Các nghi lễ theo hình thức tôn giáo xưa nay đều pha trộn sự mê tín để thu hút tín đồ. Đó là sự thật. Các sự kiện linh thiêng phép lạ chỉ là tin đồn mê tín, không phải thiệt, miễn tranh cãi. Đó là sự thật. Con người hay thánh thần đều phải chết. Không ai cứu được ai.
Vượt qua các nghi lễ tôn giáo, con người sẽ hiểu được sự thật: đó chính là Tự Lực Mới Thực Là Tu. Cầu nguyện có được gì đâu? Hãy sống đời tu phước & tích đức. Chính phước đức cứu tai qua nạn khỏi.
Email: cutranlacdao@yahoo.com
Những mỹ nhân tuyệt
sắc của làng nghệ thuật Saigon trên hình bìa tạp chí Kịch Ảnh
năm 1957
Đông Kha (nhacxua,vn) biên soạn Nguồn ảnh từ tư liệu của Leminh Saigon
Trong bài viết này, mời các bạn ngược thời gian
trở về khoảng thời gian gần 70 năm trước, vào thời kỳ ngay trước
và sau khi đất nước bị chia đôi, làng văn nghệ Saigon cũng vừa
tiếp nhận thêm những nghệ sĩ di cư từ miền Bắc vào thập niên
1950, đó là Thái Hằng, Thái Thanh, Tâm Vấn, Bích Hợp, Kim Chung,
Ánh Tuyết… cùng với những nghệ sĩ xuất thân ở Saigon là Kim
Cương, Túy Phượng, Thẩm Thúy Hằng, Bích Sơn, Trang Thiên Kim…
làm phong phú thêm cho làng nghệ thuật Saigon.
Thời điểm này tạp chí Kịch Ảnh là tờ báo nổi
tiếng nhất chuyển viết về nghệ thuật, và bìa báo thường đăng
hình những tên tuổi nổi tiếng nhất của làng văn nghệ thời đó.
Mời các bạn xem lại hình ảnh của những nữ nghệ sĩ
Saigon thập niên 1950 trên bìa báo Kịch Ảnh được xuất bản năm
1957, phần lớn trong số họ đã trở thành những tên tuổi huyền
thoại của làng nghệ thuật, kể cả về tài năng lẫn nhan sắc:
Hình bìa của Kịch Ảnh số 1 phát hành ngày
12/6/1957 là “kiều nữ” Bích Sơn.
Trong làng sân khấu miền Nam trước 1975, công
chúng cuối thập niên 1950, đầu 1960 vẫn còn nhớ đến nghệ sĩ Bích
Sơn cùng với mỹ danh là “kiều nữ” độc nhất vô nhị, từng nổi danh
trên sân khấu đoàn cải lương Thuý Nga trong vở “Khi Hoa Anh Đào
Nở” của đôi tác giả Hà Triều – Hoa Phượng. Nét đặc trưng của
kiều nữ Bích Sơn là chấm mụt ruồi duyên dáng bên má phải, đôi
mắt mơ mộng và nụ cười thoáng buồn, lúc nào cũng xuất hiện với
mái tóc dài phủ bờ vai, có giọng hát ấm áp truyền cảm và đặc
biệt là ngâm thơ rất hay.
Bích Sơn sinh năm 1939 ở Hà Nội, là cháu gọi “đệ
nhất đào thương” Bích Thuận là dì ruột. Năm 1952, khi Bích Thuận
theo đoàn hát Kim Chung vô Sài Gòn, bà đã mang theo 2 người cháu
là Bích Sơn, Bích Thủy. Năm 1955, Bích Sơn vào ban Xuân Thu của
nhạc sĩ Lê Thương và khởi đầu với tân nhạc. Trong cùng năm đó,
sau khi nghệ sĩ Bích Thuận lập gánh hát riêng thì đưa Bích Thuận
về hát cải lương. Thi sĩ Kiên Giang – Hà Huy Hà lúc đó được mời
viết kịch bản tuồng cho đoàn Bích Thuận, ông thấy Bích Sơn duyên
dáng xinh đẹp nên đem lòng mến mộ và viết báo ca ngợi nàng là
kiều nữ. Từ đó mỹ danh này đi theo cả cuộc đời nghệ thuật của
Bích Sơn.
Ảnh bìa của Kịch Ảnh số 2 chính là nữ minh tinh
tài sắc, được xem là đệ nhất mỹ nhân của làng nghệ thuật Saigon
là Thẩm Thúy Hằng. Lúc này bà mới 17 tuổi, được công chúng biết
đến sau khi đóng vai chính trong phim Người Đẹp Bình Dương của
hãng Mỹ Vân. Mỹ danh “Người đẹp Bình Dương” cũng đã đi theo Thẩm
Thúy Hằng trong suốt sự nghiệp.
Thẩm Thúy Hằng tên thật là Nguyễn Kim Phụng năm
1940 tại Hải Phòng, khi chưa đầy năm, bà cùng gia đình trở về
miền Nam (1941) và lớn lên ở An Giang.
Từ khi cô thiếu nữ Kim Phụng lên 16 tuổi học lớp
Đệ tứ (lớp 9 bây giờ) đã nức tiếng là một hoa khôi trong giới
học sinh. Lúc đó Kim Phụng lén gia đình tham gia cuộc thi tuyển
diễn viên điện ảnh của hãng phim Mỹ Vân và đạt giải nhất của
cuộc thi sau khi vượt qua 2000 thí sinh khác nhờ vậy nên được
nhận vai Yến Tam Nương trong phim Người Đẹp Bình Dương, khởi đầu
cho sự nghiệp nghệ thuật lừng lẫy của bà.
Hình bìa Kịch Ảnh số 3 là nghệ sĩ Bích Hợp, người
được mệnh danh là “đệ nhất đào thương Bắc Hà”. Sở dĩ có mỹ danh
này, đó là vì bà là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng nhất khắp miền
Bắc từ thập niên 1940, có nhan sắc vừa sắc sảo và khả ái ở ngoài
đời cho đến lúc lên sân khấu. Tuy nhiên hồng nhan bạc phận, cuộc
đời Bích Hợp trải qua rất nhiều chuyện éo le ngay từ khi còn ở
tuổi thiếu nữ cho đến lúc qua đời năm 1978 vì bạo bệnh.
Hình bìa Kịch Ảnh số 4 là “nữ tài tài màn bạc”
Thu Cúc, được biết đến qua cuốn phim “Hương Thề Chưa Dứt” năm
1957. Thu Cúc sinh năm 1939, xuất thân từ gia đình khá giả, hấp
thụ văn hóa Tây Phương. Bà được phát hiện từ một cuộc tuyển lựa
diễn viên qua hình trên tờ báo Nhân Loại, sau đó được hãng Alpha
chú ý mời thử vai cho cuốn phim có tựa là “Đôi Uyên Ương”, nhưng
phim không thực hiện.
Sau đó, Thu Cúc được xuất hiện bên cạnh nam tài
tử Anh Tứ trong phim “Hương thề chưa dứt” năm 1957, là cuốn phim
đầu tay giúp bà nổi tiếng.
Hình bìa Kịch Ảnh số 7 là nữ ca sĩ tài sắc Thúy
Nga, cũng là phu nhân của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ.
Ca sĩ Thúy Nga sinh năm 1936 tại Hải Phòng, theo
gia đình di cư vào Nam năm 1954. Năm 1955, bà tham gia dự thi và
đạt giải cuộc thi tuyển lựa tài tử của đài phát thanh tổ chức.
Lúc đó hình ảnh của Thúy Nga rất đặc biệt, vừa
hát vừa chơi đàn Accordion, choáng hết nửa phần trên của hình
dáng, với mái tóc dài thả ngang lưng. Thời ấy, ca sĩ vừa hát vừa
chơi nhạc cụ rất hiếm, cùng lắm là có vài nam ca sĩ vừa cầm
guitar vừa hát, nên Thúy Nga và cây đàn phong cầm trên sân khấu
đã trở thành một hình ảnh rất ấn tượng với những người đi xem
nhạc thuở đó, đồng thời chiếm được cảm tình của nhạc sĩ Hoàng
Thi Thơ.
Chàng nhạc sĩ đã thành danh Hoàng Thi Thơ và cô
ca sĩ trẻ Thúy Nga nhanh chóng thành một đôi, nhạc sĩ trở thành
thầy dạy nhạc cho ca sĩ, và tình thầy trò nhanh chóng trở thành
tình vợ chồng vào tháng 9 năm 1957. Tờ Kịch Ảnh có hình Thúy Nga
bên trên được phát hành vào tháng 7 năm 1957, chỉ 2 tháng trước
khi Thúy Nga thành hôn với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Họ có với nhau
3 người con trai và 1 con gái, chung sống hạnh phúc cho đến khi
nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ qua đời năm 2001, và Thúy Nga cũng đã ra
đi sau đó 9 năm.
Sự nghiệp âm nhạc của Thúy Nga chỉ kéo dài vỏn
vẹn hơn 3 năm, không có thành tựu nào nổi bật, là bởi vì ngay
sau khi lấy chồng, bà chấp nhận rời xa sân khấu để chăm sóc gia
đình, chỉ thỉnh thoảng mới thu âm trong băng và dĩa nhạc.
Hình bìa Kịch Ảnh số 8 là nữ danh ca tài sắc vẹn
toàn Mộc Lan. Bà không chỉ sở hữu giọng hát đẹp và chuẩn mực, mà
còn là người có sắc nước hương trời từng một thời được những tao
nhân mặc khách cùng những nhạc sĩ nổi tiếng theo đuổi. Mộc Lan
là người vợ đầu tiên của nhạc sĩ Châu Kỳ, đồng thời cũng có
những giai thoại ly kỳ về tình cảm mà các nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và
Hoàng Trọng đã dành cho bà vào thập niên 1950.
Danh ca Mộc Lan tên thật là Phạm Thị Ngà, sinh
năm 1931 tại Hải Phòng. Khi bà mới 7 tuổi thì mồ côi cha, thời
gian sau đó gia đình rơi vào thảm cảnh bi đát, tan đàn xẻ nghé.
Đầu thập niên 1940, vì muốn thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn thiếu
thốn, người anh cả trong nhà tên là Long đã dẫn 2 người em gái
là Ngọc và Ngà (Mộc Lan) vào Saigon tha phương cầu thực.
Dù hoàn cảnh khó khăn, không được học hành đến
nơi đến chốn, nhưng Mộc Lan đã sớm bộc lộ được khả năng thiên
phú về âm nhạc. Lớn lên, cô được nhạc sĩ Lê Thương phát hiện và
dẫn dắt bước vào con được ca hát, và chính nhạc sĩ này cũng là
người đặt cho bà nghệ danh là Mộc Lan.
Sự nghiệp của Mộc Lan lên đến đỉnh cao từ cuối
thập niên 1940, cùng với chồng là nhạc sĩ Châu Kỳ trở thành cặp
đôi đẹp cả trên sân khấu lẫn ngoài đời.
Tuy nhiên hồng nhạc bạc phận, cuộc đời Mộc Lan
sau đó trải qua những thăng trầm trong tình cảm riêng tư. Mặc dù
vậy thì ở trên sân khấu bà vẫn rực rỡ cả về nhan sắc lẫn giọng
hát, được rất nhiều người mến mộ.
Hình bìa Kích Ảnh số 12 là ca sĩ Linh Sơn. Có lẽ
với đa số những người yêu nhạc, cái tên Linh Sơn còn rất lạ lẫm,
thậm chí là lần đầu được nghe tới. Tuy nhiên vào đầu thập niên
1950, Linh Sơn là một trong những nữ ca sĩ quen thuộc nhất của
đài phát thanh Pháp Á.
Ca sĩ Linh Sơn sinh năm 1936 tại Nghệ An và lớn
lên tại Saigon. Năm 14 tuổi (1950), Linh Sơn đăng ký thi tuyển
lựa ca sĩ của đài phát thanh Pháp Á và được giải Nhì, từ đó mở
ra con đường ca hát. Bà được nhạc trưởng Trần Văn Lý dìu dắt
trong ban Nhi đồng đài Pháp Á, trình diễn hàng tuần trên làn
sóng điện. Vốn có sẵn giọng hát êm dịu, lại thêm cố gắng rèn
luyện và được các nhạc sĩ Văn Thanh dạy vỡ lòng về nhạc lý, nhạc
sĩ Võ Đức Tuyết và Dương Thiệu Tước bổ túc những kinh nghiệm
chuyên môn, nên không bao lâu Linh Sơn đã trở thành một ca sĩ
nổi tiếng, được khán giả Sài Gòn đón nhận nồng nhiệt.
Thập niên 1950, Linh Sơn đã hợp tác với các ban
nhạc Văn Phụng, Hạc Thành, Lôi Tiên, Gió Bắc, Võ Đức Tuyết… và
các ban kịch Hoàng Hải, Vũ Huyến, Châu Kỳ.
Hình bìa Kịch Ảnh số 14 là minh tinh điện ảnh
Trang Thiên Kim, xuất thân là “chiêu đãi viên hàng không” (nay
là tiếp viên hàng không) của hãng hàng không Air Việt Nam.
Một lần Trang Thiên Kim đọc báo thấy tuyển lựa
tài tử, bà đến hãng phim xin đóng thử, rồi chỉ 3 ngày sau thì
được nhận chính thức.
Vai diễn đầu tiên của Trang Thiên Kim là trong
phim “Mục Liên Thanh Đề”. Tháng 7/1957, phim được ra mắt sau một
tháng khởi quay, bà trở thành diễn viên được nhiều người biết
đến và được các nhà làm phim săn đón.
Khi đang là một ngôi sao sáng trong buổi đầu của
nền điện ảnh non trẻ, Trang Thiên Kim đột ngột đi du học rồi
định cư tại Mỹ, để lại nhiều nuối tiếc trong lòng khán giả hâm
mộ điện ảnh.
Hình bìa Kịch Ảnh số 16 là đệ nhất danh ca Thái
Thanh, khi này bà mới 23 tuổi nhưng đã là một tên tuổi chói sáng
của làng nhạc Saigon. Có lẽ không cần nói quá nhiều về danh ca
Thái Thanh, vì đã có quá nhiều bài viết nói về tiểu sử, cuộc đời
và sự nghiệp lừng lẫy của bà.
Hình bìa Kịch Ảnh số 17 là “kỳ nữ” Kim Cương, là
nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam trong các lĩnh vực sân khấu cải
lương, thoại kịch và điện ảnh.
Nghệ sĩ Kim Cương sinh năm 1937 tại Huế, trong
một gia đình truyền thống nghệ thuật, với bà cố, bà nội và cha
đều làm bầu gánh. Bà đến với sân khấu từ lúc mới sinh được 10
ngày tuổi trong vai con của Quan Âm Thị Kính.
Sự nghiệp diễn xuất của Kim Cương đến rất sớm, bà
nhanh chóng trở thành đào non trong đoàn Đại Phước Cương, cùng
cha mẹ và các thành viên trong đoàn đi lưu diễn khắp nơi. Bà nổi
tiếng trong những vai kịch buồn rơi nước mắt hay những vai dí
dỏm. Giữa thập niên 1950, ký giả Nguyễn Ang Ca đặt biệt hiệu “kỳ
nữ” cho bà, từ đó dân chúng biết đến danh hiệu Kỳ nữ Kim Cương.
Hình bìa Kịch Ảnh số 19 là hoa hậu Thu Trang,
cũng là một diễn viên điện ảnh có sắc đẹp sắc sảo, được kể lại
là người trong mộng một thời của thi sĩ Bùi Giáng.
Hoa hậu Thu Trang tên thật là Công Thị Nghĩa,
sinh năm 1932 tại làng Ngọc Hà, Hà Nội trong một gia đình tiểu
tư sản. Năm 1942, cha của bà vốn là một công chức chính quyền
thuộc địa được điều động vào Saigon làm việc, cả gia đình theo
ông vào miền Nam và định cư ở Saigon.
Nhiều người nhầm lẫn khi nói rằng Thu Trang là
hoa hậu đầu tiên của Việt Nam, nhưng thực ra cô chỉ là hoa hậu
của cuộc thi nhan sắc đầu tiên được chính quyền VNCH tổ chức ở
Nam Việt Nam vào năm 1955. Còn trước đó, từ thời Pháp thuộc thì
đã có nhiều cuộc thi hoa hậu ở khắp Đông Dương.
Sau khi thắng giải cuộc thi sắc đẹp đó, Thu Trang
được mời đónh một vai phụ trong phim Chúng Tôi Muốn Sống
(tài tử Lê Quỳnh đóng vai chính). Cuốn phim thứ 2, cũng là vai
diễn định mệnh, Thu Trang vào vai Kiều Nguyệt Nga trong phim
chuyển thể từ áng thơ bất hủ của cụ Đồ Chiểu, đó là phim Lục
Vân Tiên do Tống Ngọc Hạp làm đạo diễn. Vì tham gia đóng
phim này, giữa Thu Trang và Tống Ngọc Hạp nảy sinh mối tình
ngang trái, vì lúc đó Tống Ngọc Hạp đã có gia đình. Cũng vì sự
kiện đó mà cuộc đời Thu Trang bước qua một bước ngoặt lớn, bà
rút khỏi sự nghiệp nghệ thuật ngắn ngủi để làm mẹ đơn thân thầm
lặng, đến năm 1951 thì đưa người con mang tên Tống Ngọc Vân Tiên
sang Pháp định cư.
Hình bìa Kịch Ảnh số 22 là danh ca Ánh Tuyết (của
thập niên 1950, không phải Ánh Tuyết sau này) có giọng hát được
nhà văn Hồ Trường An mô tả là “rung ngời ánh sáng, ngát lịm
âm ba vang xa”.
Ca sĩ Ánh Tuyết tên thật là Hoàng Bạch Tuyết,
sinh năm 1935 tại Hải Phòng. Năm 1954, bà di cư vào Sài Gòn,
xuất hiện trong các đại nhạc hội và trên đài phát thanh, sau đó
cộng tác với hầu hết các phòng trà, vũ trường nổi tiếng cùng các
ban nhạc Hoàng Thi Thơ, Xuân Lôi, Hoàng Trọng, Võ Đức Tuyết.
Ánh Tuyết có nhan sắc vô cùng khả ái và sắc sảo,
được mô tả như sau: “Nàng bước lên sân khấu phòng trà rực
rỡ, giọng hát đẹp tuyệt như tấm gấm đại hồng thuê hoa mặt
nguyệt bằng ngân tuyết xen kim tuyến, lại thêm lối ăn mặc trau
chuốt, yêu kiều, nét mặt duyên dáng làm xao xuyến bao nhiêu
trái tim những tao nhân mặc khách”.
Hình bìa Kịch Ảnh số 25 là danh ca Tâm Vấn, là
một trong những danh ca đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam. Bà
nổi tiếng từ đầu thập niên 1950, có một giọng ca đầy quyến rũ.
Danh ca Tâm Vấn tên thật là Dương Thị Vân, sinh
năm 1934 tại Hà Nội. Bà có giọng ca lả lướt đầy rung cảm, được
nhạc sĩ Trần Văn Nhơn chú ý đến khi nền tân nhạc mới bắt đầu
phát triển mạnh mẽ tại Hà Nội. Tên tuổi của bà được biết đến từ
những năm đầu thập kỷ 1950 trên làn sóng của Đài phát thanh Hà
Nội, Đài phát thanh Pháp Á, Đài Vô tuyến Việt Nam.
Tâm Vấn di cư vào Nam từ trước năm 1954 và tiếp
tục hát tại các đài phát thanh và truyền hình Saigon thời gian
khá lâu cho tới khi tạm ngưng vì bận chuyện gia đình.
Hình bìa Kịch Ảnh số 26 là nữ nghệ sĩ Kim Chung –
Phu nhân của ông bầu Trần Viết Long, một người Tây học. Họ cùng
nhau thành lập đoàn cải lương danh tiếng từ Bắc chí Nam vào năm
1950 tại Hà Nội.
Năm 1954, vợ chồng bầu Long và nghệ sĩ Kim Chung
quyết định chuyển một nửa đoàn cải lương Kim Chung vào Saigon.
Một nửa đoàn Kim Chung ở lại Hà Nội, do vợ chồng người em là
Tiêu Lang và Kim Xuân quán xuyến.
Một nửa Kim Chung ở Hà Nội sau đó bị tan rã, còn
số phận Kim Chung ở Saigon đã được phát triển rực rỡ, phần lớn
tài danh sân khấu cải lương của phương Nam đã từng ở trong đoàn
Kim Chung: Út Trà Ôn, Hùng Cường, Tấn Tài, Út Bạch Lan, Thanh
Hải, Diệu Hiền, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Thanh Kim Huệ, và 3 chàng
Minh: Minh Cảnh, Minh Phụng, Minh Vương…
Hình bìa của Kịch Ảnh số 28 là danh ca Thái Hằng,
vợ của nhạc sĩ Phạm Duy, là chị ruột của nhạc sĩ Phạm Đình
Chương và danh ca Thái Thanh. Hình chụp này vào năm 1957, khi
Phạm Duy – Thái Hằng đã có 4 người con trai Duy Quang – Duy Minh
– Duy Hùng – Duy Cường. Sau khi lập gia đình, Thái Hằng không
còn hoạt động nghệ thuật thường xuyên mà lui về sau chăm sóc gia
đình, chỉ thỉnh thoảng hát trong ban hợp ca Thăng Long và đóng
kịch trên đài phát thanh.
Hình bìa Kịch Ảnh số 29 là ca sĩ, minh tinh màn
bạc Tuyết Vân nổi tuyết trong thập niên 1950. Tuyết Vân quê ở Mỹ
Tho, bước chân vào làng nghệ thuật Saigon sau cuộc thi tuyển
lựa tài tử ở rạp Norodom do đài Pháp Á tổ chức. Bước ra từ cuộc
thi này, Tuyết Vân gia nhập ban nhạc của Lê Thương với nghệ danh
là Bích Giang, có giọng hát mềm mại và trong trẻo, đồng thời sở
hữu nhan sắc đoan trang thùy mị.
Khởi đầu là ca sĩ tân nhạc, sau đó trở thành diễn
viên kịch của ban Dân Nam, rồi Tuyết Vân chính thức bước vào
làng điện ảnh qua bộ phim đầu tay Hương Thề Chưa Dứt
do Thái Thúc Nha làm đạo diễn, trong đó bà đóng nữ chính bên
cạnh Anh Tứ.
Tuyết Vân vừa đóng kịch vừa ca hát trong ban Dân
Nam của bà Túy Hoa, nơi có Túy Phượng (con của bà Túy Hoa) lúc
đang độ thanh sắc lẫy lừng, nhưng Tuyết Vân vẫn có bản sắc
riêng, không kém Túy Phượng về tài diễn kịch lẫn nhan sắc.
Sau đó Tuyết Vân chuyển qua cộng tác cho ban Kim
Cương một thời gian thì đột nhiên bị phá tướng, lại mất tiếng
nên đành giải nghệ sớm.
Hình bìa Kịch Ảnh số 31 là cô Vũ Thị Minh Thư –
Hoa hậu hội chợ giải trí Saigon được tổ chức vào cuối năm 1957,
trao giải dịp đầu năm 1958.
Hoa Hậu Minh Thư sinh năm 1941, là người quê ở
Hải Phòng, lúc được giải hoa hậu đang là học sinh lớp đệ tứ
trường trung học Nguyễn Bá Tòng.
Cùng trong cuộc thi này còn có người chị mang tên
Vũ Thị Minh Tâm được giải ba.
Hình bìa tờ Kịch Ảnh số 32 là nữ nghệ sĩ Túy
Phượng, ái nữ của cố nữ kịch sĩ Túy Hoa. Túy Phượng tên thật là
Nguyễn Thị Kim Phụng, sinh năm 1939 tại Bạc Liêu, cùng tuổi với
các nữ tài tử: Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Kim Vui và nữ nghệ sĩ
Bích Sơn.
Túy Phương được mệnh danh là “nữ hoàng nhạc
twist, có vóc người nhỏ nhắn, cân đối, khuôn mặt được kết hợp
bởi những đường nét cong, mềm và thanh tú. Sở hữu nét đẹp sắc
sảo, cô từng được giải Hoa Hậu Đông phương.
Đông Kha (nhacxua,vn) biên soạn Nguồn ảnh từ tư liệu của Leminh Saigon
Giáo hoàng Francis xin lỗi về những "tội ác" mà
nhiều người Công giáo từng gây ra với trẻ em thổ dân Canada trong các
trường nội trú.
"Tôi xin lỗi và cầu xin tha thứ cho tội ác của rất
nhiều tín đồ Công giáo chống lại thổ dân bản địa", Giáo hoàng Francis,
85 tuổi, ngày 25/7 phát biểu tại Maskwacis, địa điểm trước đây của
trường nội trú Ermineskin thuộc tỉnh Alberta, miền tây Canada.
Giáo
hoàng đề cập tới giai đoạn những người này "hủy hoại văn hóa" và "lạm
dụng thể chất, lời nói, tâm lý và tinh thần" đối với trẻ em thổ dân
Canada ở các trường nội trú suốt nhiều thập kỷ.
Ông
cũng bày tỏ "nỗi đau đớn và hối hận sâu sắc" khi chính thức thừa nhận
nhiều thành viên Giáo hội đã tham gia vào hệ thống lạm dụng trẻ em đó.
Từ
cuối thập niên 1800 đến những năm 1990, chính phủ Canada đã đưa khoảng
150.000 trẻ em vào 139 trường nội trú do Giáo hội điều hành, nơi các em
bị cắt đứt mối liên hệ với gia đình, ngôn ngữ và văn hóa bản địa. Nhiều
em bị lạm dụng thể chất và tình dục, 4.120 trẻ em được cho là đã chết vì
bệnh tật, suy dinh dưỡng hoặc bị bỏ rơi.
Tháng
5/2021, giới chức Canada phát hiện hơn 1.300 ngôi mộ không tên tuổi tại
những địa điểm trước đây là các trường Công giáo cũ, làm chấn động dư
luận toàn quốc về quá khứ đen tối với thổ dân bản địa.
Lời xin lỗi được Giáo hoàng Francis đưa ra trong ngày đầu tiên ông thực hiện "cuộc hành hương hối lỗi" về tội ác này tại Canada.
Vài
trăm người mặc trang phục thổ dân truyền thống đã tới buổi lễ ở
Maskwacis để lắng nghe lời xin lỗi của Giáo hoàng Francis. Thủ tướng
Canada Justin Trudeau và Mary Simon, toàn quyền Canada gốc bản địa đầu
tiên, cũng tham dự buổi lễ.
Thay mặt Giáo hội Công Giáo, hôm 25 Tháng Bảy 2022, Đức Giáo Hoàng
Francis đã đọc lời xin lỗi các tộc người bản địa Canada vì vai trò của
Giáo hội trong những hành vi lạm dụng, cưỡng bức và tiêu diệt văn hóa
bản địa của họ suốt một thế kỷ qua. Ảnh Cole Burston/Getty Images.
Hôm Thứ Hai 25 Tháng Bảy, Đức Giáo Hoàng Francis đã đưa ra
lời xin lỗi xúc động với những người bản xứ Canada trên đất của họ về
vai trò của Giáo hội trong các trường học nơi trẻ em bản địa bị lạm
dụng, bị cưỡng bức đồng hóa văn hóa suốt một thế kỷ mà ngài gọi là một “điều xấu xa đáng trách” và “một sai lầm tai hại.”
Lời xin lỗi chân thành
Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo xin lỗi về sự ủng hộ của Giáo hội với “não trạng thực dân”
thời ấy; ngài kêu gọi một cuộc điều tra “nghiêm túc” về các trường học
để giúp những người sống sót và con cháu họ được chữa lành vết thương
tinh thần. “Với sự xấu hổ và rõ ràng, tôi khiêm tốn cầu xin sự tha thứ cho tội ác của rất nhiều Cơ Đốc nhân chống lại người dân bản địa,”
Giáo Hoàng Francis nói trước đại diện của những tộc người Metis và
người Inuit bản xứ tại một địa điểm gần hai trường học cũ ở Maskwacis,
Alberta, Canada.
Dù đang phải ngồi xe lăn do bị gãy
xương đầu gối, Đức Giáo Hoàng, năm nay 85 tuổi, vẫn công du tới Canada
và đưa ra lời xin lỗi đầu tiên trên đất đai của người bản xứ như một
phần của công việc chữa lành những vết thương sâu trong tâm hồn họ sau
khi người Canada phát hiện những ngôi mộ không dấu vết tại các trường
học nội trú vào năm ngoái. Hồi Tháng Tư năm nay, Giáo Hoàng đã đưa ra
lời xin lỗi tương tự khi đón tiếp phái đoàn của những tộc người bản xứ
Canada đến thăm Tòa thánh Vatican.
Nghi lễ đón tiếp Đức Giáo Hoàng đã
diễn ra tại Bear Park Pow-Wow Grounds – một phần lãnh thổ của tổ tiên
các bộ lạc Cree, Dene, Blackfoot, Saulteaux và Nakota Sioux. Các nhà
lãnh đạo các tộc người bản địa mặc y phục truyền thống, đội những chiếc
mũ chiến có lông chim đại bàng, đã đón tiếp Giáo Hoàng như với một tù
trưởng thân thiện, đồng thời chào đón ngài bằng cách tụng kinh, đánh
trống, khiêu vũ và hát các bài hát quân hành.
Sau khi Giáo hoàng phát biểu bằng
tiếng Tây Ban Nha, dịch sang tiếng Anh, tù trưởng Wilton Littlechild của
bộ lạc Ermineskin Cree Nation đã đặt một chiếc mũ lông vũ lên đầu Giáo
hoàng. Đức Giáo Hoàng Francis đứng khỏi ghế và đội nó một lúc trước một
đám đông vỗ tay vang dội.
Một tấm biểu ngữ màu đỏ ghi tên của những đứa trẻ mất tích đã được mang tới trước mặt Giáo hoàng và ngài đã hôn nó.
Trước khi diễn thuyết, Đức Giáo Hoàng
đã lặng lẽ cầu nguyện trên cánh đồng thập giá trong nghĩa trang của một
nhà thờ dành cho người bản xứ và đi ngang qua một bia đá tưởng niệm nơi
từng là hai ngôi trường nội trú trong khu vực.
Tiêu diệt văn hóa bản địa
Từ năm 1881 đến năm 1996, hơn 150,000
trẻ em các bộ lạc người bản xứ Canada đã bị tách khỏi gia đình và được
đưa đến các trường nội trú do Giáo hội Công Giáo phụ trách. Nhiều trẻ em
bị bỏ đói, bị đánh đập vì nói tiếng mẹ đẻ của chúng và bị lạm dụng tình
dục trong một hệ thống mà Ủy ban Sự thật và Hòa giải của Canada gọi là “tội ác diệt chủng văn hóa”.
“Đặc biệt, tôi cầu xin sự tha thứ
đối với cách thức mà nhiều thành viên của Giáo Hội và các cộng đồng tôn
giáo đã hợp tác, không chỉ thông qua sự thờ ơ của họ, vào các dự án phá
hủy văn hóa và đồng hóa cưỡng bức do các chính phủ thời đó thúc đẩy, mà
đỉnh điểm là hệ thống các trường nội trú”, Giáo Hoàng nói.
Hầu hết các trường học được điều hành bởi các dòng tu Công giáo La Mã của các linh mục và nữ tu thay mặt cho chính phủ.
Năm ngoái, hài cốt của 215 trẻ em tại
một trường nội trú cũ ở British Columbia được phát hiện. Kể từ đó, hài
cốt nghi là của hàng trăm trẻ em khác đã được phát hiện tại các trường
nội trú cũ khác trên khắp đất nước.
Nhiều người sống sót và các nhà lãnh
đạo bản địa nói rằng họ không chỉ muốn một lời xin lỗi. Họ muốn được bồi
thường tài chính, trả lại các đồ tạo tác mà cha ông họ tạo nên nhưng đã
bị các nhà truyền giáo gửi đến Vatican. Ho cũng muốn được hỗ trợ để đưa
một kẻ bị cáo buộc là kẻ lạm dụng hiện đang sống ở Pháp ra trước công
lý và công bố các hồ sơ do các dòng tu điều hành trường học nắm giữ.
Một số người cũng đã kêu gọi Giáo Hội
Công Giáo bãi bỏ những giáo lệnh của giáo hoàng thế kỷ 15, biện minh
cho việc các thế lực thuộc địa tước đoạt đất đai của người bản địa.
Đối với ông Wallace Yellowface, 78
tuổi, một học sinh nội trú còn sống sót tại Khu bảo tồn Quốc gia Pikanni
ở miền nam Alberta, thông điệp của Giáo Hoàng được đưa ra quá ít và quá
muộn. “Đã quá muộn cho một lời xin lỗi và tôi không nghĩ điều đó có ích gì cho tôi”, ông nói và thêm rằng ông vẫn đang cố tìm hiểu điều gì đã xảy ra với em gái của mình, người đã theo học một trường nội trú.
Tuy vậy, nhiều người dân bản địa
trong đám đông đã công khai khóc lóc hoặc vỗ tay mỗi khi Giáo Hoàng nói
ông lấy làm tiếc hoặc lên án các chính sách xóa sổ các nền văn hóa bản
địa. Ông Cam Bird, 42 tuổi, một học sinh nội trú sống sót từ khu bảo tồn
Little Red River ở Saskatchewan nói: “[Lời xin lỗi] là chân thành và
tốt đẹp. Chúng tôi tin ông ấy”.
Hồi Tháng Giêng năm nay, chính phủ
Canada đã đồng ý dành ra 40 tỷ đô la Canada ($31,5 tỷ) để bồi thường cho
các trẻ em các bộ lạc bản xứ bị bắt khỏi gia đình. Hội đồng Giám mục
Công Giáo Canada đã hứa quyên góp 30 triệu đô la Canada để chữa bệnh và
các sáng kiến khác. Cho đến nay, quỹ đã huy động được 4.6 triệu đô la
Canada.
Ông Trudeau muốn Giáo hoàng
đến Canada và xin lỗi về vai trò của Giáo hội Công giáo đối với hệ thống
trường dành cho người bản địa, sau khi phát hiện hai hố chôn tập thể
tại đây.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Cottage Rideau, Thủ tướng
Trudeau cho biết: "Tôi đã nói chuyện trực tiếp với Giáo hoàng Francis để
nhấn mạnh rằng lời xin lỗi của ngài ấy còn có ý nghĩa quan trọng đối
với người Canada bản địa sống trên đất Canada", Reuters đưa tin hôm 25/6.
Đề
nghị của ông Trudeau được đưa ra trong bối cảnh Canada vừa phát hiện
gần 1.000 hài cốt trẻ em vô danh trong khuôn viên hai trường nội trú
dành cho người bản địa. Trước đây, hệ thống trường này từng được Giáo
hội Công giáo quản lý.
"Tôi biết những người đứng đầu Giáo hội
Công giáo đang nóng lòng tham gia vào các các nỗ lực tiếp theo (để giải
quyết vụ việc)", Thủ tướng Trudeau cho biết.Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Ảnh: Reuters.
Hôm
24/5, khoảng 751 bộ hài cốt vô danh đã được tìm thấy trong khuôn viên
trường nội trú Marieval ở khu vực Cowessess. Trước đó, hài cốt của 215
trẻ em khác cũng được phát hiện tại trường Kamloops dành cho người bản
địa ở British Columbia.
Hoạt động từ năm 1831 đến năm 1996, hệ
thống trường dành cho trẻ em bản địa đã chia cắt khoảng 150.000 trẻ em
khỏi các gia đình ở Canada.
Chính phủ Canada thừa nhận tình trạng
lạm dụng thể chất và lạm dụng tình dục diễn ra tràn lan trong các
trường học này. Học sinh ở đó bị đánh chỉ vì nói tiếng mẹ đẻ.
Năm
2015 của Ủy ban Hòa giải và Sự thật Quốc gia do chính phủ Canada thành
lập đã kết luận hệ thống trường nội trú là một hình thức “diệt chủng văn
hóa” đối với người bản địa Canada.
Trước đó, ngày 6/6, Giáo hoàng
Francis đã bày tỏ sự đau lòng trước phát hiện trên, đồng thời người
đứng đầu Giáo hội Công giáo kêu gọi dành sự tôn trọng cho quyền lợi và
văn hóa của cư dân bản địa.
Dù vậy, Giáo hoàng đã không trực tiếp nói lời xin lỗi về vai trò của Giáo hội công giáo như yêu cầu của người dân Canada.
Việc phát hiện hài cốt
215 trẻ em trong trường học dành cho người bản địa ở Canada làm
dấy lên câu hỏi về cái chết của hàng nghìn trẻ khác trong
quá khứ.
Vào tháng 5, Canada rúng động trước tin tức phát hiện hài cốt của
215 trẻ em trong khuôn viên Kamloops, trường học dành cho người bản địa
ở tỉnh British Columbia.
Trên khắp cả nước, nhiều nơi treo cờ rủ
để thể hiện sự tiếc thương các nạn nhân này. Nhiều đài tưởng niệm tạm
thời cũng được dựng lên, xếp đầy giày trẻ em, thường là 215 đôi. Một khu
tưởng niệm như vậy cũng được dựng lên phía trước tòa nhà quốc hội ở thủ
đô Ottawa của Canada.
“Những người thân của tôi, những người
sống sót, đều kể về điều này trong nhiều năm qua, rằng có rất nhiều
người chết, rất nhiều ngôi mộ vô danh", Perry Bellegarde, Giám đốc của
Assembly of First Nations - tổ chức của những người dân tộc bản địa ở
Canada - nói với New York Times.
“Nhưng không ai tin lời
những người sống sót. Và giờ đây, thật bi thảm và đau lòng khi phát
hiện ra khu mộ ở trường Kamloops", ông nói thêm.
Giày
và đồ chơi trẻ em đã được đặt ở phía trước trường Kamloops sau khi hài
cốt của 215 trẻ em được phát hiện trong khuôn viên trường. Ảnh: Reuters.
Ước
tính có khoảng 150.000 trẻ em bản địa theo học tại các trường nội trú
như Kamloops từ khi khai giảng lần đầu vào năm 1993 và đóng cửa vào năm
1996.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2015, Thủ tướng Justin
Trudeau ưu tiên thực hiện chính sách tưởng nhớ những học sinh này và cải
thiện cuộc sống của người bản địa ở Canada. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo
cộng đồng người bản địa này cho rằng chính phủ cần phải nỗ lực hơn nữa.
Việc
phát hiện ra hàng trăm hài cốt nói trên cũng làm dấy lên câu hỏi: Liệu
có bao nhiêu đứa trẻ đã bị lạm dụng và làm tổn hại trong những trường
nội trú như thế?
Bí mật đau lòng được hé lộ
Trường
Kamloops hoạt động từ năm 1890 cho đến cuối những năm 1970, và từng là
trường lớn nhất Canada, với 500 học sinh theo học vào lúc cao điểm.
Khoảng
20 năm trước, các nhà chức trách bắt đầu chiến dịch tìm kiếm hài cốt
tại trường này. Tháng trước, sau khi đưa radar xuyên đất vào sử dụng,
đội tìm kiếm phát hiện hài cốt của 215 trẻ em.
Trong số đó có hài
cốt của một trẻ em chỉ mới 3 tuổi, theo Cảnh sát trưởng Rosanne
Casimir. Tất cả trẻ em này đã được chôn cất cách đây hàng chục năm.
Cảnh
sát trưởng Casimir dự đoán sẽ phát hiện thêm nhiều hài cốt hơn khi tiếp
tục sử dụng radar xuyên đất trong tháng này. Các nhà chức trách địa
phương đang hợp tác với cảnh sát hoàng gia Canada và cơ quan điều tra ở
British Columbia.
Bà Casimir cho biết các thi thể được chôn cất
trong “những khu đất không được đánh dấu riêng, cũng không có hồ sơ ghi
lại danh tính".
Vào khoảng năm 1883, chính phủ Canada buộc trẻ em
trong các gia đình người dân tộc bản địa phải đi học tại các trường nội
trú, thường ở xa cộng đồng của chúng.
Hầu hết trường học dạng
này do các nhà thờ điều hành. Tại đây, ngôn ngữ và văn hóa bản địa bị
cấm áp dụng, nếu không học sinh sẽ phải chịu các hình phạt bạo lực.
Nhiều
trường hợp học sinh bị bệnh, bị lạm dụng tình dục, thể chất và tinh
thần cũng được ghi nhận ở những nơi này. Báo cáo của thanh tra và bác sĩ
chỉ ra rằng các học sinh tại Kamloops đôi khi bị suy dinh dưỡng nghiêm
trọng.
Trường nội trú Kamloops dành cho học sinh người dân tộc bản địa vào năm 1937. Ảnh: Ủy ban Hòa giải và Sự thật Quốc gia Canada.
Trường
Kamloops do Giáo hội Công giáo La Mã điều hành cho đến năm 1969, khi
chính phủ liên bang tiếp quản hệ thống các trường này.
Trong báo
cáo vào năm 2015 của Ủy ban Hòa giải và Sự thật Quốc gia do chính phủ
Canada thành lập, ủy ban này kết luận rằng hệ thống trường nội trú là
một hình thức “diệt chủng văn hóa”.
Ủy ban cũng kêu gọi giáo hoàng xin lỗi vì vai trò của nhà thờ Công giáo La Mã trong việc quản lý các trường nói trên.
Một
số cựu học sinh làm chứng trước Ủy ban Hòa giải và Sự thật Quốc gia,
cho biết linh mục tại các trường khiến một số nữ sinh mang thai, sau đó
bắt đứa con khỏi người mẹ và giết những đứa trẻ này. Trong một số trường
hợp, xác của những đứa trẻ bị ném vào lò nung.
Nhiều sinh viên cũng chết vì bệnh tật, tai nạn và hỏa hoạn trong khi cố gắng trốn thoát khỏi trường.
"Canada có lỗi với những trẻ em này"
Khi
một học sinh nào đó qua đời tại trường nội trú, gia đình của chúng
thường được giải thích mơ hồ rằng học sinh đó bỏ trốn, hoặc bỗng dưng
biến mất, theo Ủy ban Hòa giải và Sự thật Quốc gia Canada.
Nếu
thừa nhận học sinh đó chết trong trường, lãnh đạo nhà trường cũng thường
từ chối trao trả thi thể của chúng cho gia đình. Hài cốt của học sinh
chỉ được đưa về cho gia đình nếu chi phí vận chuyển rẻ hơn chi phí chôn
cất đứa trẻ đó trong khuôn viên trường.
Trong báo cáo, Ủy ban Hòa
giải và Sự thật Quốc gia Canada ước tính ít nhất 4.100 học sinh đã chết
hoặc mất tích tại các trường nội trú. Ủy ban này yêu cầu chính phủ
Canada phải giải trình cho cái chết của tất cả trẻ em trong số này.
Murray Sinclair, người đứng đầu Ủy ban Hòa giải và Sự thật Quốc gia, cho biết con số thực tế có thể "vượt quá 10.000 trẻ em".
Trẻ em tại trường Kamloops vào năm 1931. Ảnh: Ủy ban Hòa giải và Sự thật Quốc gia Canada.
Trong
phiên họp đặc biệt tại hạ viện Canada tối 1/6, Thủ tướng Trudeau cho
rằng nước này có lỗi với 215 trẻ em vừa được phát hiện hài cốt ở trường
Kamloops, cũng như những trẻ em khác ở trường nội trú không thể trở về
với gia đình.
“Nếu có thể, một số trẻ em được tìm thấy ở
Kamloops, và những đứa trẻ vẫn chưa được tìm thấy ở những nơi khác trên
cả nước, có thể đã là ông bà hoặc ông bà cố. Đáng ra họ không phải chết
như vậy, và đó là lỗi của Canada", ông Trudeau nói.
Thủ tướng
Canada cho biết chính phủ nước này tiếp thu ý kiến của cộng đồng người
bản địa trong việc giải ngân và sử dụng công nghệ hiện đại để tìm kiếm
hài cốt học sinh.
Năm 2019, Canada chi ngân sách 27 triệu CAD để tìm mộ của những nạn nhân này, nhưng số tiền không được giải ngân.
Ông
Bellegarde, giám đốc của Assembly of First Nations - tổ chức của những
người dân tộc bản địa ở Canada - hy vọng phát hiện ở trường Kamloops sẽ
là hồi chuông cảnh tỉnh để chính phủ Canada tăng tốc tìm kiếm hài cốt,
nỗ lực hòa giải, xóa bỏ phân biệt đối xử và khoảng cách giàu nghèo giữa
người bản địa và các cộng đồng người khác ở nước này.
"Chúng ta
nên coi đây là chất xúc tác. Chúng tôi đã giúp xây dựng đất nước tuyệt
vời này và không ai đi đâu cả. Chúng ta phải làm việc cùng nhau, vì vậy
chúng ta hãy xắn tay áo lên và hoàn thành mục tiêu này", ông nói.
Xác Trẻ Ai Đây? Giữa đất này? Đã từng bị đánh, giết ai hay? Cũng là người cả, sao ai nỡ? Thập tự bên mình…ai mắn may?
Chú thích từ
người dịch: Những lời trích dịch thẳng từ các nguồn tin được viết bằng
chữ nghiêng, màu đen. Xin bấm vào những nguồn ở dưới bài viết để xem
trọn bài bằng tiếng Anh.
Khoảng thời
gian gần đây mọi người trên thế giới đã kinh hãi, bàng hoàng, bất mãn,
tức giận khi nghe tin hơn 1000 nấm mồ trẻ em đã được tìm thấy tại các
ngôi trường Thiên Chúa Giáo bên Canada. Đây không phải là lần đầu tôi
nghe tin này. Những thảm trạng này đã được ghi chép, tường trình bởi
nhiều đoàn thể bảo vệ nhân quyền và những nạn nhân còn sống sót từ nhiều
năm qua, không phải là điều mới mẻ. Thế nhưng vì những năm gần đây, bao
nhiêu vấn đề khác “giật gân” hơn trong chính trường Hoa Kỳ nói riêng và
trên toàn thế giới nói chung, khiến cho ít người quan tâm, và đứng lên
kêu gọi sự nhìn nhận, xin lỗi, và bù đắp những thiệt hại, khổ đau những
nạn nhân và gia đình các nạn nhân thổ dân da đỏ đã phải chịu đựng .
Tôi đã đọc và biết về những loạt bài tường trình về sự
đối xử dã man đối với người thổ dân Mỹ hay bên Canada từ mấy năm nay,
nhưng khi nghe tin các xác trẻ em được tìm thấy, mà họ nói đây là chỉ là
một khởi đầu, sẽ còn nhiều nữa, tôi không khỏi nghe quặn lòng, chua
xót, bất mãn vô cùng cực vì biết rõ cái văn hóa của đa số các bộ lạc thổ
dân da đỏ : họ tôn trọng sự sống của thú vật, cỏ cây, và đương nhiên sự
sống con người. Họ luôn trân trọng an táng ngườiđã
chết với những lễ nghi, cung cách bày tỏ niềm thương tiếc, niềm tin vào
sự sống đời đời, miên viễn, thật cảm động. Vậy mà những đứa con ruột
thịt của họ đã phải bị chết thảm, bị vùi dập trong những nấm mồ không
quan tài, không ghi tên tuổi, hoặc đã bị đốt cháy, vất quăng đâu đó, từ
lúc nào, không ai biết được. Còn gì đau đớn hơn không cho cha mẹ của
những nạn nhân trẻ này? Ai đã cho những kẻ muốn đồng hóa họ cái quyền
hành hạ, hãm hiếp, giết hại những đứa trẻ ngây thơ này? Những phim ảnh,
câu chuyện được dựng lên về sự “man di mọi rợ” của thổ dân da đỏ chỉ là
một cách để ngụy biện, chạy tội cho những thảm cảnh họ phải hứng chịu
khi bị những kẻ mang “ánh sáng văn minh từ Thiên Chúa” đến từ Âu Châu
cướp đất, cướp nhà, cướp đi mạng sống của họ. Sự tuyên truyền, bôi bác
đó đã được thành hình không ngoài mục đích biến sự diệt chủng vô cùng ác
độc đối những người da đỏ thành một sự việc cần thiết, cần phải làm, là
rất đúng!
Nhớ lại khi còn
nhỏ xem phim cao bồi, tôi không khỏi xấu hổ vì lúc ấy, như bao đứa trẻ
ngô nghê khác, tôi đã xem cao bồi là anh hùng, và bắt chước chung quanh,
kêu những người da đỏ trong phim là “mọi”!
Đến giờ tôi mới
biết là có những đứa bé vừa sinh ra đời đã bị giết, đốt thành tro vì
nhà trường không muốn ai biết đó là con của những ông “cha linh mục” khi
họ hãm hiếp các bà mẹ trẻ (học sinh của các trường nội trú) . Tôi cũng
không biết là học sinh đã bị các trường “bán” đi đến những gia đình cần
có con nuôi (nếu nó xinh đẹp) hoặc cần đầy tớ, nô lệ trong nhà, với giá
rẻ mạt. Tôi không biết là có những học sinh chịu không nổi đã phải tự
tử, hoặc trốn đi, bị bắt lại, và bị hành tội tơi bời….Xin nói trước là
loạt bài tôi trích ra đây có nhiều chi tiết kinh khủng, có thể gây xúc
động mãnh liệt cho một số độc giả…Nhưng sự thật, dù đau lòng đến đâu,
vẫn là sự thật.Chúng ta cần biết, và tranh đấu để cho những điều ác độc này phải vĩnh viễn không còn xuất hiện giữa người với người.
“Đây là tội ác chống lại con người, một sự tàn sát đối với những
người thuộc Nước đầu tiên (NDT), (First Nation, bên Canada) ,” Ông
Bobby Cameron, tù trưởng của Liên đoàn các bộ lạc có chủ quyền, cho
biết. “Cái tội duy nhất mà chúng tôi từng phạm khi còn bé là đã bị sinh
ra làm người da đỏ!” ông nói.
Một Ủy ban “Tìm Kiếm và Giải Tỏa Sự thật”, tại Canada, được thành
lập vào năm 2008 để điều tra các trường nội trú, nơi đã có những hành
vi “diệt chủng văn hóa”. Nhiều trẻ em không bao giờ được trở về nhà, và
gia đình của chúng chỉ được giải thích mơ hồ về số phận của chúng, hoặc
không nhận được bất cứ tin tức chi về chúng. Canada có khoảng 150 trường
học nội trú và ước lượng khoảng hơn 150.000 trẻ em da đỏ đã bị đem vào
các trường này từ khi cái guồng máy “trường học tẩy trắng” mới bắt đầu,
năm 1883, cho đến khi đóng cửa, năm 1996.
Ủy ban ” Tìm Kiếm ” cũng ước tính là có khoảng 4.100 trẻ em bị
“biến mất” từ các trường học này. Nhưng một cựu thẩm phán gốc da đỏ,
người đứng đầu ủy ban, Murray Sinclair, cho biết trong một email vào
tháng này rằng ông tin rằng con số đó thực ra “vượt khỏi, nhiều hơn
10,000”.
“Họ thường chì chiết, kết tội dân tôi,” bà Florence Sparvier, 80
tuổi, nói về các nữ tu tại trường học. “Họ nói với chúng tôi rằng dân
tộc của chúng tôi, cha mẹ chúng tôi, ông bà chúng tôi không có cách nào
để có một đời sống tâm linh bởi vì chúng tôi đều là những người ngoại
đạo.”
Vào tháng 9 năm 2017, ông Trudeau thừa nhận cái quá khứ “sỉ nhục,
bỏ rơi và lạm dụng” người da đỏ của Canada và tuyên bố trong một bài
phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc là ông sẽ cố gắng để cải thiện
đời sống của họ.
Ủy ban “Tìm Kiếm” từng kêu gọi một lời xin lỗi của đức giáo hoàng
về vai trò của Thiên Chúa Giáo, vì Tòa Thánh đã điều hành khoảng 70%
trường học. (Phần còn lại là của các giáo phái Tin lành.) Nhưng bất chấp
lời kêu gọi từ cá nhân ông Trudeau đến Vatican, Đức Giáo hoàng Francis
vẫn chưa gửi lời xin lỗi. Ngược lại, giới lãnh đạo của Giáo hội Thống
nhất Canada, giáo phái Tin lành lớn nhất, đã gửi lời xin lỗi, năm 1998,
về sự góp tay trong việc điều hành các trường học.
“Theo báo cáo năm 2015 của ủy ban, hồ sơ của trường thường bị phá
hủy hoặc được lưu giữ một cách mập mờ, luôn thay đổi. Những người có
thẩm quyền cũng thường xuyên không ghi tên và giới tính của học sinh bị
chết hoặc nguyên nhân cái chết. Đã thế, các nhà chức trách lại lơ là,
không thông báo về cái chết của học sinh đến cha mẹ.
Thêm vào những hỗn độn đó, một số tổ chức Công giáo có trách nhiệm điều hành các trường học vẫn chưa chịu nộp hồ sơ của họ.
Các tổ chức tôn giáo điều hành các trường học – (the Anglican
Church of Canada, Presbyterian Church in Canada, United Church of
Canada, Jesuits of English Canada and some Catholic groups) – vào năm
2015 đã bày tỏ sự hối hận về những hành vi lạm dụng “được ghi chép đầy
đủ”. Trái lại, tòa thánh Vatican chưa bao giờ đưa ra lời xin lỗi chính
thức, điều mà Trudeau và những người khác đã nhiều lần kêu gọi.
Trẻ em ở các trường nội trú thường chết vì các bệnh như lao và
thương hàn. Những bệnh này lây lan nhanh chóng vì trẻ em không được nuôi
dưỡng đầy đủ và đôi khi bị buộc phải lao động nặng nhọc. Những trẻ khác
chết do tự sát, bị lửa đốt chết, hoặc chết cóng trong khi cố gắng trốn
thoát khỏi trường. Thế nhưng việc tìm kiếm xác của các học sinh này rất
khó vì nếu được chôn thì xác các em được chôn tại nhiều nghĩa trang
riêng của các trường khác nhau. Sau khi các ngôi trường bị đóng, kéo sập
đi, và chính phủ bán đất đi cho tư nhân, thì việc tìm xác ở những nơi
đó không còn đơn giản nữa.
Điển hình là Trường Nội Trú Brandon, hoạt động từ năm 1895 đến
năm 1972. Nơi đó bây giờ là chỗ để cắm trại bằng xe RV, tên Turtle
Crossing RV, nơi có ít nhất 60 mồ chôn học sinh. Sau nhiều năm bị bỏ
hoang, nghĩa trang của trường đã được hội Nữ Hướng Dẫn (Girl Guides,
giống như hội Nữ Hướng Đạo bên HK) ghi nhận và chăm sóc. Nhưng sau đó
không lâu, vào thập niên 2000, khu đất của ngôi trường /nghĩa trang ấy
đã được bán lại cho một tư nhân . Việc tìm kiếm hiện nay gặp trở ngại
khi người chủ của khu đất nơi này không đồng ý cho chính phủ và các hội
đoàn đến để điều tra, tìm xác.
Tương tự như
bên Canada, tại HK, hàng trăm nghìn trẻ em Thổ Dân Mỹ (TDM) đã bị ép
bức, tách khỏi cộng đồng của họ để được “đồng hóa, làm cho văn minh hơn”
về mọi mặt trong các trường nội trú trong hơn một thế kỷ. Không rõ
những đứa trẻ đã chết như thế nào tại các trường học, nơi bệnh dịch đã
hoành hành cách đây một trăm năm, nơi mà trẻ em không được săn sóc
thuốc men đầy đủ, và điều kiện sống hết sức thiếu vệ sinh, và là nơi các
trẻ em đã bị bạo hành, lạm dụng tình dục, từ thể chất đến tinh thần.
Một số cựu học sinh kể lại rằng trẻ sơ sinh (từ những bé gái bị các linh mục và các “cha” hiếp dâm ) đã bị đốt cháy, thiêu hủy mất đi!
Cả
hai quốc gia: HK và Canada, đều lập ra những ngôi trường nội trú, cùng
chung một hệ thống “giáo dục” để làm cho chết đi cái bản sắc, văn hóa,
ngôn ngữ người da đỏ của những học sinh nơi đó. Châm ngôn của họ : “Giết chết đi tên da đỏ, cho “con người” được sống!“
“Nhưng họ không liệt kê, kể đến những người giảng dạy theo Công
giáo bị hàng chục cựu học sinh cáo buộc đã có hành vi lạm dụng lao động
và tình dục khủng khiếp trong hằng mấy chục năm tại các trường nội trú,
điều hành bởi Giáo hội Công giáo.
Họ không có đề cập đến người đàn ông đã ám ảnh trí óc bà Aamot
bao năm nay….Một người đã mò mẩn bà từ bé cho đến năm học lớp bốn,
fourth grade, cho đến khi bà bắt đầu có kinh nguyệt. Người này tên Francis Suttmiller, ông “cha” này cũng đã bị tố cáo có hành vi hãm hại tình dục của nhiều học sinh khác của trường St. Paul’s.
Năm 2010, vụ kiện bởi bà Louise Charbonneau Aamot và tám cựu học
sinh (9littlegirls) của trường nội trú St. Paul’s Indian Mission (cũng
như những vụ tương tự từ hàng chục nạn nhân khác) đã bị chặn đứng lập
tức khi các nhà lập pháp và Mike Rounds, thống đốc lúc đó của tiểu bang
South Dakota, đã tạo thêm ra một thay đổi đạo luật phút chót, cùng
trong năm 2010. Với sự thay đổi này, thì nạn nhân từ 40 tuổi trở lên
không còn có quyền nộp đơn kiện những người đã xúc phạm, và lạm dụng
tình dục đối với họ.
Thế nên thay vì có được niềm an ủi vì được sự công nhận và lên
tiếng của giáo phận Sioux Falls, họ chỉ thấy càng thêm thất vọng não nề .
Những kẻ xâm phạm tình dục trẻ nhỏ, người TDM, vẫn được bao che bởi các
nhà lãnh đạo Công giáo của chính phủ tiểu bang South Dakota.
Lạm dụng tình dục trẻ em là một chủ đề phổ biến liên quan đến các
trường nội trú khác nhau do Giáo hội Công giáo điều hành, ở Nam Dakota,
hằn sâu thêm một vết thương lòng của những trẻ em thổ dân Mỹ, vốn đã bị
nhà trường bỏ mặc, không được xem là người, và được coi như một công
cụ để trao đổi trong các vụ gạ gẫm, mua bán làm con nuôi hoặc đầy tớ
trong nhà.
Đã có rất nhiều những vụ lạm dụng tình dục, kéo dài hàng mấy
chục năm từ thập niên ’40 cho đến khi nhà thờ bắt đầu bàn giao trường
học lại cho các bộ lạc vào những năm 1970.
Tại Tekakwitha Indian Mission ở “khu bảo tồn” (Indian
Reservation) ở hồ Traverse, các cựu học sinh cho biết họ thường xuyên là
đối tượng của những vụ lạm dụng tình dục bởi nhiều nữ tu và linh mục
khác nhau, bao gồm cả các vị lãnh đạo của trường.
Trường St. Joseph cho TDM
Các nạn nhân TDM theo học tại Trường Indian St. Joseph ở khu bảo
tồn Lower Brule cho biết họ đã bị nhiều linh mục cưỡng hiếp và lạm dụng
tình dục trong thời gian học tại trường.
Pohlen, người đứng đầu Tekakwitha, bị nhiều nạn nhân buộc tội y
đã ép họ phải quan hệ tình dục bằng miệng. Pohlen cũng đã bán những đứa
trẻ nhỏ của trại trẻ mồ côi cho nhiều gia đình, nơi mà, thêm một lần
nữa, chúng lại bị ngược đãi.
Ví dụ điển hình là Dennis Isaac Seely, người bị bắt khỏi cha mẹ
và lớn lên trong trại trẻ mồ côi Tekakwitha, trước khi được gửi đi làm
đầy tớ cho một gia đình ở Iowa với giá 10 đô la.
Trường truyền giáo Cho người TDM St. Paul
Đối với trường St. Paul ở khu bảo tồn Yankton, hàng chục cựu học
sinh đã kiện giáo phận Sioux Falls về những hành vi tàn bạo xảy ra trong
khuôn viên của trường và trong nhà thờ.
Barbara Charbonneau-Dahlen, người bị bắt theo học tại St. Paul
với các chị em gái của bà vào giữa thập niên 50, từ lớp sáu cho đến năm
lớp chín, kể rằng Suttmiller đã ép bà quan hệ tình dục bằng miệng trong
tầng hầm của nhà thờ.Charbonneau-Dahlen nói: “Xong,
ông ta nhấc tôi lên, và ấn tôi vào một cái quan tài trống và lần nào
cũng thế, hăm rằng: “Nếu mày nói cho ai nghe, tao sẽ cho mày nằm trong
đây luôn”
Ngoài Suttmiller, các cựu học sinh trường St. Paul cho biết họ
còn bị các nữ tu – Sơ Mary Frances Poitra, Sơ Eleta Marie và Sơ John
Marie – và các nhân viên trường Moe Shevelin và Benny Lee, xâm phạm tình
dục, theo đơn kiện của tòa án.
Trường St. Paul được điều hành bởi các linh mục Benedictine của Blue Cloud Abbey, ở Marvin cho đến khi đóng cửa vào năm 2012.
Và Khi Lớn Lên….
Đó là khi họ
còn bé, khi được/bị tách rời khỏi cha mẹ để được “dạy dỗ, làm cho văn
minh”, nhưng trên thực tế đã phải chịu bao khổ ải, hành hạ từ thể chất
đến tinh thần, có thể bị chết , bỏ mặc, mạng sống, con người của họ bị
xem như chẳng là cái gì hết. Còn khi lớn lên, hoặc khi họ trở về lại
những khu “bảo tồn” thì sao?
Bạo Hành Với Phụ Nữ TDM
Theo bài “Chấm Dứt Bạo Hành Đối Với Phụ Nữ Người Da Đỏ”
của hiệp hội Luật Sư Cho Người TDM thì tại Hoa Kỳ, thì những bạo hành
đối với phụ nữ TDM đã lên đến mức chưa từng thấy trên các vùng đất thuộc
bộ lạc và ở các làng của TDM bên Alaska. Trong 5 phụ nữ TDM thì đã có
đến 4 người bị bạo hành, và hơn 1 trong 2 phụ nữ từng bị hãm hiếp. Phụ
nữ TDM ở Alaska có tỷ lệ bị hãm hiếp cao nhất, và tỷ lệ bị bạo hành cao
hơn tới 10 lần so với toàn nước Mỹ.
Tài liệu thu thập được cho thấy mức độ trầm trọng của vấn đề,
nhưng cũng không nói lên được tất cả những góc cạnh của cái “dịch bệnh”
này . Nó chỉ vẽ nên được con số, nhưng không tính đến những tác động tàn
khốc mà bạo lực này gây ra đối với những người sống sót, các gia đình
TDM, các cộng đồng TDM và chính các bộ lạc còn lại. Trẻ em TDM bị bạo
hành có tỷ lệ bị khủng hoảng tinh thần cao gấp ba lần so với toàn dân
HK. Tuy nhiên, các thống kê cho thấy rõ ràng rằng bạo lực đối với phụ nữ
TDM là một thực tế kinh khủng không thể làm lơ, mặc kệ được nữa.
Phần lớn những phụ nữ bị bạo hành, hay hãm hiếp, giết hại, không
bao giờ nhìn thấy được những tên hiếp dâm họ bị đưa ra công lý. Cơ cấu
hình sự dựa trên sự phân biệt chủng tộc, tạo ra tại Hoa Kỳ đã hạn chế
việc bảo vệ phụ nữ TDM bởi các bộ lạc khi họ bị bạo hành, xâm phạm. Vì
những cơ cấu bảo vệ quyền “làm bậy” của những tên tội phạm (đa số là da
trắng), những kẻ đã hãm hiếp và sát hại phụ nữ TDM, trong hơn 35 năm,
luật pháp Hoa Kỳ đã chối bỏ mọi thẩm quyền hình sự của các bộ lạc đối
với những người không phải là TDM.
Kết quả là, các bộ lạc tại những khu vực “bảo tồn” đã không
được quyền truy tố những tên tội phạm không phải là TDM, những kẻ chiếm
phần lớn (96%) trong những vụ bạo hành, cưỡng hiếp, sát nhân. Cục điều
tra dân số cho thấy rằng những người không phải là TDM hiện đang chiếm
đến 76% dân số trên các vùng đất của bộ lạc và chiếm đến 68% dân số ở
các làng thổ dân Alaska. Nhiều phụ nữ TDM đã kết hôn với những người
không phải là TDM.
Và vì thế, có
công bằng hay không khi có một người không phải TDM kết hôn với một phụ
nữ TDM, rồi ra tay bạo hành, hay hãm hiếp, rồi giết vợ, hắn lại không
thể bị truy tố hình sự bởi bất bộ lạc, hay cá nhân TDM nào và không bao
giờ bị khép tội bởi bất kỳ chính phủ nào?
Sự tàn nhẫn,
bất công không thể tưởng được nổi đối với một sắc dân từng là những
người đầu tiên cư ngụ trên Châu Mỹ, từng khai khẩn đất hoang, trồng trọt
và chia sẻ đất lành, nước sạch với những người đến từ phương xa đã
khiến tôi, và chắc chắn là rất nhiều người nữa, bàng hoàng, uất nghẹn.
Cho đến nay thì sự ức hiếp, khinh thường, kỳ thị có hệ thống đã đưa đến
bao nhiêu hệ lụy đau thương ngút trời. Tôi tự hỏi, tôi sẽ trả lời sao
với những câu hỏi học sinh tôi nêu ra, về những trẻ em TDM đã bị chết
vất vưởng đó đây, về những người đàn bà bị cưỡng hiếp và giết chết, mà
kẻ phạm tội vẫn không bị buộc bất cứ tội trạng nào, khi chúng hiểu được
là đã có cả một guồng máy chính quyền được đặt ra để “bảo vệ an sinh cho
người dân”, thế nhưng cái đối tượng “người dân” đến từ phương nào, vóc
dáng, gốc gác ra sao, thì lại là một điều vô cùng khác biệt…