Thursday, 1 May 2014

*** HIỆN TƯỢNG MÊ TÍN TRONG CÁC TÔN GIÁO


Tôi mong tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp không?
Làm sao chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem luốc,
phải trong sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Tượng Chúa hay tượng Phật chỉ có giá trị vật chất, chứ có linh thiêng gì đâu, 
có ai cầu gì được nấy đâu ?  
Nếu ai cầu gì được nấy thế giới này chắc loạn & mất công bằng
 lllllllllllllllllllllllllllll

HIỆN TƯỢNG MÊ TÍN TRONG CÁC TÔN GIÁO

lllllllllllllllllllllllllllll
Thư của
NHÀ VĂN CHU TẤT TIẾN

Kính Thầy Thích Chân Tuệ
Điều Thầy viết rất chính xác, có thể nói đến 99%, vì theo như ý Thầy: "nếu ai cầu gì được nấy thế giới này chắc loạn & mất công bằng." Thường thì người ta cầu cho được những ân huệ vật chất, như có tiền mua nhà, xin tiền mua xe, tiền mua thuốc, Có người xin cho con hoang đàng trở về, cũng có người xin tìm ra người vợ hay người chồng đã bỏ đi... Đôi khi cũng có người xin "trúng xổ số" nữa. 

Những điều cầu xin này, nếu được đáp ứng, thì thật là mất công bằng, vì tại sao anh A lại được, mà anh B không được? Nhiều người cần tiền hơn mà không cầu, trong khi có những người tham lam đã có rồi còn muốn xin thêm. Họ cứ coi như các Đấng Thần Linh ngự trong các bức tượng là những "ông chủ chi tiền", lúc nào cũng sẵn sàng hóa phép cho những sự việc bên ngoài diễn tiến liên tục cho đến khi kết quả là là người xin tiền được tiền, xin tình được tình! Nếu Đấng Tối Cao mà cứ cho ai đến xin đều được thì đúng là Thượng Đế bất công, chỉ cho môt số người mà không cho đều cả tỷ người khác.

Sư cũng mê tín như ai - kẻ nhắm mắt cầu khẩn - kẻ ngước lên trời van xin
làm sao hoằng dương chánh pháp
 
Nhưng thưa Thầy, xin mạo muội chia xẻ với Thầy một điều này: cũng có những trường hợp biệt lệ. Như bên Công Giáo, chứng minh hùng hồn nhất cho việc cầu khấn trước một bức tượng mà được ơn là hàng trăm cái nạng gỗ xếp đầy trước tượng Đức Mẹ Maria tại Lourdes (Lộ Đức) bên Pháp! Những chiếc nạng này là của những người bị què, bị thương ở chân vì tai nạn hay vì bẩm sinh. Sau khi cầu nguyện và xuống tắm ngay tại hồ tại chân núi đá nhỏ đó, thì khi bước lên, thấy mình khỏi bệnh, không cần đi nạng nữa! Đó là một chuyện khó tin nhưng có thực vẫn tiếp diễn cả trăm năm nay.

(Nếu chuyện này có thật như vậy, bên Pháp chắc không còn có bệnh viện, trường y khoa đóng cửa, bác sĩ y tá giải nghệ hết trơn. Ở vùng nói tiếng Pháp Montréal, Canada cũng có nhà thờ tương tợ trên núi nhập cảnh y chang nguyên bản, mà có ai tin đâu? VP.PHTQ.CANADA)

Tại Bình Triệu, có tượng Đức Mẹ Maria, nơi người ta đến xin vượt biên, mà trong đó có rất nhiều người Phật Giáo. Sau khi được ơn mà họ xin đó, thì chính người đó hay gia đình người đó, đến đặt một bảng đá "TẠ ƠN". Sau vài năm, thì số bảng "Tạ ơn" đó đã đầy lên nóc nhà, không có chỗ đặt nữa...Và không phải tất cả các bảng đó đều do người Công Giáo khắc, mà có cả nhiều người thuộc nhiều tôn giáo khác nhau.

Hiện nay, tại Long Beach, có một bức tượng Đức Mẹ Maria đặt ngoài đường, cho mọi người đến xin ơn. (Tượng nằm ở góc Long Beach Bl và Redondo) .Đúng ra, tượng này và một bức tượng nữa thuộc về tài sản của một ngôi Chùa! Trước đó, tài sản này thuộc một dòng Tu nữ bên Công Giáo. Vì một lý do gì đó, mà dòng tu này dời đi nơi khác, nhường lại cho một số Ni Sư làm Chùa. Khi các Ni Sư chuần bị phá bỏ cả hai bức tượng đi, thì môt phép lạ xẩy ra, làm cho các Ni Sư phải ngưng việc này. Hiện nay, ngôi Chùa vẫn giữ lại hai bức tượng cho người Công Giáo đến xin ơn! Các Ni Sư vẫn ngày ngày lau quét và giữ gìn hai bức tượng của bên Công Giáo sạch sẽ. Điều này thật lạ lùng và kỳ quặc, khó hiểu nổi. Thầy có thể về Long Beach và hỏi thăm những Ni Sư người Việt ở chung quanh đây, họ sẽ chỉ cho Thầy đến ngay. 
 

Cũng ở Long Beach, có nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, nơi có lễ vào tối Thứ Tư do Cha Nguyễn Trường Luân làm chủ tế, chuyên việc chữa bệnh bằng niềm tin! 
Dĩ nhiên không phải mọi người đến đây đều khỏi bệnh, (tại họ thiếu phước đó - họ nên tạo phước thêm. VP.PHTQ.CANADAnhưng số người khỏi bệnh sau một lần dự lễ cũng khá lớn. Trong đó, có một bà vợ một Luật Sư nổi danh ở Quận Cam đã khỏi bệnh Ung Thư một cách lạ lùng.Một phụ nữ sống hoang đàng, trác táng lắm, sau khi được khỏi bệnh, đã trở thành một người phục vụ thường xuyên ở đây.. (Con không tiện nói tên họ ra, vì vi phạm luật riêng tư, nhưng nếu Thầy muốn có chứng cứ thực, con có thể nói với họ, gặp Thầy và kể chuyện cho Thầy nghe.)

Vậy, theo con, ở đời có những sự việc mà khoa học không thể nào giải thích được. Nhưng không phải vì thế mà biến thành mê tín, dị đoan, sống lười biếng mà cứ xin tiền, xin việc làm tốt, lương cao. Cũng không thể như một số người Công Giáo tin rằng cứ xin 100 lễ thì người chết sẽ lên Thiên Đàng! Như vậy, tật là bất công cho những người không có tiền xin lễ, và nếu người chết là một kẻ phạm tội nặng, giết người, cướp của, dùng lời nói gian mà hại người, gian dâm với vợ chồng người, hoặc sống ích kỷ, bần tiện không bao giờ bố thí.. cũng chỉ cần có 100 lễ là được tẩy sạch mọi tội sao? Vô lý!  
Với Phật Tử cùng vậy, không lẽ chỉ cần những lễ cầu siêu cho lớn, nhiều Tăng Ni đến cầu, lễ dài ngày.. thì người  chết, cho dù khi sống chẳng ra gì, cũng siêu thoát trên Niết Bàn sao? 

Vì vậy, những lời Pháp của Thầy thật cần thiết. Riêng con, dù là một người Công Giáo, từ trước  tới nay vẫn khâm phục Thầy. Đọc những bài viết của Thầy, con thấy  khó có người thứ hai đạt được Trí Huệ của Thầy. 

Viết thư này, con không có mục đích quảng cáo hay tuyên truyền gì cả, mà chỉ muốn nói lên một hiện tượng khó giải thích và để trao đổi với Nguyễn Phương Thảo khi viết:  Ngôi chùa hay nhà thờ bị hỏa hoạn hay bom đạn chiến tranh, hoặc thiên tai bảo lụt sóng thần cũng tiêu tùng, hủy hoại, các bức tượng bên trong cũng chẳng còn.

Nguyễn Phương Thảo đã nói rất đúng, có rất nhiều pho tượng Chúa, tượng Đức Mẹ bị vất ngoài đường, bị bom đạn phá nát, cắt mất đầu, gẫy tay chân.. Đại đa số các trường hợp nhà thờ bị trúng đạn sẽ có kết quả như vậy. Sau 1975, khi Cộng Sản chiếm các nhà thờ, biến hang đá thờ Đức Mẹ thành nơi tiểu tiện, và sử dụng bàn thờ vào các việc trần tục khác.. cũng không thấy có trường hợp nào CS bị vật chết vì phạm thượng

Hiện nay, trên Net, hàng ngày có ít nhất cả chục những lời viết tục tĩu, phạm thánh đến Đức Mẹ.. mà chưa thấy những tác giả ấy bị ói máu mà chết. Mấy tên Giao Điểm viết: "Muốn tìm con cu của Gie-du thì mò trong quần Đ.M. Maria sẽ thấy!" Chúng viết tắt chữ Đức Mẹ thành tiếng chửi tục của lũ gian tà. Chúng nói Chúa Gie-su hiếp dâm đàn bà, đẻ con lia chia, Maria thì ngủ với nhiều người khác. Giê su có vợ là Madalena, sống ở Ấn Độ... 
Vô cùng mất dậy như thế mà chưa thấy lũ Giao Điểm kia lăn ra chết một loạt!

Điều quan trọng nhất là từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 18, các người lãnh đạo giáo hội Công Giáo đã làm nhiều việc ác độc mà chỉ có ma quỷ mới làm được. Giáo Hoàng Alexander VI (?) lấy vợ lia chia, đẻ con ra mới 17 tuổi phong cho làm Hồng Y, rồi hai đứa con lại dâm loạn với nhau. Giám Mục đi chơi đĩ. Nhiều Giáo Hoàng khác ác nghiệt, thích đốt người, những ai nói lời khác lạ liền cho là phủ thủy và thiêu sống người ta. Thật là dã man, ma quỷ! 
Nhưng cũng ít thấy mấy con người khốn nạn đó bị Chúa trừng phạt thảm khốc. 

(Thời nay, những kẻ gian ác đã bị quả báo (trái với phước báo) nhãn tiền như Saddam Hussein - Iraq, Gaddafi - Libya, ... mà người ta vẫn chưa sợ nữa là. Tại sao? Bởi TÂM THAM LAN, SÂN HẬN, SI MÊ của con người quá nặng. Những kẻ hàng ngày chửi bới 
tục tĩu trên NET vẫn biết giảng LUẬT NHÂN QUẢ hàng tuần trong chánh điện nhà chùa đó, có sao đâu, họ gieo nhân nhưng quả chưa tới đó thôi. VP.PHTQ.CANADA)

Tóm lại, trí óc con người nhiều khi chịu thua những sự kiện lạ lùng, khó hiểu. Chỉ có điều là con người cố gắng, trong phạm vi hiểu biết của mình về Tôn Giáo,  về Tín ngưỡng, cố gắng sống với cái Tâm Thiện của mình, thì dù bất cứ tôn giáo nào cũng sẽ được siêu thoát bình an vĩnh  cửu, chẳng cần xin lễ, chẳng cần cầu siêu... 

(
QUÁ HAY, QUÁ ĐÚNG. 100% ĐỒNG Ý. 
BÌNH AN DƯỚI THẾ CHO NGƯỜI THIỆN TÂM  
VP.PHTQ.CANADA)

Vài hàng thô thiển, kính mong Thầy thứ  lỗi cho nếu có điều sai trái, nghịch nhĩ. 
Kính chúc Thầy Thân Tâm An Lạc.
Chu Tất Tiến.
(Sau bài viết này, nhất định sẽ có một loạt những bài chửi bới Tên CTT bằng những lời lẽ thô tục. Sẽ có những bài phân tích từng chữ viết trên, để mạ lị người viết. Tránh sao được? Một khi đã nhập cuộc, thì phi chấp nhận tên bay, đạn lạc. Trong vài tỷ người có mấy người suy nghĩ giống nhau? Nhưng.. .who cares!) 

Chủ Nhật 27.4.2014
Kính đa tạ Nhà văn Nhà báo Chu Tất Tiến,
VP.PHTQ.CANADA trân trọng những điều phát biểu của Nhà văn Nhà báo Chu Tất Tiến.
Kính phổ biến đến quí vị trên các diễn đàn 
để rộng đường dư luận
tránh MÊ TÍN DỊ ĐOAN trong các tôn giáo
Những điều con người đạt được qua cầu nguyện 
KHÔNG PHẢI do thần linh hay phép lạ
của nhà chùa hay nhà thờ
CHÍNH LÀ do PHƯỚC BÁO của CÁ NHÂN người phát tâm cầu nguyện
(không phước báo - gọi là tới số - chết là cái chắc - khỏi cầu nguyện van xin làm chi vô ích)
dù là cầu Chúa hay cầu Phật
bởi vậy cho nên mới có các bảng tạ ơn của nhiều người KHÔNG PHẢI đạo Chúa
tại nhà thờ Bình Triệu (VN)
và nơi nhà thờ Công Giáo trên núi ở thành phố Montréal (Canada)
Vấn đề quan trọng không phải là tranh cãi những chuyện linh thiêng huyền bí 
có thực hay không thực
giải thích được hay không giải thích được lời cầu nguyện cá nhân
mà chính là 
PHẢI SỐNG ĐỜI ĐẠO ĐỨC, PHẢI SỐNG VỚI TÂM THIỆN,
CỨU NGƯỜI GIÚP ĐỜI 
để tích phước tu nhân
mới có phước báo khi lâm nạn
Lúc lâm nạn, hay khi hữu sự, cầu nguyện KHÔNG kịp nữa đâu, 
muộn rồi, phải không thưa quí vị?

Kính mời tham khảo bài viết về 
Ý NGHĨA SỰ CẦU NGUYỆN
Kính thư,
VP.PHTQ.CANADA

 Tập san Phật Học Tịnh Quang Số 25

PHẬT TÂM PHẬT TƯỚNG - NGƯỜI TẠI GIA TU PHẬT

TỲ-KHƯU THÍCH-CHÂN-TUỆ

Trong các sinh hoạt hay nghi lễ của Phật giáo, các hình tượng chư Phật, chư Bồ Tát luôn luôn được tôn trí nơi trang nghiêm thanh tịnh nhất, để  mọi người chiêm ngưỡng, lễ bái, cầu nguyện và phát khởi tín tâm.

Các hình tượng được làm bằng bất cứ vật liệu nào, đơn sơ như gổ, đá, xi măng, thạch cao, hay quí giá hơn như vàng, bạc, đồng, ngọc thạch, đá quí, kim cương, cũng chỉ có giá trị vật chất, giúp cho việc hành lễ được long trọng, trang nghiêm, giúp cho người tu theo Phật tăng trưởng sức tinh tấn tu tập theo chánh đạo, hướng tín tâm ban đầu theo chánh tín và chánh kiến. Giá trị tinh thần đích thực chính là Giáo Pháp của đức Phật.

Người tu theo Phật nương theo hình tượng chư Phật, để lễ bái, cầu nguyện, cúng dường, phát tín tâm tìm hiểu những lời dạy của đức Phật để tu tập và áp dụng vào trong thực tế đời sống hàng ngày. Nhờ đó, người tu theo Phật mới thấy và cảm nhận được pháp vị mầu nhiệm thực tế của chánh pháp.  Từ đó, người tu theo Phật ngộ đạo, thoát khỏi cảnh vô minh, tà kiến, mê tín, dị đoan, không còn ngộ độc như bấy lâu nay.

Người tu theo Phật khi đã khai mở được trí tuệ bát nhã, khác với trí thức thế gian, sẽ thấy giáo lý đạo Phật rất hữu ích cho đời sống thực tế của mọi người, giúp con người vượt qua được những phiền não và khổ đau, không phân biệt là Phật tử hay không là Phật tử.

Nói một cách khác, một người không phải là Phật tử, không cần đi đến chùa lễ bái thường xuyên, không cần phải thờ lạy tượng Phật, nhưng luôn luôn thực hành lời dạy:

1. Không làm các điều ác.
2. Siêng làm các điều thiện.
3. Giữ tâm luôn thanh tịnh.

Người này sẽ sống đời an lạc và hạnh phúc. Tiến thêm bước nữa, sẽ được giác ngộ và giải thoát. Cho nên, chúng ta cần ghi nhớ: trong đạo Phật không có hình tượng nào gọi là linh tượng, theo nghĩa linh thiêng huyền bí, cầu gì được nấy, cũng không có hình tượng nào gọi là thánh tượng, theo nghĩa các vị thánh là bậc bề trên không ai đạt được, chuyên ban phước giáng họa.

Trong đạo Phật, chỉ có tôn tượng, theo nghĩa hình tượng để tôn thờ, lễ bái, noi theo gương tu hành và công hạnh cao quí, đáng tôn kính, để sống đời và tu tập đúng chánh pháp, hành đúng chánh đạo, cuối cùng là trọn thành Phật đạo. Cũng có những hình tượng gọi là bảo tượng, theo nghĩa hình tượng quí báu, vật chất và tinh thần, hoặc có giá trị theo chiều dài lịch sử. Chúng ta nên biết: hình tượng làm bằng gổ, bằng thạch cao  không chịu được búa bổ; hình tượng làm bằng vàng, đồng, không chịu được lửa thiêu đốt. Các hình tượng dù bằng vật liệu nào cũng chịu qui luật vô thường: thành, trụ, hoại, diệt.

Trong Kinh Kim Cang, đức Phật có dạy:
Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng.

Nghĩa là: Trên đời này, vật gì có hình tướng đều là hư vọng, nay hiện hữu, mai mất đi, không tồn tại vĩnh viễn.
Trong Kinh Kim Cang, đức Phật cũng dạy:
Nhược kiến chư  tướng phi tướng, tức kiến Như Lai.

Nghĩa là: Qua hình tướng các tôn tượng chư Phật, nhưng không chấp tướng Phật Ngọc  Phật vàng, Phật đồng, hay Phật gỗ, ta mới thấy được, ngộ được Phật Tâm, Phật tánh Như Lai bằng trí tuệ bát nhã. Bằng như mê tín chấp tướng, dù là tướng Phật Ngọc giá trị bạc triệu, hậu quả là ngộ độc bởi hoa mạn-đà-la, hay ánh sáng mạn-đà-la, hào quang 5, 7 màu, do các tà sư tuyên truyền bá láp, bán rao tà pháp, hưởng danh thu lợi.

Chúng ta thử xét qua vài trường hợp sau:
**1. Các hình tượng Phật vĩ đại, rất cổ xưa ở xứ Afghanistan, được điêu khắc dựa theo triền núi đá, đã tồn tại hàng trăm năm, ngàn năm qua, nhưng vào năm 2001 chánh quyền Taliban đã dùng bộc phá, đại bác phá hủy hoàn toàn, mặc dù có lời can thiệp của Liên Hiệp Quốc, cũng như lời phản kháng mạnh mẽ của các quốc gia trên thế giới.
**2. Các hình tượng Phật được coi là linh thiêng được thờ trong các ngôi chùa danh tiếng của Phật giáo Tây Tạng, được bao nhiêu chức sắc, tu sĩ người Tây Tạng, cũng như khách thập phương, thờ cúng, lễ bái, nhưng vẫn bị tàn phá, hủy hoại trong trận động đất khinh khủng đầu năm 2010.
**3. Tượng Phật Ngọc được đặt tên là hòa bình thế giới, hình thành do người Tây Tạng và đệ tử người Úc năm 2009, được đem triển lãm khắp các nơi có chùa người Việt, gây được phong trào cung nghinh và chiêm bái trong giới Phật tử người Việt và một số dân cư địa phương nơi triển lãm.

Tượng Phật Ngọc này, tuy có giá trị vật chất hàng triệu đô la, đem lại tín tâm và niềm hỷ lạc cho vô số người đến chiêm bái, cầu nguyện, nhưng vẫn cần sự bảo vệ của con người, tránh sự phá hoại của kẻ gian. Bằng cớ là tượng Phật Ngọc được triển lãm nơi nào, chùa viện người Việt phải, dùng tiền quyên góp từ Phật tử, ký giao kèo thuê mướn nhân viên an ninh (security guards) và mua bảo hiểm. Nhất là tháng 7.2011 tượng Phật Ngọc bị TAI NẠN GIAO THÔNG tại Germany, phải tu sửa lại, không còn như trước!

Con người phải bảo vệ tượng Phật Ngọc như thế, thì tượng Phật Ngọc chỉ có giá trị vật chất, chứ có linh thiêng gì đâu, có ai cầu gì được nấy đâu, các chùa viện triển lãm Phật Ngọc có bình an, có khá hơn chăng? - Hay là sau khi triển lãm xong, các chùa viện phải đối diện với bao nhiêu điều rắc rối, bất như ý, về tài chánh cũng như nhân sự, phải ngưng sinh hoạt tất cả các ban ngành, phải sám hối, thay đổi thời khóa buổi lễ hàng tuần đã quen 10 năm qua?

Tóm lại, người Phật tử chân chánh nên sống với Phật Tâm, nên có tín tâm và thực hành giáo lý thâm sâu vi diệu của đạo Phật trong đời sống hàng ngày mà thôi. []
Đây là hình ảnh tà pháp xâm nhập chánh điện nhà chùa 
- không phải chánh pháp Phật giáo

CHÁNH KIẾN VÀ CHÁNH TÍN.

TỲ-KHƯU THÍCH-CHÂN-TUỆ

Chánh kiến là kiến thức chân chánh, hay sự hiểu biết sáng suốt, đúng lẽ thực, đúng chân lý. Chánh tín là niềm tin chân chánh, niềm tin có căn cứ, thông qua trí tuệ sáng suốt của con người. Nói tóm gọn là: Thấy "đúng như thực" và tin "đúng như thực" gọi là chánh kiến và chánh tín. Chánh kiến là bước thứ nhứt trong "bát chánh đạo", gồm có: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Chánh kiến là điều kiện thiết yếu hàng đầu, để giúp con người có chánh tín, để giúp con người có thể phán đoán, nhận xét và nhìn thấy vạn hữu sự vật đúng với bản chất của nó, đúng với chân thật tướng, không tự dối, không trốn tránh sự thực và không trốn tránh cuộc đời.

Ðạo Phật là đạo xuất thế gian nhưng không xa rời thế gian. Ðạo Phật vào đời để giác ngộ và giải thoát người đời, khỏi phiền não và khổ đau, khỏi sanh tử luân hồi, nhưng không bị vẩn đục vì đời, ví như hoa sen mọc từ bùn nhơ nhưng không nhơ vì bùn, mà vẫn tỏa hương thơm ngát. Ðạo Phật cứu độ nhân loại đang còn ở thế gian này được giác ngộ và giải thoát, chứ không phải đợi đến khi con người chết mới độ về Tây phương cực lạc!


1) LÝ NHÂN QUẢ:
Ngày nay, nhờ kiến thức khoa học, chúng ta đã hiểu rõ, nếu gieo hạt cam xuống đất, cộng thêm những "trợ duyên" như nước tưới, ánh sáng, phân bón, công chăm sóc, thời gian sau, chúng ta có thể gặt được quả cam. Nói gọn là: "Nhân nào quả nấy". Ðôi khi có nhân nhưng thiếu trợ duyên, cũng không gặt được quả. Cho nên được gọi lý nhân quả hay lý nhân duyên, chính là nghĩa đó vậy. Lý nhân quả ứng dụng trong ba thời: quá khứ, hiện tại và vị lai.

Nghĩa là: Có những nghiệp nhân tạo tác trong quá khứ, chúng ta nhận nghiệp quả trong hiện tại. Có những nghiệp nhân tạo tác trong hiện tại, chúng ta sẽ nhận nghiệp quả trong vị lai. Cũng như có những hạt giống trồng được quả sớm, có những hạt giống trồng được quả sau một thời gian nào đó, ngắn hay dài.

Cho nên chúng ta đừng ngạc nhiên, khi thấy có những kẻ đang gây nghiệp nhân xấu xa, tức là họ đang làm các việc xấu ác, các việc bất thiện, nhưng vẫn được sung sướng, bình yên. Tại sao vậy? Bởi vì họ đang hưởng nghiệp quả tốt, từ nghiệp nhân lành tạo tác từ nhiều kiếp trước, trong kinh sách gọi đó là "phước báo". Tức là họ đang hưởng phước báo đã gieo từ nhiều kiếp trước. Ðến khi hưởng hết phước báo đó, thì họ sẽ bắt đầu gặt "quả báo" từ những việc xấu ác, những việc bất thiện, do chính họ đang gây ra. Ðến khi đó, nhẹ thì tán gia bại sản, tiêu tan sự nghiệp, nặng thì vong mạng thảm tử, chết chẳng toàn thây.

Trong Kinh A Hàm, Ðức Phật có dạy:"Con người khi đang hưởng phước báo, cũng như mủi tên bắn lên không trung. Mủi tên bay lên rất nhanh, rất mạnh, cũng như con người gặp mọi sự may mắn, tốt đẹp, như ý. Ðến khi phước báo hết, con người bắt đầu đền trả nghiệp báo, cũng như mủi tên hết trớn thì rơi xuống đất vậy".

Do đó, chúng ta đừng ngạc nhiên khi đã làm hay đang làm không biết bao nhiêu việc lành, việc thiện, việc tốt, giúp người, giúp đời, bố thí, cúng dường, đi chùa, tụng kinh, niệm Phật, nhưng vẫn gặp khốn nạn, khổ sở, điêu đứng, kiện thưa, đói rách, nạn tai liên miên. Tại sao vậy? Bởi vì những nghiệp nhân thiện lành chúng ta đã làm hay đang làm hiện đời chưa tới lúc có kết quả. 

Trái lại, chúng ta đang thọ lãnh nghiệp báo xấu, là hậu quả từ những nghiệp nhân chẳng lành, do chính chúng ta đã tạo tác trong quá khứ trước kia. Hiểu được như vậy, chúng ta mới có thể vẫn tinh tấn, tiếp tục làm việc thiện, việc tốt, không mệt mỏi, không ngừng nghỉ, để tạo tác thêm phước báu, trong khi vẫn đang chịu nghịch cảnh, khổ nạn. Ðó là chánh tinh tấn trong bát chánh đạo vừa kể trên.

Chúng ta đừng vội cho là "ở hiền không gặp lành", đừng vội nghĩ làm ác sướng hơn, đừng vội tin thủ đoạn nhiều thì lợi lộc nhiều. Tại sao vậy? Bởi vì, không thể nào gieo hạt cam ngọt lại gặt quả chanh chua được, hoặc ngược lại. Nhân nào thì quả nấy, có lửa thì có khói, gieo gió thì gặt bão, sinh sự thì sự sinh, làm thiện thì gặp lành, làm ác thì gặp ác, chạy trời sao khỏi nắng! Cũng có những trường hợp quả báo nhãn tiền. Quả báo có nghĩa là nghiệp quả hay nghiệp báo phải nhận, từ nghiệp nhân đã tạo tác. Quả báo nhãn tiền tức là gieo nhân nào thì gặt ngay "kết quả tốt", hay nhận ngay "hậu quả xấu" hiện đời.

Thí dụ như chăm chỉ thì học giỏi, cần mẫn thì sung túc, tiết kiệm thì có dư, điều độ thì sống lâu, có ăn thì no bụng, thể dục thì khỏe thân. Thí dụ như ngậm máu phun người liền dơ miệng mình, nghiện ngập thì khổ thân, lười biếng thì nghèo nàn, cờ bạc thì nợ nần, hoang phí thì đói rách, trộm cướp thì ở tù, hại người thì người hại, gậy ông lại đập lưng ông, viết thư nặc danh thì xanh xao hao sức, chẳng ích lợi gì cho thân và tâm của tác giả.
 

Tuy nhiên, dù nghiệp nhân đã lỡ tạo tác rồi, từ nhiều kiếp trước, hay ngay kiếp này, nhưng nếu chúng ta "biết dừng nghiệp, biết chuyển nghiệp", tức là biết ăn năn sám hối, biết quày đầu hướng thiện, biết tu tâm dưỡng tánh, biết tu nhơn tích đức, thì khi nghiệp quả hay nghiệp báo, nói chung là "quả báo" có đến, cũng sẽ nhẹ bớt đi nhờ có "phước báo" do chính mình tạo tác được, che chở cho mình. Chuyện lớn sẽ hóa nhỏ, chuyện nhỏ sẽ hóa không. Bằng như không biết dừng nghiệp, không biết chuyển nghiệp, thì khi nghiệp quả hay nghiệp báo, nói chung là quả báo có đến, chúng ta sẽ lãnh đủ. Thí dụ như chúng ta có biết tiết kiệm, biết dành dụm thì sẽ có khả năng trả bớt, trả dứt nợ nần xưa vậy. Tiền tiết kiệm dụ cho phước báo, nợ nần xưa dụ cho quả báo.

Trong Kinh A Hàm, Ðức Phật có dạy thí dụ như sau: Một người bị bắt buộc phải nuốt một nắm muối thì quả thực là khổ sở vô cùng. Nếu người đó có thể bỏ nắm muối vào một tô nước rồi uống thì sẽ đỡ khổ hơn một chút. Nếu người đó có thể bỏ nắm muối vào một lu nước rồi uống thì sẽ đỡ khổ nhiều hơn chút nữa. Nếu người đó có thể bỏ nắm muối vào một hồ nước lớn rồi uống thì sẽ không thấy khổ sở bao nhiêu, hoặc không có thấy khổ gì cả. Nắm muối tượng trưng cho "quả báo" phải thọ nhận, từ nghiệp nhân xấu ác, bất thiện đã tạo tác. Tô nước, lu nước hay hồ nước lớn tượng trưng cho "phước báo" ít hay nhiều, từ nghiệp nhân thiện lành, tích lũy được từ nhiều kiếp cho đến ngày nay vậy.

Hiểu được lý nhân quả một cách tường tận như thế, chúng ta sẽ bớt phiền não và khổ đau rất nhiều. Chẳng hạn như mới gặp người nào đó, nhưng họ ghét chúng ta cay đắng, thì phải quán: chuyện đó không phải là tự nhiên, không phải là tự dưng họ ghét mình. Nhứt định chúng ta đã có gây oán hờn, từ đời trước với họ, có khi ngay đời này, tại chúng ta không biết, không để ý đó thôi. Hiểu được như vậy, chúng ta không bực bội, không phiền não, không trách cứ người đó, chỉ biết trách mình và càng thận trọng hơn trong cách cư xử, trong hành động, trong lời nói, ngay cả trong tư tưởng, để không tạo thêm nghiệp nhân mới, giảm bớt oán hờn xưa. Chẳng hạn như có người đem bụi dơ ném vào chúng ta. Chúng ta hiểu ngay là nghiệp quả hay nghiệp báo, nói chung là quả báo, đang đến. 

Chúng ta chỉ nên tự lo trong sạch thân và tâm của mình, không ném trả bụi dơ lại người đó. Bằng không cả hai đều lấm dơ lem luốc!
Sách có câu: "Trách người một, trách ta mười. Bởi ta tệ trước nên người bạc sau". Nghĩa là chúng ta có bị người đời đối xử bạc bẽo cũng do chúng ta đã đối xử tàn tệ với họ trước. Chúng ta hãy can đảm nhận lỗi, qui tội về mình, đừng đổ lỗi cho người, đừng than phiền, đừng trách móc ai cả. Chúng ta cần nên biết rằng: "Không bao giờ có quả mà không có nhân". Nghĩa là không bao giờ có chuyện gì xảy ra mà không có nguyên nhân xa và nguyên nhân gần, chỉ tại chúng ta không chịu quán chiếu, không chịu tìm hiểu đó thôi.
Trong Kinh Hoa Nghiêm, Ðức Phật có dạy: "Vũ trụ vạn vật đều do nhơn duyên sinh". Nghĩa là vũ trụ vạn vật đều do nhơn và do duyên sinh ra, chứ không do một vị thượng đế, một đấng tạo hóa toàn năng nào sinh ra, tạo ra cả. Có người thắc mắc: Thế nào là nhơn duyên sinh? Câu trả lời: "Thử hữu cố bỉ hữu. Thử sinh cố bỉ sinh". Nghĩa là: "Do cái này có nên cái kia có, do cái này sinh nên cái kia sinh". Chẳng hạn như có chọc chó nên mới bị chó cắn. Muốn không bị chó cắn thì đừng chọc chó!

Thực vậy, thời nay chúng ta hiễu rõ, có lửa mới có khói, có ăn mới có no, có tu mới có chứng, có học mới có hiểu, có mây mới có mưa, có gieo trồng nhân mới có gặt hái quả. Không có ông trời nào làm ra mưa cả, mặc dù chúng ta quen gọi trời mưa hay trời nắng! Không có thiên lôi nào làm ra sấm sét để hù dọa con người cả. Chỉ tại con người, lạc hậu kém cỏi, ít học giáo lý, mê tín dị đoan, tưởng tượng có trời, tin có thượng đế, quyền năng tuyệt đối, có thể ban phước, có thể giáng họa, rồi tự hoảng sợ, giống như con nít, hay sợ bóng ma, sợ luôn ông kẹ, chỉ vậy mà thôi, không có gì khác.
 TT. Nguyễn Văn Thiệu đang quì cầu nguyện nơi nhà thờ Quảng Trị
bị chiến tranh tàn phá năm 1972
 
Khi trong gia đình, có chuyện bất hòa, chúng ta hiểu ngay, là chính mình đã, "làm việc gì đó", mới khiến người khác, phản ứng như vậy. Chúng ta phải tự xét lại mình, trước khi mở lời trách người khác. Chắc chắn do mình đã làm "chuyện đó", nên mới có "chuyện này" xảy ra, nên người ta mới làm "chuyện kia" đáp ứng vậy đó thôi.
 
Nghĩa là: Có chuyện này xảy ra nên chuyện kia mới xảy ra. Chẳng hạn như mình có kỳ cục, người khác mới bực bội. Chẳng hạn như mình có nói khó nghe mới bị chúng chửi! Nếu mình dễ tính, dễ thương thì được yêu mến, quí trọng. Thấy người khác tỏ vẽ bực bội, nếu chúng ta chỉ biết trách cứ, chỉ biết đối đáp, chỉ biết trả đủa, thì càng làm chuyện lớn thêm mà thôi. Tây phương có câu: "Do not sweat the small stuff, it is all small stuff". Chuyện nhỏ bỏ đi, đừng thêm to chuyện. Chiêm nghiệm suy xét kỹ lưỡng như vậy, chúng ta tạo được gia đình hạnh phúc không khó.

Chúng ta cần nên biết rằng: "Không việc gì trên đời tự nhiên sinh ra cả". Không thể tự nhiên có cái cây mọc lên, mà không có hạt giống ở trong đất. Không thể tự nhiên có người đến mắng chửi khơi khơi, hoặc không thể tự nhiên có người ghét, mà không do chính chúng ta đã làm điều sái quấy, dù vô tình hay cố ý. Không thể tự nhiên mình gặp tai nạn chết người, mà không có quả báo từ trước, do chính mình tạo tác. Không thể tự nhiên con cái ngỗ nghịch mà chúng ta không có lỗi gì cả. Sách có câu: "Nhân chi sơ tánh bổn thiện". Con cái có mất dạy là do chúng ta không biết dạy đó thôi, đừng trách tuổi trẻ, hãy trách chính mình. Hiểu được như vậy, còn gì đáng ngạc nhiên, đáng bực bội nữa đâu?

Muốn trị thân bệnh, tức là trị dứt bệnh tật của thân thể, chúng ta phải đi khám bác sĩ, phải uống thuốc, phải ăn uống điều độ, phải giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung, phải tập thể dục. Chứ không phải chỉ biết cầu xin thượng đế, van vái Trời Phật, tìm uống nước sông nước suối, cho là nước tiên nước thánh, mà hết bệnh được. Nếu sự thực có như vậy, các vị giáo chủ đã đến đó lấy nước về uống trị bệnh, không cần bác sĩ, không cần bệnh viện! Càng tệ hơn nữa là đi gặp mấy ông bà thầy bói, mấy ông bà đồng cốt, để thỉnh bùa chú, thỉnh kính chiếu yêu, dán đầy nhà cửa, trừ tà trừ ma, hay đem đốt uống! Muốn trị tâm bệnh, tức là muốn giảm bớt cái quả phiền não và khổ đau, chúng ta phải biết rõ nguyên nhân nào gây ra những phiền não và khổ đau đó, rồi tích cực tu sửa, chứ không than trời trách đất gì cả. Cảnh giới thiên đàng hay địa ngục tùy thuộc nơi chúng ta tạo tác, chứ không từ bất cứ nơi nào tới, không do trời thần quỉ vật nào quyết định cả. Ðó là chánh kiến quan trọng mà tất cả chúng ta cần phải có, phải hiểu, phải biết, để cuộc sống có ý nghĩa hơn.
 
Chư Tăng đang lợi dụng lòng mê tín để quảng cáo và gạt gẫm bá tánh - dựng tượng Đức Địa Tạng 
- cầu nguyện được gì?
- được tiền cúng dường từ bá tánh mê muội khắp nơi để làm giàu
sau trận sóng thần tại Nhật Bổn năm 2011

2) LÝ VÔ THƯỜNG:
Trong Kinh Kim Cang, Ðức Phật có dạy: "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng". Nghĩa là bất cứ những gì có hình, có tướng trên thế gian này đều là hư vọng, giả dối, không tồn tại vĩnh viễn. Mọi sự sự vật vật trong thế giới này đều trải qua bốn giai đoạn: "sinh, trụ, dị, diệt" hoặc "thành, trụ, hoại, không". Từ những vật nhỏ như cái bàn, cái ghế, cái nhà, cái cửa, kể cả cái xác thân tứ đại của chúng ta, đến những thứ to lớn như núi non, quả địa cầu, thảy đều được sinh ra, được hình thành, tồn tại trụ thế một thời gian nào đó, rồi cũng bị biến dị, hư hoại, cho đến ngày nào đó, bị tiêu diệt, hủy diệt, thành ra không có còn nữa. Chúng ta ai ai cũng biết rằng: "Có sinh ắt có diệt".
Cũng trong Kinh Kim Cang, Ðức Phật có dạy Nhứt thiết hữu vi pháp Như mộng huyển bào ảnh Như lộ diệc như điển Ưng quán như thị tác.

Nghĩa là tất cả mọi pháp, mọi sự sự vật vật trên cõi đời, đều như là giấc mộng không thực, như là huyễn hóa, ảo thuật giả tạo, như là bào bọt, bóng nước mong manh, như là ảo ảnh mơ màng, như là giọt sương dễ tan, như là điện chớp thấy đó mất đó, không có gì tồn tại vĩnh viễn cả. Hiểu được lý vô thường một cách tường tận, một cách sâu sắc, chúng ta sẽ không phiền não và khổ đau nhiều, như khi có chiếc xe bị hư hoại, khi có một vật quí bị mất mát hay rớt bể, thậm chí khi người thân có mệnh hệ nào hoặc chính chúng ta đến ngày phải bỏ lại xác thân tứ đại và ra đi. Hoặc khi con cái lỡ tay đập bể đồ đạc gì, dù quí giá đến đâu, nhưng nhờ hiểu được lý vô thường một cách thấu đáo, chúng ta sẽ không vì tiếc của, la rầy, mắng nhiếc con cái. Gia đình nhờ đó được an lạc và hạnh phúc. 
Hiểu được lý vô thường một cách mạnh mẽ, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy một người thân thiết biến thành kẻ thù không đội trời chung, một người tốt biến thành kẻ xấu hay ngược lại, một người ơn biến thành kẻ oán, một kẻ si mê biến thành người giác ngộ. Tại sao vậy? Bởi vì: Tâm của con người cũng như thân của con người, không phải bất biến, không phải vĩnh cửu, không phải cố định, mà chỉ là một dòng năng lực chuyển biến không ngừng, tùy duyên mà có, tùy duyên mà thành, và cũng tùy duyên mà diệt.

Cũng vậy, con người tùy theo lợi lộc mà tâng bốc tán dương, khen ngợi ca tụng, bốc thơm xum xoe. Con người cũng tùy theo lợi lộc mà hạ nhục phỉ báng, chỉ trích bới móc, bôi tro trét trấu, ném đá giấu tay, viết thư nặc danh, hăm he hù dọa, vu oan giá họa, lôi nhau ra tòa, kiện cho sạt nghiệp! Thực chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả! Mọi sự thăng trầm của thể chất hay những hiện tượng của tâm linh, giống như một dòng nước, luôn luôn trôi chảy, luôn luôn biến đổi, không bao giờ ngừng nghỉ, dù trong một phút giây.  

Một thành phố với bao nhiêu nhà cửa, cầu cống, đường xá, xa lộ, đồ sộ nguy nga, vĩ đại huy hoàng, nhưng chỉ qua một đêm có trận động đất, chỉ còn là một đống gạch vụn khổng lồ mà thôi. Thường xuyên quán chiếu lý vô thường như vậy, chúng ta sẽ giảm bớt phiền não và khổ đau rất nhiều.
 
PHẬT PHÁP TẠI THẾ GIAN
PHẬT GIÁO CÓ MÊ TÍN KHÔNG
TU TƯỚNG VÀ TU TÂM
PHẬT PHÁP NHIỆM MẦU
TỰ LỰC MỚI THẬT LÀ TU
GIÚP VỢ THOÁT KHỎI MÊ TÍN DỊ ĐOAN