Thursday, 8 July 2021

KHẨU GIÁO VÀ THÂN GIÁO

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/07/khau-giao-va-than-giao.html

LÀM GƯƠNG
Na Uy, một chiều đông, tuyết rơi nặng hạt. Một người đàn ông say rượu đang lảo đảo bước đi trên tuyết.
Cậu con trai 14 tuổi của ông sau khi ngồi chờ cha mình ngoài quán rượu cũng lẽo đẽo theo cha về nhà. Cậu đặt bàn chân nhỏ bé của mình lên những dấu chân hằn sâu trên tuyết mà cha cậu để lại. Những bước chân ngả nghiêng chao đảo.
Bất chợt người đàn ông quay lại, nhìn thấy con mình bước thấp bước cao, dáng vẻ như người say rượu, ông gắt gỏng hỏi nó với giọng lè nhè:
- Mày đi kiểu gì vậy?
Cậu bé trả lời:
- Dạ con đi theo bước chân của cha!
Sự gương mẫu đối với trẻ em là yếu tố quan trọng nhất trong giáo dục. Chúng ta có thể huyên thuyên giảng giải trong hàng giờ đồng hồ song chúng chẳng nhớ bao nhiêu, thế nhưng những gì chúng nhìn thấy sẽ để lại những ấn tượng rất sâu đậm.
Rồi đến một ngày, chúng ta nhìn thấy con em chúng ta nói những lời giống hệt như ta, giận dữ hệt ta, hống hách hệt ta, lười biếng hệt ta …
Và chúng sẽ trả lời với ta rằng: “Con đang bước theo bước chân của ba mẹ!”. Nguồn: (Sưu Tầm)

Trong kinh sách có, câu chuyện như sau: Chú tiểu theo sau, hầu vị hòa thượng, cả hai đang đi, trên con đường làng. Nhìn thấy cảnh tượng, các người nông dân, làm lụng vất vả, các con trâu cày, cực nhọc vô cùng, nhiều con côn trùng, bị lưỡi cày cắt, đau đớn oằn oại, khắp nơi trên ruộng, chú tiểu phát tâm, đại từ đại bi, thương xót chúng sanh, bèn thốt lên rằng: Con quyết tâm tu hành, cho đến thành chánh quả, để độ tận chúng sanh. Vị hòa thượng tán thán: Con vừa phát tâm Bồ Tát, vậy hãy đi trước, để thầy đi sau, con chớ đi mau, thầy không theo kịp. Ði thêm một đoạn, cảm thấy mệt quá, chú tiểu bèn than: Tu hành quả thiệt là khổ! Không tu có lẽ sướng hơn! Vị hòa thượng phán: Con thối thất tâm Bồ Tát, hãy đi theo sau, để thầy đi trước! Nghĩa là: Nói lên nhiều chừng nào, thố lộ tâm mình động nhiều chừng ấy! Ðơn giản như vậy!

Có câu chuyện đáng cho các bậc phụ huynh nghiền ngẫm sau đây: Có một chú tiểu, sống trong tu viện, đợi khi trời tối, thường hay leo tường, đi ra ngoài chơi. Vị sư trụ trì, biết được việc ấy, nhưng chẳng nói gì. Hôm nọ sau khi, đi chơi trở về, chú tiểu leo tường, trở vào bên trong, bởi vì trời tối, không có đèn dầu, đặt chân ngay đầu, của vị sư phụ, thay vì chiếc ghế, dùng để trèo tường, ra chơi bên ngoài. Vị thiền sư đó, chẳng nói nửa lời, quở phạt trách móc, còn ân cần khuyên: Con đi ngủ đi, đã khuya rồi đó! Từ đó về sau, chú tiểu quyết tâm, hết lòng hết sức, tận tâm tận tình, tận lực tận sức, tu học tinh tấn. Về sau trở thành, một vị thiền sư, nổi tiếng khắp nơi, giúp ích đạo đời, nhiều người lợi ích.

Bởi vậy, sách có câu:

Tha thứ thì thư thái. Thư thái thì thành tựu.
Thành tựu thì thanh thản. Thanh thản thì thảnh thơi
.

Có rất nhiều khi, người ta nói xong, lời nói khó nghe, làm mình khó chịu, ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác, năm này sang năm khác, trong khi người nói, quên mất lâu rồi, còn mình thì sao, lúc nào cũng nhớ, ôn đi lập lại, làm khổ lỗ tai, vợ chồng con cái. Như vậy, nếu chúng ta không chấp những lời nói vô nghĩa, những câu văn bài viết, xuất phát từ lòng hận thù, ganh tị đố kỵ, ghen ghét hơn thua, chắc chắn chúng ta sẽ không nhức đầu nhói tim, khỏi cần uống thuốc, chẳng cần xức dầu, nghĩa là chúng ta không phiền não và khổ đau. Chẳng hạn như khi: chúng ta đi dự, mãn tiệc ra về, chủ nhà gói quà, đem ra biếu tặng, chúng ta không nhận, tức nhiên chủ nhà, giữ quà đó lại. Cũng y như vậy, người đời thường tặng, lời khen tiếng chê, đầu môi chót lưỡi, chúng ta không nhận, tức nhiên sẽ được: ăn ngon ngủ yên, an lạc hạnh phúc.

Trong sách có câu:

Thần khẩu nó hại xác phàm.
Người nào nói quá họa làm khổ thân.

      Hoặc:

Lỡ chân gượng được đứng lên.
Lỡ miệng gây họa phải đền trả thôi
.

      Hoặc:

Nước đổ còn khó hốt thay.
Nói rồi hối hận chẳng hay chút nào
.
 
Trong kinh nghiệm sống hằng ngày, ít ai hối hận vì ít nói. Nhưng nhiều người hối hận vì nói nhiều, và nói quá lời.

Trong gia đình nào, vợ chồng đồng lòng, tu tâm dưỡng tánh, nếu vợ hay chồng, nói lời khó nghe, người kia vui vẻ: Nói bớt chút đi, giảm 50% nhe, sao mắc quá vậy? Người vợ hay chồng, nghe qua liền tỉnh, nở nụ cười tươi. Thế là mọi sự, mọi việc bình yên, vui vẻ khỏe khoắn, gia đình hạnh phúc, chắc chắn không nghi! Gia đình như vậy, khỏi coi thầy bói, khỏi tới luật sư, khỏi thăm bác sĩ, mặt không như khỉ, tâm hồn phơi phới, thanh thản thảnh thơi, vui tươi suốt ngày! 

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

 
https://tuetamblog.net/2018/11/phat-day-van-menh-cua-1-nguoi-tot-hay-xau-chi-can-nhin-cach-noi-chuyen.html
 

Phật dạy: Vận mệnh của 1 người tốt hay xấu chỉ cần nhìn cách nói chuyện

“Lời nói do tâm sinh”, nhìn cách nói của 1 người ta có thể biết chính xác tâm tướng và vận mệnh của họ.

Lời nói do tâm sinh

Lắng nghe lời Phật dạy. Lời nói chính là biểu hiện rõ rệt nhất của một người có đức hay không, lời nói cần giữ thủ đức, có như vậy mới giữ được phúc báo. Tại sao chỉ mất 2 năm để học nói nhưng ta phải dành cả đời để học cách im lặng?

Nói là một loại năng lực, im lặng là một loại trí tuệ. Mệnh của con người có tốt hay không có thể nhìn cách người đó nói chuyện là có thể nhận biết. Hàng ngày không nhất định đều phạm phải việc tổn đức, nhưng nói chuyện thốt ra những điều khó nghe, làm tổn thương người khác thì đương nhiên sẽ mất đi phúc báo.

Cuộc sống của những người hay dùng những lời lẽ sắc nhọn làm tổn thương người khác thường là những người cô đơn, ít bạn bè. Thực tế là không người chồng nào muốn về nhà nếu có một cô vợ thường xuyên chì chiết, trách móc; không có đứa con nào hạnh phúc nếu có cha mẹ không nói lời dịu dàng mà chỉ quát nạt, la mắng; không có người bạn nào hứng thú giao thiệp với người hay nói lời cay độc, bình phẩm ác ý…

Người có vận mệnh tốt là người ăn nói có chừng mực, mỗi lời nói đều thể hiện là người có đạo đức, họ không dùng ngôn từ mạnh để phê phán, chê bai người khác, không dài dòng nói từ chuyện nọ sang chuyện kia, không kể công của bản thân mình sau khi đã giúp ai đó. Lời nói của họ luôn chân thành, với tâm ý động viên, khích lệ người khác.

Biết rõ về một người, không cần nhất thiết phải tận nói, hãy lưu lại cho người ta ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu lại chút “khẩu đức” cho mình. Trách một người không cần phải tận trách, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút độ lượng cho mình.

Có công không cần đòi hỏi tận cùng, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khiêm nhượng cho mình.

Đúng lý cũng không cần đoạt tận, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khoan dung cho mình.

Tài năng đừng quá ngạo mạn, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu chút đức khiêm hư cho mình.

Ngày tháng tích tụ, bao nhiêu phúc báo cũng từ cái miệng mà đi hết nếu cứ thường xuyên gây khẩu nghiệp. Lời nói không hay sẽ làm tan vỡ mọi mối quan hệ, dù trước đó phải khó khăn để xây đắp. Thực tế là không người chồng nào muốn về nhà nếu có một cô vợ thường xuyên chì chiết, trách móc; không có đứa con nào hạnh phúc nếu có cha mẹ không nói lời dịu dàng mà chỉ quát nạt, la mắng; không có người bạn nào hứng thú giao thiệp với người hay nói lời cay độc, bình phẩm ác ý…

Cổ nhân nói: “Lời do tâm sinh”, một người có tâm tính như thế nào thì sẽ nói ra những lời như thế. Người có lòng bao dung lời nói ra sẽ nhẹ nhàng hòa ái, người trong tâm đầy oán hận, lời nói ra sẽ hung hăng, cay nghiệt. Người khiêm nhường lời nói ra sẽ chừng mực nhã nhặn. Người tự cao lời nói thường khoa trương phách lối.

Cách nói chuyện ảnh hưởng xấu đến vận mệnh

1. Đừng bao giờ nói nhiều về tính xấu của người khác, vì những điều đó không ảnh hưởng đến kinh tế nhà bạn và vì bạn chưa chắc đã tốt hơn họ nhiều.

2. Đừng bao giờ bình xét về gia cảnh của ai đó, vì sự giàu nghèo của họ không liên quan gì đến bạn.

3. Đừng bao giờ có lời nói làm tổn thương người khác, vì luật nhân quả luôn tồn tại dù bạn có tin hay không.

4. Đừng tùy tiện nổi giận với người khác, không phải họ đang nợ bạn mà có lẽ chính là bạn đang nợ họ, và giờ đến lúc bạn phải trả cái nợ đó.

5. Đừng bàn luận nhiều về cách hành xử của người khác, vì có thể họ chính là chiếc gương của bạn, nhờ tấm gương đó mà bạn nhận ra những thiếu sót của bản thân.

6. Đừng bình phẩm xấu về ai đó, vì có thể người nào đó cũng đang nói về bạn với một điều tốt đẹp.

7. Đừng giải thích nhiều về một sự việc nào đó, vì có thể càng giải thích thì vấn đề lại càng trở nên rắc rối hơn.

Bệnh từ cái miệng, họa cũng từ cái miệng

Theo kinh sách nhà Phật, con người ta có vận mệnh tốt và giàu có ở kiếp này là vì người đó đã tích được nhiều đức ở các kiếp sống trước. Tích đức thường được hiểu là cần phải làm được việc gì đó tốt, giúp đỡ được ai đó. Tuy nhiên, không hề đơn giản khi làm được việc gì đó tốt cho ai đó. Bạn có thể phải mất rất nhiều công sức, tiền của khi giúp ai đó, tuy nhiên cũng không hề chắc chắn rằng những nỗ lực mà bạn bỏ ra hoàn toàn đem lại kết quả tốt đẹp.

Trong cuộc đời của mỗi người, không phải ai cũng sẵn lòng làm việc gì tốt cho người khác nhưng họ lại rất dễ nói những lời khó nghe với những người xung quanh. Chính những lời nói khó nghe đó khiến cuộc sống của họ không hề bằng phẳng, mà trái lại, không biết chừng lại gập ghềnh chông gai.

Cổ nhân ta có dạy: “Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất” nghĩa là: bệnh từ cái miệng, họa cũng từ cái miệng. Của cải dù to lớn như núi, nhưng cái miệng ăn lâu ngày cũng hết, phúc đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, nói lời ác ý với người khác thì lại khiến đức đó tiêu tan đi mất.

Có người thắc mắc sao mình làm ơn mà lại bị măc oán, họ không biết rằng cũng có thể do chính cái miệng của họ thường hay kể công, mắng mỏ, áp đặt người khác.

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll