Sunday, 14 March 2021

TU VIỆN VĨNH NGHIÊM Q12 SAIGON - KHÁNH THÀNH 12-2020

 Chúa không phạt ai - Phật không cứu ai

Chùa Vĩnh Nghiêm Pagoda is a pagoda in an area of 6,000 square metres at 339, Nam Kỳ Khởi Nghĩa Street, đường Công Lý 1975, Ward 7, District 3 Ho Chi Minh City. This is the first pagoda in Vietnam to be built in Vietnamese traditional architecture style but with concrete.


https://phtq-canada.blogspot.com/2021/03/tu-vien-vinh-nghiem-q12-saigon.html

TU VIỆN VĨNH NGHIÊM Q12 SAIGON - KHÁNH THÀNH 12-2020

https://www.youtube.com/watch?v=cWmV7ANGeQ8  14:48

Chùa Kiến Trúc Độc Đáo Nhất Việt Nam | Tu Viện Vĩnh Nghiêm Q12 | Vinh Nghiem Monastery | VAN TRAVEL

https://www.youtube.com/watch?v=7yuUa5PsCck 30:51

QUÁ TRÌNH THI CÔNG TU VIỆN VĨNH NGHIÊM | Quận 12, TP.HCM

https://www.youtube.com/watch?v=oArtNcschZM  18:40

TU VIỆN VĨNH NGHIÊM – SỨ MỆNH TIẾP NỐI

https://www.youtube.com/watch?v=7bGlw-FNCWE  36:32

Tu Viện Vĩnh Nghiêm 2021 | Tu Viện Vừa Mới Khánh Thành Tại Quận 12 SAIGON | SaLa TV

https://www.youtube.com/watch?v=xgmrZ8SfIVI  22:03

Trực tiếp: Khánh Thành Tu Viện Vĩnh Nghiêm tại Quận 12 SAIGON

https://www.youtube.com/watch?v=ubTcRR7pMKs  1:06:14

PD55-Phương Dừa dẫn mami đi ăn buffet khánh thành ở Tu Viện Vĩnh Nghiêm

Giáo dục – Giá trị cốt lõi của Phật giáo (ĐĐ. Thích Nhuận Lạc)

Hơn 25 thế kỷ trước, nơi cội Bồ-đề, đức Thế Tôn vượt thắng nội ma ngoại chướng, chứng nghiệm giác ngộ, giải thoát. Từ đó, mở ra cho nhân loại một nguồn sáng chân lý, thiết lập nền giáo dục Phật giáo, mà Đức Phật là người thầy chỉ đường. Đó là một nền giáo dục nhân bản và trí tuệ, có lợi ích thiết thực cho con người và đưa con người đi vào chân lý do chính Đức Phật đã chứng nghiệm. Ngay từ thời điểm bánh xe pháp được chuyển, Phật giáo luôn lấy chúng sanh và cuộc đời làm đối tượng nhằm giải quyết nhu cầu giải thoát khổ đau cho nhân loại và tạo ảnh hưởng sâu rộng đối với xã hội loài người.

Hệ thống giáo lý của Phật giáo lưu truyền với nhiều tư tưởng nổi bật, trong đó quan niệm về giáo dục góp phần xây dựng con người và xã hội có một giá trị rất lớn. Với tính chất một nền giáo dục đa chiều, đa lĩnh vực, giáo dục Phật giáo đã mang đến cho nhân loại nhiều giá trị thiết thực, ứng dụng đầy đủ và toàn diện vào đời sống nhằm giải quyết những vấn đề xã hội. Giáo dục Phật giáo áp dụng năm nguyên tắc đạo đức để phát huy những điều thiện, loại bỏ bất thiện trong tâm thức, cải biến hành vi và suy nghĩ con người trở nên thánh thiện, hướng đến mục đích cuối cùng là giác ngộ giải thoát.

ĐẶC ĐIỂM GIÁO DỤC PHẬT GIÁO

Phù hợp chân lý: Tất cả hệ thống giáo lý mà Đức Phật đã giảng dạy đều nhằm mục đích hướng con người đến đời sống hạnh phúc, an lạc, hòa bình, thịnh vượng cho thế giới và giác ngộ giải thoát cho từng cá thể. Những lời dạy đó phù hợp với chân lý mà nhân loại mong muốn hướng đến. Nền tảng giáo dục trong giáo lý Phật Đà luôn phù hợp với gốc rễ văn hóa con người dù ở bất cứ miền địa dư nào. Vì vậy, con người có thể dựa trên nền tảng chân lý Phật giáo mà áp dụng vào đời sống nhằm thay đổi tự thân cho đến cải biến xã hội. Như trong kinh Ca Diếp Sư tử hống có dạy:“Sa môn Gotama rống tiếng rống con sư tử, rống ở giữa đại chúng, rống với tinh thần vô úy, có người hỏi Sa môn Gotama, Sa môn Gotama trả lời khi được hỏi, câu trả lời làm cho tâm người ta được thỏa mãn, người ta xem ý kiến của Sa môn Gotama đáng được nghe, sau khi được nghe, người ta tin tưởng, người ta biểu lộ lòng tin tưởng, người ta đạt đến chỗ như thực. Đạt đến chỗ như thực, người ta đem ra thực hành” [1].

Nền giáo dục Phật giáo luôn quan tâm đến đời sống xã hội, giúp con người hoàn thiện nhân cách sống với đầy đủ các giá trị về trí tuệ và đạo đức, tiến đến một thế giới hòa bình và hạnh phúc. Giáo dục toàn diện con người về việc cải thiện môi sinh, nhờ nuôi dưỡng lòng từ bi và nhận thức lý duyên sinh một cách sâu sắc, hóa giải cộng nghiệp của nhân loại để hướng đến việc kiến tạo một thế giới hòa bình và an lạc thực sự.

Phù hợp trình độ cá nhân: Đạo Phật ra đời đến nay đã trên 25 thế kỷ, nhưng những giá trị minh triết trong giáo lý vẫn còn nguyên giá trị. Nguồn tư tưởng giác ngộ giải thoát, tinh thần vô ngã vị tha mà Đức Phật đã tuyên thuyết vẫn ngày một thăng hoa trong đời sống nhân loại, nhờ sự giáo dục bài bản trên nền tảng Giới – Định – Tuệ.

Giáo lý Phật Đà mênh mông vô tận, nhưng tùy hoàn cảnh, tùy nhân duyên mỗi người mà lời dạy Đức Phật trở thành một bài học thiết thực. Tùy theo sở tri và nhân duyên từng cá thể mà Đức Phật có phương pháp giáo dục cho phù hợp. Trong Kinh Ambattha Đức Phật dạy: “Như người dựng đứng lại những gì đã bị quăng xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào ở bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, chánh pháp được tôn giả Gotama dùng nhiều biện pháp trình bày, giải thích. Tôn giả Gotama, con, con của con, vợ của con, tùy tùng của con, bạn hữu của con xin quy y Thế Tôn Gotama, quy y Pháp và quy y chúng Tỳ kheo” [2].

Trong giới luật cũng tùy phạm tùy chế để phù hợp với trình độ cá nhân. Giới luật của Phật vì vậy cũng mang một tính chất “biệt giải thoát”, tùy theo sự thực tập cũng như khả năng cá nhân của từng người mà thành tựu giải thoát khác nhau.

Có ý nghĩa thiết thực: Giáo lý Phật Đà không phải một học thuyết mơ hồ mà chứa đựng đầy đủ tính thực tiễn. Đức Phật thường từ chối trả lời các câu hỏi về những vấn đề siêu hình vì nó không mang lại lợi ích thiết thực trong sự tiến bộ tâm linh của con người. Ngài chỉ tuyên thuyết những điều cần thiết cho cuộc đời và con đường vượt thoát khổ đau: “Đừng nghĩ về quá khứ, vì quá khứ không còn, đừng vọng tưởng tương lai, vì tương lai chưa tới, hãy quán chiếu sự sống, trong giây phút hiện tại” [3]. Trong giáo dục Phật giáo, Đức Phật hướng đến giải quyết những vấn đề thực tế nơi bản thân con người, vì lợi ích chúng sanh.

Điều này cho thấy hệ thống giáo dục Phật giáo không lý luận suông, mà chú trọng phương thức đối trị để giải quyết vấn đề. Phật giáo quan niệm về hiện pháp lạc trú, nhìn nhận một cách trung dung về khổ đau. Như trong bài kệ thuộc phẩm Cây lau trích từ Tương Ưng Bộ kinh I: “Không than việc đã qua, không mong việc sắp tới, sống ngay với hiện tại, do vậy sắc thù diệu. Do mong việc sắp tới, do than việc đã qua, nên kẻ ngu héo mòn, như lau xanh lìa cành”. Cần phải có đời sống hạnh phúc ngay trong hiện tại thông qua các pháp môn Đức Phật chỉ dạy tùy thuộc căn cơ mỗi người để thành tựu đạo đức đạt đến hạnh phúc ngay trong hiện tại, chứ không chấp chặt vào việc loại bỏ đau khổ tiêu cực.

Cũng như việc không chỉ hướng đến lợi ích thiết thực trong hiện tại mà còn mang giá trị thiết thực đến thời gian sau đó. “Này các Tỳ kheo, ví như lạc, mật, thục tô và đường trộn lẫn với nhau. Rồi có người đi đến, bị bệnh kiết lỵ. Và có người nói với người ấy như sau: Này bạn, đây là lạc, mật, thục tô và đường trộn lẫn với nhau. Nếu bạn muốn, hãy uống. Trong khi uống, bạn sẽ thích thú về sắc, về hương, về vị. Sau khi uống người kia được an lạc. Này các Tỳ kheo, Ta nói pháp hành này giống như ví dụ ấy, tức là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo cũng lạc” [4]. Chính tính chất thiết thực đó làm nên một diện mạo giáo dục Phật giáo làm lợi ích cho nhân loại chứ không chỉ chú trọng vào việc truyền bá giáo lý tôn giáo hay huyễn hoặc con người tin theo giáo lý một cách mù quáng.

Đầy đủ giá trị nhân bản: Giáo dục Phật giáo mang trên mình những giá trị nhân bản rất cao và trên nhiều phương diện. Bởi lẽ, giáo dục Phật giáo là nền giáo dục bình đẳng, tôn trọng nhân sinh đề cao tinh thần tự chủ, truyền đạt những giá trị tư tưởng tự do, hướng đến những giá trị hòa bình và kêu gọi trách nhiệm với tha nhân.

Theo quan niệm nhà Phật, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Vì vậy, trên bình diện giáo dục, tính chất bình đẳng ấy vẫn được đề cao. Giáo dục Phật giáo không phân biệt giai cấp, giới tính, xuất thân. Tất cả mọi người, mọi loài đều có quyền nhận được sự giáo dục Phật giáo mà thực hành để có thể giải thoát tự thân. Phật giáo không thừa nhận một tạo vật chủ, có khả năng sáng tạo ra thế giới cũng như con người. Vũ trụ luận cũng như nhân sinh quan Phật giáo phủ nhận thần quyền, thông qua kinh Khởi thế nhân bổn thuộc Trường bộ kinh, Phật giáo quan niệm về thế giới không có tạo vật chủ và không có thời điểm bắt đầu hình thành thế giới. Vì vậy theo quan điểm Phật giáo, con người là chủ thể của nghiệp, chính con người có quyền làm chủ bản thân và quyết định đời sống chính mình. Do đó, việc thụ hưởng giáo dục cũng như thực hiện các chức năng giáo dục con người có quyền tự chủ tuyệt đối.

Từ việc có được sự tự chủ của bản thân trong phạm trù giáo dục, Phật giáo hướng con người đến sự tự do trong tư duy mà không áp đặt. Con người cần xây dựng chánh kiến tự thân, như Đức Phật đã dạy dân Kālama: “Này các Kālama, đừng để dẫn dắt bởi những báo cáo, hay bởi truyền thống, hay bởi tin đồn. Đừng để bị dẫn dắt bởi thẩm quyền kinh điển, hay lý luận suông, hay bởi suy lý, hay bởi sự xét đoán bề ngoài, hay bởi vì thích thú trong những lý luận, hay bởi những điều dường như có thể xảy ra, hay bởi ý nghĩa đây là bậc đạo sư của chúng ta. Nhưng này các Kālama, khi nào các ông biết chắc rằng những điều ấy là thiện, là tốt, hãy chấp nhận và theo chúng” [5]. Khuyến khích tự do tư duy là một đặc tính rất nhân bản trong giáo dục Phật giáo.

Phật giáo là một tôn giáo hòa bình. Do đó, giáo dục của Phật giáo cũng mang đậm tính chất hòa bình và nhân sinh, mang trên mình một trách nhiệm đặc biệt với tha nhân. Từ khi còn tại thế, Đức Phật đã từng dạy:“Hỡi các Tỳ kheo! Như Lai đã được giải thoát khỏi mọi ràng buộc thế gian và xuất thế gian, các ông cũng vậy… Này các Tỳ kheo, hãy đi vì lợi lạc của nhiều người, vì hạnh phúc của số đông, vì lòng lân mẫn đối với thế gian, vì lợi lạc, vì hạnh phúc của trời và người. Các ông hãy đi, nhưng đừng đi hai người cùng một hướng, hãy đi mỗi người một ngả, hãy truyền bá chánh pháp. Này các Tỳ kheo, chánh pháp toàn thiện ở phần đầu, phần giữa cũng như phần cuối, cả trong ý tứ và lời văn. Hãy tuyên bố về cuộc sống toàn thiện và thanh tịnh… Chính Như Lai cũng đi, Như lai sẽ đi về hướng Uruvela ở Sanānigāma để hoằng dương giáo pháp. Hãy phất lên ngọn cờ của bậc thiện trí, hãy truyền dạy giáo pháp cao siêu, hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác; được vậy, là các ông đã hoàn tất nhiệm vụ” [6]. Giáo dục Phật giáo luôn đặt trách nhiệm giáo dục tha nhân lên trên hết. Những giá trị giáo dục của Phật giáo không chỉ dành riêng cho tín đồ Phật giáo mà cho toàn thể nhân loại thực tập hướng đến giải thoát khổ đau.

Hướng đến giải thoát: Giải thoát là một trong ba thắng đức của Phật. Giải thoát hoàn toàn là sự chung kết của Phật Đà, cũng là xu hướng chung của chúng sanh. Không những nhân loại mà loài nào cũng thế, vì đang trong mê lầm đau khổ nên đều có quan niệm lánh khổ tìm vui, mong cầu giải thoát. Vì vậy, người đời thường gọi Đ?o Ph?t?ạo Phật là đạo giải thoát chung cho chúng sanh. Đức Phật đã dạy: “Này Potthapāda, những câu hỏi không thuộc về mục đích giải thoát, không thuộc về pháp, không thuộc căn bản của Phạm hạnh, không đưa đến yểm ly, đến ly tham, đến tịch diệt, đến tịch tĩnh, đến thắng trí, đến giác ngộ, đến Niết bàn. Vì vậy Ta không trả lời” [7].

Bản hoài của Phật xuất thế là cốt dạy chúng sanh diệt bỏ mê lầm, giác ngộ chân lý và đem an vui đến cho mọi loài. Ngài không quan tâm đến sự khoái lạc huy hoàng của một đế vương, không dừng chân trong rừng khổ hạnh. Bao nhiêu nỗi vui đẹp ở những chỗ ấy đối với Ngài đều là cái vui trá hình, chưa phải là dứt hẳn được mê lầm, giải thoát ngoài vòng luân hồi sanh tử. Mục đích của người theo đạo Phật là sự giải thoát nên Phật giáo cần phải phát tâm hướng mạnh về giải thoát, thì sự tu hành mới càng lâu bền và mới đạt được con đường giải thoát. Đó không chỉ là sự giải thoát cho bản thân mà còn giải thoát cho nhân sinh.

NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA GIÁO DỤC PHẬT GIÁO

Xây dựng con người: Giúp cá nhân giải thoát khỏi mọi xiềng xích bằng chính sự tu tập tự thân với phương châm của người Thầy “Gương mẫu tốt hơn giáo huấn suông”. Học tập là một tiến trình đưa đến tự nhận thức, như Đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, đối với ai mà nhận thức đối với Như Lai được an lập, căn cứ an trú trên những dữ kiện, những văn cú, những văn tự như vậy. Này các Tỳ kheo, nhận thức như vậy được gọi là có dữ kiện đầy đủ, căn cứ trên chánh kiến, vững chắc không thể bị phá hoại bởi một Sa môn, Bà la môn, chư Thiên, Māra, Phạm thiên hay bất cứ ai ở đời” [8].

Từ nhận thức đúng đắn, con người mới xây dựng cho mình một lộ trình tu tập, hình thành nên một tiến trình tự giải thoát và áp dụng vào kinh nghiệm tu tập của Tăng đoàn để xây dựng Tăng thân vững chãi. Có thể nói, hiểu biết là điều kiện cần thiết mà giáo dục có thể mang lại cho con người. Từ đó, con người mới có thể đạt được những giá trị chân, thiện, mỹ. Nói hiểu biết là điều kiện cần thì sự thực hành, rèn luyện của con người là điều kiện đủ. Hiểu biết mà không thực hành thì không đưa đến một giá trị nào trong đời sống. Khi đã đầy đủ hai yếu tố trên, con người tự nhiên sẽ hình thành những giá trị thánh thiện, diệt trừ bản ngã hướng tới an lạc, giải thoát tự thân. Vì vậy, Đức Phật khẳng định “Này Udāyi, Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ con đường tu hành này, sau khi đoạn tận các lậu hoặc, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát” [9].

Trong nền giáo dục tu viện Phật giáo, việc học không tách rời với việc làm. Người học dù là tu sĩ hay cư sĩ cũng phải thi hành một số nhiệm vụ khác nhau liên quan đến việc duy trì và bảo vệ tu viện. Trong hệ thống giáo dục Tây Tạng, Tăng sinh thực sự học thêm nghề mộc, nề, may và thêu bên cạnh các môn học phải thi cử khác. Đó là nền giáo dục toàn diện mà Phật giáo hướng tới để xây dựng con người hoàn thiện về Đức dục, Trí dục và Thể dục. Nền giáo dục thuần túy nội điển Phật giáo có thể giúp con người hoàn thiện các giá trị đó. Nhưng trong xã hội hiện đại, Phật giáo không thể tách rời đời sống nên việc xây dựng con người không thể không giáo dục các các yếu tố ngoại điển. Để từ đó tri thức về Đạo và Tục dung thông, là hành trang cần thiết xây dựng một con người toàn diện. Bản chất giáo dục Phật giáo mang trên mình những giá trị khai phóng rất cao, nên việc khuyến khích xây dựng con người toàn diện như vậy là thiết thực và nhân bản.

Góp phần cải thiện xã hội: Giáo dục Phật giáo xây dựng con người là hạt nhân của những tập thể nhỏ, từ đó tác động làm thay đổi bản chất xã hội. Như vậy từ việc xây dựng giá trị con người toàn diện, giáo dục Phật giáo khuyến khích xây dựng tập thể toàn diện đó là Tăng đoàn. Tăng đoàn là một tổ chức dân chủ phân quyền của những người cùng địa vị có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh. Động cơ xuất phát từ một lý tưởng tiếp cận tương đồng với cả lợi ích cá nhân lẫn lòng vị tha, vượt qua mọi thử thách. Đó là tác nhân thay đổi hữu hiệu nhất một cộng đồng. Một cộng đồng lý tưởng mà trực tiếp ở đây là Tăng đoàn có giá trị hạt nhân nhằm xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo.

Đáp ứng nhu cầu cho những người cư sĩ hộ trì Phật pháp, Tăng sĩ thường thực hiện các lễ nghi Phật giáo tại tư thất của quần chúng Phật tử để thắt chặt mối dây liên lạc với đời sống cộng đồng. Đồng thời việc giảng dạy cho lớp trẻ là nhiệm vụ chung nhằm truyền bá kiến thức dân tộc cũng như truyền thụ văn học Phật giáo cho thanh thiếu niên. Để thực hiện nhiệm vụ đó bắt buộc Tăng đoàn phải thực sự vững mạnh. Một Tăng thân rệu rã thì không thể nào nhập thế, thực hiện sứ mệnh đem lại an vui hạnh phúc cho con người.

Từ con người được giáo dục toàn diện, cho đến xây dựng một cộng đồng những người được giáo dục toàn diện như vậy. Theo một tiến trình nhất định sẽ xây dựng được một xã hội lý tưởng. Muốn đạt được tiến trình ấy, Giáo dục Phật giáo cần phải có quá trình lâu dài, ngoài giáo dục tính chất nhân bản vốn có của Phật giáo, để đi vào xã hội không thể bỏ qua tinh thần dân tộc. Những giá trị của dân tộc là xúc tác để quá trình đi vào đời của Phật giáo thuận lợi hơn. Và để vượt ra khỏi biên giới một quốc gia thì cần phải xây dựng nên một nền giáo dục khai phóng, đưa con người phát triển lên,tầm cao mới. Có như vậy một nền giáo dục Phật giáo mới có thể đủ sức thay đổi diện mạo xã hội, phát huy trọn vẹn tinh thần Phật giáo trong đời sống con người.

Có thể nói, giáo dục Phật giáo đề cao phẩm hạnh trí tuệ, tức phẩm hạnh được hình thành thông qua giáo dục bên cạnh phẩm hạnh luân lý hình thành qua hoạt động thường nhật. Với Phật giáo, việc giáo dục luôn được đề cao, như trong kinh Kiên Cố, Đức Phật khẳng định: “Này Kevaddha, thế nào là giáo hóa thần thông? Ở đời có Tỷ-kheo giáo hóa như sau: Hãy suy tư như thế này, chớ có suy tư như thế kia; hãy tác ý như thế này, chớ có tác ý như thế kia; hãy trừ bỏ điều này, hãy chứng đạt và an trú điều kia. Này Kevaddha, như vậy gọi là giáo hóa thần thông”[10.] Phật giáo quan niệm việc giáo dục như một sự mầu nhiệm, là sự giáo hóa thần thông kỳ diệu nhất, có thể cải biến con người. Theo các quan niệm đạo đức học chính việc giáo dục góp phần rất lớn cho việc hình thành nhân cách đạo đức của con người.

Vai trò giáo dục là không thể khinh nhẹ, giáo dục là hoạt động định hướng, làm giáo dục không tốt là một tai hại lớn hủy diệt cả một thế hệ. Giáo dục Phật giáo cũng không nằm ngoài quy luật đó, chính vì đó là một sự thần kỳ, một cách giáo hóa mầu nhiệm nên không được phép chủ quan. Dạy và học là mạch sống của Phật giáo, giáo dục Phật giáo không tốt chính là tự làm suy giảm mạng mạch Phật pháp. Muốn Phật pháp trường tồn thì phải xây dựng một nền giáo dục Phật giáo vững chắc. Trước và trên hết phải giáo dục Tăng Ni bài bản, xây dựng con người toàn diện để làm sứ giả Như Lai. Từ đó mới tiếp tục đặt vấn đề lan tỏa giáo dục Phật giáo ra bên ngoài bốn bức tường tự viện. Không có con người giáo dục toàn diện làm nền tảng thì không thể nói chuyện viễn vông về xây dựng một xã hội theo tinh thần Phật giáo.

Do đó, giáo dục Phật giáo hiện đại cần phải đúc kết những giá trị tinh hoa trong Tam tạng để làm cốt lõi. Những giá trị đó là nền tảng căn bản xây dựng nên một đường hướng giáo dục nhân bản là tiên quyết. Thứ đến cần phải dựa trên đó, áp dụng vào nền tảng bản xứ xây dựng nên những giá trị dân tộc. Cuối cùng cần phải vận dụng cho phù hợp với thời đại nhằm thành tựu các giá trị khai phóng cho giáo dục Phật giáo. Xây dựng nên ba triết lý giáo dục đó là cơ sở để hình thành nên một nền giáo dục Phật giáo hiện đại có giá trị cao để xây dựng con người và xã hội.

 

Chú thích:

[1] Hòa thượng Thích Minh Châu (2013), Kinh Trường bộ, Kinh Ca Diếp Sư tử hống D.08, Nxb Tôn giáo, tr.168.
[2] Hòa thượng Thích Minh Châu (2013), Kinh Trường bộ, Kinh Ambattha D.03, Nxb Tôn giáo, tr.107.
[3] Hòa thượng Thích Minh Châu (2012), Kinh Trung bộ, Tập II, Kinh nhất dạ hiền giả M.131, Nxb Tôn giáo, tr.543.
[4] Hoa thượng Thích Minh Châu (2015), Kinh Trung bộ, Tập I, Kinh Pháp hành M.46, Nxb Tôn giáo, tr.387.
[5] Hòa thượng Thích Minh Châu (2012), Kinh Tăng chi bộ, Tập I, Kinh Kalama A.131, Nxb Tôn giáo, tr.543.
[6] TK Indacanda Nguyệt Thiên dịch (2006) Vinaya Pitaka, Đại phẩm I, BCC, tr.238.
[7] Hòa thượng Thích Minh Châu (2013), Kinh Trường bộ, Kinh Potthapāda D.09, Nxb Tôn giáo, tr.173.
[8] Hòa thượng Thích Minh Châu (2015), Kinh Trung bộ, Tập I, Kinh Tư sát M.47, Nxb Tôn giáo, tr.392.
[9] Hòa thượng Thích Minh Châu (2012), Kinh Trung bộ, Tập II, Kinh Sakuludāyi M.77, Nxb Tôn giáo, tr.48.
[10] Hòa thượng Thích Minh Châu (2013), Kinh Trường bộ, Kinh Kevaddha D.11, Nxb Tôn giáo, tr.193.

Tài liệu tham khảo:

1. Hòa thượng Thích Minh Châu (2012), Kinh Trung bộ, Tập II, Nxb Tôn giáo.
2. Hòa thượng Thích Minh Châu (2012), Kinh Tăng chi bộ, Tập I, Nxb Tôn giáo.
3. Hòa thượng Thích Minh Châu (2013), Kinh Trường bộ, Nxb Tôn giáo.
4. Hòa thượng Thích Minh Châu (2014), Kinh Tương Ưng bộ, Tập II, Nxb Tôn giáo.
5. Hòa thượng Thích Minh Châu (2015), Kinh Trung bộ, Tập I, Nxb Tôn giáo.
6. TK Indacanda Nguyệt Thiên dịch (2006) Vinaya Pitaka, Đại phẩm I, BCC.
7. Kinh Trường A Hàm, Tập I, Nxb Hồng Đức.
8. Kinh Trung A Hàm, Tập I, Nxb Hồng Đức.

Tháng 12 năm 2020, Tu Viện Vĩnh Nghiêm được khánh thành tại Quận 12 Saigon trên thửa đất diện tích 17.000 m2, sau 11 năm thi công liên tục. Chùa Vĩnh Nghiêm Q.3 (hay Tổ Đình Vĩnh Nghiêm) và Tu Viện Vĩnh Nghiêm Q.12 đều thuộc Môn phái Vĩnh Nghiêm Tăng Già Bắc Việt do Cố Hòa Thượng Thích Tâm Giác (1917-1973) khai sơn và trụ trì đời thứ nhất. Ngài nguyên là Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo QL.VNCH.