Wednesday, 1 June 2011

*** CHIA VUI ĐÁM TANG - CHIA BUỒN ĐÁM CƯỚI (PHTQ SỐ 14)

Viên Giác 176 (Tháng 4. 2010)


Nhà sư nhận tiền cúng dường để làm Lễ Thành Hôn cho người ta,
rồi mắng người ta phải "gục đầu" rồi "nhoẻn miệng cười" !

chia vui đám tang
chia buồn đám cưới


From: thaithikimhao@gmail.com
To: Phat-Hoc Tinh-Quang
Date: Mon, Jun 7, 2010 at 1:20 AM

Adiđàphật. con muốn được phát tâm góp bài về chủ đề: 
Nhà Sư 
chia vui đám tang 
chia buồn đám cưới.
kính thư: phật tử Đồng Niệm
- Quảng Diệu Thiện.

Vào dịp Vu Lan 2009, tại chùa  Viên Giác - Đức quốc sư cô Hạnh Châu viên tịch và được Hoà thượng Phương trượng Thích Như Điển xác quyết là Sư Cô đã được vãng sanh. Nhân sự kiện này Hoà Thượng đã nói câu nói này: Chúng tôi thực sự chia vui với đám tang của sư cô và chia buồn với đám cưới.

Tại sao Hoà thượng nói câu này, là bởi vì những ai có tu tập và biết về pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh thì đều có thể phát tín tâm, nguyện tha thiết, thực hành niệm Phật. khi sắp lâm chung có thiện tri thức khai thị và được bạn đồng tu hộ niệm và điều cần yếu là người đó nhớ niệm được mười câu Phật hiệu thì chắc chắn được vãng sanh sang thế giới cực lạc của đức Phật Adiđà. Đây là kinh Adiđà và kinh Vô lượng thọ đều có nói.

Hiện nay ở trong nước Việt Nam ta có hơn 170 ban hộ niệm rải rác ở các tỉnh thành giúp cho những ai sắp lâm chung biết niệm Phật cầu vãng sanh và kết quả có khoảng 50% những người được trợ niệm được vãng sanh. theo như báo cáo khai mạc ban hộ niệm toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại chùa Hoằng Pháp HCM và làng di đà ở Mỹ quốc, v.v. và gần đây nhất ngay tại cộng hòa séc nơi tôi sinh sống có cụ bà Kiều Thị Hoà cũng đã từng tín tâm niệm Phật 35 năm. lúc sắp lâm chung được hộ niệm bởi vị tỳ kheo là đại đức Thích Nghiêm Quang đến từ thành phố HCM và ban hộ niệm Đức quốc do anh Đào Quang Vinh làm Trưởng ban. và khi lâm chung có những thoại tướng tốt như làn da tươi nhuận như còn rất trẻ, thân thể mềm mại, luồng hơi nóng thoát ra tử đỉnh đầu, mùi hương lạ ngào ngạt xuất hiện khi thay y phục và khi tẩm niệm, trong  ba ngày và cả khi làm lễ truy điệu. Đại đức Thích Nghiêm Quang đã xác quyết cụ bà được vãng sanh. như vậy khi được vãng sanh thì rất vui, ai được chứng kiến tận mắt đều trong tình trạng pháp hỷ viên mãn vui lắm. chính vì vậy mà các nhà sư mới có thể nói lời chia vui với đám tang.

còn tại sao lại nói lời chia buồn với đám cưới ? là vì ta đang tự do mà đi tự trói buộc mình mà nào hay. cứ tưởng là hạnh phúc nhưng nào là những phiền toái bắt đầu như mỗi khi đi ra ngoài với bạn bè cũng phải mau chóng trở về nhà, nếu về muộn là bị đối phương càm ràm. rồi khi  có con thì mất ăn mất ngủ. và vợ chồng xung đột nhau cũng vì đứa con, mỗi người cho ý kiến của mình là đúng không ai nghe ai vậy là lại xung đột. chưa kể khi người vợ hay người chồng có bồ nhí ở ngoài lại gây sóng gió cho người kia. rồi khi làm ra tiền thì còn vui vẻ mà khi không làm ra tiền thì bắt đầu lục đục. như vậy nhìn lại khi các nhà Sư thoát tục không còn vướng bận với cuộc sống thế gian, cơm áo gạo tiền không làm bận lòng bậc xuất gia, và điều quan trọng là tu tập để trở thành bậc xuất thế. mục tiêu cuối cùng là được vãng sanh.

như vậy khi nhà Sư chia vui với đám tang và chia buồn đám cưới là điều dễ hiểu. bởi được vãng sanh để được gần Phật nghe pháp mau chứng được Phật quả và sẽ độ được nhiều người hơn. []

Viên Giác 176 (Tháng 4. 2010)

Một vị cao tăng khi viên tịch, 
đại tăng còn phải làm lễ cầu nguyện, 
chưa ai dám xác nhận vãng sanh.
Xác nhận 
người này vãng sanh, người kia vãng sanh,
chỉ là tà pháp 
mê hoặc tâm mọi người,
do tà sư (tại gia & xuất gia) tuyên truyền
dẫn dắt người vào tà đạo.


7.6.2010
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu ni Phật
Kính quí ĐH,

ĐH có tận mắt nhìn các sự việc xảy ra, hay chỉ nghe báo cáo, kể lại những chuyện trong bài viết ?

Làm sao các vị HT, ĐĐ dám xác quyết các người lâm chung đó được vãng sanh?  Họ chứng quả Phật chưa, có thần thông chưa, có thiên nhãn chưa ? ĐH có nghĩ qua điều này không ? 


Chưa chứng thần thông không ai được phép nói bậy, phát ngôn bừa bãi, tùy tiện xác quyết, bởi vì điều đó không căn cứ vào kinh điển, vào chánh pháp, chỉ làm mê hoặc lòng người.

Trong Kinh A Di Đà và Kinh Vô Lượng Thọ, đức Phật dạy điều gì, ĐH đã đọc tụng qua chưa ?

Đức Phật có dạy: Chớ vội tin những gì người ta nói, kể cả các vị sư có thế lực trong đạo, cũng như các người có thế lực ngoài đời. (Kinh Kalama)

Điều đó là mê tín, vô cùng nguy hiểm. 
Mê tín đưa tới cuồng tín, gây tai họa cho bản thân và cho nhiều người.

Hãy dùng trí tuệ suy nghĩ cho chín chắn, thử nghiệm, xét thấy đúng chánh pháp, rồi hãy tin, đây mới là chánh tín theo Phật giáo.

Văn phòng cảm tạ quí ĐH đã gửi bài, nếu được sẽ cho đăng trong tập san PHTQ14 để mọi người đều hiểu biết sâu rộng thêm.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính thư,
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
PHTQ. CANADA

From: thaithikimhao@gmail.com
To: Phat-Hoc Tinh-Quang
Date: Tue, Jun 8, 2010 at 8:30 PM

Adiđàphật, Con đã thường tụng và đọc kinh ađidà, và kinh vô lượng thọ. con còn được dự hộ niệm cho sư cô Hạnh Châu, và được hưởng mùi hương lạ của bà Kiều thị Hòa. đây là lần thứ hai con được ngửi thấy mùi hương lạ, nhưng làm sao con có thể biết Hòa thượng Thích Như điển  và đại đức đó đã chứng quả Phật hay có thiên nhãn, hay thần thông, như Thầy nói. chỉ có các ngài tự tu tự chứng mà thôi, khi đức Phật còn tại thế, người mới nói ai đã chứng quả gì. còn khi không có Phật thì không ai nói rằng mình đã chứng quả cả.

các Thầy dám xác quyết là bởi vì các hiện tướng của người lâm chung hoàn toàn giống như trong kinh Phật dạy không khác. hiện tượng vãng sanh không phải là mê tín dị đoan, bởi trong tất cả kinh điển, từ adiđà, vô lượng thọ. Pháp hoa, hay hoa nghiêm, v.v. cuối kinh bao giờ cũng có phần hồi hướng <nguyện sinh tây phương tịnh độ  trung, cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu, hoa khai kiến Phật......> và đều ca khen và niệm danh hiệu đức phật adiđà, chả nhẽ tất cả kinh điển đại thừa đều là giả mạo hay sao ? đều là mê tín sao ? trong kinh Adiđà nguyện thứ 18 của Pháp tạng tỳ kheo là <nếu ai sắp lâm chung mà nhớ niệm danh hiệu của ta cho đến mười niệm, ta không rước về nước ta, ta không giữ ngôi chánh giác, chỉ trừ những người không tin và huỷ báng chánh pháp ...> chính nhờ vào nguyện lưc này mà khi có sự trợ niệm của bạn đồng tu, và sự khai thị của vị thiện tri thức, giúp cho người sắp lâm chung có được niềm tin vững chắc và kiên cố, và có lời nguyện thật tha thiết, và điều tối quan trọng là phải niệm ít nhất cũng được mười niệm liên tục, mới mong được vãng sanh. 


còn bản thân con cũng hàng ngày thực hành, hành trì, và những gì cảm nhận được cũng khiến cho cuộc sống của mình an lạc. mà đó là lý do chính đáng nhất khiến con phát tâm bồ đề thọ bồ tát giới, niềm tin càng được củng cố khi ngay trước mắt mình gần nơi mình ở nhất có hiện tướng như vậy há chẳng phải là sự thật sao? hay cũng chỉ là giả không? con nghĩ như vậy Thầy sẽ chỉ điểm thêm, còn thiếu sót điều gì con không giải thích được, hy vọng Thầy khắt khe hơn xem con có thể vượt qua cửa ải này không nhé. con xem đây là bài sát hạch đầu tiên Thầy dành cho con.
con tri ân Thầy, Adiđàphật,                                                                       

kính thư; phật tử đồng Niệm
- Quảng Diệu Thiện

From: Phat-Hoc Tinh-Quang
To: thaithikimhao@gmail.com
Date: Wed, 09 Jun 2010 02:24:33 +0200 (CEST)
Subject: Re: ĐH có nghĩ qua điều này không

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính ĐH Đồng Niệm - Quảng Diệu Thiện,

Trước hết, Thầy tán thán tinh thần học Phật và quyết tâm tìm hiểu chánh pháp của ĐH.

Điều này chứng tỏ ĐH có thiện căn nhiều kiếp trước, cho nên trí tuệ sáng suốt hơn nhiều ĐH khác mà Thầy đã gặp.

Thầy sẽ gửi kèm theo email này 2 bài viết quan trọng về Pháp Môn Niệm Phật đã đăng trên tập san PHTQ 11 để ĐH xem cho thật kỹ nha, rất lợi ích cho bước đường tu học, để trưởng dưỡng Từ Bi & Trí Tuệ, như thế mới hy vọng có thể về ở nơi cõi Phật (vãng sanh) sau này.

Vãng sanh về cõi tịnh độ của chư Phật không đơn giản như các nhà sư đó nói đâu. Nếu đơn giản quá như thế, giá trị đâu còn nữa ? Ai cũng về đó, thì nơi đó có khác chi cõi Ta Bà lôi thôi này ?

Nhiều người tu sĩ cũng như cư sĩ, trong suốt cuộc đời, tâm chuyên tu nhân tích đức, ăn hiền ở lành, tụng kinh niệm Phật, cứu người giúp đời, còn chưa chắc vãng sanh, huống là có những người cả đời chẳng tu hành gì, chẳng biết kinh Phật dạy điều gì để áp dụng, khi lâm chung, chỉ cần Ban hộ niệm giúp đỡ là vãng sanh được sao?

Con người phải nên khai mở trí tuệ, để sáng suốt tu hành, cho đúng chánh pháp, mới thanh lọc được thân tâm, và nên hành xử với tâm từ bi độ lượng, thì mới hy vọng vãng sanh chứ, phải không quí ĐH?

ĐH có nói: các Thầy dám xác quyết là bởi vì các hiện tướng của người lâm chung hoàn toàn giống như trong kinh Phật dạy không khác.

Thầy đặt câu hỏi:
Kinh Phật nào nói rõ các hiện tướng (?), thoại tướng (?) vãng sanh?

Phần hồi hướng sau các khóa tụng kinh chỉ là lời cầu nguyện của Phật Tử do chư Sư đặt ra, KHÔNG phải là lời Phật!

Hiện nay, có nhiều điều người đời sau thêm vào kinh điển, mê hoặc Phật Tử, cho nên chúng ta phải cẩn thận. 


Các Phật Tử nắm vững chánh pháp, không ai có thể gạt được!

Từ từ Thầy sẽ gửi thêm bài vở của các tập san PHTQ trước, để quí ĐH tìm hiểu thêm và chia xẻ cùng các bạn khác,  khai mở trí tuệ Phật (trí tuệ bát nhã) nơi bản thân của mỗi người.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu ni Phật
Kính thư,
Thầy Chân-Tuệ
Attached:
1. Kinh A Di Đà (PHTQ11, trang 5)
2. Dâng cúng đèn (PHTQ11, trang 36)
3. minh tâm kiến tánh. qui chân đạt bổn (PHTQ11, trang 11)


From thaithikimhao@gmail.com
To Phat-Hoc Tinh-Quang
Date Wed, Jun 9, 2010 at 4:23 AM

Adiđàphật. con đã đọc những bài Thầy gửi cho con. quả thật sự hiểu biết của con còn quá cạn cợt. Nhờ Thầy chỉ điểm mà con sáng ra. Theo Thầy, cư sĩ Diệu âm - người đưa ra cuốn sách Niệm Phật hộ niệm vãng sanh vấn đáp giải quyết nhiều thắc mắc trong vấn đề đi hộ niệm .. việc làm của cư sĩ Diệu âm đã có được tiếng vang cả ở trong nước và ngoài nước. như vậy theo Thầy có đáng tin tưởng vào việc hộ niệm, giúp người biết niệm Phật cầu vãng sanh? Những người chưa hề biết gì về niệm Phật mà gặp được người khai thị kịp lúc ? nếu như có một vài nhóm hộ niệm ở những nơi khác nhau mà cùng hộ niệm cho một đối tượng nào đó thì có được thù thắng hay không? trong kinh vô lượng thọ  quyển hạ và kinh quán vô lượng thọ đều nói về vãng sanh. đúng là vô cùng khó khăn chứ chẳng dễ chút nào. nhưng còn về cụm từ <hiện tướng và thoại tướng> thì do con nghe và xem các băng đĩa và sách của cư sỹ Diệu âm. quả thật con còn nhiều vụng dại cầu đến Thầy chỉ điểm.

thực sự con đang rất quan tâm muốn học hỏi về đề tài này. khi mới bắt đầu biết về pháp Phật thì con gặp được cuốn kinh vô lượng thọ. nhưng đến giờ con mới cảm thấy cần phải học hỏi ở các Thầy nhiều hơn nữa. bài viết của con chỉ mang tính chia sẻ, nhưng chính nhờ nó mà giúp cho con gần với Thầy hơn. Thầy giúp cho con mở rộng tầm nhìn ra nhiều. có Thầy sửa cho thì con mới nhận ra khuyết điểm của mình. con hy vọng Thầy sẽ luôn đưa ra cho con những kiến giải về vấn đề niệm Phật cầu vãng sanh..
con tri ân Thầy. Adiđàphật.

kính thư: phật tử Đồng Niệm
- Quảng Diệu Thiện.


Lễ Hằng Thuận là nhân duyên
truyền bá chánh pháp.

SUY NGẪM


Trên thế gian này, khi gặp phiền não khổ đau trong cuộc sống, con người bèn tìm cảnh giới thanh tịnh, kiếm người tin cậy, để tâm sự và nương tựa, mong cầu sự giải thoát theo chánh pháp.

Nhà sư với tâm từ bi, giảng giải chánh pháp, nhờ đó đem lại sự bình yên trong tâm trí tạm thời, an lạc và hạnh phúc lâu dài cho người.

Khi muốn xây dựng hạnh phúc trong đời sống gia đình bình thường nơi thế gian, đồng thời phát tâm tu tập, thực hành lời Phật dạy, truyền bá chánh pháp cho thế hệ mai sau, con người tìm đến cảnh chùa, cúng dường, làm lễ thành hôn (lễ hằng thuận) với sự chứng minh của chư vị tôn đức.

Nhà sư nhận của cúng dường, với tâm từ bi giảng giải chánh pháp, ban phát hỷ lạc, chúc phúc cho đôi tân hôn, chúc mừng hai họ, hướng dẫn cách tu tập tại gia theo lời Phật dạy để gia đạo yên vui hạnh phúc. 


Bất cứ ai cũng không nên nói lời lập dị, hàm hồ, thiếu đức từ bi, với tâm khen mình, khi dễ người tại gia cúng dường cho mình được yên tâm tu hành, tự cho đó là lý do chánh đáng, làm mọi người phải "gục đầu" chấp nhận. 


ADIĐÀPHẬT !