Saturday, 11 March 2017

- Hòa Thượng có tin không ? KHÔNG! đạo Phật KHÔNG có đức tin mù quáng!







Date: 2017-03-07 21:25 GMT-05:00
Subject: [SAIGON_diendan] [DAKAO]

- Hòa Thượng có tin không ? KHÔNG! đạo Phật KHÔNG có đức tin mù quáng!
- Triệu triệu tín đồ PG trúng độc nặng nề hàng trăm năm nay - do các nhà sư ngu dốt giảng dạy sai lạc.
- Mọi người đều phải chết - Chúa chết - Phật chết - Luật Chúa - Luật Phật - Luật Trời cũng chẳng cứu được ai cả

- KHÔNG! đạo Phật KHÔNG có đức tin mù quáng!
 

 
Thứ Ba ngày 07 tháng 3 năm 2017
Kính thưa quí vị,
VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA có nhận được thư của một vị Phật tử.
Cụ này vừa mừng đại thọ 90 tuổi tháng trước.
VP. PHTQ. CANADA kính thỉnh chư vị thức giả góp ý kiến trả lời nội dung bức thư này.
Kính đa tạ và kính chúc chư vị vạn sự cát tường.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính thư,
VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA
llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllll

---------- Forwarded message ----------
From: Dai Truong
Date: 2017-02-28 21:41 GMT-05:00
Subject: Re: Mọi người đều phải chết - Chúa chết - Phật chết - Luật Chúa - Luật Phật - Luật Trời cũng chẳng cứu được ai cả
To: Phật-Học Tịnh-Quang 

Kính Hòa Thượng, 
Người ta tu cầu trường thọ như sinh lên các cõi trời Trường Sinh bất tử. Hòa Thượng có tin là Cõi Dục (giới) chúng ta còn có cõi Sắc và Vô Sắc giới tuổi thọ vô chẳng hạn như nước Vô lượng thọ của Phật A Di Đà tuổi thọ đến 1000 năm chứ đừng nói đến nhiều cõi khác nằm trong cái Vũ Trụ bao la này. Nhiều nơi tuổi thọ không đếm được thì sao??? Hòa Thượng có tin không ?

Nếu có thì chúng ta cầu vãng sinh lên đó để rồi quay về cứu độ quần chúng các nước thấp hơn vì tuổi thọ tùy thuộc vào nghiệp lực tu hành tinh tấn.

Được lên rồi chúng ta quay về cõi Sa bà này truyền dạy đạo và dắt dẫn chúng sinh cùng lên các cõi Sắc và Vô Sắc. Cũng vì do nghiệp lực mà có những chúng sinh chỉ sống trong vòng một hai giờ như loại phù du trong khi đó những chúng sinh khác sống đời đời không đếm được. 

Tôi xin thưa là ngay trong cõi Sa bà này mà những con như con Rùa, con Hạc sống đến cả ngàn tuổi. Chứng minh là con Rùa trong Hồ Hoàn Kiếm tính đến nay đã trên 300 tuổi và còn tiếp tục sống đến 1000 tuổi. Người đời tôn ngài là Cụ Rùa.

Hòa Thượng có bao giờ để ý là ở những nơi tôn nghiêm người ta tạc hình con Hạc đứng trên lưng con Rùa. Còn những con vật khác như loại Phù du chỉ sống tíc tắc trong vài giờ nên người đời thường nói Kiếp Phù du là vậy đó.

Hòa Thượng học nhiều hiểu rộng xin giảng dạy thêm cho kẻ hèn này học hỏi.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Nam Mô Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
         Minh Hùng và vợ là Diệu Bổn kính bái.



2017-03-07 22:49 GMT-07:00 Khai Vo khaivo43@yahoo.com [yksg6370] yksg6370@yahoogroups.com



̣Phật tánh ai cũng có và được coi như thường hằng, bất biến, không bị chi phối hủy hoại bởi không gian và thời gian, ý nói là... bất diệt.

Cho nên khi đã thành Phật, không bị luật sinh tử luân hồi dẫn dắt nữa, thì Phật coi như ...sống muôn đời?

Còn chúng sinh khi còn bị luân hồi sinh tử vì do nghiệp mình gây ra từ bao nhiêu kiếp trước do tham, sân, si, thì phải chịu có cuộc sống bị giới hạn...trong sáu cõi là Trời, người, a tu la, ngạ quỷ, súc sanh trong vài năm, vài chục năm, hay vài trăm năm, vài ngàn năm v.v tùy theo căn cơ, nghiệp quả, di truyền của riêng từng người.

Khi mang hình hài vật chất thì trước sau gì cũng bị hủy hoại theo luật tự nhiên như kinh Kim Cang đã nói 'phàm sở hữu  tướng giai thị hư vọng', đều là huyễn, sẽ bị hư hoại khi hết duyên cả. Nếu đầu thai làm rùa thì sống lâu được vài trăm năm, thú vật như chó thì cuộc sống ngắn hơn, vì một năm tuổi của chó tương đương với bảy năm tuổi của người thường. Cuộc sống ngắn ngũi nhất có lẽ là cá, gia cầm, chim muông, nhiều khi chưa hưởng hết tuổi thọ thì bị...làm thịt rồi? Thí dụ con chó sống được tối đa 13 năm, thì coi như tương đương với 13x7 = 91 năm của con người. Đây là nói về loại chó nhỏ như maltese, schnauzer, chó chihuahua .v.v, nhỏ con nhưng hay sủa, còn chó lớn con thì đời sống ngắn hơn. Vấn đề nầy chắc phải hỏi các bác sĩ thú y thì sẽ biết rõ tuổi thọ của nhiều sinh vật khác? Tóm lại là không ai sẽ biết chắc tuổi thọ của mình dầu dưới hình thức nào trong sáu cõi luân hồi vì còn có gia giảm theo phước đức, như chó VN, chó Tầu thì chết sớm hơn chó Mỹ vì bị bợm nhậu làm thịt và không được Hội súc vật bảo vệ, chỉ khi nào thành Phật thì sống đời đời.

Sanh vào cõi Trời được hưởng phước có thể sống nhiều ngàn năm, nhưng khi hết phước thì vẫn đầu thai lại theo như đức Phật đã dạy? Như vậy thì cõi Trời sẽ có cuộc sống lâu hơn cả, nhưng vẫn bị giới hạn? Tôi xin mạo muội góp ý đơn giản cho dễ hiểu dựa theo sự hiểu biết thô thiển của tôi về đạo Phật. 
KV


On Wednesday, March 8, 2017 9:26 AM, Dien Ta wrote:
Bạn Khải thân mến,
Đúng ra Đạo Phật đâu có chủ trương sống dai hay không sống dai.
Vì sao? Vì chúng sinh đến cõi Trần nầy, (nói chung là Tam Giới) đều do nghiệp của chúng sinh dẫn họ đến. Phật chủ trương, khi chúng ta đang sống thì ráng đừng Tạo thêm nghiệp mới, và ráng dứt nghiệp cũ (Tịnh Chư Nghiệp Chướng). Nếu sạch hết các nghiệp thì thoát ra khỏi vòng Luân Hồi và không còn tái sinh nữa. Trong kinh Pháp Hoa, Phật nói chúng ta là những kẻ đang vui đùa trong nhà lữa mà không hay biết.
Tôi chỉ góp chút ý kiến với Bạn chớ không dám nói nhiều.  
Thân mến





​---------- Forwarded message ----------
From: tole bui
Date: 2017-03-11 12:20 GMT-05:00
Subject: Re: [VIDANVIET] Re: [yksg6370] Re: Fwd: [SAIGON_diendan] [DAKAO] Hòa Thượng có tin không ? Triệu triệu tín đồ PG trúng độc nặng nề hàng trăm năm nay - do các nhà sư ngu dốt giảng dạy sai lạc.
To: Moon Tran , Nhulan Le , Xuan Lan Nguyen-Hruby , "nguyetphi123@gmail.com"
Cc: Tole Bui , julietran2 , Lankhanh Bui
On Wednesday, March 8, 2017, 12:33:16 PM PST, Khai Vo khaivo43@yahoo.com [VIDANVIET] <VIDANVIET@yahoogroups.com> wrote:

Xin đọc lại.
 
On Wednesday, March 8, 2017 8:00 AM, Khai Vo khaivo43@yahoo.com wrote:
Xin cám ơn bạn Tạ Kim Điện đã góp ý để bổ khuyết cho nhau. 
Triết lý đạo Phật rất đơn giản tuy khó thực hành nếu không có quyết tâm. 
Theo tôi thì tất cả đều gói ghém trong bài 'Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh', là 'Chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách', 
tức là ngũ quan khi tiếp xúc với trần cảnh mà không bị động thì được giải thoát ngay? 
Đức Phật đã nói rõ như vậy, thế mà nhiều người cứ lo nghĩ chuyện ở đâu xa xăm... ngoài vũ trụ bao la để tìm... thiên đàng hay mong có... phép mầu, suy nghĩ lung tung khiến cho Tâm đã không an mà còn thêm lao xao, trở thành mê tín và có thể bị lợi dụng?
Đạo Phật chủ trương thoát luân hồi sinh tử  bằng cách dứt cái Tâm tham sân si để không còn tạo Nghiệp nữa, vì chính cái nghiệp nó đưa chúng ta vào sáu nẽo luân hồi. Cứ lo tinh tấn tu hành để dứt nghiệp và đừng mong cầu sẽ được giải thoát thành Phật ngay trong kiếp nầy hay kiếp sau gì cả cho đến khi hết nghiệp thì tự động sẽ được giải thoát. Còn mong cầu giải thoát là...còn tham?
Biết được mình đã từng sống chết trong tiền kiếp nhiều lần rồi nên nhiều bậc Bồ Tát đã giác ngộ không còn sợ chết nữa mà sẵn sàng tái sanh như các Ngài Đạt Lai Lạt Ma để giáo hóa chúng sanh và chứng tỏ luân hồi là có thật? Hãy làm bất cứ cái gì để cái tâm được an nhiên tự tại trước đã.
Thân chúc quí bạn và gia đình luôn vui, mạnh, thân tâm an lạc. KV


VP.PHTQ.CANADA: Trong bài viết dưới đây có vài điểm chưa chính xác.
 

From: 'Khai Vo' via banvang <banvang@googlegroups.com>
Sent: Thursday, March 9, 2017 1:00 PM
To: VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA; Dai Truong
Cc: Tle8464953; Khai Tu; Khai Pham;  PHAT HOC TINH QUANG; Ty-Khuu Thich-Chan-Tue
Subject: Fw: - Hòa Thượng có tin không ? KHÔNG! đạo Phật KHÔNG có đức tin mù quáng! Fw: Chúng Sinh (tác giả Lê Huy Trứ) - Lõm bõm học Phật (Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc)



Theo sách vở ghi chép thì tổ Huệ Năng không biết chữ, hành nghề tiều phu đốn củi, được ngũ tổ Hoàng Nhẫn dạy kinh Kim Cang, khi nghe đến câu 'Ưng vô sở trụ, sinh nhi kỳ tâm' thì... đại ngộ, hiểu ra ngay, hơn các ông thiền sư khác, tự cho là có học vấn cao thâm thường xem thường ông, vì các vị thiền sư nầy cứ lo... nghiên cứu kinh điển rồi suy diển lung tung?
Khi được hỏi định nghĩa về chữ Tâm như thế nào thì Ngài Huệ Năng  chỉ cần nói 'đối cảnh vô tâm tức thị...thiền' và được thầy truyền... y bát ngay, vì biết ông đã Ngộ Đạo, trong khi các vị thiền sư khác thì ví cái tâm như tấm gương..v.v.?
Ngài được xem như đại diện cho Thiền Tông Trung Hoa và khai sinh ra Bảo Đàn Kinh, kế thừa giòng thiền của Đạt Ma Tổ Sư của Ấn Độ. Tình trạng nầy cũng chẳng khác nào trong Bát Nhả Ba La Mật Đa Tâm Kinh', đức Phật đã nói rõ ràng là' chiếu kiến ngũ uẩn giai không đặng nhất thiết khổ ách', nhưng đa số mọi người vẫn còn chưa tin, rồi càng suy diển càng thấy tối mò, chẳng ai hiểu gì cả?
Mục đích của Bát Nhả Ba La Mật Đa Tâm Kinh chắc là dùng để áp dụng cho tất cả mọi người, mà đa số là giới bình dân, chứ không phải chỉ dành riêng cho giới trí thức? Tất cả mọi vật trên thế gian nầy đều do duyên hợp mà sanh ra, mà cái duyên nầy phát xuất từ cái Tâm, theo như Kinh Hoa Nghiêm 'tất cả từ tâm tạo' và theo như Ngài Huệ Năng đã khuyên: 'Thức tự tâm chúng sanh. Kiến tự Tâm Phật tánh' mà ông Lê huy Trứ đã nêu ra. Nhưng con người có cần phải có trí hiểu biết... cao siêu mới ngộ được như ngài Huệ Năng hay không? 
Đạo Phật chủ trương vô ngã, vì con người ta thường chấp cái thân tứ đại gồm gió, lữa, nước, đt kết  hợp lại mà thành là thật, là cái ngã của mình. Do chấp cái thân mình là thật nên khởi lòng tham, sân, si và tất cả mọi chuyện trên đời nầy đều cố gắng tranh đấu để bảo vệ, nuôi dưởng nó và tạo bao nghiệp tốt xấu để chịu luân hồi quả báo. Cái thân xác nầy tiếp xúc với trần thế qua năm giác quan, mắt, mũi, tai, miệng, thân và ý, tạo ra sáu uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Tất cả những cái nầy đều không thật, vì nó chỉ là phản ứng tạm thời của cơ thể đối với hoàn cảnh và tạo ra cái tánh riêng của từng người, khi chết thì không còn, gộp chung lại thành cái Thức mà ngài Huệ Năng đã khuyên. Nó hoàn toàn khác với cái Phật tánh mà con người chỉ có thể nhận ra nhờ Trí tuệ, nên ngài Huệ Năng cũng nói luôn là 'kiến tự Tâm Phật tánh' là vậy? 
Cái trí tuệ luôn luôn sẳn có trong mọi người nên thường gọi là Tánh Giác hay tánh biết là Phật tánh. Cái tánh giác hay Phật tánh còn được gọi là Tánh... không, tức là không có bản ngã vì không có chất chứa cái tâm tham sân si và những hệ quả của chúng. Bởi vậy trong đạo Phật, khi con người diệt được tham sân si trong lòng thì coi như trở về cái bản tánh nguyên thủy của mình, gọi là bản lai diện mục, là thấy được cái Phật tánh của mình, chẳng khác gì của chư Phật. Bởi thế, đức Phật mới nói' Ta là Phật đã thành và chúng sinh là Phật sẽ thành.Chúng sinh nầy cũng chính là 'cái ta 'bị đầu thai dưới nhiều hình thức trong sáu nẽo luân hồi do cái Tâm lao xao mà ra? Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ thì cũng chính ta tự tu tập trong sáu nẽo luân hồi nầy để trở về cái bản tánh Chân Thật của mình. Rõ ràng là đâu có gì quá cao siêu khi ý thức được chúng ta bị luân hồi là do cái nghiệp của tham sân si và chỉ cần bỏ chúng thì được giải thoát, có cái Tâm 'vô quái ngại, an nhiên tự tại như đức Phật, là Niết Bàn tại thế hay bất cứ nơi đâu? Xin lạm bàn cho vui chứ không dám múa rìu qua mắt thợ.
 


BÁT NHÃ TÂM KINH 

(CTLĐ TẬP 2 - PHTQ SỐ 19) 
LINK



CON THUYỀN BÁT NHÃ

TK. Thích-Chân-Tuệ

Nương theo giáo pháp Phật Ðà
Con thuyền bát nhã giúp ta độ đời.
Ðến bờ giác ngộ thảnh thơi
Giải thoát phiền não cuộc đời an vui.

Lời mở đầu: Bát Nhã Tâm Kinh là bài kinh nhựt tụng của tất cả các tông phái Phật giáo. Nếu chúng ta đọc tụng và hiểu rõ những điều Ðức Phật dạy trong Bát Nhã Tâm Kinh và đem áp dụng trong đời sống hằng ngày của người Phật Tử, dù tại gia hay xuất gia, ích lợi không thể nghĩ bàn, phước đức và công đức vẹn toàn.

Trên cuộc đời này, dù giàu sang hay nghèo khó, dù trí thức hay bình dân, dù nam phụ lão ấu, dù da trắng da đen hay da màu, dù vua chúa hay dân chúng, nói chung, bất cứ người nào cũng có hai thứ bệnh: thân bệnh và tâm bệnh. Ðối với thân bệnh, chẳng hạn như đau răng, nhức đầu, sổ mũi, cảm cúm, ho hen, trặc xương, hoặc đau tim gan tì phế thận, chúng ta cần tới tài năng, khả năng trị bệnh của các vị thầy thuốc, dù đông y hay tây y. Ðể phòng ngừa thân bệnh, có những phương pháp tập thể dục, những cách dưỡng sinh khoa học, những chế độ ăn uống thích ứng với từng lứa tuổi, và tình trạng sức khỏe cá nhân. Những người nghĩ rằng: nhờ tu theo môn phái này, tu theo pháp môn kia, hành theo giáo chủ nọ, sẽ khỏe mạnh sống lâu, sẽ bách niên giai lão, sẽ vô bệnh vô tật, chẳng hạn như người ta tuyên truyền tu thiền trị dứt bệnh ung thư, đó chỉ là những người đang sống trong cơn mê. Ðạo Phật gọi đó là vô minh. Tại sao vậy?

Bởi vì ngay đến Ðức Phật, là bậc toàn giác, vẫn "Có" thân bệnh, nhưng "Không" phiền não và khổ đau, tâm trí của Ngài vẫn an nhiên tự tại, trong mọi hoàn cảnh. Nói một cách khác, Ngài không có tâm bệnh. Bất cứ ai sống trên đời này, còn mang thân xác con người, là còn khổ vì thân bệnh, nếu không giác ngộ được chân lý vi diệu nhiệm mầu. Các vị giáo chủ của tất cả các tôn giáo cũng có thân bệnh và rồi cũng chết như mọi người mà thôi. Trong thời buổi khoa học tiến bộ ngày nay, ngay tại những quốc gia văn minh tiến bộ tây phương, vẫn còn một số người, khi có thân bệnh, lại đi tìm uống, nước suối nước sông, cầu mong phép lạ, với cả niềm tin, thượng đế gia trì, hay ban phép lành, hoặc được ân điển, từ đấng bề trên, nào đó chẳng biết, trị dứt bá bệnh, cả bệnh nan y, thậm chí cứu được, người chết sống lại!

Chúng ta thử suy nghĩ xem: những vị tự xưng là thượng đế, là thánh thần, là thiên địa, là tu hành chứng đắc gì đó, cứu người chết được sống lại, để làm gì, để được người đời tôn thờ nể sợ chăng? Tại sao chỉ cứu người này, không cứu những người khác? Dù có cứu được bao nhiêu người, để rồi sau đó, những người này cũng lại chết một lần nữa, lần này chết thiệt đó, như bất cứ mọi người nào khác, trên thế gian này. Nhứt là những vị tự xưng là thượng đế, là thánh thần thiên địa kia, rồi cũng chết như ai, và lại còn chết thảm, không chỗ chôn thây, nữa là khác!

Nếu như các phép lạ, các điều linh thiêng huyền bí đó có thực, các bệnh viện, các cơ quan y tế nên đóng cửa, các bác sĩ, dược sĩ, y tá, điều dưỡng viên, chuyên viên y tế, nên giải nghệ, và chức sắc các tôn giáo đó không cần có y sĩ riêng, không cần nằm điều trị ở bệnh viện.

Nhiều người mê tín dị đoan hơn nữa, khi có thân bệnh, lại chạy đi tìm, thầy bùa thầy ngải, tìm sư tìm sãi, thuốc tiên linh thiêng, chỉ một viên thôi, trị dứt bá bệnh, thiệt là tội nghiệp, thực đáng thương xót, chỉ khổ bị gạt, tiền mất tật mang. Những người như vậy là những người không có trí tuệ bát nhã, không nhận được chân tướng của các pháp thế gian, rất dễ bị lung lạc bởi bất cứ luận điệu thuyết giảng, hay tuyên truyền nào, có vẻ mơ mơ hồ hồ, có vẻ linh thiêng huyền bí, có vẻ như điển nhập, từ thế giới vô hình nào đó, không giải thích được, thực ra không làm sao giải thích được, cho dù họ là kỹ sư, bác sĩ, nha sĩ, văn sĩ, thi sĩ, học sĩ, chuyên viên, chuyên gia, hay bất cứ ai. Tại sao vậy? Bởi vì mọi người đều sợ chết, càng giàu càng giỏi càng sợ nhiều hơn, sợ mất cái thân mạng này, mà thôi!

Còn đối với tâm bệnh thì sao? Tâm bệnh có thể chia làm hai loại: các bệnh tâm thần và những khổ đau về mặt tinh thần. Ðối với các bệnh tâm thần, hay bệnh thần kinh, cũng đã có những bệnh viện thần kinh, các dưỡng trí viện, với các bác sĩ tâm lý, bác sĩ tâm thần, chăm sóc và điều trị. Ðối với những khổ đau về mặt tinh thần, con người mới cần tới sự giúp đỡ của các tôn giáo. Sự giúp đỡ của các tôn giáo có nhiều hình thức khác nhau, tùy theo căn cơ, tùy theo hoàn cảnh, tùy theo địa phương, tùy theo phong tục và tập quán của mỗi dân tộc. Nhiều khổ đau phiền não của con người không thể điều trị dứt hẳn tận gốc, bằng thuốc men, hay các phương pháp tâm lý học, mà phải được điều trị bằng đời sống nội tâm, bằng sức mạnh tâm linh, bằng trí tuệ bát nhã.



Trong phạm vi bài này, chúng ta chỉ đề cập đến vấn đề đời sống nội tâm, hay sức mạnh tâm linh, hay trí tuệ bát nhã trong đạo Phật, mà thôi. Ðạo Phật là đạo cứu khổ nhân loại, cho nên đạo Phật mạnh mẽ nhận định: Cuộc đời là bể khổ. Chúng ta ai ai cũng đồng ý với nhau rằng: Cuộc đời khổ nhiều hơn vui. Nhưng không phải vì vậy mà chúng ta bi quan, yếm thế, chán đời, thụ động, chấp nhận định mệnh sẵn có, chấp nhận số phận đã an bài, chấp nhận những cảnh khổ đau của cuộc đời. Ðạo Phật không dừng lại ở nhận định như vậy. Ðạo Phật dạy chúng ta nhiều phương pháp:

"Làm sao cho đời bớt khổ. Làm sao cho đời hết khổ". Trong tất cả các kinh điển của đạo Phật, ghi lại lời chỉ dạy của Ðức Phật, đều nêu rõ các pháp môn tu tập, nhằm mục đích giúp đỡ chúng sinh, giải thoát khỏi phiền não và khổ đau, một cách tích cực, một cách hiệu quả. Thực ra, đó mới chính là mục đích cứu kính của đạo Phật vậy. Tuy nhiên, Ðức Phật chỉ là một bậc đạo sư giác ngộ, đem chân lý giác ngộ chúng sinh, chứ không phải là thần linh, hay thượng đế, chuyên ban phước giáng họa, cho nên không có thể cứu giúp con người thoát khổ, qua các lời khẩn cầu van xin, cầu nguyện khấn vái, mỗi khi con người gặp phiền não và khổ đau. Trong kinh sách, có câu: "Chúng con khổ nguyện xin tự độ". Con người phải tự độ mình, tức là tự cứu chính mình, nhưng bằng cách nào? Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy:

"Hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Thắp lên với Chánh Pháp". Nghĩa là: Con người muốn tự cứu chính mình, thoát ly mọi khổ ách, cần phải thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ, phải sáng suốt học hiểu và nương theo Chánh Pháp, tức là các pháp môn tu tập, Ðức Phật dạy trong các kinh điển, chẳng hạn như "Bát Nhã Tâm Kinh", và luôn luôn thực hành trong cuộc sống hằng ngày, chứ không phải chỉ cầu nguyện suông.

"Bát Nhã Tâm Kinh" là bài kinh chỉ dạy phương pháp tu tâm dưỡng tánh, dẹp trừ tâm loạn động bất an, uế trược cấu nhiễm, phát hiện chân tâm, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm, để giúp cho chúng sanh sống được an lạc hạnh phúc, không còn phiền não khổ đau, giác ngộ được con người chân thật, để giải thoát khỏi sanh tử luân hồi. Chân tâm đó mới thực là mình, còn cái xác thân và cái tâm bất an loạn động không phải là mình, sẽ bị bỏ lại thế gian, khi chúng ta ra đi sang kiếp khác. Như vậy, chúng ta học "Bát Nhã Tâm Kinh" là để nhận được bản tâm bản tánh thực sự của mình. Khi học xong kinh này, nếu chúng ta trực nhận được bản tâm thanh tịnh hay chơn tâm, tức là trí tuệ bát nhã bừng sáng, con đường vào đạo đã khai mở. Ðó chính là mục đích cứu kính của đạo Phật vậy.

Người Phật Tử sinh hoạt trong chùa, hay đi chùa lễ Phật tụng kinh, thường thuộc lòng "Bát Nhã Tâm Kinh". Bởi vì "Bát Nhã Tâm Kinh" rất quan trọng trong Phật giáo, là cứu kính tối thượng của đạo Phật, cho nên bất cứ khóa tụng kinh nào, bất cứ khóa hành thiền nào, bất cứ khóa tu học nào, thuộc bất cứ tông phái nào của Phật giáo, cũng đều có "Bát Nhã Tâm Kinh", dù bằng tiếng Việt, tiếng Hán Việt, hay tiếng Pali. Thêm một bước nữa, nếu như chúng ta cùng nhau tìm hiểu những điều Ðức Phật dạy trong "Bát Nhã Tâm Kinh", rồi đem áp dụng vào đời sống hằng ngày, thì ích lợi vô lượng vô biên, công đức và phước đức viên mãn, không thể nghĩ bàn.

Theo kinh điển đạo Phật, con người có tám muôn bốn ngàn thứ tâm bệnh. Nào là bệnh tham lam, bệnh sân hận, bệnh si mê, bệnh cố chấp, bệnh nghi ngờ, bệnh cao ngạo, bệnh thành kiến, bệnh tà kiến, bệnh biên kiến, bệnh thiên kiến, bệnh định kiến, bệnh thường kiến, bệnh đoạn kiến, bệnh kiến thủ, bệnh giới cấm thủ, bệnh tưởng tượng, bệnh cảm thọ, bệnh trạo cử, bệnh hôn trầm, bệnh giải đãi. Bởi vậy cho nên, Ðức Phật chỉ dạy tám muôn bốn ngàn pháp môn tu tập, để đối trị và diệt trừ từng thứ bệnh.

Chẳng hạn như để diệt trừ tâm tham lam, bỏn sẻn, Ðức Phật dạy giữ giới và thực hành pháp môn bố thí. Người nào hiểu được hạnh bố thí đem lại vô lượng vô biên phước báu, và thực hành được hạnh bố thí hằng ngày, thì tâm tham lam, bỏn sẻn sẽ giảm đi nhiều. Người nào biết cho ra, biết cứu người giúp đời, tức nhiên, cuộc sống được an vui. Người nào chỉ biết tìm mọi cách hốt vô, mưu mô hại người hại đời, bất chấp thủ đoạn, bất kể tha nhân, cuộc sống chắc chắn bất an. Muốn giảm bớt tâm tham lam, chúng ta phải bớt ham muốn, bớt ham thích, bớt nhu cầu, và nên biết thế nào là đủ. Người không biết thế nào là đủ, ví như người khát nước, lại uống nước biển mặn, càng lúc càng thêm khát, không bao giờ thỏa mãn! Nếu không có những gì mình thích, thì hãy thích những gì mình có. Thế là yên chuyện! Khỏi tạo tội tạo nghiệp thêm nữa! Trong Kinh Di Giáo, Ðức Phật có dạy:

Tri túc chi nhơn tuy ngọa địa thượng du vi an lạc.
Bất tri túc giả thân xử thiên đường diệc bất xứng ý.

Nghĩa là: Người biết thế nào là đủ, tuy nằm trên đất, cũng thấy an vui, lợi lạc. Người không biết thế nào là đủ, tuy thân ở trên cảnh giới thiên đường, tâm ý vẫn không thỏa mãn! Chẳng hạn như để diệt trừ tâm sân hận, hay nóng giận, Ðức Phật dạy thiền định và thực hành pháp quán từ bi. Con người tăng trưởng tâm từ bi được thì những cơn nóng giận sẽ giảm đi rất nhiều. Cặp mắt của người có tâm từ bi, luôn luôn thương nhìn cuộc đời, cư xử nhẹ nhàng, dễ dãi, khoan dung, với mọi người chung quanh, khó nổi cơn sân đối với những lỗi lầm, những sai trái của người khác, dù là người thân hay kẻ thù cũng vậy, và không lợi dụng lòng từ bi của người khác. Các bậc phụ huynh cần có tâm từ bi quảng đại, mới có thể giữ gìn được hạnh phúc trong gia đình. Các nhà giáo cần có tâm từ bi quảng đại, mới có thể thương yêu, dạy dỗ học sinh, như con ruột của chính mình. Các nhà tu cần có tâm từ bi quảng đại, mới có thể thương xót chúng sanh đang trầm luân đau khổ, phát nguyện tu hành tinh tấn, để tự độ và độ tha, sẵn sàng hy sinh, phục vụ nhơn loại.

Chẳng hạn như để diệt trừ tâm si mê, Ðức Phật chỉ dạy trí tuệ bát nhã. Ðó chính là tam vô lậu học của Phật giáo: Giới-Ðịnh-Tuệ, là phương tiện giúp đỡ chúng sinh giải thoát, không còn lọt vào vòng sanh tử luân hồi, phiền não và khổ đau nữa. Chẳng hạn như để diệt trừ tâm hay cố chấp, sống để dạ chết mang theo những lời người khác nói mích lòng, Ðức Phật chỉ dạy pháp đối trị là tâm hỷ xả. Người nào hiểu được rằng chứa chấp càng nhiều trong tâm thức của mình, càng bị trầm luân trong sanh tử luân hồi, trong phiền não và khổ đau, chẳng ích lợi gì, bèn cố gắng phát triển tâm hỷ xả, tự khắc sẽ cảm thấy khinh an, nhẹ nhàng, mắt sẽ nhìn cuộc đời một cách lạc quan hơn, cuộc sống sẽ an vui, lợi lạc hơn.

Trí tuệ bát nhã trong đạo Phật, được giảng giải trong Bát Nhã Tâm Kinh, cũng như được đề cập đến trong tam tạng kinh điển, khác với trí tuệ của thế gian. Ở thế gian, người có trí tuệ là những người học cao hiểu rộng, có bằng cấp các ngành nghề, hoặc là những người thông minh lanh lợi, khôn ngoan sáng suốt, biết cách đối phó, ứng xử nhanh chóng, đối đáp mạch lạc, nói năng lưu loát, thuộc nhiều vấn đề, qua nhiều phương diện, trong mọi hoàn cảnh. Nhưng, những người có trí tuệ trên thế gian vẫn sống trong điên đảo mộng tưởng, vẫn sống trong phiền não khổ đau, vẫn bị cảnh trần lôi cuốn đắm nhiễm, cũng như bao nhiêu người khác. Khi đắc thời được thế, vinh quang thắng lợi, họ hả hê hỉ hạ, hân hoan hớn hở, vui vẻ rỡ ràng. Khi thời thế xoay trở, mất mát thất thu, cơ nghiệp suy tàn, gia cảnh lầm than, họ ưu tư sầu muộn, phiền não khổ đau, có khi không còn muốn sống nữa. Còn trí tuệ bát nhã trong đạo Phật là phương tiện giúp đỡ tất cả chúng sinh, hiểu biết muôn sự mọi việc trên đời, một cách "đúng như thực", không điên đảo mộng tưởng, không nhận giả làm chân, để đạt được giác ngộ và giải thoát khỏi sanh tử luân hồi, thoát ly phiền não khổ đau, để kiến tạo một cuộc sống an lạc và hạnh phúc, ngay trên thế gian này.

Mở đầu Bát Nhã Tâm Kinh, Ðức Phật dạy: "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách. Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị"

Nghĩa là: Muốn quán chiếu cuộc sống một cách tự tại, như các bực Bồ Tát, cần phải thực hành trí tuệ bát nhã một cách thâm sâu, đến mức tột cùng ba la mật, khi đó xét thấy năm uẩn đều không, con người sẽ vượt qua được tất cả mọi khổ ách. Ở trên đời này, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc, các uẩn khác: thọ, tưởng, hành, thức, cũng đều như vậy.

Thế nào là:"Chiếu kiến ngũ uẩn giai không", hay làm sao:"Xét thấy năm uẩn đều không"? Năm uẩn gồm có: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc là phần thân xác, có hình tướng, có sắc tướng, nhận thấy được bằng mắt thường. Thọ, tưởng, hành, thức, là phần tinh thần, hay tâm linh, không hình tướng, không nhận thấy được bằng mắt thường. Chúng ta nên biết rằng: nguồn gốc của mọi sự đau khổ trên thế gian này đều do "tâm cố chấp" mà ra. Chúng ta cố chấp điều gì? Chúng ta cố chấp rất nhiều thứ. Chẳng hạn như chúng ta không nhận thấy được "con người chân thật", cho nên chấp rằng: ngũ uẩn là thực, tức là chấp thân này và tâm này là thực, trong kinh sách gọi như vậy là "chấp ngã". Chẳng hạn như chúng ta không nhận định được toàn bộ sự thực, nguyên vẹn chân lý, cho nên chấp rằng: việc này đúng, việc kia sai, thế này là phải, thế kia là quấy, trong kinh sách gọi như vậy là "chấp pháp".

Trong Kinh Viên Giác, Ðức Phật có dạy: "Con người vì vô minh cho nên có hai thứ chấp: chấp ngã và chấp pháp. Ðó là hai nguyên nhân chính gây ra phiền não và khổ đau của cuộc đời". Khi nào hiểu được một cách rõ ràng và phá trừ được hai nguyên nhân chính gây ra khổ đau về mặt tinh thần này, chúng ta sẽ tìm được an lạc và hạnh phúc thực sự, ngay trong cuộc sống hiện tại. Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về chấp ngã. Chấp ngã có nghĩa là chúng ta chấp cái thân giả tạm và cái tâm vô thường, lại cho là "thực", lại tưởng chính là "mình", cho nên mới phiền não và khổ đau.

**1) Trước hết, nói về cái sắc thân giả tạm, tức là cái thân xác của chúng ta, lúc mới sanh ra đời, chỉ có vài ký lô thôi, bây giờ thì cân nặng đến mấy chục ký lô. Ở đâu ra mấy chục ký lô đó, nếu không do các chất: đất, nước, gió, lửa, tạo nên mà thôi. Ðất là những chất cứng trong thân người như: tóc, lông, răng, móng, xương, thịt. Khi còn sống, chúng ta mượn những chất từ đất mà ra, để bồi bổ cái thân này hằng ngày như: cơm gạo, bánh mì, trái cây. Ðến khi chết, những thứ này trở về với đất. Nước là những chất lỏng trong thân người như: máu, mủ, nước miếng. Khi còn sống, chúng ta mượn những chất từ nước mà ra, để bồi bổ cái thân này hằng ngày như: canh, sữa, nước giải khát. Ðến khi chết, những thứ này trở về với nước. Gió là những chất hơi trong thân người. Khi còn sống, chúng ta mượn những chất từ không khí, hít vô thở ra, để bồi bổ cái thân này hằng ngày. Ðến khi chết, những thứ này trở về với không khí. Lửa là những chất ấm trong thân người. Khi còn sống, chúng ta mượn những chất sanh nhiệt, để bồi bổ cái thân này hằng ngày như: gừng, chất đạm. Ðến khi chết, những thứ này trở về với hư không.

Cái sắc thân giả tạm nặng mấy chục ký lô này của chúng ta gồm bốn thứ nói trên, trong kinh sách gọi là thân tứ đại, không phải là "thực". Tại sao vậy? Bởi vì nếu cái thân tứ đại này thực là của chúng ta, thì nó phải tuân lệnh và tùy thuộc quyền xử dụng của chúng ta. Chúng ta ai ai cũng muốn cái thân tứ đại này trẻ mãi không già, khỏe mãi không đau, còn mãi không hoại. Nhưng, từ xưa đến nay, từ đông sang tây, từ hoàng gia đến dân chúng, từ giàu sang đến nghèo hèn, từ học thức đến bình dân, có ai được toại nguyện như vậy đâu! Vậy mà ai động đến "nó", chúng ta liền nổi xung, nhứt định ăn thua đủ, nhứt định vác đơn kiện, nhứt định đòi bồi thường, nhứt định làm tới luôn, cho hả giận cho đã nư, không thể nhịn nổi, chỉ nhằm bảo vệ cái thân tứ đại vốn giả tạm, vốn không thực này, để rồi một ngày kia, dù-muốn-hay-không, mọi người đều phải bỏ lại, để đi sang thế giới khác, để tái sinh kiếp khác, với một đống nghiệp báo chẳng lành!

Ðời người chẳng qua chỉ là hơi thở, khi thở hơi ra mà chẳng hít vào được nữa, thì ô hô tử vong! Ðời người chỉ là tạm vay mượn đất, nước, gió, lửa, từ bên ngoài, để bồi bổ cho đất, nước, gió, lửa, bên trong thân, từng ngày từng giờ, từng phút từng giây. Khi không vay mượn nữa, con người không tồn tại được. Chỉ vì con người mãi quay cuồng sống vội, mãi lo kiếm tiền, mãi lo hưởng thụ, mãi lo giữ gìn, mặt mũi hão huyền, lúc nào cũng tưởng: "đời còn dài mà", cho nên hơn thua, từng câu từng lời, kiếm chuyện đấu tranh, chiếm đoạt tài sản, danh lợi phù du, giành giựt miếng ăn, dựng chuyện thưa kiện, đòi hỏi bồi thường, tiền bạc phi nhân, chỉ biết lợi mình, bất kể hại người, đem lại khổ đau, cho bao người khác. Bởi vậy chính mình cũng chịu đau khổ phiền não luôn luôn.

Con người quên rằng: Ở ngoài nghĩa trang, đâu phải chỉ có, mộ phần các cụ, trăm tuổi mà thôi! Hiểu được như vậy, chúng ta không còn chấp cái thân tứ đại mấy chục ký lô này là thực nữa, thì sự đau khổ, cho mình và cho người, chắc chắn sẽ giảm bớt. Cái thân tứ đại không còn là thực nữa, thì những thứ phụ thuộc như: nhà cửa, tiền bạc, danh vọng, địa vị, còn có nghĩa gì nữa đâu, mà ham muốn tranh chấp, đấu đá sát phạt, hơn thua được mất, cho đời thêm đau khổ? Cái thân tứ đại, còn phải bỏ lại, thì có thứ gì, đem theo được chứ? Có đem theo được chăng, chẳng qua là tội nghiệp, đã tạo tác trong đời, mà thôi.

Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy: "Người hơn thì thêm oán. Kẻ thua ngủ chẳng yên. Hơn thua đều bỏ hết. Giấc ngủ được an lành". Làm được như vậy, chúng ta khỏe re! Bằng không như vậy, đừng than khổ nhọc, như bò kéo xe, te tua tơi tả! Chuốc khổ vào thân là tự chúng ta mà thôi. Không ai làm cho chúng ta đau khổ và phiền não được, nếu chúng ta không muốn tiếp nhận sự phiền não và khổ đau đó. Ví như người ta đưa lửa phiền não đến, nếu chúng ta không đưa thân tâm mình ra đón nhận, thì lửa đó chẳng có tác dụng phiền não gì cả! Chẳng hạn như, có người tới nói, mình là người xấu, mình có thực xấu, hay không phải xấu, tự xét tự biết, tự sửa tự đổi, tự mình chuyển hoá, tự nguyện sám hối, giận dữ làm chi, cho chúng khinh khi! Không thèm tức giận, thì sẽ ngủ khì! Khỏe quá khỏe quá!

**2) Cái thân tứ đại, mấy chục ký lô, tất cả mọi người, là như vậy đó. Còn cái "tâm" thì sao? Con người chúng ta là một, còn cái tâm thì lăng xăng lộn xộn, thay đổi liên miên. Tại sao chúng ta bị khổ đau nhiều đời nhiều kiếp như vậy? Bởi vì chúng ta, chấp lầm "vọng tâm", lăng xăng lộn xộn, thay đổi liên miên, cho đó là "mình", rồi nương theo đó, chợt vui chợt buồn, chợt cười chợt khóc, suốt ngày suốt đêm, suốt tháng suốt năm, suốt cả đời này, và những đời sau! Vọng tâm gồm có: tâm thọ, tâm tưởng, tâm hành, tâm thức.

Cái tâm nghĩ suy, tính toán hơn thua, lăng xăng lộn xộn, suốt ngày suốt đêm, có phải thực là: chúng ta hay chăng? Sách có câu: "Người vui cảnh đẹp bao lâu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Nghĩa là cùng một cảnh, nếu chúng ta có tâm sự buồn phiền áo não, không thấy cảnh vui chút nào. Còn nếu chúng ta có tâm trạng hân hoan vui vẻ, dù cây khô trụi lá, cảnh vẫn đẹp vui như thường. Cái tâm hân hoan vui vẻ là của chúng ta, hay cái tâm buồn thảm lê thê là của chúng ta?

Sách cũng có câu:"Tâm buồn cảnh được vui sao. Tâm an thì cảnh ngộ nào cũng an". Cùng một câu nói, nếu tâm an ổn, vui vẻ mát mẻ, chúng ta cho là: nói-đúng-nói-phải, nói-sao-cũng-được, nói-ngược-cũng-xong. Trái lại, tâm đang bực bội, ai nói câu nào, chúng ta cho là: nói-sai-nói-bậy, nói-xiên-nói-xỏ, nói-bóng-nói-gió, nói-hành-nói-tỏi, nói-quấy-nói-quá. Ðối với người thân, thương yêu trìu mến, tâm chúng ta tốt, mặc dù chưa chắc, lúc nào cũng tốt, được y như vậy. Còn như đối với, kẻ thù người oán, tâm mình không tốt, sẵn sàng gây nên, phiền não khổ đau, cho cả nhà họ. Họ càng khổ đau, nhiều đến chừng nào, mình khoái chừng đó!

Vậy, thực sự nghĩ xem, chúng ta là người, có tâm thực tốt, hay tâm không tốt? Chẳng hạn như nếu, chúng ta đang cần, giúp đỡ khẩn cấp, khi gặp tai biến, thì viên cảnh sát, chính là ân nhân. Còn nếu chúng ta, vi phạm luật pháp, làm chuyện mờ ám, làm ăn phi pháp, bóng dáng cảnh sát, thực chẳng đáng ưa, chút xíu nào cả. Cùng một câu chuyện, chúng ta ưa thích, thì cho là đúng, ngược lại không ưa, mình cho là sai. Cái tâm thay đổi, bất thường như vậy, "thực" là chúng ta, như vậy hay sao? Bởi vậy, kinh sách có câu: "Tùy tâm biến hiện". Nghĩa là mọi sự việc trên thế gian này biến hiện như thế nào, tốt hay xấu, lành hay dữ, đúng hay sai, phải hay quấy, được hay không, đều do tâm của chúng ta biến hiện ra cả. Cái sự cảm thọ, tùy theo tâm trạng, tùy theo cá nhân, không ai giống ai, không có lúc nào, giống với lúc nào, không có nơi nào, giống với nơi nào, không thời đại nào, giống thời đại nào. Do đó cho nên, "tâm thọ" thực sự, hết sức nguy hại, không đáng tin cậy, một chút nào cả.

Do tâm tham lam, con người thọ nhận, đủ thứ vật chất, của cải tiền bạc, vinh thân phì gia, không cần biết đến, của đó chính tà, bo bo giữ gìn, cho đến lúc chết, sinh lòng tiếc của, nhắm mắt không yên. Do tâm sân hận, con người thọ nhận, đủ thứ lời nói, thiệt là khó nghe, dù vô nghĩa lý, sinh lòng thù oán, bực dọc tức tối, khó chịu bất an. Do tâm si mê, con người thọ nhận, những chuyện thị phi, phải quấy đúng sai, hơn thua tốt xấu, những chuyện thương ghét, trả thù báo oán, gặp điều bất bình, chạm chút tự ái, hăm he thưa kiện, gây bao đau khổ, phiền lụy người khác, dù thân hay thù. Nói vắn tắt là: Thọ nhiều khổ nhiều, chấp nhiều mệt nhiều. Buông xả thì thanh thản, tha thứ thì thư thái. Chuyện hiểu rất đơn giản, thực hành không dễ dàng, nhưng không phải bất khả.

Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy: "Thắng lợi sinh thù oán. Thất bại chịu khổ đau. Không quan tâm thắng bại. Sống an lạc hạnh phúc", chính là nghĩa đó vậy.

**3) Lại thêm nữa, tâm của chúng ta luôn luôn giàu sự tưởng tượng nên mới gây ra đau khổ. Có người nói ra, một câu thực là: vô-thưởng-vô-phạt, chúng ta tưởng tượng, suy diễn thêm ra, vẽ rắn thêm chân, để rồi chuốc lấy, giận dỗi bực bội, phiền não khổ đau. Chuyện này xảy ra, trong mọi cuộc sống, của mọi gia đình, ở khắp mọi nơi, rất là thường xuyên. Trong cuộc nói chuyện, thảo luận đông người, thường dễ xảy ra, những chuyện mích lòng, chỉ vì câu nói, hiểu lầm nào đó, từ miệng một người, được cộng thêm với, tâm trí tưởng tượng, của các người khác. Tâm trí tưởng tượng, của vợ hay chồng, cũng thường dẫn tới, những chuyện ghen tuông, tạo nên sóng gió, làm giảm rất nhiều, hạnh phúc gia đình. Có một đám mây, ở trên không trung, lơ lửng bay qua, ánh sáng thái dương, hiện ra ngũ sắc, rực rỡ huy hoàng, con người tưởng tượng, đó là thần linh, thượng đế giáng trần, ban phước phép lành, giáng điển ứng nghiệm. Thực là quá sức, mê tín dị đoan! Do đó cho nên, "tâm tưởng" thực sự, hết sức nguy hại, không đáng tin cậy, một chút nào cả.

**4) Tâm trí suy nghĩ, luôn luôn tiếp nối, không ngừng không nghỉ, từ chuyện này đến chuyện khác, từ việc này đến việc khác, từ người này đến người khác, từ nơi này đến nơi khác, từ xứ này đến xứ khác, từ đời này đến đời khác, tạo thành một dòng tư tưởng, kéo dài vô cùng vô tận, gọi là tâm hành. Trong những lúc đó, tâm chúng ta có, những dòng tư tưởng, tiếp nối liên tục, chúng ta hãy thử, tìm cách dừng lại, không suy nghĩ tiếp, xem được hay không? Chắc chắn là không!

Lúc đó, dừng nó không dễ, thì mới biết rằng: chúng ta không làm chủ được tâm hành của chính chúng ta vậy. Lúc còn khỏe mạnh như vậy, chúng ta còn không kiểm soát, không điều khiển, không làm chủ được tâm hành của chính mình. Lúc sắp lìa đời, thân thể rã rời, tứ chi đau đớn, thần kinh suy nhược, chắc chắn chúng ta, sẽ bị tâm hành, dẫn dắt đi đâu, thì đến đó vậy. Thí dụ như lúc lên giường muốn ngủ, nhưng cái tâm hành cứ lo lắng, suy nghĩ vớ vẩn vẩn vơ hoài, muốn dừng cũng không được, cứ tiếp nối liên tục, trằn trọc suốt đêm thâu, không thể nào chợp mắt được! Do đó, chúng ta nên biết: "tâm hành" chính là động cơ, dẫn dắt con người vào vòng sanh tử luân hồi, nên trong kinh sách, còn gọi là "hành nghiệp".

**5) Chúng ta luôn luôn khởi vọng niệm đẹp hay xấu, khi mắt trông thấy một hình sắc nào đó, gọi là nhãn thức. Chúng ta luôn luôn khởi vọng niệm dễ nghe hay khó nghe, khi tai nghe thấy một âm thinh nào đó, gọi là nhĩ thức. Chúng ta luôn luôn khởi vọng niệm dễ chịu hay khó chịu, khi mũi ngửi thấy một mùi nào đó, gọi là tĩ thức. Chúng ta luôn luôn khởi vọng niệm ngon hay dở, khi lưỡi nếm thấy một vị nào đó, gọi là thiệt thức. Chúng ta luôn luôn khởi vọng niệm thích hay không thích, khi thân xúc chạm một vật nào đó, gọi là thân thức. Chúng ta luôn luôn khởi vọng niệm luyến thương hay tức giận, khi ý nghĩ nhớ tới một chuyện nào đó, gọi là ý thức. Ðể rồi những vọng niệm như vậy, gọi chung là lục thức, được đưa đến kho tàng tâm thức, trong kinh sách gọi là tàng thức, là nơi chứa đựng những chuyện vui hay buồn, thương hay ghét, suốt cả cuộc đời của mình. Chính những vọng niệm, vọng thức này là nguồn gốc của khổ đau. Tại sao vậy?

Bởi vì, những vọng niệm như: đẹp hay xấu, dễ nghe hay khó nghe, dễ chịu hay khó chịu, ngon hay dở, thích hay không thích, đâu có phải lúc nào cũng tuyệt đối đúng hết đâu. Thí dụ như: cùng một con người, chúng ta khen đẹp, người khác chê xấu, sanh ra mích lòng, đưa đến đấu tranh, cãi cọ cãi vã, cuối cùng đánh nhau, tức nhiên khổ đau. Thí dụ như: cùng một món ăn, lúc mới bắt đầu, vì quá đói bụng, chính mình khen ngon, ngon đáo ngon để, đến lúc no rồi, thì lại thấy dở, hết còn ngon miệng. Cùng một món trái cây như sầu riêng, một món ăn như khô mắm chẳng hạn, người khen ngon thơm quá xá, thấy là phát thèm, người chê hôi thúi, khó nuốt khó ngửi, tức nhiên sanh ra, tranh cãi với nhau, đưa đến khổ đau, tạo ra phiền não. Như vậy, "tâm thức" hay các vọng niệm, vọng thức đó chính là nguồn gốc của sự khổ đau vậy.

Cái thân tứ đại gọi là hình sắc, và vọng tâm gồm có: tâm thọ, tâm tưởng, tâm hành, tâm thức, nói chung gọi là "ngũ uẩn". Nếu chúng ta "Chiếu kiến ngũ uẩn giai không", tức là quán sát, chiếu soi, xem xét, thấu hiểu "ngũ uẩn" giai không, nghĩa là không thực, không thường còn, không vĩnh viễn, không cố định, không đáng để chúng ta quan tâm, thì chắc chắn chúng ta sẽ "độ nhất thiết khổ ách", tức là độ được, qua được hết thảy mọi khổ ách trên đời. Chúng ta sẽ sống một cuộc đời an lạc và hạnh phúc, không nghi ngờ gì cả. Lúc đó, lòng tự ái của chúng ta, tức là sự chấp ngã, giảm bớt được bao nhiêu, chúng ta được an vui lợi lạc trong cuộc sống được bấy nhiêu. Khi chúng ta thực sự "xét thấy năm uẩn đều không", khổ nạn nào cũng qua khỏi, tức là chúng ta đã hành thâm bát nhã. Chứ không phải mỗi ngày đọc tụng đều đều, lưu loát, trơn tru, rào rào, rầm rầm, gọi là hành thâm bát nhã đâu, đó chỉ là trả bài thuộc lòng mà thôi. Hỏi rằng như vậy có ích lợi gì không? Câu trả lời: Tùy! Tại sao vậy? Bởi vì con người vẫn chưa qua khỏi được các khổ nạn.

* * *

Chúng ta đã hiểu qua: thế nào là chấp thân và chấp tâm, nói chung là "chấp ngã". Bây giờ, chúng ta thử tìm hiểu: Thế nào là "chấp pháp"? Chấp pháp nghĩa là: đối với tất cả, các pháp trên đời, bao gồm mọi sự, mọi việc thế gian, con người chấp chặt, ý kiến cá nhân, thành tích khả năng, suy nghĩ hiểu biết, kiến thức sở học, kinh nghiệm lão luyện, không muốn thay đổi, không muốn cải thiện, không muốn sửa chữa, không muốn chuyển hóa, không muốn nghe ai, bịt cả hai tai, chỉ mở cái miệng. Thậm chí biết rằng, mình đã nghĩ sai, làm sai nói sai, tin sai hiểu sai, cũng vẫn chấp chặt!

Có câu chuyện hai anh chàng vào rừng kiếm củi. Ngày kia, cả hai mỗi người bó được một gánh củi đem về. Trên đường về, hai anh chàng gặp được quế. Anh thứ nhứt bỏ củi, gánh quế đem về vì biết quế có giá trị hơn, bán được nhiều tiền hơn. Anh thứ hai tuy cũng biết như vậy, nhưng chấp chặt cái công phu gánh củi từ sớm đến giờ, không chịu thay đổi. Ở trên thực tế, lắm khi con người, biết là sai đường, biết làm sai việc, biết nói lỡ lời, suy nghĩ tầm bậy, nhưng đã lỡ rồi, cho nó lỡ luôn, sửa lại quê quá, xin lỗi mất mặt, chạm tự ái quá, nhứt định không được, tới-đâu-thì-tới, đâu ngán ai chứ!

Trong lòng cố chấp, nặng nề như vậy, thường dẫn chúng ta, đến chỗ đấu tranh, bắt đầu bằng lời, rồi tới võ lực, tức nhiên dẫn đến, phiền não khổ đau. Những người có thêm, một chút học thức, trong lòng cố chấp, tăng thêm một chút, họ ít khi chịu, nhìn thấy sự thực, ít khi chịu nhận, lỗi lầm của mình, ít khi chịu nhịn, nhường bước người khác. Trong kinh sách gọi là "sở tri chướng". Nghĩa là cái sở tri, cái kiến thức, sự hiểu biết, đã có từ bấy lâu nay, thường làm chướng ngại, ngăn đường cản lối, không cho chúng ta, nhận ra lẽ phải, thấu suốt chân lý. Chân lý không lệ thuộc tôn giáo nào, giai cấp nào, dân tộc nào, quốc gia nào, thế lực nào, thời đại nào, không gian nào. Chân lý bất biến, bất tùy phân biệt, chính là nghĩa đó vậy.

Có câu chuyện một học giả đến xin hỏi đạo với một thiền sư. Thiền sư mời học giả ngồi, rồi mang trà ra tiếp đãi. Thiền sư chậm rãi, rót trà ra tách, để trước mặt khách, tiếp tục rót trà, đến khi tràn ra, vẫn không chịu dừng. Học giả thấy vậy, không còn chịu được, bèn lên tiếng hỏi, lý do tại sao. Thiền sư từ tốn đáp rằng: Ngài đến đây với đầy ắp kiến thức trong tâm trí, đâu còn chỗ để thu nhận lý thiền, lẽ đạo. Cũng như tách trà đã đầy, không còn chỗ nhận thêm nữa vậy.

Trong cuộc sống, chúng ta chứa đầy ắp những thành kiến, định kiến, thiên kiến, biên kiến, tà kiến, ác kiến, thường kiến, đoạn kiến, trong tâm trí, cho nên khó mà chấp nhận được bất cứ ý kiến nào của người khác, khó mà nhận được thế nào là chánh kiến. Trong cuộc sống vợ chồng, ai cũng chấp chặt ý kiến của mình là đúng, không chịu nghe giải thích, không chịu bàn luận với nhau, làm sao gia đình có được hạnh phúc! Lại đi nghe lời, ông bà thầy bói, bèn đổi cái cửa, bèn sửa cái bếp, thêm xoay cái bàn, lại trở cái giường, đi phá cái tường, xây thêm tấm vách, thực là lãng nhách, tốn công phí sức, hao tiền tốn của, một cách vô ích. Ðiều cần phải sửa, chính là cái "lòng cố chấp" của chúng ta, mà thôi.



Trong Kinh A Hàm, Ðức Phật có dạy câu chuyện năm người mù rờ voi, sau này thường được viết trong sách giáo khoa, đem dạy ở trường học, đáng để chúng ta suy gẫm như sau: Có năm người mù được dẫn tới rờ một con voi và sau đó cho biết ý kiến của từng người. Người rờ được cái vòi thì nhứt định cho là con voi giống như con trùng thật lớn. Người rờ được cái chân thì nhứt định cho là con voi giống như cái cột nhà. Người rờ được cái tai thì nhứt định cho là con voi giống như cái quạt thật lớn. Người rờ được cái bụng thì nhứt định cho là con voi giống như cái trống thật lớn. Người rờ được cái đuôi thì nhứt định cho là con voi giống như cái chổi. Thế là cả năm người đều chấp chặt cái sở tri, cái hiểu biết của riêng mình, có chứng nghiệm rõ ràng qua sự rờ rẫm hiện vật, cho nên cãi vã nhau, chướng ngại nhau, không ai muốn nghe, muốn tin điều người khác nói ra, nhứt định cho mình là đúng. Tức nhiên, câu chuyện nhứt định dẫn đến chỗ tranh chấp, ấu đả và khổ đau.

Chúng ta cũng thường mắc phải những lỗi lầm như thế, trong cuộc sống, cho nên phiền não khổ đau. Chúng ta thường nghe thoáng qua một câu chuyện truyền miệng, không biết đâu là xuất xứ, rồi vội vàng kết luận là người này tốt, người kia xấu, người này phải, người kia quấy, đưa đến chỗ bất đồng ý kiến, tranh cãi, phiền não và khổ đau. Chúng ta không có thời gian, không có khả năng, không có hoàn cảnh, không có điều kiện, để tìm hiểu "nguyên hình" của con voi như thế nào, mà đã vội vàng kết luận thì nhứt định không sai và cũng nhứt định không đúng vậy. Chúng ta có thể chỉ "đúng một phần" thôi, hãy lắng nghe ý kiến của người khác! Thực hiện được như vậy, có phải chúng ta tránh được những cuộc tranh cãi vô ích, trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Thực hiện được như vậy, chắc chắn chúng ta tránh được phiền não và khổ đau, chắc chắn chúng ta sống được an lạc và hạnh phúc, không nghi ngờ gì nữa cả. Thực hiện được như vậy, chúng ta mới là người thực sự biết tôn trọng chân lý.

Sự khổ đau, trong các gia đình, thường là do sự chấp chặt giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ thì nhứt định phải như vầy và như vầy thì mới đúng, khác đi là không được. Con cái thì nhứt định phải như vậy và như vậy thì mới được, khác đi là không đúng. Những gia đình như thế và như thế nhứt định không thể có hạnh phúc. Chúng ta đừng than phiền con cái đời nay khó dạy. Thực ra, con người đời nào cũng vậy, con cái đời nào cũng vậy thôi, chỉ có chúng ta "biết" cách nào dạy con cái, và nhứt là "biết" cách nào dạy chính mình hay không, mà thôi. Hai thế hệ khác nhau tức nhiên có những khác biệt trong lề lối suy nghĩ và hành động. Nếu biết thông cảm, dung hòa, tha thứ, hiểu biết, thì vui vẻ hạnh phúc. Trái lại nếu cố chấp, bảo thủ ý kiến, thì khiến phiền não và khổ đau. Rõ ràng là như vậy. Tệ hơn nữa là người lớn nghe lời xúi dại của con cái, làm những chuyện lợi mình hại người, gây nên tội báo nghiệp báo.

Trên đây, chúng ta đã tìm hiểu qua thế nào là chấp ngã và chấp pháp. Vượt qua được chấp ngã và chấp pháp, tức là chúng ta đã vượt qua được hết thảy mọi khổ ách. Hiểu được tường tận như vậy, chúng ta dễ nhận định rằng: Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị. Tại sao vậy? Bởi vì sắc và không chẳng có gì khác nhau, còn và mất cũng vậy, tuy không đồng nhau. 

Chẳng hạn như một cái đồng hồ do nhiều thứ ráp lại tạo thành. Có người tò mò tháo rời từng bộ phận ra, rồi không biết ráp lại thì cái đồng hồ không còn nữa. Hoặc giả đến một lúc nào đó, lâu hay mau, sớm hay muộn, chúng ta cần tiền đem bán, hoặc đem cho người khác, hoặc cái đồng hồ bị hư hoại, thì cũng không còn nữa. Ngay khi cái đồng hồ còn hiện tiền, chúng ta đã hiểu biết bản chất của nó là không, tức là không tồn tại vĩnh viễn. Cho nên mọi chuyện biến đổi đối với cái đồng hồ không làm cho chúng ta ngạc nhiên, không làm cho chúng ta phiền não và khổ đau, tức là chúng ta được an nhiên tự tại, trước sự còn mất của cái đồng hồ, nói riêng, của tất cả muôn pháp trên thế gian, nói chung.

Chẳng hạn như có một căn nhà tiền chế, có thể tháo ráp được. Khi chưa được ráp lại, đó chỉ là một đống vật liệu như là: cây, gổ, sắt, gạch, đá, ngói, xi măng, khung cửa, máng xối, vân vân, chưa phải là căn nhà. Khi ráp xong rồi, đó mới được gọi là căn nhà. Như vậy, bản chất của căn nhà vốn là không. Do duyên hợp nên căn nhà tạm có. Khi hết duyên, cái nhà rã ra, trở thành đống gạch vụn, không còn là căn nhà nữa vậy.

Trong Kinh Kim Cang, Ðức Phật có dạy: "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng". Nghĩa là: tất cả mọi thứ trên thế gian có hình tướng, nhỏ như hạt cải, cái bàn cái ghế, cái nhà cái xe, to lớn như dãy núi, hay quả địa cầu, tất cả đều hư vọng, không tồn tại vĩnh viễn, có ngày cũng biến hoại, sau vài chục năm, vài trăm năm, hoặc vài chục triệu năm. Cũng vậy, cái thân tứ đại gồm có: đất, nước, gió, lửa, hay còn gọi là cái thân ngũ uẩn gồm có: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, của con người cũng như vậy mà thôi. Còn đối với các pháp trên thế gian, chuyện gì có cũng như không, không có chuyện gì tồn tại vĩnh viễn, lâu dài. Cho nên khi đắc thời được thế, con người không nên kiêu căng phách lối, ngạo mạn khinh người. Tại sao vậy? Bởi vì chuyện đó không tồn tại được lâu đâu. Hoặc khi chuyện rắc rối bực bội, bất bình xui xẻo, hư hại thất bại xảy ra, con người cũng đừng để tâm trí rối loạn quá đáng. Tại sao vậy? Bởi vì chúng ta biết ngay: chuyện gì rồi cũng qua đi, chỉ sớm hay muộn, chóng hay chầy, mà thôi. Cố gắng giữ sự bình tĩnh thản nhiên, được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Một cơn giận tới, do bị chửi mắng sỉ nhục, do bị công kích khiêu khích, do bị phân biệt đối xử, một cách bất công, do bị vu oan giá họa, nói chung, do bị ngoại cảnh chi phối, do người đời chung quanh gây nên, không thể tránh được.

Nếu chúng ta quán chiếu: cơn giận đó không thiệt, không tồn tại lâu, chỉ quấy động tâm sân của mình, không nhằm nhò gì đến con người chân thật của mình, vốn bình tĩnh thản nhiên, vốn thanh tịnh từ ái. Chúng ta không theo cơn giận đang khởi lên đó, cơn giận đó sẽ qua, sẽ tan biến, sẽ lắng xuống. Mây đen tan biến, bầu trời quang đãng. Tuy nhiên, cơn giận qua mau hay chậm, tùy theo năng lực tu tập, công phu quán chiếu, khả năng hành trì của mỗi người. Chúng ta không theo, cơn giận sẽ nguội dần.

Mọi sự mọi việc sẽ bình yên. Bằng không, ngược lại, chúng ta theo cơn giận đó gây sự, sinh sự thì sự sinh ra ngay. Thí dụ như tức quá nhịn không nổi, phản ứng ngay tại chỗ: chửi cấp trên thì bị mất việc, đánh người thì bị phạt, giết người thì ở tù. Một chuổi hậu quả liên tục sẽ đổ ập lên đầu chúng ta, tiếp theo ngay sau cơn giận của mình, khó lường trước được. Khi gặp nghịch cảnh, không dùng trí tuệ bát nhã quán chiếu, càng cầu mong chuyện qua mau, chuyện lại càng chẳng chịu qua. Cứ để tự nhiên, đến đâu đối phó đến đó, lo lắng quá nhiều, buồn bực thái quá, sức khỏe suy yếu, không ích lợi gì.

Sắc và không là hai từ ngữ chỉ sự đối đãi trong cảnh giới tương đối. Khi còn ở trong cảnh giới tương đối, con người vẫn còn phiền não và khổ đau, cho nên trong kinh sách gọi là còn trong vòng sanh tử luân hồi. Chẳng hạn như còn thương thương ghét ghét, còn đúng sai phải quấy, còn thị phi nhơn ngã, tức là còn khổ đau phiền não. Chẳng hạn như còn chấp chặt sự quan trọng của mặt mũi, địa vị, danh vọng, tiền bạc, của cải, sự nghiệp, tức là còn phiền não khổ đau. Không có cái gì tồn tại vĩnh viễn. Bản chất của muôn pháp là không. Hiểu biết được như vậy, chúng ta phá được chấp ngã và chấp pháp, tâm của mình mới được thanh tịnh. Không bị cảnh trần chi phối, lôi cuốn, tức là không còn phiền não khổ đau, thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, chính là nghĩa đó vậy. Ðó là tinh thần bát nhã, còn gọi là "pháp môn bất nhị". Bất nhị nghĩa là không hai, cũng không phải là một. Nói hai cũng trật, nói một cũng sai, đó gọi là Không Hai.

Chúng ta tạm dùng cá thí dụ sau đây cho dễ hiểu. Người đời thường nói: "Tuy hai mà một. Tuy một mà hai". Câu đó thường dùng để chỉ những cặp vợ chồng hòa thuận đồng lòng, nhứt tâm nhứt trí, trong mọi vấn đề, trong mọi hoàn cảnh, trong mọi trường hợp. Tuy là hai người khác nhau, nhưng họ chỉ có một ý kiến, có một quyết định, khi cần chỉ hỏi một người cũng dủ, cũng như hỏi người kia. Họ cũng như một người, nhưng thực tế họ là hai. Chúng ta thử xét thí dụ khác: Mặt biển nổi sóng và mặt biển thanh bình, không phải là hai, nhưng hai trạng thái hoàn toàn khác nhau. Cũng vậy, tâm chúng ta lúc bình tĩnh thản nhiên và lúc nổi cơn tức giận, không hai, nhưng cũng không phải một. Tuy hai mà một, tuy một mà hai, chính là nghĩa đó vậy.

Trong cảnh giới tương đối, chúng ta thấy có cái này thì phải có cái kia. Chẳng hạn như có sáng thì có tối, có đúng thì có sai, có thương thì có ghét, có phải thì có quấy. Chấp một bên thì chúng ta khổ đau ngay, phiền não ngay. Ðó còn gọi là cảnh giới nhị biên. Khi nào chúng ta phát huy được trí tuệ bát nhã, vượt ra khỏi vòng tương đối, chúng ta sẽ hết phiền não và khổ đau, sẽ được giác ngộ và giải thoát, sẽ được an lạc và hạnh phúc, sẽ được an nhiên và tự tại. Chẳng hạn như khi gặp một người, nếu không quan tâm chuyện thương ghét, tâm chúng ta sẽ bình thản. Chẳng hạn như khi vào một căn phòng không có mùi thơm, không có mùi hôi, tâm chúng ta sẽ bình thản.

Ðây mới chính là ý nghĩa thiết yếu của việc tu tâm dưỡng tánh theo đạo Phật: Trong tâm khởi niệm, nếu giác kịp thời, liền biết không theo, đó là chơn tâm. Trong tâm khởi niệm, nếu còn mê muội, không giác kịp thời, liền theo niệm đó, trở thành vọng tâm. Cũng ví như là: Khi có gió thổi, mặt biển nổi sóng, gọi là biển động. Khi có gió thổi, mặt biển vẫn bình yên, đó là biển thái bình, hay bản tâm thanh tịnh. Tu theo đạo Phật, không phải chỉ có, cúng kiến lễ lạy, van xin cầu nguyện, không phải không còn gì khác.

Ðiều đáng quan trọng không phải là "vọng tâm" thay đổi bất chợt, bất thường nói trên, mà chính là cái "chơn tâm bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm" của tất cả chúng ta vậy. Hiểu được, nhận được: "thế nào là chơn tâm", chính là mục đích cứu kính của đạo Phật, được Ðức Phật giảng giải rõ ràng trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, và đồng thời, trong Bát Nhã Tâm Kinh, phần tiếp theo sau đây:

"Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố, bồ đề tát đỏa y bát nhã ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh niết bàn. Tam thế chư Phật y bát nhã ba la mật đa cố, đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề".

Nghĩa là: Hãy nhìn thấy các pháp không qua các hình tướng bên ngoài, chúng ta mới có thể nhận thấy được bản thể chơn thực không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm. Hãy nhìn thấy trong chơn không, không có ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, không có lục căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, không có lục trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, không có lục thức: từ nhãn thức giới cho đến ý thức giới, không có vô minh, không có hết vô minh, không có già chết, không có hết già chết, không có tứ đế: khổ, tập, diệt, đạo, không có trí tuệ, cũng không có chỗ chứng đắc. Vì không có chỗ chứng đắc, tức là không bị dính mắc, dù là pháp thế gian, hay pháp xuất thế gian, cho nên Bồ Tát nương theo trí tuệ bát nhã, tâm không còn điều gì ngăn ngại, không có gì cản trở được, không có gì làm cho sợ hãi, chính vì thế xa lìa hẳn những chuyện điên đảo mộng tưởng, đạt tới cảnh giới cứu kính niết bàn. Chư Phật trong ba thời: quá khứ, hiện tại và vị lai, đều nương theo trí tuệ bát nhã, đạt được đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Hình tướng của các pháp ở thế gian đều do con người tạo ra. Chẳng hạn như chế tạo ra kiểu xe này, kiểu xe khác, tùy theo sáng chế của viên kỷ sư, tùy theo nhu cầu của người mua sắm, tùy theo mức tiêu thụ, trên các thị trường khắp nơi. Chẳng hạn như xây cất nhà cửa, kiểu này kiểu khác, tùy theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư, tùy theo chức năng xử dụng của công trình, nào là nhà ở đủ loại, nào là nhà thương, trường học, nhà máy, phi trường, vân vân. Chẳng hạn như hình tướng người hiền, hình tướng người dữ, tùy theo tâm tánh của mỗi người, hiển lộ trên gương mặt, trên tướng mạo bên ngoài. Những chuyên viên hóa trang trong ngành điện ảnh, trong nghệ thuật sân khấu, kịch nghệ hay cải lương, có khả năng "biến" một người thành dáng hiền nhân quân tử, "biến" một người thành dáng đạo tặc tiểu nhân, thậm chí "biến" một người thành dáng nam hoặc nữ, tùy theo yêu cầu của kịch bản. Chẳng hạn như cùng một chất vàng, con người có thể làm ra đủ thứ loại nữ trang, hình tướng khác nhau, nào là vòng, xuyến, cà rá, hoa tai, dây chuyền đủ kiểu. Cho nên khi nhìn các món nữ trang, chúng ta không nên chấp vào hình tướng khác nhau, hình thức bên ngoài, chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết: tất cả đều được làm bằng vàng, bản thể là chất vàng.
Cũng vậy, khi chúng ta nhìn con người không qua các hình tướng khác nhau, không qua các hình thức bên ngoài, chẳng hạn như nam phụ lão ấu, già trẻ lớn bé, giàu nghèo, sang hèn, quan dân, đẹp xấu, mạnh yếu, cao thấp, sắc tộc, màu da, xuất xứ, học thức, địa vị, lúc đó chúng ta sẽ nhận ra được tất cả mọi người đều giống nhau ở chỗ: Bất cứ người nào cũng có "Bản Tâm Thanh Tịnh", còn gọi là "Chơn Tâm". Bản tâm thanh tịnh của tất cả mọi người đều giống nhau, không khác, đều đồng nhứt thể. Chỉ vì mê ngộ không đồng, con người tạo tội tạo nghiệp khác nhau, cho nên hình tướng bên ngoài khác nhau.

Bất cứ người nào trên đời, nếu không bị ai chửi mắng, không bị ai nguyền rủa, không bị ai thưa kiện đòi tiền, không bị ai đánh đập, không bị ai nói xấu, không bị ai lường gạt, không bị ai chọc ghẹo, không bị ai vạch áo coi thẹo sau lưng, không bị ai cướp tác quyền, không bị ai vu khống cáo gian, không bị ai đá giò lái, không bị ai thọc gậy bánh xe, không bị ai vạch lá tìm sâu, không bị ai đem đuốc rê chân mình, không bị ai đào mồ tổ tiên ba bảy đời, không có lòng tham, không dễ nổi sân, không si mê ám chướng, tất cả những người như vậy chắc chắn đều sống trong cảnh giới an nhàn, thanh tịnh, thanh thản, thảnh thơi, thư thái, tự tại, giải thoát. Nói một cách khác, khi con người không bị cảnh trần lôi cuốn, thì tâm trí chắc chắn thanh tịnh. Bản tâm thanh tịnh chắc chắn hiển lộ, không phân biệt hình tướng bên ngoài của người đó như thế nào, dù người đó theo bất cứ tôn giáo nào, dù người đó là tu sĩ hay tín đồ cũng vậy.

Bất cứ người nào cũng có Bản Tâm Thanh Tịnh, cũng có Chơn Tâm. Ðó là điều cứu kính Ðức Phật chỉ bày trong Bát Nhã Tâm Kinh. Mặc dù con người sống ở trên thế gian, dĩ nhiên ai ai cũng có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; cũng đều phải tiếp xúc với trần cảnh gồm có: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Nhưng nếu mắt nhìn thấy sắc, tai nghe thấy tiếng, mũi ngửi thấy mùi, lưỡi nếm thấy vị, thân thấy xúc chạm, mà tâm trí vẫn không chao động, tâm tư vẫn bình tĩnh thản nhiên, tâm ý không khởi lên bất cứ niệm nào, tâm trạng không đổi thay, tức là người đó sống trong cảnh giới thiền định, cảnh giới thanh tịnh, cảnh giới niết bàn.

Bản tâm thanh tịnh hiển lộ trong mọi trường hợp, trong mọi khoảnh khắc, trong mọi hoàn cảnh, trong mọi thời gian, trong mọi nơi chốn, lúc đó con người trở thành bậc thánh hiền. Bản tâm thanh tịnh chỉ hiển lộ khi nào trong tâm trí con người hoàn toàn trống rỗng và lặng lẽ, không có vọng thức hay tạp niệm nào cả, trong kinh sách còn gọi đó là "Chơn Không".

Trong chơn không thanh tịnh đó, không lệ thuộc nơi sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; cũng không lệ thuộc nơi sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Nghĩa là dù sống ở giữa cảnh phồn hoa đô hội, thị tứ náo nhiệt, nhưng nếu biết canh chừng tâm trí của mình, không để bị cảnh trần lôi cuốn, con người cũng có thể sống trong cảnh giới thiền định được, tịnh trong cảnh động. Nghĩa là dù sống trong cảnh yên lặng của núi rừng thôn dã, hay cảnh tịch tịnh của tu viện, nhưng tâm tư chưa dứt bụi trần, chưa dứt nghiệp duyên, còn nhiều ham muốn, còn nhiều phiền lụy, không biết pháp môn chăn trâu, không biết chăn giữ tâm trí của mình, tâm trí vẫn còn loạn động, tạp niệm vẫn tiếp diễn không ngừng, chắc chắn người đó chưa thể sống trong cảnh giới thiền định được vậy.

Trong kinh sách, những tạp niệm, khởi lên trong tâm trí, được ví như con trâu. Con trâu tâm trí thường dẫn dắt con người đi từ hiện tại mơ màng, trở về quá khứ xa xăm, có khi đi từ hiện tại phiền não khổ đau, đến tương lai xa vời, mộng tưởng, có khi đi từ đông sang tây, có khi đi từ chuyện quốc gia đại sự, đến chuyện nhỏ nhặt riêng tư, có khi đi từ chuyện trong nhà, đến chuyện hàng xóm. Nếu không khéo chăn dắt gìn giữ con trâu đó, một cách hết sức cẩn thận, từng giờ từng phút từng giây, chắc chắn con người sẽ bị nó dẫn dắt đi, tạo tội tạo nghiệp, suốt đời suốt kiếp, mà thôi. Ðến khi phải đền trả nghiệp báo, hay đến giờ phải đền tội, con người hả họng cỡ nào, kêu làm sao cho thấu trời cao? Cho nên đau khổ vẫn hoàn khổ đau, dài dài!

Sau khi chúng ta đã thấu hiểu thân và tâm này đều là giả tạm không thực, chỉ là hình tướng, không tồn tại vĩnh viễn, chúng ta sẽ không còn khổ đau, khi đối diện với những bất trắc của cuộc đời. Thậm chí, chúng ta sẽ không đau khổ, như người thế gian thường tình, khi người thân hết duyên sống trên đời, hoặc chính mình đến lúc bỏ lại thân ngũ uẩn để ra đi. Khi đó, dù còn mang thân xác tứ đại, nhưng tâm thọ, tâm tưởng, tâm hành và tâm thức, không còn chao động, không còn lăng xăng lộn xộn nữa, chúng ta sẽ nhận ra được bản tâm thanh tịnh của chính mình.

Cũng ví như khi mây đen tan biến hết, mặt trời chiếu sáng tỏ rạng như tự thuở nào. Lúc mặt trời bị mây đen che khuất, chúng ta tưởng đâu không có mặt trời, chỉ thấy toàn mây đen trên không trung. Cũng vậy, trong cuộc sống, chúng ta mãi lo bon chen để kiếm sống, để sống còn, mãi lo tranh giành danh và lợi, mãi lo chuyện hơn thua thị phi phải quấy, mãi lo hàng trăm hàng ngàn thứ, hàng trăm hàng ngàn việc, từ khi bước chân vào đời, cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Bởi vậy cho nên, chúng ta luôn luôn để tâm trí dong ruỗi theo cảnh trần, tâm trí luôn luôn bất an loạn động, tâm trí luôn luôn thay đổi trong từng giây từng phút, tạo tác không biết bao nhiêu là tội nghiệp, nghiệp chướng, nghiệp báo. Do đó chúng ta không nhận được bản tâm thanh tịnh của chính mình, chỉ thấy tâm trí lúc buồn lúc vui, tùy theo cảnh trần bên ngoài. Ví như những đám mây đen dầy đặc che khuất mặt trời, hay che khuất mặt trăng, không còn chiếu sáng. Ví như những cơn sóng to cơn sóng nhỏ che lấp mặt biển bao la. Khi các vọng tâm vọng niệm vọng thức lắng xuống, ví như các ngọn sóng to sóng nhỏ lặng xuống, mặt biển bản tâm thanh tịnh bao la không ngằn mé hiển hiện rõ ràng.

Bản Tâm Thanh Tịnh hay Chơn Tâm, bất sanh bất diệt, nghĩa là không sanh không diệt, thường hằng, vĩnh hằng, luôn luôn hiện hữu. Chỉ có tâm sân hận oán thù, mới có sanh và diệt, mà thôi. Chẳng hạn như khi gặp chuyện bất như ý, tâm con người khởi sanh bực tức oán giận. Lúc đó, con người quên mất bản tâm thanh tịnh của mình, tức là quên mất mình là ai. Lâu sau nguôi dần, tâm con người trở lại trạng thái bình thường, tâm sân hận diệt đi, không còn nữa. Sanh diệt có nghĩa là như vậy. Chơn Tâm bất cấu bất tịnh, nghĩa là không dơ không sạch. Chỉ có tâm tham lam tiền bạc của cải, tham lam danh hão, mới có sạch hay dơ, mà thôi. Chơn Tâm bất tăng bất giảm, nghĩa là không thêm không bớt. Chỉ có tâm ngu si mê muội, mới có tăng hay giảm, ngu nhiều hay ngu ít, mà thôi. Khi đó trí tuệ bát nhã bừng sáng, chúng ta có thể hiểu thấu mọi sự mọi việc trên thế gian này đúng như thực tướng.

Trong Kinh Kim Cang, Ðức Phật có dạy: "Ly nhứt thiết tướng thị danh thực tướng".

Nghĩa là: Khi chúng ta lìa bỏ tất cả hình tướng bên ngoài, không cố chấp bất cứ hình thức nào, thì chúng ta nhận thấy được thực tướng. Thực tướng đó chính là bản tâm thanh tịnh, là chơn tâm không có hình tướng, mắt thường của người thế gian không có thể thấy được. Vì không có hình tướng như vậy cho nên bản tâm thanh tịnh không tăng không giảm. Trước đây chúng ta giác ngộ được cũng như vậy. Bây giờ mới giác ngộ cũng như vậy, không khác, không hai. Ngàn kiếp sau mới chịu tu, mới giác ngộ, bản tâm thanh tịnh cũng vẫn như vậy mà thôi. Vì không có hình tướng, cho nên bản tâm thanh tịnh không nhơ không sạch, không ai có thể ném bùn, không ai có thể bôi lọ, không ai có thể đụng tới được.

Nói một cách khác, người đời chỉ có thể làm hại cái thân tứ đại của mình, có thể làm hại cái danh hão của mình, có thể làm hại của cải, sự nghiệp trên đời của mình, nói chung, người đời chỉ có thể làm hại những thứ gì thấy được, sờ được của mình, chứ không ai có thể đụng tới được bản tâm thanh tịnh của mình. Bởi thế cho nên, ngộ được bản tâm thanh tịnh, tức là chúng ta vượt qua được tất cả mọi khổ ách, bởi vì chúng ta đã vượt qua được những dính mắc gây phiền não khổ đau của cuộc đời, chính là nghĩa đó vậy. Chẳng hạn như mắt thấy sắc không còn sanh ra nhãn thức. Chẳng hạn như tai, mũi, lưỡi, thân, ý, tiếp xúc với thanh, hương, vị, xúc, pháp, không còn sanh ra các thức, chất chứa trong tâm thức nữa.


Chúng ta hãy cùng nhau suy ngẫm câu chuyện sau đây về một ông trưởng giả có bốn bà vợ. Ông trưởng giả thương nhứt là cô vợ bé bự, nên đi đâu ông cũng mang theo, không bao giờ thiếu vắng, nhứt định chặt không đứt, bứt không rời. Ông vẫn thương bà vợ thứ ba nhiều lắm, nên đi đâu ông cũng thường mang theo, tuy cũng có lúc quên. Ông vẫn còn thương bà vợ thứ hai, nên thỉnh thoảng nếu nhớ, ông đem ra khoe cho vui. Ông dường như quên lững bà vợ cả một thời đầu ấp tay gối, mặn nồng xưa kia. Suốt ngày ông chỉ bận bịu với ba bà vợ kia mà thôi. Ðến lúc sắp phải đi theo tổ tiên, ông bèn kêu các bà vợ đến bên giường bệnh, và hỏi xem có bà vợ nào muốn đi theo ông hay không?

Cô vợ bé bự trả lời: Dù khi còn sống, ông cưng chiều, săn sóc tôi hết mức, chăm lo ngày cũng như đêm, không thiếu thứ gì cả. Nhưng ông có ra đi thì ra đi một mình. Khi ông hết thở, tôi sẽ bỏ ông tức khắc, không thể đi theo ông được đâu! Bà vợ thứ ba trả lời: Khi ông hết thở, tôi sẽ phải qua tay người khác, không thể nào tránh được đâu! Tôi không muốn cũng không được. Bà vợ thứ hai trả lời: Tôi sẽ theo ông tới nấm mồ thôi, không thể theo xa hơn được, không thể nào theo ông mãi mãi được đâu! Ông đi một mình đi! Tới phiên bà vợ cả, bà từ tốn trả lời: Ông đừng lo, dù ông có quan tâm đến tôi hay không, dù ông có muốn hay không, đã là vợ chồng với nhau, lúc nào, đời nào, kiếp nào, ông đi đến đâu, tôi sẽ theo ông tới đó, như bóng với hình vậy!

Câu chuyện trên ngụ ý rằng: Khi ông trưởng giả hết thở ra đi, trước nhứt, ông bỏ lại cô vợ bé bự, chính là cái thân tứ đại mấy chục người khiêng của ông, mà lúc nào ông chẳng mang theo khi còn sống. Kế đó, ông bỏ lại bà vợ thứ ba chính là tiền bạc, của cải, phải sang tay người khác ngay. Bà vợ thứ hai chính là danh vọng, chức tước chỉ có thể theo ông trưởng giả tới nấm mồ, được nhắc lại trong các điếu văn của bằng hữu, và được ghi khắc trên mộ bia của ông mà thôi.

Còn bà vợ cả chính là "nghiệp báo", do ông trưởng giả đã hành động, đã nói năng, đã suy nghĩ, từ thân khẩu ý của chính ông, khi còn sanh tiền, sẽ theo ông mãi mãi và dẫn dắt ông tái sanh vào cõi lành hay cõi dữ, tùy theo ông trưởng giả đã làm lành hay dữ khi còn sanh tiền. Chứ không có đấng nào, không có thần linh nào, không có bất cứ ai, có thể cứu rỗi hay trừng phạt ông trưởng giả cả. Tự ông làm, chính ông hưởng. Tự ông làm, chính ông chịu. Chỉ có vậy mà thôi. Như vậy mới thực sự là chí công vô tư. Khi còn sanh tiền, con người chỉ biết lo săn sóc, cưng chiều, cung phụng tấm thân tứ đại cho đầy đủ, sung túc. Lo kiếm tiền bạc cho thiệt nhiều, có tiền rồi thì dùng tiền kiếm tí danh, địa vị, dù chỉ là danh hão cũng được, chứ ít có người biết quan tâm đến "nghiệp báo", ít có người biết lo tu tâm dưỡng tánh, lo dừng nghiệp và chuyển nghiệp, lo tu nhân tích phước, lo làm việc phước thiện, để dành "phước báo" cho mai sau.

Phần cuối cùng Bát Nhã Tâm Kinh: "Cố tri bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư. Cố thuyết bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha". Nghĩa là: Nên biết bát nhã ba-la-mật là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, trừ được hết thảy khổ, chơn thực không giả.
Vì vậy, nói ra bài chú bát nhã ba-la-mật, liền nói bài chú ấy rằng: Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.

Sau khi Ðức Phật giảng dạy tường tận, cặn kẽ chân lý của các pháp, chỉ dẫn những bước cần thiết để khai mở trí tuệ bát nhã, Ngài cho biết trí tuệ bát nhã chính là những điều cao tột, cứu kính, quí báu, cũng như những đại thần chú, đại minh chú, vô thượng chú, vô đẳng đẳng chú, có năng lực trừ được hết thảy khổ ách trên thế gian. Khi nói bài chú ấy ra, chúng ta chẳng hiểu gì cả. Chính cái chỗ không hiểu gì cả đó đem lại sự không tịch, rỗng lặng, thuần khiết, thanh tịnh của nội tâm, sau thời gian náo động, vận dụng sự suy tư, quán chiếu, để tìm hiểu chân lý, để tìm hiểu thực tướng. Bây giờ là lúc buông xả hết, chơn tâm hiện tiền!

Tóm lại, chúng ta biết rằng, khi đứng trong một căn phòng, cầm đèn rọi ra bên ngoài, thì mình sẽ thấy rõ, biết rõ cảnh vật bên ngoài, còn bên trong căn phòng thì tối thui. Ngược lại, khi xoay ngọn đèn vào bên trong căn phòng, dĩ nhiên căn phòng sáng tỏ, một cách rõ ràng, chúng ta có thể thấy mọi thứ đồ đạc và đi đứng không bị vấp ngã. Cũng vậy, khi chúng ta phóng tâm quán sát bên ngoài, chúng ta có thể phê phán người này đúng, người kia sai, chuyện này phải, chuyện kia quấy, sách này tốt, sách kia tồi, món này ngon, món kia dở, hội này hay, hội kia hỏng, vân vân và vân vân. Chúng ta có thể biết chuyện khắp năm châu bốn biển, chuyện thời sự khắp thế giới, chuyện văn chương kim cổ đông tây, muôn sự mọi việc bên ngoài đều biết rõ ràng rành mạch. Trái lại, chuyện bên trong tâm trí của chính mình thì mù tịt, chẳng biết tí gì cả! Mình thực sự là ai, chẳng biết! Mình thực sự đang muốn gì, chẳng biết! Mình thực sự đang làm thiện hay bất thiện, chẳng biết! Mình thực sự đang nghĩ thiện hay bất thiện, chẳng biết! Mình thực sự sống trên đời để làm gì, chẳng biết! Mình sau này sẽ đi về đâu, nếu vẫn cứ tạo tội tạo nghiệp hằng ngày, chẳng biết! Chuyện gì thuộc về bên trong chúng ta cũng đều chẳng biết!

Bởi vậy cho nên, Tổ Qui Sơn Linh Hựu có dạy: "Tiền lộ mang mang, vị tri hà vãng". Nghĩa là ngay khi, còn sống trên đời, lúc còn khỏe mạnh, tinh thần tỉnh táo, nhưng con người vẫn, bị các cảnh trần, lôi cuốn quay cuồng, vẫn bị tâm tham, tâm sân tâm si, sai xử liên miên, tâm trí bất định, đến khi sắp chết, dù trẻ hay già, tâm thần hoảng hốt, nhớ lại tất cả, tội nghiệp đã làm, đã nói đã nghĩ, trước đây trong đời, lo sợ nghiệp báo, con đường trước mặt, mù mù mờ mờ, mang mang mịt mịt, thần thức rối ren, không thể sáng suốt, không biết mình đi đâu, không biết mình vào cảnh giới nào, lúc đó hối hận, cũng quá muộn màng!

Có một người, sau một thời gian vắng nhà, đi lang thang ngoài gió bụi, làm khách phong trần lãng đãng đã nhiều năm tháng, cảm thấy mệt mỏi, giờ đây muốn quay trở về quê hương, tìm về căn nhà xưa. Khi về đến nhà, người đó nhận ra, tất cả đồ đạc, bên trong căn nhà, vương vãi tứ tung, ngổn ngang trăm thứ, trên bàn trên ghế, trên cả sàn nhà, giấy tờ rải rác, cùng khắp mọi nơi, bởi vì tất cả, cửa sổ cửa cái, cả thảy là sáu, đều bị mở tung. Người đó bèn đi, đóng hết tất cả, cửa sổ cửa cái, đốt ngọn đèn lên, cho sáng căn nhà, cho ấm căn phòng, rồi ra công sức, quét dọn khắp nơi, sắp xếp đồ đạc, ngăn nắp gọn gàng, trật tự mỹ quan. Xong xuôi tắm rửa, pha tách trà nóng, ngồi xuống yên lặng, thưởng thức khung cảnh, ấm áp lạ thường, từ trong ra ngoài, thực khó diễn đạt. Ngay lúc bấy giờ, người đó cảm thấy, bình yên thanh thản, an lạc hạnh phúc.

Cũng vậy từ lâu, chúng ta vô minh, mở rộng sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, đón nhận sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, thường xuyên mỗi ngày, bởi vậy cho nên, nội tâm xáo trộn, sanh ra sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỹ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Chúng ta đã từng nhận chịu quá nhiều phiền não khổ đau của cuộc đời. Cho nên giờ đây, chúng ta muốn trở về với bản tâm thanh tịnh, muốn nội tâm không còn xáo trộn, không còn náo động, không còn phiền não, không còn khổ đau. Việc đầu tiên chúng ta phải làm là: đóng bớt sáu căn, giảm bớt cơ hội tiếp xúc với sáu trần bên ngoài, tự khắc sáu thức cũng theo đó giảm đi. Khi sáu thức giảm bớt, đến lúc không còn nữa, tức là trong nội tâm không còn khởi bất cứ niệm nào nữa cả, khi đó chúng ta đã trở về được căn nhà xưa, đã dọn dẹp mọi sự mọi việc ngăn nắp, tìm được bản tâm thanh tịnh, đạt được cảnh giới cứu kính niết bàn. Tức nhiên lúc đó, cuộc sống của chúng ta được an lạc và hạnh phúc, bởi vì phiền não và khổ đau không còn nữa. Ðây chính là pháp môn tu tập theo Bát Nhã Tâm Kinh.

Sự mầu nhiệm vi diệu của đạo Phật chính là sự áp dụng những lời dạy của Ðức Phật vào đời sống hằng ngày của người Phật Tử, dù tại gia hay xuất gia, để được an lạc hạnh phúc, để đạt giác ngộ giải thoát, chứ không phải những chuyện mê tín dị đoan do những người tu mù, không học hiểu kinh điển, giải thích giáo lý một cách mơ mơ màng màng, cho có vẻ linh thiêng huyền bí, để lôi kéo tín đồ, mưu mô lợi dưỡng, hưởng thụ cuộc đời, thêm danh thêm lợi, gọi là phương tiện, quên mất cứu kính! Những việc như vậy, ngày nay tràn ngập, trong các sinh hoạt, Phật giáo khắp nơi. Người Phật Tử chân chánh, dù tại gia hay xuất gia, phát huy được trí tuệ bát nhã, sẽ dễ dàng nhận ra, nơi nào hoằng dương Chánh Pháp, đó là nơi giảng kinh thuyết pháp, mở lớp giáo lý, giúp ích mọi người, hiểu rõ Phật Pháp. Còn những nơi nào, chỉ có cúng kiến, nghi thức lễ lạy, thu tiền bá tánh, bày trò văn nghệ, thi ca xướng hát, nhưng chẳng đem lại, một chút ích lợi, về mặt tâm linh, cho bất cứ ai.


Người có trí tuệ bát nhã sẽ tự cứu cuộc đời chính mình, ra khỏi vòng vô minh từ vô thủy, sẽ không còn bị các hình thức mê tín dị đoan thuyết phục, không còn tin các lời tuyên truyền, đồn nhảm, có tính cách linh thiêng huyền bí, không còn lẫn lộn Chánh Pháp của đạo Phật, với những tà thuyết chỉ có cái vỏ, thoáng nhìn có vẻ giống như đạo Phật, mượn giáo lý của đạo Phật, trộn lẫn với đủ loại giáo thuyết khác, tạo thành các "quái thai" tín ngưỡng, dụ dẫn con người, lạc sang tà đạo. Vị trí của cái nhà, cái cửa, cái giường, cái bếp, cái bàn, đâu có giúp chúng ta được hạnh phúc, cũng đâu làm mất hạnh phúc của chúng ta. Hạnh phúc có được là do chúng ta có bỏ được "Tâm Cố Chấp" của chính chúng ta hay không mà thôi. Bỏ được bao nhiêu thì hưởng được hạnh phúc bấy nhiêu. Rất là đơn giản.

Chúng ta nên biết, chỗ giác ngộ của Ðức Phật là: "Biết tất cả mà không chấp tất cả". Bát Nhã Tâm Kinh có công năng dẹp trừ mọi sự cố chấp, chấp chặt của con người. Ðó là căn bản, cũng là mục đích cứu kính của đạo Phật. Chúng ta hãy tích cực quán sát và dẹp bỏ hai thứ "Chấp Ngã và Chấp Pháp", để tạo dựng an lạc và hạnh phúc, đời này và đời sau, rốt ráo hơn, để được giác ngộ và giải thoát. Hiểu được như vậy, làm được như vậy, chúng ta mới thực sự có lòng tôn kính, tán thán, biết ơn và đền ơn cứu khổ của Ðức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, đồng thời tìm được sự an lạc và hạnh phúc hiện đời trong ánh đạo vàng. 




TK. Thích-Chân-Tuệ 
cutranlacdao@yahoo.com