Sunday, 7 July 2019

Qua Cơn Mê

https://phtq-canada.blogspot.com/2019/07/qua-con-me.html
https://phtq-canada.blogspot.com/2024/04/qua-con-me.html

Nơi chôn cất hai anh em ông Ngô Đình Diệm
Trước 1975, mộ của ông Ngô Đình Diệm và em trai Ngô Đình Nhu không được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu cho xây cất nghiêm chỉnh, chỉ là hai nấm đất thấp, không có cả bia ghi tên người mất.
Nằm cách trung tâm TP HCM khoảng 20km, nghĩa trang Lái Thiêu (thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) là một nghĩa trang lâu đời, có lịch sử gắn với mảnh đất Saigon – Chợ Lớn từ một thế kỷ qua.
Ở khu vực B của nghĩa trang có một khu mộ mang lịch sử khá đặc biệt. Khu mộ này gồm 3 ngôi mộ bằng đá nằm song song, được xây theo kiểu thức giống nhau.
Đây chính là nơi chôn cất Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu, hai gương mặt từng kiểm soát chính trường miền Nam một thời.
Bia của ngôi mộ bên trái ghi tên Giacobê Đệ, mất ngày 2/11/1963. Đây là mộ của ông Ngô Đình Nhu. Giacobê là tên thánh của ông.
Ngôi mộ bên phải là mộ ông Ngô Đình Diệm. Bia mộ ghi tên Gioan Baotixita Huynh. Cũng như mộ người em, ngày mất ghi trên mộ ông Diệm là ngày xảy ra cuộc đảo chính đẫm máu lật đổ hai ông.
Ngôi mộ ở giữa ghi tên người mất là Luxia Phạm Thị Thân – thân mẫu của ông Diệm và ông Nhu.
Sau khi bị ám sát ngày 2/11/1963, ông Ngô Đình Diệm và em trai được chôn cất ở khu đất phía sau Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa (đường Võ Tánh, nay là đường Hoàng Văn Thụ) ở Sài Gòn.
Được một thời gian ngắn, chính quyền VNCH rời mộ sang nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi ở quận 1, Sài Gòn.
Sau 1975, khi nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi được giải tỏa năm 1985 để xây công viên Lê Văn Tám, các ngôi mộ chuyển về nghĩa trang Lái Thiêu.
Trước 1975, mộ của hai ông Diệm – Nhu không được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu cho xây cất nghiêm chỉnh, chỉ là hai nấm đất thấp, không có cả bia ghi tên người mất.
Ngày nay, ngôi mộ của hai người đàn ông quyền lực nhất miền Nam Việt Nam một thời đã được thân nhân xây dựng lại tươm tất.
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

 Chùm ảnh khám phá hầm bí mật của Ngô Đình Diệm giữa lòng Saigon (cuối trang)

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Qua Cơn Mê
Tác giả: Trịnh Lâm Ngân & Nhật Ngân

Bài Hát: Qua Cơn Mê - Hoàng Lan
một mai qua cơn mê, xa cuộc đời bềnh bồng, anh lại về bên em
ngày gió mưa không còn, nên đường dài thật dài, ta mặc tình rong chơi

cùng nhau ta sẽ đi, sẽ thăm bao nơi xưa, xuôi một thuở lênh đênh
ta sẽ thăm từng người, sẽ đi thăm từng đường, sẽ vô thăm từng nhà.

tình người sau cơn mê vẫn xanh, dù bao tháng năm đau thương dập vùi
trường quen vắng ta, nay ta lại về, cùng theo lũ em học hành như xưa.

rồi đây sau cơn mê, sông cạn lại thành dòng, xuôi về ngọt quê hương
mười ngón tay em dài, vun cuộc tình thật đầy, mơ toàn chuyện trên mây

còn tôi như cánh chim, ngỡ vui nên bay xa, sẽ trở về ăn năn
tôi sẽ ươm thật nhiều, trái yêu thương đầy cành, hái đem cho mọi người.
*
rồi đây sau cơn mê, xa cuộc đời bềnh bồng, anh lại về bên em
ngày gió mưa không còn, nên đường dài thật dài, ta mặc tình rong chơi

cùng nhau ta sẽ đi, sẽ thăm bao nơi xưa, vui một thuở lênh đênh
ta sẽ thăm từng người, sẽ đi thăm từng đường, sẽ vô thăm từng nhà.

tình người sau cơn mê vẫn xanh, dù bao tháng năm đau thương dập vùi
trường quen vắng ta, nay ta lại về, cùng theo lũ em học hành như xưa.

rồi đây sau cơn mê, sông cạn lại thành dòng, xuôi về ngọt quê hương
mười ngón tay em dài, vun cuộc tình thật đầy, mơ toàn chuyện trên mây

còn tôi như cánh chim, sẽ bay đi muôn phương, mang về mầm xanh tươi
tôi sẽ ươm thật nhiều, trái yêu thương đầy cành, hái đem cho mọi người.
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Hồ sơ quý hiếm 
An táng hai Ông Ngô-Đình-Diệm và Ngô-Đình-Nhu
 Những điều chưa biết về Nghĩa trang 
Mạc Đĩnh Chi xưa
Nghĩa trang rộng khoảng 7,5 hecta và được coi là nơi an nghỉ của giới ‘quý tộc’ Saigon trước khi thành phố đổi tên, nơi đây nhiều nhân vật nổi tiếng một thời như Tổng thống Ngô Đình Diệm, Đại tướng Lê Văn Tỵ "đã từng" yên nghỉ, tôi dùng chữ "đã từng" vì tưởng như thế là yên thân với ‘mồ yên mả đẹp’ nhưng có ai ngờ lại phải bốc mộ đi dời để biến nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi thành công viên Lê Văn Tám ngày nay.
Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, còn được gọi qua tên Đất thánh Tây, là một khu đất bao bọc bởi bức tường vôi màu vàng cũ kỹ nằm ngay giữa trung tâm sầm uất của Sài Gòn xưa. Vì là nghĩa trang của giới quý tộc nên một khoảnh đất nhỏ trong Mạc Đĩnh Chi có giá bằng cả một gia tài của một người sống giữa đất Saigon.
Mộ bia tại đây thường là những tấm đá cẩm thạch, đá hoa cương bóng lộn với dòng chữ R.I.P (rest in peace), có những câu đậm mùi triết lý “Hãy nhớ mình là cát bụi và sẽ trở về với cát bụi” hoặc “Người sẽ chết tưởng nhớ người đã chết”... Nghĩa tử là nghĩa tận, ‘người sẽ chết’ đã lo cho ‘người đã chết’ bằng những mộ phần hào nhoáng
Sau khi bị lực lượng đảo chính giết vào tháng 11/1963, hai anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu được chôn ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Áo quan của ông
hình hộp, áo quan của ông Ngô Đình Nhu có nắp tròn. Một nhân chứng thời kỳ này giải thích, người thân của hai ông đi mua vội quan tài nên chỉ mua được một chiếc hạng tốt dành cho ông Diệm, còn chiếc hạng vừa dành cho ông Nhu.
Mộ hai ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu khá đặc biệt, chỉ có tấm đan bê tông đặt bên trên cao hơn mặt đất vài chục phân. Suốt từng ấy năm cho đến 1975, hai ngôi mộ nằm lọt thỏm, đìu hiu giữa nghĩa trang bộn bề những ngôi mộ kiên cố, những kẻ cơ hội quay lưng với gia đình họ Ngô đã đành, những người thân cũng ngại đến thăm viếng vì sợ chính quyền thời đó dòm ngó. Năm 1964, bà Phạm Thị Thân, thân mẫu của hai ông mất, đám tang thậm chí còn không người đưa tiễn!
Hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu được chôn trong kim tĩnh (hộp bê tông dày và kín) rất khô ráo. Khi cải lên, thi thể của cả hai chỉ khô lại chứ không tan rữa, vẫn có thể nhận ra từng người. Đầu hai người đều quấn băng trắng in dấu máu đen từ những vết thương trước khi chết. Khi băng được mở, vết máu vẫn còn cứng. Sau gáy ông Nhu có một vết thương khá lớn, có thể do va đập.
Trong thời gian di dời, có một người phụ nữ tên là Hạnh từ Huế vào, xưng là cháu, nhận thi hài hai ông Diệm-Nhu và được đem đi cải táng tại nghĩa trang Lái Thiêu (Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương). Mộ ông Ngô Đình Cẩn (được chôn tại nghĩa trang sân bay Tân Sơn Nhất sau khi bị xử bắn vào năm 1965), và mộ bà thân mẫu Phạm Thị Thân cũng được quy tụ về Lái thiêu.
Trong khu đất rộng hàng nghìn hecta với những rặng cây lớn xanh và mát, mộ gia đình họ Ngô nằm cùng một dãy. Mộ bà Luxia Phạm Thị Thân nằm ở giữa, mộ hai ông Diệm, Nhu hai bên nhưng trên bia chỉ khắc Gioan Baotixita Huynh (ông anh) và Giacobe Đệ (ông em). Cách mộ ông Nhu một quãng là mộ ông Cẩn, trên bia có khắc Jean Baptiste Cẩn.
Tại Mạc Đĩnh Chi, ngoài mộ hai ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu còn có mộ thân phụ của các ông Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, một số tướng lĩnh cao nhất, dòng dõi hoàng tộc nhà Nguyễn, cùng hàng nghìn nhân vật tên tuổi trong chính quyền. Trước năm 1975, một số người vì muốn thân nhân đã khuất được danh giá, bản thân được chút tiếng tăm, phải cố chạy chọt giành lấy một khoảnh đất trong Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi.
Nguồn: Saigon Xưa.





















Post by :
- Đây là những tư liệu lịch sử thuộc loại quý hiếm ai thích thì xem không thích thì thôi nhé, người cũng đã chết rồi còn những thành phần mất dạy hay gây chiến thì xin admin block thẳng luôn nhé và không cần cảnh cáo.
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Chùm ảnh khám phá hầm bí mật của Ngô Đình Diệm giữa lòng Saigon


By Brown Sugar on 9 July, 2019

Công việc đào hầm được giao cho 200 tù binh chia thành 10 toán luân phiên đào. Số tù binh này được đưa tới bằng xe bịt kín, bị bịt mắt cho tới khi vào điểm thi công. Công việc đào hầm được thực hiện từ 12 giờ khuya để giữ bí mật tuyệt đối.


screen-shot-2016-12-22-at-10-04-57-am

Ngày 27/2/1962, Saigon xảy ra vụ đảo chính, ném bom mưu sát không thành gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm, khiến Dinh Độc Lập bị phá hủy. Biến cố này khiến Ngô Đình Diệm phải dời về Dinh Gia Long. Tổng thống quyết định cho xây dựng một đường hầm bí mật tại đây để trú ẩn. Ảnh: Dinh Gia Long, ngày nay là Bảo tàng TP HCM.

screen-shot-2016-12-22-at-10-05-05-am

Căn hầm này được KTS Ngô Viết Thụ thiết kế và nhà thầu Trương Đăng Khoa xây dựng từ tháng 5/1962. Hầm được đào sâu xuống mặt đất 4m, đúc bằng xi măng cốt sắt (170kg sắt/m3 bê tông), có tường dày đến 1m. Ảnh: Một lối thông xuống hầm nằm phía sau Dinh Gia Long.

screen-shot-2016-12-22-at-10-05-16-am

Theo thiết kế, hầm có thể chịu được cuộc oanh tạc của các loại trọng pháo và bom 500kg. Ảnh: Cầu thang dẫn xuống hầm.

screen-shot-2016-12-22-at-10-05-25-am

Tổng diện tích mặt bằng hầm là 1392,3m2 (30,6m x 45,5m). Hầm được chia làm nhiều phòng, thông với nhau qua các hành lang hẹp.

screen-shot-2016-12-22-at-10-05-32-am

Cửa ra vào phòng được làm bằng sắt tấm đúc nguyên khối, đóng mở bằng cách xoay một bánh lái như cửa tàu thủy, phía trong còn có chốt sắt thật lớn để cài khi có sự cố.

screen-shot-2016-12-22-at-10-05-41-am

Để bảo đảm bí mật, các giấy tờ liên quan đến việc xây dựng hầm đều không dùng từ “hầm” mà chỉ ghi là “công tác xây cất ở Dinh Gia Long”.

screen-shot-2016-12-22-at-10-05-58-am

Trong cuộc đảo chính ngày 1/11/1963, anh em Diệm – Nhu đã trú ẩn trong căn hầm này. 6h45 ngày 2/11/1963, Dinh Gia Long thất thủ, quân đảo chính đã tấn công vào hầm. Vào thời điểm này, hai anh em họ Ngô đang ẩn náu tại nhà thờ Cha Tam. Họ bị bắt và bắn chết ít lâu sau đó, khi quân đảo chính ập đến nhà thờ. 
Ảnh: Bàn ghế trong phòng khách của hầm ngày xảy ra đảo chính.

screen-shot-2016-12-22-at-10-06-16-am

Cho đến khi chế độ Diệm – Nhu sụp đổ, các vật dụng tiện nghi trong hầm vẫn chưa được trang bị đầy đủ. Một hệ thống quan trọng là máy điều hoà không khí khi đó chưa được lắp, dù máy móc đã được nhập về Sở Nội Dịch.

screen-shot-2016-12-22-at-10-06-28-am

Theo ước tính, căn hầm bí mật của Ngô Đình Diệm được xây dựng với tổng kinh phí là 12.514.114 đồng, một khoản tiền khổng lồ thời đó.  
Ảnh: Bản dự trù kinh phí xây dựng hầm trú ẩn, được lập sau cuộc đảo chính.

screen-shot-2016-12-22-at-10-06-38-am

Đã có rất nhiều giai thoại ly kỳ xung quanh căn hầm bí mật dưới Dinh Gia Long. Có lời đồn rằng căn hầm có nhiều đường thoát hiểm thông ra các địa điểm khác nhau trong thành phố. Trên thực tế, phạm vi của hầm chỉ giới hạn trong khuôn viên Dinh Gia Long. Ảnh: Cầu thang dẫn từ hầm vào bên trong Dinh Gia Long.

screen-shot-2016-12-22-at-10-06-53-am

Có tư liệu còn khẳng định, công việc đào hầm được giao cho 200 tù binh chia thành 10 toán luân phiên đào. Số tù binh này được đưa tới bằng xe bịt kín, bị bịt mắt cho tới khi vào điểm thi công. Công việc đào hầm được thực hiện từ 12 giờ khuya để giữ bí mật tuyệt đối.

screen-shot-2016-12-22-at-10-07-03-am

Cho đến nay, căn hầm bí mật của Dinh Gia Long vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn.
__._,_.___

Posted by: VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA <cutranlacdao@yahoo.com>