Các nghi lễ theo hình thức tôn giáo xưa nay đều pha trộn sự mê tín để thu hút tín đồ. Đó là sự thật. Các sự kiện linh thiêng phép lạ chỉ là tin đồn mê tín, không phải thiệt, miễn tranh cãi. Đó là sự thật. Con người hay thánh thần đều phải chết. Không ai cứu được ai.
Vượt qua các nghi lễ tôn giáo, con người sẽ hiểu được sự thật: đó chính là Tự Lực Mới Thực Là Tu. Cầu nguyện có được gì đâu? Hãy sống đời tu phước & tích đức. Chính phước đức cứu tai qua nạn khỏi.
Email: cutranlacdao@yahoo.com
Các giáo
sĩ, linh mục Nga thực hiện nghi lễ ban phước Vũ Khí với niềm
tin chúng sẽ có thêm sức mạnh ngoài chiến
trường
Vũ khí Nga trước khi chính thức vào biên chế thường được các giáo
sĩ, linh mục thực hiện nghi lễ ban phước, với niềm tin chúng sẽ có thêm
sức mạnh ngoài chiến trường.
Hiện tại tín ngưỡng
tôn giáo ở Nga được phân bố với cơ cấu 83% dân số theo Kitô hữu Chính
thống giáo (Orthodox Christians), 8% theo đạo Hồi, trong khi 9% còn lại
thuộc các đức tin khác.
Chính
vì vậy Kitô giáo đang được hoạt động chính thức và rộng rãi trong Quân
đội Nga để phục vụ nhu cầu tâm linh của binh sĩ, đồng thời tiến hành
nghi lễ ban phước tại các buổi bàn giao khí tài quân sự.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại hoạt động của các vị linh mục trong những buổi lễ tiếp nhận khí tài mới của Quân đội Nga.
Mở
đầu buổi lễ, vị linh mục trình bày những văn tế nghi thức của Kitô giáo
cùng với Tư lệnh Sư đoàn phòng thủ tên lửa số 18 thuộc Lực lượng phòng
không số 4 của Nga - nơi tiếp nhận những lô khí tài mới.
Sau
đó vị linh mục sẽ tiến hành trao "nước thánh" đến các thành phần của tổ
hợp S-400 sắp bàn giao, với niềm tin sẽ ban cho chúng thêm sức mạnh và
uy lực trên chiến trường.
Hay
một buổi lễ khác tại Sư đoàn đổ bộ đường không số 137, vị linh mục này
đang tiến hành ban phước cho lô xe thiết giáp nhảy dù BMD-4M.
Kể
cả việc bàn giao sửa chữa các thiết bị cũng được tiến hành tại căn cứ
quân sự thuộc quân khu Trung tâm ngoại ô thành phố Novosibrisk.
Buổi
bàn giao súng trường AK-74M cũng được tiến hành với nghi thức tương tự.
Không những vậy, các linh mục và giáo sĩ phục vụ trong quân đội (sĩ
quan tuyên úy) còn luôn phải tập luyện sức khỏe như những quân nhân thực
thụ.
Một vị linh mục đang cầu nguyện ban phước lành cho tàu vũ trụ Soyuz trước khi được phóng lên không gian.
Máy bay chiến đấu Su-27SM cũng được ban tặng nước thánh trước khi bàn giao.
Đặc
biệt trong ngày 1/3/2014, các giáo sĩ Nga và Ukraine cũng gặp phải
những căng thẳng tại bán đảo Crimea, do Nga tiến hành sáp nhập vùng đất
này vào lãnh thổ của mình.
Một
nhà thờ di động được lắp đặt trong một cabin rơ mooc của Quân đội Nga,
người ta có thể dễ dàng di chuyển và kết nối rơ mooc vào các xe tải quân
sự…
…
hay được lắp đặt như một module "vũ khí" trên khung gầm xe tải. Mẫu xe
này khá rộng rãi khi được trang bị một máy điều hòa, một máy phát điện
diesel và tủ lạnh mini bên trong.
Thậm
chí để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng trên chiến trường của các binh sĩ,
Quân đội Nga đã chế tạo một mẫu xe dành riêng cho việc này. Đối với Hoa
Kỳ, quân đội nước này "chuyên nghiệp" hơn khi họ có cả một hãng chuyên
về lĩnh vực thờ cúng di động mang tên Transport for Christ.
Lính dù Nga tập luyện tiến hành xây dựng “Nhà thờ dã chiến”.
Thăm họ đạo Chính Thống Giáo đầu tiên và duy nhất của người Việt tại Mỹ
Đoan Trang & Trà Nhiên/Người Việt
SAN DIEGO, California (NV) – Nghe nói ở San Diego có
Họ Đạo Chúa Phục Sinh thuộc Chính Thống Giáo Đông Phương, tọa lạc tại
Mira Mesa, thế là chúng tôi thân chinh từ Little Saigon xuống thành phố
duyên hải Nam California để tìm hiểu, vì đây là họ đạo Chính Thống Giáo
đầu tiên và duy nhất trong các cộng đồng người Việt trên toàn Hoa Kỳ.Giáo Sĩ Mai Biên tại Họ Đạo Chúa Phục Sinh thuộc Chính Thống Giáo ở San Diego. (Hình: Đoan Trang/Người Việt)
Chúng tôi chọn Chủ Nhật, vì chỉ có duy nhất một Thánh Lễ trong tuần cho cư dân địa phương.
Như một gia đình
Thánh Lễ được cử hành rất trang nghiêm và ấm cúng trong nhà nguyện
của nhà thờ Christ the Cornerstone Lutheran Church. Chủ tế là Giáo Sĩ
Mai Biên, cũng là linh quản họ đạo.
Bên cạnh nhà nguyện là một khoảng sân vườn xinh xinh, nơi mà sau mỗi
Thánh Lễ, mọi người nán lại một chút để cùng nhau chia sẻ miếng bánh, ly
cà phê, và tâm tình.
Chị Mai Theresa, cư dân San Diego, cho biết chị cùng gia đình định cư
ở Mỹ theo diện HO, và gia nhập Chính Thống Giáo hơn năm năm qua.
Lúc còn ở Việt Nam, chị Mai là người Công Giáo, nhưng khi gia nhập
Chính Thống Giáo, dù có những nghi lễ, nghi thức hơi khác so với “đạo
gốc” trước đây, chị thấy “không có gì khó khăn, thậm chí còn học hỏi
thêm nhiều điều tốt cho linh đạo của mình,” như lời chị nói.
“Tôi vô đạo Công Giáo khi còn ở Việt Nam,” bà Sâm Tâm ở City Heights
kể với nhật báo Người Việt. “Đặt chân đến Mỹ năm 1995, tôi nhận thấy con
đường thờ phượng Chúa của Chính Thống Giáo không có gì khác mấy so với
Công Giáo tôi từng theo, thậm chí đầy đủ hơn. Đây là nơi tôi trải được
lòng mình hơn, hiểu được hơn tình thương của Chúa cho mình.”
City Heights nổi tiếng là nơi sinh sống của những người tị nạn và
nhập cư, bao gồm các cộng đồng Việt Nam, Somali, Cambodia, Lào, và
Latino.
Bà Sâm Tâm cho biết thêm, cộng đoàn Chính Thống Giáo ở đây giống như
một gia đình. Các anh chị em, từ giáo sĩ, chấp sự trưởng, đến các tín
hữu, đều thân tình, thương yêu nhau như người nhà.
“Sau buổi cầu nguyện, chúng tôi mỗi người đem một món ăn đến, rồi
cùng nhau trò chuyện, ăn uống vui vẻ. Điều ấy làm tôi vui thỏa,” bà Tâm
nói.Chị Mai Theresa, người gia nhập Chính Thống Giáo được hơn năm năm. (Hình: Trà Nhiên/Người Việt)
“Giáo Sĩ” thay vì “Linh Mục”
Theo Giáo Sĩ Mai Biên, Chính Thống Giáo là tôn giáo tiên khởi có từ
thời Chúa Giêsu còn đang giảng đạo với 12 thánh tông đồ và giáo hội đầu
tiên ở Jerusalem. Sau khi Chúa Thánh Thần hiện xuống, Chúa Giêsu về
Thiên Đàng, các tông đồ của Chúa đi truyền giáo khắp nơi, khởi sự từ
Jerusalem tới Antiok, Alexandra, Roma, rồi từ Roma tới Constantinople.
Trong 10 thế kỷ đầu, việc truyền giáo chỉ bằng đường bộ do không có
phương tiện truyền thông, phương tiện di chuyển. Các giáo hội sinh hoạt
tự túc, tự cường, tự quản theo địa phương mình.
Từ thế kỷ thứ 11, Đức Giáo Hoàng là vị thượng phụ của Roma tự nhận là
thủ lãnh tất cả Kitô Giáo Hoàn Vũ, hay còn có tên là Thiên Chúa Giáo
Hoàn Vũ.
“Bốn vị thượng phụ có từ những thế kỷ đầu nói từ trước các địa phương
sinh hoạt thế nào thì cứ để như vậy, nhưng Đức Giáo Hoàng không hài
lòng,” giáo sĩ giải thích tiếp. “Từ đó, đi đến việc tách ra hai giáo hội
Đông và Tây. Tây phương là Công Giáo Roma, và Đông phương là Chính
Thống Giáo Đông Phương.
Kể chuyện với chúng tôi, Giáo Sĩ Mai Biên cho biết ông từng học ở đại
chủng viện và tiểu chủng viện, hoàn thành chương trình cao học về Thần
Học, chịu chức linh mục bên Kitô Anh Giáo.
Sau 24 năm phục vụ, do nhận thấy có những điều không phù hợp với đức
tin của mình, ông quyết định ra khỏi Kitô Anh Giáo, và gia nhập Chính
Thống Giáo.
“Lý do khiến tôi đi đến quyết định này là khi ấy Kitô Anh Giáo đưa ra
ba quy định: Một là truyền chức linh mục cho phụ nữ, hai là truyền chức
giám mục cho người đồng tính luyến ái, và ba là chấp nhận làm đám cưới
cho người đồng tính,” ông nói. “Những điều đó không phù hợp với đức tin
tông truyền, nên tôi phải ra khỏi để giữ đức tin trung thực của mình.
Khi đó, chúng tôi được giáo hội Chính Thống Giáo Đông Phương liên lạc và
mời gia nhập.”
“Nếu là linh mục, vì sao lại gọi là giáo sĩ?,” chúng tôi thắc mắc.
Ông giải thích: “Theo chức vụ trong giáo hội, tôi là linh mục. Bà con
người Mỹ gọi tôi là ‘Father Joseph Mai,’ nhưng với người Việt, tôi hơi
ngại, vì văn hóa người Việt là gọi ‘cha’ thì phải xưng ‘con,’ nên để dễ
dàng và gần gũi, tôi nói các tín hữu cứ gọi là Giáo Sĩ Mai Biên, rồi
xưng ‘tôi’ hoặc xưng tên.”
Khó khăn nhiều hơn trong đại dịch COVID-19
Vào Tháng Sáu, 1987, Giáo Sĩ Mai Biên thành lập và quản nhiệm Họ Đạo
Chúa Phục Sinh, thuộc Kitô Giáo Chính Thống tại San Diego, nơi ông sinh
sống từ Tháng Tư, 1975.
Từ lúc ban đầu chỉ có sáu tín hữu, cho tới hôm nay đã có 349 người
chịu Phép Thánh Tẩy, gia nhập Hội Thánh, đa số là người tị nạn đến San
Diego định cư và được Giáo Sĩ Mai Biên bảo trợ.
Ông kể: “Lúc người Việt mới đến đây định cư, tôi hỏi ai theo tôn giáo
nào thì tôi giới thiệu, nếu chưa theo tôn giáo nào hay chỉ thờ ông bà
thì chúng tôi mời đến sinh hoạt ở Họ Đạo Chính Thống Giáo vài ba tháng,
để có cơ hội làm quen. Sau đó, nếu ai tin theo Chúa, sẽ trở thành anh em
chúng tôi trong Chúa. Nếu không thì họ vẫn là bạn hữu của chúng tôi.”
Những người tị nạn ngày đầu đặt chân đến San Diego được Giáo Sĩ Mai
Biên giúp tiền mặt mỗi người $100. Sau đó, ông giúp họ làm giấy tờ, thuê
nhà, đưa đi học… Sau nhóm người tị nạn, ông tiếp tục giúp cho những
người định cư diện con lai, diện HO, và diện bảo lãnh ODP, tổng cộng
trên 500 người.
Năm 1989, Giáo Sĩ Mai Biên thành lập Trung Tâm Việt Ngữ Âu Lạc, có
137 học sinh học Việt Ngữ. Cho đến năm 1991, ông mở thêm trung tâm dạy
Việt Ngữ tại Mira Mesa, có gần 100 học sinh theo học.
Năm 1993, ông thành lập Liên Đoàn Hướng Đạo Âu Lạc, gồm một Thanh
Đoàn Troop 1161, một Thiếu Đoàn Nam Troop 161, và một Thiếu Đoàn Nữ
Troop 3909, trực thuộc Boy Scout of America & Girl Scout of America,
Imperial District San Diego.
Cho đến nay, nhiều hướng đạo sinh của Liên Đoàn Hướng Đạo Âu Lạc
thành đạt, phục vụ trong các lãnh vực chính trị, y khoa, xã hội, và cộng
đồng.
Tuy nhiên, việc duy trì các lớp Việt Ngữ và sinh hoạt Hướng Đạo phải
ngưng lại trong nhiều năm qua, do cư dân ngày càng lớn tuổi, mà con cháu
phải đi làm xa, không gắn kết được với các hoạt động của cộng đoàn.
Gặp chúng tôi sau Thánh Lễ, ông Phạm Hồng Ân, chấp sự trưởng Họ Đạo
Chúa Phục Sinh, cho biết hoạt động của Chính Thống Giáo tại đây càng gặp
khó khăn hơn khi đại dịch COVID-19 lan rộng khắp nơi, mà Hoa Kỳ lại là
nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
“Hiện tại cộng đồng người Việt chưa biết nhiều về Chính Thống Giáo. Chúng tôi luôn ao ước có thêm nhiều tín hữu,” ông Ân nói.
“Không hẳn hàng giáo sĩ mà ước nguyện của mỗi Kitô hữu là có thêm tín
hữu, vì Chúa dạy các con hãy đi khắp mọi nơi, giảng đạo cho mọi người,
ai tin và chịu phép rửa tội người ấy được cứu,” Giáo Sĩ Mai Biên nói với
chúng tôi. “Nhưng việc truyền giáo ở Mỹ không dễ, bà con bận bịu công
ăn việc làm. Tôi làm lễ mỗi sáng Chủ Nhật, luôn phải tính sao để 10 giờ
là xong để tín hữu có thể về để đi làm, nhất là những người làm nghề
nail.”
Người phụ trợ đắc lực cho Giáo Sĩ Mai Biên trong việc truyền giáo
cũng như chăm sóc gia đình chính là bà Yến Mai, người bạn đời ông gắn bó
gần 50 năm qua (trừ bốn năm phải xa cách trong thời gian ông vượt biên
sang Mỹ).
Bà Yến Mai sinh cho Giáo Sĩ Mai Biên năm người con. Tất cả đều thành
đạt, trong đó người con út cũng là một giáo sĩ của Chính Thống Giáo Đông
Phương.
Mong người trẻ tiếp nối
Do nhu cầu của nhiều cư dân muốn gia nhập Chính Thống Giáo, Giáo Sĩ
Mai Biên thuê hai phòng học trong khuôn viên nhà thờ Christ the
Cornerstone Lutheran Church để làm nhà nguyện và là nơi tổ chức Thánh Lễ
hằng tuần cho người Việt không nói được tiếng Anh nhiều.
Nhà thờ chính của Chính Thống Giáo là ở vùng Linda Vista, có hơn 600 tín hữu người Mỹ và khoảng hơn 100 người Việt.
Ngoài ra, vào mỗi sáng Thứ Bảy của tuần thứ ba hằng tháng, Giáo Sĩ
Mai Biên còn tổ chức được chương trình “Cà Phê Sáng” với nhiều bạn hữu
thân quen tại vườn nhỏ trong khuôn viên nhà thờ, ngay kế bên nhà nguyện.
“Cà Phê Sáng” chỉ từ 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa, nhưng đủ để mọi người
cùng nhau ca hát và trò chuyện, và ở đó, ông có thời gian để tâm tình,
chia sẻ.
Trong cuộc chuyện trò, chúng tôi vẫn nhận ra niềm băn khoăn của vị
giáo sĩ đã ở hàng “thất thập cổ lai hy” về công việc phụng sự cũng như
hoạt động cộng đồng.
Theo ông, hai công việc chính là cần thiện nguyện viên dạy Việt Ngữ cho các em nhỏ, và gây dựng lại phong trào Hướng Đạo.
“Chúng tôi thường xuyên kêu gọi thiện nguyện viên, thậm chí đến năn
nỉ từng nhà để họ đến giúp, nhưng nhiều người chỉ làm vài tháng rồi
nghỉ, nên tôi lại phải tìm người khác. Đây là công việc khó khăn. Tôi
rất mong có người trẻ tiếp nối,” Giáo Sĩ Mai Biên cho biết.
“Theo tinh thần của Đức Kitô, chúng tôi đi gặp từng người, chứ không
có phương tiện truyền thông để truyền bá cho mọi người biết. Qua báo
Người Việt, mong sẽ là cơ hội để ông bà, anh chị em ở các nơi biết thêm
về chúng tôi,” ông tâm sự.
Những ai muốn liên lạc với Họ Đạo Chúa Phục Sinh có thể liên lạc trực tiếp của Giáo Sĩ Mai Biên qua số (619) 252-1851. [đ.d.]