Wednesday, 11 May 2022

BÙA NGẢI MÊ TÍN DÂN GIAN

 https://phtq-canada.blogspot.com/2022/05/bua-ngai-me-tin-dan-gian.html

BÙA NGẢI - MÊ TÍN DÂN GIAN

https://phtq-canada.blogspot.com/2011/12/su-me-tin-trong-dan-gian-phtq-so-14.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2013/07/hinh-thuc-me-tin-khong-phai-la-phat-giao.html (hình thức mê tín không phải là phật giáo)

https://phtq-canada.blogspot.com/2019/02/me-tin-ton-giao.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2019/07/me-tin-trong-ao-chua.html (mê tín trong đạo chúa đạo phật)

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/05/niem-tin-ton-giao-va-bao-luc-bao-loan.html (Minnesota State- Minneapolis City)

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/05/xin-xam-boi-que-cau-khan-van-xin.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/06/phap-luan-cong-me-tin-giet-nguoi.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/06/me-tin-trong-dao-phat.html (Không phải nghi lễ của Đạo Phật tại sao chùa vẫn tổ chức ?)

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/06/chuyen-nha-chua-xua-nay.html

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/06/trai-dan-bat-do-la-ta-phap.htmllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Làm người ngốc nghếch

Làm người, khờ khạo một chút sẽ hạnh phúc, sống quá thông minh sẽ mệt mỏi. Nghĩ quá nhiều, tâm trạng dễ phiền muộn; quan tâm quá nhiều, dễ mẫn cảm đa nghi; bận tâm quá nhiều, dễ nghĩ đến được mất.

Làm người, ngốc nghếch một chút, thì có thể thản nhiên đối đãi sự tình. Có câu rằng: “Kẻ ngốc có phúc của kẻ ngốc”.

Khờ khạo một chút, cũng không phải thể hiện rằng chỉ số thông minh thấp hoặc là người chậm hiểu, mà là đối với nhân sinh có một phần thấu hiểu, một phần thản nhiên.

Cơ hội tới, thì gắng sức tranh thủ làm cho thật tốt. Đối với những thứ không thể đạt được, thì có thể mỉm cười bỏ qua; tình cảm không thể với tới được, thì cũng có thể buông bỏ nhẹ nhàng.

Những người ngốc nghếch như vậy, lòng dạ sẽ càng rộng rãi, cũng dễ dàng thỏa mãn, tâm tình khoái hoạt. Làm người ngốc nghếch một chút, không đi so đo thì cuộc sống càng tự tại.

Làm người ngốc nghếch một chút thực ra vẫn tốt hơn, quá tính toán sẽ mệt chính mình.

Với người tham món lợi nhỏ, kẻ ‘ngốc’ cũng không ngại mà nhượng lại họ vài phần.

St - Hanhphucquanhta 

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

https://saigonnhonews.com/doi-song/chuyen-bua-thu-ngai-em/
Nguyễn Minh Chí

Bài 1: BÙA, CHÚ VÀ NGẢI… LÀ CÁI GÌ?

Trên đường về Tây Nguyên lắm huyền thoại, thỉnh thoảng lại gặp những vạt rừng đôi khi sát vệ đường. Gồm cả đại thụ lẫn lùm bụi rất đỗi hoang vu… Lâm tặc hoành hành bao nhiêu năm, vì sao lại chừa ra chút xanh thắm nhỏ nhoi đi kèm lợi nhuận? Hỏi ra mới biết đó là “bồn ma”, tiếng Stiêng là… nghĩa trang! Lâm tặc thì nề hà gì mà không trộm của người đã chết? Ấy vậy mà chúng vẫn phải chừa ra những “bồn ma”. Thì ra do chúng sợ ngải! Loạt bài này chúng tôi sẽ trình bày những thứ gọi là bùa ngải có mặt trên vùng đất Tây Nguyên một cách chi tiết…

Nhờ một người bạn ở Quận 7, Sài Gòn, có ba đời làm nghề thầy pháp hướng dẫn, gặp được hàng loạt thầy ngải thầy bùa đích thực, mới thấy họ sống trong một thế giới có phần bất bình thường.

Khu vực Kim Sơn, Châu Sơn ở Buôn Mê Thuột đi về hướng huyện Lak vốn là khu vực Thiên Chúa Giáo, nhưng đồng thời cũng là nơi nghề bùa ngải thịnh nhất. Ông Toản, một Thượng sĩ chế độ cũ gốc dân tộc Nùng, dẫn chúng tôi đến khu vực ông ta coi là cấm địa, dùng để “thờ tổ”. Giữa khu vườn cà phê đang mùa khô hạn, có một căn nhà nhỏ xíu nhưng tường xây, mái ngói đỏ rực. Quả thực, khi bước vào nhà được gọi là nơi thờ tổ của ông Toản, cả ba chúng tôi không thể không sởn cả da gà.

Góc trong cùng có một nơi, chiếm độ 1/3 diện tích, được phủ bằng tấm riđô màu đỏ bầm. Theo cô bạn người bản địa đang làm công việc hướng dẫn viên bất đắc dĩ, nơi bí ẩn ấy là nơi ông Toản nuôi “ma xó”. Cô cho biết, trước kia ở vùng này, một chiếc nia bày xôi, gà, bắp… mà không cần đến người bán hàng. Ai muốn cứ đến lấy dùng và nếu nghe đâu đó có tiếng đếm “1,2…” cũng đừng quan tâm. Chỉ cần sau khi “mua”, nhớ bỏ tiền vào nia là xong. Nếu tham lam, bần tiện… bỏ đi không trả tiền sẽ nghe đếm lần nữa. Và, về nhà đổ bệnh trầm kha do việc biển lận vài thức ăn không đáng. Nếu biết chỉ cần tìm đến để trả tiền là khỏi ngay như chưa từng bệnh!

Chữ Bùa, tiếng Hán Việt là Phù. Tinh thần và quyền lực của Bùa được thể hiện qua các hình thức như: Phù điêu, đồ trang sức, cột mốc ranh giới, cái ổ khóa, binh khí, bảng hiệu, bảng chỉ dẫn, bảng cấm, cái đánh dấu riêng vào vật có chủ, nhà giam… Bùa ở thế giới thầy pháp gồm hai loại. Có hình dáng được gọi là chữ Bùa và không hình dáng gọi là Bùa Bóng. Những nét bùa thể hiện sự biến chuyển trong Âm Dương, Bát Quái, Ngũ Hành…

Chú lại khác. Chữ Chú có hai chữ Khẩu phía trên, ý nghĩa chính là thể hiện quyền lực bằng lời nói; trong đó, Ác chỉ mệnh lệnh, quyết định, nguyền rủa, bản án; và Thiện chỉ chúc nguyện, cầu xin, hướng dẫn, lời hứa, khuyên bảo, lệnh truyền… Ngoài ra, cần phân biệt: Thần chú – Những bài chú có sẵn từ trước…; và Ý chú – bài chú do thầy pháp sáng tạo ra…Minh họa: MXH

MỘT CHUYẾN ĐI LẤY NGẢI HOANG…

Ngày thứ hai ở Buôn Mê Thuột, về lại buôn A Lê A, nơi từng ăn dầm nằm dề trong quá khứ, tôi đi theo một chuyến lấy ngải. Tưởng ngon ăn, tôi gật đầu cái rụp ngay khi nghe lời L. Kước đề nghị. Sáng hôm sau, tất cả lên đường và trời ơi, đi bộ hơn 40 km xuyên qua các đồi trọc, núi đá, đầm nước để vào rừng! Hành trang mang theo có hai thứ hết sức đặc biệt là một con chó và mấy chú gà cồ.

Y Bhă đưa cho tôi một vòng nhỏ đeo vào cổ chân. Hóa ra đó là vòng củ nén để tránh rắn độc. Trước khi đến nơi lấy ngải, tất cả được đưa một loại thuốc nước mùi hắc như tỏi xoa đều vào mặt và ngực. Y Bhă cho biết ngay cả loại thuốc xoa để tránh bị hại bởi ngải hoang cũng là nước luyện từ một loại ngải khác. Nghe cũng ớn! Cây ngải mọc ở giữa một khu vực đầy lá mục sát mép một vũng nước đóng váng vàng khè.

Còn cách xa bụi ngải hoang chừng hai chục mét, tất cả theo lệnh Y Bhă dừng lại. Anh ta dùng một loại bột khác vàng như bột nghệ rắc chung quanh khu vực ngải hoang như một vòng tròn cấm. Tất cả tụ lại bên ngoài vòng tròn. Y Bhă đọc lầm bầm những câu chữ kỳ quái rồi gật đầu ra hiệu. Hai thanh niên cùng toán lôi con chó ra buộc giây ở cổ vừa đủ chặt cho nó không thể phản ứng nhưng vẫn sống rồi dùng sào tre đẩy lại gần bụi ngải. Chưa được năm phút đứng sát bụi ngải hoang, con chó dãy đành đạch rồi chết đứ đừ! Sau đó là các chú gà cồ cũng được đẩy vào bụi ngải. Vài phút sau, gà cũng chết sạch sau khi giãy giụa trước bụi ngải hoang.

Nửa giờ sau khi đốt một loại lá tươi quạt khói vào bụi ngải, Y Bhă bứng cây ngải. Thay vì đi theo đường cũ, cả bọn lại cắt rừng đi theo đường mới trở về. Y Bhă giải thích: “Lấy ngải hoang phải vậy thì nó mới chịu theo mình về!”. Thấy cách lấy ngải rùng rợn như vậy, bất giác tôi luôn giữ khoảng cách với bụi ngải trong gùi của Y Bhă một khoảng cách không dưới 20 mét! Cho chắc ăn…

CHỨNG KIẾN “NGẢI GIỮ VƯỜN”…

Trên đường về, thấy tôi né bụi ngải Hồng Tú Cầu vừa lấy được, Y Bhă cười suốt… Nghỉ chân ven một sườn đồi phủ kín khoai mì và cà phê, Y Bhă chỉ tay vào khu vườn ước chừng 2,3 hecta: “Khỏi rào mà đố ai dám lấy gì!”. Chỉ cho tôi vài bụi cây gần nhất, hệt cây gừng nhưng lá dài và nhọn lễu, Y Bhă nói với vẻ coi thường: “Đó, coi vườn bằng thứ này… Tụi tôi không thèm xài loại này đâu…”. Đó là loại ngải giữ vườn. Y Bhă bảo tôi đến gần bụi ngải. Hơi ớn nhưng vẫn làm theo vì ỷ y có “thầy” Y Bhă. Lạ thực, khi đến gần, dù trời hoàn toàn im gió nhưng toàn bộ bụi ngải xào xạc như đuôi chó. Y Bhă nhìn vẻ mặt của tôi rồi xua tay, bước đến gần. Toàn bộ ngừng phắt lại như chưa hề xảy ra hiện tượng trước đó. “Tụi nó sợ thứ này…” Y Bhă chỉ tay ra sau lưng nơi bụi ngải Hồng Tú Cầu đang nằm trong gùi!

Ở Tây Nguyên, sử dụng ngải coi vườn khá phổ biến với người dân tộc. Có trường hợp kẻ trộm bị lạc lối lòng vòng trong vườn, vừa đói vừa khát cả ngày trời vì lỡ vào vườn có nuôi ngải. Chẳng lấy làm lạ khi bọn “cà phê tặc” chừa người dân tộc ra khỏi danh sách nạn nhân. Và cũng chẳng lấy làm lạ khi các “bồn ma” vùng Bình Phước của dân tộc Stiêng đều an toàn trước lưỡi rìu của lâm tặc.

CÁC LOẠI NGẢI “YÊU”, “CẦU TÀI”…

Mười Sâm, một tay thầy ngải có danh trong giới thương hồ, rất khoái nhậu. Ông ta kiêng đủ thứ vì nuôi ngải, nhưng chẳng rượu gì mà ông chê nên cũng dễ tiếp cận. Ông cho biết loại khách đến tìm nhiều nhất là các bạn đi buôn đường dài, mong làm ăn khấm khá. Thứ đến là các bà các cô nghi ngờ chồng theo “phòng nhì” muốn chuộc ngải về cho “chồng mê tới già”. Chính vì vậy, loại ngải được các kiểu thầy ngải trong đó có Mười Sâm trồng nhiều nhất là ngải yêu hay ngải cầu tài.

Mười Sâm mở quyển sổ chép tay ra đọc cho tôi nghe những ghi chép của ông ta về ngải và còn dắt tay ra chỉ từng bụi với tên gọi như phim kiếm hiệp của Tàu.

Ngải bàn tay: Mọc trên núi Két vùng An Giang là thuộc họ cây bắt ruồi, củ như củ năng, là loại ngải có độc chất.

Ngải Hồng y: Có nơi còn gọi là loa kèn, có chỗ mọc hoa trắng gọi là bạch y. Được các thầy bùa ngải lấy hoa và củ làm bùa tình ái. Ngải này tạo nên sự lãng mạn và tăng vẻ đẹp cho người dùng. Người sử dụng có thể “mơ thấy ý trung nhân”, sau đó không hẹn mà gặp, “gặp rồi khó lìa”. Loại nầy mọc tại vùng Đông Nam bộ hợp khí sương lạnh, không thấy ai nói đến dược tính. 

Ngải Minh Ty rắn: Loại ngải này thuộc họ vạn niên thanh, hoa có đầu giống như đầu rắn nên người đời gọi dáng thành tên. Loại này thường mọc trên núi Cấm-An Giang và vùng ven thành phố Buôn Mê Thuột, hướng về hồ Lak, thuộc giống ngải giữ nhà…

Theo tương truyền thì trên Thiêm Cẩm sơn (núi Cấm-An giang) có hơn 360 loại ngải nhưng họ ngải hiện diện ở đây nhiều hơn hết thuộc họ gừng. Ước tính có khoảng 12 giống loài nầy, đa số thuộc họ nga truật.

Bạch hổ: Có hai loại, hổ lùn và hổ đực. Đặc điểm hổ lùn là cây cao độ ngang đầu gối; còn hổ đực có thể cao hơn đầu người, lá giống nhau ở chỗ sống lá có màu đỏ tía trên bề mặt lá. Công dụng của bạch hổ rất đa dạng, từ bó sưng trặc, đánh gió, cho đến chiêu tài, làm phép bán nhà, giữ nhà, phụ giúp đánh tà, nuôi con nít…

Hắc hổ (Khalamao): Mặt lá xanh đậm có những đường sọc trắng đậm toả ra từ hai bên gân lá. Chức năng của loại ngải này sát phạt rất mạnh nên dùng để sát tà, giữ nhà, đánh kẻ trộm, thử phép nhau… Củ ngải hắc hổ còn có thêm công năng trị đau bụng gió hay ăn không tiêu.

Củ ngải Bạch hổ: Củ nga truật thì ai cũng biết, nhưng khi ruột chuyển màu có quầng xanh tím rồi thì người thầy có thể làm phép được. Bây giờ ngải có tên gọi khác là Cocầntu. Đây là từ ngữ trong giới huyền môn luyện ngải, nghĩa là củ ngải có tuổi. Nếu lấy củ ngải này đem nấu với sáp ong luyện thành chất keo đặc, thầy ngải gọi là Brô nạp. Brô nạp được đổ vào một hộp gỗ nhỏ, mang theo trong người, khi cần lấy ra xức như dầu cù.

Nếu loại Brô nạp này luyện thêm bông Xâmàdao vô nữa thì trở thành sáp bùa yêu mà các thầy gọi là Nơ nê. Bông Xâmàdao là loại bông mọc ngay chỗ con chồn đực đứng giao phối với con cái. Tinh khí của hai con rơi xuống đất rồi mọc lên cây. Mấy cây nầy lớn lên như quấn vào nhau từng cặp. Hoa màu trắng nhỏ bằng đầu ngón tay, lại có mùi thơm. Loại hoa nầy bên Campuchia mới có. Ở Việt Nam, các vị ngải sư thế nó bằng bông mắc cỡ (hoa trinh nữ).

Hổ lùn: Cây mọc không cao nhưng thành từng lùm từng bụi, lá có dạng bầu tròn và dai, gân lá nổi rõ rệt, có sọc hay đốm trắng, đốm tím trên thân cây và lá. Đa số mấy loại nầy thầy dùng để giữ nương rẫy, không cho kẻ xấu vào trộm. Nếu đã vào bẻ trái thì sẽ không biết lối ra khỏi đó… Mấy loại nầy cũng có thể dùng để uy hiếp, gây sợ sệt, và tạo ác mộng cho những cô gái còn trẻ (một dạng ếm nhẹ). Loại này được xem là dữ dằn nhất. Vì nó có thể được dùng thư ếm mà không cần phải bày biện phép tắc nhiều…

Ngải diệp môn: Còn gọi là môn tía y dùng để điều hòa âm dương, vận chuyển tài khí, giữ nhà.

Hổ vằn: Lá phía trên có màu đỏ tía, sống lá nổi gân ửng lên, củ ngải có ruột màu vàng tươi nhưng màu nhạt hơn nghệ. Cũng như các loại hổ khác, hổ vằn ngoài dược tính để chữa bệnh còn có thể giữ nhà, đuổi trộm…

Huỳnh hổ: Ở trên núi Cấm, giống ngải ruột vàng và trắng,thuộc tính trong huyền môn chỉ vào hàng thứ yếu so với mấy loại hổ kia. Cho nên người trồng hay lấy phối hợp nhiều loại củ ngải hổ, nấu chung lại thành cao để đắp, hay làm thuốc tê, thuốc kiện tỳ và giúp lưu thông máu huyết hoặc làm thuốc trục máu dơ cho phụ nữ bị tắt kinh… Nói chung thì ngải hổ xanh, hổ vàng và hổ vằn có củ gần giống nhau. Khi cây còn non rất khó phân biệt. Chỉ khi nào xem củ, mới khẳng định chắc chủng loại của nó. Tuy vậy, những trường hợp chúng lai tạp lẫn nhau rất khó phân biệt trừ những thầy có kinh nghiệm lâu năm.

Ngải xanh: Còn gọi là thanh hổ, lá như bạch hổ, nhưng không có sống tía trên lá. Có sọc trắng dọc theo đường gân lá. Tuy nhiên, nó khác huỳnh hổ ở chỗ cọng lá tròn ở phần cuống, có màu nâu nhạt. Ngoài công năng chữa trị đau bụng gió, bó sưng trặc, đánh gió, ngải xanh còn được dùng trị tà, nuôi trẻ con, gọi người về trong phạm vi gần (người được gọi đang ở trong làng xóm)…

 

Bùa hồ ly (dùng quyến rũ người khác giới) được rao bán trên mạng (baophapluat.vn)

CÓ HAY KHÔNG TÁC DỤNG CỦA NGẢI YÊU, NGẢI CẦU TÀI?

Chị Phan Thị H. là giáo viên tiếng Anh ở một trường trung học có tên tuổi ở Sài Gòn. Chồng chị, vốn là một tài xế cho hãng phim nhà nước, bảo rằng đi với đoàn phim mà nửa tháng chưa thấy về. Nghe đâu chồng lăng nhăng mà không hề có chứng cứ, chị H. theo lời giới thiệu tìm đến thầy Chín ở Hốc Môn để chuộc ngải gọi chồng về. Sau vài ngày chuộc ngải, tốn sơ sơ gần chục triệu đồng, chồng vẫn chưa “quy hồi cố quận”. Lên “mắng vốn” thầy, được câu trả lời… hết sức lọt tai: “Con kia (chỉ tình địch của chị H.) không phải thứ vừa! Nó chuộc ngải yêu của thầy Mường… Mạnh lắm! Chồng của nữ khó mà thoát khỏi tay nó…” .Cúng “ngải yêu” (trang Facebook “Bùa yêu – Ngải yêu, Cô Thanh Mai”)

Nghe là biết tốn tiền, nhưng biết sao hơn, chị H. lại “cầu thầy”. Hai tuần chuộc ngải, người phờ phạc vì nghi ngờ ghen tuông, chị H. chợt thấy lão chồng lù lù quay về. Cũng chẳng có gì đáng nói nếu như lão thầy không đòi thêm tiền cho việc “đấu ngải” thắng. Ông chồng hay chuyện làm toáng lên và lôi vợ lên tận hãng phim. Mọi người, kể cả giám đốc đến họa sĩ thiết kế là anh họ của chị H, đều chứng thực là ông chồng hoàn toàn trong sạch. Suốt cả tháng, theo lịch quay phim, ông chồng lái chiếc Huyndai chở diễn viên và nhân viên kỹ thuật của hãng phim, ở quẩn quanh Đà Lạt và Bảo Lộc suốt. Đoạn kết không nằm ở địa chỉ hãng phim hay tư gia của chị H. mà xảy ra ở trụ sở CA phường, với kết quả “không mấy gì vui” cho thầy Chín!

Bài 2: THỰC HƯ CHUYỆN NGẢI MỌI VÀ BÙA YÊU

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

https://saigonnhonews.com/doi-song/chuyen-bua-thu-ngai-em-bai-2/
Nguyễn Minh Chí

Bài 2: Thực hư chuyện ngải mọi

Theo truyền thuyết, ngải đen gồm có ba loại: Xà mo – Tà náp – Cau na xăt. Tuỳ theo từng thứ ngải mà nó công dụng khác nhau. Mỗi ông thầy thuốc, thầy pháp sẽ dùng nó theo cách gia truyền của bổn môn. Sự nuôi cũng khác nhau. Có loại nuôi tại vườn nhà, có loại không được nuôi trong nhà, chỉ biết chỗ bí mật mỗi năm đến lấy một lần mà thôi.

THẾ GIỚI CỦA NGẢI MỌI

Loại xà mo mọc tại miền Tây, chỉ tại vùng núi Cấm và núi Tượng. Nó chỉ mọc trên núi và trong vườn thuốc, không hề mọc tại chân núi và đồng bằng, có thể nó tồn tại nhờ khí hậu và thuỷ thổ đặc trù của vùng. Xà mo lá và thân cây như cây môn nước hay bạc hà, tuy nhiên xà mo thì đen thủi từ cành lá đến gốc củ. Loại nầy dùng làm thuốc với củ và hoa, hoa rất hiếm ra, đôi khi vài năm ra hoa một lần, hoa như hoa loa kèn, mọc từ củ đâm lên, màu trắng pha sắc tim tím. Hoa có dược tính làm thuốc kích dục và cường dương. Củ thì làm thuốc giúp trẻ con còi mau ăn chóng lớn, người già mau phục hồi dương khí…

Có lời đồn rằng cụ già 70 mà dùng nó trong 15 ngày có thể sung lực lại như con trai, có thể lại có con tiếp… Ngải xà mo thì làm thuốc nhiều hơn là phép thuật, cách trồng cũng tương đối dễ. Thực ra nó tự mọc mà không cần chăm bón gì. Xin chớ lầm với loại cây có lá gần giống như vậy là cây môn tía lợi, cây này mọc gần bờ nước như môn, củ và lá có thể nấu canh ăn lợi dưỡng khí huyết. Nhưng cây môn tía lợi thì cành đen mà lá xanh. Trong khi cây xà mo thì tất cả đều thâm đen, không hề có màu xanh và cây mọc trên đất thịt, đất bằng không mọc tự nhiên gần hồ nước như cây môn. Người Khmer hay xắt lá cây xà mo cho heo gà ăn, vì nó làm tăng đề kháng gia súc với bệnh tật đến từ thiên nhiên. Khi vào phum sóc của họ nếu để ý ta sẽ thấy vài bụi xà mo họ trồng gần hai bên đường vào làng. Loại này người Việt ít ai biết xài. Lại có người cho là có thuốc độc.

Ví dụ như củ xà mo, muốn làm thuốc thì đợi đêm trăng thật khuyết, trước tiên hứng sương trên lá, sau lấy củ (người lấy đứng day lưng phía Đông), lấy sương trên lá rửa mặt mới được đem củ về nhà, không đem vào bước qua thang (nhà sàn) mà phải chui lòn dưới gầm nhà sàn mà liệng nó vô xó bếp, im lặng mà đi ngủ, sáng mai sẽ làm thuốc. Người nam vô sinh có thể dùng củ xà mo để lấy lại tinh trùng.

Minh họa: MXH

Loại ngải đen thứ hai còn gọi là Tà náp (tuỳ theo chỗ mà có thể có tên gọi khác nhau). Loại ngải đen này khá là hiếm hoi. Bỏ qua đặc tính thuốc của nó thì đây là loại ngải các thầy chuyên dùng làm ma thuật. Tà náp mọc tại vùng núi Tượng và núi Cô Tô thuộc Châu Đốc, nó chỉ mọc trong sân vườn nuôi ngải của các loại thầy, hiếm thấy cây mọc hoang bên ngoài… Thầy nào trồng hay lắm chỉ được đôi ba bụi không nhiều hơn. Cây lúc nhỏ cao gần hai tấc, có lá mặt trên xanh, dưới màu đen. Sau khi cây mọc cao hơn thì toàn bộ lá chuyển sang màu đen có sắc pha tim tím… Cây ngải biết “chào” chính là loại tà náp này đây. Tương truyền khi chủ nhân nuôi ngải niệm thần chú, cây sẽ tự ngã nghiêng qua lại như có gió lùa bụi cây. Khi trời lặng im không gió, ngải chỉ vẫy chào khi thầy đọc thần chú.

Ngải tà náp nuôi không được ở chỗ nắng gắt, chỉ cần chỗ hơi nước ẩm như phong lan, tốt nhất là nên trồng xen lẫn với một số bụi cây khác cho mát cây (có bóng râm). Mỗi ngày phải chú trớ vào cây vào lúc nửa đêm, mỗi tháng phải có hai ngày cho cây ăn trứng gà (đặc biệt trứng gà ta, và máu mồng gà trống viết thần chú lên trứng). Cây tà náp rất kỵ sản phụ. Để họ lại gần, cây sẽ vàng lá chết trong vài hôm. Củ cây ngải đen nầy nhỏ thì như hạt đậu, to thì như ngón chân cái, không hơn, trong ruột đen sẫm.

Khi thì giờ thích hợp thì thầy ngải sẽ lấy củ ngải già nhất tách khỏi cây. Sau đó cho củ ngải vào một cái dĩa sành, đậy lại bằng một tấm vải đỏ có ghi lời chú trớ trên vải. Hàng đêm thầy phải luyện củ ngải này cho thuần phục mình trong 100 ngày đêm. Vì sao phải cực khổ như vậy với cây ngải đen? Vì họ tin rằng cây ngải này sẽ mách cho họ hôm nay ai đến nhà, đến với dụng ý tốt xấu ra sao. Khi lối xóm có mất đồ, người ta đến nhờ xem thì ngải sẽ mách cho biết ai đã lấy trộm, quen hay không? Gần hay xa. Còn chuyện khác nữa như củ ngải này cắn lấy một mẩu nhỏ nhét kẽ răng đi nói chuyện vay mượn cho dễ dàng, cho người ta yêu mến; hay lấy ngải này nhai phun vào tô nước cho khách rửa mặt và rải lên quần áo, sẽ mua may bán đắt trọn ngày.

Nhưng điều gì cũng có giới hạn của nó. Mỗi người khách chỉ có hai cơ hội xin ngải xài, không có đến lần thứ ba. Nếu có, phần được của khách sẽ là cái mất mát của nhà ông thầy cho ngải. Vì vậy, ta biết rằng thầy ngải không bao giờ xài ngải, chỉ cấp cho khách xài mà thôi. Ba miếng cắn ngải cộng với ba giọt máu từ ngón tay út hoà với trứng gà sẽ là miếng bùa yêu độc chiêu vô song, có thể đem cô gái về nhà ở hay đi với người chuộc ngải đến bất kỳ nơi nào. Với người bị trúng ngải đen này, họ chỉ còn biết người tình mình là chánh yếu, nói gì cũng nghe. Quyến thuộc với họ trở thành không quan trọng. Ấy là những lời đồn như thế.

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll