Thursday, 28 February 2019

nên tạo phước - tránh tạo nghiệp


On Wed, Mar 27, 2019, 4:59 PM Ty-Khuu Thich-Chan-Tue <cutranlacdao.2010@gmail.com> wrote:
 

---------- Forwarded message ---------
From: VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA <cutranlacdao@yahoo.com>
Date: Tue, Mar 12, 2019 at 6:27 PM
Subject: đó là phước báo - đó là quả báo - chỉ có phước báo mới làm giảm bớt hay tiêu trừ quả báo mà thôi!

 


 
Việc may mắn đến, mình biết ngay rằng:
đó là phước báo,
do việc thiện lành chính mình đã làm.
Việc không may xảy đến, mình biết ngay rằng:
đó là quả báo,
do việc bất thiện chính mình đã làm.
Theo chánh pháp, 
nên biết rằng:
chỉ có phước báo mới làm giảm bớt
hay tiêu trừ quả báo mà thôi!
Cầu nguyện cho tai qua nạn khỏi, mà không tu nhân tích phước, không tu tâm dưỡng tánh, không dừng các nghiệp bất thiện, phỏng có được gì ?


On Thursday, March 28, 2019, 1:16:31 a.m. EDT, Binh Tran <transfa3@gmail.com> wrote:
Phải tạo phước cho đời. Đó là điều mà mọi người phải làm. Làm thế nào để tạo phước? Chắc chắn không phải cúng dường thật nhiều vào chùa hay nhà thờ! Mà phải dùng TRÍ DŨNG NHÂN hay BI TRÍ DŨNG. Phải dùng TRÍ để xem sự việc đúng đắn, phải dùng cái DŨNG để dấn thân hành động. Nhưng hành động này để cứu nhân, chứ không phải vì thù hận. Chẳng hạn như tình hình đất nước Việt Nam trong những năm qua, đảng csVN đã và đang bán biển, bán đất, buôn dân (TRÍ), chúng ta muốn giúp dân cứu nước thì phải dấn thân để dẹp cái đảng cs này (DŨNG), dẹp cái đảng bán nước buôn dân này cùng những dư luận viên, nhưng luôn mở con đường sống cho chúng nếu biết hối cải, về lại với tổ quốc nhân dân (BI). Đó chính là tạo một phước lớn vậy!
 lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
From: VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA <cutranlacdao@yahoo.com>

Thứ Sáu 28.3.2019
kính Quí vị
cám ơn Quí vị đã lên tiếng, đúng một phần
tuy nhiên, Quí vị đang là con ếch nơi đáy giếng
cố gắng động não thêm, nếu muốn, Quí vị sẽ giác ngộ chân trời cao rộng hơn.
kính thư,
vp.phat-hoc tinh-quang canada
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
PHƯỚC BÁU
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll



sống đời nên tạo phước - tránh tạo nghiệp

sống đời nên tạo phước - tránh tạo nghiệp





Trên thế gian này, chúng ta từng chứng kiến các cảnh phiền não khổ đau, nhiều hơn là bình yên vui sướng. Ngay trong cuộc đời của chúng ta, những sự bất trắc, bất như ý, bất toại nguyện, cũng nhiều hơn những việc vui vẻ, vừa ý, toại nguyện.

Cho nên, nhận định cuộc đời "khổ nhiều vui ít", đó là sự thực rõ ràng, nhưng trong chúng ta ít người dám mạnh dạn nhìn nhận.  Con người vì mãi mê đấu tranh, vật lộn với cuộc sống hằng ngày, nên không có thời giờ để suy tư, tìm hiểu.  Có người không muốn nhìn nhận sự thực đó, tự kỷ ám thị, tự lừa dối mình, cho rằng cuộc đời là vui đẹp, là đáng hưởng thụ, với mục đích tạm quên đi những đau khổ, bất hạnh trong cuộc sống, không biết ngày mai mình sẽ ra sao, không biết làm sao cho đời bớt khổ, cho đời hết khổ.

Khi gặp hoàn cảnh khổ đau, khi có điều bất trắc, bất như ý, bất toại nguyện, con người chỉ biết than trời trách đất, hoặc trách cứ tổ tiên, trách cứ ông bà cha mẹ, ăn ở bất nhơn thất đức, cho nên cháu con mới ra nông nổi này!

Ðôi khi, có người chỉ biết đặt niềm tin nơi đấng thiêng liêng nào đó, để cầu nguyện, van xin, khấn vái cho được tai qua nạn khỏi, cho được bình an, mà không chịu tìm hiểu hư thực, không chịu tìm hiểu Chân Lý, không chịu học hỏi Chánh Pháp, cho nên những người biết lợi dụng lòng mê tín dị đoan dễ gạt gẫm, dễ lợi dụng, dễ sai khiến, hậu quả khó mà lường trước được.
Thường thường khi thấy người nào gặp hoàn cảnh không may, gặp điều bất hạnh, bất như ý, đau khổ hoặc ngộ nạn, có người xúc động, tỏ lòng thương xót, thốt lên: "Tội nghiệp quá!".  Ðiều này có nghĩa là khi ở trong trạng thái "tâm bình thường", con người ai cũng có sẵn "tâm từ bi bác ái", thấy người đau khổ thì động lòng trắc ẩn, xót thương.
Cũng trong trường hợp đó, người khác lại nói: Ðáng đời chưa! Gieo gió thì gặt bảo! Làm tội thì phải đền tội!  Cũng có người nói: Nghiệp của họ nặng quá, nên họ mới khổ nạn như vậy!  Hoặc có người khác nói: Trời phạt họ đó!  Những sự suy nghĩ như vậy do tập quán, thói quen mà thốt nên lời.
Vậy chúng ta hãy thử tìm hiểu:


Tội là gì? Nghiệp là gì? 
Tội báo là gì?  Nghiệp báo là gì?


Làm gì mà phải "tội nghiệp"? 
Làm sao cho hết "tội nghiệp"?

Làm sao "dừng nghiệp và chuyển nghiệp"?
Inline image

Theo luật nhân quả, chúng ta biết rằng: "gieo nhân nào thì gặt quả nấy".  Thí dụ như gieo nhân là hạt cam, chúng ta sẽ được cây cam và gặt quả cam.  Khoa học đã thí nghiệm và chứng minh điều này rõ ràng, không có gì đáng nghi ngờ cả.  Nghĩa là làm thiện gặp thiện, làm ác gặp ác, ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão, có lửa có khói, sinh sự sự sinh.

Tuy nhiên, cũng có thắc mắc: Tại sao có người gieo thật nhiều gió mà chẳng thấy họ gặt bão, hay nói cách khác, những người đó làm nhiều điều bất thiện, gây nhiều tội ác, mà tại sao họ vẫn bình yên, an ổn, ăn nên làm ra, sống trong cảnh giàu có sung sướng?  Trái lại, có người làm thật nhiều việc phước thiện phước đức, như bố thí cúng dường, hùn công góp của ấn tống kinh sách, quyên góp cho các hội từ thiện, xây cất chùa chiền, lập nhà thương trường học, đắp đường xây cầu, mà tại sao chẳng thấy phước báo đâu, chỉ thấy quả báo xấu, gặp nhiều nạn tai, gặp nhiều điều bất trắc, bất như ý, bất toại nguyện?
Chúng ta biết rằng: có những hạt giống gieo trồng, thì gặt được quả sớm, nhưng cũng có những hạt giống gieo trồng xong, phải đợi một thời gian sau, hay một thời gian lâu sau, mới gặt được quả. Cũng vậy, có những việc chúng ta làm đời trước, đời này mới nhận kết quả hay hậu quả.  Có những việc chúng ta làm đời này, đời sau mới có kết quả hay hậu quả.  Do làm ác đời trước, nên con người gặp khổ đau đời này, chớ có oán hận, than trời trách đất, bởi lẽ "mình làm mình chịu", không có ông trời nào, thượng đế nào trừng phạt mình, một cách tùy tiện, một cách vô căn cứ cả.

Chúng ta thường có tánh đổ thừa kẻ khác, kể cả ông bà cha mẹ, đã tạo nghiệp, rồi cháu con phải lãnh hậu quả, chứ không bao giờ chịu nhìn nhận "chính mình đã làm", đã gây ra những lỗi lầm trong kiếp trước, cho nên kiếp này "chính mình gánh chịu".

Còn những việc phước thiện, phước đức mình làm trong đời này, vì quá ít quá nhỏ, chưa kịp có kết quả.  Hoặc đôi khi việc phước thiện, phước đức đã có kết quả, đã làm cho nhẹ bớt đi những nạn tai, mà mình phải gánh chịu, chỉ tại mình không biết đó thôi.  Nếu không biết làm những việc thiện tạo phước báu như thế, để bù đắp những tội lỗi đã gây ra trước kia, con người có thể đã gặp nhiều phiền não khổ đau hơn, nhiều tai nạn nặng nề hơn.  Nếu việc phước thiện đã làm nhiều hơn tội lỗi đã tạo, chắc chắn con người được hưởng sự sung sướng, sự may mắn.  Nghĩa là sự sung sướng, sự may mắn do phước báo chính mình đã tạo ra, từ nhiều kiếp trước hay kiếp này, chứ không do ông trời, hay thượng đế nào thương mình, mà ban cho cả.

Như vậy, chúng ta phải hiểu luật nhân quả được áp dụng trong ba thời: quá khứ, hiện tại và vị lai.  Cũng có những quả báo nhãn tiền, tức là kết quả hay hậu quả có ngay trước mắt, gieo nhân đời này, gặt quả cũng trong đời này.  Thí dụ như ăn trộm thì bị bắt, ở dơ thì sanh bệnh, làm biếng thì nghèo khó, đánh người thì người đánh, hại người thì người hại, kiện thưa thì tốn tiền, tiết kiệm thì có dư, chăm học thì đỗ đạt, siêng năng, chăm chỉ, cần cù, nhẫn nại, nếu không thành công thì cũng thành nhân.