TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Monday 28 June 2021

KAMLOOPS BRITISH COLUMBIA

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/06/kamloops-british-columbia.html

https://vnexpress.net/giao-hoang-xin-loi-tho-dan-canada-4492062.html

Thứ ba, 26/7/2022, 09:32 (GMT+7)

Giáo Hoàng xin lỗi thổ dân Canada

Giáo hoàng Francis xin lỗi về những "tội ác" mà nhiều người Công giáo từng gây ra với trẻ em thổ dân Canada trong các trường nội trú.

"Tôi xin lỗi và cầu xin tha thứ cho tội ác của rất nhiều tín đồ Công giáo chống lại thổ dân bản địa", Giáo hoàng Francis, 85 tuổi, ngày 25/7 phát biểu tại Maskwacis, địa điểm trước đây của trường nội trú Ermineskin thuộc tỉnh Alberta, miền tây Canada.

Giáo hoàng đề cập tới giai đoạn những người này "hủy hoại văn hóa" và "lạm dụng thể chất, lời nói, tâm lý và tinh thần" đối với trẻ em thổ dân Canada ở các trường nội trú suốt nhiều thập kỷ.

Ông cũng bày tỏ "nỗi đau đớn và hối hận sâu sắc" khi chính thức thừa nhận nhiều thành viên Giáo hội đã tham gia vào hệ thống lạm dụng trẻ em đó.

Đức Giáo hoàng Francis đưa ra lời xin lỗi tại Maskwacis, Canada, ngày 25/7. Ảnh: AFP.

Giáo hoàng Francis phát biểu xin lỗi tại Maskwacis, Canada, ngày 25/7. Ảnh: AFP.

Từ cuối thập niên 1800 đến những năm 1990, chính phủ Canada đã đưa khoảng 150.000 trẻ em vào 139 trường nội trú do Giáo hội điều hành, nơi các em bị cắt đứt mối liên hệ với gia đình, ngôn ngữ và văn hóa bản địa. Nhiều em bị lạm dụng thể chất và tình dục, 4.120 trẻ em được cho là đã chết vì bệnh tật, suy dinh dưỡng hoặc bị bỏ rơi.

Tháng 5/2021, giới chức Canada phát hiện hơn 1.300 ngôi mộ không tên tuổi tại những địa điểm trước đây là các trường Công giáo cũ, làm chấn động dư luận toàn quốc về quá khứ đen tối với thổ dân bản địa.

Lời xin lỗi được Giáo hoàng Francis đưa ra trong ngày đầu tiên ông thực hiện "cuộc hành hương hối lỗi" về tội ác này tại Canada.

Vài trăm người mặc trang phục thổ dân truyền thống đã tới buổi lễ ở Maskwacis để lắng nghe lời xin lỗi của Giáo hoàng Francis. Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Mary Simon, toàn quyền Canada gốc bản địa đầu tiên, cũng tham dự buổi lễ.

Lá cờ đỏ dài 50 mét viết tên và biệt danh của 4.120 trẻ em thiệt mạng ở buổi lễ ngày 25/7. Ảnh: AFP.

Lá cờ đỏ dài 50 mét viết tên và biệt danh của 4.120 trẻ em thổ dân thiệt mạng tại các trường nội trú được mang đến buổi lễ ngày 25/7. Ảnh: AFP.

https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/duc-giao-hoang-xin-loi-nguoi-ban-xu-canada-vi-nhung-sai-lam-lich-su/

Share:
Thay mặt Giáo hội Công Giáo, hôm 25 Tháng Bảy 2022, Đức Giáo Hoàng Francis đã đọc lời xin lỗi các tộc người bản địa Canada vì vai trò của Giáo hội trong những hành vi lạm dụng, cưỡng bức và tiêu diệt văn hóa bản địa của họ suốt một thế kỷ qua. Ảnh Cole Burston/Getty Images.

Hôm Thứ Hai 25 Tháng Bảy, Đức Giáo Hoàng Francis đã đưa ra lời xin lỗi xúc động với những người bản xứ Canada trên đất của họ về vai trò của Giáo hội trong các trường học nơi trẻ em bản địa bị lạm dụng, bị cưỡng bức đồng hóa văn hóa suốt một thế kỷ mà ngài gọi là một “điều xấu xa đáng trách”“một sai lầm tai hại.”

Lời xin lỗi chân thành

Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo xin lỗi về sự ủng hộ của Giáo hội  với “não trạng thực dân” thời ấy; ngài kêu gọi một cuộc điều tra “nghiêm túc” về các trường học để giúp những người sống sót và con cháu họ được chữa lành vết thương tinh thần. “Với sự xấu hổ và rõ ràng, tôi khiêm tốn cầu xin sự tha thứ cho tội ác của rất nhiều Cơ Đốc nhân chống lại người dân bản địa,” Giáo Hoàng Francis nói trước đại diện của những tộc người Metis và người Inuit bản xứ tại một địa điểm gần hai trường học cũ ở Maskwacis, Alberta, Canada. 

Dù đang phải ngồi xe lăn do bị gãy xương đầu gối, Đức Giáo Hoàng, năm nay 85 tuổi, vẫn công du tới Canada và đưa ra lời xin lỗi đầu tiên trên đất đai của người bản xứ như một phần của công việc chữa lành những vết thương sâu trong tâm hồn họ sau khi người Canada phát hiện những ngôi mộ không dấu vết tại các trường học nội trú vào năm ngoái. Hồi Tháng Tư năm nay, Giáo Hoàng đã đưa ra lời xin lỗi tương tự khi đón tiếp phái đoàn của những tộc người bản xứ Canada đến thăm Tòa thánh Vatican.

Nghi lễ đón tiếp Đức Giáo Hoàng đã diễn ra tại Bear Park Pow-Wow Grounds – một phần lãnh thổ của tổ tiên các bộ lạc Cree, Dene, Blackfoot, Saulteaux và Nakota Sioux. Các nhà lãnh đạo các tộc người bản địa mặc y phục truyền thống, đội những chiếc mũ chiến có lông chim đại bàng, đã đón tiếp Giáo Hoàng như với một tù trưởng thân thiện, đồng thời chào đón ngài bằng cách tụng kinh, đánh trống, khiêu vũ và hát các bài hát quân hành.

Sau khi Giáo hoàng phát biểu bằng tiếng Tây Ban Nha, dịch sang tiếng Anh, tù trưởng Wilton Littlechild của bộ lạc Ermineskin Cree Nation đã đặt một chiếc mũ lông vũ lên đầu Giáo hoàng. Đức Giáo Hoàng Francis đứng khỏi ghế và đội nó một lúc trước một đám đông vỗ tay vang dội.

Một tấm biểu ngữ màu đỏ ghi tên của những đứa trẻ mất tích đã được mang tới trước mặt Giáo hoàng và ngài đã hôn nó.

Trước khi diễn thuyết, Đức Giáo Hoàng đã lặng lẽ cầu nguyện trên cánh đồng thập giá trong nghĩa trang của một nhà thờ dành cho người bản xứ và đi ngang qua một bia đá tưởng niệm nơi từng là hai ngôi trường nội trú trong khu vực.

Đức Giáo Hoàng Francis đội chiếc mũ lông chim đại bàng truyền thống mà đại diện của các tộc người bản xứ tặng cho ngài ở Canada hôm thứ Hai 25 tháng Bảy 2022. Ảnh Cole Burston/Getty Images.

Tiêu diệt văn hóa bản địa

Từ năm 1881 đến năm 1996, hơn 150,000 trẻ em các bộ lạc người bản xứ Canada đã bị tách khỏi gia đình và được đưa đến các trường nội trú do Giáo hội Công Giáo phụ trách. Nhiều trẻ em bị bỏ đói, bị đánh đập vì nói tiếng mẹ đẻ của chúng và bị lạm dụng tình dục trong một hệ thống mà Ủy ban Sự thật và Hòa giải của Canada gọi là “tội ác diệt chủng văn hóa”

“Đặc biệt, tôi cầu xin sự tha thứ đối với cách thức mà nhiều thành viên của Giáo Hội và các cộng đồng tôn giáo đã hợp tác, không chỉ thông qua sự thờ ơ của họ, vào các dự án phá hủy văn hóa và đồng hóa cưỡng bức do các chính phủ thời đó thúc đẩy, mà đỉnh điểm là hệ thống các trường nội trú”, Giáo Hoàng nói.

Hầu hết các trường học được điều hành bởi các dòng tu Công giáo La Mã của các linh mục và nữ tu thay mặt cho chính phủ.

Năm ngoái, hài cốt của 215 trẻ em tại một trường nội trú cũ ở British Columbia được phát hiện. Kể từ đó, hài cốt nghi là của hàng trăm trẻ em khác đã được phát hiện tại các trường nội trú cũ khác trên khắp đất nước.

Nhiều người sống sót và các nhà lãnh đạo bản địa nói rằng họ không chỉ muốn một lời xin lỗi. Họ muốn được bồi thường tài chính, trả lại các đồ tạo tác mà cha ông họ tạo nên nhưng đã bị các nhà truyền giáo gửi đến Vatican. Ho cũng muốn được hỗ trợ để đưa một kẻ bị cáo buộc là kẻ lạm dụng hiện đang sống ở Pháp ra trước công lý và công bố các hồ sơ do các dòng tu điều hành trường học nắm giữ.

Một số người cũng đã kêu gọi Giáo Hội Công Giáo bãi bỏ những giáo lệnh của giáo hoàng thế kỷ 15, biện minh cho việc các thế lực thuộc địa tước đoạt đất đai của người bản địa.

Đối với ông Wallace Yellowface, 78 tuổi, một học sinh nội trú còn sống sót tại Khu bảo tồn Quốc gia Pikanni ở miền nam Alberta, thông điệp của Giáo Hoàng được đưa ra quá ít và quá muộn. “Đã quá muộn cho một lời xin lỗi và tôi không nghĩ điều đó có ích gì cho tôi”, ông nói và thêm rằng ông vẫn đang cố tìm hiểu điều gì đã xảy ra với em gái của mình, người đã theo học một trường nội trú.

Tuy vậy, nhiều người dân bản địa trong đám đông đã công khai khóc lóc hoặc vỗ tay mỗi khi Giáo Hoàng nói ông lấy làm tiếc hoặc lên án các chính sách xóa sổ các nền văn hóa bản địa. Ông Cam Bird, 42 tuổi, một học sinh nội trú sống sót từ khu bảo tồn Little Red River ở Saskatchewan nói: “[Lời xin lỗi] là chân thành và tốt đẹp. Chúng tôi tin ông ấy”.

Hồi Tháng Giêng năm nay, chính phủ Canada đã đồng ý dành ra 40 tỷ đô la Canada ($31,5 tỷ) để bồi thường cho các trẻ em các bộ lạc bản xứ bị bắt khỏi gia đình. Hội đồng Giám mục Công Giáo Canada đã hứa quyên góp 30 triệu đô la Canada để chữa bệnh và các sáng kiến khác. Cho đến nay, quỹ đã huy động được 4.6 triệu đô la Canada.

Đọc thêm:

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/06/kamloops-british-columbia.html

Thủ tướng Trudeau muốn Giáo hoàng xin lỗi về vụ hố chôn trẻ em bản địa

Ông Trudeau muốn Giáo hoàng đến Canada và xin lỗi về vai trò của Giáo hội Công giáo đối với hệ thống trường dành cho người bản địa, sau khi phát hiện hai hố chôn tập thể tại đây.

Phát biểu trong cuộc họp báo tại Cottage Rideau, Thủ tướng Trudeau cho biết: "Tôi đã nói chuyện trực tiếp với Giáo hoàng Francis để nhấn mạnh rằng lời xin lỗi của ngài ấy còn có ý nghĩa quan trọng đối với người Canada bản địa sống trên đất Canada", Reuters đưa tin hôm 25/6.

Đề nghị của ông Trudeau được đưa ra trong bối cảnh Canada vừa phát hiện gần 1.000 hài cốt trẻ em vô danh trong khuôn viên hai trường nội trú dành cho người bản địa. Trước đây, hệ thống trường này từng được Giáo hội Công giáo quản lý.

"Tôi biết những người đứng đầu Giáo hội Công giáo đang nóng lòng tham gia vào các các nỗ lực tiếp theo (để giải quyết vụ việc)", Thủ tướng Trudeau cho biết.ho chon tap the tre em Canada anh 1Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Ảnh: Reuters.

Hôm 24/5, khoảng 751 bộ hài cốt vô danh đã được tìm thấy trong khuôn viên trường nội trú Marieval ở khu vực Cowessess. Trước đó, hài cốt của 215 trẻ em khác cũng được phát hiện tại trường Kamloops dành cho người bản địa ở British Columbia.

Hoạt động từ năm 1831 đến năm 1996, hệ thống trường dành cho trẻ em bản địa đã chia cắt khoảng 150.000 trẻ em khỏi các gia đình ở Canada.

Chính phủ Canada thừa nhận tình trạng lạm dụng thể chất và lạm dụng tình dục diễn ra tràn lan trong các trường học này. Học sinh ở đó bị đánh chỉ vì nói tiếng mẹ đẻ.

Năm 2015 của Ủy ban Hòa giải và Sự thật Quốc gia do chính phủ Canada thành lập đã kết luận hệ thống trường nội trú là một hình thức “diệt chủng văn hóa” đối với người bản địa Canada.

Trước đó, ngày 6/6, Giáo hoàng Francis đã bày tỏ sự đau lòng trước phát hiện trên, đồng thời người đứng đầu Giáo hội Công giáo kêu gọi dành sự tôn trọng cho quyền lợi và văn hóa của cư dân bản địa.

Dù vậy, Giáo hoàng đã không trực tiếp nói lời xin lỗi về vai trò của Giáo hội công giáo như yêu cầu của người dân Canada. 

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

https://zingnews.vn/hang-nghin-tre-em-nguoi-ban-dia-canada-bien-mat-nhu-the-nao-post1224812.html

Hàng nghìn trẻ em người bản địa Canada biến mất như thế nào?

Việc phát hiện hài cốt 215 trẻ em trong trường học dành cho người bản địa ở Canada làm dấy lên câu hỏi về cái chết của hàng nghìn trẻ khác trong quá khứ.

Vào tháng 5, Canada rúng động trước tin tức phát hiện hài cốt của 215 trẻ em trong khuôn viên Kamloops, trường học dành cho người bản địa ở tỉnh British Columbia.

Trên khắp cả nước, nhiều nơi treo cờ rủ để thể hiện sự tiếc thương các nạn nhân này. Nhiều đài tưởng niệm tạm thời cũng được dựng lên, xếp đầy giày trẻ em, thường là 215 đôi. Một khu tưởng niệm như vậy cũng được dựng lên phía trước tòa nhà quốc hội ở thủ đô Ottawa của Canada.

“Những người thân của tôi, những người sống sót, đều kể về điều này trong nhiều năm qua, rằng có rất nhiều người chết, rất nhiều ngôi mộ vô danh", Perry Bellegarde, Giám đốc của Assembly of First Nations - tổ chức của những người dân tộc bản địa ở Canada - nói với New York Times.

“Nhưng không ai tin lời những người sống sót. Và giờ đây, thật bi thảm và đau lòng khi phát hiện ra khu mộ ở trường Kamloops", ông nói thêm.tre em Canada anh 1


Giày và đồ chơi trẻ em đã được đặt ở phía trước trường Kamloops sau khi hài cốt của 215 trẻ em được phát hiện trong khuôn viên trường. Ảnh: Reuters.

Ước tính có khoảng 150.000 trẻ em bản địa theo học tại các trường nội trú như Kamloops từ khi khai giảng lần đầu vào năm 1993 và đóng cửa vào năm 1996.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2015, Thủ tướng Justin Trudeau ưu tiên thực hiện chính sách tưởng nhớ những học sinh này và cải thiện cuộc sống của người bản địa ở Canada. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cộng đồng người bản địa này cho rằng chính phủ cần phải nỗ lực hơn nữa.

Việc phát hiện ra hàng trăm hài cốt nói trên cũng làm dấy lên câu hỏi: Liệu có bao nhiêu đứa trẻ đã bị lạm dụng và làm tổn hại trong những trường nội trú như thế?

Bí mật đau lòng được hé lộ

Trường Kamloops hoạt động từ năm 1890 cho đến cuối những năm 1970, và từng là trường lớn nhất Canada, với 500 học sinh theo học vào lúc cao điểm.

Khoảng 20 năm trước, các nhà chức trách bắt đầu chiến dịch tìm kiếm hài cốt tại trường này. Tháng trước, sau khi đưa radar xuyên đất vào sử dụng, đội tìm kiếm phát hiện hài cốt của 215 trẻ em.

Trong số đó có hài cốt của một trẻ em chỉ mới 3 tuổi, theo Cảnh sát trưởng Rosanne Casimir. Tất cả trẻ em này đã được chôn cất cách đây hàng chục năm.

Cảnh sát trưởng Casimir dự đoán sẽ phát hiện thêm nhiều hài cốt hơn khi tiếp tục sử dụng radar xuyên đất trong tháng này. Các nhà chức trách địa phương đang hợp tác với cảnh sát hoàng gia Canada và cơ quan điều tra ở British Columbia.

Bà Casimir cho biết các thi thể được chôn cất trong “những khu đất không được đánh dấu riêng, cũng không có hồ sơ ghi lại danh tính".

Vào khoảng năm 1883, chính phủ Canada buộc trẻ em trong các gia đình người dân tộc bản địa phải đi học tại các trường nội trú, thường ở xa cộng đồng của chúng.

Hầu hết trường học dạng này do các nhà thờ điều hành. Tại đây, ngôn ngữ và văn hóa bản địa bị cấm áp dụng, nếu không học sinh sẽ phải chịu các hình phạt bạo lực.

Nhiều trường hợp học sinh bị bệnh, bị lạm dụng tình dục, thể chất và tinh thần cũng được ghi nhận ở những nơi này. Báo cáo của thanh tra và bác sĩ chỉ ra rằng các học sinh tại Kamloops đôi khi bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

tre em Canada anh 2


Trường nội trú Kamloops dành cho học sinh người dân tộc bản địa vào năm 1937. Ảnh: Ủy ban Hòa giải và Sự thật Quốc gia Canada.

Trường Kamloops do Giáo hội Công giáo La Mã điều hành cho đến năm 1969, khi chính phủ liên bang tiếp quản hệ thống các trường này.

Trong báo cáo vào năm 2015 của Ủy ban Hòa giải và Sự thật Quốc gia do chính phủ Canada thành lập, ủy ban này kết luận rằng hệ thống trường nội trú là một hình thức “diệt chủng văn hóa”.

Ủy ban cũng kêu gọi giáo hoàng xin lỗi vì vai trò của nhà thờ Công giáo La Mã trong việc quản lý các trường nói trên.

Một số cựu học sinh làm chứng trước Ủy ban Hòa giải và Sự thật Quốc gia, cho biết linh mục tại các trường khiến một số nữ sinh mang thai, sau đó bắt đứa con khỏi người mẹ và giết những đứa trẻ này. Trong một số trường hợp, xác của những đứa trẻ bị ném vào lò nung.

Nhiều sinh viên cũng chết vì bệnh tật, tai nạn và hỏa hoạn trong khi cố gắng trốn thoát khỏi trường.

"Canada có lỗi với những trẻ em này"

Khi một học sinh nào đó qua đời tại trường nội trú, gia đình của chúng thường được giải thích mơ hồ rằng học sinh đó bỏ trốn, hoặc bỗng dưng biến mất, theo Ủy ban Hòa giải và Sự thật Quốc gia Canada.

Nếu thừa nhận học sinh đó chết trong trường, lãnh đạo nhà trường cũng thường từ chối trao trả thi thể của chúng cho gia đình. Hài cốt của học sinh chỉ được đưa về cho gia đình nếu chi phí vận chuyển rẻ hơn chi phí chôn cất đứa trẻ đó trong khuôn viên trường.

Trong báo cáo, Ủy ban Hòa giải và Sự thật Quốc gia Canada ước tính ít nhất 4.100 học sinh đã chết hoặc mất tích tại các trường nội trú. Ủy ban này yêu cầu chính phủ Canada phải giải trình cho cái chết của tất cả trẻ em trong số này.

Murray Sinclair, người đứng đầu Ủy ban Hòa giải và Sự thật Quốc gia, cho biết con số thực tế có thể "vượt quá 10.000 trẻ em".tre em Canada anh 3


Trẻ em tại trường Kamloops vào năm 1931. Ảnh: Ủy ban Hòa giải và Sự thật Quốc gia Canada.

Trong phiên họp đặc biệt tại hạ viện Canada tối 1/6, Thủ tướng Trudeau cho rằng nước này có lỗi với 215 trẻ em vừa được phát hiện hài cốt ở trường Kamloops, cũng như những trẻ em khác ở trường nội trú không thể trở về với gia đình.

“Nếu có thể, một số trẻ em được tìm thấy ở Kamloops, và những đứa trẻ vẫn chưa được tìm thấy ở những nơi khác trên cả nước, có thể đã là ông bà hoặc ông bà cố. Đáng ra họ không phải chết như vậy, và đó là lỗi của Canada", ông Trudeau nói.

Thủ tướng Canada cho biết chính phủ nước này tiếp thu ý kiến của cộng đồng người bản địa trong việc giải ngân và sử dụng công nghệ hiện đại để tìm kiếm hài cốt học sinh.

Năm 2019, Canada chi ngân sách 27 triệu CAD để tìm mộ của những nạn nhân này, nhưng số tiền không được giải ngân.

Ông Bellegarde, giám đốc của Assembly of First Nations - tổ chức của những người dân tộc bản địa ở Canada - hy vọng phát hiện ở trường Kamloops sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh để chính phủ Canada tăng tốc tìm kiếm hài cốt, nỗ lực hòa giải, xóa bỏ phân biệt đối xử và khoảng cách giàu nghèo giữa người bản địa và các cộng đồng người khác ở nước này.

"Chúng ta nên coi đây là chất xúc tác. Chúng tôi đã giúp xây dựng đất nước tuyệt vời này và không ai đi đâu cả. Chúng ta phải làm việc cùng nhau, vì vậy chúng ta hãy xắn tay áo lên và hoàn thành mục tiêu này", ông nói.

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

 

Xác Trẻ Ai Đây? Giữa Đất Này?

Xác Trẻ Ai Đây? Giữa đất này?
Đã từng bị đánh, giết ai hay?
Cũng là người cả, sao ai nỡ?
Thập tự bên mình…ai mắn may?

Chú thích từ người dịch: Những lời trích dịch thẳng từ các nguồn tin được viết bằng chữ nghiêng, màu đen. Xin bấm vào những nguồn ở dưới bài viết để xem trọn bài bằng tiếng Anh.

Khoảng thời gian gần đây mọi người trên thế giới đã kinh hãi, bàng hoàng, bất mãn, tức giận khi nghe tin hơn 1000 nấm mồ trẻ em đã được tìm thấy tại các ngôi trường Thiên Chúa Giáo bên Canada. Đây không phải là lần đầu tôi nghe tin này. Những thảm trạng này đã được ghi chép, tường trình bởi nhiều đoàn thể bảo vệ nhân quyền và những nạn nhân còn sống sót từ nhiều năm qua, không phải là điều mới mẻ. Thế nhưng vì những năm gần đây, bao nhiêu vấn đề khác “giật gân” hơn trong chính trường Hoa Kỳ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, khiến cho ít người quan tâm, và đứng lên kêu gọi sự nhìn nhận, xin lỗi, và bù đắp những thiệt hại, khổ đau những nạn nhân và gia đình các nạn nhân thổ dân da đỏ đã phải chịu đựng .

Tôi đã đọc và biết về những loạt bài tường trình về sự đối xử dã man đối với người thổ dân Mỹ hay bên Canada từ mấy năm nay, nhưng khi nghe tin các xác trẻ em được tìm thấy, mà họ nói đây là chỉ là một khởi đầu, sẽ còn nhiều nữa, tôi không khỏi nghe quặn lòng, chua xót, bất mãn vô cùng cực vì biết rõ cái văn hóa của đa số các bộ lạc thổ dân da đỏ : họ tôn trọng sự sống của thú vật, cỏ cây, và đương nhiên sự sống con người. Họ luôn trân trọng an táng người đã chết với những lễ nghi, cung cách bày tỏ niềm thương tiếc, niềm tin vào sự sống đời đời, miên viễn, thật cảm động. Vậy mà những đứa con ruột thịt của họ đã phải bị chết thảm, bị vùi dập trong những nấm mồ không quan tài, không ghi tên tuổi, hoặc đã bị đốt cháy, vất quăng đâu đó, từ lúc nào, không ai biết được. Còn gì đau đớn hơn không cho cha mẹ của những nạn nhân trẻ này? Ai đã cho những kẻ muốn đồng hóa họ cái quyền hành hạ, hãm hiếp, giết hại những đứa trẻ ngây thơ này? Những phim ảnh, câu chuyện được dựng lên về sự “man di mọi rợ” của thổ dân da đỏ chỉ là một cách để ngụy biện, chạy tội cho những thảm cảnh họ phải hứng chịu khi bị những kẻ mang “ánh sáng văn minh từ Thiên Chúa” đến từ Âu Châu cướp đất, cướp nhà, cướp đi mạng sống của họ. Sự tuyên truyền, bôi bác đó đã được thành hình không ngoài mục đích biến sự diệt chủng vô cùng ác độc đối những người da đỏ thành một sự việc cần thiết, cần phải làm, là rất đúng!

Nhớ lại khi còn nhỏ xem phim cao bồi, tôi không khỏi xấu hổ vì lúc ấy, như bao đứa trẻ ngô nghê khác, tôi đã xem cao bồi là anh hùng, và bắt chước chung quanh, kêu những người da đỏ trong phim là “mọi”!

Đến giờ tôi mới biết là có những đứa bé vừa sinh ra đời đã bị giết, đốt thành tro vì nhà trường không muốn ai biết đó là con của những ông “cha linh mục” khi họ hãm hiếp các bà mẹ trẻ (học sinh của các trường nội trú) . Tôi cũng không biết là học sinh đã bị các trường “bán” đi đến những gia đình cần có con nuôi (nếu nó xinh đẹp) hoặc cần đầy tớ, nô lệ trong nhà, với giá rẻ mạt. Tôi không biết là có những học sinh chịu không nổi đã phải tự tử, hoặc trốn đi, bị bắt lại, và bị hành tội tơi bời….Xin nói trước là loạt bài tôi trích ra đây có nhiều chi tiết kinh khủng, có thể gây xúc động mãnh liệt cho một số độc giả…Nhưng sự thật, dù đau lòng đến đâu, vẫn là sự thật. Chúng ta cần biết, và tranh đấu để cho những điều ác độc này phải vĩnh viễn không còn xuất hiện giữa người với người.

Tờ New York Times cũng đã tường trình như sau trong bài “Hàng trăm ngôi mộ không được đánh dấu khác được tìm thấy tại Trường Nội Trú cũ ở Canada”; xin trích dịch vài đoạn sau đây:

“Đây là tội ác chống lại con người, một sự tàn sát đối với những người thuộc Nước đầu tiên (NDT), (First Nation, bên Canada) ,” Ông Bobby Cameron, tù trưởng của Liên đoàn các bộ lạc có chủ quyền, cho biết. “Cái tội duy nhất mà chúng tôi từng phạm khi còn bé là đã bị sinh ra làm người da đỏ!” ông nói.

Nơi tưởng Niệm hài cốt 215 trẻ em da đỏ được tìm thấy tại trường nội trú Kamloops

Một Ủy ban “Tìm Kiếm và Giải Tỏa Sự thật”, tại Canada, được thành lập vào năm 2008 để điều tra các trường nội trú, nơi đã có những hành vi “diệt chủng văn hóa”. Nhiều trẻ em không bao giờ được trở về nhà, và gia đình của chúng chỉ được giải thích mơ hồ về số phận của chúng, hoặc không nhận được bất cứ tin tức chi về chúng. Canada có khoảng 150 trường học nội trú và ước lượng khoảng hơn 150.000 trẻ em da đỏ đã bị đem vào các trường này từ khi cái guồng máy “trường học tẩy trắng” mới bắt đầu, năm 1883, cho đến khi đóng cửa, năm 1996.

Nhóm người dùng tia sáng radar xuyên qua đất để tìm hài cốt trẻ em bị chôn tại trường nội trú Marieval, ở Saskatchewan

Ủy ban ” Tìm Kiếm ” cũng ước tính là có khoảng 4.100 trẻ em bị “biến mất” từ các trường học này. Nhưng một cựu thẩm phán gốc da đỏ, người đứng đầu ủy ban, Murray Sinclair, cho biết trong một email vào tháng này rằng ông tin rằng con số đó thực ra “vượt khỏi, nhiều hơn 10,000”.

“Họ thường chì chiết, kết tội dân tôi,” bà Florence Sparvier, 80 tuổi, nói về các nữ tu tại trường học. “Họ nói với chúng tôi rằng dân tộc của chúng tôi, cha mẹ chúng tôi, ông bà chúng tôi không có cách nào để có một đời sống tâm linh bởi vì chúng tôi đều là những người ngoại đạo.”

Vào tháng 9 năm 2017, ông Trudeau thừa nhận cái quá khứ “sỉ nhục, bỏ rơi và lạm dụng” người da đỏ của Canada và tuyên bố trong một bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc là ông sẽ cố gắng để cải thiện đời sống của họ.

Ủy ban “Tìm Kiếm” từng kêu gọi một lời xin lỗi của đức giáo hoàng về vai trò của Thiên Chúa Giáo, vì Tòa Thánh đã điều hành khoảng 70% trường học. (Phần còn lại là của các giáo phái Tin lành.) Nhưng bất chấp lời kêu gọi từ cá nhân ông Trudeau đến Vatican, Đức Giáo hoàng Francis vẫn chưa gửi lời xin lỗi. Ngược lại, giới lãnh đạo của Giáo hội Thống nhất Canada, giáo phái Tin lành lớn nhất, đã gửi lời xin lỗi, năm 1998, về sự góp tay trong việc điều hành các trường học.

Theo bài “Hàng nghìn trẻ em Thổ Dân của Canada đã chết trong các trường nội trú do nhà thờ điều hành. Họ được chôn cất ở đâu?” của tờ báo Washington Post, viết từ năm 2018, thì:

“Theo báo cáo năm 2015 của ủy ban, hồ sơ của trường thường bị phá hủy hoặc được lưu giữ một cách mập mờ, luôn thay đổi. Những người có thẩm quyền cũng thường xuyên không ghi tên và giới tính của học sinh bị chết hoặc nguyên nhân cái chết. Đã thế, các nhà chức trách lại lơ là, không thông báo về cái chết của học sinh đến cha mẹ.

Thêm vào những hỗn độn đó, một số tổ chức Công giáo có trách nhiệm điều hành các trường học vẫn chưa chịu nộp hồ sơ của họ.

Các tổ chức tôn giáo điều hành các trường học – (the Anglican Church of Canada, Presbyterian Church in Canada, United Church of Canada, Jesuits of English Canada and some Catholic groups) – vào năm 2015 đã bày tỏ sự hối hận về những hành vi lạm dụng “được ghi chép đầy đủ”. Trái lại, tòa thánh Vatican chưa bao giờ đưa ra lời xin lỗi chính thức, điều mà Trudeau và những người khác đã nhiều lần kêu gọi.

Trẻ em ở các trường nội trú thường chết vì các bệnh như lao và thương hàn. Những bệnh này lây lan nhanh chóng vì trẻ em không được nuôi dưỡng đầy đủ và đôi khi bị buộc phải lao động nặng nhọc. Những trẻ khác chết do tự sát, bị lửa đốt chết, hoặc chết cóng trong khi cố gắng trốn thoát khỏi trường. Thế nhưng việc tìm kiếm xác của các học sinh này rất khó vì nếu được chôn thì xác các em được chôn tại nhiều nghĩa trang riêng của các trường khác nhau. Sau khi các ngôi trường bị đóng, kéo sập đi, và chính phủ bán đất đi cho tư nhân, thì việc tìm xác ở những nơi đó không còn đơn giản nữa.

Điển hình là Trường Nội Trú Brandon, hoạt động từ năm 1895 đến năm 1972. Nơi đó bây giờ là chỗ để cắm trại bằng xe RV, tên Turtle Crossing RV, nơi có ít nhất 60 mồ chôn học sinh. Sau nhiều năm bị bỏ hoang, nghĩa trang của trường đã được hội Nữ Hướng Dẫn (Girl Guides, giống như hội Nữ Hướng Đạo bên HK) ghi nhận và chăm sóc. Nhưng sau đó không lâu, vào thập niên 2000, khu đất của ngôi trường /nghĩa trang ấy đã được bán lại cho một tư nhân . Việc tìm kiếm hiện nay gặp trở ngại khi người chủ của khu đất nơi này không đồng ý cho chính phủ và các hội đoàn đến để điều tra, tìm xác.

Tương tự như bên Canada, tại HK, hàng trăm nghìn trẻ em Thổ Dân Mỹ (TDM) đã bị ép bức, tách khỏi cộng đồng của họ để được “đồng hóa, làm cho văn minh hơn” về mọi mặt trong các trường nội trú trong hơn một thế kỷ. Không rõ những đứa trẻ đã chết như thế nào tại các trường học, nơi bệnh dịch đã hoành hành cách đây một trăm năm, nơi mà trẻ em không được săn sóc thuốc men đầy đủ, và điều kiện sống hết sức thiếu vệ sinh, và là nơi các trẻ em đã bị bạo hành, lạm dụng tình dục, từ thể chất đến tinh thần. Một số cựu học sinh kể lại rằng trẻ sơ sinh (từ những bé gái bị các linh mục và các “cha” hiếp dâm ) đã bị đốt cháy, thiêu hủy mất đi!

Cả hai quốc gia: HK và Canada, đều lập ra những ngôi trường nội trú, cùng chung một hệ thống “giáo dục” để làm cho chết đi cái bản sắc, văn hóa, ngôn ngữ người da đỏ của những học sinh nơi đó. Châm ngôn của họ : “Giết chết đi tên da đỏ, cho “con người” được sống!

Tại Hoa Kỳ, năm 2019, theo bài viết “Những Thổ Dân Mỹ (TDM) bị lạm dụng tình dục tại các trường nội trú Công giáo Đòi Công Lý” thì “cùng với các giáo phận trên khắp toàn quốc, Giáo phận Công giáo Sioux Falls vào tháng 3 đã nêu tên 11 linh mục bị buộc tội lạm dụng tình dục trẻ em từ năm 1950 đến năm 1992.

“Nhưng họ không liệt kê, kể đến những người giảng dạy theo Công giáo bị hàng chục cựu học sinh cáo buộc đã có hành vi lạm dụng lao động và tình dục khủng khiếp trong hằng mấy chục năm tại các trường nội trú, điều hành bởi Giáo hội Công giáo.

Họ không có đề cập đến người đàn ông đã ám ảnh trí óc bà Aamot bao năm nay….Một người đã mò mẩn bà từ bé cho đến năm học lớp bốn, fourth grade, cho đến khi bà bắt đầu có kinh nguyệt. Người này tên Francis Suttmiller, ông “cha” này cũng đã bị tố cáo có hành vi hãm hại tình dục của nhiều học sinh khác của trường St. Paul’s.

Năm 2010, vụ kiện bởi bà Louise Charbonneau Aamot và tám cựu học sinh (9littlegirls) của trường nội trú St. Paul’s Indian Mission (cũng như những vụ tương tự từ hàng chục nạn nhân khác) đã bị chặn đứng lập tức khi các nhà lập pháp và Mike Rounds, thống đốc lúc đó của tiểu bang South Dakota, đã tạo thêm ra một thay đổi đạo luật phút chót, cùng trong năm 2010. Với sự thay đổi này, thì nạn nhân từ 40 tuổi trở lên không còn có quyền nộp đơn kiện những người đã xúc phạm, và lạm dụng tình dục đối với họ.

Thế nên thay vì có được niềm an ủi vì được sự công nhận và lên tiếng của giáo phận Sioux Falls, họ chỉ thấy càng thêm thất vọng não nề . Những kẻ xâm phạm tình dục trẻ nhỏ, người TDM, vẫn được bao che bởi các nhà lãnh đạo Công giáo của chính phủ tiểu bang South Dakota.

Lạm dụng tình dục trẻ em là một chủ đề phổ biến liên quan đến các trường nội trú khác nhau do Giáo hội Công giáo điều hành, ở Nam Dakota, hằn sâu thêm một vết thương lòng của những trẻ em thổ dân Mỹ, vốn đã bị nhà trường bỏ mặc, không được xem là người, và được coi như một công cụ để trao đổi trong các vụ gạ gẫm, mua bán làm con nuôi hoặc đầy tớ trong nhà.

Đã có rất nhiều những vụ lạm dụng tình dục, kéo dài hàng mấy chục năm từ thập niên ’40 cho đến khi nhà thờ bắt đầu bàn giao trường học lại cho các bộ lạc vào những năm 1970.

Tại Tekakwitha Indian Mission ở “khu bảo tồn” (Indian Reservation) ở hồ Traverse, các cựu học sinh cho biết họ thường xuyên là đối tượng của những vụ lạm dụng tình dục bởi nhiều nữ tu và linh mục khác nhau, bao gồm cả các vị lãnh đạo của trường.

Trường St. Joseph cho TDM

Các nạn nhân TDM theo học tại Trường Indian St. Joseph ở khu bảo tồn Lower Brule cho biết họ đã bị nhiều linh mục cưỡng hiếp và lạm dụng tình dục trong thời gian học tại trường.

Pohlen, người đứng đầu Tekakwitha, bị nhiều nạn nhân buộc tội y đã ép họ phải quan hệ tình dục bằng miệng. Pohlen cũng đã bán những đứa trẻ nhỏ của trại trẻ mồ côi cho nhiều gia đình, nơi mà, thêm một lần nữa, chúng lại bị ngược đãi.

Ví dụ điển hình là Dennis Isaac Seely, người bị bắt khỏi cha mẹ và lớn lên trong trại trẻ mồ côi Tekakwitha, trước khi được gửi đi làm đầy tớ cho một gia đình ở Iowa với giá 10 đô la.

Lá thư đầy lỗi chính tả của một ông linh mục gửi cám ơn một gia đình người đã “tặng” 10 đô la cho trường để đổi lấy một học sinh của trường để đem về làm tôi tớ trong nhà họ, mà họ kêu là đi vacation! Có nhiều trẻ em đã bị ngược đãi hành hạ, sau khi bị bán đi.

Trường truyền giáo Cho người TDM St. Paul

Đối với trường St. Paul ở khu bảo tồn Yankton, hàng chục cựu học sinh đã kiện giáo phận Sioux Falls về những hành vi tàn bạo xảy ra trong khuôn viên của trường và trong nhà thờ.

Barbara Charbonneau-Dahlen, người bị bắt theo học tại St. Paul với các chị em gái của bà vào giữa thập niên 50, từ lớp sáu cho đến năm lớp chín, kể rằng Suttmiller đã ép bà quan hệ tình dục bằng miệng trong tầng hầm của nhà thờ. Charbonneau-Dahlen nói: “Xong, ông ta nhấc tôi lên, và ấn tôi vào một cái quan tài trống và lần nào cũng thế, hăm rằng: “Nếu mày nói cho ai nghe, tao sẽ cho mày nằm trong đây luôn”

Ngoài Suttmiller, các cựu học sinh trường St. Paul cho biết họ còn bị các nữ tu – Sơ Mary Frances Poitra, Sơ Eleta Marie và Sơ John Marie – và các nhân viên trường Moe Shevelin và Benny Lee, xâm phạm tình dục, theo đơn kiện của tòa án.

Trường St. Paul được điều hành bởi các linh mục Benedictine của Blue Cloud Abbey, ở Marvin cho đến khi đóng cửa vào năm 2012.

Và Khi Lớn Lên….

Đó là khi họ còn bé, khi được/bị tách rời khỏi cha mẹ để được “dạy dỗ, làm cho văn minh”, nhưng trên thực tế đã phải chịu bao khổ ải, hành hạ từ thể chất đến tinh thần, có thể bị chết , bỏ mặc, mạng sống, con người của họ bị xem như chẳng là cái gì hết. Còn khi lớn lên, hoặc khi họ trở về lại những khu “bảo tồn” thì sao?

Bạo Hành Với Phụ Nữ TDM

Theo bài “Chấm Dứt Bạo Hành Đối Với Phụ Nữ Người Da Đỏ” của hiệp hội Luật Sư Cho Người TDM thì tại Hoa Kỳ, thì những bạo hành đối với phụ nữ TDM đã lên đến mức chưa từng thấy trên các vùng đất thuộc bộ lạc và ở các làng của TDM bên Alaska. Trong 5 phụ nữ TDM thì đã có đến 4 người bị bạo hành, và hơn 1 trong 2 phụ nữ từng bị hãm hiếp. Phụ nữ TDM ở Alaska có tỷ lệ bị hãm hiếp cao nhất, và tỷ lệ bị bạo hành cao hơn tới 10 lần so với toàn nước Mỹ.

Tài liệu thu thập được cho thấy mức độ trầm trọng của vấn đề, nhưng cũng không nói lên được tất cả những góc cạnh của cái “dịch bệnh” này . Nó chỉ vẽ nên được con số, nhưng không tính đến những tác động tàn khốc mà bạo lực này gây ra đối với những người sống sót, các gia đình TDM, các cộng đồng TDM và chính các bộ lạc còn lại. Trẻ em TDM bị bạo hành có tỷ lệ bị khủng hoảng tinh thần cao gấp ba lần so với toàn dân HK. Tuy nhiên, các thống kê cho thấy rõ ràng rằng bạo lực đối với phụ nữ TDM là một thực tế kinh khủng không thể làm lơ, mặc kệ được nữa.

Phần lớn những phụ nữ bị bạo hành, hay hãm hiếp, giết hại, không bao giờ nhìn thấy được những tên hiếp dâm họ bị đưa ra công lý. Cơ cấu hình sự dựa trên sự phân biệt chủng tộc, tạo ra tại Hoa Kỳ đã hạn chế việc bảo vệ phụ nữ TDM bởi các bộ lạc khi họ bị bạo hành, xâm phạm. Vì những cơ cấu bảo vệ quyền “làm bậy” của những tên tội phạm (đa số là da trắng), những kẻ đã hãm hiếp và sát hại phụ nữ TDM, trong hơn 35 năm, luật pháp Hoa Kỳ đã chối bỏ mọi thẩm quyền hình sự của các bộ lạc đối với những người không phải là TDM.

Kết quả là, các bộ lạc tại những khu vực “bảo tồn” đã không được quyền truy tố những tên tội phạm không phải là TDM, những kẻ chiếm phần lớn (96%) trong những vụ bạo hành, cưỡng hiếp, sát nhân. Cục điều tra dân số cho thấy rằng những người không phải là TDM hiện đang chiếm đến 76% dân số trên các vùng đất của bộ lạc và chiếm đến 68% dân số ở các làng thổ dân Alaska. Nhiều phụ nữ TDM đã kết hôn với những người không phải là TDM.

Và vì thế, có công bằng hay không khi có một người không phải TDM kết hôn với một phụ nữ TDM, rồi ra tay bạo hành, hay hãm hiếp, rồi giết vợ, hắn lại không thể bị truy tố hình sự bởi bất bộ lạc, hay cá nhân TDM nào và không bao giờ bị khép tội bởi bất kỳ chính phủ nào?

Sự tàn nhẫn, bất công không thể tưởng được nổi đối với một sắc dân từng là những người đầu tiên cư ngụ trên Châu Mỹ, từng khai khẩn đất hoang, trồng trọt và chia sẻ đất lành, nước sạch với những người đến từ phương xa đã khiến tôi, và chắc chắn là rất nhiều người nữa, bàng hoàng, uất nghẹn. Cho đến nay thì sự ức hiếp, khinh thường, kỳ thị có hệ thống đã đưa đến bao nhiêu hệ lụy đau thương ngút trời. Tôi tự hỏi, tôi sẽ trả lời sao với những câu hỏi học sinh tôi nêu ra, về những trẻ em TDM đã bị chết vất vưởng đó đây, về những người đàn bà bị cưỡng hiếp và giết chết, mà kẻ phạm tội vẫn không bị buộc bất cứ tội trạng nào, khi chúng hiểu được là đã có cả một guồng máy chính quyền được đặt ra để “bảo vệ an sinh cho người dân”, thế nhưng cái đối tượng “người dân” đến từ phương nào, vóc dáng, gốc gác ra sao, thì lại là một điều vô cùng khác biệt…

Minh Phượng Tổng Hợp và Trích Dịch

Nguồn:

  1. Hundreds More Unmarked Graves Found at Former Residential School in Canada
  2. Thousands of Canada’s indigenous children died in church-run boarding schools. Where are they buried?
  3. Native American victims of sex abuse at Catholic boarding schools fight for justice
  4. Ending Violence Against Native Women
  5. Rape on The Reservation
  6. American Indian Boarding Schools 

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll