Sunday, 18 November 2012

*** NHỨT THIẾT DUY TÂM TẠO


TỲ KHƯU THÍCH CHÂN TUỆ

1) Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật có dạy:  "Nhứt thiết duy tâm tạo".
Nghĩa là: Mọi sự mọi việc đều do tâm tạo ra tất cả. Công đức cũng do tâm tạo, nghiệp chướng cũng bởi tại tâm. Đó chính là tâm sanh diệt, lăng xăng lộn xộn, thay đổi luôn luôn, thường do tham sân si chi phối, thúc đẩy, điều khiển, cho nên con người thường tạo nghiệp bất thiện nhiều hơn là nghiệp thiện. Chúng ta đã thấu hiểu lý lẽ chân thật của cuộc đời là: vô thường, không có gì tồn tại vĩnh viễn, không có gì là tự nhiên sanh mà không có nguyên nhân. Luật nhân quả áp dụng trong ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Sanh sự thì sự sanh. Nhân nào thì quả nấy. Gieo gió thì gặt bảo. Có lửa thì có khói. Cầu nguyện với tâm lăng xăng lộn xộn, chỉ đem lại sự bình an tâm trí tạm thời. Bình an thực sự chỉ có cho người thiện tâm. Thiên đàng, địa ngục, tuy là hai tâm trạng khác nhau, nhưng thực sự, tất cả chỉ là các trạng thái ở trong tâm của chúng ta mà thôi. Bởi vậy cho nên, có bài kệ như sau:

Tội tùng tâm khởi tương tâm sám  
       Tâm nhược diệt thời tội diệc vong
                  Tội vong tâm diệt lưỡng câu không          
Thị tắc danh vi chân sám hối.
dịch là:
Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm đã diệt rồi tội cũng vong
Tội vong tâm diệt cả hai không
Đó chính thực là chân sám hối.

Nghĩa là: Tất cả những tội lỗi gây ra, đều do tâm chúng ta chủ động, thì phải thành tâm mà sám hối, tự trong thâm tâm. Từ đó, chúng ta phát nguyện không tái phạm, cho nên mỗi khi tâm tham, tâm sân, tâm si khởi lên, chúng ta liền biết ngay, dừng lại, không làm theo sự điều khiển, sai khiến của tham sân si, thì tội lỗi sẽ không còn tái phạm nữa.  Khi tội lỗi không còn, tâm sanh diệt cũng lặng mất, con người sống trong trạng thái tịch tịnh, bình yên của tâm trí.  Đó mới thực là sự sám hối chân chánh.
 
2) Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật có dạy: "Tùy tâm biến hiện".
Nghĩa là: Mọi sự mọi việc trên thế gian này như thế nào, tốt hay xấu, lành hay dữ, đúng hay sai, phải hay quấy, được hay không, đều do vọng tâm của chúng ta biến hiện ra cả.  Sự cảm thọ tùy theo tâm trạng, tùy theo cá nhân, không ai giống ai, không lúc nào giống với lúc nào, không thời nào giống với thời nào, không nơi nào giống với nơi nào. Trong sách có câu:

“Tâm buồn cảnh được vui sao
Tâm an dù cảnh ngộ nào cũng an.”
Nghĩa là: Cùng một cảnh vật như vậy, nếu có tâm sự buồn phiền áo não, chúng ta không thấy cảnh vui chút nào. Còn nếu chúng ta có tâm trạng hân hoan vui vẻ, dù cây khô trụi lá, cảnh vẫn đẹp vui như thường. Cái tâm hân hoan vui vẻ là chúng ta, hay cái tâm buồn thảm lê thê là chúng ta?  Cùng một câu nói như vậy, nếu tâm an ổn, vui vẻ mát mẻ, chúng ta cũng cho là: nói đúng nói phải, nói sao cũng được, nói ngược cũng xong. Trái lại, tâm đang bực bội, ai nói câu nào, chúng ta cũng cho là: nói sai nói bậy, nói xiên nói xỏ, nói bóng nói gió, nói hành nói tỏi, nói quấy nói quá.  Vậy, hãy thử nghĩ xem, chúng ta là người: có tâm thực tốt, hay tâm không tốt?  Cái tâm sanh diệt, lăng xăng lộn xộn, thay đổi bất thường như vậy, thực không phải là chúng ta. 

3) Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy: "Tam giới tâm tận, tức thị niết bàn". 
Nghĩa là: Khi nào dứt sạch tâm trong ba cõi, lúc đó chúng ta mới thấy được niết bàn. Ba cõi, còn gọi là tam giới, đó là: dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Khi tâm tham nổi lên, chúng ta sống trong dục giới, tức là cảnh giới đắm nhiễm tham dục, cảm thấy đau khổ triền miên vì lòng tham của con người không đáy, không bao giờ thỏa mãn được. Con người sống trong dục giới lúc nào cũng cảm thấy khao khát, thiếu thốn, được bao nhiêu cũng không thấy đủ, cho nên luôn luôn chạy đôn chạy đáo, tìm kiếm ngũ dục: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ. Khi tâm sân nổi lên, ngay lúc đó, chúng ta sống trong sắc giới, tức là cảnh giới chấp chặt sắc tướng, lòng như thiêu đốt, sắc mặt tái xanh, vì sự tức giận, vì sự bất mãn. Dù tâm tham không còn, tâm sân cũng tai hại vô cùng.

4) Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật có dạy:  
"Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai". 
Nghĩa là: Một khi tâm niệm tức giận, sân hận khởi lên mà chúng ta không tự kềm chế, không tự khắc phục, thì biết bao nhiêu, trăm ngàn vạn chuyện khó khăn, đau khổ, chướng ngại tiếp nối theo sau đó. Khi tâm si nổi lên, chúng ta sống trong vô sắc giới, tức là cảnh giới vô minh, rất dễ lầm đường lạc nẽo, mê tín dị đoan, rất dễ dàng tạo tội tạo nghiệp bằng cách: hãm hại trả thù, lập mưu tính kế, vu khống cáo gian, thưa gửi kiện tụng, không cần biết hậu quả khổ đau đối với các người khác và gia đình họ. Những giây phút ngu si, lầm lẫn thường là nguyên nhân của những sự hối tiếc, đau khổ sau đó, cho mình và cho người khác, có khi kéo dài triền miên suốt cả cuộc đời. Bởi vậy cho nên, phải dẹp trừ tận gốc các tâm tham sân si, trong kinh sách gọi đó là: tam độc, chúng ta thoát ly tam giới gia, cuộc sống mới an lạc và hạnh phúc.

5) Trong Kinh A Di Đà, Đức Phật có dạy: "Người nào giữ được nhứt tâm bất loạn, trong một ngày cho đến bảy ngày, khi lâm chung giữ tâm không điên đảo, thì người đó được vãng sanh tây phương".


6) Trong Kinh Đại Tập, Đức Phật có dạy: "Nếu thường xuyên giữ được chánh niệm, tâm không loạn động, dứt trừ được phiền năo, thì chẳng bao lâu đắc thành quả vô thượng bồ đề". Nghĩa là: Người tu tập phải luôn luôn quán sát tâm chính mình, luôn luôn giữ gìn chánh niệm, luôn luôn niệm Phật, khi vọng tâm vọng tưởng vọng thức vọng niệm khởi lên, liền biết, không theo.  Nhờ đó tâm được an nhiên tự tại, không loạn động, dứt trừ được phiền não, gọi là: nhứt tâm bất loạn Nhờ công phu tu tập đó, chẳng bao lâu đắc thành quả vô thượng bồ đề.  Khi lâm chung giữ được tâm không điên đảo, cho nên được vãng sanh cảnh giới tịnh độ.  Muốn làm được điều này, muốn giữ được tâm trí nhứt như không loạn động, con người phải thấu hiểu và thực hành quán tứ niệm xứ, gồm có: thân, thọ, tâm, pháp. 

7) Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật có dạy: 
"Căn bản của sanh tử luân hồi là: Vọng tâm". 
"Căn bản của bồ đề niết bàn là: Chân tâm". 


Nghĩa là: Chúng sanh sở dĩ bị trầm luân sanh tử, bởi vì suốt ngày này qua ngày nọ, luôn luôn sống với vọng tâm, tức là tâm lăng xăng lộn xộn, luôn luôn thay đổi, khi vui khi buồn, khi thương khi ghét, khi khen khi chê, khi tán thán khi phê phán. Muốn tâm trí sáng suốt thanh tịnh, an nhiên tự tại, chúng ta cần quán sát tâm chính mình: khi các vọng tâm nổi lên, chúng ta liền biết, không theo, như vậy vọng tâm lắng xuống, diệt mất, chân tâm hiện ra rõ ràng. 

Muốn làm được điều này, muốn chân tâm hiển hiện, chúng ta cần phải thấu hiểu và tu tập bốn tâm rộng lớn, trong kinh sách gọi là tứ vô lượng tâm, đó chính là: từ, bi, hỷ, xả. Khi có tâm từ và tâm bi, chúng ta sẽ dễ cảm thông với muôn loài, nhứt là với loài người, với những người chung quanh, gần như cha mẹ, vợ chồng, con cháu, xa hơn như bà con, láng giềng, bạn bè. Do đó tâm giận tức, tâm sân hận có thể giảm bớt, nhẹ bớt đi. Khi có tâm hỷ và tâm xả, chúng ta sẽ bớt được các tâm ganh tị, tâm đố kỵ, tâm hơn thua, tâm cố chấp.  Cho đến khi nào tứ vô lượng tâm trọn đầy, vọng tâm tan biến, tâm ý trở nên an nhiên tự tại, chân tâm hiển hiện. 
Đây mới chính là ý nghĩa thiết yếu của việc tu tâm dưỡng tánh theo đạo Phật:

Trong tâm khởi niệm, nếu giác kịp thời, liền biết không theo, đó là: chân tâm.
Trong tâm khởi niệm, nếu còn mê muội, không giác kịp thời, liền theo niệm đó, trở thành: vọng tâm.
Cũng ví như là: Khi có gió thổi, mặt biển nổi sóng, gọi là biển động, ví như tâm lăng xăng lộn xộn. Mặc dù có gió thổi, mặt biển vẫn bình yên, đó là biển thái bình, ví như bản tâm thanh tịnh, hay tâm bình thường.

8) Trong Kinh Tịnh Danh, Đức Phật có dạy: "Mặt trời mặt trăng vẫn thường sáng tỏ, tại sao người mù lại chẳng thấy?  Cũng vậy, bởi vì nghiệp thức che đậy, chúng sanh thường biết mà cố phạm, cho nên chẳng thấy thế giới Như Lai thanh tịnh trang nghiêm, chẳng nhận ra bản tâm thanh tịnh thường hằng".

9) Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật có dạy: 
"Tất cả chúng sinh đều có bản tâm thanh tịnh". 
"Chúng sinh chẳng nhận thấy được, vì bị vô minh che lấp".
Nghĩa là: Con người ai ai cũng có bản tâm thanh tịnh, cũng như mặt trời mặt trăng luôn luôn sáng tỏ. Chỉ vì tâm tham lam của cải tiền bạc, hoặc vì tâm sân hận tự ái cao độ, hoặc vì tâm si mê cố chấp, ví như mây đen che lấp mặt trời mặt trăng, cho nên con người mới tạo tội tạo nghiệp, làm cho tâm trí loạn động, thường xuyên bất an, điên đảo loạn cuồng, để rồi trôi lăn vào vòng sanh tử luân hồi, muôn kiếp trước, và sẽ tiếp tục trôi lăn, muôn kiếp về sau, nếu như không chịu dừng nghiệp và chuyển nghiệp.

Với số tiền nho nhỏ, quyền lợi không đáng kể, con người còn có thể tỉnh thức, dừng được nghiệp, dẹp tâm tham, không thưa kiện người khác, không gây não loạn cho người, và gia đình của họ.  Nhưng khi kiện thưa đòi tiền bồi thường vài triệu đô la, con người thành ma, tối tăm mặt mũi, liều mạng đưa chân, hết biết lẽ phải, nhắm mắt làm càng, tới đâu cũng được. Mãnh lực của đồng đô la quả thực là vạn năng, thượng đế chẳng bằng, đă lôi kéo không biết bao nhiêu chúng sanh u mê, vào vòng tội nghiệp, từ xưa đến nay! 

Chính vì biết mà cố phạm, nghiệp thức che đậy, vô minh che lấp, con người chẳng thấy được thế giới Như Lai trang nghiêm, bản tâm thanh tịnh. Chúng ta là người tỉnh thức, đang tu học chánh pháp, đang muốn trở về nguồn cội, đang muốn chuyển hóa cuộc đời của mình, đang muốn thoát ly sanh tử luân hồi, càng phải nên hết sức cẩn trọng, cẩn trọng và cẩn trọng!

10) Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật có dạy: 
"Quá khứ tâm bất khả đắc. Hiện tại tâm bất khả đắc. Vị lai tâm bất khả đắc". 
Nghĩa là: Chuyện quá khứ qua rồi đừng luyến tiếc, đừng nhớ nghĩ làm gì cho bận tâm, chỉ gieo thêm nghiệp chướng chứ chẳng ích lợi gì. Muốn làm được điều này, ở trong gia đình hay ngoài xã hội, chúng ta cần phải có tâm vị tha, độ lượng, biết tha thứ, biết cảm thông, nói chung là tâm từ bi. Chuyện hiện tại rồi cũng qua mau, cố níu kéo cũng chẳng được, có lo âu phiền muộn cũng chẳng ích lợi gì. Chuyện tương lai chưa đến, lo lắng, ưu tư, sầu muộn cũng chẳng ích lợi gì.
Chi bằng chúng ta giữ gìn tâm trí được như như, bình tĩnh, thản nhiên, có phải khỏe hơn không?  Chuyện gì phải tới nó sẽ tới, lo sợ cũng chẳng ngăn cản được đâu.  Đó chính là nghiệp quả, nghiệp báo, còn gọi là: quả báo.  Hiểu sâu được luật nhân quả, chúng ta sẽ bình tĩnh thản nhiên chấp nhận quả báo xảy đến. Nếu không muốn có quả báo xấu, chúng ta phải chấm dứt gây nghiệp nhân xấu, tức là chấm dứt tâm tham sân si, tức là dừng ba nghiệp thân khẩu ư bất thiện. Trong kinh sách gọi là: dừng nghiệp và chuyển nghiệp.

11) Trong Kinh Tịnh Danh và Kinh Tâm Địa Quán, Đức Phật có dạy: 
"Tâm tịnh thì độ tịnh. Tâm địa bình thì thế giới bình".
Nghĩa là: Khi những vọng tâm vọng tưởng, vọng thức vọng niệm đã dứt sạch, người tu tập không còn tham, không còn sân, không còn si. Đến đây, người tu tập đạt được cảnh giới bất nhị, tức là không còn kẹt hai bên, không còn thị phi, không còn phải quấy, không còn tranh chấp, không còn hơn thua, không còn tạo tội, không còn tạo nghiệp, không còn cố chấp. Trong kinh sách gọi đó là cảnh giới: vô tâm vô niệm, hay là cảnh giới: nhứt tâm bất loạn. Lúc đó, tâm tịnh, tâm địa bình, tâm vô quái ngại, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, tức là tâm an nhiên tự tại, không còn điều gì có thể ngăn ngại được, gây lo sợ khủng khiếp được. Do đó, chúng ta xa rời những thứ điên đảo, là bỏ được mộng tuởng, đạt được cứu kính niết bàn. Mọi người chung quanh cảm thấy an ổn, yên tâm, khi sống gần người tu tập có tâm tịnh, tâm địa bình. Thế giới chung quanh thanh bình, quốc độ an ninh, chính là nghĩa như vậy.

12) Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy: 
"Thắng vạn quân không bằng tự thắng mình". 
"Tự thắng tâm mình là điều cao quí nhứt". 
Thắng được vạn quân, con người tóm thu được quyền lực, danh vọng, tiền tài, của cải vật chất, đủ mọi thứ trên trần đời.  Nhưng tâm người đó vẫn sống trong tam giới: dục giới, sắc giới, và vô sắc giới, cho nên vẫn còn phiền não khổ đau, vẫn còn sanh tử luân hồi. 
Muốn  xuất được tam giới gia, chúng ta phải luôn luôn quán sát tâm chính mình: Khi nào tâm tham, tâm sân, tâm si nổi lên liền biết, không theo. Lúc đó chúng ta đã tự thắng mình: tức là tự kềm chế hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của chính mình. Người ta công kích, khích bác, vu khống, phỉ báng, phê phán, mạ lỵ, sỉ nhục, mắng nhiếc, người nào phản ứng nhanh, trả đũa nặng nề thì dễ quá, thường quá.  Người nào tự thắng tâm mình, nhẫn nhịn được mà không thấy nhục nhằn, nhịn mà không nhục, tâm trí vẫn an nhiên tự tại, mới đáng kính phục, mới là điều cao quí nhứt.

13) Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy: 
"Tâm khẩu nhứt như". Nghĩa là: "Tâm khẩu không khác".
Tâm nghĩ sao, miệng nói vậy. Miệng thường nói tốt, tâm nên nghĩ tốt. Như vậy, cuộc sống mới được an lạc. Ngược lại, tâm nghĩ một đàng, miệng nói một nẻo, miệng nói như vậy, tâm không như vậy, nên sách có câu: Miệng thì nói tiếng nam mô. Trong lòng chứa cả một bồ dao găm. Ở trên đời này, đố ai lấy thước để đo lòng người. Trong sách có câu: “Tri nhân tri diện bất tri tâm,” nghĩa là: biết người chỉ biết mặt, không biết được tâm địa. Cho nên chư Tổ có dạy: Phản quan tự kỷ, nghĩa là: hãy quay lại, quán sát tâm chính mình, để giữ tâm khẩu nhứt như.

14) Trong Kinh Di Giáo, Đức Phật có dạy: "Chế tâm nhứt xứ, vô sự bất biện".
Nghĩa là: Khi khắc chế được tâm ư, trụ tâm ở một chỗ, bằng cách tụng kinh, niệm Phật, thiền quán, qua sự hiểu biết chánh pháp, tâm trí bình tĩnh thản nhiên, không còn chuyện gì để cãi vã nữa, để tranh chấp nữa, cho nên không có sự việc gì người tu tập không hiểu biết sáng tỏ, rõ ràng, không biện luận được một cách thông suốt.

  Điều này giải thích rằng: không có vị Phật nào không biết thuyết pháp độ sanh.


THƯA HỎI PHẬT PHÁP

- Thưa Thầy, kính xin Thầy giải thích câu: "Phật pháp tràn đầy trong thế gian".
- Đức Lục Tổ Huệ Năng, trong Kinh Pháp Bảo Đàn, có dạy:

Phật pháp tại thế gian
Bất ly thế gian giác
Ly thế mích bồ đề
Kháp như tầm thố giác.

Nghĩa là:
Người đời thường nghĩ Phật pháp là chuyện trên trời dưới biển, xa vời đâu đâu, không có thực tế, hoặc chỉ dành cho Phật tử hay người tu trong chùa mà thôi. Không ngờ rằng:  Phật pháp tràn đầy ngay tại thế gian này, ngay trước mắt, trong đời sống hàng ngày, áp dụng bình đẳng, đồng đều cho tất cả mọi người, không phân biệt Phật tử hay không Phật tử.  Nếu sống cách ly thế gian, con người không thể giác ngộ chân lý, cho nên không giải thoát phiền não khổ đau được. 

 - Tại sao vậy? Bởi vì lìa thế gian thì mất sáng suốt.  Khác chi đi tìm sừng thỏ!
Người nào nhận ra được như thế, tất sẽ được an lạc và hạnh phúc hiện đời, giác ngộ và giải thoát sau này.

- Kính xin Thầy giảng rõ hơn.
- Ví dụ, luật nhân quả có ngay tại thế gian, không cần đi tìm đâu xa. Gieo nhân nào, gặt quả nấy. Người gieo nhân hạt cam, chăm sóc, bón phân, tưới nước, tất sẽ gặt hái được quả cam, không thể nào được quả khác.

- Luật nhân quả đem lại an lạc và hạnh phúc như thế nào?
- Hiểu và tin sâu luật nhân quả, con người sẽ không buồn giận khi gặp nghịch cảnh (vận xui, bất trắc, nghe lời chướng tai, thấy cảnh gai mắt) và không vui mừng khi gặp thuận cảnh (vận hên, như ý, nghe lời tán tụng, thấy người hạp nhãn).

- Tại sao vậy? Bởi vì khi gặp nghịch cảnh, chúng ta hiểu ngay rằng: đó là nghiệp quả, nghiệp báo (quả báo) do chính mình đã tạo nghiệp nhân xấu ác trước đây.

Khi gặp thuận cảnh, chúng ta hiểu ngay rằng: đó là phước báo do chính mình đã tạo nghiệp nhân thiện lành trước đây.

Buồn giận hay vui mừng đều làm tâm loạn động. Tu theo Phật, cốt tủy là giữ bản tâm thanh tịnh.

Mình làm mình hưởng.
Mình làm mình chịu.

Đây là luật nhân quả, chí công vô tư, không do cầu nguyện mà được hưởng may mắn, không do cầu nguyện mà tránh được xui xẻo.- Trước đây, vì chưa hiểu Phật pháp, con người lỡ gây bao tạo nghiệp xấu ác, bất lương thiện, trong ý nghĩ, hành động và lời nói. Chẳng hạn như nghi ngờ, nghĩ xấu người khác, giựt hụi quịt nợ, vu khống cáo gian, ganh tỵ đố kị, gièm pha phỉ báng, chửi rủa mắng nhiếc, đâm bị thóc, thọc bị gạo, chờ người làm sẵn cho mình được hưởng, tìm nhẹ lánh nặng.

Giờ đây con người hiểu biết luật nhân quả, hết lòng sám hối, không gây thêm nghiệp nữa, nhưng rất lo sợ phải gánh chịu nghiệp báo nặng nề, nếu không thể van xin cầu khẩn mà tránh được, thì phải làm sao ?

- Theo kinh sách, Phật dạy: chỉ có phước báo mới có thể giảm thiểu, hoặc tiêu trừ quả báo mà thôi.
- Kính xin Thầy giảng rõ thêm.
- Phước báo là kết quả tốt đẹp trở lại với mình, do các điều thiện lành tạo ra phước báu. Chẳng hạn như tụng kinh, niệm Phật, bố thí cúng dường, cứu người giúp đời, thấy người làm việc phước đức, từ thiện, mình sanh tâm hoan hỷ, hoặc làm theo nếu có khả năng, bên ngoài luôn tránh việc tranh cãi, bên trong luôn khắc chế các tâm niệm không tốt, khi khởi lên niệm xấu về người khác liền ngưng và biết tàm quý (xấu hổ). Cũng giống như lấy công chuộc tội, hay dùng tiền tiết kiệm để trả nợ xưa vậy.

Nhờ đó, chuyện lớn sẽ hóa nhỏ, chuyện nhỏ sẽ hóa không. Ví dụ như đáng lẽ mình phải trả nghiệp báo nặng đến mức tán gia bại sản, thân bại danh liệt, tai nạn chết người, nhưng nhờ có phước báo che chở, mình chỉ gặp bất trắc nhẹ hơn, có thể vượt qua được, người đời thường gọi là may mắn, hay số hên. Đây là chân lý không dành riêng ai. []  

BBT PHẬT HỌC TỊNH QUANG



MÃN GIÁC THIỀN SƯ
Đường về khép bóng trần gian
Lợi danh gói một hành trang vô thường
Ngoảnh nhìn cuộc đời như giấc mộng
Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không
Phú quý vinh hoa như mộng ảo
Sắc tài danh lợi tựa phù du
Tất bật hơn thua rồi cũng bỏ
Thong dong tự tại vậy mà vui
Đêm qua mộng lại thật gần
Đừng lay tôi nhé hồng trần mong manh
Ta về giữ mộng trinh nguyên
Bờ hun hút lạnh nắng xuyên hình hài
Khi tóc bạc trên đầu trôi dạt mãi
Cội nguồn ơi chiếc lá lại rơi về
Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ cây hoa lá xuân qua rụng rời
Sá chi suy thịnh cuộc đời
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành
Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật
Thế cho nên tất bật đến bây giờ


 
ĐI TÌM CHÂN LÝ

HÌNH THỨC CÚNG KIẾN TRONG PHẬT GIÁO
HẠNH PHÚC Ở ĐÂU?
THẾ NÀO ĐƯỢC GỌI LÀ TU
CHẤP NGÃ VÀ CHẤP PHÁP TRONG PHẬT GIÁO
VÔ MINH DẪN CHÚNG SANH VÀO SANH TỬ LUÂN HỒI

Tuesday, 13 November 2012

***PHẬT THUYẾT "CHUYỆN ĐÀN BÒ SANG SÔNG"

Tuesday 13.11.2012
Kính thưa quí vị,
Ngày nay, những người tìm hiểu và tu hành theo đạo Phật rất nhiều, tu sĩ và cư sĩ.
Một số không ít, những nhà sư chân tu thực học đang cố gắng hoằng dương chánh pháp.
Các vị minh sư này muốn giúp đại đa số thấy được sự vi diệu nhiệm mầu của triết lý đạo Phật - 
không dành riêng cho người Phật tử.

Bất cứ ai hiểu được cách áp dụng trong đời sống hàng ngày 
đều cảm nhận niềm an lạc hạnh phúc ngay hiện đời.

Cho nên các vị chân sư không ngại nói thẳng những điều sai trái, mê tín dị đoan 
trong sinh hoạt chùa chiền khắp nơi, trong nước cũng như hải ngoại.

Việc hành đạo này đã thức tỉnh nhiều người, trước nay hiểu lầm rằng, đạo Phật chỉ truyền bá 
những chuyện mê tín dị đoan như: dâng sớ cầu an, tiền mất tật mang, cúng sao giải hạn, tai nạn vẫn tới, 
Phật ngọc linh thiêng cầu gì được nấy, trì chú vào chai nước uống khỏi bệnh, được an tâm, 
bần tăng xin tiền cất chùa bạc triệu đô la, triệu triệu Euro.

Tất nhiên, bọn tà sư chuyên gạt gẫm bá tánh, chuyên truyền bá mê tín dị đoan bực mình, 
mang tên giả tấn công một cách tàn độc, kể cả những vị lão làng, 
nhưng thất học, không tu, dù ở chùa cả 100 năm hơn.

Tuy nhiên, mọi người thời nay đều có trí tuệ, nhận xét được chánh tà, hiểu được đâu là chân lý 
và sẵn lòng từ bi tha thứ cho các tu sĩ hay cư sĩ lầm đường lạc lối nói trên.

Hội đủ « Từ Bi & Trí Tuệ », con người trên thế gian này chắc chắn qua được sông mê, 
đến bờ bên kia giác ngộ và giải thoát, sống đời an nhiên tự tại.

Kính mời viếng thăm:
http://phtq-canada.blogspot.com/
http://phathoctinhquang.chuaphat.com/
http://lotus-lantern-canada.blogspot.com/

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật
Kính thư,
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
VP.PHTQ.CANADA
108 – 123 RAILROAD ST.,
BRAMPTON, ON, L6X-1G9, CANADA
TEL: 647-828-1016
VP.PHTQ.CANADA Email: cutranlacdao@yahoo.com

Kính mời quí vị theo dõi bài viết sau đây.


Trước khi rời khỏi những khu rừng, từ bỏ con sông, theo hương lộ đến các thôn làng, đức Phật còn định nói thêm một thời pháp ngắn về đàn bò và con sông nữa.
Ngay lúc ấy, nhị vị đại đệ tử là tôn giả Sāriputta và tôn giả Mahā Moggallāna từ đâu đó xuất hiện, đảnh lễ nơi chân của đức Đạo Sư.
Đức Phật mỉm cười hỏi:
- Hai ông có biết mấy thời pháp vừa rồi của Như Lai không?
Cả hai vị đồng đáp:
- Thưa, chúng đệ tử có nghe.
- Vậy thì Như Lai đã thuyết những gì?
Tôn giả Mahā Moggallāna đáp:
- Thưa, tỳ-khưu Sotthiya nói về mười loại cỏ thì đức Đạo Sư giảng thuyết về mười pháp cần phải thấy biết, liễu tri. Có pháp nên viễn ly, xa lánh, có pháp nên thực hành, y chỉ, có pháp nên đoạn tận, trừ diệt, có pháp nên huân tu, trưởng dưỡng.
- Đúng vậy! Còn thời pháp thứ hai?
Cũng tôn giả Mahā Moggallāna đáp:
- Thưa! Về mười một pháp của người chăn bò khéo giỏi, chính là mười một pháp làm cho một vị tỳ-khưu tồn tại, lớn mạnh trong pháp và luật của đức Thế Tôn.
- Đúng vậy! Còn bây giờ, khi nhìn con sông này, cái dòng nước đang trôi chảy kia, Như Lai chợt nghĩ đến đấy là dòng khổ đau, phiền não; là dòng vô minh ái dục, là dòng sinh tử vô tận, là dòng ma vương trùng trùng thì giáo pháp của Như Lai là nhằm để lội qua, bơi qua dòng sông ấy.
Có lần, tại bộ lạc Vajjī (Bạt-kỳ) tại Ukkacela, trên bờ sông Hằng, Như Lai đã có thuyết rồi đấy, ông có biết không, có nhớ không?
Tôn giả Sāriputta nói:
- Đệ tử có nhớ! Hôm ấy, đức Tôn Sư có nói rằng, Như Lai có cảm giác là đang dẫn một đàn bò sang sông. Và rồi, đức Tôn Sư đã thuyết một thời pháp về đề tài “Đàn bò sang sông” ấy.
- Vậy thì hôm ấy, Như Lai đã thuyết ra sao, ông có thể trùng tuyên cho đại chúng nơi này cùng nghe, được chăng?
Vâng mệnh đức Thế Tôn; và rồi tôn giả Sāriputta đã thiện thuyết như sau:
- Đại chúng huynh đệ! Hôm ấy, đức Thế Tôn đã kể chuyện rằng: Ngày xưa, này các tỳ-khưu! Tại Māgadha có người chăn bò ngu si, vô trí vào cuối tháng mùa mưa, y không để tâm quan sát phía bên này sông, không quan sát bên kia sông, cũng không thèm quan sát bến nước lội qua. Y đuổi đàn bò qua sông tại chỗ không thể lội qua được, nước lại đang trôi chảy cuồn cuộn.
Thế là cả đàn bò hớt hãi xô nhau tụ lại giữa dòng, quẫy đạp, kêu rống, tuyệt vọng giữa dòng nước dữ, chúng gặp tai nạn, có con bị cuốn trôi, có con bị chết đuối.



Cũng vậy, này các tỳ-khưu! Có những sa-môn hay bà-la-môn không khéo biết đời này với nhân với duyên với quả như vậy; không khéo biết đời sau với nhân với duyên với quả như vậy; không khéo biết ma chướng, ma giới, ma cảnh là đâu; không khéo biết lìa khỏi ma chướng, ma giới, ma cảnh như thế nào; không khéo biết cõi của thần chết, không khéo biết làm thế nào để bước ra khỏi cõi của thần chết; vậy mà chúng dám tự xưng là đạo sư, chân sư rồi giảng thuyết khắp cõi Diêm-phù-đề!

Những ai nghĩ rằng cần phải nghe, cần phải tin những vị này; tu tập, thực hành theo lời dạy bảo của họ thì sẽ gặp bất hạnh và đau khổ lâu dài, như đàn bò cùng quẩn tuyệt vọng trong dòng nước dữ của người chăn bò ngu si, vô trí kia vậy.

Cũng ngày xưa, này các tỳ-khưu! Tại Māgadha có người chăn bò thông minh, có trí, vào cuối tháng mùa mưa, y đi dọc theo con sông, cẩn thận quan sát chỗ nào dòng nước không chảy xiết, cẩn thận quan sát bờ bên này chỗ nào có bến nước dễ xuống, cẩn thận quan sát bờ bên kia chỗ nào có dốc thoải và đám cỏ bằng.

Sau khi nhìn ngắm kỹ càng một lần nữa, đầu tiên y cho những con bò đực già, những con đầu đàn khôn ngoan, giàu kinh nghiệm qua sông trước. Những con bò này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn, chúng đứng thảnh thơi ăn cỏ rồi đưa mắt ngước nhìn sang bên này bờ.

Người chăn bò thông minh, có trí, mỉm cười, rồi y lựa những con bò đực lớn mạnh, những con bò đực đã từng được huấn luyện kỹ càng tuần tự cho qua sông. Rồi nối đuôi theo sau là những con bò đực thanh niên, những con bò cái thanh nữ, những con bò thiếu niên, thiếu nữ, những con bò ấu nhi vừa chạy vừa kêu, những con bò con đang còn bú, mới sanh, cứ tuần tự theo lộ trình an toàn, sau trước cắt ngang dòng sông, sang bờ bên kia một cách tuyệt đối an toàn. 

Cũng vậy, này các tỳ-khưu! Có những sa-môn hay bà-la-môn khéo biết đời này với nhân với duyên với quả như vậy; khéo biết đời sau với nhân với duyên với quả như vậy; khéo biết ma chướng, ma giới, ma cảnh là đâu; khéo biết lìa khỏi ma chướng, ma giới, ma cảnh như thế nào; khéo biết cõi của thần chết, khéo biết làm thế nào để bước ra khỏi cõi của thần chết.

Những người như vậy, tuy họ chẳng tự xưng là đạo sư, là chân sư; nếu họ thuyết giảng tùy pháp, thuận pháp nơi này và nơi kia, thì các ngươi cần phải nghe, cần phải tin những vị này; tu tập, thực hành theo lời dạy bảo của họ thì sẽ gặp hạnh phúc và an lạc lâu dài, cũng như đàn bò an toàn sang sông, thảnh thơi gặm cỏ của người chăn bò thông minh, có trí kia vậy.

Và này chư vị tỳ-khưu! Những con bò đực già, đầu đàn, khôn ngoan, nhiều kinh nghiệm cho qua sông trước, cắt ngang dòng Gaṅgā là những ai vậy?
Chính họ là những bậc A-la-hán, đã đoạn trừ các lậu hoặc, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng trên vai xuống, đã đạt được mục đích phạm hạnh, các hữu kiết sử đã hoàn toàn bị đoạn diệt, đã được giải thoát nhờ chánh trí. Những vị này, sau khi lội cắt ngang dòng sông ma vương, dòng sông sinh tử, dòng sông khổ đau phiền não; họ đã qua bờ bên kia một cách an toàn, thong dong nếm thưởng hương vị giải thoát.


Những con bò đực lớn mạnh, những con bò đực đã từng được huấn luyện kỹ càng tuần tự cho qua sông là những ai vậy?
Đấy là bậc A-na-hàm, những vị tỳ-khưu sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh tại cõi trời Ngũ tịnh cư rồi Niết-bàn tại đấy, không còn phải trở lại thế gian này nữa.
Rồi nối đuôi theo sau là những con bò đực thanh niên, những con bò cái thanh nữ, những con bò thiếu niên, thiếu nữ, những con bò ấu nhi vừa chạy vừa kêu, những con bò con đang còn bú, mới sanh, cứ tuần tự theo lộ trình an toàn, sau trước cắt ngang dòng sông, sang bờ bên kia một cách tuyệt đối an toàn; họ là những ai vậy?

Họ là các bậc Tư-đà-hàm, Tu-đà-hoàn.
Còn những con bò ấu nhi vừa chạy vừa kêu, những con bò con đang còn bú hoặc mới sanh chính là những tỳ-khưu, những tỳ-khưu-ni tùy tín hành, tùy pháp hành trong giáo pháp của Như Lai, trước sau họ đều sẽ sang bờ một cách an toàn và an vui như vậy.

Này các tỳ-khưu! Các ngươi nghĩ người chăn bò thông minh, có trí ấy là ai? Là Như Lai đấy! Còn hội chúng tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni là đàn bò đang lần lượt cắt ngang dòng sông ma vương, dòng sông sinh tử, dòng sông phiền não khổ đau, để sang bờ bên kia một cách tuyệt đối an toàn.
Này đại chúng huynh đệ! Thế Tôn thuyết giảng như vậy xong, ngài còn nói thêm bài kệ:

Đời này và đời sau,
Như Lai khéo trình bày,
Cảnh giới ma, không ma
Thần chết, không thần chết
Bậc chánh giác, trí giả,
Biết rõ mọi thế giới,
Cửa bất tử rộng mở,
Dòng ma bị chặt ngang,
Nát tan và hư hoại,
Hãy sống sung mãn hỷ,
Đạt an ổn Niết-bàn!

Sau khi tôn giả Sāriputta thuyết xong, đức Phật khen ngợi:
- Quả thật là thiện thuyết, này Sāriputta! Nếu Như Lai có thuyết lại cũng chỉ thuyết được như vậy mà thôi. Ông quả thật là xứng đáng được hội chúng tỳ-khưu xưng tán là thượng thủ, là pháp chủ trong giáo hội của Như Lai! []




ADIDAPHAT,
Trong bài viết dưới đây Tỳ Kheo giải thích việc cầu nguyện theo quan điểm Phật Giáo rõ ràng dể hiểu.
Cầu nguyện là tập trung tâm trí, nhất tâm chuyển đổi vọng niệm mê lầm, xấu ác trở nên thanh tịnh.
Cầu nguyện là một cách định tâm, định ý để chuyển hóa lòng mình, lòng người.
Cầu nguyện vì thế chính là phương pháp quán chiếu,
nhìn lại con người thật của mình, quan sát tâm tình,
trừ khử tà kiến mê tín, khát vọng phàm tình, ích kỷ nhỏ nhen, ỷ lại yếu đuối.

Nếu hiểu chính xác ý nghĩa cầu nguyện thì 
cầu nguyện là một phương pháp tu tập, có giá trị tương đương với phương pháp thiền định,
quán chiếu tự tâm.
nhưng sau đó lại viết:

- Cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc là lời cầu nguyện vị tha, 
đúng chánh pháp, trưởng dưỡng từ bi & trí tuệ.
- Cầu nguyện cho mình, gia đình mình, đoàn thể mình, tôn giáo mình là lời cầu nguyện vị kỷ, 
phi chánh pháp, không từ bi & trí tuệ.
 - Nếu ai cầu cũng được như ý, thế giới sẽ loạn, nhân sanh đảo điên. Không làm việc cầu giàu có.........

người đọc cảm thấy hơi bối rối vì lúc thì bảo là: 
cầu nguyện là một phương pháp tu tập, có giá trị tương đương với phương pháp thiền định,
quán chiếu tự tâm.
sau thì lại nói:
- Cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc là lời cầu nguyện vị tha, 
đúng chánh pháp

nếu nói vậy thì lời cầu nguyện này được chấp nhận chứ?  
Xin Tỳ Kheo giải thích thêm dùm điểm này cho người đọc được tỏ tường hơn.
Xin đa tạ
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính
Vovitru

From: vovitru <vovitru@gmail.com>
To:
cutranlacdao@yahoo.com
Sent: Sunday, November 11, 2012 7:29:25 AM
Subject: Re: Ý NGHĨA LỄ CẦU NGUYỆN -
------------------------------------------

Ý NGHĨA LỄ CẦU NGUYỆN THEO LINK:
http://phtq-canada.blogspot.com/2011/05/y-nghia-le-cau-nguyen-phat-hoctinh.html

Sunday 11.11.12
Kính thưa quí vị,

VP.PHTQ.CANADA cảm tạ quí vị đã nêu lên thắc mắc về Ý NGHĨA LỄ CẦU NGUYỆN.
Vấn đề cầu nguyện là vấn đề tín ngưỡng trong dân gian khắp mọi nơi, từ nhiều thế kỷ qua.
Vấn đề này có hai mặt:
1. Đối với đại đa số, đó là phương tiện an tâm trong lúc con người gặp khổ nạn, bất trắc.
2. Đối với giáo lý cao siêu vi diệu nhiệm mầu, đó là phương tiện tu tập giải thoát sanh tử luân hồi.

Triết lý hay cốt tủy của đạo Phật chính là:
Tự mình cứu mình - Không ai cứu được mình - kể cả Đức Phật - cho nên cầu nguyện là vô ích.
Đạo Phật quan trọng LÝ NHÂN QUẢ và LÝ VÔ THƯỜNG.
Do nhân quả, sau khi đắc đạo và còn tại thế, ngay Đức Phật vẫn phải đền trả nghiệp quả và Đức Phật không cứu được dòng họ Thích Ca hay các đại đệ tử, khi nghiệp quả đã đến lúc họ phải đền trả.
Chỉ có PHƯỚC BÁO mới cứu được, giảm thiểu được NGHIỆP BÁO mà thôi. (Điểm này xin xem thêm bài giảng về PHƯỚC BÁU).

Tuy nhiên, để phổ biến sâu rộng giáo lý vi diệu nhiệm mầu, đạo Phật cũng phải mang hình thức của một tôn giáo. Nói đến tôn giáo chính là các hình thức cầu nguyện, các nghi lễ cầu nguyện.
Lời cầu nguyện «vô ngã vị tha»
là lời cầu nguyện đúng chánh pháp, chấp nhận được bởi trưởng dưỡng «từ bi & trí tuệ».
Lời cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc là lời cầu nguyện vô ngã vị tha.

Tuy nhiên, lời cầu nguyện cho cha mẹ hay thân nhân quá vãng được siêu sanh cực lạc quốc,
tuy bày tỏ lòng hiếu thảo, nhưng bấy lâu nay bị lợi dụng.
Người còn sống phải lo tu tập để tâm thức được nhẹ nhàng, khinh an, khi ra đi, khỏi cầu cũng siêu.
Các nhà sư sống có an chăng, chết có siêu chăng, làm sao nhà sư cầu siêu cầu an cho người có tiền bỏ ra thuê mướn dịch vụ cầu an, cầu siêu?
Các nghi lễ cầu siêu cầu an cũng chẳng qua là hình thức an ủi, khuyên giải thân nhân và cũng là cơ duyên tốt nhứt, thù thắng nhứt để giảng giải giáo lý, khuyên tang chủ phát tâm tu tập, đừng để đến lúc nằm trong quan tài mới nghĩ đến chuyện thỉnh sư cầu siêu.
Lúc đó các tà sư tha hồ bày trò, đặt chuyện, hăm he hù dọa, gây khó dễ, để tống tiền tang chủ.
Tang chủ cố gắng thỏa mãn nhà chùa, xong việc cúng thất, cả nhà đứng trước cổng chùa chửi thề ỏm tỏi, thề không bước tới cửa mấy thằng đầu trọc nữa.
Như vậy, cả tăng lẫn tục đều phiền não qua việc tang lễ.
Vấn đề tang lễ này cần viết dài hơn mới rõ ràng mọi việc, nay mai VP.PHTQ.CANADA sẽ phổ biến.

Kính mời viếng thăm:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật
Kính thư,
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
VP.PHTQ.CANADA
108 – 123 RAILROAD ST.,
BRAMPTON, ON, L6X-1G9, CANADA
VP.PHTQ.CANADA Email: cutranlacdao@yahoo.com

10.2.2011
Kính Bạch Thầy,
Con tên Ngô Phúc, chữ nghĩa không biết nhiều, nếu có viết sai chính tả, mong Thầy thứ lỗi cho. Con có đôi lời tâm sự với Thầy, mong Thầy chỉ dạy cho.

Kính bạch Thầy, vợ chồng con từ hồi tuổi đôi mươi, đến nay, thường hay đi chùa lễ Phật, cúng dường Tam Bảo, đi du lịch đến nước nào cũng vậy, vợ chồng con sống rất hạnh phúc, có được bốn cháu, hai trai và hai gái rất ngoan. Cho đến một hôm, vợ chồng con đang hưởng thụ ở sau vườn, có hai ông cảnh sát đến gõ cửa và báo một tin buồn, là con trai út của con, đã đụng xe qua đời, vợ chồng con không tin, vì nó mới đi có khoảng một tiếng đồng hồ, nhưng đó là sự thật.

Sau đó, vợ chồng con phải chấp nhận sự thật đau buồn đó và tìm hiểu về việc an táng và con có đến chùa mời Thầy tụng kinh cầu siêu cho nó, nhưng chùa ở Canada chỉ làm lễ theo cuối tuần, không làm lễ theo đúng ngày, cho nên con có nhờ người cháu ở Việt Nam đi chùa mời Thầy ở bển tụng kinh đúng ngày cho nó và Thầy ở bển có mời Thầy thập phương Tăng tụng kinh cầu siêu vãng sanh cực lạc, làm đúng 49 ngày, và thờ ở ba chùa.

Và từ đó, vợ chồng con không còn thấy hạnh phúc nữa, và bắt đầu tìm hiểu về kinh sách. Vợ chồng con đi đến chùa, thấy người ta in kinh chú đại bi, kinh A Di Đà và CD thuyết pháp, giảng kinh v.v.. và có một Thầy ở Việt Nam gởi tặng cho vợ chồng con một quyển kinh đại thừa vô lượng thọ, trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng giác, và vợ chồng con có tụng hằng ngày cho đến hôm nay.

Con có đọc được cuốn sách Từ Bi & Trí Tuệ của Thầy, trong đó có nói dâng sớ cầu an, tiền mất tật mang, cúng sao giải hạn, tai nạn vẫn tới, thì con thấy Thầy nói rất đúng, vì hằng năm, gia đình con thường đi chùa, cũng dâng sớ cầu an và cúng sao giải hạn, mà tai nạn xe cộ của con trai con, không giảm được phần nào, cũng phải mất mạng.

Cho nên vợ chồng con rất hoan hỷ và mong Thầy chỉ dạy thêm về vấn đề cầu siêu, con nghe nói, người mất trong vòng 49 ngày, nếu có người tụng kinh trai giới, cúng dường Thập phương Tăng, tụng kinh cầu siêu vãng sanh nơi cực lạc cho người đó, thì người đó sẽ được siêu thoát và vãng sanh tây phương cực lạc, có đúng như vậy không, mong Thầy chỉ dạy.

Và sau đây là con xin thưa với Thầy về vấn đề, chú đại bi, trong kinh sách có nói, nếu ai đọc tụng chú đại bi mà không linh ứng, thì chú đại bi không được gọi là đại bi thần chú. Nhưng trong sách Từ Bi & Trí Tuệ 15 của Thầy, lại nói là, nếu cầu nguyện mà được linh ứng, (hữu cầu tắc ứng) thì trái với lý nhân quả nghiệp báo, như vậy có nên đi chùa không, có nên thờ cúng tại gia không, và hằng ngày tụng kinh cầu vãng sanh tây phương cực lạc có được linh ứng không, con mong Thầy chỉ dạy.

Và sau đây con xin gởi tấm chi phiếu 150đ Canada xin thỉnh Bộ sách Cư Trần Lạc Đạo, trọn bộ 3 tập, xin Thầy hoan hỷ gởi cho, nếu có dư, xin được cúng dường ấn tống Tập san. Thành thật cám ơn Thầy và chúc Thầy nhiều sức khỏe.
Con
Ngô Phúc (Mississauga, Canada)

SUY NGẪM VỀ TỤNG KINH SIÊU THOÁT
CẦU TRỜI CÓ ĐƯỢC GÌ ĐÂU

Ý NGHĨA LỄ CẦU NGUYỆN

CHÁNH KIẾN VÀ CHÁNH TÍN
ĐẠO PHẬT BÌNH ĐẲNG VÀ TỰ DO TUYỆT ĐỐI
Ý NGHĨA CÚNG HOA, HƯƠNG, ĐÈN
PHẬT PHÁP TRỊ TÂM BỊNH CỦA CHÚNG SINH