo có hai mặt thuận và nghịch. Tu tập theo Phật giáo có thể qua hai giai đoạn: từ bi hỷ xả và giác ngộ giải thoát. Hành đạo theo Phật giáo có thể có hai hình thức: mặc áo cà sa hay mặc áo giấy, tùy cơ ứng biến. Nếu vị chân tu nắm giữ nhiệm vụ trụ trì một tu viện hay tự viện thì hành sự theo nghĩa «Trụ trì tức trụ Pháp Vương gia, trì Như Lai tạng». Nghĩa là người nào ở nhà Phật thì phải giữ đúng lời Phật dạy.
Nơi đây cũng nên lưu ý, hiện nay có nhiều kinh điển hay tài liệu nói «đây là lời Phật», nhưng thực ra không phải. Vị chân tu phải nắm vững để hướng dẫn bá tánh hiểu rõ hiểu đúng chánh pháp, theo đúng chánh đạo. Rất nhiều nghi lễ hình thức cúng kiến trong các chùa hiện nay là tà pháp, nhưng thu được quá nhiều lợi dưỡng, nên các tà sư vẫn lan truyền, như một loại bệnh dịch. Chẳng hạn như: lễ trai đàn bạt độ chẩn tế bình đẳng giải oan thủy lục thập loại cô hồn, lễ vớt vong như vớt bèo trên sông, lễ rãi tro, lễ phóng sanh thực chất là hại sanh. Tiếc thay nhiều vị lãnh đạo các giáo hội, các giáo phái xưng là thiền sư có khá đông đệ tử cũng bày trò này. Thật là lầm lẫn cho người tu theo. Họ ăn mặc sặc sở phi chánh pháp rất dễ nhận ra. Chỉ có những người u mê, tôn thờ sư phụ, nhắm mắt khâm tuân tự thân lạc vào tà đạo, còn lôi kéo thêm khá nhiều người khác.
Đức Phật có dạy:  
Nước đại dương chỉ có một vị mặn. Đạo lý chỉ có một vị duy nhất là giải thoát.  
Do đó tu tập theo Phật, chân tu phải dẹp trừ cả ngã chấp và pháp chấp, 
thực hành theo những pháp môn, phương thức 
dẹp trừ bản ngã.
Chân tu là vị tu sĩ hay cư sĩ có khuynh hướng tu tập dẹp trừ bản ngã để thể nhập vào thể tánh chân tánh vắng lặng vô biên, không màng ái dục và lợi danh tầm thường. Vị chân tu chưa giác ngộ và giải thoát, chưa tìm được nương tựa cho tâm linh và chưa tự làm ngọn đuốc soi sáng, nên trở thành người đàng hoàng, đứng đắn, mô phạm, đạo đức, sống an hòa trên cuộc đời, nghiêm trì giới luật, tuân thủ các qui tắc, mô phạm và luật pháp của 
thế gian, không tổn hại ai.
Các vị chân tu phát tâm xuất gia tu hành, phát tâm tu tập tại gia, coi thường mọi thứ danh lợi, địa vị của thế gian thì không quan trọng chuyện xưng hô, tranh hơn thua chi lời nói, quan tâm chi chuyện ăn trên ngồi trước, đi trước đứng sau, tranh chấp danh tiếng, tranh cãi lợi dưỡng, tranh giành địa vị, đòi hỏi chức vụ, nếu có, trong nhà đạo.  Đồng quan điểm hay không, được cung kính hay không, xưng hô đúng phẩm vị hay không, chẳng đáng quan tâm, tránh sự tranh cãi.  Nơi đây không bàn đến cách xưng hô của những người không thực sự phát tâm tu tập, hý ngôn hý luận, náo loạn thiền môn, dù tại gia cũng như xuất gia.  Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai. Nhất niệm sân tâm khởi, thiêu vạn công đức lâm, chính là nghĩa như vậy.
Đừng nghĩ hễ là chân tu thì phải nổi tiếng hoặc vị nào nổi tiếng thì phải là chân tu.
Người u mê ham danh tiếng hão nên không nhìn ra được những vị chân tu rất bình dị, chơn chất, giản dị, không chùa chiền, không phép lạ, chẳng tiếng tăm, không bằng cấp, 
hay danh vọng gì cả.
Không có thứ thước đo nào của thế gian có thể lượng định được chân giá trị của một bậc chân tu. Muốn nhận chân giá trị của một người tu, vị đó phải là bậc chân tu giác ngộ, đắc đạo. Muốn đánh giá, chấm điểm thí sinh, vị đó phải là giáo sư giám khảo, 
năng lực hơn hẳn, vượt trội thí sinh kia.
Chỉ có chìa khóa duy nhất, tinh thần vô ngã vô úy, đức Phật dạy từ hơn hai ngàn năm trước, là có thể mở ra cho người môn đệ nguồn hứng cảm vô tận của sự giải thoát và giác ngộ. Vị chân tu phải là người bát phong suy bất động. Những người thân cận bậc chân tu cảm nhận sự bình an trong nội tâm và tinh tấn trong sự tu tập.
Tuy nhiên, phân biệt giửa vị chân tu và kẻ giả tu hay tu giả, cần phải có thời gian. Nhiều người xuất gia học đạo với một vị thầy, tưởng đâu là chân tu, đạo cao đức trọng, qua tuổi tác già nua, chùa to tổ đình lớn, danh vọng thế lực, nhưng sau một thời gian dài thân cận, nhận chân sự thật, đành phải ra đi, có lời từ giả hoặc không.
Có vài tiêu chuẩn tối thiểu và căn bản để nhận xét một vị chân tu, 
chẳng biết đúng hay không. Chẳng hạn như:
Có những người tu lâu năm, thường đi chùa, niệm Phật, ăn chay, ngồi thiền, theo học giáo lý với nhiều vị thầy nổi tiếng, nhưng chẳng biết đức Phật dạy điều gì.
Có những người tu chỉ thích đến chùa làm công quả, hoặc thích tạo chùa to, tượng lớn, nhưng không hiểu chánh pháp.
Có những người tu ham thích có nhiều chùa, đông đệ tử, nhưng không dạy dỗ gì cả.
Có những người tu thích học lấy nhiều bằng cấp thế gian, không hề học chánh pháp.
Có những người tu thích bản thân được nổi tiếng, không thích kẻ khác nổi tiếng.
Có những người tu ham tài sản, danh lợi, sắc dục, luôn kêu gọi cúng dường.
Có những người tu còn dễ nổi sân, giận dữ, bực tức khi gặp chuyện trái ý, luôn chê trách người khác quá động.
Có những người tu kiêu căng ngã mạn, thích khoe khoang, điều khiển kẻ khác, thích được khen ngợi, tâng bốc, không thích kẻ khác hơn mình.
Có những người tu chấp vào thầy của tôi, hay pháp môn của tôi là hay hơn hết, tâm tư hẹp hòi, ưa chia rẽ, bè phái, thích tu tướng chẳng biết tu tâm.
Có những người tu học hay đọc nhiều kinh sách, hiểu biết giáo lý, nói đạo rất hay, không biết làm phước, bố thí, keo kiệt, bỏn sẻn, bo bo bám chặt vào tài sản, tiền bạc của mình.
Có những người tu học đạo lâu năm, không nói lời ái ngữ, không giữ gìn khẩu nghiệp, ăn nói xả láng, chê bai, chỉ trích, vu khống, bịa đặt, phỉ báng kẻ khác, kẻ khác không được đối đáp.
Có những người tu thích kẻ khác khiêm cung và lễ độ, cái ngã của kẻ khác phải nhỏ dần và kẻ khác phải biết cung kính tôn trọng bản thân như là các bậc tôn túc, bậc trưởng thượng, bậc đại lão.
Có những người tu thích các danh xưng đại sư, đạo sư, tăng giáo trưởng, pháp sư niên trưởng, thiền sư, vô thượng sư, hòa thượng, thượng tọa, đại đức, dù tư cách không hơn chú tiểu.
Tóm lại, vị chân tu phát huy được tính chất tam bảo của bản tâm:  
sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh.[]
BBT.PHTQ.CANADA

 
LÀM SAO TU THEO PHẬT


Trên thế gian xưa nay có rất nhiều tín ngưỡng và tôn giáo. Con người do bận rộn với cuộc sống, không có thời gian nghiên cứu, nên dễ tin theo số đông. Ngay cả các vị tu sĩ theo các tôn giáo cũng mê tín, dẫn dắt tín đồ mê tín theo. Đại đa số ham mê các cõi thiên đàng đời đời hay vãng sanh cõi tây phương cực lạc, nên dễ lầm lạc, gọi là mê tín.
Đức Phật là bậc đạo sư sáng suốt, giáo pháp chân chánh, chư tăng thanh tịnh. Con người muốn giải thoát phiền não khổ đau, nhất định phải tu tâm dưỡng tánh. Muốn tu tiến bộ, con người cần học giáo lý, hiểu rõ chánh pháp, nắm vững cốt tủy của đạo Phật, và tinh tấn thực hành trong đời sống hàng ngày. Sự vi diệu mầu nhiệm chính là nơi giáo pháp. Các hình thức nghi lễ, các chùa chiền hay các tôn tượng, nhằm giúp người tu giữ gìn giới bổn, bình an và thiền định, phát triển trí tuệ, hay tuệ giác, đạt giác ngộ và giải thoát.
Trong Phật giáo, không có nghi lễ nào, chùa chiền nào, tôn tượng nào hay nhà sư nào gọi là linh thiêng, huyền bí hay phép lạ, có thể cứu người lâm nạn, thay đổi vận mạng con người. Cầu nguyện không được gì đâu. Chỉ có tự lực mới thực là tu. 
Đó là sự thanh lọc và chuyển hóa tâm thức.
Kết quả là
tâm sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh.
 lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Con muốn được nhìn thấy kiếp trước của con thì phải làm thế nào?

From: Phạm Thị Lệ Hằng
Kính Thầy,
Con không thấy hồi âm của Thầy, chắc Thầy bận việc? Con đã đọc vài bài viết của Thầy trên các trang nhà Phật giáo ạ. Con muốn được nhìn thấy kiếp trước của con thì phải làm thế nào? Và làm thế nào để được nhìn thấy nhiều điều hơn nữa mà mắt thường không thể nhìn thấy được ạ?
Con có quen một Phật tử ở Từ Liêm còn trẻ mà đã làm được điều ấy qua áp dụng pháp môn Mật Tông, con đang đọc đến bài của Thầy là Mật Tạng Phật Giáo Việt Nam, con muốn được như vậy thì phải làm như thế nào ạ?
Cái bàn phím của con hay nhảy chữ quá, mặc dù con muốn viết thư dài cho Thầy, con đành ghi vài lời kính đến Thầy. Kính mong Thầy chỉ giúp cho con để con có thể chữa bệnh, hay chữa tâm linh cho Mẹ con và con gái của con ạ.
Mong hồi âm của Thầy.
Con, Lệ Hằng,
pháp danh Phương Hòa


 BBT.PHTQ.CANADA
phúc đáp
Mô Phật
Kính ĐH Lệ Hằng,
Thầy rất bận việc, dĩ nhiên, nhưng Thầy không quên hồi âm cho Lệ Hằng đâu. Giáo lý đạo Phật giúp con người tu tập để giảm bớt phiền não khổ đau trong cuộc đời.
Đức Phật dạy: bớt lòng tham lam ham muốn vật chất, thì đời bớt khổ, bởi vì bớt bon chen, không giành giật.
Đức Phật dạy: bớt lòng sân hận, bớt hờn dỗi khi gặp sự bất trắc, không được như ý, khi gặp người dễ thương, nhưng thương không dễ, thì con người sẽ ăn ngon và ngủ yên, và đời sẽ bớt khổ.
Đức Phật dạy: bớt lòng si mê, đừng tin những chuyện huyễn hoặc, huyền bí, linh thiêng nào cả, cũng đừng mong cầu thấy phép lạ hay được phép lạ. Tại sao?
- Bởi vì đức Phật, đức Chúa hay bất cứ vị giáo chủ nào cũng chết. Có vị nào sống đến ngày nay hay sống vĩnh viễn đâu? Các vị giáo chủ hiện đời cũng sợ chết như ai, cũng bị lôi cổ té trong thánh đường lúc đang ban phép lành cho mọi người, đi ra ngoài tiếp xúc công chúng cũng phải dùng xe chống đạn.

 Kenya 26.11.2015
Tất cả những chuyện gọi là phép lạ, hiển linh, huyền bí, đều là tào lao không thật, gạt gẫm nhau thôi. Chẳng hạn như: thấy kiếp trước, biết kiếp sau, tiên đoán năm này năm kia tận thế, niệm A Di Đà Phật để cứu trái đất khỏi tan nát, niệm A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật mới là linh thiêng, cả đời không hề biết niệm Phật, lúc lâm chung nhờ ban hộ niệm mới được vãng sanh, chữa người chết sống lại, rờ mắt người mù thành người mắt sáng, rờ chân người bại liệt thành lực sĩ chạy đua, rờ miệng người câm thành người chửi lộn số một, biến nước lã thành rượu ngọt, biến khúc cây thành bánh mì ngon. Hình chụp thánh giá hiện ra trên sông biển, hình Phật bà hiện ra trên mây, hình đức Mẹ hiện trên vách tường tiệm cà phê, bức tranh thánh chảy máu mắt, chảy máu dầu olive, tượng đức Mẹ hay tượng Phật bà biết khóc.
Ánh sáng mạn đà la hay hoa mạn thù sa, hiện trên nóc chùa, trên tượng Phật ngọc, hoa vô ưu nở trên tượng Phật đá, trên chuông đồng, trên khúc gỗ, trên cửa sổ, hóa thân Phật Quán Âm hay Phật Di Đà chỉ tái sanh ở Tây Tạng, Bồ Tát Văn Thù hay Bồ Tát Phổ Hiền chỉ hiện ra bên Trung Hoa, hành hương qua Ấn độ gặp Phật đất, mới tu đắc quả, mới thành Phật tượng. Các mánh lới quảng cáo du lịch qua tôn giáo như vậy thiệt là hiệu quả vô cùng. Tại sao?
Mặc dù đó toàn là những chuyện mê tín, huyễn hoặc, tào lao quá mức, lại do các vị tu sĩ chức sắc, thuộc giáo phẩm cao cấp, hay hàng lãnh đạo các giáo hội tôn giáo phịa ra, vì lợi danh, với mục đích lôi kéo tín đồ, gạt gẫm những người nhẹ dạ, những người còn sống trong vô minh (tham sân si), những người còn ham cầu nguyện cho mình, cho gia đình mình, cho đạo mình, những người tham cầu vãng sanh cực lạc chỉ cần niệm Phật mười tiếng, chẳng cần biết đức Phật dạy những gì, chẳng cần học kinh điển, lại cho kinh điển là xen tạp mất linh nghiệm. Than ôi!
Tuy nhiên, đạo Phật có dạy điều tối thượng mà các tôn giáo khác không có chỉ dạy. 
ĐH. Lệ Hằng có muốn biết chăng?

Đạo Phật có dạy rằng:
1. Con người có 2 phần thể xác và tâm linh - 
gọi chung là ngũ uẩn 
(sắc, thọ, tưởng, hành, thức).
Ngoài xác thân tứ đại phàm tục (gọi là sắc), còn có phần tâm linh (đó là: thọ, tưởng, hành, thức).
Phần xác thân tứ đại khi hết phước (tận số) thì chết đi, đem chôn, hay thiêu - không ai đem xác thối lên trời. Con người không cần bận tâm đến cái xác chết, của mình hay của thân nhân, không nên phiền não với mấy cái hũ tro từ nhà quàn - chưa chắc là tro thiệt từ thân xác của thân nhân quá vãng. Quan trọng mấy cái vật chất đó, cái thân xác hay hũ tro, chỉ làm khổ người thân còn sống, phải đem xác chôn chỗ này, đem tro rãi chỗ kia.
Đó chẳng qua do tập quán, tín ngưỡng lâu đời của thế gian, và cũng chính do bản ngã (EGO) của của con người, làm khổ con người mà thôi.
Cho nên, đạo Phật chủ trương “Vô Ngã, Vị Tha”. Thầy sẽ giải thích thêm khi đủ thiện duyên qua đề tài: Ngũ Táng (Địa táng, Điểu Táng, Hỏa Táng, Thủy Táng, và Thạch Táng).
Tốt nhất là hiến xác cho khoa học sau khi chết, hợp tình hợp lý, hợp tâm nguyện vô ngã vị tha, có lợi ích đôi phần. Người chết thực hành hạnh bố thí (nội tài). Người sống hưởng thành quả khoa học, thuốc men, giải phẩu qua ngành y dược.
Đừng nghe mấy vị sư tào lao tuyên truyền tâm ích kỷ rằng, hiến xác thì không được vãng sanh. Kinh điển nào dạy như vậy, ngoài mấy vị sư tào lao hiện nay?
2. Tâm Linh lại có 2 phần: thật và giả.
2.1. Phần tâm linh giả là tâm tham lam, giận dữ, ngu si, mà con người thường sống hàng ngày.
Phần tâm giả này khi có khi không, khi sanh khi diệt, khi khởi lên khi biến mất. Cho nên con người khi thế này khi thế khác, thay đổi tâm tính thường xuyên (vô thường) khi đắc thế khi thất bại (lợi/suy), khi thương khi ghét, khi thích khi chê, khi tán dương khi chửi bới (xưng/ cơ hay hủy/ dự), khi vui khi buồn (khổ/lạc).
Phần tâm giả (vọng tâm) này lẫy lừng, mạnh mẽ vô cùng, chính là động cơ (nghiệp lực) dẫn dắt con người sống đời khổ đau, luân hồi kiếp này đến kiếp sau, và muôn kiếp sau nữa.
2.2. Bởi thế cho nên, cốt tủy của đạo Phật là phải tìm cho ra (giác ngộ) phần tâm thật (chân tâm).
Những hình thức cúng kiến, cầu an cầu siêu, các nghi lễ rườm rà trai đàn bạt độ, trong khắp các chùa, chỉ là hình thức của một tôn giáo để mọi người tìm đến, cần thiết nhưng không thật, giả đó. Đến chùa tham dự các khóa lễ, các sinh hoạt xong rồi, con người thông minh phải phát tâm học đạo, để hiểu đức Phật dạy điều gì và thực hành theo trong cuộc sống. Nhớ cho kỹ rằng: không cần tin theo các hình thức nghi lễ cúng kiến trong các chùa chiền hiện nay.
Khi tâm con người không còn vọng động, không còn lăng xăng lộn xộn, không còn mong điều này, không còn muốn điều kia, thì chân tâm (tâm chân thật) hiển lộ. Khi chân tâm hiển lộ, đời sống con người bớt phiền não khổ đau.
Cũng ví như mặt biển sóng to khi có gió lớn (tâm con người giận dữ khi gặp chuyện bất như ý) nhưng khi hết sóng to gió lớn, thì mặt biển trở nên thanh bình, phẳng lặng, có thể trông xa, thấy rộng bốn phương, đến tận chân trời góc biển.
Các tôn tượng của chư Phật đều có con mắt thứ ba, nằm giữa 2 con mắt thường, thường tượng trưng bằng chấm đỏ, hay viên ngọc quí. Con mắt thứ ba này gọi là con mắt thông minh trí tuệ (tuệ nhãn).
Tuệ nhãn chỉ có được khi tâm con người không còn vọng động, không còn những chuyện tham sân si, không còn loạn động với cảnh trần hàng ngày, duy nhất, tâm chỉ còn trạng thái phẳng lặng, tịch tịnh, gọi là nhất tâm bất động, hay nhất tâm bất loạn.
Tùy theo tâm con người dẹp được, bớt được bao nhiêu tham sân si (vọng tâm) thì trí sáng chân tâm (hay tuệ nhãn) hiển lộ bấy nhiêu. Ví như mây đen (vọng tâm, phiền não) tan biến bao nhiêu, thì mặt trời (tuệ nhãn hay chân tâm) hiển lộ ánh sáng bấy nhiêu. Tất cả đều do công phu tu tập của mỗi cá nhân, theo từng thời gian ngắn hay dài, mau hay lâu.
Cho đến khi vọng tâm hoàn toàn biến mất, chân tâm hoàn toàn hiển lộ, thì con người hoàn toàn giác ngộ và giải thoát, không còn sanh tử luân hồi, gọi là đắc đạo.  
Đây chính là cốt tủy của đạo Phật.
Muốn thành công, đạt được mục tiêu nầy (đáo bỉ ngạn) con người phải nổ lực hàng ngày, không phải dễ dàng trong vài tháng, hay vài năm, nhưng cũng không phải không ai đạt được đâu.
Trong lịch sử các nước, nhiều vị chân tu thực học đạt được cảnh giới này, không phân biệt tại gia hay xuất gia, không cần phải tu ở trong chùa, không phải là đệ tử của vị nầy hay của môn phái nọ. Nhưng các vị không ai nói ra, các vị chỉ tu hành và dẫn dắt người hữu duyên tu hành.
Người nào nói rằng họ đạt được như vậy, như vậy, nhờ pháp này hay pháp kia, nói chuyện được với thượng đế, toàn là những người muốn tự tôn làm lãnh tụ, muốn tự đánh bóng để được tôn sùng, gạt gẫm mọi người, không ngoài mục đích danh và lợi mà thôi.
 Những chuyện vu vơ khác, xin miễn bàn để khỏi bị loạn tâm trong thế giới đảo điên xưa nay.
Mong rằng những điều giải thích trên đây giúp cho quí đạo hữu hiểu được chánh pháp và ý nghĩa của sự cầu nguyện, rất bổ ích, để suy nghiệm thêm. []
 BBT.PHTQ.CANADA
Suy Ngẫm
Trên đời này, cảnh khổ quá nhiều: sanh lão bệnh tử là khổ, cầu mong không được, thương yêu phải chịu chia lìa, thù ghét gặp nhau, thân thể ốm đau, tâm loạn động bất an cũng đều là khổ. Còn hưởng thụ các lạc thú trên đời cũng không ít việc đưa đến phiền não khổ đau sau đó.
 Trong Phật giáo, thường có nhiều hình thức nghi lễ, nhằm mục đích truyền bá giáo lý 
sâu rộng trong nhân gian, giúp đỡ mọi người xây dựng cuộc sống hiện đời được an lạc và hạnh phúc hơn. 
Tuy nhiên, con người không nên tin các hình thức nghi lễ do con người đặt ra, cần phải học hiểu giáo lý. []
Chuyện Tu Hành
BẠN HIỀN hay BẠN ÁC
Trong việc tu học, dĩ nhiên là cần có bạn, ăn cơm có canh, tu hành có bạn. 
Tuy vậy, con người phải tìm thầy hiền bạn tốt, thiện hữu tri thức. Vậy làm thế nào để biết thiện tri thức hay ác tri thức?
Đức Thế Tôn đã chỉ dạy rất rõ ràng. Nếu thân cận với ai, dù là người xuất gia, hay tại gia, theo thời gian mà tuệ giác bản thân vẫn mê mờ, phiền não khổ đau vẫn còn nhiều, 
không giảm, thì chắc chắn đó là bạn ác, cần phải tránh xa, nếu không muốn cùng họ đi vào ác đạo.
Ngược lại, nếu sau một thời gian thân cận, học hiểu, con người cảm nhận được tuệ giác bản thân càng phát triển, chánh pháp càng sáng thêm, thì chắc chắn người ấy là 
thiện hữu tri thức, dù họ chỉ là một người bề ngoài rất đỗi bình thường.
Trong nhà đạo, các vị tu lâu, chức tước lớn, phẩm vị cao, chùa to tượng lớn, áo gấm mão thêu, tiền hô hậu ủng, chưa phải là tiêu chuẩn của bậc thiện hữu tri thức.[]
BBT.PHTQ.CANADA
 

DỌN KHO ĂN TẾT
TK Thích Chân Tuệ 

Theo thông lệ hằng năm, vào dịp năm hết tết đến, nơi nơi người người đều dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp hơn, sắp xếp bàn ghế, tủ giường cho tiện nghi hơn, trang hoàng phòng khách cho sáng sủa hơn, lau chùi lư hương, bàn thờ cho trang nghiêm hơn. Tất cả đều được lo liệu chu tất trước ngày rước ông bà, tức là trước ngày 30 tết, trể lắm cũng phải xong trước giờ đón giao thừa. Bởi vì suốt năm, làm việc quần quật, mọi người đều mong, ngày đầu một năm, hoàn toàn nghỉ ngơi, cho thiệt thoải mái, khỏe khoắn tinh thần, phục hồi sức khỏe, chuẩn bị làm việc, suốt trong năm mới. Có người tin rằng, nếu làm việc nhiều, trong ngày đầu năm, sẽ "giông" cả năm, nghĩa là suốt năm, đều phải làm lụng, vất vả cực nhọc. Dẫu biết đó là, mê tín dị đoan, nhưng không ít người, cứ tin như vậy. Thực ra năm nào, chúng ta cũng phải, làm việc vất vả, mới được có ăn, trừ phi thất nghiệp, trừ phi trúng mánh, thần tài chiếu cố, trúng số chẳng hạn. Ðặc biệt năm nay, ngoài những chuyện bắt buộc phải chuẩn bị kể trên, chúng ta làm thêm một việc ngoại lệ, đó là: Dọn Kho Ăn Tết.

* * *

Trong suốt năm qua, hay nhiều năm tháng dài, chúng ta đem cất vào trong kho bất cứ vật dụng gì còn tốt, còn xử dụng được, còn chưa muốn vứt đi, lại chẳng biết đem cho ai, có biết cũng chẳng dám, không khéo sợ mích lòng. Thậm chí, có các món đồ, cứ mua đem về, hoặc người khác cho, nhưng chưa có dùng, cũng bỏ vào kho, đợi khi có dịp, đem cho người khác. Lâu ngày dài tháng, cái kho ắp lẫm, đã quá bụi bặm, bẩn thỉu dơ dáy. Hôm nay chúng ta, nhân dịp cuối năm, dọn dẹp nhà cửa, muốn đem vào kho, thêm vài món nữa, nhưng thực không còn, một chỗ nào trống, để nhét cho vừa. Chúng ta bèn phải, xăn quần cởi áo, ra công dọn kho, để ăn tết vậy. Ðến khi mở cửa, bước vào trong kho, lôi ra từng món, món to món nhỏ, món cũ món mới, quét bụi sạch trơn, lau chùi kỹ lưỡng, xem xét kỹ càng, kiểm soát đàng hoàng, đem vô trở lại, chẳng muốn bỏ đi, một món nào hết! Như vậy nghĩa là: cái kho vẫn đầy, đủ moi mọi thứ, thiệt là khổ quá, chẳng biết làm sao, giải quyết thế nào, cho được ổn thỏa. Người đời thường nói: "Bỏ thì thương, vương thì tội", chắc có lẽ là trường hợp này đây, chẳng biết đúng vậy hay không?


Cũng vậy, ngoài cái kho của cải vật chất nói trên, đã gây bao nhiêu cực nhọc rối rắm, chúng ta còn có một cái kho nữa, chứa đựng nhiều thứ ác liệt hơn, kinh khủng hơn, dữ dằn hơn, khó khăn hơn, khó thấy hơn, khó bỏ hơn, khó chịu hơn. Cái kho đó là, cái kho chứa gì, ghê rợn quá vậy? Xin thưa trình ngay, khỏi mất thời giờ, đó chính thực là: "Kho Tàng Tâm Thức", của mỗi chúng ta. Thực vậy, tất cả chúng ta, ai ai cũng có, một cái gọi là: kho tàng tâm thức, chứa đựng tất cả, hình ảnh âm thanh, mùi hương mùi vị, cảm xúc ký ức, chúng ta thu lượm, từ khi còn bé, chí cho đến lúc, trở về thăm viếng, tổ tiên ông bà.

Chúng ta sống ở trên đời, hằng ngày phải sinh hoạt, phải làm việc, phải tiếp xúc với mọi người, trong xã hội, trong khu phố, trong cộng đồng, trong trường học, trong sở làm, trong hãng xưởng, trong công trường, trong nông trại. Với hai con mắt và hai lỗ tai, chúng ta thu nhận biết bao nhiêu hình ảnh và âm thanh, rồi đưa vào chứa trong kho tàng tâm thức. Hai con mắt và hai lỗ tai của chúng ta ví như hai bộ phận quan trọng của một cái máy quay phim, mỗi ngày quay một cuộn băng, với đầy đủ hình ảnh và âm thanh, từ êm ái dịu dàng, đến ồn ào náo động, từ thương yêu trìu mến, đến giận ghét hận thù, chưa kịp dán nhãn, chưa kịp đặt tên, đã được đưa vào, cất ngay trong kho. Tạm gọi đó là: kho tàng tâm thức.


Trong kho tàng tâm thức, chúng ta chứa đựng đầy đủ hình ảnh của người thân lẫn kẻ thù, hình ảnh của những người gọi là tốt, vì đã từng giúp đỡ chúng ta, lẫn hình ảnh của những kẻ gọi là xấu, vì đã từng làm chúng ta mích lòng. Lâu lâu, chúng ta đem những hình ảnh đó chiếu đi chiếu lại, để sống lại cảnh náo động, thương thương, ghét ghét, bên trong tâm trí, y như lúc cảnh tượng đó xảy ra trước kia. Hình ảnh những người thân thương hiện ra, chúng ta cũng đau khổ bất an, thờ thẩn thẩn thờ, nhớ nhung thương mến, muốn được gặp lại, nhưng biết bao giờ, mới được toại nguyện. Hình ảnh những kẻ đáng ghét hiện ra, chúng ta cũng đau khổ bất an, phùng mang trợn mắt, bực bội khó chịu, không muốn nhớ tới, không muốn gọi tên, không thèm gặp mặt, nhưng phải gặp hoài, cứ gặp đều đều, thực là trớ trêu! Như vậy, việc chúng ta cất giữ những hình ảnh đó, trong kho tàng tâm thức, là nên hay không nên, là khôn hay không được khôn lắm? Vậy mà giờ đây, nhân dịp cuối năm, tại sao chúng ta, không chịu ra công, dọn dẹp sạch sẽ, kho tàng tâm thức, cho được trống trải, mát mẻ khỏe khoắn, đêm ngủ được yên, ngày ăn được ngon?


Trong kho tàng tâm thức, chúng ta chứa đựng đủ thứ âm thanh, từ những lời khen tặng, xưng dương, tán thán, ca ngợi, nịnh hót, tâng bốc, yêu thương, trìu mến, ngọt ngào, tình cảm, cảm động, dễ nghe, cho đến những lời vu oan, vu khống, thống trách, hách dịch, trịch thượng, kiêu căng, lăng nhục, thô tục, giận hờn, chửi bới, bươi móc, bêu riếu, phỉ nhổ, phỉ báng, hủy báng, hủy nhục, nhục mạ, mạ lỵ, phê bình, chỉ trích, khích bác, chê trách, khiển trách, trách cứ, câu mâu, lầu bầu, rủa xả, xiên xỏ, xỏ xiên, mắc mứu, quở trách, quở mắng, la rầy, la mắng, mắng nhiếc, mắng chửi, sỉ vả, sỉ nhục, gièm pha, nói xấu, khinh khi, khi dể, coi thường, coi rẻ, rẻ rúng, sâu độc, sâu hiểm, hiểm ác, ác độc, độc địa, đay nghiến, nguyền rủa, nhiếc mắng, kê tủ vào họng, tọng cho câm mồm, đặt điều thêm bớt, có nói không không nói có, đâm bị thóc thọc bị gạo, thọc gậy bánh xe, thực là khó nghe, nhưng cứ nhớ hoài, rất là khó quên, cho nên khó ngủ, cú rủ suốt ngày, năm này tháng khác!

Hai cái lỗ tai của chúng ta làm việc thực đắc lực, đem chứa thực nhiều thứ, vào trong kho tàng tâm thức. Những lời êm dịu, dễ chịu dễ nghe, lại không nhiều lắm, nhưng vẫn làm cho, chúng ta khó ngủ, bất an trằn trọc, khoái chí hả hê, muốn nghe lần nữa, vẫn chưa thỏa mãn. Những lời khó nghe, không ai thèm nghe, không ai thích nghe, không ai muốn nghe, không ai chịu nghe, quả thực là nhiều. Dĩ nhiên, những lời nói như vậy càng làm cho chúng ta khó ngủ, bất an trăn trở, bực bội tức tối, không muốn nghe nữa, nhưng cứ nhớ hoài, văng vẳng bên tai, ít ai nín được. Thực là đau khổ, cho cái lỗ tai, phải nghe dài dài, những lời cay đắng!

* * *

Chúng ta ai ai, đều nhận ra rằng: Cuộc đời của mình, thực nhiều đau khổ, là bởi nguyên do, trong kho tâm thức, chứa nhóm quá nhiều. Nếu muốn giảm bớt, phiền não khổ đau, chắc chắn chúng ta, phải hạ quyết tâm, ra công dọn dẹp, kho tàng tâm thức. Nhưng phải dọn dẹp, bằng cách nào đây, bắt đầu từ đâu, khởi công lúc nào, tốn hao bao nhiêu, công lao sức lực, bao nhiêu thời gian, mới dọn dẹp xong, kho tàng tâm thức? Trước hết, mình muốn dọn dẹp, trống trải kho tàng, cái việc đầu tiên, phải làm đó là: ngăn ngừa chận đứng, đừng có đem thêm, bất cứ vật gì, vào kho nữa cả. Sau đó từ từ, chúng ta loại bỏ, những thứ trong kho. Cũng vậy, nếu muốn cái kho tàng tâm thức của mình ngày một vơi bớt đi, để phiền não cũng vơi bớt theo, chúng ta đừng quay thêm cuốn phim nào nữa, trong cuộc sống hằng ngày. Nghĩa là trong các sinh hoạt hằng ngày, khi tiếp xúc với mọi người, chúng ta luôn luôn giữ gìn chánh niệm, cố gắng duy trì sự bình tĩnh thản nhiên, trong mọi hoàn cảnh, trong mọi thời gian, trong mọi không gian, không để cho các "tâm tham, tâm sân, tâm si", có cơ duyên khởi lên, trong tâm trí của mình.


Thí dụ như có, người tới rủ rê, hùn hạp làm ăn, mập mờ phi pháp, nhứt bổn vạn lợi. Chúng ta đừng để, tâm tham khởi lên, dẫn dắt chúng ta, nghe lời dụ dỗ. Ðược những mối lợi, phi pháp bất chánh, ngày không ăn ngon, đêm chẳng ngủ yên, lúc nào cũng sợ, nơm nớp phập phồng, không biết bao giờ, chuyện đó đổ bể, hậu quả thế nào?

Thí dụ như có, người tới rỉ tai, bày vẻ đủ cách, vu oan người khác, chỉ dẫn thủ tục, kiện người ra tòa, nhứt bổn lệ phí, thu được hằng triệu, đô la bồi thường, mới vừa nghe qua, thiệt là sướng quá! Chúng ta đừng để, tâm tham khởi lên, xúi giục chúng ta, nghe lời ác độc. Pháp luật đặt ra, chỉ nhằm mục đích, duy trì an ninh, bảo vệ bình đẳng, trật tự xã hội, chứ không phải để, con người lợi dụng, kiếm tiền làm giàu, bất chấp khổ đau, của kẻ bị hại, gia đình của họ, phiền muộn không nguôi. Dù cho có thắng, vụ kiện bạc triệu, liệu mình có thể, an nhiên tiêu xài, cho đến mãn đời, một cách bình yên, hay không chẳng biết?



* Luật nhân quả dạy rằng: "Gieo nhân nào thì gặt quả nấy". Bởi vậy cho nên, chúng ta đã thấy: Không biết bao nhiêu, gia đình giàu có, tan nhà nát cửa, vợ chồng ly tán, âm mưu hại nhau, tranh chấp của cải, con cái ám hại, cha mẹ anh em, tranh đoạt gia tài, hùn hạp làm ăn, thường bị phá sản, gặp cơn bệnh hoạn, nan y khó chữa, tai nạn hiểm nghèo, bất đắc kỳ tử! Ðó là những quả báo nhãn tiền, người đời gọi là: của thiên trả địa, của sông đổ biển. Nhưng vì lòng tham, vô cùng vô tận, túi tham không đáy, tối tăm mặt mũi, lương tâm mê mờ, lòng dạ tối đen, không thể thấy được, đó là ác nghiệp, cho nên nhào vô, tạo tội tạo nghiệp, để rồi về sau, người đó lãnh đủ, quả báo chẳng lành, khác nào thiêu thân, nhào vô lửa đỏ!


Ðồng tiền chân chánh, khổ cực kiếm được, bằng chính tài năng, với sức lao động, dành dụm tiết kiệm, có khi không thể, giữ được trọn đời, huống là những thứ, tiền của phi nhân, kiếm được cướp được, đoạt được giựt được, thưa kiện đòi được, trên sự khổ đau, phiền não người khác!

Hiểu được như vậy, chúng ta quyết tâm, không thèm nghe theo, không làm những chuyện, ác nhân thất đức, cố gắng làm chủ, bằng được tâm mình, dừng ngay các vụ, thưa kiện kiếm tiền, dừng ngay âm mưu, sang đoạt tài sản, tác quyền người khác, dừng ngay mưu mô, chiếm đoạt công ăn, sang đoạt việc làm, của những người khác. Ðó mới thực là, những điều khó làm. Không phải ai ai, cũng làm được ngay, nên cần phải có, thời gian thử thách, công phu thực tập. Làm được như vậy, lâu ngày dài tháng, con người chắc chắn, trở nên sáng suốt, giác ngộ hoàn toàn, những người chung quanh, cũng sẽ cảm nhận, an vui lợi lạc. Kho tàng tâm thức, chủng tử tham lam, vơi dần bớt dần, trí tuệ phát triển, không còn những chuyện, mê tín dị đoan, cuộc đời an lạc, được hạnh phúc hơn, nhứt định không nghi.


Thí dụ như là, có người đi tới, chửi bới nhục mạ, khiêu khích chỉ trích. Chúng ta đừng để, tâm sân khởi lên, khiến cho chúng ta, tiếp nhận ngay những, lời nói khó nghe. Tại sao vậy? Bởi vì, những lời nói như vậy không có nghĩa lý gì cả, chỉ nhằm mục đích gây phiền não cho chúng ta mà thôi. Chúng nói mình ngu, mình liền nổi giận, cãi cọ đôi co, đúng là ngu thiệt, chứ còn gì nữa! Tục ngữ có câu: "No mất ngon, giận mất khôn". Nếu chúng ta tiếp nhận ngay những lời nói khó nghe ấy vào lòng, cơn giận lập tức khởi lên, hành động thiếu bình tĩnh, lời nói kém sáng suốt, thường khi chỉ đem lại thiệt thòi cho mình mà thôi. 

Chẳng hạn như khi bị vu khống cáo gian, nếu không dằn được sự tức giận bực bội, chắc chắn chúng ta sẽ có những lời nói hay hành động khiến người khác mất cảm tình, hay hiểu lầm một cách tai hại vô cùng. Chẳng hạn như khi cấp trên trong sở làm, có những lời nói hiểu lầm hay khó nghe, nếu không thể nhịn được, không chịu giải thích một cách ôn hòa nhẹ nhàng, chắc chắn chúng ta sẽ gặp nhiều phiền phức trong công việc.


Trong gia đình cũng vậy, muốn có được an lạc hạnh phúc, vợ chồng con cái phải biết hai chữ: thương yêu và nhẫn nhịn. Thiếu một trong hai chữ đó, gia đình sẽ luôn luôn có sóng gió, bất hòa, bất an, lâu dần có thể làm giảm hạnh phúc, cuộc sống chung trở nên phiền não và khổ đau. Một lời nói ra, trong sự vui vẻ, trong tình yêu thương, nói sao cũng được, nói gì cũng được. Một lời nói ra, trong sự bực bội, trong lúc giận hờn, tâm trạng bất an, nói sao cũng không được, nói gì cũng có thể gây hiểu lầm. Bởi vậy cho nên, chúng ta luôn luôn, quán sát tâm mình. Mỗi khi tâm sân, vừa mới khởi lên, chúng ta liền biết, dừng ngay không theo. Ðừng để tâm sân, dẫn dắt chúng ta, đến chỗ phiền toái, rắc rối cuộc đời. Nếu được như vậy, mọi sự mọi việc, ở trên đời này, sẽ được bình yên, vui vẻ trọn vẹn, thành tựu tốt đẹp. Nhiều khi cơn sân, nổi lên đùng đùng, có thể tiêu tan, tất cả cảm tình, tiêu tan sự nghiệp, khổ công gầy dựng, từ trước đến giờ. Ví như đốm lửa, có thể thiêu đốt, cả một khu rừng. Cho nên chúng ta, luôn luôn nhớ rằng: tâm sân quả thực, tai hại vô cùng!


Có người không hiểu: Tại sao phải nhịn? Nhịn để làm gì? Nhịn ở đàng chân, chúng lân đàng đầu. Trên thế gian này, nhịn nhục khó sống, khó ngóc đầu lên, chẳng nên tích sự, lợi ích gì cả. Thực ra tất cả, suy nghĩ vừa kể, đều do tâm sân, do tâm chấp ngã, tất cả mọi người, từ đó phát ra. Con người thế gian, thường hay nghĩ rằng: "đời mình còn dài", thấy người khác chết, chứ mình sống dai, còn lâu mới chết! Con người ở đời, cần danh và lợi, cho nên thực hiện, bất cứ thủ đoạn, miễn được làm giàu, bất kể chà đạp, thanh danh người khác, để giành địa vị, để kiếm tí danh, luôn luôn muốn hơn, tất cả mọi người, về mọi phương diện. Có người dạy con: ra đường phải nhớ, luôn luôn hơn người, chớ bị hiếp đáp, chớ để thiệt thòi, nếu bị thua nhục, thì đừng về nhà! Nhịn thì nhục, cự thì đục! Cho nên có ngày, đứa con chạy về, ôm đầu đầy máu, hoặc đến nhà thương, nhận xác con mình!


Tâm sân thường thường, thúc đẩy con người, đấu tranh cãi cọ, lời qua tiếng lại, từ những chuyện như: quốc gia đại sự, chính trị tôn giáo, đến những thứ chuyện, lặt vặt nhỏ mọn, sinh hoạt thường ngày. Thực ra nên biết: những khi người khác, nói lên một tiếng, mình trả một miếng, thì dễ dàng quá. Nếu không nhịn được, người vào nhà xác, mình vào nhà thương, hay vô nhà tù, hoặc là ngược lại. Còn nếu nhịn được, không thèm tranh cãi, không có bực dọc, không nổi cơn sân, làm chủ tâm mình, làm chủ ý mình, miệng mỉm nụ cười, thực là tươi tắn, may mắn mọi chuyện, chấm dứt nơi đây. Ðó mới thực là, những điều khó làm. Không phải ai ai, cũng làm được ngay, nên cần phải có, thời gian thử thách, công phu thực tập. Làm được như vậy, lâu ngày dài tháng, con người chắc chắn, trở nên sáng suốt, giác ngộ hoàn toàn, những người chung quanh, cũng sẽ cảm nhận, an vui lợi lạc. Kho tàng tâm thức, chủng tử sân hận, vơi dần bớt dần, trí tuệ phát triển, không còn những chuyện, mê tín dị đoan, cuộc đời an lạc, được hạnh phúc hơn, nhứt định không nghi.


Thí dụ có người, tới cho mình biết: người khác nói xấu, nói mình ngu si, hạ nhục bêu riếu, đàm tiếu khinh khi, khi dể chửi rủa, đồ đạo đức giả, thứ dân sợ vợ, khố rách áo ôm, như gả ăn mày, như trâu cày ruộng. Chúng ta đừng để, tâm si khởi lên, liền khiến chúng ta, tin lời đồn đại. Tại sao vậy? Bởi vì, những lời đồn đại, thường là bịa đặt, đặt điều thêm bớt, vẽ rắn thêm chân, thổi phồng con cóc, thành con khủng long, chuyện xe cán chó, trà dư tửu hậu, đòn xóc hai đầu, đầu đâm bị thóc, đầu thọc bị gạo, phá hoại gia cang, chia rẽ cộng đồng. Tin những điều đó, chứng tỏ con người, có tâm chấp ngã, thực là quá lớn, dễ bị khiêu khích, tự ái quá cao, cho nên té nhào, đau thương tơi tả, đúng là ngu si, chứ còn gì nữa!

Thí dụ có người, tới cho mình biết: mình có căn tu, có nhiều phước báu, mau mau theo đạo, do họ dựng lên, cúng hết bạc tiền, nhà cửa xe cộ, tiệm buôn phố xá, vợ con bất kể, cha mẹ xá gì, cầu khẩn van xin, kiếp sau được về, cõi mình mong muốn. Người nào nhẹ dạ, dễ tin nghe theo, những lời như vậy, chữ ngu chữ ngốc, còn là quá nhẹ! Còn nếu hiểu được, không thèm tin theo, không chút si mê, làm chủ tâm mình. Ðó mới thực là, những điều khó làm. Không phải ai ai, cũng làm được ngay, nên cần phải có, thời gian thử thách, công phu thực tập. Làm được như vậy, lâu ngày dài tháng, con người chắc chắn, trở nên sáng suốt, giác ngộ hoàn toàn, những người chung quanh, cũng sẽ cảm nhận, an vui lợi ích. Kho tàng tâm thức, chủng tử si mê, vơi dần bớt dần, trí tuệ phát triển, không còn những chuyện, mê tín dị đoan, cuộc đời an lạc, được hạnh phúc hơn, nhứt định không nghi.

* * *

Có người thắc mắc: Nếu như bỏ hết, tâm tham tâm sân, luôn cả tâm si, đâu còn mình nữa, mình bị biến mất, mất thiệt rồi sao? Xin thưa đúng vậy, nhưng mà thực ra, cũng không phải vậy. Thường thường hầu hết, tất cả mọi người, trên thế gian này, đều chấp cái tâm, suy nghĩ là mình, mình là con người, có tâm suy nghĩ. Bởi vậy cho nên, khi tâm suy nghĩ, lăng xăng lộn xộn, lắng xuống không còn, tưởng mình biến mất! Thực ra không phải! Ðiều đúng chính là: chỉ có cái tâm, nghĩ suy suy nghĩ, lăng xăng lộn xộn, biến mất mà thôi. Chúng ta vẫn còn, hiện hữu rõ ràng, với tâm thanh tịnh, không có tham lam, sân hận si mê. Bằng cớ chính là: chúng ta biết rõ, nhận rõ thấy rõ, khi mình bình tĩnh, thản nhiên tự tại, cái tâm suy nghĩ, lăng xăng lộn xộn, tan biến mất dạng. Ai thấy điều đó, ai biết điều đó? Chính mình chớ ai! Thực không có sai! Lúc đó chính là: con người chân thật, hiện tiền trước mắt, đúng theo chân lý! Chúng ta sống được, con người chân thật, đời sống an vui, phiền não rút lui, cuộc đời hạnh phúc.


Như ngoài biển khơi, sóng to sóng nhỏ, đều lặng hết rồi, mặt biển thanh bình, tức thời hiện ra, một cách rõ ràng, rộng rãi bao la, vô bờ vô bến. Trong lúc sóng to, và có gió lớn, bầu trời đen kịt, mình chỉ thấy được, vùng biển nhỏ hẹp, sóng động mà thôi, tầm mắt giới hạn, không thể nhìn xa. Cũng y như vậy, khi tâm của mình, sôi nổi náo động, lòng tham nổi lên, tối tăm mặt mũi, lòng sân nổi lên, mất hết trí khôn, lòng si nổi lên, quên hết mọi việc, mình chỉ thấy được, con người nhỏ hẹp, suy nghĩ ích kỷ, chỉ biết có mình, và gia đình mình, chỉ vậy mà thôi. Tất cả mọi người, phiền não ra sao, đau khổ thế nào, cũng mặc kệ họ, chẳng cần biết tới! Bởi thế cho nên, hành động lời nói, và trong tư tưởng, chỉ có ích lợi, cho bản thân mình, gây nên bao nhiêu, khổ đau cho người, và gia đình họ. Nếu những người khác, cũng nghĩ như vậy, thì mình lãnh đủ, mình là nạn nhân, của tâm xấu ác, của người khác vậy. Do đó cuộc đời, vay trả trả vay, liên miên như vậy, hỏi sao đau khổ, hỏi sao phiền não?

Nếu muốn người khác, không làm hại mình, thì điều trước hết, mình không hại người. Mọi sự bắt đầu, ngay trong tâm mình! Ðừng để đến khi, quả báo chẳng lành, xảy tới liên miên, chịu nhiều khổ nạn, thậm chí mạng vong, hả họng rên la, than trời trách đất, cầu trời cầu Phật, cứu con cứu con, cứu sao kịp nữa! Sách xưa có câu:

"Tâm mình bạc ác tinh ma.
Chớ nên oán trách trời xa đất gần".

Khi nào tất cả, lăng xăng lộn xộn, thí dụ như là: tâm tham tâm sân, và tâm si mê, lắng xuống hết rồi, con người chân thật, của mình hiện tiền, tâm thể thênh thang, cõi lòng cởi mở, rộng rãi bao la, tâm trí an vui, đời sống lợi lạc, cảm giác hòa đồng, vũ trụ vạn vật. Cũng ví như là, cặn cáu lắng đi, cái ly nước trong, hiện hữu rõ ràng. Con người chân thật, đầy đủ bốn tâm, từ bi hỷ xả, vì người quên mình, bác ái vị tha. Nếu như tất cả, mọi người đều sống, như người chân thật, thế gian này là, thiên đàng cực lạc, nhà nhà an vui, người người hạnh phúc, nơi nơi thái bình, âu ca thạnh trị, phiền não không còn, khổ đau biến mất! Lúc đó mọi người, không ai còn sợ, chuyện nhảm tận thế, vào năm 2000, hoặc năm nào khác. Tại sao như vậy? Bởi vì khi đó, tâm tánh mọi người, sáng suốt hiền hòa, công minh chính trực, dù ở nơi nào, cũng được bình thản, an vui lợi lạc, không còn phiền não, cho nên không còn, sợ sệt gì nữa.

* * *

Tóm lại, chúng ta đã ráng, ra công ngăn chận, không đem vào trong, kho tàng tâm thức, thêm những chủng tử, phiền não khổ đau, trong đó có ba, món to lớn nhứt, đó là: tâm tham lam, tâm sân hận, tâm si mê. Lâu ngày dài tháng, những món chứa trong kho tàng tâm thức cũng từ từ vơi bớt. Những cuốn phim được thu và cất giữ lâu năm, nếu chúng ta không đem ra, chiếu đi chiếu lại, lâu dần cũng phai mờ, rồi rơi vào quên lãng. Kho tàng tâm thức trống rỗng, tức là tâm của mình sẽ được khinh an, nhẹ nhàng, cuộc sống an vui hạnh phúc. Lúc đó mình không muốn làm thánh nhân, thánh nhân cũng không còn khác lạ, xa cách nữa.


Mỗi khi năm hết, cái tết lại đến, năm cũ bước qua, năm mới sắp đến, thiên hạ vui mừng, hân hoan hớn hở, mọi người nô nức, chào đón xuân sang. Người trẻ thường thấy, tương lai mở rộng, trước mắt màu hồng, đáng yêu đáng sống. Còn như các người, lớn tuổi thì sao? Mỗi một năm qua, hết trẻ đến già, người ta bước tới, một ngày quan trọng: giả từ gác trọ! Gác trọ của tất cả mọi người chính là: ta bà thế giới. Người phải giả từ gác trọ không đợi độ tuổi nào. Bất cứ lúc nào, bất cứ chỗ nào, bất cứ tuổi nào, bất cứ người nào, cũng đều có thể ra đi. Nhưng mà đi đâu? Mừng mùa xuân đến, người hiểu biết đạo, gấp rút tu tâm, đồng thời dưỡng tánh, cho được giác ngộ, đến ngày ra đi, khỏi phải quờ quạng, mang mang mờ mịt, chẳng biết đi đâu? Người chưa thấy đạo, nhân dịp năm mới, hãy tạo thuận duyên, chuẩn bị kỹ càng, hứa hẹn rõ ràng: trong năm sắp tới, mọi việc tốt hơn, tiến hơn năm cũ, nỗ lực tu tập, cho sáng được đạo, đó là nguồn vui, hy vọng năm mới, sẽ hơn năm nay, công phu viên mãn.


Ðất nước này, xứ sở này, địa phương này đã mở rộng vòng tay từ ái bao dung, thương yêu đùm bọc, chấp nhận chúng ta sống chung hòa bình, xây dựng cuộc đời mới, trên miền đất tự do nhân đạo này. Như vậy cộng đồng, chúng ta với nhau, tại sao không thể, giúp đỡ lẫn nhau, nương tựa với nhau, đối xử với nhau, một cách nhân đạo, với tình đồng bào, để tạo cuộc sống, vạn sự như ý, an vui lợi lạc, vừa hợp tình nghĩa, vừa hợp đạo lý. Trước thềm năm mới, chúng ta có quyền, hy vọng từ đây, cuộc đời của mình, và của mọi người, đều được tất cả, an lạc hạnh phúc./.


  
SUY NGẪM LỜI PHẬT DẠY


 Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:
Hãy tự thắp đuốc,
Sáng lên mà đi.
Thắp với Chánh Pháp,
Khai mở Trí Tuệ.

Nghĩa là Phật dạy: 
để dẹp trừ dứt, sinh hoạt mê tín, hiện tượng dị đoan, không đúng Chánh Pháp, 
Phật Tử chân chánh, thành tâm phát nguyện, 
tu tâm dưỡng tánh, cầu mong giác ngộ, chánh đạo giải thoát, sanh tử luân hồi, 
đều cần học hiểu, thực hành Chánh Pháp, ngay trong đời sống, ngay tại thế gian, 
tất cả mọi người, có thể làm được.
Chánh Pháp tại thế gian, không phải do trời ban, chính mình phải cầu học, 
để có thể áp dụng, trong đời sống hằng ngày, chứ không phải là, những pho kinh điển, 
để thờ để lạy, không học hiểu được. 
Đức Phật thị hiện, thế giới ta bà, giảng kinh thuyết pháp, giúp đỡ chúng sanh, 
thoát ly sanh tử, phiền não khổ đau. 
Tại sao chúng ta, lại không tìm học, để đặng áp dụng, vào trong cuộc sống?
Ở trong kinh sách, chư Tổ có dạy:
Tu mà không học,
đúng là tu mù.
Học mà không tu,
chỉ là tủ sách.
Người không phát nguyện, tu tâm dưỡng tánh, dĩ nhiên gặp nhiều, phiền não khổ đau, mỗi khi nghịch cảnh, xảy đến thình lình.  
Người đã phát tâm, tu mà không học, không hiểu Chánh Pháp, chỉ thực hành suông, những điều truyền miệng, người trước làm sao, người sau làm vậy, làm sao tránh được, những điều mê tín, những chuyện dị đoan, tam sao thất bổn, xa rời Chánh Pháp, gọi là tu mù. 

Tam tạng kinh điển, là do chư Phật, chư vị Tổ sư, truyền lại nhiều đời, há chẳng ích lợi, gì cả hay sao? Nếu cứ đọc tụng, mà vẫn không hiểu, có thể tìm kiếm, các vị chân tu, các bậc tôn đức, thực học giáo lý, để xin nương tựa, để xin chỉ dạy.

Làm được như vậy, chúng ta tránh khỏi, những kẻ ngoại nhân, lợi dụng hình tướng, tu sĩ Phật giáo, lẫn lộn vàng thau, hướng dẫn những điều, huyễn hoặc huyền bí, mê tín dị đoan, xa lìa chánh đạo, chẳng ích lợi gì!  
Những người thu thập, tam tạng kinh điển, nghiên cứu từ chương, tìm phương phô trương, sở học tri kiến, cũng chẳng ích lợi, cho việc thoát ly, sanh tử luân hồi, giác ngộ giải thoát, chỉ là tủ sách, hay là đãy sách!
Chúng ta không nên, quan niệm sai lầm, xem chùa như là, cái viện dưỡng lão, dành riêng cho người, gần đất xa trời, hay là dành cho, những người chán đời, thất bại trên đường, công danh sự nghiệp, hoặc là dành cho, những người chán chê, tình duyên gia đạo, ở ngoài thế gian. 

Bởi vậy cho nên, những người phát tâm, thay đổi hình tướng, vào tu trong chùa, bất cứ tuổi nào, cần nên phát nguyện, ly thân cắt ái, dứt bỏ hồng trần, lìa tam giới gia, xuất phiền não gia, tự độ độ tha, tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn, cầu học Chánh Pháp, tu tập tinh tấn, đến ngày giác ngộ, thấu rõ biết rành, cốt tủy đạo Phật, chứ đừng giải đãi, tụng kinh ê a, lóc cóc leng cheng, như phường hát dạo. 
Chuyên chú hình thức, cúng kiến lễ lạy, cúng sao giải hạn, quanh năm suốt tháng, cầu này cầu kia, vía ông vía bà, thực là uổng phí, cả cuộc đời này, lại còn dẫn dắt, bao người lầm lạc, vì tin màu áo, sa vào tà đạo, xa rời chánh đạo, biết đến bao giờ, quày đầu tỉnh ngộ? 

Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy: 
"" Không nên tin ngay, tất cả những gì, người xưa đã nói, tất cả những gì, người có thế lực, đạo cũng như đời, tất cả những gì, người bề trên nói, tất cả những gì, nhiều người tin theo, có ghi trong sách.
Chỉ nên tin theo, những gì có thể, kiểm nghiệm lại được, đúng với chân lý, đúng với lẽ thực, thông qua trí tuệ, sáng suốt thông minh, thấy có ích lợi, cho bản thân mình, và cho mọi người".
 (Trích bài viết: Đi chùa đúng chánh pháp)

XIN QUẺ ĐẦU NĂM

- Thưa Ni sư, đầu năm xin xăm, con bắt nhằm quẻ “hạ hạ”. Có phải con bị xui xẻo, tai nạn suốt năm không, con phải làm sao đây Ni sư?
- Như vậy là xui tận mạng rồi chứ còn gì nữa. Con phải đi chùa lạy Phật nhiều, cúng chùa nhiều, mới hóa giải tai ách này được. Nhớ đó.
- Trời ơi! Chết con rồi, trời!
* * *
- Thưa Ni sư, đầu năm xin xăm, con bắt nhằm quẻ “hạ hạ”. Có phải con bị xui xẻo, tai nạn suốt năm không, con phải làm sao đây Ni sư?

- Chào đạo hữu. Đạo hữu hãy an tâm, không có gì xui xẻo hết đâu. Mấy cái quẻ xăm này để lắc cho vui, để những người còn tin chuyện linh thiêng huyền bí, thích cầu khẩn van xin về chùa dịp đầu năm. Chuyện hên hay xui của con người tùy thuộc chuyện làm thiện hay làm ác trong cuộc sống, chứ không phải tùy thuộc nơi quẻ xăm này. Đó là luật nhân quả.

Người làm việc thiện thì gặp phước báo, gặp may, gặp hên.
Người làm việc bất thiện thì gặp quả báo, gặp xui, gặp nạn tai, trắc trở.

- Nếu muốn tránh xui xẻo, tai qua nạn khỏi, con phải làm sao?

- Con người nhiều đời nhiều kiếp vừa làm việc thiện, vừa tạo nghiệp chẳng lành. Cho nên, có khi gặp may, có khi chẳng may. Để tránh xui xẻo xảy đến, con người phải biết sám hối và nguyện không làm chuyện sai trái, đem đau khổ cho người, qua thân (đánh người), miệng (chửi mắng, nói xấu), và ý nghĩ (nghĩ xấu, nghi ngờ). Thêm nữa, hãy tạo phước báu bằng cách cứu người, giúp đời, tu nhân tích đức, bù lại việc xấu ác đã tạo nghiệp trước kia.

- Nhưng mà con vẫn lo sợ chuyện xui xẻo xảy đến. Vậy con phải làm sao?
- Con thử xin quẻ khác xem sao, chắc là được quẻ khác?
- Ờ hén, cám ơn Ni sư chỉ dạy rõ ràng. Con sẽ đi chùa thường xuyên để học đạo lý với Ni sư, Ni sư cho phép con nha.
- Mô Phật. Như vậy gọi là đi chùa đúng chánh pháp. Quí lắm. []

Ban Biên-Tập PHTQ.CANADA

  sống trong hạnh phúc


          Nhà văn nữ người Mỹ Hellen Keller đã từng nói: “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để mang giày”.
          Nếu bạn hỏng xe dọc đường, phải cuốc bộ vài dặm mới tìm ra được người giúp đỡ - Hãy nghĩ tới những ai liệt cả đôi chân, luôn khao khát được bước đi như bạn.
          Đó là lúc khó khăn của bạn, đôi chân của bạn có thể đưa bạn đến bất cứ nơi đâu, 

đó là hạnh phúc và may mắn khi bạn sinh ra trên đời được có quyền đứng trên đôi chân của mình để đi. 
Khi không may đôi chân phải nặng nề hơn trên con đường đang bước thì hãy chớ vội nản lòng, khó chịu, bởi đằng kia có rất rất nhiều người đang khao khát được bước và được đi như bạn dù chỉ một bước chân.
          Nếu bạn cảm thấy đời mình bị mất mát và băn khoăn về ý nghĩa kiếp người - Xin bạn hãy biết ơn cuộc sống vì có nhiều người đã không được sống hết tuổi trẻ của mình để có những trải nghiệm như bạn.
          Đừng bao giờ nghĩ rằng mình kém may mắn trong cuộc đời này, hãy biết trân trọng từng phút giây khi được sinh ra trên cuộc đời này.
          Nếu bạn cảm thấy mình là nạn nhân của những ai hay cay nghiệt, dốt nát, nhỏ nhen, nghi kỵ 

- Hãy nhớ rằng việc đời có khi còn tệ hại hơn thế rất nhiều.
    Sống là động nhưng lòng không dao động.
          Mỗi sớm mai thức dậy hãy nở một nụ cười thật tươi để trả lại cho cuộc sống đã cho ta được sinh ra trên cuộc đời này, có được một đôi chân vững chãi để bước đi, có được một đôi tay lành lặn để ôm ấp những người mà ta yêu thương, có được một đôi mắt sáng để nhìn ngắm thế giới xung quanh, có được niềm tin và nghị lực trong mỗi chặng đường đời để cảm thấy mình hạnh phúc dù ở trong hoàn cảnh nào.
Xin nâng niu và trân trọng từng phút giây mà chúng ta đang có để biết yêu thương được đong đầy như thế nào trong cuộc đời mình.



Chuyện Vui Đời Và Đạo



TRỜI ƠI!

- Trời ơi! Sao tui khổ quá nè trời. Đói muốn chết mà chưa có cơm ăn!!
- Ông trời ở xa lắm! Anh la lớn cách mấy ổng cũng không nghe đâu!
Còn em thì gần lắm. Chỉ cần anh nói nhỏ nhẹ ngọt ngào, là có cơm cho anh ngay.
-  Ờ hé, có lý !!
---------------------------------

ĂN CHAY CÓ PHƯỚC!

-     Chị Hai biết không em nghe quí Thầy dạy ăn chay có phước nhiều lắm.
Nhưng khổ cho em là bà mẹ chồng và chồng em không ăn chay được.
Mỗi ngày em nấu mặn không dám nếm thử, vì em ăn chay.
Cho nên ngày nào gia đình em cứ lên bàn ăn là gây lộn với chồng.

-      Như vậy là em ăn chay như vậy là vô phước rồi, có phước ở chỗ nào?!!
-       Ơ! Hay tại sao em ăn chay mà chị bảo là vô phước chứ!

-       Nhà em mỗi ngày đều gây lộn thì phước ở đâu nào…?!!

-    Ờ hé! chị Hai nói cũng có lý ?!!
*******************************************

ĐI ĂN TIỆC

-       Hôm nay đi đâu mà anh chị diện đẹp quá vậy?

-       Đi chùa!

-       Đi chùa đâu cần phải ăn mặc diện như đi dự tiệc vậy ?!

-       Thì đúng rồi, đi dự tiệc gây quỹ, nhưng ở chùa tổ chức.

 



Kính mời tham khảo
CÔ HỒN VÔ THƯỢNG SƯ FASHION SHOW
Kính mời xem tiếp:


Tất Cả Là Do Con Người Gạt Gẫm Nhau Thôi!!

Khi tứ đại tan rã, hệ thần kinh ngừng hoạt động, thần thức đã ra khỏi thân xác để đi sanh sang cõi khác. Những trò hề hộ niệm được vãng sanh hiện nay cũng khá phổ biến, bởi do con người không hiểu rõ chánh pháp, dễ bị gạt gẫm.

Đạo Phật dạy rằng xác thân chỉ là sự duyên hợp của vật chất, gọi là tứ đại, bao gồm: đất, nước, gió, lửa. Sau khi chết, những thứ này lại trở về với đất, nước, gió, lửa.
Con người ai ai cũng phải chết, và đi đầu thai qua kiếp khác, hoặc thiên đàng hay địa ngục, đều do nghiệp thiện hoặc nghiệp ác, con người đã làm ra khi sanh tiền. Chính con người quyết định kiếp sau đầu thai chốn nào, cõi nào, lành hay dữ, tịnh độ hay ác đạo, chứ không phải do thượng đế hay thần linh nào khác - cũng không do các ban hộ niệm cầu vãng sanh tào lao hiện nay rất nhiều.

Con người quyết định đời sống kiếp này và kiếp sau bằng các hành động qua thân, khẩu, ý hàng ngày, hàng giờ, hàng phút trong cuộc sống hiện tại. Do lòng thương yêu và sự hiếu hạnh - nhưng không học hiểu chánh pháp - khiến cho con người không còn sáng suốt, theo tà pháp, nên nghe quí thầy, quí cô trong chùa, bảo sao làm vậy chứ không có suy nghĩ chín chắn. Quí thầy quí cô này cũng ngu dốt, u mê, đời trước bảo sao, đời sau làm vậy, chẳng rõ chánh tà khác nhau ra sao. Các tăng ni không học hành dẫn dắt theo bao nhiêu người khác đọa lạc - tai hại vô cùng là chỗ này. Đầu tàu lạc đường, hay trật đường rầy, cả đoàn tàu không đến được mục tiêu mong muốn. Bởi vậy bọn trọc đầu đọa lạc dưới địa ngục nhiều hơn người có tóc, chính là nghĩa đó vậy.

Sự tin tưởng thiếu thực tế, không trí tuệ của một số người đã làm giàu cho các chùa và biến các chùa thành một nơi sinh hoạt mê tín chứ không còn là nơi chốn tu hành của tăng ni và cư sĩ nữa. Chùa nào hiện giờ cũng xây tháp hài cốt, khi có thân nhân chết, người ta đem thiêu xác, gửi vào chùa. Khi gửi nắm tro tàn như vậy thì phải tốn bao nhiêu tiền đóng vào và còn phải cúng dường tiền cho chùa rất nhiều hằng năm. Nếu thân nhân không cúng dường tiền thì hũ hài cốt ấy sẽ bị dẹp vào chỗ khuất lấp. Còn ai cúng dường tiền nhiều thì hũ hài cốt sẽ được để trên chỗ sang trọng trong tháp. Nhiều chùa hiện giờ lấy hài cốt làm con tin, để làm tiền người thân một cách phi nhân nghĩa, thiếu đạo đức. Tháp hài cốt là núi tiền, các lễ trai đàn bạt độ mê tín là những mẫu ruộng mầu mỡ xài hoài không hết.

Có nhiều thầy chùa cạo tóc có tiếng là đi tu, nhưng không học hiểu chánh pháp, không rành giáo lý, chỉ lo mua bằng thượng tọa, trèo lên hòa thượng, học tổ chức các lễ trai đàn bạt độ, các lễ vớt vong trên sông trên biển như vớt bèo, các lễ phóng sanh nhưng hại vật, các lễ rải tro trên sông cho người chết được giải thoát. Các loại lễ cúng này hét ra bạc, khạc ra vàng. Thiệt là các trò gạt gẫm của bọn giặc thầy chùa.

Thầy chùa nào biết luyện giọng, biết làm lễ mang màu sắc linh thiêng huyền bí, bẻ tay giậm chân, mặc y áo như kép cải lương rực rỡ xanh đỏ tím vàng, la la, hét hét, ợ ợ, ngáp ngáp, trợn trợn, chui vô màn vô mùng, đứng trên bục cao quơ quơ, rắc rắc, thì người ngu u mê càng tin tưởng và cúng tiền càng nhiều, bởi lẽ ai ai cũng có người thân đã qua đời. Mọi người đều thấy tệ nạn lừa đảo hiện giờ trong các chùa rất lộ liễu, kể cả các hàng gọi là lãnh đạo cao cấp của các giáo hội trong và ngoài nước. Nhà chùa vô hình, vô tình đã biến nơi tu hành thành nơi nhà mồ nghĩa địa, nơi thực hiện sự mê tín của dân gian, gạt gẫm, lừa đảo bá tánh u mê.

Trong lúc con người còn sống mà còn chưa hiểu biết được Cực Lạc, Thiên Đàng ở đâu? Có hay không có? Huống là người chết, nằm trong hũ tro còn nghe thấy được những gì? Nếu người chết rồi quả thật nghe kinh và được sanh về Cực Lạc Thiên Đàng, thì người sống tu hành làm gì cho cực khổ. Khi còn sống, con người cứ lo tạo nhiều tiền nhiều của, bất chấp thiện ác. Khi chết, người đó dặn thân nhân, thỉnh mời hàng trăm thầy chùa, hàng trăm ông cha đến cầu siêu, cầu hồn thì khoẻ quá. Sống ngon chết tốt như vậy ai mà không ham chớ.

Đó là những tệ nạn trong chùa - không phải chính là Phật Giáo - mọi người nên cảnh giác các mánh khoé lừa đảo này. Phật giáo là những giáo lý dạy NGƯỜI SỐNG, ăn hiền ở lành, tu tâm dưỡng tánh, giác ngộ giải thoát, quay đầu hướng thiện (đáo bỉ ngạn) - chứ không dạy con người đợi đến lúc nằm trên giường bệnh mới biết niệm Phật, đợi nằm trong quan tài, trong nấm mồ, trong lò thiêu, hay nằm trong hủ tro, mới chịu nghe kinh kệ. Tất cả đã quá muộn màng. Tất cả là do con người gạt gẫm nhau thôi.

CÚNG SAO GIẢI HẠN
TỘI VÀ NGHIỆP
BAT CHÁNH ĐẠO
PHẬT DẠY CÁCH TRỊ M Ê TÍN
CHÁNH NGỮ - TU THEO ĐẠO PHẬT
TU PHƯỚC VÀ TU TUỆ