Saturday, 31 December 2022

VIỆN DƯỠNG LÃO

Saturday, 31 December 2022
Tác giả: BS Trần Công Bảo đã từng là giám đốc y tế của nhiều viện dưỡng lão. Với bài viết dưới đây, Ông trình bày ngọn nguồn rất thực tế, cơ quan mà người già hay người tàn tật đã có lần nghĩ thoáng qua, nhưng dĩ nhiên lờ mờ chưa rõ. Người già ở hải ngoại: sự am hiểu về VDL là nên,vì không ai biết được tương lai.

Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người "bán thời gian" (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ...

Nursing Home - Viện Dưỡng Lão 
Bs. Trần Công Bảo 
 
Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”. 
Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện Dưỡng Lão" (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL. 
  
Trong Việt ngữ chúng ta thường dùng từ Viện Dưỡng Lão, nhưng trong Anh ngữ thì có nhiều từ khác nhau như Nursing home, Convalescent home, Rehabilitation and Nursing center, Skilled nursing facility (SNF), Rest home... Nói chung, VDL là một nơi cho những người bị yếu kém về thể xác không thể tự săn sóc cho mình được trong cuộc sống hàng ngày. Thí dụ như không thể nấu nướng, giặt giũ, đi chợ...  nặng hơn nữa như không đủ sức để làm những việc tối cần thiết cho cuộc sống như ăn uống, đi tiêu, đi tiểu... hoặc cần phải có thuốc men đúng lúc mà không thể tự làm được. 
  
Khi nói tới VDL người ta thường chỉ nghĩ tới những người già mà thôi. Thật ra có nhiều người "trẻ" nhưng vì tật bệnh không thể tự lo cho mình được cần phải có sự giúp đỡ của SNF (skilled nursing facility). Vậy thế nào là VDL?

VDL là nơi cung cấp những dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày cho những người không đủ khả năng lo cho chính mình. Tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh tật mà có những VDL khác nhau: 

1- Skilled Nursing Facility (SKF): là nơi cung cấp những dịch vụ cho những người bị khuyết tật nặng như tai biến mạch máu não gây nên bán thân bất toại, hôn mê lâu dài, hoàn toàn không còn khả năng ngay cả trong việc ăn, nuốt, tiêu, tiểu... Thường thường tại SNF có hai phần: phục hồi (rehabilitation) và săn sóc sức khỏe (nursing care). Có những người sau khi được giải phẫu thay xương khớp háng (hip replacement), thay đầu gối (knee replacement), hay mổ tim (bypass, thay valve tim) … cần thời gian tập dượt để phục hồi (rehabilitation). Sau đó họ có thể về nhà sinh hoạt bình thường cùng gia đình. 
  
2- Intermediate care facility (ICF): cung cấp dịch vụ cho những người bệnh như tật nguyền, già cả nhưng không cần săn sóc cao cấp (intensive care). Thường thường những người này không có thân nhân để lo cho mình nên phải vào đây ở cho đến ngày cuối cùng (custody care). 
  
3- Assisted living facility (ALF): Thường thường những người vào ALF vẫn còn khả năng tự lo những nhu cầu căn bản như tắm rửa, thay quần áo, đi tiêu, đi tiểu một mình được. Họ chỉ cần giúp đỡ trong việc bếp núc, theo dõi thuốc men và chuyên chở đi thăm bác sĩ, nhà thờ, chùa chiền hay mua sắm lặt vặt. Họ vẫn còn phần nào "độc lập". 
  
4-  VDL cho những người quá lú lẫn (Alzheimer facility): có những bệnh nhân bị lú lẫn nặng, đến nỗi không nhận ra người thân như vợ, chồng, con cháu nữa. Không biết tự đi vào buồng tắm, phòng vệ sinh để làm những công việc tối thiểu. Họ không biết họ ở đâu, dễ đi lang thang và lạc đường. Nếu ở nhà thì phải có người lo cho 24/24. Những VDL dành riêng cho những bệnh nhân này, thường là "locked facilty", cửa ra vào được khóa lại để bệnh nhân không thể đi lạc ra ngoài... Cách đây khá lâu đã có trường hợp một bệnh nhân đi ra khỏi viện, lạc đường, bị xe lửa cán chết! Từ đó có locked facilty. Đôi khi cũng có những viện bệnh nhân được gắn alarm vào cổ chân. Nếu bệnh nhân đi qua cửa thì alarm sẽ báo động và nhân viên sẽ kịp thời mang về lại.
  
NHỮNG DỊCH VỤ ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI VDL : Điều này tùy theo từng viện. Tuy nhiên những dịch vụ sau đây là cần thiết: 
  
         1- Phòng ngủ. 
         2- Ăn uống 
         3 - Theo dõi thuốc men 
         4- Những điều tối thiểu hàng ngày như tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân... 
          5- 24/24 lo cho những trường hợp bệnh khẩn cấp. 
          6- Sinh hoạt hàng ngày như giải trí, tôn giáo... 
         7- Vật lý trị liệu. Dịch vụ này rất quan trọng để giúp người bệnh có thể phục hồi càng nhiều càng tốt. Trong vật lý trị liệu có nhiều dịch vụ khác nhau: 
                 a- Tập dượt (physical therapy): như tập đi, tập lên xuống cầu thang, tập tự vào giường ngủ hay ra khỏi giường một cách an toàn, không vấp ngã... 
                  b- Speech therapy: tập nói, tập nuốt khi ăn uống... Có những bệnh nhân bị stroke, không thể nói hay ăn được, cần được tập để phục hồi chức năng này. 
                 c- Occupational therapy: Tập mang giầy, bí tất (vớ)... Tập sử dụng bếp gaz, bếp điện cho an toàn để tránh bị tai nạn. 
  
AI TRẢ TIỀN CHO VDL? 
Có nhiều nguồn tài trợ khác nhau: 
  
        1- Medicare 
        2- Medicaid (ở California là Medi-Cal). 
        3- Bảo hiểm tư, có nhiều người mua sẵn bảo hiểm cho VDL. 
        4- Tiền để dành của người bệnh (personal funds).
  
MEDICARE là do qũy liên bang, chỉ trả tối đa 100 ngày cho những bệnh nhân cần tập dượt để phục hồi chức năng tại một skilled nursing facility (SNF). Thường những bệnh nhân bị stroke, gãy xương...  cần dịch vụ này. Medicare KHÔNG TRẢ cho custody care. 
  
MEDICAID là do qũy liên bang và tiểu bang. Qũy này trả nhiều hay ít là tùy từng tiểu bang.  Medicaid trả cho dịch vụ y tế và custody care. 
  
BẢO HIỂM TƯ  thì tuy theo từng trường hợp sẽ có những quyền lợi khác nhau, nhưng thường rất hạn chế. 
  
Hiện nay người ta ước lượng trên nước Mỹ có khoảng 1.4 triệu người sống trong 15,800 VDL.  Các VDL này đặt dưới sự kiểm soát của bộ y tế, đặc biệt là do Centers for Medicare & Medicaid Services (CMS) giám sát. Hàng năm các VDL đều phải trải qua một cuộc kiểm tra rất gắt gao (survey) của CMS. VDL nào không đúng tiêu chuẩn thì có thể bị đóng cửa! Mục đích kiểm tra của CMS là để bảo đảm cho các bệnh nhân tại VDL được săn sóc an toàn, đầy đủ với chất lượng cao. Đồng thời tránh những trường hợp bị bỏ bê (negligence) hay bạo hành (abuse) về thể xác lẫn tinh thần. Tại mỗi VDL đều có lưu trữ hồ sơ kiểm tra cho công chúng xem. Bất cứ ai cũng có thể xem kết quả của các cuộc kiểm tra này. Tất cả các VDL đều phải có các biện pháp để bảo đảm sự săn sóc cho bệnh nhân theo đúng tiêu chuẩn. Nếu không sẽ bị phạt tiền, và có những trường hợp bị đóng cửa. 
  
Trên đây tôi đã trình bày sơ qua về những điểm chính của VDL. Tuy nhiên, như quý bạn đã từng nghe và biết, có nhiều khác biệt giữa những VDL... Theo tôi nhận xét thì quan niệm chung của mọi người là "không muốn vào VDL". Chúng ta từng nghe những chuyện không tốt thì nhiều, mà những chuyện tốt thì ít. "Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa", là câu ngạn ngữ người mình vẫn nói từ xa xưa đến nay. Tôi đã đọc không biết bao nhiêu là bài viết về việc con cái "bất hiếu", bỏ bố mẹ, ông bà vào VDL rồi không đoái hoài tới. Tôi cũng thấy nhiều trường hợp các cụ vào VDL một thời gian rồi không muốn về nhà với con cháu nữa!  Trên đời này không có gì là tuyệt đối cả, trong cái hay có cái dở, và trong cái dở lại có thể tìm ra cái hay. Vậy chúng ta rút tỉa được kinh nghiệm gì trong vấn đề này? Tôi chỉ xin nêu lên những nhận xét chủ quan của riêng tôi mà thôi. Có thể quý vị không đồng ý hết, nhưng nếu rút tỉa được ít nhiều ý kiến xây dựng thì "cũng tốt thôi". 
 
NHỮNG "BỆNH" CÓ THỂ DO VDL GÂY RA:
  
        1- Lo lắng (anxiety): 
Trong tháng 9/2011 những nhà nghiên cứu hỏi ý kiến của 378 bệnh nhân trên 60 tuổi nằm VDL tại thành phố Rochester, New York. Kết qủa là có trên 27.3% trả lời là họ bị bệnh lo lắng, từ vừa đến nặng. Nếu không được chữa trị sẽ đưa đến bệnh trầm cảm (depression). Nên nhớ là 378 bệnh nhân này là người Mỹ chính cống, sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Chúng ta hãy tưởng tượng người Việt mình không biết rành tiếng Anh, không hợp phong tục, tập quán thì sự khó khăn sẽ nhiều như thế nào! Còn một vấn đề nữa là thức ăn, chúng ta quen "nước mắm, thịt kho"..., làm sao mà có thể nuốt hamburger, sandwich… ngày này qua ngày khác! Các vấn đề này càng làm bệnh lo lắng, trầm cảm nặng thêm! 

  
        2- Phản ứng của thuốc (adverse drug reactions): 

Trong tháng 1/2012 ngưòi ta theo dõi các bệnh nhân tại VDL, kết qủa là ít nhất 40% các bệnh nhân dùng trên 9 loại thuốc khác nhau. Uống càng nhiều thuốc thì phản ứng càng nhiều. Có ba loại phản ứng khác nhau: 

  
               a- Phản ứng phụ (side effects): thí dụ như uống aspirin làm bao tử khó chịu, thuốc cao máu làm táo bón... Loại này thường xảy ra, không cần phải ngưng thuốc. 
  
                b- Drug interference: (tạm dịch là thuốc đối tác với nhau): có nhiều loại thuốc uống chung với nhau sẽ làm tăng hoặc giảm sức tác dụng. Thí dụ thuốc loãng máu coumadin mà uống chung với thuốc tim như amiodarone sẽ làm dễ chảy máu. Có những thức ăn hay nước uống dùng chung với thuốc cũng ảnh hưởng đến thuốc. Thí dụ uống nước bưởi hay nho với một vài loại thuốc cũng sẽ tăng sức tác dụng của thuốc, dễ gây ngộ độc. 
  
              c- Dị ứng với thuốc (allergic reaction): Loại này nguy hiểm hơn, thường làm da nổi mề đay, đỏ, ngứa. Nếu nặng thì có thể chết được như phản ứng với penicillin chẳng hạn. Nếu bị dị ứng thì phải ngưng thuốc ngay. 
  
         3- Ngã té (fall): Người già rất dễ bị té ngã gây nên nhiều biến chứng quan trọng như chảy máu trong đầu (intracranial bleeding), gãy xương (như gãy cổ xương đùi, tay...). Khi già quá hoặc có những bệnh ảnh hưởng đến sự di chuyển, không còn đi lại vững vàng, nhanh nhẹn như lúc trẻ nên dễ vấp, té ngã. 
  
       4- Da bị lở loét (decubitus ulcers): Những người bị liệt giường, không đủ sức để tự mình xoay trở trên giường, rất dễ bị lở loét da gây nên nhiều biến chứng tai hại. 
  
        5- Nhiễm trùng (infection): như sưng phổi, nhiễm trùng đường tiểu...nhất là những người cần phải dùng máy móc như máy thở (respirator), ống thông tiểu (Folley catheter)… 
  
    6- Thiếu dinh dưỡng, thiếu nước (malnutrition, dehydration): 

Ở các cụ già thì trung tâm khát (thirst center) trong não không còn nhạy cảm nữa, nên nhiều khi cơ thể cần nước mà không thấy khát không uống nên bị thiếu nước. Cái cảm giác "ngon miệng (appetite) cũng giảm đi nên không muốn ăn nhiều gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng.
  
VẬY CÓ NÊN VÀO VDL KHÔNG? 

Việc này thì tùy trường hợp. Theo tôi: 
  
         1- Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người "bán thời gian" (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ...


         2- Nếu không thể ở nhà được, mà tài chánh cho phép thì có thể ở những assisted living facilities. Ở đây thường họ chỉ nhận tiền (personal funds) chứ không nhận medicare & medicaid. Tại đây thì sự săn sóc sẽ tốt hơn. 
  
         3- Group homes (nhà tư): Có những người nhận săn sóc cho chừng 4-6 người mỗi nhà. Họ cũng lo việc ăn uống, chỗ ở, thuốc men, chở đi bác sĩ...Thường thì rẻ hơn tùy từng group. 
  
        4- Nếu "chẳng đặng đừng" phải vào VDL thì phải làm sao để có được sự săn sóc "tốt nhất"? 
  
                a- Làm sao để lựa chọn VDL:
 
* Vào internet để xem ranking của VDL (tương tự như các tiệm ăn có xếp loại A, B, C....) 
  
* Mỗi VDL đều phải có cuốn sổ phúc trình về các cuộc kiểm tra (survey) do bộ y tế làm hàng năm. Trong đó bộ y tế sẽ nêu lên những khuyết điểm mà họ đã tìm thấy. Cuốn sổ này được để ở khu công cộng (public area) trong khuôn viên của VDL. Hỏi receptionist thì họ sẽ chỉ cho. 
  
* Hỏi ý kiến thân nhân những người có thân nhân đang nằm tại đó. 
  
* Quan sát bên trong và ngoài của VDL: xem có sạch sẽ, không mùi hôi, nước tiểu. Theo dõi cách đối xử, săn sóc của nhân viên với bệnh nhân. 
  
* Nếu có thể thì tìm một VDL có nhiều người Việt đang ở để có nhân viên nói tiếng Việt, có thức ăn Việt, có chương trình giải trí theo kiểu Việt. 
  
                b- Nếu đã quyết định chọn VDL cho người thân rồi thì phải làm gì sau đó?
 
* Chuẩn bị tư tưởng không những cho bệnh nhân mà con cho cả chính mình và mọi người trong gia đình để có được sự chấp nhận (acceptance) càng nhiều càng tốt. 
  
* Thăm viếng thường xuyên: Nếu nhà đông con cháu thì không nên đến thật đông một lần rồi sau đó nhiều ngày không có ai đến. Nếu được, nhất là trong vài tháng đầu, luân phiên nhau tới, mỗi ngày một lần một vài người. Làm lịch trình ai đi thăm ngày nào, giờ nào... 
  
* Nên làm một cuốn sổ "thông tin" (communication book) để cạnh giường. Trong cuốn sổ này mỗi khi ai đến thăm thì viết ngày giờ, tên người đến thăm, và nhận xét xem bệnh nhân có vấn đề gì cần lưu ý, giải quyết. Nếu không có vấn đề gì thì cũng nên viết vào là không có hoặc cho nhận xét về vui, buồn, than thở của bệnh nhân... 
* Cuối tuần hay ngày lễ: nên có người vào hoặc mang bệnh nhân về nhà nửa buổi để được sống với không khí gia đình dù ngắn ngủi, hay đưa ra khỏi VDL để làm đầu, tóc hoặc tới tiệm ăn cho khuây khỏa... 
  
* Nên sắp xếp để bệnh nhân có sách báo, băng nhạc bằng tiếng Việt cho bệnh nhân giải trí. 
  
* Cho dù có những bệnh nhân bị hôn mê bất tỉnh lâu dài, nhưng khi đến thăm hãy cứ thì thầm bên tai họ những lời yêu thương, những kỷ niệm cũ. Nắm tay, xoa dầu để tỏ tình thương yêu. Tuy họ không có thể cảm thấy được 100% nhưng chắc chắn họ vẫn còn một chút nhận thức, làm họ hạnh phúc hơn, mặc dù mình không nhận thấy. Để bên đầu giường những băng nhạc, câu kinh mà khi còn khỏe họ đã thích nghe. 
  
* Một điều chót mà theo kinh nghiệm của tôi, rất có hiệu quả: đối xử tốt nhưng nghiêm túc với nhân viên của VDL: 
  
             - Đối xử tốt: lịch sự, nhẹ nhàng, không thiếu những lời cám ơn cho những nhân viên phục vụ tốt. Thỉnh thoảng mua một vài món quà nhỏ cho họ (tôi xin nhấn mạnh “nhỏ thôi”– đừng nên coi đây là hối lộ) như đồ ăn, thức uống ...  để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Mình tốt với họ thì họ sẽ quan tâm đến mình nhiều hơn. Người mình vẫn nói: "Có qua có lại mới toại lòng nhau"). 
  
            - Tuy nhiên đối xử tốt không có nghĩa là mình chấp nhận những sai trái của họ. Thí dụ mình đã báo cáo những thay đổi về sức khỏe của bệnh nhân cho họ mà không ai quan tâm giải quyết thì mình phải lịch sự nêu ra liền. Nếu cần thì gặp ngay những người có trách nhiệm như charge nurse, nursing director và ngay cả giám đốc của VDL để được giải quyết. Nên nhớ là phải lịch sự, nhã nhặn nhưng cương quyết thì họ sẽ nể phục mình. Tôi đã thấy nhiều trường hợp đạt yêu cầu một cách rất khả quan. 
  
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi xin chia sẻ với quý bạn. Dĩ nhiên là không hoàn toàn đầy đủ tất cả những gì quý bạn mong muốn, nhưng hy vọng cũng đáp ứng được phần nào những ưu tư, lo lắng cho người thân của quý bạn.

Ohio Nurses Association

MOVING NURSING FORWARD SINCE 1904

Top of Form

AUGUST 29, 2016

The Role of the Registered Nurse as Charge Nurse

Download the Full Statement Here

In accordance with the Code of Ethics for Nurses, the intent of this statement is to provide guidelines for registered nurses assuming the role of charge nurse. ONA recognizes that the role of the charge nurse may vary with the area of practice and facility policy; however, the registered nurse’s role must be consistent with professional standards as developed by the nursing profession, the scope of practice defined in the Law, and the rules of the Board of Nursing.

Position

Charge nurses are registered nurses who are responsible for  the operation of the nursing unit over a specific time period. The charge nurse must have a strong foundation of clinical knowledge and skills on which to base judgments and make decisions, organizing abilities to direct nursing tasks and operations, and interpersonal skills to facilitate communication and the work of others.

The charge nurse accepts the responsibility for, and is accountable for, his/her own nursing practice. The charge nurse also seeks out and pursues opportunities for learning and assumes responsibility for his/her own self-development. Registered nurses must be knowledgeable and skillful in performing the charge nurse role.

A registered nurse who assumes the role of charge nurse also assumes the responsibility inherent to the role. Three fundamental responsibilities for charge nurses include planning, coordinating, and evaluating unit nursing activities.

Planning

The charge nurse identifies the procedures, processes, and patient care to be accomplished during the work period, as well as the resources that will be required to safely carry out the work of the unit.

Coordinating

The charge nurse distributes the work of the unit in a manner that makes the best use of available resources, both personnel and material, and which take into account the knowledge, skills, and abilities of those persons who will be integral to the patient care process. The charge nurse provides ongoing coordination of work and resources as necessary to meet changing requirements in the work environment.

Evaluating

On an ongoing basis, the charge nurse evaluates individual and collective outcomes of the patient care provided during their shift, compares patient care delivery to accepted standards, adjusts assignment of resources as necessary, and reports changing needs and outcomes to the health care staff.

Because the charge nurse observes and weighs patient care delivery and outcomes as provided by coworkers, the charge nurse may be asked to contribute observations to individual employee evaluations, suggest competency  evaluations, or to advise and educate fellow staff. These functions of the charge nurse should not, however, be constructed as supervisory in the sense of exercising control regarding employment decisions. The charge nurse is accountable for overall operation of an assigned unit during a specific time period, but is not solely or personally responsible for the selection or discharge of employees of the health care facility.

Functions and Competencies of the Charge Nurse

  • Coordination of activities, e.g., collaborating with physicians, other departments, consulting with other nurses.
  • Awareness of legal aspects of nursing and applies this knowledge when making staff assignments.
  • Awareness of institution policies and procedures related to nursing service.
  • Interprets organizational chart, and uses the institution’s organizational structure effectively.
  • Identifies the priorities for patient care management.
  • Knows the responsibilities of all nursing staff members and utilizes this knowledge when preparing assignments for staff members.
  • Utilizes the talents of all members of the nursing staff.
  • Solves problems or avoids potential ones by making appropriate assignments of staff to patients.
  • Demonstrates leadership through clinical practice and teaching.
  • Delegates unit and patient responsibilities to nursing staff members according to each staff member’s education, training and availability and in accordance with 4723-13 of the Ohio Administrative Code (OAC).
  • Recognizes leadership styles and selects the appropriate leadership style for given situation.
  • Applies decision-making theory and the scientific method to solve patient care problems.
  •  Educates nursing staff and students utilizing formal and informal venues, including peer consultation, mentorship, preceptor programs, unit conferences, case studies, patient rounds, and in-service programs.
  • Applies communication theories and techniques in negotiating with patients, families and other staff members to accomplish the nursing care plan.
  • Initiates and completes the designated forms required by administration in the delivery of patient care.
  • Observes performance of nursing personnel and shares this information with the nursing manager.
  • Monitors the quality of patient care being delivered by other nursing staff members.
  • Checks the completeness and accuracy of patient care plans routinely, and continually updates and revises these plans as changes occur in the patient’s condition.
  • Contrasts and evaluates the patient’s behavior and/or condition with the physical, psychosocial and spiritual goals stated in the nursing care plan.
  • Assists with the establishment of criteria for patient care to be utilized in a total quality improvement program.
  • Checks equipment to determine if it is functioning properly.
  • Checks the environment for patient safety.
  • Audits the patient’s medical record to determine that all orders have been carried out, that laboratory tests are posted, delivered nursing care is documented, and patient progress or lack of progress is described.
  • Implements measures to correct inadequacies noted in the quality of patient care administered on the unit.

 Policy Development

The Nursing Department within the employing agency is responsible for developing written policies and procedures relative to the registered nurse working in a charge nurse role. These policies should reflect the scope of nursing practice, as well as established professional standards. Policies and procedures do not release nurses from accountability for their own actions.

References for the Scope of Practice for the registered nurse:

A.    Ohio law and rules regulating the practice of nursing

B.    Code for Nurses with Interpretative Statements

C.    ANA Standards of Clinical Nursing Practice

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Friday, 30 December 2022

HUYỀN KHÔNG TỰ

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/12/huyen-khong-tu.html

Friday, 30 December 2022

Vì sao ngôi chùa treo trên không hàng ngàn năm không bị đổ?  

Minh An

Ở Trung Quốc có rất nhiều Huyền Không Tự (chùa treo), nhưng ngôi chùa  ở núi Hằng Sơn, Bắc Nhạc là ngôi chùa kỳ lạ và nguy hiểm nhất trong số đó

Ở Trung Quốc có rất nhiều Huyền Không Tự (chùa treo), nhưng ngôi chùa ở núi Hằng Sơn, Bắc Nhạc là ngôi chùa kỳ lạ và nguy hiểm nhất trong số đó. Tại sao nó có thể treo lơ lửng trên không suốt hàng nghìn năm? Liệu có một loại sức mạnh, hay công nghệ bí mật nào đó đang trông chừng cho nó?

Trung Quốc không chỉ có một Huyền Không Tự, nếu tính kỹ thì ở toàn Trung Quốc có khoảng hơn 10 ngôi chùa treo như thế, trong đó ngôi chùa cổ tích nhất, gây ấn tượng nhất đối với người hâm mộ điện ảnh trên toàn thế giới là Huyền Không Tự núi Thương Nham, bởi vì qua ống kính máy quay, đạo diễn Lý An đã để cho nhân vật chính Ngọc Kiều Long trong bộ phim “Ngọa hổ tàng long” nhảy xuống khỏi Huyền Không Tự, với bối cảnh cây xanh, núi cao, mây mù như trong tranh. Hình ảnh đã để lại ấn tượng khó phai cho người xem.

Núi Thương Nham nằm ở phía Tây Nam thành phố Thạch Gia Trang, thuộc tỉnh Hà Bắc, nhánh của dãy núi Thái Hành Sơn.

Ngôi chùa Huyền Không tuyệt đẹp này thực ra là một phần của chùa Phúc Khánh núi Thương Nham, được xây dựng ở lưng chừng núi. Mặc dù gọi nó là Huyền Không tự nhưng thực ra chỉ có hai kiến trúc treo trên không: một là chùa Huyền Không, và còn lại là cầu đá Huyền Không; chùa ở phía sau, còn cây cầu ở phía trước.

Mặc dù gọi nó là Huyền Không tự nhưng thực ra chỉ có hai kiến trúc treo trên không: một là chùa Huyền Không, và còn lại là cầu đá Huyền Không; chùa ở phía sau, còn cây cầu ở phía trước

Nhân vật Ngọc Kiều Long chính là nhảy từ trên cây cầu đá này xuống. Điều có ý nghĩa là thời gian xây dựng cây cầu và ngôi chùa không giống nhau. Cầu được xây vào thời nhà Tùy, còn kiến trúc chùa được xây vào thời nhà Đường. Ngôi chùa và cây cầu này nối hai đỉnh núi dựng đứng nhất của núi Thương Sơn. Huyền Không Tự còn được gọi là ‘kiều lâu điện’, bởi vì toàn thể đại điện lớn đều được xây dựng trên một cây cầu vòm bằng đá.


Kiều lâu điện nằm ở phía Tây hướng mặt Đông, chiều dài 15m, rộng 8m, các góc mái của đại điện cao vút với những hàng ngói tua rua nhiều màu sắc, trong điện thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà và Dược Sư Phật.

Huyền Không Tự còn được gọi là ‘kiều lâu điện’, bởi vì toàn thể đại điện lớn đều được

xây dựng trên một cây cầu vòm bằng đá

Nếu như ở đại điện chứa đầy du khách, thì tổng trọng lượng sẽ khoảng 35 tấn. Với trọng lượng 35 tấn, tất cả đều áp xuống cây cầu đá, dưới cầu là vách đá dựng đứng cao 70m. Điều này nghe có vẻ đáng sợ, nhưng khi lên đó sẽ không cảm thấy ‘cheo leo’, bởi vì bên dưới cây cầu đá là cầu vòng cung 1 vòm. Đây cũng là phương pháp xây dựng cầu thuận tiện nhất cho các kiến trúc sư trong các triều đại nhà Tùy và nhà Đường.


Loại cầu này có kết cấu lực học hợp lý, có khả năng tồn tại lâu dài. Ví dụ như cây cầu Triệu Châu, tình Hà Bắc là hình mẫu của cầu vòng cung 1 vòm, là tác phẩm của thời kỳ Tùy Dương Đế. Trong khoảng 1400 năm, sau khi trải qua vô số các trận động đất, hoả hoạn, chiến tranh, nó vẫn mỉm cười kiêu hãnh đứng thẳng.

Vì vậy kiều lâu điện Thương Sơn mặc dù cũng được gọi là Huyền Không Tự, nhưng thực ra nó không hề ‘treo lơ lửng trên không”. Huyền Không Tự mà thực sự nhìn thấy ‘cheo leo’ và đi lên càng thấy ‘cheo leo’ là ở trên núi Thuý Bình gần Đại Đồng, Sơn Tây - vốn là ngôi chùa mọi người rất quen thuộc - Bắc Nguyệt Hành Sơn.

Huyền Không Tự Hành Sơn
Nhìn từ xa, ngôi chùa này trông giống như đồ trang sức treo trên vách đá, bên trên là tảng đá vôi nhô ra, phía dưới là thung lũng sông sâu 60-90m, tương đương với toà nhà 20-30 tầng. Khi đi tới gần thêm một chút, chỉ có hơn chục cột gỗ to cỡ miệng bát chống đỡ đình đài lầu các, khiến người ta toát mồ hôi lo lắng, liệu chỉ vài cột thế này có chống đỡ nổi không.

Nhìn từ xa, ngôi chùa này trông giống như đồ trang sức treo trên vách đá, bên trên là tảng đá vôi nhô ra, phía dưới là thung lũng sông sâu 60-90m, tương đương với toà nhà 20-30 tầng 
 
Hiện nay không tìm thấy ghi chép nào về nhà thiết kế Huyền Không Tự Hành Sơn, không ai biết người đó là ai. Có người nói rằng đó là hoà thượng tên là Liễu Nhiên thời Bắc Ngụy. Có người nói đó là Hoàng đế Thác Bạt Hoành xây Thiên sư Đạo trường cho Thiên sư Đạo trưởng Khâu Khiêm. Dù sao những lời nói đó không thể nào chứng thực được. Nhưng về cơ bản có thể xác định được niên đại mà Huyền Không Tự này được dựng lập nên - và vào thời kỳ Bắc Nguỵ khoảng 1.500 năm trước.

Nghe có vẻ mơ hồ, có người hỏi vậy rốt cuộc đây là chùa Phật hay Đạo quán. Thực ra Huyền Không Tự này không chỉ vừa là chùa Phật, vừa là Đạo quán, mà có lúc nó còn là miếu thờ Khổng Tử. Bởi vì trong chùa cùng thờ cúng cả Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử và Khổng Tử, có thể nói là một ngôi chùa Tam giáo đồng tại.

Tên gốc của Huyền Không Tự là ‘Huyền Không Các’, chữ ‘huyền’ này là ‘huyền diệu, bí ẩn’. Nên thực tế tên của ngôi chùa là sự hợp nhất cái ‘huyền diệu’ của Đạo gia và ‘không’ của Phật gia, gọi là ‘huyền không’. Sau này người ta phát hiện ra chữ ‘huyền’ trong huyền diệu và ‘huyền’ trong cheo leo là đồng âm. Hơn nữa ngôi chùa thực sự lại giống như treo lơ lửng trên vách đá.

Huyền Không Tự nằm dọc theo ngọn núi, mở rộng từ phía nam ra phía bắc, càng hướng lên phía bắc địa thế lại càng cao, các toà lại càng hẹp. Toàn bộ ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ. Giữa các kiến trúc chủ yếu của chùa có kết nối ván, cửa vào ở lầu phía nam. Lầu phía nam được xây dựng trên đá, gồm cả đường ván cũng đều được khoét ra từ đá, mỗi viên gạch được xây vững chắc trên đá, mặc dù chật hẹp nhưng đứng vững, không hề có cảm giác nguy hiểm. Lầu phía bắc mới thực sự mang tới cảm giác nguy hiểm.

Huyền Không Tự nằm dọc theo ngọn núi, mở rộng từ phía nam ra phía bắc, càng hướng lên phía bắc địa thế lại càng cao, các tòa lại càng hẹp (Ảnh chụp màn hình)

Phía bắc có hai tòa phi lâu ba tầng chín cột, ở giữa là liên kết ván, mỗi phi lâu đều cao hơn 10m, nếu người đứng kín mỗi toà sẽ hơn 10 tấn, nhưng hai toà phi lâu này và ván liên kết xem ra hoàn toàn ở bên ngoài. Hơn 10 cây cột ọp ẹp này đang chống đỡ cho toà nhà khiến người ta không khỏi lo ngại. Nếu tay chạm vào cái cột, quả thực chúng sẽ lung lay, lại thêm sàn của toà lầu vừa đi vừa rung. Chỉ số chóng mặt thực sự cao hơn nhiều so với chỉ số được xây dựng bằng khung thép hiện đại, và sàn kính đặc biệt dành cho đường đi bộ trên không. Người nào dám đi lên nó ít nhiều cũng cảm thấy chóng mặt, chân run.

Tháng 12 năm 2010, thời báo Time đã bình chọn Huyền Không Tự Hành Sơn là một trong 10 kiến trúc nguy hiểm nhất thế giới.

Vậy lầu phía bắc có thực sự treo trên không? Nếu vậy vì sao nó có thể lơ lửng hơn 1000 năm mà không bị đổ?

Mãi đến những năm 1990, câu trả lời mới thực sự được tiết lộ.

Bí mật của Huyền Không
Vào cuối những năm 70, một toà phi lâu của Huyền Không Tự đã có phần không đảm bảo an toàn. Chính quyền các chuyên gia kiến trúc tới hội chẩn. Sau khi xem xét, họ phát hiện ra một số dầm chịu lực bên dưới phi lâu đã bị mục nát nghiêm trọng. Có người băn khoăn liệu trước đây trong lịch sử, Huyền Không Tự có từng được bảo dưỡng định kỳ chưa.

Chắc chắn là có, tuy nhiên đáng tiếc là thiếu ghi chép chi tiết về việc này, chỉ biết rằng vào thời Minh và Thanh, trụ và sàn nhà đã được thay thế. Vậy chính xác thì dầm bị mục nát được tìm thấy lần này được lắp đặt vào thời điểm nào thì không thể biết được. Vì vấn đề đã rõ ràng nên những nhân viên kỹ thuật phụ trách sửa chữa bắt tay vào công việc, sau khi chuẩn bị tất cả xong, liền tới bước quan trọng nhất: rút các dầm ra. Các công nhân ra sức rút nhưng xem ra các cây dầm mục nát vẫn không nhúc nhích. Khi họ quan sát kỹ, các công nhân và chuyên gia mới bất ngờ hiểu ra rằng trong đó có ẩn chứa nguyên nhân Huyền Không Tự lầu bắc ngàn năm không đổ.

Vì sao treo trên không?
Mặc dù Huyền Không tự là ngôi chùa cheo leo trên không, nhưng kỳ thực nó không được coi là cao, chỗ thấp nhất của chùa cách mặt đất 50m, và chỗ cao nhất cách mặt đất 90m, các công nhân chỉ cần dựng giàn giáo là có thể thi công. Giàn giáo không phải là phát minh của con người hiện đại, nó đã có từ thời đại Chiến Quốc ở Trung Quốc.

Mặc dù Huyền Không tự là ngôi chùa cheo leo trên không, nhưng kỳ thực nó không được coi là cao, chỗ thấp nhất của chùa cách mặt đất 50m, và chỗ cao nhất cách mặt đất 90m

Có người đặt nghi vấn làm sao có thể biết được thời đó họ dùng giàn giáo, vì không có hình ảnh hay ghi chép lại. Thực ra, các chuyên gia kiến trúc và các nhà khảo cổ đã suy đoán ra dựa trên những khám phá khảo cổ trước đây về các tòa nhà cổ. Gần thành phố Tân Trịnh, tỉnh Hà Bắc có một di chỉ văn vật cổ thành tên là Trịnh Hàn. Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, nước Trịnh và nước Hàn đều có thủ đô ở Tân Trịnh, ngày nay vẫn có thể nhìn thấy tường thành được lưu lại từ thời đó. Di tích tường thành có độ cao khoảng từ 10-16m, trên bề mặt tường thành có hàng lỗ. Đường kính của lỗ khoảng 15 cm, giữa các lỗ cách nhau khoảng 70-80cm, khoảng cách trên và dưới các hàng lỗ khoảng 2m, các lỗ được sắp xếp rất ngay ngắn.

Khi các chuyên gia khảo cổ nhập dữ liệu trên vào máy tính và dùng phần mềm tính toán. Bất ngờ, họ phát hiện những cái lỗ đó chính là dấu vết cắm xuống của các giàn giáo khi xây dựng tường thành. Thực ra, loại lỗ này có thể nhìn thấy ở trên Trường Thành hay rất nhiều tường thành cổ khác, hiện nay vẫn còn, có điều là sau khi việc thi công hoàn thành thì quy trình cuối cùng là dùng đất để bịt các lỗ lại, và sau đó quét nhiều lớp sơn nên sẽ không nhìn thấy, vì tường thành là kiến trúc dùng cho phòng thủ quân sự. Nếu để hở ra, giặc đến cũng sẽ bắt chước lập giàn giáo công thành thì không thể được, nên phải lấp đầy lỗ hổng đó.

Thời cổ đại không chỉ dùng tới giàn giáo, xung quanh các giàn giáo của những công trình lớn còn dùng mây hoặc dây gai để làm hàng rào an toàn. Do đó thi công an toàn không chỉ là phát minh của người hiện đại mà nó đã có từ hàng ngàn năm trước.

Sau khi bắc giàn giáo cho Huyền Không tự, các thợ chuyển sang bước tiếp theo, đó là đục ra một mặt bằng có thể thi công ở trên vách đá. Đây hoàn toàn là công việc đòi hỏi sức lực, không có nội dung kỹ thuật, chỉ cần làm chăm chỉ là được. Sau khi đục xong mặt bằng, bước tiếp theo chính là bí mật của Huyền Không Tự.

Những người thợ đầu tiên sẽ khoét một hàng lỗ đá lớn ở dưới cùng của mặt bằng hẹp, tổng cộng có 27 lỗ đá. Thoạt nhìn những lỗ đá này rất bình thường nhưng thực ra bên trong nó có huyền cơ, bởi vì tất cả lỗ đá đều là hình nêm bên trong to, bên ngoài nhỏ. Hơn nữa những lỗ đá này vô cùng sâu, thông thường đều sâu vài mét. Bên này những người thợ xây đang khoan những lỗ đá và bên kia những người thợ mộc đang làm những cái móc để treo ngôi chùa.

Nói là làm móc treo, thực ra là làm dầm ngang. Các dầm là một loại gỗ được gọi là cây thiết sam, là gỗ có kết cấu tốt. Độ cứng và độ bền uốn của loại gỗ này đều thuộc hạng nhất, dai và chịu nén tốt, hơn nữa còn có khả năng chống ăn mòn tự nhiên. Nhưng để vật liệu gỗ càng thêm kiên cố, chống ẩm, các thợ quét nhiều lớp dầu trẩu lên trên bề mặt gỗ thiết sam. Dầu trẩu là loại dầu ép từ quả của cây trẩu. Trong thế chiến thứ II, nó thường được dùng cho bảo trì thiết bị quân sự, nó có hiệu quả chống nước và chống ẩm bậc nhất.

Những người thợ sẽ cắm một cái nêm bằng gỗ vào đầu cắt của gỗ thiết sam. Sau đó các thợ sẽ cùng hợp sức dùng dụng cụ để cắm vào lỗ đã được đục, khi đó bạn sẽ thấy nêm gỗ ở phía trước sẽ mở rộng gỗ từng chút một và nằm gọn trong lỗ đá nhỏ bên trong và bên ngoài. Đây chính là cùng nguyên lý và chức năng của vít nở phiên bản cổ đại và vít nở hiện nay.

Sau này, người ta gọi dầm gỗ là đòn gánh thép. Hai phần đòn gánh thép được chèn vào trong vách đá, phía sau còn có nền đá nhỏ dùng làm điểm tựa, rồi ván gỗ đệm vào, như thế mỗi dầm đều có thể chịu được trọng lượng vài tấn. Hơn 20 cột dầm chống chịu hơn 10 tấn trọng lượng của toà phi lâu mà không hề gì.

Những người đặc biệt quan tâm tới tính thẩm mỹ có thể sẽ không hài lòng, tuy nhiên hơn 10 cột trụ treo ở bên ngoài tường trông vừa không mỹ quan và không chịu tải, lại còn lắc lư. Lẽ nào chúng dùng để ‘bêu xấu’ chăng?
Hơn 10 cột trụ treo ở bên ngoài tường trông vừa không mỹ quan và không chịu tải, lại còn lắc lư 
Thực ra, 10 cột trụ này có tác dụng tuyệt diệu của nó. Khi chùa đầy người, khiến những thanh xà gỗ bị uốn cong, thì lúc này, những cột trụ này nó không còn lắc lư nữa, vì khi đó các cột sẽ giúp xà gỗ chia sẻ trọng lượng dư thừa. Do đó Huyền Không Tự có bảo hiểm kép, nên trông thì Huyền Không Tự có vẻ rất cheo leo, nguy hiểm nhưng thực ra nó không hề nguy hiểm.

Hơn nữa vị trí lựa chọn của Huyền Không Tự cũng rất tài tình, ở ngay tại chỗ lõm của vách đá. Tảng đá nhô ra phía trên có tác dụng đa năng. Nó có thể chặn ánh sáng mặt trời trực tiếp, tránh việc gỗ bị lão hoá do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hơn nữa, vào mùa mưa, nó còn có thể chặn nước mưa, duy trì môi trường tương đối khô và ổn định, giúp cho kiến trúc có kết cấu gỗ được kiên cố lâu dài. Điều quan trọng nhất là vách đá phía trên thực chất là một chiếc ô bảo vệ, chặn đá từ trên rơi xuống không đập vào chùa.

Huyền Không Tự đứng vững chãi trên vách đá 1.500 năm, thực ra không thể thiếu sự đóng góp của các triều đại, đặc biệt là hai triều nhà Minh, Thanh luôn có tài trợ không nhỏ cho sửa chữa, tu bổ chùa.

Trên đây là những phân tích về mặt kỹ thuật của chùa, nhưng về điểm kỳ diệu khác của Huyền Không Tự còn có giải thích từ chiều không gian khác.

Giải thích từ chiều không gian cao
Người cổ đại xưa xem trái đất như một cơ thể sống hữu cơ, cho rằng mỗi từng phần của trái đất cũng giống như cơ thể người, cũng có kinh lạc, huyệt vị. Mục đích chủ yếu của xem phong thủy chính là tìm ra huyệt vị chính xác.

Quách Phác, đại sư phong thuỷ thời Đông Tấn đã viết cuốn “Táng Kinh”, được giới phong thủy ca tụng như tiêu chuẩn. Trong cuốn sách đó của ông nói rằng sinh khí của trái đất là chảy dọc theo núi, gặp đồi núi nó sẽ nổi lên, gặp đất thấp nó sẽ hạ xuống. Nói một cách đơn giản, bước đầu tiên để đánh giá chất lượng của Phong Thủy được gọi là ‘quan sơn’ (quan sát núi), chính là khảo sát hướng, hình thái và kết cấu của núi, bởi vì dáng núi uốn lượn giống như con rồng; việc khảo sát hướng núi được giới phong thủy gọi là ‘mịch long’ (tìm long mạch).

Cái gọi là năm bí mật của địa lý chính là tìm long mạch, xem cát, xem nước, điểm huyệt, lập hướng. Đây chính là quá trình từ lớn đến nhỏ, thu nhỏ phạm vi mục tiêu cho tới khi tìm ra các huyệt trên long mạch, thông thường vị trí này là một vùng đất lành to lớn.

Bắc Nhạc Hành Sơn bắt nguồn từ dãy núi Lữ Lương, tỉnh Sơn Tây; nó chạy dọc theo hướng đông bắc, nhấp nhô uốn lượn, khi tới tỉnh Hà Bắc nó liên kết với núi Thái Hành Trải dài từ đông sang tây 150km với 108 ngọn núi, có hai đỉnh chính ở phía đông và phía tây. Phía đông là đỉnh Thiên Lĩnh, đỉnh chính phía tây chính là núi Thuý Bình nơi có Huyền Không Tự.

Trong phong thủy, Hành Sơn có thể được gọi long mạch tốt và vị trí của Huyền Không Tự chính xác là một huyệt đạo trên long mạch này.

Phong thuỷ mà chỉ có gió mà không có nước thì không được, nơi đất lành nhất định phải có nước, ‘huyệt’ có thể ẩn khí tụ khí, còn ‘thủy’ có tác dụng vận chuyển và thu nạp khí.

Huyền Không tự treo ở trên núi Thúy Bình tại đỉnh núi chính phía tây Hành Sơn. Các đỉnh núi ở hai phía đông và tây đối mặt với nhau, trông giống như dao cắt búa bổ, và khi chúng ôm lấy nhau, tạo thành một hẻm núi gọi là Hẻm núi Kim Long. Hẻm này dài 1500m, dòng sông Đường Dụ chảy chậm từ đáy thung lũng. Hầu hết thời gian sông không có nhiều nước, nhẹ nhàng yên tĩnh. Tuy nhiên tới mùa mưa nước sông sẽ dâng lên giống như một con rồng vàng lao tới và gầm rú qua hẻm núi, không thể ngăn cản. Hơn nữa miệng hẻm ở phía nam bắc rất hẹp, dù gió bên ngoài có mạnh đến đâu, dẫu là cuồng phong, khi thổi vào trong thung lũng đều biến thành làn gió nhẹ. Khi không có gió, khí dễ tụ lại và không dễ tản đi.

Huyền Không Tự còn một điểm kỳ diệu khác. Các bức tường đá ở cả hai bên đều bị hếch lên ở hai đầu, núi lõm ở giữa giống như vạc treo và Huyền Không Tự treo cao trong phần lõm của vạc, là phần sát đáy vạc. Trong phong thuỷ, loại địa hình này được coi là mỏ vàng, là vị trí đẹp nhất tụ được khí, có được vị trí này khó mà không thuận lợi. Mặc dù Huyền Không tự nằm ở Đại Đồng, Sơn Tây, một nơi mà các nhà chiến lược quân sự phải tranh giành, nhưng chưa bao giờ bị chiến tranh tàn phá, và đã được triều đình của tất cả các triều đại bảo vệ.

Chính bởi bởi vì có hàng loạt các nhân tố thiên thời địa lợi nhân hòa hỗ trợ, Huyền Không Tự mới có thể ‘treo lơ lửng’ ngàn năm vẫn bền vững, đồng thời vì vị trí của chùa ở chính vùng đất long mạch tốt lành - hẻm Kim Long. Điều này cũng đủ để chúng ta thấy được sự trí huệ của cổ nhân.
Minh An biên dịch

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll