Tuesday, 20 December 2022

ĐỨC PHẬT VÀ TÂM TỪ BI

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/12/duc-phat-va-tam-tu-bi.html

From: MY LOAN <tmyloan@gmail.com>
Sent: Tuesday, December 20, 2022 at 01:17:18 AM PST
Subject: VĂN HÓA :Đối diện với những kẻ nhục mạ mình, Đức Phật dùng từ bi cảm hóa người
Đối diện với những kẻ nhục mạ mình, Đức Phật dùng từ bi cảm hóa người  
Trung Dung 

Đức Phật đã đối đãi như thế nào khi bị nhục mạ liên tiếp nhiều ngày?
Vào năm thứ 10 sau khi Đức Phật Thích Ca thành đạo, tức năm Ngài 45 tuổi, Đức Phật hóa duyên ở vùng thủ đô nước Ưu Đà Nam. Trong khi đi hóa duyên, Ngài bị những người dung tục nhục mạ. Đức Phật đã đối đãi với việc này như thế nào?
Tuyệt thế giai nhân
Một ngày nọ vào ban trưa, Đức Phật khất thực xong, trên đường trở về khu rừng mà Ngài trú ngụ để dùng bữa, thì một người Bà la môn, người vốn thờ Thần Lửa, từ phía đối diện bước tới.

Khi người Bà la môn nhìn thấy Đức Phật Thích Ca, ông ta bỗng nhiên bị chấn động ngây người bởi vẻ trang nghiêm, tướng mạo anh tuấn, và cử chỉ uy nghi cao quý của Đức Phật. Vị Bà la môn thờ Thần Lửa này vốn là người tinh thông tướng thuật, ông ta quan sát tỉ mỉ Đức Phật Thích Ca, nhìn từ trên xuống dưới, rồi lại từ dưới lên trên.

Ông ta nhìn thấy Đức Phật có đủ các tướng của vĩ nhân, lại có đủ đức phúc huệ viên mãn, nếu không xuất gia thì ắt sẽ trở thành vị vương vĩ đại thống nhất thiên hạ. Vì vậy, ông ta nghĩ đến người con gái xinh đẹp phi phàm của mình, người mà cho đến nay ông vẫn không nỡ gả cho ai, và ông ta muốn gả cô cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Người Bà la môn bước tới, nói với Đức Phật rằng: “Này Sa môn, tôi thấy anh uy nghi trang nghiêm, cử chỉ phi phàm, có đủ tướng của bậc vĩ nhân, lại có đủ đức phúc huệ viên mãn. Tương lai, anh ắt sẽ trở thành vị vương vĩ đại, có vinh hoa phú quý hưởng mãi không hết. Tôi có một cô con gái có sắc đẹp của bậc vương hậu, vừa khéo cùng với anh trở thành một đôi Trời sinh. Xin mời anh đến nhà tôi, tôi sẽ gả con gái cho anh”.

Đức Phật nói: “Thưa bậc trưởng giả, cảm tạ ý tốt của ngài. Tôi là một người xuất gia, hoàn toàn không có chút hứng thú nào đối với cuộc sống thế tục. Tôi thích cuộc sống tỳ kheo thanh tịnh vô nhiễm”.

Người Bà la môn nói: “Này Sa môn, anh không biết đó thôi, con gái tôi không phải đẹp bình thường. Bất kỳ người đàn ông nào nhìn thấy nó đều bị sắc đẹp của nó đánh gục, và đều muốn cưới nó làm vợ. Năm nay con gái tôi vừa tròn 16 tuổi. Tôi dám khẳng định rằng, nếu như anh nhìn thấy con gái tôi, thì anh nhất định sẽ yêu thích nó, và sẽ hoàn tục kết hôn với nó. Nếu không tin, anh hãy đứng đây chờ một lát. Tôi lập tức về nhà đưa con gái đến đây gặp anh”.

Đức Phật Thích Ca nói: “Thế cũng được”.

Người Bà la môn hấp tấp vội vàng chạy về nhà, và nói với vợ rằng: “Phu nhân, hôm nay tôi đã tìm được một người chồng tốt cho con gái của chúng ta rồi. Anh ta có tướng mạo của bậc vĩ nhân, là người có tướng đẹp nhất mà tôi thấy từ khi tôi ra đời đến nay. Hãy mau gọi con gái ra, hãy trang điểm cho đẹp, và đưa đi giao cho anh ấy”.

Người vợ nói: “Ông hôm nay làm sao đấy? Sao lại hấp tấp dễ dàng đưa con gái đi giao cho người ta như thế? Con gái của chúng ta là giai nhân mỹ lệ tuyệt thế đó”.

Người Bà la môn nói: “Phu nhân hãy yên tâm, tôi rất có trách nhiệm với con gái. Hãy mau trang điểm cho con gái rồi đem giao cho anh ấy. Đợi lát nữa phu nhân nhìn thấy anh ấy, phu nhân sẽ thấy tất cả những gì tôi nói”.

Con gái của họ tên là Ma Cam Đế Da, vốn xinh đẹp như Tiên nữ trên Trời. Sau khi được hai vợ chồng người Bà la môn trang điểm cẩn thận, bỗng chốc trở nên còn đẹp hơn cả Tiên nữ.


Con gái của họ tên là Ma Cam Đế Da, vốn xinh đẹp như Tiên nữ trên Trời. 
Người Bà la môn dẫn vợ và con gái đến chỗ mà ông vừa mới gặp Đức Phật lúc nãy. Không thấy Đức Phật Thích Ca đâu, chỉ thấy trên mặt đất lưu lại 2 hàng dấu chân.

Ba người đi theo dấu chân tìm Đức Phật. Họ thấy Đức Phật đang nhắm mắt ngồi ngay ngắn dưới một gốc cây cổ thụ. Người Bà la môn vội vàng chạy đến trước mặt Đức Phật và nói: “Này Sa môn, tôi và vợ đem con gái đến đây rồi. Anh xem nó đẹp biết nhường nào. Giờ đây, tôi chính thức giao con gái cho anh”.

Ma Cam Đế Da xinh đẹp vừa nhìn thấy Đức Phật, thấy Ngài cao quý trang nghiêm, thì lập tức yêu thích ngay. Nhưng Đức Phật, người đã hoàn toàn trừ bỏ ái dục từ lâu rồi, chỉ hơi mở mắt, nhìn người vợ và con gái của người Bà la môn trước mặt, rồi hỏi: “Thưa bậc trưởng giả, xin ngài nói cho tôi biết, trong hai người phụ nữ này, vị nào là con gái ngài, vị nào là vợ của ngài?”.

Người Bà la môn kinh ngạc nói: “Người trẻ trung xinh đẹp kia chính là con gái tôi. Người phụ nữ già mặt đầy nếp nhăn kia chính là vợ tôi. Rõ ràng như thế này, sao anh lại không nhìn nhận ra được?”.

Đức Phật nói: “Ồ, tôi nhìn ra rồi, người nhiều tuổi là vợ của ngài, người trẻ là con gái của ngài, đúng không? Vậy xin hỏi, 40 năm trước, vợ ngài như thế nào?”.

Người Bà la môn nói: “40 năm trước, vợ tôi cũng trẻ trung xinh đẹp như con gái tôi”.

Đức Phật lại hỏi: “40 năm sau, con gái của ngài sẽ như thế nào?”.

Người Bà la môn nói: “40 năm sau, cùng với tuổi tác tăng lên, con gái tôi cũng sẽ trở nên mặt đầy nếp nhăn như vợ tôi ngày hôm nay”.

Đức Phật nói: “Do đó, tôi thấy hai người này chỉ khác nhau về tuổi tác, chứ không có sự khác biệt về xấu hay đẹp. Nhưng quả thật, con gái của ngài rất đẹp. Những người đàn ông khác trông thấy đều sẽ rung động, nhưng tôi thì không. Khi tôi giác ngộ, tôi đã nhìn thấy đủ các loại họa hoạn của ái dục, nó là một cạm bẫy của sắc đẹp, người ta hễ rơi xuống thì sẽ bị nhấn chìm, bị nuốt chửng. Nhưng nó cũng lại là đóa hoa hồng bên vách núi dựng đứng, người ta hễ đi hái, thì sẽ bị rơi xuống vực sâu muôn trượng, thịt nát xương tan. Người thế gian không biết họa hoạn của ái dục, tham lam truy cầu ái dục, sinh sinh tử tử, mãi mãi không có ngày nào thoát ra được. Bao nhiêu anh hùng tuấn kiệt, chí sĩ năng nhân, đều bị hủy ở trong đó. Tôi biết rõ họa hoạn của nó, tôi vĩnh viễn không bao giờ rơi vào cái bẫy sắc đẹp này”.

Đức Phật Thích Ca ngẩng đầu nói với Ma Cam Đế Da rằng: “Cô nương, xin chớ có ái dục, nó là nguyên nhân chính của luân hồi, là cội nguồn của thống khổ. Nhìn nét mặt thanh tĩnh của tôi, cô nương sẽ dập tắt ái dục, và sẽ có được sự yên tĩnh và hòa ái”.

Thế nhưng Ma Cam Đế Da cao ngạo háo danh lại thiếu thiện căn, cô không những không ngộ mà còn cảm thấy bị sỉ nhục cực lớn. Trong tâm cô nghĩ: Ngươi không muốn ta thì thôi, lại còn nói ta không ra làm sao cả, như là ta không đáng giá một xu vậy. Đây quả là sự sỉ nhục lớn đối với ta.

Ma Cam Đế Da tức giận, hậm hực nhìn Đức Phật rồi quay người chạy về nhà. Từ đó, cô ôm mối hận Đức Phật trong tâm.

Sau này, Ma Cam Đế Da dựa vào sắc đẹp tuyệt thế của mình, đã cưới quốc vương nước Ưu Đà Nam, trở thành vương hậu.

Đối đãi với những kẻ nhục mạ mình
Năm sau, khi Đức Phật Thích Ca đến thủ đô nước Ưu Đà Nam truyền đạo, Ma Cam Đế Da liền báo thù Đức Phật. Cô dùng vàng bạc thuê một nhóm lưu manh nhục mạ Đức Phật, mắng chửi những lời rất khó nghe. Bất kể Đức Phật đi đến đâu, những người ngày đều đi theo đến đó.

Bất kể họ chửi rủa như thế nào, Đức Phật Thích Ca vẫn cứ mỉm cười đối đãi. Đệ tử A Nan không thể nào nhẫn chịu nổi những lời nhục mạ dơ bẩn, nên A Nan nói với Đức Phật rằng: “Bạch Thế tôn, chúng ta hãy rời khỏi nơi này đến nơi khác đi thôi”.

Đức Phật Thích Ca nói: “Này A Nan, chúng ta đi nơi nào?”.

A Nan trả lời: “Đến nơi không có người mắng chửi”.

Đức Phật nói: “Nếu nơi đó cũng có người mắng chửi, thì lại đi đến nơi nào? Vấn đề xảy ra ở đâu thì phải giải quyết ở đó. Chỉ có như thế thì chúng ta mới có thể đi đến nơi khác được”.

Đức Phật nói với A Nan rằng vấn đề phát sinh ở đâu thì cần phải giải quyết ở đó, chỉ có như thế mới có thể đi tới nơi khác. Một ngày vào ban trưa, Đức Phật đi khất thực, những tên lưu manh kia leo lên những ngọn cây bên đường mà Đức Phật sẽ đi qua, rồi chửi rủa điên cuồng, lại còn rung cho những giọt sương trên cây rơi xuống, khiến cho Đức Phật ướt đẫm toàn thân. Cơm trong bình bát của Ngài cũng đầy nước của những giọt sương.

Đức Phật Thích Ca vẫn cứ mỉm cười như trước, và bước những bước chân an hòa và vững chãi tiến về phía trước, mặc cho họ chửi rủa điên cuồng.

Bỗng nhiên “bịch” một tiếng lớn, tiếp theo là một tiếng kêu lớn “ối…”, những tiếng chửi rủa ngừng bặt. Thì ra, kẻ hung hăng nhất chửi rủa Đức Phật bị ngã từ trên cây xuống đất. Anh ta muốn đứng lên, nhưng cố gắng mấy lần đều không đứng lên được. Anh ta ra sức vùng vẫy, và kêu rên đau đớn.

Đồng bọn của anh ta đều đứng ở xa nhìn anh ta. Đức Phật Thích Ca bước tới dìu anh ta lên, phát hiện ra anh ta ngã bị trọng thương, cần phải chữa trị gấp, nếu không thì sẽ nguy đến tính mạng. Nhưng anh ta không thể nào đi được. Đức Phật Thích Ca bèn dìu anh ta đi vào trong thành, tìm đến vị thầy thuốc ngoại khoa tốt nhất là Bá Xa La Á.

Bá Xa La Á thấy Đức Phật Thích Ca đến, vội vàng đứng dậy nhường ghế của mình cho Ngài, và dùng một chiếc khăn sạch lau ghế, rồi mời Đức Phật ngồi. Bá Xa La Á cung kính đứng ở bên.

Khi Đức Phật nhờ Bá Xa La Á nhanh chóng chữa trị chấn thương cho người bị thương, thì Bạc Xa La Á từ chối, nói rằng: “Thưa Đức Phật tôn kính, tôi biết những việc đã xảy ra mấy ngày nay. Người này chính là kẻ nhục mạ Ngài hăng hái nhất. Giờ đây anh ta bị ngã thành ra như thế này, hoàn toàn là đáng tội”.

Đức Phật nói: “Xin chớ nghĩ như thế. Khi họ dùng những lời ác độc nhất để nhục mạ ta, khi họ rung lắc cây để sương rơi ướt thân ta, thì ta cũng không có một chút ý nghĩ oán hận nào đối với họ, và cũng không cho rằng họ đang nhục mạ ta. Ta vẫn đối đãi với họ như những người anh em tốt. Hiện nay, người anh em tốt của ta bị ngã trọng thương, đang ở tình cảnh tuyệt vọng, ta cần phải giúp đỡ anh ấy. Xin ông hãy chữa trị chấn thương cho anh ấy, thưa ngài thầy thuốc tôn kính”.

Những kẻ lưu manh, kẻ đã chửi rủa Đức Phật, đi theo đến chỗ thầy thuốc, nghe thấy thế lập tức quỳ xuống đất, khóc lóc sám hối những lỗi lầm của mình. Họ đã tận mắt chứng kiến tất cả, và đã hiểu rõ thế nào thực sự là thiện và thực sự là đẹp. Từ trong người, họ tới tấp móc những đồng tiền vàng mà Ma Cam Đế Da đã đưa cho họ ra, ném chúng vào thùng rác ở bên, và quyết tâm sửa chữa những lỗi lầm trước kia, làm lại cuộc đời, trở thành con người mới.

Đức Phật Thích Ca mỉm cười, nhìn họ, và nhẹ nhàng gật đầu, rồi Ngài đứng dậy nâng từng người đứng lên.

Trung Dung biên dịch
hãy sng tht thà, liêm chính, khiêm tn, yêu thương, bao dung, và tha thứ.


Brigitte Bardo xưa và nay


llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

TẤT CẢ ĐỀU VÔ THƯỜNG

Quá hay!

Thắng-Thua

Có một hòa thượng lên núi chặt củi, trên đường trở về, ông phát hiện cậu thiếu niên nọ đã bắt được một con bướm và đang cố gắng khom hai bàn tay lại để giữ cho nó khỏi bay.

Nhìn thấy người tu hành, cậu cất lời: “Thưa hòa thượng, cháu và ngài đánh cược một ván được không"?

 Hòa thượng hỏi lại: “Cược thế nào”?

 “Ngài đoán xem con bướm trong tay cháu sống hay chết? Nếu ngài đoán sai, bó củi sẽ thuộc về cháu” – cậu thiếu niên trả lời.

 Vị hòa thượng nọ đồng ý và đoán: “Con bướm trong tay cháu chết rồi”. 

Cậu thiếu niên cười lớn đáp: “Ngài đoán sai rồi”. Nói đoạn, cậu mở tay ra, con bướm từ trong bay lên.

Hòa thượng nói: “Được, gánh củi này thuộc về cháu”. Nói xong, ông đặt gánh củi xuống, vui vẻ bước đi.

Cậu thiếu niên không biết vì sao vị hòa thượng lại có thể vui vẻ đến như vậy, nhưng nhìn gánh củi trước mặt, cậu ta cũng không để tâm lắm mà vui vẻ gánh gánh củi về nhà.

 Nhìn thấy con về, người cha liền hỏi số củi đó ở đâu ra, cậu mới đem chuyện kể lại cho cha nghe.

Nghe hết câu chuyện của con trai, đột nhiên ông nói, giọng giận dữ: “Con ơi là con! Con hồ đồ quá rồi! Con nghĩ là con đã thắng sao? Ngay cả khi con đã thua, con cũng không hề biết con đã thua đấy”.

Lời cha nói khiến cậu con trai ngơ ngác, không hiểu gì. Người cha liền ra lệnh cho cậu ta gánh bó củi lên vai, hai cha con mang củi đến trả cho nhà chùa.

Nhìn thấy vị hòa thượng nọ, người cha liền cất tiếng: “Thưa thầy, con trai tôi đắc tội với thầy, xin thầy lượng thứ”.

Hòa thượng gật đầu, mỉm cười nhưng không nói gì.

Trên đường trở về nhà, cậu thiếu niên sau một khoảng thời gian băn khoăn cuối cùng cũng đã nói ra những nghi vấn trong lòng.

Người cha thở dài, nói: “Vị hòa thượng đó cố ý đoán con bướm chết, như thế con mới thả nó ra và con thắng được gánh củi. Nếu ông ấy nói con bướm còn sống, con sẽ bóp chết con bướm và con cũng sẽ thắng cược. Con cho rằng vị hòa thượng đó không biết con tính toán gì sao? Người ta thua một bó củi nhưng đã thắng được thứ giá trị hơn rất nhiều, đó là lòng từ bi. Còn con, con đã thua, đã để mất thứ quý giá đó mà chẳng hề hay biết”.

 Câu chuyện có thể rất đơn giản nhưng đó là bài học cho chúng ta trong cuộc sống.

Thắng, thua, thành, bại là những chuyện thường xuyên giày vò cuộc sống của con người. Có những lúc chúng ta tự cho rằng mình đã thắng nhưng trên thực tế, có khi chúng ta đã thua nhiều hơn mà chẳng hề hay biết.
Nguồn Internet

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

TẤT CẢ ĐỀU VÔ THƯỜNG

Khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam. Hầu như dân chúng miền Nam đã Ngộ được sự Vô Thường của Trời Đất rồi, nhưng nhiều người vì khổ đau, phiền muộn và phải lo đối phó với hiện thực: Trả thù, tù đày, đói, nghèo, nhà cửa bị tịch thu... mà quên mất bài học quý giá này.

Chỉ một số ít người sống về tâm linh mới nhận rõ tính cách vô thường và vừa sống vừa tu tập nên khi thoát qua cảnh khắc nghiệt, lòng họ mở rộng bao la, buông xả để dần dần trở về bản Tâm Thanh Tịnh. Trong khi những kẻ khác khi thoát ra khỏi hoàn cảnh không như ý, thì lại sanh Tâm bo bo giữ lấy vì sợ chúng sẽ mất đi và càng ngày càng Ôm chặt cái Vô Thường trong Tâm mình. Khi sắp nhắm mắt xuôi tay thì tiếc hận bám víu không buông được, khi hồn lìa khỏi xác lại trở thành hồn ma vất va vất vưởng chung quanh những của cải của mình mà không thoát ra được. Phải nhờ người thân, con cháu tu tập nhiều, cao tăng độ thì mới xa lìa được cái tưởng ăn sâu vào Tạng thức. Khổ...khổ...khổ...

Bây giờ còn kịp giờ, chúng ta còn có thể gạn lọc những tư tưởng bám víu, ôm chặt vật chất quá kỹ. Chỉ sang năm thôi Vô Thường sẽ đến toàn thế giới.

Corona virus chỉ mới cảnh cáo thế giới mà thôi. Cộng nghiệp nên chúng ta phải trả quả vì tội phá hủy môi trường. Tầng Ozone càng ngày càng to, không còn bảo vệ được chúng ta nữa. Vì thế...

Xin chia xẻ chút ít trải nghiệm trong quá khứ.

hạt bụi

       Tất cả đều là VÔ THƯỜNG 

1- Thời gian: Vô Thường

Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh, nhưng chỉ có hiểu đời, thì mới Qua một ngày vui một ngày. Sống thanh thản, sống thoải mái.

Qua một ngày mất một ngày.

Vui một ngày được một ngày.


2- Hạnh phúc: Vô Thường

Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng, an lạc là mục tiêu cuối cùng của đời người. Niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận. Điều quan trọng là ở tâm trạng.


3- Tiền : Vô Thường

Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ!  Người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó. (Khó lắm !?!?)


4- Đời sống: Vô Thường

Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi. Hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.

5- Thê´Gian: Vô Thường

- Tiền bạc là của con (không chắc lắm) - Tài sản có thể bị mất vì các nguyên nhân: 1-Thiên tai,  2-Hỏa hoạn,  3-Pháp lệnh của vua hay chính quyền tịch thu, quốc hữu hóa, 4-Trộm cướp,  5-Con cái.

- Địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.

- Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.

- Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút, hỏi vài câu là thấy đủ rồi.

- Con tiêu tiền cha mẹ, thoải mái. Cha mẹ tiêu tiền con, chẳng dễ.

- Nhà cha mẹ là nhà con. Nhà con không phải là nhà cha mẹ.

Khác nhau là thế. Người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui. Không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.

- Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.

Trông cậy vào đồng tiền ư? - Chỉ còn cách ấy.

- Cái được, người ta chẳng hay để ý. Cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm.

- Chân lý của Đạo, thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.

- Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc, tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).

- Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.

- Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.

Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.

Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.

Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.

Tuổi già, tâm không già, thế là già mà không già ; Tuổi không già ma` tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe nguoi`già.

Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.

Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn, tham uống).

Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh).

Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.

Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh. Tất cả đều là muộn.

 

Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp, chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết. 

Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già. Hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất. Trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.

Hoàn toàn khỏe mạnh. Đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp. Đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.

Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.

Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.

Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau, đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.

Tại sao khi về già, người ta hay hoài cựu, hay nhớ chuyện xa xưa?  Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.

Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng, không hài lòng, thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả trái ngắt vội không bao giờ ngọt.

Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không ai chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu chấm hết thật tròn.

Sống ngày nào, vui ngày nấy !  Đó là giải thoát !

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Điều đáng sợ nhất trên đời là gì?
Có một người đến hỏi vị thiền sư : “Thưa thiền sư, điều đáng sợ nhất trên đời là gì?”
Thiền sư trả lời: “Dục vọng!”
Nét mặt người kia tỏ vẻ khó hiểu. Vị Thiền sư bèn nói tiếp: “Con hãy nghe ta kể một câu chuyện nhé”.
“Một nhà sư hớt hải chạy từ trong rừng ra ngoài, bất ngờ ông gặp hai người đàn ông là hai người bạn rất thân đang đi dạo bên rừng. Họ hỏi nhà sư: “Tại sao ngài lại hoảng sợ vậy?” 
Nhà sư nói: “Thật là đáng sợ! Ta đã đào phải một đống vàng ở trong rừng!”
Hai người đàn ông không nhịn được cười  liền nói: “Ngài thật là ngốc quá! Đào được một đống vàng, sự tình tốt như vậy mà lại cho là chuyện đáng sợ. Thật là không thể hiểu nổi!” 
Một người lại hỏi nhà sư: “Vậy ngài đào thấy vàng ở chỗ nào? Xin ngài nói cho chúng tôi biết với”. 
Nhà sư nói: “Thứ đồ vật lợi hại đến vậy, hai người không sợ sao? Nó biết ăn thịt người đấy!”
Hai người kia không tin lời nói của nhà sư là đúng. Họ đồng thanh nói: “Chúng tôi không sợ. Ngài nói cho chúng tôi biết làm thế nào để tìm được nó”. 
Nhà sư nói: “Nó nằm ngay dưới gốc cây ở đầu phía Tây của khu rừng”.
Đôi bạn thân thiết này liền lập tức đi tới chỗ mà nhà sư nhắc đến và tìm thấy số vàng. Một người nói với người kia: “Vị hòa thượng thật quá ngốc. Mọi người đều khao khát có thật nhiều vàng, vậy mà trong mắt ông ấy nó lại trở thành thứ ăn thịt người”. Người kia cũng gật đầu đồng ý. 
Sau đó, đôi bạn này bắt đầu thảo luận làm sao để mang được số vàng này về nhà. Một người trong số họ nói: “Ban ngày lấy về không an toàn, buổi tối đem về thì tốt hơn, tôi ở đây trông chừng, bạn đi tìm đồ ăn nhé. Chúng ta sẽ ăn cơm ở chỗ này, đợi trời tối sẽ đem số vàng này về”. 
Người kia nghe theo lời bạn mình nói và đi tìm đồ ăn. Người ở lại thầm nghĩ: “Giá mà mình được sở hữu hết số vàng này! Chờ hắn quay lại, mình sẽ dùng gậy gỗ đập chết, như vậy thì tất cả số vàng này đều thuộc về mình”. 
Anh bạn đi lấy thức ăn cũng thầm nghĩ: “Mình về ăn một bữa no đã, sau đó bỏ thuốc độc vào đồ ăn của nó, nó chết rồi thì tất cả số vàng ấy đều là của mình”.
Kết quả là khi người bạn này mang đồ ăn đến rừng cây, một người đàn ông hung hăng cầm gậy gỗ đánh chết anh ta. Sau đó người đàn ông này nói: “Bạn thân mến, là do vàng ép tôi làm như vậy”. 
Sau đó, anh ta mang thức ăn trở lại rừng và ăn từng miếng lớn. Không lâu sau, bụng anh ta cảm thấy khó chịu vô cùng, nóng như lửa đốt. Lúc này anh ta mới biết bản thân đã trúng độc. Lúc sắp chết, anh ta nói: “Lời vị hòa thượng kia nói thật quá đúng!” 
Điều này thật đúng với câu nói của người xưa: “Người vì tiền mà chết, chim vì thức ăn mà vong!” Tất cả đều do niệm tham gây họa. Dục vọng đã biến đôi bạn thân thiết thành kẻ địch mà giết lẫn nhau.” 
Sau khi thiền sư kể xong câu chuyện, ông nhắm khẽ mắt lại mà không nói gì. Người đàn ông kia nghe xong đã hiểu được ý nghĩa từ “Dục vọng” mà thiền sư nói đến từ đầu.  
Hóa ra thứ đáng sợ nhất trên đời chính là dục vọng. Người có quá nhiều dục vọng sẽ không biết đủ, càng không thấy vui vẻ và gặp nhiều phiền não.
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll