Wednesday, 15 April 2020

Không Cần Các Hình Thức Tôn Giáo hàng tỷ người cầu nguyện thiên chúa - có được gì đâu ?



 Không Cần Các Hình Thức Tôn Giáo
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ

Tôn giáo luôn luôn là một lĩnh vực gây nhiều tranh luận xưa nay. Con người cần nhìn rõ ràng hơn, minh triết hơn về sự khác nhau giữa hình thức tôn giáo (tu tướng) và tu tâm dưỡng tánh (tu tâm). Từ đó con người nhận ra sự khác biệt giữa người tu hành chân chính và cái áo choàng hình thức bên ngoài, mê tín, đạo đức giả mà nhiều người trong các tôn giáo đang mặc trên người, tu sĩ lẫn tín đồ.

Tôn giáo nào có số thống kê tín đồ đông nhất hiện nay là tôn giáo tốt nhứt, có phải hay không? Xưa nay, không có tôn giáo nào tốt nhứt. Tôn giáo chỉ là phương tiện tâm linh, giúp cho con người an lạc hạnh phúc trong cuộc sống, không phải là cứu cánh. Con người cần có trí tuệ nhận biết cứu cánh trong giáo lý tôn giáo, không phải hình thức lễ nghi phức tạp và mê tín của tôn giáo đó, cũng như tìm thấy kho tàng trong lòng đất.
Số đông tín đồ không hẳn là tiêu chí để khẳng định đó là tôn giáo tốt nhứt. Số đông người không hẳn luôn luôn là đúng. Số người ngu ngốc luôn luôn đông hơn số người khôn ngoan. Theo ý niệm dân chủ, đa số thắng thiểu số. Chứ không hẳn đa số là đúng, thiểu số là sai. 
Trên đời này, giáo chủ của tôn giáo chỉ có một, số tín đồ của tôn giáo đó có triệu triệu, tỷ tỷ.
Trong trường học, hiệu trưởng, ban giám đốc và số giáo chức có hạn, trong khi số học sinh thì đông gấp bội. 
Trong nhà thương, bệnh viện, số bác sĩ và y tá có hạn, trong khi số bệnh nhân thì đông gấp bội. 
Trong một quốc gia, hay một tổ chức, số người lãnh đạo có hạn, số người tài giỏi lại hiếm hơn, trong khi dân số hay thành viên của tổ chức đó thì đông gấp bội. 
Số chim quí thì hiếm, trong khi số chim sẻ thì đông gấp bội.
Có người nói rằng: con người có theo một tôn giáo, người đó tốt hơn, thiện hơn người không theo tôn giáo nào, đúng không? 
Đáp: - Không đúng. Không cần theo bất cứ tôn giáo hay tín ngưỡng dân gian nào, con người vẫn có thể là người rất tốt, người tử tế, người đàng hoàng, người lương thiện, người cao thượng trong một xã hội, trong một quốc gia hay trên thế gian này. Người có theo bất cứ tôn giáo nào, nhưng tâm gian xảo, phách lối, ích kỷ, tham lam, sân hận, si mê, không thể gọi là người tốt, người thiện được, dù người đó là tu sĩ hay tín đồ.

Nếu theo bất cứ tôn giáo nào mà mê tín, không thấu hiểu và thực hành giáo lý để hoàn thiện bản thân bản tâm, con người sẽ đi tới chỗ cuồng tín, kỳ thị và khinh dể người khác dù cùng tôn giáo, muốn tiêu diệt thế giới không theo tôn giáo của mình. Các cuộc thánh chiến trong lịch sử nhân loại chứng minh điều này. Tệ hơn, trong nội bộ của một tôn giáo, dù có tổ chức hệ thống chặt chẽ, con người vẫn có thể ám hại người lãnh đạo tối cao, để chiếm lấy địa vị tột đỉnh này. Thảm thương thay cho tôn giáo. Hãy khai mở trí tuệ và tâm từ bi để sống đời an lạc và hạnh phúc.

Ngày nay, khi những người thực hành tôn giáo lại tham gia vào những tổ chức, hiệp hội với những chức vụ hoàn toàn không phù hợp với người tu hành như Trưởng Ủy Ban này, Chủ Tịch Hiệp Hội nọ, đưa ra chính sách phát triển tôn giáo theo định hướng, đường lối thế tục gì đó, rồi bình luận về thẩm quyền chính trị của Liên Hiệp Quốc, hay nhận xét về việc chính trị của một quốc gia nào đó, họ có vẻ đã quá xa rời mục tiêu và phẩm hạnh của một người tu hành chân chính.
Chánh đạo thì giản dị. Khi xưa chánh đạo được lưu truyền tại thế gian đều không có bất kỳ một hình thức tôn giáo nào. Tất cả đều chỉ bằng những lời thuyết giảng và chính đời sống hiện thực đầy đạo hạnh, từ bi của con người chân chánh, thu phục nhân tâm, cảm hóa lòng người. Không hề có những lễ hội, nghi lễ cúng dường ê hề, quỳ sụp, tụng bái, xá lợi cả thúng cả thùng, xác chết còn nguyên hình lộng kính, tượng thánh biết khóc chảy máu, thánh thần hiện ra trên mây, trên ngọn cây, trên vách tường, tạc tượng Phật có gương mặt rất giống nhà sư lãnh tụ trụ trì.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi xưa giảng về Giới - Định - Tuệ. Những giáo pháp tu tập uyên thâm của Ngài đã khai ngộ thế gian, phá vỡ con đường tu luyện của Bà La Môn giáo qua mọi qui tắc, dùng nghi thức cúng bái, tế thần, lễ lạy Thượng Đế, Thần Linh, thánh thần thiên địa, gạt gẫm thế gian thời đó. Cho nên họ thù hận, phỉ báng và thậm chí một vị đại đệ tử đã bị ám hại trên đường hoằng pháp, giáo hóa chúng sanh. Thật là đáng sợ cho tâm cuồng tín hung tợn của thế nhân u mê, chìm sâu trong bóng tối vô minh, không còn thuốc chữa, không còn có thể quay đầu thấy được ánh sáng chân lý.

Chánh đạo coi trọng việc tu hành loại bỏ vọng tâm dục vọng, đề cao chân tâm bản tánh làm căn bản. Nói chung, chánh đạo không quan trọng việc cầu khẩn van xin thánh thần thiên địa, hoặc các hình thức cầu nguyện, lễ bái, lễ hội, thờ cúng hình tượng, tôn sùng thần tượng, qui ngưỡng cá nhân. Người trí tuệ biết thế nào là: y pháp bất nhân, y nghĩa bất y ngữ, y trí bất y thức. 

Những thứ nghi lễ, hình thức hữu hình chỉ làm dấy khởi tâm chấp trước của con người, ngụy biện rằng dĩ huyễn độ chơn, lý sự viên dung, làm sao có thể tốt cho việc tu hành loại bỏ tâm phàm. Các chức tước trong hàng giáo phẩm hay tín đồ sẽ sanh tranh giành, chấp trước vào danh vị, quyền lợi, bổng lộc. Các nghi lễ sẽ sanh chấp trước vào vật chất và tâm ngã mạn. 

Những thứ hữu hình như chùa chiền, tôn tượng, xá lợi, áo mão xanh đỏ tím vàng sặc sở, cân đai lóng lánh, thiền trượng nạm vàng, xâu chuỗi ngọc thạch nạm kim cương lớn nhỏ, dài ngắn, đeo cỗ hay cầm trên tay, sẽ khiến con người tập trung lo việc tu tướng, chú ý vào hình tướng bên ngoài, trông có vẻ thanh tịnh, chuyên nghiệp, mà dần quên mất việc tu tâm dưỡng tánh bên trong, không ngờ tâm mình đang nổi sóng tham lam, sân hận, si mê.

Đó không phải là chánh đạo, không phải là cốt tủy, không phải là chân lý, chỉ là hình thức tôn giáo mà thôi. Hình thức tôn giáo chỉ cần cho bá tánh số đông khi mới đến với chánh đạo. Nếu con người cứ tiếp tục chú trọng hình tướng như thế cho đến mãn đời thì con người sẽ xa rời chánh đạo, chồng chất thêm tâm u mê, vô minh càng dầy đặc, tiền lộ mang mang, vị tri hà vãng, khó mà nhận thấy cốt tủy, khó mà hiểu được chân lý, không thể giác ngộ giải thoát được, phí cả cuộc đời vốn đáng quí, khi sinh ra được làm con người.

Những buổi lễ cầu siêu đầy màu sắc, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn, chẩn tế cô hốn, trai đàn bạt độ, lễ hội Quán Âm, lễ cúng rước xá lợi, ngày nay trong chánh điện nhà chùa, nào là những cây thông gắn tiền giấy đủ loại dụ dỗ làm tiền, cái tháp cao chót vót đầy chai nước lọc, lon nước ngọt, bánh trái đủ màu sắc, đèn đuốc lung linh, nào là hình nhân thế mạng, nhà lầu xe hơi bằng giấy bồi hàng mã to bằng mẫu thật. Sư Thầy nhận làm lễ khắp nơi nên phải đi máy bay hạng sang, xe gắn máy đắt tiền, thậm chí xe hơi sang trọng có máy lạnh, trên tay khoe chiếc iphone đời mới nhất để tiện liên lạc. Những con người mặc áo nhà tu như thế có mấy ai còn nhớ và thấu triệt giáo lý Giới - Định - Tuệ của đức Phật từng giảng xưa kia. Các tín đồ u mê sẽ bị những nhà sư tu tướng như thế dẫn dắt đi đến đâu, không biết chánh đạo hay tà đạo, chánh pháp hay tà pháp, chánh tín hay mê tín, giác ngộ giải thoát hay trầm luân ràng buộc.

Tu hành trong Phật giáo thì trước tiên phải giữ được Giới. Giới cấm hết thảy dục vọng, ngăn ngừa sa ngã, giúp con người không còn chấp trước vào vật chất, danh, lợi, tình, tiền. Muốn tu hành loại bỏ mọi dục vọng, thì không thể mong cầu sự tiện lợi, an hưởng, ngồi trên xe hơi máy lạnh, nghe kinh Phật niệm Phật online, rồi chạy đôn đáo khắp nơi làm lễ cầu siêu, lễ xông đất, lễ trừ tà, lễ khai trương cửa tiệm, lễ hội chẩn tế cô hồn, trai đàn bạt độ, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn, để nhận thù lao cho được.

Cũng bởi chấp vào hình thức màu mè, lệch lạc, người ta còn tin xá lợi có hình đức Quán Âm, hoặc còn cho tượng đức Quán Thế Âm mặc hẳn áo cưới và giải thích rằng đó là một trong 32 hình tướng của đức Quán Thế Âm. Tôn giáo rơi vào hình thức hữu hình, tạo hình, sẽ tạo điều kiện cho những thứ mới mẻ xâm chiếm, tà pháp xâm nhập, lạc vào tà đạo, khiến việc tu hành xa dần con đường giác ngộ và giải thoát.

Làm thế nào

để nhận biết được người chân tu thực học
Sách có câu: 
Tu Mà Không Học Là Tu Mù. 
Học Mà Không Tu Là Đãy Sách. 

Học cũng không cần vào chùa. Tu cũng không cần vào chùa. Khắp thế gian này, nơi nào cũng là đạo tràng để con người tu hành, người nào cũng có thể giúp con người thoát khỏi u mê, giúp con người nhận ra chân lý, giúp con người giác ngộ và giải thoát. Các phương pháp hay hình thức tu hành nhằm mục đích giúp con người loại bỏ đi tâm chấp trước, bỏ đi những ràng buộc, không bám víu vào những điều không có ích cho việc tu tâm dưỡng tánh, không bền vững, không lâu dài. Người tu hành chân chánh thật sự sẽ đề cao việc: nội cần khắc niệm chi công, ngoại hoằng bất tranh chi đức. Thúc liễm thân tâm từng ngày, từng giờ, từng việc làm, từng lời nói, từng suy nghĩ, tất cả đều phải loại bỏ những tâm xấu ác, bất thiện. Đó là việc con người cần phải quan tâm, không cần biết theo bất cứ hình thức tôn giáo nào trên đời này.

Trên thực tế cuộc sống, khó nhận biết, khó nhận xét, khó phán đoán người nào thực sự tu tâm, người nào chỉ tu tướng, trừ khi bản thân của mình có giác ngộ và giải thoát hay không. Tác phong thái độ của người chân tu thực học, chánh tâm cầu đạo, không cần người khác phải kính phục, khen tặng, tán thán, nhìn vào là thấy, không cần nhiều lời hoa mỹ, tâng bốc. Người chân tu thực học, chánh tâm cầu đạo không thể làm những việc buôn thần bán thánh, như kiểu kinh doanh niềm tin của một số người thực hành tôn giáo ngày nay.

Tu hành chân chính, chánh tâm cầu đạo, chân tu thực học, không cần theo hình thức tôn giáo. Các hình thức tôn giáo chưa chắc đã là tốt, chưa chắc đã là lợi ích cần thiết. Con người cần sáng suốt, tỉnh táo, phân biệt và nhất là không có định kiến, thành kiến đối với tất cả mọi người chung quanh, và không bị lừa dối bởi những vết nhơ do những kẻ phá hoại tôn giáo đang làm. Từ Bi và Trí Tuệ là hai yếu tố căn bản cần thiết cho tất cả mọi người trên thế gian này, không cần các hình thức tôn giáo xưa nay. []
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
 
 
 

 


Đức Giáo hoàng Phanxicô dự hội nghị bốn ngày ứng phó với cuộc khủng hoảng xâm hại tình dục trẻ em có quy mô toàn cầu tại Vatican, ngày 23 tháng 2, 2019. (Nguồn: Vatican Media)

Một nữ tu và một nữ ký giả đưa ra những chỉ trích gay gắt nhất mà các nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo lắng nghe tại hội nghị về xâm hại tình dục của Đức Giáo hoàng Phanxicô vào ngày thứ Bảy, cáo buộc họ đạo đức giả và che đậy tội ác khủng khiếp nhắm vào trẻ em.
Khoảng 200 vị chức sắc cao cấp của Giáo hội, tất cả đều là nam giới ngoại trừ 10 người, đôi lúc lắng nghe trong sự thinh lặng sững sờ trong một hội trường của Vatican, khi những người phụ nữ đọc bài phát biểu thẳng thắn của họ trong ngày áp chót của một hội nghị do Đức Giáo hoàng triệu tập để đương đầu với vụ bê bối có quy mô toàn thế giới.
Nữ tu Veronica Openibo, một người Nigeria từng làm việc ở Châu Phi, Châu Âu và Mỹ, ôn tồn phát biểu nhưng đưa ra một thông điệp mạnh mẽ. Bà nói với các vị chức sắc ngồi trước mặt bà: “Cơn bão này sẽ không qua đi.”
“Chúng ta rao giảng Mười Điều răn và tỏ ra mình là những người giám hộ những chuẩn mực và giá trị đạo đức và hành vi tốt trong xã hội. Phải chăng có lúc là những kẻ đạo đức giả? Đúng thế! Tại sao chúng ta giữ im lặng lâu như vậy?” bà nói.
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll