Monday, 21 June 2021

NHÀ THƠ TẾ HANH

 

Phụ nữ Việt 100 năm trước qua ống kính người nước ngoài

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/06/nha-tho-te-hanh.html

Nhà thơ Tế Hanh qua đời

Cây bút hàng đầu của phong trào Thơ Mới, tác giả của 'Nhớ con sông quê hương', 'Quê hương' hay 'Em chờ anh'... trút hơi thở cuối cùng lúc 12h ngày 16/7/2010 tại Hà Nội sau hơn 10 năm nằm liệt giường vì căn bệnh xuất huyết não. Ông hưởng thọ 89 tuổi.

Một số bài thơ tiêu biểu của Tế Hanh:

Nhớ con sông Quê hương 

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng

Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm của dòng trôi
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Sông của quê hương sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bẩy
Bầy chim non bơi lội trên sông

Tôi đưa tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền Nam
Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây

Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không ghềnh thác nào ngăn cản được

Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương

Giữa em và anh

Anh như người bốn phía mưa rơi
Em bỗng đến và cuộc đời hửng nắng
Giữa hai ta còn muôn ngàn im lặng
Anh vẫn nghe xao động bao lời

Tưởng con sông đến khúc trôi êm
Mùa hạ hết và mùa thu sắp đến
Anh lại thấy lòng mình xao xuyến
Bởi một cái nhìn xa thẳm của em

Em biết không? Giữa anh và em
Không nói được nhiều hơn là nói được
Như khi chúng ta nhìn dòng nước
Giữa thuyền và bến, giữa bến và thuyền.

Ngày mai kia trong biến động liên hồi
Anh không thể giữ cả những gì yêu quí nhất
Nhưng tình anh đối với em không thể mất
Như bao tình yêu chân thật trên đời.

Tế Hanh và bí mật của dòng sông

QUẢNG NGÃI 100 năm từ ngày Tế Hanh - tác giả "Nhớ con sông quê hương" - chào đời đến nay, dòng Trà Bồng vẫn xanh biếc như hồn thơ ông.

Ngày 20/6/2021 là kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tế Hanh - tác giả nổi tiếng cuối phong trào Thơ Mới và sau Cách mạng tháng Tám. Nhà thơ Thanh Thảo, một đồng hương và hậu bối của cố thi sĩ gửi đến VnExpress tưởng niệm ông.

Chiếc cầu tre qua sông Trà Bồng ở làng Đông Yên. Ảnh: Phạm Linh.

Chiếc cầu tre qua sông Trà Bồng ở làng Đông Yên. Ảnh: Phạm Linh.

Ở Quảng Ngãi bây giờ, có thể nói, sông Trà Bồng là dòng sông còn đầy nước và trong xanh nhất. Với một vùng quê, còn dòng sông chưa bị ô nhiễm là còn tất cả.

Bài thơ Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh là viết về sông Trà Bồng, đoạn sông chảy qua làng Đông Yên, xã Bình Dương quê Tế Hanh. Với dòng sông cũng như với thơ, còn xanh là còn sống.

Nhà thơ Tế Hanh. Ảnh: Nguyễn Đình Toán.

Nhà thơ Tế Hanh. Ảnh: Nguyễn Đình Toán.
Theo dự kiến, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh phối hợp Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức hội thảo về cuộc đời, sự nghiệp của ông và làm đêm thơ nhạc, nhưng chương trình hoãn do Covid-19. Để đảm bảo yêu cầu chống dịch, chỉ số ít đại diện Hội Văn học - Nghệ thuật dâng hương tại nhà cũ của Tế Hanh ở làng Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Xuất hiện giai đoạn cuối của dòng thơ lãng mạn 1930-1945, thơ Tế Hanh đặc sắc ngay ở sự bình dị, hồn nhiên và ngẫu nhiên. Thơ rất cần sự ngẫu nhiên, không định trước, như thoát ra từ vô thức.

Thơ ông mộc mạc. Sự mộc mạc của vầng trăng sáng thấp thoáng qua những đám mây, rất khó nắm bắt. Nếu đọc tác phẩm của ông nhanh quá, người ta dễ có cảm tưởng đó là người làm thơ nghiêng về bản năng. Nhưng không. Tế Hanh là nhà thơ đọc và uẩn súc thơ hiện đại phương Tây, nhất là thơ hiện đại Pháp nhiều nhất. Vốn kiến thức về thơ của ông rất rộng, và mặc dù ít nói, mỗi khi nói về thơ, Tế Hanh đều có những nhận xét xác đáng.

Đó cũng là cách vận hành của dòng sông chảy qua quê hương ông, trong lành, hồn hậu nhưng ẩn chứa. Thơ Tế Hanh hứa hẹn còn sống rất lâu trong lòng người Việt yêu thơ, cũng từ sự ẩn chứa ấy.

"Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây

Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy

Hình ảnh con sông quê mát rượi

Lai láng chảy..."

"Bỗng nghe dâng" ấy là một cảm giác bất chợt, nó găm vào cảm xúc và tâm trí người đọc, nó khiến ta được thả lỏng mọi giác quan, và đón nhận thơ như đón nhận nước trên dòng sông xanh mát.

Mỗi nhà thơ lớn đều có cách thể hiện riêng thơ mình trước thế giới. Với Tế Hanh, đi tới tận cùng sự hồn nhiên và nhân hậu, ông đã gặp thế giới.

Sông Trà Bồng bên làng Đông Yên của nhà thơ Tế Hanh. Ảnh: Duy Sinh.

Sông Trà Bồng bên làng Đông Yên của nhà thơ Tế Hanh. Ảnh: Duy Sinh.

Ra đi từ dòng sông và trở về với dòng sông, thơ Tế Hanh là cuộc chuyện trò thầm thỉ không dứt với con sông thân yêu của đời mình. Thơ là những lời nhỏ nhẹ, không phải những tiếng nói to. Vì thế, thơ là dòng chảy trong hành trình văn hóa nghệ thuật của nhân loại. Nhớ thời chiến tranh, những bài thơ bây giờ còn lại đều là những tiếng nói nhỏ nhẹ giữa đạn bom. Tiếng nói ấy dành riêng cho tâm hồn con người.

Tôi còn nhớ, năm 1979, khi lần đầu tiên tôi được trao giải thơ hàng năm của Hội nhà văn Việt Nam cho tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ, Tế Hanh đã viết bài phê bình về tập thơ này. Trong rất nhiều bài thơ viết về chiến tranh trong tập thơ ấy, Tế Hanh đã chọn bài thơ Tiếng ve, một bài thơ tôi "tô màu" cho tiếng ve, thật thanh bình, khi tiếng bom tạm ngừng trong rừng chiến khu. Tế Hanh rất khen phần nghệ thuật ‘tô màu cho âm thanh" của bài thơ ấy, nhưng tôi biết, ông đồng cảm với tôi ở cảm giác thanh bình ngay trong chiến tranh. Thơ Tế Hanh cũng thật thanh bình, như con người ông. Nhưng sự sâu sắc "ngầm" ở nhà thơ này chỉ thỉnh thoảng mới được ông hé lộ.

Cách đây hơn mấy chục năm rồi, trong dịp về thăm Quy Nhơn, ông nói với tôi: "Mình thích thơ hiện đại phương Tây, nhất là thơ hiện đại Pháp". Tôi hỏi ông thích ai trong số những nhà thơ Pháp hiện đại, Tế Hanh nói: "Mình thích Aragon, nhất là những sáng tác thời kỳ sau của ông mà ở ta chưa dịch. Thơ Aragon trôi chảy như một dòng sông lớn. Mình thích Eluard. Thơ ông trong veo nhưng rất khó nắm bắt. Mình thích thơ Rene Char, một nhà thơ Pháp tham gia kháng chiến chống phát xít nhưng làm thơ u ẩn như một thiền sư phương Đông. Mình thích thơ Saint-John-Perse, thơ ông này có kiến trúc nguy nga và ào ạt như sóng trào. Mình thích Andre Breton, nhưng chỉ thích phần lý luận thơ ca của ông này, chứ không thích thơ mấy. Mình thích...". Tôi nghe như nuốt từng lời của ông.

Người làm thơ vẫn thường học nhau, lớp trước truyền cho lớp sau những thu nhận và suy ngẫm, những tri thức và sự từng trải. Tôi đã học được ở Tế Hanh, Xuân Diệu, Văn Cao... rất nhiều. Uyên bác như thế, nhưng Tế Hanh làm thơ rất thật thà và hồn nhiên. Ông vẫn là ông, cho tới cuối đời.

Nếu chỉ được phép nói hai từ về thơ Tế Hanh, tôi sẽ chọn hai từ "ẩn chứa". Ẩn chứa, đó cũng là bí mật của dòng sông.

Thanh Thảo 

VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

https://vnexpress.net/nha-tho-te-hanh-qua-doi-1903962.html

Nhà thơ Tế Hanh qua đời

12h ngày 16/7/2010, nhà thơ Tế Hanh trút hơi thở cuối cùng để về với "sông nước của quê hương", sau hơn 10 năm nằm liệt giường vì căn bệnh xuất huyết não. Ông hưởng thọ 89 tuổi.

Nhà thơ Tế Hanh. Ảnh tư liệu.

Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh, sinh ngày 20/6/1921 trong một gia đình nhà Nho nghèo ở thôn Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ông học ở trường làng, trường huyện. Đến tuổi 15, nhà thơ tương lai ra Huế học trung học. Chính nơi đây, ông bắt đầu gặp gỡ, giao lưu với các tác giả của phong trào Thơ Mới và dần dà trở thành một trong những cây bút từng làm nên một thời đại hoàng kim cho thi ca Việt Nam.

Được biết đến với bài thơ đầu tiên Những ngày nghỉ học từ năm 17 tuổi (1938), Tế Hanh ghi dấu ấn trên thi đàn bằng những cảm xúc trong sáng, vẩn vơ, buồn buồn của tuổi học trò. Những sáng tác đầu tay của ông sau đó được tập hợp trong tập Hoa niên - tập thơ được Tự lực văn đoàn khen tặng (dưới tên Nghẹn ngào).

Thời kỳ Cách mạng tháng Tám, Tế Hanh tham gia cách mạng ở Huế. Hòa bình lập lại, ông tập kết ra Bắc, làm việc ở Hội Văn nghệ, sau đó là Hội Nhà văn Việt Nam.

Những năm cuối đời, nhà thơ ốm nặng. Ảnh: ANTG.

Sau 1954, vượt qua những thành công đầu tiên của mình, Tế Hanh khẳng định sức bền của ngòi bút qua một loạt tập thơ như Lòng miền Nam (1956), Gửi miền Bắc (1958), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963), Con đường và dòng sông (1980), Em chờ anh (1994)... Chủ đề quen thuộc thời kỳ này của ông là tình cảm với miền Nam quê hương, ý chí đấu tranh, khát vọng thống nhất Tổ quốc. Tác giả có những vần thơ thiết tha về quê hương đã đi vào lòng người với những sáng tác tiêu biểu như Quê hương, Nhớ con sông quê hương, Mặt quê hương... Với những đóng góp nổi bật đó, ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm 1996.

Vào những năm 80, Tế Hanh bị đau mắt, rồi ông mù dần. Hơn 10 năm trước, nhà thơ ngã bệnh nặng và nằm liệt giường, lúc mê lúc tỉnh. Những lúc tỉnh táo, ông vẫn nghe thơ, đón bạn bè đến thăm. Nhưng mấy năm gần đây, nhà thơ gần như sống thực vật.

Nhà văn Đào Thắng, chánh văn phòng Hội Nhà văn cho biết, hiện tại, Hội Nhà văn đang bàn bạc với gia đình nhà thơ để tổ chức chu đáo cho ông về nơi yên nghỉ cuối cùng.

Hà Linh

Một số bài thơ tiêu biểu của Tế Hanh:

Quê hương

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thân góp gió

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng lũ lượt kéo ghe về
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng

Dân chài lưới lần da ngăm rám nắng
Tỏa thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Mầu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

 

Mặt quê hương

Mặt em như tấm gương
Anh nhìn thấy quê hương

Kìa đôi mắt, đôi mắt
Dòng sông yêu trong vắt

Kìa vừng trán thanh thanh
Khoảng trời xa yên lành

Miệng em cười tươi thắm
Như vườn xanh nắng ấm

Hơi thở em chan hòa
Như hơi thở quê ta

Hôm qua ai thù giặc
Mà môi em mím chặt?

Hôm nay ai xót thương
Mà mi em mờ sương?

Ôi miền Nam yêu dấu
Trên mặt em yêu dấu

Ôi tháng năm nhớ thương
Mặt em là quê hương

Chia buồn với gia đình nhà thơ và chia sẻ cảm xúc về những vần thơ của Tế Hanh.

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

https://vnexpress.net/phu-nu-viet-100-nam-truoc-qua-ong-kinh-nguoi-nuoc-ngoai-4296993.html

Thiếu nữ Việt trong tà áo dài ngũ thân, cô gái người Mán làm duyên trước ống kính các nhiếp ảnh gia cách đây hơn 100 năm.

Bức Thiếu nữ Sài Gòn của nhiếp ảnh gia John Thomson, in trên giấy bạch đàn - một trong những tấm ảnh được chụp đầu tiên được chụp ở Việt Nam, vào khoảng năm 1867 - 1868. Áo dài năm thân được phái nữ ưa chuộng vào thế kỷ 19. Trang phục gồm hai khổ vải được may nối nhau thành thân trước theo phong cách kín đáo. Bốn thân áo bên ngoài tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu: cha mẹ mình và cha mẹ người thương, thân áo thứ năm đại diện cho người mặc. Áo luôn có năm cúc, thể hiện đạo lý làm người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.Bức hình được giới thiệu trong cuốn Buổi đầu nhiếp ảnh Việt Nam của Terry Bennett (Phương Nam Book phát hành vào tháng 6), giới thiệu tư liệu về ngành nhiếp ảnh trong nước từ năm 1840 - khi máy ảnh lần đầu xuất hiện ở Việt Nam - đến năm 1950.

Bức "Thiếu nữ Sài Gòn" của nhiếp ảnh gia John Thomson, in trên giấy bạch đản (loại giấy sử dụng hợp chất có trong lòng trắng trứng, giúp bề mặt bóng loáng, thường được dùng để in ảnh vào cuối thế kỷ 19) - một trong những tấm ảnh đầu tiên được chụp ở Việt Nam, vào khoảng năm 1867 - 1868. Áo dài năm thân được phái nữ ưa chuộng vào thế kỷ 19. Trang phục gồm hai khổ vải được may nối nhau thành thân trước theo phong cách kín đáo. Bốn thân áo bên ngoài tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu: cha mẹ mình và cha mẹ người thương, thân áo thứ năm đại diện cho người mặc. Áo luôn có năm cúc, thể hiện đạo lý làm người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Bức hình được giới thiệu trong cuốn "Buổi đầu nhiếp ảnh Việt Nam" của Terry Bennett (Phương Nam Book phát hành vào tháng 6), giới thiệu tư liệu về ngành nhiếp ảnh trong nước từ năm 1840 - khi máy ảnh lần đầu xuất hiện ở Việt Nam - đến năm 1950.

Một phụ nữ người Mán ở bản Pa Kha, tỉnh Sơn La trước ống kính một nhiếp ảnh gia khuyết danh. Ảnh chụp vào khoảng năm 1925, in trên giấy tráng bạc.

Một phụ nữ người Mán ở bản Pa Kha, tỉnh Sơn La trước ống kính một nhiếp ảnh gia khuyết danh. Ảnh chụp vào khoảng năm 1925, in trên giấy tráng bạc.

Một phụ nữ có chồng người Mán, Lào Cai, khoảng năm 1925, ảnh in trên giấy tráng bạc, người chụp khuyết danh.

Một phụ nữ có chồng người Mán, Lào Cai, khoảng năm 1925, ảnh in trên giấy tráng bạc, người chụp khuyết danh.

Cặp vợ chồng già được nhiếp ảnh gia Aurélien Pestel chụp vào khoảng năm 1890.

Cặp vợ chồng già được nhiếp ảnh gia Aurélien Pestel chụp vào khoảng năm 1890.

Trẻ em Việt Nam thập niên cuối thế kỷ 19 qua ống kính của Aurélien Pestel.

Trẻ em Việt Nam thập niên cuối thế kỷ 19 qua ống kính của Aurélien Pestel.

Bức Gia đình Việt Nam, khoảng năm 1890 của nhiếp ảnh gia Aurélien Pestel được giới thiệu trong chương bốn của sách - Các hiệu ảnh thương mại (những năm 1880 - 1890).

Bức "Gia đình Việt Nam", khoảng năm 1890 của nhiếp ảnh gia Aurélien Pestel được giới thiệu trong chương bốn của sách - "Các hiệu ảnh thương mại (những năm 1880 - 1890)".

Một em bé Ảnh Đứa bé trong nôi, khoảng năm 1922, ảnh hộp dạng bởi Namky-Photo (Bắc Ninh)

Bức "Đứa bé trong nôi" được chụp dạng ảnh hộp khoảng năm 1922 bởi tiệm ảnh "Namky-Photo" (Bắc Ninh).

Chuyến thăm của Hoàng thái hậu Từ Cung ở Thanh Hóa năm 1935 qua ống kính nhiếp ảnh gia Nghiêm Xuân Thức. Trong sách, ngoài giới thiệu sự nghiệp của các nhiếp ảnh gia người Pháp và các nước khác tại Việt Nam, tác giả liệt kê một số hình chụp cùng tên tuổi những người Việt tham gia vào buổi đầu sơ khai của nhiếp ảnh.

Chuyến thăm của Hoàng thái hậu Từ Cung ở Thanh Hóa năm 1935 qua ống kính Nghiêm Xuân Thức. Trong sách, ngoài giới thiệu sự nghiệp của các nhiếp ảnh gia người Pháp và các nước khác tại Việt Nam, tác giả liệt kê một số hình cùng tên tuổi những người Việt tham gia vào buổi đầu sơ khai của nhiếp ảnh.

Sách còn giới thiệu các tư liệu hiếm về ảnh phong cảnh, như khoảnh khắc người dân vùng ven Sài Gòn đánh bắt cá những năm 1920 của Fernand Nadal.

Sách còn giới thiệu các tư liệu hiếm về ảnh phong cảnh, như khoảnh khắc người dân vùng ven Sài Gòn đánh bắt cá những năm 1920 của Fernand Nadal.

Một góc Bắc Ninh những 1884-1885, do nhiếp ảnh gia Charles-Édouard Hocquard (1853-1911). Terry Bennett cho biết: Cuốn sách chưa là một pho sử đầy đủ về nhiếp ảnh ở Việt Nam. Dù vậy, nó có thể cung cấp phác thảo ban đầu, một tấm bản đồ sơ khởi, ghi chép lại các cung đường nơi nhiều dấu chân đã đi qua.

Một góc Bắc Ninh những năm 1884-1885, do nhiếp ảnh gia Charles-Édouard Hocquard (1853-1911) thực hiện. Terry Bennett cho biết: "Cuốn sách chưa là một pho sử đầy đủ về nhiếp ảnh ở Việt Nam. Dù vậy, nó có thể cung cấp phác thảo ban đầu, một tấm bản đồ sơ khởi, ghi chép lại các cung đường nơi nhiều dấu chân đã đi qua".

Tam Kỳ (ảnh: Phương Nam Book)

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll