Thursday, 20 September 2012

*** NHÂN NÀO QUẢ NẤY (CƯ TRẦN LẠC ĐẠO TẬP 3)



Tỳ Khưu Thích Chân Tuệ

Trong đời sống hằng ngày, chúng ta có rất nhiều thắc mắc, có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, chẳng hạn như là: Qua sự việc chính quyền Taliban, xứ A Phú Hãn (Afghanistan), phá hủy các tượng Phật cổ ngàn năm, có người thắc mắc: Phật giáo chưa từng đi xâm chiếm bất cứ nước nào, nhưng ở điểm này sẽ hiểu thế nào về: "Nhân nào quả nấy"? 

Phật giáo đại thừa phải chăng không thiết thực, nên dễ bị những nước khác xâm chiếm, bởi vì các nước Hồi giáo hiện nay là của Phật giáo đại thừa trước kia.  Và tình trạng của Phật giáo Tây Tạng ngày nay? 
* * *
Trước hết, chúng ta chia câu hỏi trên đây thành bốn phần, để tìm hiểu được rõ ràng:
1) Luật nhân quả.
2)  Vấn đề chính quyền Hồi giáo Taliban phá hủy các tượng Phật cổ.
3) Phật giáo đại thừa và tiểu thừa.
4) Phật giáo Tây Tạng.

1) Luật nhân quả. 
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về luật nhân quả.  Luật nhân quả thường được tóm gọn bằng bốn chữ: "Nhân nào quả nấy". Thực đúng như vậy, trên phương diện khoa học thực nghiệm, nếu gieo hạt nhân cam, sau một thời gian, chúng ta có được cây cam và sẽ gặt được quả cam, cộng thêm với một số điều kiện cần thiết, thường được gọi là trợ duyên, chẳng hạn như: phân bón, ánh nắng, nước tưới, thuốc trừ sâu, công chăm sóc.  Không thể nào có chuyện gieo nhân cam ngọt lại gặt quả chanh chua, hoặc ngược lại.

Luật nhân quả được áp dụng trong ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Có khi gieo nhân trong quá khứ, hiện tại mới gặt quả. Có khi gieo nhân trong hiện tại, gặt quả ngay trong hiện tại.  Có những gieo nhân trong hiện tại, vị lai mới gặt quả.  Thí dụ như: gieo nhân tu tập lâu dài, một cách kiên tâm trì chí, mới gặt được kết quả cuộc sống an lạc hạnh phúc, cao hơn nữa, đạt được giác ngộ và giải thoát.  Trái lại, sinh sự sự sinh, đánh người người đánh, chơi dao đứt tay, chơi lửa phỏng lửa, ngay trong hiện tại, cho nên thường được gọi là quả báo nhãn tiền.

Tuy nhiên, có người gieo nhân thiện lành, trong hiện tại, như là: tụng kinh, niệm Phật, đi chùa, bố thí, cứu người, giúp đời, ăn hiền, ở lành, hiếu thảo, nhưng thường gặp phải những quả chẳng lành, trong hiện tại, như là: xui xẻo, tai nạn, thất bại, con cái hư hỏng, gia đạo bất hòa, cửa nhà suy sụp.

Trái lại, có người gieo nhân xấu ác, chẳng lành, trong hiện tại, như là: trộm cắp, gian giảo, lừa đảo, ngậm máu phun người, vu khống cáo gian, sang đoạt của cải, tâm địa hiểm độc, đâm bị thóc thọc bị gạo, làm nhiều việc thất nhơn ác đức, nhưng lại gặp nhiều quả tốt lành, trong hiện tại, như là: giàu sang, quyền thế, ăn nên làm ra, sự nghiệp phát triển, thế lực ngày càng lớn lao, địa vị ngày càng vững mạnh.

**Trường hợp gieo nhân lành trong hiện tại, nhưng quả lành chưa kịp trổ ngay hiện tại.  Trong khi đó, gieo nhân xấu ác, chẳng lành, trong quá khứ, hiện tại đang trổ quả báo.  Thêm nữa, nhiều người tu mà không học, chỉ biết tụng kinh, niệm Phật, làm lành, nhưng không thấu hiểu giáo lý một cách rõ ràng, để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày. 
Nhiều khi làm được một vài việc lành, như là: giúp người một việc, trích dẫn một bài kinh, tìm giúp một cuốn sách, rồi đâm ra kênh kiệu, ngã mạn, tưởng rằng đã làm phước nhiều rồi, đòi được đền đáp, đòi được trân trọng!  Tụng kinh niệm Phật, mà không biết đối xử từ bi hỷ xả, không áp dụng giáo lý trong cuộc sống hằng ngày, thì trách sao gia đạo chẳng bất hòa, con cái chẳng hư hỏng, người khác chẳng trân trọng!

**Trường hợp sau, gieo nhân xấu ác, chẳng lành, trong hiện tại, nhưng quả báo chưa kịp trổ ngay hiện tại.  Trong khi đó, gieo nhân lành trong quá khứ, hiện tại đang trổ quả lành.  Tuy nhiên, khi những quả lành chấm dứt, nghĩa là phước báo hết, con người phải đền trả những nghiệp báo xấu ác, chẳng lành, đã tạo hiện tại hay trước đây. 
Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi đọc tin tức về một nhà triệu phú bị khánh tận tài sản, vợ con phản phúc, bạn bè trở mặt, đến nỗi phải quyên sinh, tự vẫn để thoát nợ đời!  Hoặc tin tức về các nhà lãnh đạo chính trị, hay tôn giáo, bị lật đổ, bị đão chính, bị ám sát, bị hành hình thê thảm, chết không chỗ chôn thây!  Hoặc tin tức về các công nương, quận chúa, hoàng tử gặp tai nạn trên xa lộ, chết chẳng toàn thây, gặp tai nạn trên biển cả, chết mất luôn xác!

Trong Kinh A Hàm, Ðức Phật có dạy:
 Dù cho lên non, xuống biển vào hang,
 nghiệp báo đã mang, vẫn theo con người,
 như hình với bóng, không ai có thể,
 tránh được thoát được.


2) Vấn đề chính quyền Hồi giáo Taliban phá hủy các tượng Phật cổ. 
Hiểu rõ luật nhân quả như trên, chúng ta biết ngay rằng: việc chính quyền Hồi giáo Taliban xứ Afghanistan hiện tại (năm 2001) cho phá hủy các tượng Phật cổ, không phải là "quả của nhân thiện lành, chưa từng xâm chiếm bất cứ nước nào" trước đây. 

Chúng ta nên thấu hiểu rằng: Luật nhân quả luôn luôn đúng trong ba thời, không hề sai chạy, không có ngoại lệ.  Chỉ hiềm một nỗi, chúng ta chưa đắc Phật nhãn, để thấy rõ tường tận, như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã ba, ngã tư đường, mà thôi! Cho nên, chúng ta không nên khẳng định: đâu là nhân, đâu là quả, trong trường hợp này!
Chỉ có những tượng Phật trang nghiêm, điêu khắc khéo, nét thanh tịnh, đáng được chiêm ngưỡng, thờ phượng.  Các tượng Phật hay tranh Phật bị hư hỏng, bị mối mọt gặm nhấm, mất trang nghiêm, cần nên hủy bỏ. Có nhiều Phật Tử không nắm vững giáo lý, không dám hủy bỏ đi, cứ thắc mắc, động tâm mãi về chuyện này! Thêm nữa, chúng ta nên biết mọi sự sự vật vật trên thế gian này có hình tướng, chẳng hạn như là: cái bàn, cái nhà, tượng Phật, quả đất, đều trải qua bốn giai đoạn: thành, trụ, hoại, không

Nghĩa là: tượng Phật cổ thành hình do công sức xây dựng của con người có tâm thành trước đây, trụ thế được hai ngàn năm nay, đã tới thời kỳ bị hư hoại với thời gian, với nắng mưa, và giờ đây trở về hư không, cũng do công sức phá hoại của con người. Thành trụ hoại không, còn được biết là: sinh, trụ, dị, diệt. Thế thôi!  Chúng ta không nên bận tâm, không nên động tâm về những chuyện xảy ra trên thế gian như vậy.
Trong Kinh Kim Cang, Ðức Phật có dạy:
 Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. 

Nghĩa là: Phàm ở đời, cái gì có hình tướng thảy đều là hư vọng, là vô thường, không tồn tại vĩnh viễn, chính là nghĩa như vậy.  Ngay xác thân tứ đại của Ðức Phật Thích Ca cũng phải đem đi thiêu, sau khi nhập diệt. Các đệ tử đã chuyển niềm tiếc thương ngậm ngùi thành sức mạnh, đem chánh pháp truyền bá đến muôn người, thuộc muôn thế hệ sau, cho được lợi ích không thể nghĩ bàn. Nhờ đó, chánh pháp được lưu truyền mãi mãi cho đến ngày nay và ngàn sau.

Chúng ta nên biết rằng: Con người chỉ có khả năng hủy diệt tượng Phật, dù bằng vàng, bằng đá, bằng đồng, hay bất cứ vật liệu nào, chứ chẳng ai tiêu diệt được Phật Tánh. Tại sao như vậy? Bởi vì, Phật Tánh không có hình tướng và mọi người đều có Phật Tánh một cách bình đẳng. 
Trong Kinh Hoa Nghiêm, Ðức Phật có dạy:
 Nhất thiết chúng sanh, giai hữu Phật Tánh. 
Nghĩa là: Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh.

3) Phật giáo đại thừa và tiểu thừa. 

 Ðây chỉ là cách gọi các tông phái Phật giáo truyền đi từ các miền của xứ Ấn Ðộ, qua các xứ sở lân cận ở châu Á, còn được gọi là: Bắc tông và Nam tông. Phật giáo đại thừa, còn được gọi là Phật giáo phát triển, bởi vì, du nhập vào bất cứ quốc độ nào, Phật giáo phát triển một cách hòa bình, hội nhập với văn hóa địa phương, không có sự tranh chấp hay kỳ thị, thường biến thành Phật giáo của xứ sở đó. Chúng ta thấy có Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo Nhật Bản, Phật giáo Triều Tiên, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Ấn Ðộ, đều có bản sắc riêng biệt. 

Phật giáo tiểu thừa, còn được gọi là Phật giáo nguyên thủy, chủ trương giữ nguyên cách hành đạo thời Ðức Phật còn tại thế, cũng truyền bá một cách bình yên, an lạc, như là: Phật giáo Tích Lan, Phật giáo Thái Lan, Phật giáo Miến Ðiện, Phật giáo Ai Lao, Phật giáo Cao Miên.
 
Dù là tông phái nào, Bắc tông hay Nam tông, nói chung Phật giáo đều có tính thiết thực, thực tế, có thể áp dụng được trong cuộc sống hằng ngày, dù là Phật Tử hay không phải là Phật Tử, để thăng hoa cuộc sống, chuyển hóa tâm linh, biến bất an thành an lạc, biến khổ đau thành hạnh phúc. 

Phật giáo chủ trương con người phải tự cất bước trên con đường tu tâm dưỡng tánh, không có bất cứ ai làm thay mình được.  "Ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng", đó là sự thực công bằng tuyệt đối.  Khi thực hành đến mức độ rốt ráo, ba la mật, chúng ta sẽ thấy mọi sự sự việc việc đều dung thông vô ngại, lý sự viên dung. Ðức Phật chỉ cứu độ con người hữu duyên, tức là con người chịu tu học theo đúng chánh pháp, chứ không cầu nguyện van xin, để được Ðức Phật ban ơn cứu giúp. Tại sao như vậy?  Bởi vì, van xin cầu nguyện thực sự có được gì đâu, chỉ làm cho con người được an tâm, bình an trong tâm hồn, trong khoảng thời gian bị nhiệt não mà thôi.

Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy:
 Hãy tự thắp đuốc, tự mình bước đi.
Thắp sáng trí tuệ, ngọn đuốc chánh pháp.
Nghĩa là: mọi người phải tìm hiểu, học hỏi chánh pháp, đem ngọn đuốc trí tuệ của mình mồi với ngọn đuốc trí tuệ Phật, bằng cách nghe giảng giáo lý, nghiên tầm kinh điển, rồi tự suy nghĩ, ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày, giữ gìn giới luật, tu tập thiền định, phát triển trí tuệ bát nhã.  Nhờ giữ gìn giới luật nên tâm trí được thanh tịnh và trí tuệ bát nhã khai mở. Trong Phật giáo, đó là: tam vô lậu học "Giới Ðịnh Tuệ" và tam tuệ học "Văn Tư Tu", có khả năng đưa chúng ta đến chỗ giác ngộ và giải thoát. Ðó chính là tính thiết thực của Phật giáo vậy.


4) Phật giáo Tây Tạng. 
Còn việc các nước trước đây theo Phật giáo, nay biến thành Hồi giáo, mọi việc thay đổi, đổi thay chỉ chứng minh cuộc đời là vô thường, đúng lời Ðức Phật đã dạy trong kinh điển mà thôi. Riêng Phật giáo Tây Tạng gặp nạn phải lưu vong, đó là việc bất hạnh. Tuy nhiên, trong cái bất hạnh có cái hạnh lành, trong cái rủi có cái may, trong cái xui có cái hên, đó là: Phật giáo Tây Tạng hiện nay phát triển mạnh tại khắp nơi trên thế giới. Cũng như người Việt chúng ta sống khắp nơi trên thế giới hiện nay, không có gì gọi là: tủi nhục hay không tủi nhục. Tủi nhục hay an lạc không hẳn tùy thuộc nơi chốn, hay hoàn cảnh, mà tùy thuộc vào tâm thức của con người.  Tâm còn nhiều loạn động, con người còn thấy tủi nhục và đau khổ. Tâm được bình an, thiền định, con người cảm thấy an lạc tự tại. 

Trong kinh sách có câu: "Tùy theo chỗ ở thường an lạc". 
Chúng ta thoát ra khỏi cảnh giới nhị biên đó, sẽ tìm được hướng tích cực, đó là: đem nhân lực, tài lực, vật lực, trí lực, từ mọi nguồn trên khắp thế giới, về phục vụ quê hương tổ quốc, khi hội đủ nhân duyên thuận tiện.  Ðó là cách chúng ta chuyển hóa nhân chẳng lành thành quả lành. 
Trong Kinh Hoa Nghiêm Ðức Phật có dạy: Nhất thiết duy tâm tạo. 
Nghĩa là: cảnh giới thiên đàng niết bàn hay địa ngục trần gian, tất cả đều tùy thuộc vào tâm trạng của con người, do chính tâm của con người tạo ra.  Chẳng hạn như là: muốn được tâm Phật thì tự mình phải bỏ tâm ma.  Muốn được yên ổn thì tự mình phải bỏ tâm hay gây sự.  Bởi vì, sách có câu: "sinh sự thì sự sinh".  Do đó, đạo Phật mới có tam tạng kinh điển, chỉ dạy tám muôn bốn ngàn pháp môn, để giúp đỡ con người được giác ngộ và giải thoát. 

Tóm lại, các điểm sau đây chính là tính cách thiết thực của đạo Phật, mà Ðức Phật dạy trong các kinh điển:
 Hãy chuyển hóa phiền não khổ đau thành an lạc hạnh phúc.
 Hãy chuyển hóa thế gian ta bà khổ thành cõi tự tại niết bàn.
Hãy chuyển hóa phàm phu vô minh thành bực giác ngộ, 
chánh đẳng, chánh giác.    _


ÔNG ẤY CẦN TÔI

Cô y tá nọ hướng dẫn một chàng thanh niên với vẻ mặt hốt hoảng âu sầu tới bên giường bệnh của ông già . Cô nói : "Ông ơi! Con trai ông đã tới đây này!"

Cô phải nhắc lại nhiều bận thì ông già bệnh nhân mới mở mắt ra nhìn. Ông bị ảnh hưởng thuốc mê và cơn đau nên chỉ nhìn thấy lờ mờ người thanh niên đứng bên bình dưỡng khí ở đầu giường. Ông giơ tay quờ quạng nắm lấy bàn tay người thanh niên, siết chặt, không rời tay ra như cần một sự an ủi.

Cô y tá lăng xăng mang một chiếc ghế lại gần giường bệnh cho người thanh niên ngồi. Rồi suốt đêm đó, người thanh niên ngồi giữ bàn tay ông già và nói những lời an ủi đầy hứa hẹn.

Người bệnh già thì chẳng nói được câu gì, chỉ biết nắm chặt lấy bàn tay người thanh niên. Sáng ngày ra, người bệnh thở hắt ra và chết. Người thanh niên bùi ngùi đặt cái bàn tay bất động nọ xuống bên giường và đi báo tin cho cô y tá. Trong khi cô ý tá làm thủ tục giấy tờ, người thanh niên tần ngần đứng bên cạnh. Khi cô làm xong thủ tục, cô ngỏ lời chia buồn với chàng thanh niên thì chàng này hỏi cô rằng: "Ông ấy là ai vậy? tên là gì?"

Cô y tá ngạc nhiên: "Tôi tưởng ông ta là cha anh?"


Chàng thanh niên trả lời: "Không, ông ta không phải là cha tôi, tôi chưa hề gặp ông ta bao giờ, tôi vào thăm người bạn có lẽ cùng họ, nên cô dẫn tôi nhầm tới đây".

Cô y tá kêu lên: "Ổ, thế sao anh không cho tôi biết khi tôi dẫn anh tới đây"!

Chàng thanh niên nọ chậm rãi: “Khi tôi được biết ông ta bệnh nặng khó qua khỏi mà ông ta lại đang mong mỏi sự có mặt người con trai chưa tới được. Ông ta đã yếu quá, cũng không nhận ra được ai cả, tôi cảm thấy ông ta rất cần tôi nên tôi ở lại cũng có sao đâu!”


BÀI CẢNH TỈNH NGUYỆN TÂM CA
THIỀN VIỆN ĐẠI ĐĂNG

Ai đã đến như lời xưa hẹn ước,
Trái tim này dâng hiến trọn cho đời,
Vô lượng kiếp dìu nhau chung nhịp bước,
Vạn nẽo đường nhân thế mộng đầy vơi.

Cuộc hành trình lăn lóc mãi chưa ngơi,
Người còn khổ ai còn đây chí nguyện,
Xót thương đời đảo điên mê chấp luyến,
Huyễn thân nay xin chấp nhận thương đau.

Ai có biết trần gian tuồng mộng ảo,
Mãi đam mê đuổi bắt bóng chiều tà,
Cuốn theo ghềnh bao bọt bóng phù hoa,
Làn hương thoảng nhạt nhòa theo sương khói.

Hoa tươi thắm lúc bình minh nắng mới,
Chóng phai tàn khi bóng ngã tà dương,
Giấc Nam Kha sực tỉnh đoá vô thường,
Nghe thương xót bao người đang đắm đuối.

Đêm trở giấc ngậm nguồi trong tiết nuối,
Mộng liêu trai rụng vở ánh trăng tà,
Cuộc tình nồng theo giọt đắng phôi pha,
Lòng giá buốt bản tình ca héo hắc.

Đời tan hợp vui buồn duyên được mất,
Danh lợi tình đâu chắc thật bền lâu,
Mãi tranh đua chen lấn giật dành nhau,
Gây bao mối thương đau sầu chất ngất.

Hãy thức tỉnh bước lên đường giải thoát,
Gót phong trần xin dừng bước lang thang,
Được gì đâu khi tỉnh giấc kê vàng,
Nghe chua xót bàng hoàng tim buốt giá.

Ôi bảo tố phong ba đời nghiệt ngã,
Dấy điêu linh thống khổ cuộn dòng đời,
Dìm bao người đắm đuối biển mù khơi,
Bao khác vọng tan tành theo mây nước.

Ai đã đến như lời xưa hẹn ước,
Dù gian truân khó khổ quyết không lơi,
Dong thuyền từ đưa chúng vượt dòng khơi,
Soi đuốc tuệ dẫn người qua bến giác.

Hãy xây lên giữa cuộc đời đổ nát,
Một lâu đài giải thoát vượt tam thiên,
Giữa trần gian đầy khổ não ưu phiền,
Đem trái giác hạt thiền ban rải khắp.

Bài hợp tấu đợi duyên người phúc đáp,
Bản tình ca hòa nhịp điệu cùng anh,
Đàn không dây vang điệp khúc vô sanh,
Sáo không lỗ vọng lên bài bất tử.

Ôi vi diệu bài ca không ngôn ngữ,
Nghe được rồi sanh tử hết tương can,
Khắp nẽo đuường nhân thế mộng trần gian,
Nguyện chia sẽ lắng nghe không từ khước.

Và ai đến như lời xưa hẹn ước,
Trái tim này dâng hiến trọn cho đời,
Vô lượng kiếp dìu nhau chung nhịp bước,
Vạn nẽo đường nhân thế mộng đầy vơi.

 

LUẬT NHÂN QUẢ
CHO TRỌN NIỀM VUI MÙA VU LAN
THẬP ĐẠI NGUYỆN PHỔ HIỀN BỒ TÁT
ĐẠO PHẬT VÀ SỰ KHỔ ĐAU TRONG CUỘC SỐNG
TAM TUỆ HỌC VÀ TAM VÔ LẬU HỌC
PHẬT PHÁP TẠI THẾ GIAN
ÂN OÁN CÕI ĐỜI
BÁT NHÃ TÂM KINH

Thursday, 13 September 2012

***ĐẠO PHẬT VÀ SỰ KHỔ ĐAU TRONG CUỘC SỐNG

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

Một số người xem Đạo Phật như bi quan. Họ gọi đấy là "tôn giáo của khốn khó", bởi vì  "khổ đau" và "không toại ý", là điều Đức Phật đã dạy trong Bốn Chân Lý Cao Quý, bám vào tâm tư họ.

Một cách thực tế, Đạo Phật không phải bi quan cũng không phải lạc quan.  Đạo Phật là thực tế, một phương pháp để thấy mọi thứ như chúng thật sự là.  Đức Phật đã dạy chúng ta về cuộc đời từ lúc chúng ta sinh ra đến lúc chết.  Nó bao gồm nhiều lãnh vực của đời sống, chẳng hạn như để sống một cách thông tuệ, và hạnh phúc như thế nào, chiếm lấy lòng bạn hữu như thế nào, hoàn thành mục tiêu như thế nào, và ngay cả chết một cách an bình như thế nào.
Tại sao Đạo Phật luôn luôn nói về khổ đau?  Đấy là sự thật của cuộc đời mà tất cả chúng ta phải chấp nhận và nhận ra nhằm để chạy chửa  nó.  Đức Phật đã không chỉ nói về khổ đau mà thôi, nhưng cũng nói về việc vượt thắng khổ đau như thế nào.  Đấy là hạnh phúc trong đời sống.
Hãy để tôi chia sẻ với quý vị về những bí mật của hạnh phúc.  Có ba bước để thực hiện.
Bước thứ nhất là hạnh phúc hay vui sướng với bất cứ điều gì chúng ta làm.
 Abraham Lincoln đã nói, "Cha tôi đã dạy tôi làm việc; nhưng ông đã không dạy tôi yêu nó".  Hầu hết chúng ta không vui sướng với những gì chúng ta có và làm, đặc biệt việc làm của chúng ta.  Đôi khi chúng ta tùy thuộc vào những cảm xúc chúng ta thích hay không thích quá nhiều.  Chúng ta làm những việc bởi vì chúng ta cảm thấy tốt lành hay thích nó.  Rất nhiều lúc chúng ta bối rối và đau khổ nếu ai đó gây áp lực bắt chúng ta làm việc.  Rắc rối là chúng ta sẽ yêu thương và hay hạnh phúc như thế nào với những việc chúng ta làm.
Trong Đạo Phật, "Kuttukammayatachandha" có nghĩa là sự tự nguyện để làm mọi việc.  nếu chúng ta không vui thích bất cứ điều gì chúng ta đang làm, hãy tưởng tượng điểu gì sẽ xảy ra.  Chúng ta sẽ làm việc mấy giờ một  ngày và không vui thích với nó.  Thay vì thế, chúng ta sẽ ghét bỏ và khổ đau, là điều tôi nghĩ không lành mạnh cho thân thể và tinh thần.
Tại sao chúng ta không tự rèn luyện mình  để đón nhận niềm vui thích?  Có câu rằng, "Nếu bạn không có những thứ bạn thích, thì bạn phải thích những thứ mà bạn có".
Chúng ta phải rèn luyện chính mình để yêu thương và thấy phía tích cực những thứ đến với chúng ta mỗi ngày trong cuộc đời như một bài học.  Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng, hãy nghĩ rằng đấy là một ngày tuyệt vời mà tôi vẫn còn sống.  Tôi có một cơ hội để hành động một cách tốt đẹp và hưởng thụ một ngày nữa.  Khi bạn ăn điểm tâm, hãy vui sướng với nó, và hãy cố gắng trong một cách tốt nhất mà bạn có thể để áp dụng điều ấy trong mỗi giây phút trong ngày.  Đây là bước thứ nhất để hạnh phúc.
Bước thứ hai là chánh niệm.
Có câu nói rằng, "Đèn bật sáng, nhưng không có ai ở nhà."  Tất cả chúng ta đang ở trong kỷ nguyên của kỷ thuật thông tin và có vô số những khí cụ thuận tiện để làm cuộc sống dễ dàng.  Đôi khi chúng ta ngay cả không tỉnh thức về việc thực hiện mọi thứ và chúng ta biểu hiện như một người máy.  Chúng ta sống bằng những thói quen cũ kỷ và không chánh niệm.
Khi chúng ta đang ăn, hãy chắc là chúng ta đang thưởng thức thức ăn của chúng ta, đừng nghĩ ngợi hay dự tính gì cả.  Chúng ta phải thay đổi thói quen cũ kỷ của chúng ta, đặc biệt thói quen tự nhiên mà trong ấy chúng ta làm việc trong đời sống một cách tự động.
Nếu đang bước đi, bạn có biết là bạn đang bước đi không.  Trong một cách thực tế bạn phải biết mỗi thời khắc, cho dù nó là tốt hay xấu.  Nếu bạn giận dữ, hãy biết là bạn đang giận dữ; nếu bạn đang vui vẻ, hãy biết là bạn đang vui vẻ.  Bất cứ điều gì bạn làm - ngồi, đứng, tắm, uống cà phê,  nói chuyện, và v.v... - hãy thêm sự biết hay chánh niệm.  Tâm bạn ở  nơi nào?  Nó vắng mặt chứ?  Nhằm để đạt được  hạnh phúc, bạn phải đem tâm trở lại ở đây và bây giờ, và phải chánh niệm mỗi thời khắc trong đời sống.  Tâm và thân chúng ta là cùng với nhau, vì thế hãy cố gắng đừng để tâm chúng ta lang thang thường xuyên.  Trong phương pháp của Đức Phật, hành động chánh niệm là tập luyện quan trọng nhất.  Tất cả những giáo huấn của Đức Phật có thể tóm tắt trong chánh niệm.  Hãy chánh niệm, rồi thì chúng ta thực tập tất cả những lời dạy của Đức Phật.
Bước thứ ba là tập trung.
Trong những quốc gia Phật Giáo, có nhiều tượng Phật.  Một trong những bức tượng mà tư thế rất nổi tiếng là tư thế thiền định (Samadhi posture).  Trong Pali, chúng tôi gọi là "tư thế tam muội", có  nghĩa là tập trung.  Khi Phật tử thấy bức tượng này, điều ấy nhắc  nhở họ rằng, bạn nên tập trung và chánh niệm trên bất cứ điều gì bạn làm.  Khi bạn ngủ hay khi bạn ăn, tập trung trên việc ăn hay tâm tư với sự ăn.
Bạn có quán sát chính mình làm những việc không?  Bạn thật sự có thể tập trung hay định tâm không?  Nó khó đấy chứ, đúng không?  Đôi  khi chúng ta làm nhiều chuyện trong cùng một lúc.  Chúng ta cho là chúng ta thông minh, nên chúng ta có thể làm nhiều thứ như vậy chẳng hạn như xem truyền hình và gọi điện thoại cho người nào đấy.  Có một phẩm chất để làm như thế chứ? Tôi nghĩ đấy không phải là một thói quen tốt thế ấy, đặc biệt khi chúng ta lái xe và gởi tin nhắn hay lái xe và nói chuyện.  Nó có thể tạo nên các rắc rối.  Tập trung là một chìa khóa khác đối với hạnh phúc và thành công trong đời sống.
Đây là những bí mật cho hạnh phúc; thích thú, chánh niệm và tập trung.  Nếu bạn tuân theo những bước này từng giờ và từng ngày, sự thực tập của bạn sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn.  Nhưng bạn phải bắt đầu ngay từ bây giờ để thay đổi và bắt đầu một phong thái mới.
Hãy thích thú với hành trình đến hạnh phúc. 

SỨC MẠNH CỦA MỘT LỜI NÓI 

Thả một hòn sỏi vào trong nước:
trong phút chốc bạn lãng quên.
Nhưng có những gợn sóng nhỏ xoay tròn,
hòa vào con sóng lớn.
Bạn đã xáo động một đại dương hùng vĩ
chỉ bằng một hòn sỏi mà thôi
Thả một lời nói không tốt, không cẩn trọng:
trong phút chốc bay đi.

Nhưng để lại vô vàn gợn sóng lăn tăn xoay tròn, lan tỏa
Và không có cách nào lấy lại - một khi bạn đã nói ra.
Thả một lời nói không tốt: trong phút chốc bạn lãng quên.
Nhưng có những gợn sóng nhỏ xoay tròn mãi
Có thể bạn đã làm ứa một dòng nước mắt
trên con tim buồn.

Bạn đã xáo động một cuộc đời hạnh phúc
chỉ vì những lời nói kia.

Thả một lời nói vui vẻ và tốt bụng:
chỉ trong giây lát chúng bay đi.
Nhưng để lại vô vàn gợn sóng lăn tăn, xoay tròn mãi.
Mang hy vọng, niềm vui, an ủi trong mỗi con sóng xô bờ.
Bạn sẽ không ngờ được sức mạnh của một lời nói tốt
bạn cho đi.

Thả một lời nói vui vẻ và tốt bụng:
trong giây lát bạn lãng quên.
Nhưng niềm vui dâng tràn,
và những gợn sóng reo vui xoay tròn mãi.
Bạn đã làm cho con sóng được vỗ về trong điệu nhạc êm ái
có thể nghe thấy trên hàng hải lý
từ việc thả một lời nói tốt mà thôi.


SUY NGẪM VỀ CUỘC SỐNG
Kính mời quí vị cùng đọc một câu chuyện ngắn, gọn, tình tiết đơn sơ, nhưng đong đầy triết lý, nỗi buồn của kiếp nhân sinh. Danh vọng, uy quyền, nhan sắc, thời cuộc, tâm tư, như bóng mặt trời đang lên, rồi sẽ khuất dần nơi chân trời. Mọi chuyện trên đời đều biến chuyển, đều đổi thay, không có gì tồn tại vĩnh viễn, vĩnh cửu. Cũng như vọng tâm của con người thay đổi từng phút giây, tùy theo cảnh trần bên ngoài tác động, nay thương mai ghét, nay thân mai thù.
Tu theo Phật - cốt tủy Phật giáo không phải chỉ là các hình thức cúng kiến lễ lạy phức tạp đượm màu mê tín - chính là trong cuộc sống hàng ngày, giữa các đợt sóng vọng tâm nổi lên không ngừng, thương ghét thân thù, con người phải nhận ra chính mình có chân tâm thường hằng không biến đổi theo cảnh trần bên ngoài. Chân tâm này ai cũng có - không phân biệt tôn giáo, xuất xứ - chỉ khi nào tâm bình lặng, không sóng gió, con người mới nhận ra.Chân tâm đưa con người lên cảnh giới niết bàn, an vui, tịch tĩnh.
Vọng tâm kéo con người vào cảnh giới đọa lạc, phiền não, khổ đau.Muốn dẹp vọng tâm, con người cần tìm hiểu lời Phật dạy, áp dụng vào đời sống hàng ngày. Vọng tâm ngày càng ít đi, con đường tu tập ngày càng sáng tỏ, trí tuệ khai mở, phiền não khổ đau không còn nữa, con người hưởng được đời sống an nhiên tự tại hiện tiền. Tuy nhiên, con người cần phải nổ lực, phải tự lực, tinh tấn tiến tu, chứ không phải van xin cầu khẩn mà được đâu.Ví như mặt biển đầy sóng gió (vọng tâm nổi lên), không ai nhận ra mặt biển bao la bát ngát như khi thái bình (chân tâm).Ví như mặt trời luôn sáng tỏ (chân tâm sáng suốt) nhưng bị nhiều đám mây đen che khuất (vọng tâm mê mờ), nên con người chẳng nhận ra được.
BAN BIÊN-TẬP PHTQ.CANADA


Nhan sắc
Nguyễn Thị Thảo An  Shimazu Yoshiha là con gái độc nhất của lãnh chúa Shimazu Yoshihiro vùng Satsuma. Dân gian tin rằng vì muốn dâng Yoshiha cho Thiên Hoàng nên từ nhỏ nàng đã được tắm sữa dê, uống nước sương hứng từ trên núi, phải đốt hương trầm để tẩm xiêm y,...Shimazu Yoshihiro cũng là một vị danh tướng lẫy lừng trong lịch sử Nhật Bản. Ông góp công lớn trong việc thống nhất Kyũshũ (1587). Trong bảy năm 1592-1597, Yoshihiro đã tấn công bán đảo Triều Tiên và liên tiếp thắng nhiều trận lớn, giết danh tướng Won Kyun của Cao Ly tại mặt trận. Năm sau 1598, thừa thắng kéo qua đánh Scheon (Tứ Xuyên), chỉ với 7,000 quân trong tay Yoshihiro đã đánh tan quân nhà Minh đông tới 37,000. Người Trung Hoa truyền rằng những người lính ở dưới tay Yoshihiro đã biến thành những con quái vật Shimazu, giết người không nháy mắt. Nhưng lịch sử Nhật trân trọng gọi họ là những “thiên tướng nhà trời”, những samurai biểu tượng, đậm đầy dân tộc tính. Có lẽ những nhà viết sử sau này cũng phân vân không biết xếp họ là thiên thần hay ác quỷ.
Đừng nói chi ai, ngay Konishi Yukinaga, một chiến tướng tài giỏi, dũng cảm nhất của Yoshihiri đôi khi cũng tự hỏi mình, “Ta là thiên thần hay ác quỷ?” Là thiên thần ư? Sao mình có thể giết người không biết chùn tay? Là ác quỷ ư? Có ác quỷ nào lại biết rung động khi thấy những cánh hoa đào tả tơi trước gió?Năm Yoshiha 17 tuổi, Yukinaga đã trông thấy nàng. Đó là dịp đại quân trở về thủ phủ Satsuma để nhận quân lệnh mới.

Lúc Yuki lững thững tản bộ bên bờ cầu, tay vin đốc kiếm thì đột nhiên chàng bất chợt ngó qua. Bên kia cầu, Yoshiha cùng một vài thị nữ cũng vừa trờ tới. Đôi mắt nhìn nhau làm Yoshiha xao xuyến, còn Yuki thì sững sờ. Mấy ngón tay chàng bỗng dưng run rẩy. Chưa bao giờ Yuki được trông thấy một vẻ đẹp nào hoàn hảo đến vậy. Chẳng lẽ tạo hóa khéo tay tới nỗi này ư? Yuki chợt nhớ ngay cái bài ca của trẻ con thường nghêu ngao ngoài phố.Có hai cô con gái của một thương gia bán lụa ở Kyoto
Cô chị hai mươi, cô em mười tám.
Một chàng lính có thể giết người bằng lưỡi kiếm của chàng ta
Nhưng các cô gái giết người đàn ông bằng ánh mắt của các nàng.(1)Rồi Yuki thẫn thờ bỏ đi. Nhưng từ đó, cái ánh mắt của Yoshiha vẫn cứ bám riết trong tâm trí chàng.Trong trận chiến cuối ở Noryang, Yoshihiri bị rơi vào một kế hoạch phản công của liên minh Triều Tiên-Trung Hoa, hạm đội 500 chiến thuyền của Yoshihiro hoàn toàn bị đánh tan tác dưới sự chỉ huy của Lý Thuấn Thuần (2) và Chen Lin (nhà Minh). Kết thúc trận chiến, 200 trên 500 thuyền Nhật bị chìm. Đây là thất bại lớn nhất trong đời của danh tướng Shimazu. Và đó cũng là trận chiến cuối cùng của Yukinaga, người chiến binh đã không còn có dịp trở về.Sau thất trận ở Triều Tiên, Yoshihiro bị thất sủng.

Ông không còn tham gia một trận có ý nghĩa nào nữa. Tham vọng của gia tộc Shimazu cũng tan rã. Về sau, Yoshihiro bắt đầu dạy cho những thế hệ trẻ. Ông trở thành một tín đồ của Phật và trở lại Triều Tiên xây dựng một đài tưởng niệm cho quân địch trong cuộc chiến bảy năm.Giấc mơ làm hoàng hậu không thành. Yuki thì đã bỏ mình trên chiến trường. Những mộng tưởng của Yoshiha bây giờ tan rã, tản lạc như những mớ mây trời. Bất chợt, nàng nhận ra sự biến đổi vô thường của cuộc đời.
Nàng quyết định đi tu.Nàng đến Edo (3) thỉnh cầu thiền sư Tosui Unkei xin làm đệ tử. Liếc thoáng qua, ông thầy xua tay vì nàng quá đẹp.Yoshiha tìm đến Oda Nobunaga, gập mình xin theo học. Nhưng ông thầy quát bảo các đệ tử đóng sập cửa lại. Ông xin lỗi vì đã bất nhã, nhưng cửa phải đóng chặt để không ai trong thiền viện này bỏ trốn theo nàng.Chặng cuối hành trình, nàng hầu như kiệt lực trước cửa thiền viện vắng vẻ của Toshoku. Thiền sư đành nhắm mắt gật đầu.Chỉ ít lâu, thiền viện trở nên nhộn nhịp. Người ta lên núi xin học rất đông.Trong những buổi thiền tập, đây đó có nhiều tia mắt bất chợt liếc xéo qua nàng. Có lúc, thiền sư Toshoku đã phải dùng búa gõ giống như quan tòa.
Một năm sau, ông thầy nói, nhan sắc của nàng là nguyên nhân gây bao phiền toái. Sức của thầy không đủ dập tắt ngọn lửa mê muội của thiền sinh.Nàng ngước mắt hỏi, “Vậy nhan sắc có tội hay tham sắc có tội?”Thiền sư không trả lời, rồi lệnh cho dời nàng lên căn nhà nhỏ biệt lập ở trên núi.Yoshiha vâng lời thầy, lên núi tự tu tập.Mỗi sáng mở cửa đón mặt trời, nàng gỡ trên then cài không ít những manh giấy đề thơ giắt vội. Có kẻ hẹn hò, có kẻ tán tỉnh, có kẻ nguyện liều chết mang nàng đi. Không dao động, nhưng những lời rủ rê đó như những mũi tên bắn không trúng đích, cứ lơ lửng vô hình ngáng ngang trong ký ức.Dăm ba bữa, thầy lại sai người mang thức ăn, hoa quả lên. Mà đâu phải dễ, người ta phải cạy cục lắm mới xin được một chân vận lương như thế. Khó thế mà không biết làm sao Hakuo, một thiền sinh mới lại được lên núi lần thứ hai.
Lần này, hắn cố ý chần chừ đến khi trời nổi gió. Lúc trao giỏ đồ, bất chợt một cơn giông ập tới. Gió hất tung xiêm áo, Yoshiha loạng choạng suýt ngã thì Hakuo vội chụp lại. Tấm thân nàng ấm áp và mềm mại như tơ. Khi Hakuo trở xuống, đầu óc hắn lơ tơ mơ thế nào mà lạc xuống suối nước nóng. Mấy ngày sau, người ta mới phát hiện hắn trôi xuống tuốt dưới chân núi.Tetsugyu thì không vòng vo như Hakuo. Dù gì, anh cũng là đại đệ tử của thiền sư Toshoku. Anh đến trước căn nhà trên núi, lựa một tảng đá thẳng, khắc một bài thơ rồi ngồi xếp bằng và nhắm mắt chờ.Yoshiha ngó ra, nhưng nàng không đọc bài thơ ấy.

Đã lâu lắm rồi nàng không đọc thơ. Bây giờ, nàng chỉ chuyên tâm thiền. Nàng học cách tĩnh tâm, tập thoát ly với tâm thân, với cảnh giới. Nàng định tâm, triệt tiêu mọi cảm xúc, suy nghiệm sự biến thiên luân lưu trong cuộc đời, trong trời đất.Mấy năm sau có người trong gia tộc báo tin, danh tướng Shimazu Yoshihiro đã mất. Nàng đang tĩnh tọa, chỉ hé mắt ngắm người đưa tin, “Ờ,...”Vài năm sau nữa, thiền sư Toshoku lại qua đời.

Nàng vẫn nhắm nghiền mắt, không nói một lời.Hai mươi năm. Rồi ba mươi năm trôi qua.Căn nhà nhỏ giờ đã bắt đầu rệu rã với thời gian. Còn Yoshiha, da đã nhăn, mắt đã mờ, lưng đã mỏi.Dăm ba bữa, thiền viện lại bắt những thiền sinh trẻ mang lên núi những giỏ thức ăn. Chưa tới trước cổng đã nghe tiếng gào, “Bà ơi”. Rồi chúng quẳng nhanh cái giỏ, chạy như biến.Yoshiha lục trong giỏ. Gạo, dưa, một ít muối. À, kỳ này bọn nó có gửi theo một cây lược và cái gương. Chắc chúng chê tóc nàng rối.Yoshiha cầm gương lên.

Nàng không còn nhận ra mình. Một bà lão xấu xí nào đó đang đứng trong gương ngó nàng. Phía sau tấm gương, mặt trời chói lọi đang chiếu ra những tia tàn tạ.Đêm đó, Yoshiha nghiêm mình trong dáng tĩnh tọa. Nhưng tâm trí nàng dạo chơi trong chốn vô cùng. Nàng nhìn thấy mây, mây già nua. Nàng nhìn thấy núi, núi cổ độ. Nàng nhìn thấy từng rặng thông, từng ngách suối. Hình như cả ngàn năm trước, đã thế. Mà ngàn năm sau, chắc cũng thế.Tạo hóa sinh vạn vật.
Vạn vật vốn vô tri
Chỉ có con người biết suy nghĩ.
Nghĩ ra cách học để vô tri.Nàng chợt nhớ ra, đã lâu lắm rồi, môi nàng không cười, mắt nàng không khóc. Tâm nàng an định như gốc cây, như tảng đá ngoài sân.Yoshiha thức trắng đêm. Trời vừa sáng, nàng bước vội ra sân, sụp xuống tảng đá. Nơi mà Tetsugyu đã từng ngồi đây để chờ đợi. Mặt đá sù sì, mấy hàng chữ khắc của Tetsugyu hồi trước còn hằn sâu rất rõ. Yoshiha vớ một nhúm lá lau sạch những hàng chữ và đọc.Mặt trời lên.
Rồi mặt trời lên.
Khi ngang qua trái núi này.
Ta bắt được khoảnh khắc hoa đang nở, gió đang nhớm, nắng đang soi.
Hãy hít mạnh hơi.
Ngửi lấy hương hoa.
Đón cơn gió lớn.
Tắm trọn ngọn nắng.
Mời nàng cùng ta.
Đi nốt con đường.
Ngày mai.
Rồi ngày mai nữa.
Mặt trời sẽ lên...Yoshiha thẫn thờ đứng lên. Hồi ấy, không ai để ý Tetsugyu đã bỏ đi đâu. Bây giờ có đuổi theo thì cũng không bắt kịp. Chàng đã đi quá xa.Quá xa rồi.
 

CON CHIM TRONG BÀN TAY
TÌM HẠNH PHÚC Ở ĐÂU
THƯ NGỎ VÀ MỤC LỤC PHTQ SỐ 20
THUYẾT TRÌNH VÀ HỘI THẢO CHƯƠNG TRÌNH ĐI TÌM HẠNH PHÚC
PHẬT PHÁP TRỊ TÂM BỊNH CỦA CHÚNG SINH
HẠNH PHÚC NHỜ BIẾT BUÔNG XẢ
ĐỜI CÒN DỄ THƯƠNG

Monday, 10 September 2012

*** TAM TUỆ HỌC, TAM VÔ LẬU HỌC

HT.Thích Thanh Từ
Ngày xưa tôi đã từng nói, tôi là kẻ nợ của Tăng Ni. Có nhiều người lấy làm lạ, tại sao tôi là kẻ nợ của Tăng Ni? Bởi vì suốt đời tôi từ khi học đạo rồi đi dạy mãi cho tới ngày nay, lúc nào cũng đem hết tâm tư lo lắng suy nghĩ, giúp cho Tăng Ni tu được, học được, có kết quả tốt. Bởi suy nghĩ như vậy nên ở đâu tôi cũng lo lắng cho Tăng Ni. Thế nên tôi nghĩ rằng người lãnh đạo Phật giáo Việt Nam, hiện tại và mai sau không thể chối bỏ trách nhiệm đối với Tăng Ni được. Tại vì Phật giáo Việt Nam còn hay mất là gốc ở Tăng Ni.

Là đệ tử Phật, lúc nào chúng ta cũng nhắm thẳng cội gốc để lo xây dựng và giữ gìn mạng mạch của Phật pháp. Một ngôi chùa mà thiếu Tăng Ni trụ trì hướng dẫn cho Phật tử thì ngôi chùa đó không phát triển được. Như vậy rõ ràng trách nhiệm của Tăng Ni rất nặng đối với Phật giáo. Nếu Tăng Ni không đủ tư cách học, tu và giáo hóa thì trách nhiệm đó không tròn. Muốn việc học, tu và giáo hóa đầy đủ thì phải hội tụ được ba yếu tố mà nhà Phật gọi Tam tuệ học, nghĩa là Văn Tư Tu.

Văn là chúng ta học với những bậc trưởng thượng, những người đi trước, các ngài đem sự thấy, nghe, hiểu giảng dạy cho chúng ta. Chúng ta lắng nghe để nhập thần những điều ấy, đó là Văn. Tuy nhiên đạo Phật không cho phép chúng ta nghe rồi tin liền, mà phải vận dụng trí tuệ của mình để gạn lọc, suy lường, xem lời dạy ấy có phải là chân lý chưa, đúng lẽ thật chưa? Bởi vì những vị đi trước chúng ta cũng là Phàm tăng chớ chưa phải Thánh tăng.
Đã là phàm thì có điều nói rất đúng nhưng thỉnh thoảng vẫn có điều nói sai. Vì vậy mà chúng ta phải gạn lọc, nghe rồi suy tư, gẫm xét lại điều chúng ta nghe có đúng lẽ thật hay không? Khi suy gẫm xét đoán như vậy là chúng ta có trí tuệ nên gọi là Tư tuệ. Có Văn mà không có Tư là thiếu sót lớn, bởi vì nghe đâu tin đó, nói đúng cũng tin, nói sai cũng tin thì người đó chưa đủ thông minh trí tuệ. Nên Tư tuệ là điều kiện thiết yếu giúp chúng ta mở sáng con mắt trí tuệ của mình. Nhưng Tư không chưa đủ. Nghe và nghiệm lời đó đúng thì chúng ta phải tu, nghĩa là ứng dụng điều đó vào ngay trong cuộc sống. Đây gọi là Tu tuệ.
Như nghe nói về lý vô thường thì chúng ta phải suy gẫm lý vô thường có thật đúng hay chưa, có gì ngoại lệ không? Suy gẫm đến nơi đến chốn thấy đúng liền ứng dụng lý vô thường vào cuộc sống của mình. Ứng dụng thế nào? Chúng ta thấy đời vô thường nên chán quá, hết muốn làm gì phải không? Vì vô thường nay còn mai mất thì làm chỉ uổng công nhọc sức. Suy nghĩ như vậy đúng không? - Không đúng. Khi chúng ta hiểu cuộc đời là vô thường, chúng ta cần phải tranh thủ. Ngày nay, giờ này mình còn khỏe mạnh, phải học, phải tu, làm lợi ích cho chúng sanh, để mai kia chết rồi làm sao tu, làm sao học, làm sao lợi ích cho chúng sanh được. Như vậy là biết ứng dụng lý vô thường.
Cho nên các Tổ hồi xưa thường dạy: Thị nhật dĩ quá, mạng diệc tùy giảm, như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc, đại chúng đương cần tinh tấn, như cứu đầu nhiên v.v… Nghĩa là, ngày nay đã qua, mạng sống của chúng ta giảm đi một phần, như con cá ở dưới ao nước sắp cạn, mỗi ngày qua là mỗi ngày gần với cái chết. Vậy phải làm sao? Phải tinh tấn tu hành, làm lợi cho người gấp, như cứu lửa cháy đầu.
Nếu đầu có tóc bị một đốm lửa rớt vào, lúc đó chúng ta thong thả xem nó ngún ra sao hay phải dập tắt liền? - Phải dập tắt liền. Cũng vậy, biết được thân này vô thường, mạng người trong hơi thở thì chúng ta không thể chần chờ được, không thể sống ngày nay, chờ ngày mai, sống ngày mai chờ ngày mốt. Cứ như vậy để ngày qua ngày, mất hết thì giờ quí báu. Chúng ta phải ứng dụng lý vô thường vào việc tu, việc học để tự lợi và làm lợi ích cho chúng sanh. Đó là hiểu được lý vô thường. Như vậy là Văn Tư Tu nhịp nhàng theo nhau. Nếu nói hiểu lý vô thường mà chỉ ngồi nói dóc với nhau chơi chớ không gắng tu, gắng học, gắng làm việc lợi ích cho chúng sanh thì chưa thể gọi là hiểu lý vô thường đúng với tinh thần Phật dạy.
Tôi nhắc lại Văn Tư Tu tuệ. Văn là học, học rồi suy gẫm nhận xét là Tư. Từ Văn, Tư ứng dụng tu hành là Tu, đó là giáo lý căn bản của người học Phật.
Nhưng ngoài ba điều căn bản của người học Phật này còn có ba điều nữa là Giới, Định, Tuệ. Ba điều này gọi là Tam vô lậu học, nghĩa là sao? - Tức là ba việc học không bị lọt, không bị rớt. Nói cách khác là ba môn học giải thoát. Chữ vô lậu: vô là không, lậu là rớt. Không rơi rớt ở đâu? - Không rơi rớt trong Tam giới. Mà không rơi rớt trong Tam giới là giải thoát rồi. Nên nói Tam vô lậu học nghe khó hiểu, mà phải nói rõ rằng ba môn học để giải thoát sanh tử. Tam tuệ học là để sống tu và làm lợi ích chúng sanh, còn Tam vô lậu học này là để giải thoát sanh tử. Muốn tu giải thoát sanh tử thì phải có đủ Giới Định Tuệ.
Giới là giới luật. Hàng Sa-di thì giữ mười giới. Tỳ-kheo hai trăm năm mươi giới, Tỳ-kheo ni ba trăm bốn mươi tám giới. Giữ giới là điều căn bản, nhưng thật tình tôi thấy chư Tăng Ni bây giờ không giữ nổi những giới chi tiết. Như hiện chúng ta tu theo Bắc tông, buổi chiều đâu phải ai cũng ăn cháo sơ sơ như trong luật dạy. Như vậy có giữ được giới thứ chín chưa? Đó là tôi nói chi tiết nhỏ, hạn cuộc trong giới của Sa-di thôi mà mình còn chưa giữ tròn, huống nữa là giới Tỳ-kheo, các phần chi tiết như y bát v.v… không thể giữ được. Vì vậy nên chủ trương của tôi là Tăng Ni phải giữ những giới căn bản, giữ cho được. Còn những chi tiết, giữ được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Quan trọng là những giới căn bản. Đó là giữ giới.
Từ giới sanh định. Thường người ta nói giới sanh định nhưng thật sự giới chưa sanh định. Giới chỉ giúp để bảo vệ cho chúng ta tăng trưởng Thiền định. Thí dụ chúng ta ngồi thiền cốt để cho tâm không xao lãng, không chạy bậy. Nếu người nào phạm giới rồi thì ngồi nhưng tâm vẫn chạy bậy, kềm không nổi. Vậy nên giới là hàng rào ngăn ngừa không cho chúng ta chạy bậy hay rơi vào những nơi tội lỗi sâu thẳm khác.
Nếu nói cho đủ, giới là “phòng phi chỉ ác”. Phòng là ngừa, phi là lỗi, ngăn ngừa các lỗi cho mình, chỉ ác là dừng bỏ tội ác. Như vậy giới có tánh cách ngừa lỗi và dứt ác cho chúng ta, chớ không phải là Thiền định. Nhưng giới giúp cho Thiền định, nên trong kinh hay ví dụ ngọn đèn đốt để ngoài trời bị gió thổi nên dễ tắt, nếu ngọn đèn đó có ống khói chụp lên thì nó đứng yên. Cũng vậy, giới như ống khói chụp đèn, giữ cho ngọn đèn trí tuệ của chúng ta được sáng. Giới là ngừa đón, nên nói giới sanh định là vì thế. Nhờ có giới cũng như nhờ có bóng đèn nên ngọn đèn không bị tắt. Cũng vậy, nhờ giới mà tâm chúng ta không xao lãng, được yên định, yên định nên trí tuệ phát khởi. Vì vậy mà nói giới sanh định, chúng ta không nên hiểu lầm giới trực tiếp sanh ra định. Phải có pháp tu Thiền định mới tăng trưởng được trí tuệ. Nên nói định sanh tuệ.
Tại sao Thiền định lại sanh trí tuệ? Chúng ta do học nên sanh trí tuệ thì có lý, còn Thiền định là không suy nghĩ gì cả, sao lại sanh trí tuệ? Đây là vấn đề Tăng Ni cần phải hiểu cho tường tận. Tôi mượn một ví dụ để nói rõ điều này. Ví như có cái lu không, chúng ta xuống ao múc nước đổ vào lu. Nước mới đổ vào còn đục, chúng ta nhìn vô trong lu không thấy bóng mặt mình. Tại sao? Vì nước đục cấu bợn, không trong, không sáng nên không thấy hình ảnh bên ngoài. Bây giờ chúng ta chịu khó quậy rồi lóng cặn xuống chừng một vài giờ, các cặn bã lắng hết xuống tận đáy lu rồi thì khi đó nước trong, chúng ta nhìn vô mới thấy mặt mình rõ ràng. Chẳng những đầu mặt mình mà tất cả cảnh vật đều chiếu rọi trên mặt nước đó.
Cũng như vậy, chúng ta tu Thiền định là để lóng lặng tâm vọng. Vì tâm này chạy như khỉ vượn. Bởi chạy như khỉ vượn nên nó xáo trộn, muốn hết ngàu đục thì phải lóng lặng lại. Lóng lặng lại tức là Thiền định, khi lóng lặng rồi thì trí tuệ phát sáng. Vậy trí tuệ đó là trí tuệ gì? - Trí vô sư. Từ Văn Tư Tu cũng có trí tuệ. Từ Giới Định Tuệ cũng có trí tuệ, vậy hai thứ trí tuệ này là một hay khác? - Khác vậy. Trí tuệ trước là Trí hữu sư, trí do có học. Trí tuệ sau là Trí vô sư, không do học. Vì lúc thiền định đâu có học với ai. Mọi thứ vọng động lặng xuống thì sáng. Đấy gọi là Trí vô sư. Trí hữu sư là trí từ bên ngoài mà được, còn Trí vô sư là trí tự tâm mình phát ra. Như vậy Trí vô sư mới có công năng giải thoát sanh tử, còn Trí hữu sư không giải thoát nổi. Hiểu như vậy chúng ta mới nắm vững con đường tu.
Đức Thế Tôn khi chưa thành đạo, Ngài ngồi dưới cội bồ-đề bốn mươi chín ngày đêm. Ngài ngồi như vậy để làm gì? - Ngồi để Thiền định. Khi định đã sâu, tâm vắng lặng bỗng dưng phát ra trí tuệ sáng suốt vô cùng. Trí tuệ ấy từ trong nội tâm lưu xuất, cho nên khi sáng lên rồi, Ngài biết tất cả những gì trước kia chưa từng biết. Bởi vì sau khi ngộ đạo dưới cội bồ-đề thì Ngài có đủ Tam minh, Lục thông, Tứ vô sở úy, Thập bát bất cộng v.v…
Ở đây tôi chỉ nói Tam minh thôi. Một là Túc mạng minh, khi Ngài tu, tâm lóng định phát sáng liền nhớ lại vô số kiếp về trước đã từng ở đâu, làm gì, tên gì v.v… đây gọi là Túc mạng minh. Khi ấy tâm hoàn toàn thanh tịnh, Ngài nhớ lại câu hỏi khi còn tại gia Ngài đã thắc mắc, con người từ đâu đến, trước khi có mặt ở đây mình ở đâu? Giờ phút chót bừng sáng Ngài nhớ rõ ràng.

Trong một bài kinh A-hàm Phật có kể: Khi Ngài chứng Túc mạng minh, Ngài nhớ lại vô số kiếp về trước như chuyện mới xảy ra hôm qua. Nhớ một cách rõ ràng tường tận. Từ đó Ngài hiểu được và giải quyết được vấn đề con người từ đâu lại. Chúng ta không phải ngẫu nhiên có mặt một lần ở đây, mà từ thuở nào lang thang luân hồi. Bây giờ được làm người mới biết tu hành để thấy rõ cội gốc ấy. Do đó đức Phật thừa nhận thuyết luân hồi là chân lý.
Hồi còn Học tăng, tôi thường khổ sở về vấn đề này. Bởi nghiên cứu kỹ những sách vở Ấn Độ tôi thấy thuyết luân hồi nghiệp báo có từ đạo Bà-la-môn, chớ không phải do Phật đặt ra. Tôi hơi mặc cảm, tại sao Phật lại nhận giáo pháp của người ta. Nhưng về sau tôi thấy điều đó không lỗi lầm gì cả. Khi ngộ đạo, thấy được lẽ thật rồi thì ai nói đúng chúng ta nhận là đúng, sai biết là sai. Nếu việc đúng mà chúng ta không thừa nhận là mình quá thiên kiến rồi. Cho nên đức Phật rất sáng suốt. Những gì trước đúng thì Ngài dùng, trước sai thì Ngài sửa, chớ không phải bác bỏ tất cả để lập một triết thuyết hoàn toàn của riêng mình. Như vậy tinh thần của đức Phật rất là khoa học.
Ngày nay các nhà khoa học nghiên cứu những vấn đề mà họ thắc mắc. Khi phát minh được, thấy đúng như những gì người trước phát minh thì họ không bác bỏ mà càng trân trọng thừa nhận. Như vậy tinh thần học Phật rất khoa học, không có tánh cách độc đoán tự lập để khoe mình giỏi. Điều gì trước đúng nhận là đúng. Điều gì biết sai bảo là sai để chỉnh lại, đó là tinh thần của đạo Phật.
1**Khi chứng Túc mạng minh rồi, Ngài thấy không phải Ngài có mặt một lần mà vô số lần hiện thân trong các loài khác nhau. Hiểu như vậy nên Ngài nói con người là luân hồi. Do đó nhà Phật thường nói lang thang trong kiếp luân hồi, nay đây mai kia, không biết bao nhiêu lần sanh bao nhiêu lần tử. Điều này Phật đã thấy rõ chớ không phải học của người trước.
Thế nên trong kinh A-hàm, mới nghe Phật nói thấy như bi quan, như “nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước biển”. Lời này đúng không? Xét trong một đời chúng ta gom lại chừng bao nhiêu nước mắt? - Được một chén đi. Như vậy mỗi người một chén, một triệu người gom lại chừng một hồ, một ao là nhiều. Nếu mấy trăm triệu người gom lại chừng bằng con sông nhỏ thôi, sao Phật nói nhiều hơn nước biển cả? Chúng ta hiểu cạn cợt thì không thể tin lời Phật nói được.
Phải hiểu xa hơn, vì Phật nói nước mắt chúng sanh đâu chỉ một lần này mà vô số kiếp sanh tử, vậy nước mắt ấy không nhiều hơn nước biển cả là gì? Gom hết cái khổ đời này đời trước, đời trước nữa v.v… mới thấy cái khổ quá lớn vì không phải chỉ ở một đời. Song phần nhiều chúng ta chỉ nhớ trong đời này nên cho rằng Phật nói quá đáng, chớ sự thật không phải quá đáng. Đó là lời nói chí lý. Đức Phật nói luân hồi không phải do suy gẫm mà do ngộ đạo rồi, thấy đúng như thật mà nói.
2**Hai là Thiên nhãn minh. Túc mạng minh là đứng về thời gian quá khứ, hiện tại, vị lai. Thiên nhãn minh là đứng về không gian. Minh này thấy được vật hết sức nhỏ, hết sức xa, thấy tường tận nghiệp quả của tất cả chúng sanh. Chúng sanh ra đời là do nghiệp của quá khứ hoặc lành hoặc dữ, mà dẫn tới thọ sanh đời này, tốt xấu khác nhau, thấy rất rõ ràng.
Kinh nói, khi chứng được Thiên nhãn minh rồi, Ngài thấy trong bát nước có vô số vi trùng. Hai mươi lăm thế kỷ trước khoa học chưa phát triển, chưa có kính hiển vi mà đức Phật đã thấy được vi trùng. Vì vậy các chùa Bắc tông trước khi uống nước hay tụng bài kệ “Phật quán nhất bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng” v.v… Nghĩa là, Phật nhìn trong một bát nước thấy tám vạn bốn ngàn vi trùng. Hồi đó ai tin lời Phật nói? - Không ai tin hết. Chỉ có những vị chứng A-la-hán mới tin.
Một lần có vị Tỳ-kheo chứng A-la-hán đi đường, khi qua sa mạc khát nước quá, ngài gặp cái ao hơi cạn định lấy nước uống. Nhưng khi dùng thiên nhãn, ngài nhìn thấy vô số vi trùng ở trong nước nên không dám uống và trở lại bạch Phật:
- Con quá khát nước mà tìm được ao nước thì thấy vô số vi trùng nên không uống được. Bạch Thế Tôn, bây giờ con phải làm sao, nhịn khát để chết hay là uống?
Phật quở:
- Sao ông không dùng nhục nhãn để nhìn. Nếu dùng nhục nhãn thì không thấy vi trùng.
Nghe Phật dạy vậy Ngài liền dùng nhục nhãn nhìn nên không thấy vi trùng. Nhờ thế Ngài khỏi chết khát. Như vậy rõ ràng Phật thấy được vi trùng, các vị A-la-hán thấy được vi trùng. Nên trong Luật dạy chúng ta lọc nước trước khi uống là vì thế. Đi đâu phải mang theo đãy lọc nước vì sợ uống nước sẽ giết hại vi trùng. Ngày nay chúng ta không mang đãy lọc nước theo là vì nước đã được lọc sẵn rồi, chỉ cần vặn robinet là uống liền, mang đãy lọc theo chi nữa.
Hiện nay có người đi đâu cũng quảy theo nào là đãy lọc nước, y bát, đủ thứ hết nhưng không bao giờ dùng. Đó là chỉ biết giữ mà không biết dùng. Sở dĩ Phật chế giới, chế món đồ là cần thiết với hoàn cảnh bấy giờ. Cái lọc dùng để lọc nước uống cho không hại vi trùng. Ngày nay nước hoặc nấu chín, hoặc đã khử trùng rồi thì đem theo lọc để làm gì? Tôi chủ trương giới luật là quan trọng nhưng giới nào hợp với hoàn cảnh của mình thì áp dụng, còn giới nào không hợp thì xin học cho biết thôi, chớ như cái đãy lọc nước đi đâu cũng mang theo mà không dùng thì thật là cố chấp.
Đó là nói về vật rất nhỏ. Còn vật xa, Phật nhìn trong bầu vũ trụ thấy có hằng hà sa số thế giới tức là thế giới nhiều như cát sông Ganga ở Ấn Độ. Cát sông Ganga chừng bao nhiêu? Tôi nói gần nhất như cát sông Đồng Nai, có ai đếm được không? Sông Đồng Nai chỉ bằng một phần tư sông Ganga mà chúng ta còn không thể đếm nổi thì cát sông Ganga chừng bao nhiêu?
Ngày xưa người ta cứ tưởng trời tròn đất vuông. Đất là mảnh ở dưới để chở, còn trời là mái ở trên để che, chỉ biết trên trời dưới đất thế thôi, nhưng Phật nhìn thấy ngoài hành tinh của chúng ta còn vô số hành tinh khác. Hồi xưa đâu có viễn vọng kính, Phật dùng thiên nhãn thấy được vật ở rất xa, rất nhỏ và do đó Ngài thấy được tường tận nghiệp của chúng sanh. Ai mang nghiệp thiện, nghiệp ác thì theo nghiệp đó dẫn đi thọ sanh.
Trong A-hàm có một bài kinh Phật nói: Ta nhìn thấy chúng sanh theo nghiệp đi luân hồi trong lục đạo như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tư đường, thấy kẻ đi qua người đi lại rõ ràng tường tận, không chút nghi ngờ. Vì vậy Ngài dạy mọi chúng sanh nếu biết tu thiện, tạo nghiệp lành thì sanh trong cõi lành, còn tạo nghiệp dữ thì sanh trong cõi ác, không sai chạy, không nghi ngờ. Những gì Phật thấy và nói lại là do Ngài chứng kiến chớ không phải suy luận. Những bài kinh Bản Sanh hay Bản Sự ngày nay chúng ta đọc được trong tạng chữ Pali hoặc chữ Hán là những bài kinh nói về tiền kiếp của đức Phật và các vị Thánh đệ tử.
Kinh Bản Sanh là nói tiền kiếp nhiều đời của đức Phật. Kinh Bản Sự nói sự việc xảy ra giữa các vị Bà-la-môn hay các vị Tỳ-kheo đời trước đã từng làm gì, bây giờ chịu cảnh nghiệp quả ấy. Như có vị Tỳ-kheo chứng quả A-la-hán rồi nhưng đi khất thực vẫn không có cơm ăn. Phật nói vị Tỳ-kheo này đời trước bỏ đói một vị Tỳ-kheo cùng tu, nên bây giờ đi khất thực không ai cúng, dù đã chứng quả A-la-hán.
Như vậy những sự việc của chư Tăng xảy ra trong thời đức Phật, Ngài thấy rõ từ những kiếp trước, Ngài nói và người sau ghi chép lại gọi là kinh Bản Sự. Còn những sự việc của Ngài về vô số kiếp trước gọi là kinh Bản Sanh. Từ chỗ chứng được Túc mạng minh, nhớ vô số kiếp trước, cho nên mới ghi chuyện Bản Sanh của Ngài. Từ chứng được Thiên nhãn minh, thấy được rõ ràng mỗi người sanh ở đâu. Do theo nghiệp mà sanh cõi lành, cõi dữ chớ không phải ngẫu nhiên, cũng không phải do Phật thương ai đưa về cõi đó, ghét ai đẩy qua cõi kia hoặc thiên đường hoặc địa ngục v.v… Giáo lý đạo Phật không phải vậy, làm lành thì được quả lành, làm dữ thì chịu quả dữ. Cho nên đối với lý nhân quả luân hồi của Phật dạy không có gì để nghi hết.
3**Ba là Lậu tận minh. Lậu là lọt, là rớt. Không còn rớt trong Tam giới nữa, tức là chứng được Lậu tận minh. Đây là vấn đề mà trước khi xuất gia Ngài đi dạo bốn cửa thành thấy người già, người bệnh, người chết, Ngài thức tỉnh. Từ đó Ngài nghĩ phải tìm một phương pháp nào thoát khỏi sanh già bệnh chết, nên Ngài đi tu chính vì mục đích ấy. Minh cuối cùng này giải quyết được mục đích của Ngài là ra khỏi sanh tử luân hồi và do chứng được Lậu tận minh nên Ngài biết rõ nguyên nhân đi trong sanh tử luân hồi và nguyên nhân ra khỏi luân hồi sanh tử. Biết một cách rõ ràng tường tận. Vì vậy Ngài mới tuyên bố “ta đã thành Phật”.
Như vậy việc ngộ đạo của Ngài từ đâu có? Đó là vấn đề mà người học đạo chúng ta phải nắm thật vững, nếu không chúng ta sẽ lúng túng. Hồi xưa tôi có cái nghi, nghi Ngài ngồi bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ-đề là ngồi suốt hay ngồi ít tiếng đồng hồ rồi xả, phải đi ra ngoài giải quyết những vấn đề tiểu tiện v.v… Thật ra những việc này nếu thiếu kinh nghiệm chúng ta sẽ lúng túng. Nên hồi xưa tôi đã nghi và chắc rằng quí vị cũng có người nghi. Nhưng bây giờ thì tôi hết nghi, tôi biết rõ ràng lắm.
Bởi vì Thiền định mà chưa đến nơi đến chốn thì chúng ta ngồi trông cho hết giờ. Nếu ngồi một giờ thì tới nửa giờ sau thấy hơi khó chịu, nghe đồng hồ reo là mừng lắm. Đó là bệnh của người mới tập tọa thiền, còn người nhập định được rồi thì quên thời gian. Hồi xưa sách sử kể lại các ngài nhập định một năm, nửa năm. Gần đây tôi thấy rõ quanh tôi có những người nhập định suốt bảy ngày mà không nghe nói đói, không mắc tiểu tiện gì hết. Tôi đã chứng kiến việc này chớ không phải chỉ nghe kể lại. Ngày nay chư Tăng nhập định sơ sơ như vậy còn được bảy ngày, huống nữa là Phật. Nếu nhập Diệt tận định thì thời gian rất lâu.
Sách ghi có vị Tỳ-kheo vào đời Đường nhập Diệt tận định trong một bọng cây bảy trăm năm, cho tới đời Minh cây đó híp lại. Một hôm nhân có giông bão ngang qua, vì bọng cây mỏng quá nên gãy, Ngài rơi ra ngoài. Lính đi tuần không biết khối gì, họ mời các Thiền sư đến xem mới biết đây là một vị Tăng nhập định. Thiền sư lắc linh (chuông nhỏ), lúc ấy tóc, móng tay bung lần ra. Vị Tăng nhập định hỏi bây giờ là lúc nào, thời nào. Nghe mọi người kể lại mới biết đã bảy trăm năm. Sức định thật phi thường, chúng ta không thể lấy lượng phàm tình mà hiểu được. Có tu mới thấy cái hay, cái cao siêu của người xưa.
Nhân chứng Lậu tận minh nên Ngài rõ được nguyên nhân vì sao con người phải trôi lăn trong sanh tử và thấy rõ con đường thoát ly sanh tử. Chính bản thân Ngài thoát ra được rồi nên mới thấy, còn ở trong đó thì không thấy. Thí như người ngồi trong lu, không thấy được bên ngoài lu. Muốn thấy toàn bộ cái lu thì phải ra ngoài mới thấy. Ngài cũng vậy, chứng Lậu tận minh rồi dứt dòng sanh tử, nhìn lại mới thấy manh mối sanh tử và biết cách để thoát ly. Đó là chủ yếu đời tu của Ngài. Ngài tuyên bố giác ngộ thành Phật là giác ngộ viên mãn.
Chúng ta thử tìm xem trí ngộ đạo đó ở đâu mà có, do đâu Ngài biết được manh mối sanh tử và thoát ly sanh tử. Chúng ta nhớ trong kinh Pháp Cú, đức Phật nói: “Ta học đạo không thầy.” Không thầy mà sao thành đạo? - Do Ngài thiền định nên tất cả vọng tưởng, tất cả những thứ tâm ngàu đục u tối đều lặng tan hết, từ đó Vô sư trí bừng sáng, cho nên Ngài tuyên bố học đạo không thầy. Chúng ta tu theo Phật phải có hai trí: Hữu sư trí là giai đoạn đầu và Vô sư trí là giai đoạn cuối, chớ không thể hài lòng thỏa mãn với Hữu sư trí.
Trong những năm dạy ở Vạn Hạnh, tôi có chút buồn. Tôi nghĩ rằng vô tình người lớn đánh lừa người nhỏ. Tại sao? Bởi vì tu Phật là dứt bỏ tham sân si, mà bắt Tăng Ni thi. Vì sợ rớt nên họ phải quay bài. Mỗi lần gác thi tôi thấy buồn quá mà không nói được. Như vậy có phải gian tham không? Vô tình người trước bày cho người sau gian tham. Họ sợ rớt thì họ phải bày trò. Vì vậy sau này tôi chủ trương học, hiểu, tu chớ không thi. Đó là tôi nói trong nội bộ nước mình. Còn chuyện nước ngoài nữa.
Những năm tôi đi Ấn Độ, đến trường Nalanda thăm quí thầy, tôi cũng thấy được việc học. Văn bằng Tiến sĩ không phải là vị Giáo sư tu tại Thiền viện cấp mà do bộ Giáo dục cấp. Ông Bộ trưởng là Thánh hay phàm? Như vậy bằng Tiến sĩ do một người thế tục cấp thì thử hỏi làm sao? Bởi chúng ta là người xuất gia giải thoát, cao siêu hơn tục gia cư sĩ, bây giờ nhận bằng cấp từ một người đời thì đi tới đâu. Cho nên có nhiều vị nói đùa: Vua Diêm vương không sợ bằng Tiến sĩ của quí thầy đâu. Chừng nhắm mắt xuống dưới trình, nói tôi đậu bằng Tiến sĩ chắc Diêm vương cũng cười thôi. Bằng cấp của ông đâu phải do những vị Thánh nhân hoặc chứng A-la-hán, Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm cấp mà là cư sĩ phàm tục cấp thì ai mà sợ.
Sang Nhật Bản gặp quí thầy học ở đây, tôi cũng thấy tương tự như vậy. Bằng Tiến sĩ do bộ Giáo dục cấp là một danh dự, nhưng cũng từ cư sĩ cấp nữa. Có Bộ trưởng giáo dục nào là người tu đâu. Vậy mà chúng ta rất hãnh diện. Chúng ta hiếu học thì tốt nhưng hiếu danh là không tốt. Đó là điều làm cho chúng ta phải cực nhọc, có khi phạm lỗi lầm.
Người xưa cho học cho thi là có ý nâng đỡ Tăng Ni học tới nơi tới chốn. Nếu chỉ nói tu thì có nhiều người lười không chịu học, nên bắt phải thi lên lớp như vậy mới ham học. Người sau không hiểu thâm ý ấy nên vô tình thành ra bị mắc kẹt trong danh tướng. Nếu học là học chớ không mắc kẹt trên danh tướng thì hay. Điều này đúng. Ngược lại học mà kẹt danh tướng rồi sanh ra tự cao ngã mạn thì sai. Như vậy trở thành phàm tục mất, không còn đạo lý nữa.
Trí vô sư không phải là trí của sở học mà trí của sự tu. Tu là gì? Nếu mỗi ngày chúng ta chỉ có hai thời khóa tụng thì suốt đời không bao giờ phát sanh Trí vô sư. Phải thiền định. Dứt khoát như vậy. Trí của đức Phật thấy vô số thế giới ngoài thế giới của chúng ta, thấy được vi trùng, thấy cả tế bào ở trong con người. Ngày xưa không nói tế bào mà nói vi trùng. Trùng có hai thứ, một là hộ trùng, hai là hoại trùng. Bây giờ gọi là tế bào. Tế bào có sự sanh hoạt giống như vi trùng. Có loại tế bào bảo vệ chống những vi trùng bên ngoài xâm nhập cơ thể, nên gọi là hộ trùng. Tế bào lâu ngày hư hoại nên gọi là hoại trùng. Đức Phật thấy tường tận con người, tường tận thế giới chung quanh. Chỗ Phật thấy Ngài chưa nói hết với chúng ta.
Có một bài trong kinh A-hàm kể, đức Phật đi vào rừng, Ngài nắm một nắm lá khô trong tay rồi hỏi các thầy Tỳ-kheo:
- Lá cây trong nắm tay ta nhiều hay lá cây trong rừng nhiều?
Các thầy trả lời:
- Bạch Thế Tôn, lá cây trong rừng nhiều còn lá cây trong nắm tay của Thế Tôn rất ít.
Phật bảo:
- Cũng vậy, những gì ta biết và dạy cho các ông ít như lá ở nắm tay. Còn những gì ta biết mà chưa dạy cho các ông như lá cây trong rừng.
Bởi vậy nên nói Phật được Nhất thiết trí hay Nhất thiết chủng trí là trí biết tất cả. Nhưng vì người sau hiểu quá ít nên Ngài chỉ dạy một ít thôi, chớ chưa dạy hết được. Qua đó, chúng ta thấy giá trị của sự tu cao siêu phi thường, chớ không phải tầm thường. Nhưng phần nhiều những người tu bây giờ chỉ hài lòng với những cái tầm thường.
Kế tiếp chúng ta tìm hiểu xem nguyên nhân nào khiến cho chúng ta đi trong sanh tử và làm sao để thoát khỏi sanh tử? Bài kinh đầu tiên đức Phật thuyết là Tứ diệu đế. Bài kinh đó là căn bản của sự giải thoát, trong kinh chúng ta thấy hai phần rõ ràng như Khổ đế, Tập đế. Tập đế là nhân, Khổ đế là quả. Quả khổ không thể ngẫu nhiên có mà do tập nhân mới có. Tại sao đức Phật nói ngược, lẽ ra phải nói tập trước, khổ sau. Đây là những ý tứ nhỏ nhưng rất vi tế.
Ví như ngày nay, trong ngành y học thấy hiện những tướng bệnh nặng hay nhẹ là quả. Từ đó người ta phăng tìm ra nguyên nhân, xem hư bộ phận nào, do vi trùng gì v.v… mới có cách trị liệu diệt vi trùng. Trước khi tìm vi trùng phải dựa vào hiện tượng ở ngoài vì nó dễ thấy dễ biết. Từ đó phăng lần vô trong. Như vậy cách dạy của Phật rất khoa học. Nếu nói tập nhân thì đâu biết tập nhân là gì, nên nói quả khổ trước. Mà mọi người có ai không có quả khổ này đâu.
Tôi nói về tứ khổ trước. Chúng ta có ai tránh khỏi tứ khổ không? Sanh, già, bệnh, chết. Ai cũng sanh già bệnh chết, đó là việc trước mắt. Thêm nữa là bát khổ: ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ. Tứ khổ hay bát khổ ai không có? Đây là lẽ thật không nghi ngờ nên gọi là Đế. Tứ đế là bốn điều chân thật, không bao giờ sai chạy.
Như Khổ đế, có người nào thoát khỏi sanh già bệnh chết? Có người nào khỏi ái biệt ly khổ?… Như vậy hoặc tứ khổ hoặc bát khổ, người nào cũng gặp không ai tránh khỏi. Từ quả này mới đi tìm nguyên nhân xem quả khổ từ đâu mà ra. Phăng tới nguyên nhân của nó là Tập đế. Tập đế là gì? - Tức là tham sân si, nói thêm chút nữa là tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Còn nói nhiều hơn nữa thì vô số. Những thứ phiền não này là nguyên nhân đưa tới đau khổ, không thể chối cãi được. Tất cả chúng ta ai không có tham sân si?
Về tham thì có tham tài, tham sắc, tham danh, tham lợi, tham thực, tham thùy hoặc tham sắc, thanh, hương, vị, xúc. Nhưng tôi cho rằng con người tham sống là số một. Có người nào không sợ chết đâu? Nếu không sợ chết thì không tham sống, còn sợ chết là tham sống. Bởi sợ chết cho nên chúng ta mới muốn có cái này, cái kia để bảo vệ sự sống. Tham sống là cái tham căn bản, là cái tham chấp ngã cho nên chỗ khác dùng từ ái ngã để chỉ cho cái tham này. Chúng ta nói thương người này, thương người kia, thương người nọ, nhưng thật ra chúng ta không thương ai bằng thương mình hết. Thương mình là thương cái gì? - Thương thân tứ đại giả hợp này. Song xét cho kỹ thân tứ đại giả hợp này có gì đáng yêu, đáng thương không?
Trong kinh Niết-bàn có thí dụ hình ảnh “tứ xà đồng nhiếp”, tức là có bốn con rắn ở chung trong một cái rọ. Đất là rắn, nước là rắn, gió là rắn, lửa là rắn. Bốn con cứ gây lộn nhau hoài. Tất cả chúng ta đều có bốn con rắn đó. Chúng có hòa không? Rắn đất với rắn nước, hay rắn đất với rắn gió cắn nhau thì sanh bệnh. Như khi nào chúng ta bị trúng gió thì phải đánh gió cấp tốc. Có gì lạ đâu vì gió mạnh thì đất rung rinh, ê mình, đánh gió một hồi nghe bớt đau. Nước với lửa cũng vậy. Hôm nào nghe đầu nóng hổi thì biết lửa mạnh quá, phải kiếm đồ mát uống vô.
Khi nào thấy sưng phù là nước tăng, phải uống đồ ấm để bình trở lại. Chúng ta điều hòa đất nước gió lửa như điều hòa bốn con rắn. Chúng cứ cắn lộn nhau hoài. Nếu bắt chúng ta điều hòa bốn con rắn thật ở ngoài chắc mình chán lắm. Vậy tại sao điều hòa bốn con rắn ở trong thì lại thương nó. Nó làm mình phiền đủ thứ hết mà thương là sao, chúng ta sáng suốt hay si mê? Bởi si mê nên bị chúng điều khiển. Nay chạy kiếm thầy này, mai chạy kiếm thầy kia để điều trị cho nó hòa lại. Bản chất nó không khi nào chịu hòa mà chúng ta cứ thương nó hoài.
Thân này do bốn thứ chống chọi nhau hợp thành. Nhiều khi nhìn kỹ tôi thấy tức cười. Người ta cứ trách sao huynh này, huynh kia sống chung không hòa thuận, nhưng tôi đặt lại câu hỏi: Bản thân mình có hòa thuận với mình chưa? Thân thì bốn thứ chọi nhau. Tâm cũng vậy, có lúc nghĩ hay, có lúc nghĩ bậy. Cái nghĩ hay nó rầy cái nghĩ bậy rồi hối hận, tự mâu thuẫn nhau. Mình mà không hòa được thì hòa với ai. Chưa có người nào tự hòa được trọn vẹn. Nếu hòa được thì khỏi đi bác sĩ. Chú nước, chú đất lấn nhau, chú gió, chú lửa cũng cự hoài, không cho mình yên. Cho nên điều hòa thân mình đã khó, điều hòa tâm mình lại càng khó hơn, huống nữa điều hòa với người khác. Cho nên sống giữa đời này là cái vòng mâu thuẫn. Mâu thuẫn về thân, mâu thuẫn về tâm. Vì vậy nói tới tu là điều hết sức cay đắng. Bởi có nhìn sâu vào con người chúng ta mới thấy đủ thứ phiền.
Phật nói người chủ nuôi bốn con rắn, cố điều hòa mà nó cứ cắn nhau hoài. Hôm nào rọ hư, bốn con mạnh đứa nào đứa nấy chạy. Thế là ông chủ sửa rọ lại nuôi bốn con khác. Thời gian sau rọ lại hư, chúng bỏ chạy rồi ông chủ cũng tiếp tục sửa rọ nuôi nữa. Cứ như vậy mà tiếp tục nuôi hoài, vừa nuôi rắn vừa thương nó nữa, khổ chưa!
Cuộc đời của chúng ta có giống chú nuôi rắn đó không? Cứ rọ này hư sửa rọ khác nuôi rắn. Khách quan chúng ta phải nói thế nào? Sao mình ngu quá vậy, nó chạy đi lẽ ra chúng ta hết nợ, dại gì lại phải nuôi nữa. Do đó mà đức Phật nói chúng sanh đáng thương. Có thân là khổ mà cứ yêu thân. Mất thân này chụp thân khác, chịu khổ vô cùng tận, cứ mải đi trong luân hồi.
Đức Phật nói tham, sân, si, mạn, nghi v.v… là Tập đế, nguyên nhân của mất thân này, tìm thân khác tiếp tục mãi mãi. Khổ là quả còn nhân thì có nhiều thứ nhưng trọng tâm là ái ngã. Vì ái ngã mà có tham, có sân, có si v.v… Muốn ra khỏi sanh tử phải phá cho được nhân ái ngã này thì khổ sanh tử mới dừng. Nếu còn ái ngã thì dù nói tu hay gì nữa cũng phải trở lại, chớ chưa thể thoát khỏi sanh tử. Cho nên Phật dạy muốn giải thoát sanh tử thì phải vô ngã. Bởi chúng ta ái ngã nên mất thân này tạo thân khác liên tục trong lục đạo luân hồi. Muốn khỏi luân hồi phải vô ngã, không còn niệm ái ngã, không còn niệm yêu chuộng cái ta này là thật nữa, thì lý vô ngã sẽ giúp cho chúng ta thoát ly sanh tử. Vì từ ái mà sanh ra các thứ khác tạo quả khổ. Nhân và quả theo nhau. Còn ái ngã thì còn luân hồi, không nghi ngờ gì nữa. Như vậy Khổ và Tập là nhân quả trong luân hồi.
 Bây giờ Phật dạy Diệt đế và Đạo đế là nhân quả giải thoát. Đức Phật nói nếu chúng ta không còn sanh tử nữa, đó là Diệt đế. Phật không nói Niết-bàn giải thoát mà nói Diệt vì diệt hết mầm sanh tử là giải thoát. Muốn diệt hết mầm sanh tử phải thực hành Đạo đế. Đạo đế gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo như: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát chánh đạo v.v… Đây là pháp để diệt ái ngã. Chúng ta thử xét như Tứ niệm xứ có phải là căn bản để phá ái ngã không?
Một là quán thân bất tịnh. Do quán thân bẩn thỉu, nhớp nhúa không ra gì nên chúng ta chán nó, không còn tiếp tục ái nó nữa. Kế quán thọ thị khổ, tất cả cảm giác mà mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp xúc với sáu trần bên ngoài cảm thọ khổ, lạc, không khổ không lạc; ba thứ này Phật kết luận đều là khổ. Tại sao? - Dù khổ, lạc hay không khổ không lạc đều là những hiện tượng tạm bợ, vô thường, mà vô thường thì khổ chớ không vui được.
Ví dụ như ta nếm được vị ngon. Khi còn ở lưỡi thì thơm ngon nhưng lúc sắp loại ra thì hôi thối, vì nó vô thường nên đâu phải lạc thật. Nếu lạc thật thì trước ngon, sau ngon, trước tốt, sau tốt nhưng không phải thế. Tất cả những thứ khác cũng như vậy. Người ta mê lầm là vì ái thân. Cứ trau dồi cho nó tốt, nó đẹp để gạt thiên hạ mà cũng gạt chính mình luôn. Vì mình cũng tưởng mình thật đẹp, do đó ái ngã càng trầm trọng. Mà đã ái ngã trầm trọng thì luân hồi không dứt. Nên Phật bảo thấy thân này nhớp nhúa, bất tịnh. Nhờ thế chúng ta chán không muốn mang thân lần thứ hai nữa, hết lần này thì bỏ không tiếp tục. Những cảm giác ngon dở, vui buồn Phật kết luận là tướng vô thường đều khổ. Như vậy thọ là khổ.
Hai điều vừa nêu là phần thể xác. Đến tâm vô thường, để thấy bệnh của con người hết chấp thân lại chấp tâm. Thiên hạ hay chấp tâm là thật, tâm là mình. Nhưng tâm đó có thật không? Chúng ta hãy kiểm lại xem. Chấp tôi nghĩ thế này là đúng, ai cãi lại thì giận. Nhưng không biết điều mình nghĩ có bảo đảm đúng chân lý chưa. Bởi nghĩ qua kinh nghiệm hoặc đọc sách vở bên ngoài rồi cho là suy nghĩ của mình thì đâu hẳn đúng.
Ví dụ tôi đang ngồi trên núi, xa xa thấy có đám mây ở hướng Nam, gió thổi tới một hồi thì mưa. Hôm sau cũng thấy trời sắp chuyển mưa như vậy, nên tôi kêu mọi người dọn đồ đạc vô. Ai không nghe lời tôi giận. Sau đó gió Đông chuyển hướng, mây bay nơi khác, trời không mưa nữa. Như vậy chắc gì kinh nghiệm của mình là đúng. Ngày hôm qua mây gió chuyển như vậy thì mưa, nhưng hôm nay lại khác. Cho nên kinh nghiệm là ý niệm của quá khứ, không thể thấu suốt được vị lai thì chắc gì suy nghĩ từ quá khứ là đúng.
Nên tôi rất thích lời đức Phật dạy trong kinh A-hàm: Người tôn trọng chân lý là khi nghĩ điều gì thì nói “đây là cái nghĩ của tôi”. Nếu người khác nghĩ không giống mình thì đó là cái nghĩ của người. Như vậy đâu có cãi nhau, nếu cho rằng cái nghĩ của tôi đúng, ai nói khác là sai, hai người đúng gặp nhau thì đưa tới cãi vã. Đó là không tôn trọng chân lý. Tôn trọng chân lý là tôn trọng lẽ thật. Biết suy nghĩ của mình do kinh nghiệm từ quá khứ, có khi đúng, có khi sai thì người khác cũng vậy. Vì thế chúng ta đừng cho cái nghĩ của tôi là đúng, của người khác là sai.
Chúng ta vì không biết tôn trọng chân lý nên cứ xảy ra đấu tranh, cãi vã nhau hoài. Nếu biết tôn trọng chân lý thì không như thế. Chúng ta kiểm lại sẽ thấy cái nghĩ của mình không chắc, không đúng. Ngày nay nghĩ thế này, ngày mai nghĩ thế khác, do hoàn cảnh mà có sai biệt, như vậy thì đâu có cố định được. Nên Phật dạy quán tâm vô thường là một dòng chảy, luôn đổi thay không thật, đừng cố chấp nó.
Đến quán pháp vô ngã. Pháp có hai: một là Tâm pháp, hai là Sắc pháp. Tâm pháp tức là Tâm sở pháp. Trong Duy thức học kể rõ buồn, thương, giận, ghét, những thứ đó không phải là ta. Vậy mà có ai hỏi thì nói tôi buồn quá hoặc tôi giận quá. Tôi buồn, tôi giận tức chấp Tâm sở pháp là tôi. Nếu buồn giận là tôi thì khi hết buồn giận là ai? Nếu buồn giận là tôi thì lẽ ra khi hết buồn giận, cái tôi cũng hết, nhưng tôi vẫn sờ sờ đây. Như vậy có phải sai lầm không? Nên biết Tâm pháp không phải là tôi.
Còn Sắc pháp vô ngã là sao? Ví dụ như bình hoa, nhân có bình có hoa nên gọi là bình hoa. Vậy cái gì là chủ? Nếu có bình mà không hoa thì gọi bình hoa được không? Hay không bình, chỉ có cành hoa để ở ngoài thì gọi là bình hoa được không? Như vậy quán sát bình hoa chỉ là giả danh, không có chủ thể nên không có ngã. Nhận sâu nơi chúng ta chấp Tâm pháp làm mình là sai, sự vật bên ngoài chấp là thật cũng không đúng. Đây gọi là quán pháp vô ngã.
Qua đó chúng ta thấy quán “thân bất tịnh, thọ là khổ, tâm vô thường, pháp vô ngã” là xoáy thẳng để phá ái ngã. Ái ngã hết là vô ngã, là Niết-bàn, là vô sanh, rõ ràng như vậy. Việc tu của chúng ta cốt để đi tới giải thoát sanh tử, nên đức Phật dạy từ cạn đến sâu để chúng ta thấy tường tận. Như vậy pháp quán Tứ niệm xứ chính là pháp tu thiền. Nên biết giáo lý trọng tâm của đạo Phật, Tứ đế là căn bản. Mà ngay từ Tứ đế, Phật đã dạy như thế nên Thiền định chính là cốt tủy, là nền tảng của đạo Phật.
Tóm lại, chúng ta tu Phật trước nhất phải bắt đầu từ Tam tuệ học tức là Văn, Tư, Tu. Kế đó là Tam vô lậu học tức Giới, Định, Tuệ. Tu học như thế để giải thoát sanh tử, là mục đích cứu kính của người xuất gia.
 Như vậy, một tu sĩ biết bổn phận của mình thì không thể thiếu Tam tuệ học và Tam vô lậu học. Có thế chúng ta tu mới đạt được kết quả tốt. Mong rằng tất cả chúng ta nghe hiểu, suy ngẫm và tu tập đúng như những gì đức Phật đã dạy, thì quả giải thoát quyết sẽ đạt được, không nghi.
HT.Thích Thanh Từ (Hoa Vô Ưu, tập I)



CHÁNH KIẾN VÀ CHÁNH TÍN
ĐẠO PHẬT BÌNH ĐẲNG VÀ TỰ DO TUYỆT ĐỐI
ĐI TÌM CHÂN LÝ
TU TƯỚNG VÀ TU TÂM
TỘI VÀ NGHIỆP
TỨ NHIẾP PHÁP