Wednesday, 24 October 2012

*** HẠNH PHÚC Ở ĐÂU?


HẠNH PHÚC Ở ĐÂU?
Thích-Chân-Tuệ
Phật-Học Tịnh-Quang Canada

Trước khi phát tâm tu học, con người cứ tưởng Phật pháp chỉ ở trong kinh điển, chỉ ở nơi niết bàn, hay ở cõi Phật và chỉ dành cho các nhà sư trong chùa chiền, tự viện.
Không ngờ Phật pháp ở khắp thế gian. Phật pháp ở tại thế gian. Sống trong thế gian, nhận được Phật pháp, đó mới là niềm an lạc và hạnh phúc chân thật nhất.

Hạnh phúc không có ở bên ngoài, không có ở địa phương nào, không có ở thành phố lớn hay thị xã nhỏ, dù nơi đó giàu sang hay đang phát triển, không có ở Việt Nam, không có ở Hoa kỳ, Canada, Âu châu hay Úc châu.

Hạnh phúc không có trong nhà, không có trong chợ, không có trong chùa.

Hạnh phúc ở trong tâm của mỗi người. Khi thân tâm an lạc, con người hưởng được hạnh phúc chân thật. Đó chính là niềm mơ ước của con người. Đó chính là câu chúc nhau chân thật nhất, trang nghiêm nhất: Chúc các bạn thân an tâm lạc.
Khi nào thân của con người được bình an?Thân của con người được bình an là khi con người đang hưởng phước. Nghĩa là: con người đầy đủ mắt tai mũi lưỡi, tứ chi lành lặn, không bệnh tật, được ăn no, mặc ấm, sống nơi an ninh, không gặp bất trắc, hiểm nguy.

Khi nào tâm của con người được hỷ lạc?
Tâm của con người được hỷ lạc là khi con người đang hưởng phước. Nghĩa là: con người được an nhiên tự tại trong cuộc sống, không bị sợ hãi bởi các lời hăm he, hù dọa, gạt gẫm của các tà sư, không lạc vào tà đạo, mê tín dị đoan, không bị tà kiến trói buộc, tà pháp sai sử. Tâm của con người được hỷ lạc nhất là khi con người sống đời tri túc, biết đủ, tri nhàn, biết thư giản, không còn tâm tham lam, sân hận và si mê.


Thân được bình an, tâm được hỷ lạc, không do lời cầu nguyện, hay chúc tụng, không do ơn trên, thánh thần thiên địa ban cho. Bởi lẽ, tại sao trời lại ban cho người này, không ban cho người kia, không ban cho tất cả mọi người? Thực ra, thân tâm an lạc có được, chính là phước báu, là công đức và phước đức, tạo nên do sự tu tâm dưỡng tánh của chính bản thân.


* * *
Có sáu phương cách để tạo nên phước báu, đó là: bố thí, trì giới, nhẫn nhịn, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. 
Trong kinh sách, gọi đó là  Lục Độ Ba La Mật.

1. Thực hành bố thí, tâm con người hoan hỷ, bớt tham lam, ích kỷ, nhỏ nhen. Phước báu vô lượng.  
2. Thực hành trì giới, 5 giới căn bản, 10 giới thiện, 250 hay 348 giới xuất gia, tâm con người bớt loạn động, được an tịnh, nhứt tâm. Phước báu vô lượng.
3. Thực hành nhẫn nhịn, nhẫn mà không thấy nhục, nhịn mà không thấy thiệt, tâm con người từ bi hơn, khoan dung, độ lượng hơn.  Phước báu vô lượng.
4. Thực hành tinh tấn, làm việc phước thiện, cứu người giúp đời không mệt mỏi, tâm con người an vui hơn khi thấy người khác an vui. Phước báu vô lượng.
5. Thực hành thiền định, tức giữ được sự bình tĩnh thản nhiên trong cuộc sống, tâm con người dễ dàng hỷ xả, không sân hận, không kích động; hành động, lời nói và ý nghĩ thảy đều thanh tịnh. Phước báu vô lượng.
6. Thực hành trí tuệ, là bước cuối cùng, tâm con người sáng suốt, giác ngộ chân lý, giải thoát phiền não khổ đau trong sanh tử luân hồi. Đây chính là cứu cánh tột cùng của đạo Phật. Phước báu vô lượng.
Phước báu vô lượng tức là hạnh phúc vô biên.

Sách có câu:
Thứ nhứt thì tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ,
Thứ ba tu chùa.

Người tu tại gia thực hành lục độ, tất được phước báu, rốt ráo sẽ được thân an tâm lạc, đó không còn là lời chúc tụng suông nữa. Đó chính là sự thực.

Người tu tại gia, cũng phải ra chợ, tiếp xúc với đời, không tránh khỏi. Người tu tại chợ thực hành lục độ, cũng được thân an, tâm lạc, không nghi. Đó chính là sự thực.

Người tu tại gia có lúc đến chùa, hoặc phát tâm xuất gia, thực hành lục độ, nhất định được thân an tâm lạc. Đó chính là sự thực.Tất cả đều do tâm tạo. Tâm tạo được an lạc hạnh phúc, nếu trong cuộc sống, con người biết thực hành lục độ. Con người đã có an lạc hạnh phúc trong tâm, dù sống bất cứ ở nơi nào trên thế gian, trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong bất cứ thời đại nào, cũng cảm nhận được thân tâm an lạc. Ngược lại, tâm tánh xấu xa, ích kỷ, nhỏ nhen, ganh tị, đố kỵ, hiềm khích, thù hận, cuồng tín, dù sống tại gia, tại chợ hay tại chùa, dù sống bất cứ nơi nào trên trái đất, con người cũng cảm thấy phiền não và khổ đau, không sao tránh khỏi.
Tóm lại, con người biết tu tập, nên quán xét tâm tánh chính mình, cố gắng tu tâm dưỡng tánh. Khi tâm tánh con người sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh, không cần lập nguyện, cũng được vãng sanh tịnh độ. Sống hạnh phúc, chết bình an. Nhất thiết duy tâm tạo, chính là nghĩa đó vậy. []

Suốt đời tìm khắp đông tây
Ai hay hạnh phúc ở ngay tâm mình


Người tu Phật là người tìm trở về nguồn an lạc giải thoát
(HT.Thích Thanh Từ)
Ðạo Phật là đạo rất thực tế chớ không phải huyền bí, nhưng Phật tử chúng ta quen bệnh yếu đuối nên xem Phật giống như ông thần. Gặp việc gì khổ quá chỉ xin với Phật cho bớt khổ, chớ không biết tu cho bớt khổ. Ðó là điểm yếu đuối, sai lầm của Phật tử chúng ta. Người tu Phật thì phải tìm về nguồn an lạc giải thoát.

Ðề tài chúng tôi nhắc nhở quí vị hôm nay là: "Người tu Phật là tìm trở về nguồn an lạc giải thoát." Quí vị chú ý nghe, lãnh hội đầy đủ và ứng dụng tu hành thì mới tốt.
Ðức Phật sau khi thành đạo dưới cội bồ-đề, Ngài tìm những người bạn đồng tu lúc trước là năm anh em ông Kiều-trần-như để thuyết pháp. Bài pháp đầu tiên là Tứ Diệu Ðế, trong đó đế thứ nhất là Khổ đế, nói cái khổ là lẽ thật của cuộc đời này. Ðức Phật nói khổ, tại sao chúng tôi lại nói người tu là tìm về nguồn an lạc giải thoát, tức là vui. Như vậy có trái với bản ý của đức Phật hay không?
Khi mới nhìn qua đạo Phật, người không hiểu thấy đạo Phật dường như bi quan, yếm thế. Nhưng đi sâu, thấm nhuần giáo lý của Phật rồi, chúng ta mới thấy ngược lại. Ðức Phật nói khổ là chỉ trên quả, vì quả dễ thấy, dễ biết. Khi biết được quả rồi, Ngài liền chỉ đến nhân. Nguyên nhân nào tạo ra quả khổ ấy. Khi biết được nhân rồi, dẹp hết nhân thì quả không còn.
Ngày nay các nhà khoa học luôn phăng tìm manh mối của vạn tượng sum la, căn cứ trên quả mà phăng tới nhân, không bao giờ đi từ nhân tới cái quả. Vì quả là cái dễ thấy, thấy quả rồi chúng ta tìm ra nhân dễ dàng, còn trước nói nhân sau đó mới chỉ quả thì khó hơn. Như bây giờ chúng ta có cây cam, được quả cam ăn, biết quả cam ngọt. Những người thưởng thức mùi vị quả cam hỏi rằng: Cam này từ đâu có? Tự nhiên chúng ta sẽ giải thích từ hạt cam ươm lên, nẩy mầm, lên cây, có lá, đơm hoa, kết quả. Quả là cái hiện thấy, chứng minh được; còn nhân thì đã cũ, đã xưa rồi, chúng ta không thể nào chỉ cho người khác thấy tường tận. Cho nên tinh thần Phật dạy rất thích hợp với khoa học hiện giờ.
Nếu người không hiểu, nghe đức Phật nói cuộc đời là khổ, mang thân này là khổ thì cho rằng đạo Phật bi quan, đạo Phật chán đời, v.v... Khổ đó là quả, chúng ta biết rồi thì phải phăng tìm nguyên nhân của nó. Nếu biết được nhân nào tạo ra quả khổ, chúng ta liền dẹp bỏ, tự nhiên quả khổ không còn. Nếu quả khổ không còn, lúc đó được vui. Vui không riêng có mà chỉ khi nào hết khổ. Ðó là tinh thần của Phật dạy.
Phật nói khổ để chúng ta tìm ra nguyên nhân gây đau khổ, biết rõ nguyên nhân rồi thì dứt bỏ nó. Dứt bỏ rồi chúng ta mới hết khổ, tức là được an lạc, giải thoát. Vậy mục đích của đức Phật dạy là muốn chúng ta hết khổ, được giải thoát, chớ không phải dạy chúng ta chịu khổ. Phương pháp tu đó không hề bi quan. Quí vị nhìn những người tu hành hiểu sâu đạo lý, sống được với đạo, thường lắc đầu, chặc lưỡi, thở dài hay thường cười hoài? Bao nhiêu đó cũng tự trả lời cho những vấn đề chúng ta cần hiểu rồi.
Người biết tu luôn phăng tận nguồn gốc nguyên nhân gây ra đau khổ, dẹp bỏ chúng qua một bên thì đau khổ không còn. Khổ hết gọi là an vui. Nhưng thật đáng thương cho Phật tử chúng ta ngày nay, tu mà không tìm nguyên nhân của khổ để dẹp bỏ, lại cứ cầu Phật cho con hết khổ hoài. Gặp việc buồn, việc khổ liền vô chùa thắp hương, lạy Phật tha thiết, xin Phật ban cho con ân huệ để con hết khổ. Việc gì cũng dựa vào quyền lực của đức Phật chớ không bỏ ra công phu tu hành.
Ðạo Phật là đạo rất thực tế chớ không phải huyền bí, nhưng Phật tử chúng ta quen bệnh yếu đuối nên xem Phật giống như ông thần. Gặp việc gì khổ quá chỉ xin với Phật cho bớt khổ, chớ không biết tu cho bớt khổ. Ðó là điểm yếu đuối, sai lầm của Phật tử chúng ta. Người tu Phật thì phải tìm về nguồn an lạc giải thoát. Tôi xin nêu vài điểm căn bản cho quí vị thấy nguồn gốc của an lạc giải thoát.
Trong kinh Phật thường nói: "Chúng sanh có tám điều khổ: sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ và ngũ ấm xí thạnh khổ. Ðó là bát khổ." Như vậy khổ nhiều hơn vui. Chúng ta xét kỹ xem, cái khổ đó là khổ cho tất cả mọi người hay chỉ đối với những ai không biết đạo lý?
1. Sanh khổ.
Theo nhà Phật thì sanh gồm hai phần. Thứ nhất, sau khi ra khỏi lòng mẹ đau đớn nhọc nhằn. Thứ hai, trong cuộc sống của chúng ta, nếu không biết tu, không hiểu đạo thì cả cuộc đời chỉ toàn là đau khổ, không chút an vui. Như vậy khổ lúc sanh ra và khổ trong cuộc sống. Khi sanh ra có đứa bé nào cười không, hay đều khóc oa oa. Ðó là vì ra đời khó khăn đau đớn quá, nên lọt lòng mẹ là khóc liền. Cái khóc ấy nói lên sanh là khổ.
Rồi từ bé đến già mấy mươi năm, một cuộc đời khổ nhiều vui ít. Quí vị thử kiểm lại xem trong suốt một đời, những gì chúng ta mong muốn, đa phần được như ý hay chỉ thiểu phần như ý? Chắc rằng không ai nói đa phần như ý. Người thì gia đình ấm no có cơm ăn, áo mặc nhưng con cháu khó dạy. Người thì con cháu dễ dạy nhưng gia đình lại chật vật thiếu thốn v.v... đủ thứ thuận nghịch, không khi nào được thỏa mãn như ý của mình. Vì vậy đa số đều bất như ý.
Con người sanh ra ai cũng mơ ước tràn đầy hạnh phúc, nhưng trải qua bốn, năm mươi tuổi nhìn lại cuộc đời không có hạnh phúc mà bất hạnh lại nhiều. Ít hôm nghe tin người thân mất hoặc phải đi xứ này xứ khác v.v... Hoặc có chuyện này chuyện nọ làm mình phải buồn, phải khổ. Không ai được hạnh phúc trọn vẹn. Cả một đời người, ba phần tư là đau khổ, chỉ một phần tư an vui thôi, thực tế là như vậy.
 Chúng ta đã biết sanh là khổ, bây giờ chúng ta phải làm sao cho hết khổ? Làm sao chúng ta sống trong cõi khổ mà vẫn luôn được an vui? Ðiều đó không có gì khó hết. Nếu sống trong cuộc đời này mà biết rõ ràng cuộc đời là tạm bợ, có rồi sẽ mất, không ai còn mãi. Như vậy ngày nào chúng ta còn sống thì ngày ấy còn tốt, còn có thì giờ cho chúng ta tự tu, cho chúng ta làm những điều thiện, giúp ích mọi người. Một ngày sống là một ngày vàng, chúng ta phải sử dụng hết để lo cho mình, cho người, làm sao cho mình và người đều được an ổn. Làm một điều lành là chúng ta được một nguồn vui. Chúng ta chuyển cuộc sống khổ đau này bằng một cuộc sống tràn đầy hạnh phúc.
 Nói như vậy sẽ có vị nghĩ, nếu người giàu có thì giúp đỡ người này, người kia dễ. Còn như ta nghèo, không có điều kiện giúp được ai, thì làm sao có niềm vui. Tôi xin nhắc rằng trên đời có nhiều niềm vui lắm, chỉ sợ chúng ta không chịu làm thôi.
Thí dụ chúng ta không có tiền cho người ăn xin hay đóng góp cứu trợ nạn lụt v.v..., nhưng đang đi thấy đứa bé bị té, chúng ta đỡ lên, vỗ về, an ủi khuyên bảo nó, như vậy có vui không? Chúng ta không làm được việc cứu giúp bằng tiền thì chúng ta làm việc cứu giúp bằng thân, bằng lời. Dùng thân và lời giúp đỡ người bớt khổ. Bớt khổ là họ được vui, người vui thì chúng ta cũng vui. Cái vui đó không tốn gì hết, chỉ tốn một chút công. Như vậy tìm nguồn vui đâu phải khó. Chỉ cần khi thấy một con kiến rớt dưới vũng nước, chúng ta vớt nó lên để trên khô, thấy nó bò mừng rỡ là chúng ta cũng vui rồi.
Người biết tu nhìn lại bản thân mình ngày xưa nhiều nóng giận, nay đã giảm bớt liền cảm thấy vui. Gặp ai đang có nguy khốn, mình ra tay cứu vớt, từ con người cho tới loài vật, giúp được loài nào cũng có nguồn vui. Vậy chúng ta sống để làm lợi ích cho chúng sanh. Tuy rằng khả năng nhỏ bé, hạn hẹp, nhưng với lòng chân thành thì cũng có vui rồi.
Nếu chúng ta biết sống, thì dù đời là khổ hay sanh là khổ, nhưng ngày nào chúng ta cũng lượm cũng mót được nhiều niềm vui. Ðó là chúng ta khéo tu, khéo hiểu Phật pháp, chớ đừng lạy xin Phật cho con vui. Phật không cho được đâu, chúng ta phải tự tạo lấy nguồn vui từ bản thân mình. Tuy sanh khổ, nhưng nếu chúng ta biết sống thì sanh trở thành vui, chớ không phải khổ.
2. Già khổ.
Tại sao già khổ? Vì già không biết làm gì cứ đi tới đi lui, nhớ con, nhớ cháu, buồn ủ rũ, hết trách người này tới trách người kia, thành ra thấy tuổi già lê thê, đen tối. Nên già là khổ.
Người già nên biết dùng tuổi già trong công việc. Những vị không có trách nhiệm cứ ở tại nhà, tìm những gì hay, những gì đẹp dạy con, dạy cháu. Ðem bài kinh hay, đoạn sách tốt để dạy con cháu, đó là vui rồi, đâu phải làm việc gì nhiều.
Cũng như chúng tôi, một ngày sống là một ngày phải làm được cái gì cho mình cho người. Lợi ích được cho mình cho người thì vui chớ đâu có khổ. Như vậy nói già khổ hay vui? Già thế nào cũng có kinh nghiệm nhiều hơn người trẻ. Tại sao chúng ta không đem những kinh nghiệm ấy dạy lại cho người sau. Vì vậy tuổi già không phải là thừa, không phải là bỏ. Mỗi ngày chúng ta sống đều có giá trị thì cuộc đời già là vui, chớ không phải khổ.
3. Bệnh khổ.
Ðiều này đa số chấp nhận. Có người nào đau mà không rên đâu? Rên tức là khổ chớ gì! Nhiều người than sao tôi bệnh hoạn lê thê, kéo dài năm này qua năm nọ, chán quá! Nên vị đó thấy bệnh là khổ.
Nhưng với con mắt nhà Phật, bệnh cũng không khổ. Vì sao không khổ? Vì Phật dạy thân này do nhân duyên hợp, trong đó có đất, nước, gió, lửa. Kinh Niết-bàn nói tứ đại là bốn con rắn, con rắn nước, con rắn lửa, con rắn đất, con rắn gió. Tôi xin nói cụ thể hơn, con rắn nước là rắn hổ ở dưới nước, con rắn lửa là rắn hổ lửa, con rắn đất là rắn hổ đất, con rắn gió là rắn hổ mây. Bốn con rắn hổ này nhốt trong một cái giỏ thì chúng phải cắn nhau, chống chọi nhau thôi. Người nuôi rắn thấy bốn con cứ chống nhau, làm cho con này con nọ cứ bất an hoài, thì phải can thiệp cho chúng hòa với nhau mới yên được.
Chúng ta mang thân đất nước gió lửa, bốn chất đó có hòa hợp với nhau không? Ít hôm thì lửa thắng nước, lúc đó nóng quá phải kiếm cái gì uống cho mát, đó là điều hòa rắn hổ lửa. Ít hôm nước thắng lửa thì bị lạnh run rẩy, phải kiếm cái gì uống cho ấm, đó là điều hòa con rắn nước. Ít hôm rắn đất bị hổ mây cắn, lúc đó chúng ta kêu trúng gió, phải đánh gió hay tìm cách này cách kia làm cho gió ra thì thân mới nhẹ, nên nói: "Gió thổi mạnh thì đất rung rinh." Chúng luôn luôn chống chọi nhau. Chúng ta phải điều hòa chúng. Như vậy nhàn hạ hay khổ.
Ai cũng có bệnh. Nếu không bệnh nặng thì cũng bệnh nhẹ, không bệnh nhiều cũng bệnh ít, chớ không ai hoàn toàn không bệnh. Vì bệnh là khổ chung của tất cả mọi loài! Nhiều vị bệnh lăn lộn rên. Rên là khổ. Nhưng giờ đây biết tu, khi bệnh chúng ta phải làm sao? Chúng ta nhìn bốn con rắn này, xem đứa nào thắng, đứa nào bại. Biết rõ bốn con rắn độc đang chống chọi với nhau, chúng ta không chấp thân này là thật. Tứ đại tụ họp nên có thân, nhưng vì tụ họp trong sự chống chọi nên thân này khổ.
Chúng ta biết rõ nó không chắc, không bền, không có gì quan trọng nên bớt khổ. Thường bệnh đau, chúng ta thấy khổ vì thấy thân là hơn hết, vì sợ chết. Nếu biết rõ nó là tướng duyên hợp thì hợp cũng tốt, mà tan cũng vui. Nếu nó còn thì chúng ta dùng vào việc hữu ích, nó mất thì chúng ta ra đi một cách thảnh thơi, có gì đâu mà sợ. Nếu không sợ chết thì đau mặc đau, nó đâu có thiệt.
Ngày xưa có một vị Thiền sư bị bệnh, thầy Tri sự lên thưa: "Bạch Hòa thượng, Hòa thượng bệnh có cái không bệnh chăng?" Ngài đáp: "Ôi da, ôi da!" Cái biết rên đó nó không có hình tướng nên không bị bệnh, còn bệnh là thân này bệnh. Như vậy chúng ta biết ngay nơi thân này là duyên hợp tạm bợ. Có hợp thì phải có tan, không có gì quan trọng. Không quan trọng thì bớt khổ.
Ðồng thời chúng ta cũng biết ngay trong thân này có cái chân thật, không hình tướng, nó chính là chủ trì của thân. Biết rõ cái đó thì thân có đau, có nhức là chuyện của thân, nhìn được cái đau tức là chúng ta không đau.
4. Chết khổ.
Ai cũng thấy người sắp chết thở hổn hển, trăn trở bứt rứt hết sức khổ nhọc, nên nói chết là khổ. Người nếu khéo tu, nhất là tu thiền sẽ thấy khác. Khi ngồi thiền từ một giờ, lần lần tới một giờ rưỡi, hai giờ, càng tiến lên chân đau vô kể. Nhưng ráng chịu đựng, thắng được nó rồi thì sẽ qua luôn, không còn đau nữa. Thắng được là có gan dạ. Vì có gan dạ nên mới thắng được.
Khi chúng ta chết, thân tứ đại rã rời tan nát, làm sao không đau đớn. Trong khi đau đớn chúng ta nhìn nó biết nó là bại hoại. Còn cái "biết" bại hoại đó không bại hoại, không đau đớn. Biết rõ như vậy thì chết không phải khổ nữa. Cho nên ngày xưa Thiền sư Từ Minh ở Trung Hoa có nói câu kệ: Sanh như đắp chăn đông, tử như cởi áo hạ. Mùa đông lạnh lẽo được đắp chăn ấm là vui. Mùa hè nóng bức, mồ hôi tươm ướt áo, được cởi áo đi chơi là khỏe. Với người biết tu thì sanh tử như trò chơi, không có gì quan trọng nên không có gì khổ hết.
Chỉ người không biết tu, sống lo bảo vệ, săn sóc, cung dưỡng thân này, nên khi thân này bại hoại, chới với không biết nương tựa vào đâu. Vì vậy mà khổ. Khổ hay vui là tại người biết tu hay không biết tu mà thôi. Thân này tuy có hợp có tan nhưng ông chủ không mất thì còn gì khổ. Vì vậy chết cũng không phải là khổ.
HT.Thích Thanh Từ

Thả một hòn sỏi vào trong nước: một tiếng bắn toé lên, rồi chìm nghỉm.
Nhưng để lại vô số gợn sóng lăn tăn xoay tròn. Lan toả từ trọng tâm, tràn ra biển cả.
Thả một hòn sỏi vào trong nước: trong phút chốc bạn lãng quên.
Nhưng có những gợn sóng nhỏ xoay tròn, hoà vào con sóng lớn.
Bạn đã xáo động một đại dương hùng vĩ chỉ bằng một hòn sỏi mà thôi
Thả một lời nói không tốt, không cẩn trọng: trong phút chốc bay đi.
Nhưng để lại vô vàn gợn sóng lăn tăn xoay tròn, lan toả…
Và không có cách nào lấy lại một khi bạn đã nói ra.
Thả một lời nói không tốt: trong phút chốc bạn lãng quên.
Nhưng có những gợn sóng nhỏ xoay tròn mãi…
Có thể bạn đã làm ứa một dòng nước mắt trên con tim buồn.
Bạn đã xáo động một cuộc đời hạnh phúc chỉ vì những lời nói kia.
Thả một lời nói vui vẻ và tốt bụng: chỉ trong giây lát chúng bay đi.
Nhưng để lại vô vàn gợn sóng lăn tăn, xoay tròn mãi.
Mang hy vọng, niềm vui, an ủi trong mỗi con sóng xô bờ.
Bạn sẽ không ngờ được sức mạnh của một lời nói tốt bạn cho đi.
Thả một lời nói vui vẻ và tốt bụng: trong giây lát bạn lãng quên.
Nhưng niềm vui dâng tràn, và những gợn sóng reo vui xoay tròn mãi
Bạn đã làm cho con sóng được vỗ về trong điệu nhạc êm ái
Có thể nghe thấy trên hàng hải lý từ việc thả một lời nói tốt mà thôi.
Sưu tầm

Chào buổi sáng

Chào buổi sáng nghe lòng thơm giấy trắng
Sáng hừng đông chợt êm ả không ngờ
Chào buổi sáng lắng nghe chim ca hót
Tâm nhẹ nhàng tâm lắng đọng êm êm

Chào buổi sáng bình minh mây hồng ảo
Cánh hoa hồng sương lấp lánh kim cương
Chào buổi sáng bắt đầu không hấp tấp              
Vô thường ư, sáng nay đẹp, rất thường

Như Nguyệt


KHÔNG LẦM THÂN MỘNG
BÍ QUYẾT SỐNG LẠC QUAN
BƯỚC SEN THỨ 7-QUẢ VỊ PHẬT
TỪ BI (HT THÍCH THANHTỪ)
Y NGHĨA BẤT Y NGỮ
THẾ NÀO LÀ ÁI NGỮ

Wednesday, 17 October 2012

***HÌNH THỨC LỄ NGHI CÚNG KIẾN TRONG PHẬT GIÁO

Những hình thức lễ nghi cúng kiến
KHÔNG PHẢI Phật Giáo
Kính thưa Quí Vị,

Trên bước đường hoằng pháp lợi sanh,
VP.PHTQ.CANADA chủ trương truyền bá chánh pháp, duy tuệ thị nghiệp.
Những tà pháp mê tín dị đoan
- do các vị tuy mang hình tướng nhà sư, nhưng là tà sư,
thân mang áo gấm lụa là, đầu đội mão, chân mang hia, mang hài,
dù ở chùa 100 năm vẫn ngu dốt truyền bá vì lợi, vì danh
(tham quyền cố vị) dẫn dắt bá tánh vào tà đạo  
- cần phải được vạch rõ
để mọi người đều biết và quay về với chánh pháp.

VP.PHTQ.CANADA đã và đang biên tập bộ sách
"THỰC TRẠNG VÀ THẢM TRẠNG CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM THẾ KỶ 21".  

Kính mời viếng thăm:

Kính Quí vị trên các diễn đàn,
VP.PHTQ.CANADA nhận được các Emails dưới đây,
Xin kính chuyển để Quí vị thẩm tường.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật
Kính thư,
VP.PHTQ.CANADA
108 – 123 RAILROAD ST.,
BRAMPTON, ON, L6X-1G9, CANADA
VP.PHTQ.CANADA Email: cutranlacdao@yahoo.com
---- Forwarded Message -----
From: Dai Truong <daiqtruong@gmail.com>
 
To: PHAT HOC TINH QUANG CANADA <cutranlacdao@yahoo.com>
Sent: Monday, October 15, 2012 9:41:52 PM
Subject: THẦY CHÙA kiêm THẦY CÚNG ! THẦY CHẠY ! THẦY HẠI BÁ GIA - BÁ TÁNH ! nên tránh các THẦY !

                 Kính thưa Quý Vị,
                 Tôi cực lực phản đối mê tín dị đoan trong hàng ngủ Phật Tử. Vì chính mê tín dị đoan đã làm mất uy tín của tôn giáo mình.
…                
                  Theo Phật Giáo thì thuyết Nhân Quả cũng là một điểm đáng tôn trọng, nên bình nhật mình làm việc lành thì dễ được phước lành, mà khi chết cũng nhiều hy-vọng tốt cho kiếp sau.
                  Tuy phản đối vụ Mê Tín Dị Đoan, nhưng tôi tin tưởng rất mạnh vào nghiệp lành doi căn cơ người biết tinh tấn tu hành thì việc cầu Phước không phải là quá đáng. Kính mong chư Tăng chỉ dạy..                     
Minh-Hùng Trương-Quang-Đại


From: Dai Truong <daiqtruong@gmail.com>
 To: PHAT HOC TINH QUANG CANADA <cutranlacdao@yahoo.com>
Cc: cutranlacdao.2020@gmail.com;
Sent: Saturday, October 6, 2012 8:59:14 PM
Subject: Thắc măc về Đạo Phật & Kinh cầu an và kinh cầu siêu 

- CÚNG 49 NGÀY 100 NGÀY - XIN QUÍ CAO NHÂN GIẢI ĐÁP - VP.PHTQ.CANADA
                 
Kính chư Đạo Hu,
Tôi không phải là một nhà Sư xuất gia nhưng nghe được sao nói vậy để góp ý. Quý Vị bổ túc những gì thiếu sót. Khi trong gia-đình có một người chết gia nhân thường cúng Mở Cữa Mả 3 ngày sau ngày chôn cất. Kế dến cúng 49 ngày tức Thất thất lai tuần vì trong vòng 49 ngày linh hồn người chết gọi là Trung Ấm thân phải lo đi đầu thai không được trễ. Quá ngày này chưa đầu thai được là trở thành âm hồn lang thang chỉ được hưởng lộc cúng vào ngày Rằm tháng Bảy tức là ngày Tư Tứ thuộc lễ Vu Lan. Qua đến 100 ngày lại là tuần 100 ngày (3 tháng 10 ngày).

Mãi cho đủ một năm kể từ ngày chết mới làm tuần giáp năm. Rồi đến 24 tháng (2 năm) là tuần mản khó. Đúng ra là 3 năm nhưng thông thường chỉ 24 tháng là cúng mản khó. Và sau đó cứ mỗi năm vào ngày chết được lấy tên là ngày giổ. Xin nói thêm là ngày cúng phải là ngày chưa chết tức ngày còn sống và có thể du-di Tiền Tam Hậu Nhị trước sau 2-3 ngày.

Về phần cầu Siêu tôi được nghe là khi vừa chết là thân nhân mời chư Tăng tụng kinh Cầu siêu cho người quá cố. Tuy nhiên Cầu Siêu không có nghĩa là người chết được Siêu thoát mà có tánh cách nhắc nhở cho linh hồn tìm đường tốt để đầu thai hay tìm đường thăng hóa. Riêng về phần cầu An thì chỉ nhờ Chư Tăng tụng niệm khi người đang bị trong bệnh cốt nhờ Chư Bồ tất và chư Như Lai cứu độ cho mau lành bệnh song song với việc thuốc thang nhưng còn nhờ phước nhà nên có câu là “Phước Chủ Lộc Thầy”. Về phần cầu An còn tùy thuộc lòng thành kính của thân nhân vì một khi con cháu hết lòng cầu nguyện thì người bệnh được hưởng một pần nhò (1/3) thôi ngoài ra còn tùy thuộc căn lành của người bệnh mới có thêm hiệu quả.

Điểm quan-trọng là lúc bình sinh chúng mình phải biết lo làm lành lánh dử và lo kinh kệ tu học Phật vì nhờ đó mà lúc bệnh cũng như lúc nhắm mắt lìa đời mới được hưởng những công đức chính bản thân đã tạo nên trong cuộc sng hàng ngày. Tôi chỉ biết được bấy nhiêu qua tuổi thọ. Xin chư Đạo Hu xét và bổ túc cho những người con Phật học hỏi và hành đạo.

Minh-Hùng Trương-Quang-Đại
*****************************************************************************************

From: CHIA SẺ TRONG YÊU THƯƠNG <chiasetinbai@gmail.com> 
To: PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA <cutranlacdao@yahoo.com>
Sent: Wednesday, October 17, 2012 3:31:13 AM
Subject: THẦY CHÙA kiêm THẦY CÚNG ! THẦY CHẠY ! THẦY HẠI BÁ GIA BÁ TÁNH ! nên tránh các THẦY !

XIN CẢM ƠN PHAT HOC TINH QUANG ĐÃ GỬI BÀI NÀY VÀO THƯ VIỆN ĐỂ BÀ CON CÔ BÁC NHÌN CHO RÕ CHÂN TƯỚNG THỰC HƯ NHÉ!
From: 8385 <cpt.8385@hcm.fpt.vn> 
Date: 2012/10/16
Subject:
PHAM KIM KHÁNH: Đức Phật không là Thần Linh
To: PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA <cutranlacdao@yahoo.com>

Kinh Thay ,
Toi khong phai la mot Phat tu nhung hoc hoi duoc nhieu dieu ve Phat Phap chan truyen . Toi rat nguong mo trang Web CU TRAN LAC DAO, vi da day do cho Phat tu con duong CHINH DAO. Trong xa hoi ngay nay, dac biet nguoi Viet Nam trong xu cung nhu o Hai ngoai da phan hieu va theo Dao Phat mot cach sai lech, di theo con duong me tin di doan, lai duoc MOT SO cac Thay tu, Chua chien bien chat, huong Phat tu di theo con duong sai trat do - co chu y de kinh doanh hoac gia khong hieu thau dao le Dao huyen vi cua Phat Phap –
Duy co Quy Thay trong Trang CU TRAN LAC DAO da bo cong phan tich day do Tin huu Phat giao tu bo con duong Ta de ve voi con duong CHINH trong su Tu Tap  de co the dat toi con duong GIAC NGO theo Duc PHAT da day bao. Toi rat nguong mo nhung bai viet cua quy Thay, da manh dan chi ra nhung dieu sai trai cua cac Tang ni Chua chien di sai con duong TU trong Dao Phat. Nhan day toi xin chuyen den Quy Thay mot bai giang ngan cua Hoa Thuong Narada Mahathera duoc dich ra tieng Viet . Bai tuy ngan nhung duc ket dieu cot loi cua Dao Phat noi chung va DUC PHAT noi rieng .
Toi mong moi duoc chuyen den nhieu Chuc sac, Tu si, Phat Tu doc va suy gam de dong gop them quan diem Tu Tap cua Phat Giao .
Tran trong kinh chao quy Thay
dhp   


From: ban bien tap <banbientapgiotnangchonnhu@gmail.com>
To: cutranlacdao@yahoo.com
Cc: cutranlacdao.2011@gmail.com; cutranlacdao.canada@gmail.com; honghanh@hotmail.com.de
Sent: Tuesday, October 16, 2012 11:02:53 PM
Subject: Chánh tín - Mê tín

Kính gửi BBT/ VP.PHTQ. CANADA
Kính gửi Phật Tử Hồng Hạnh.
BBT/GNCN nhận được thư của VP.PHTQ.CANADA Email: cutranlacdao@yahoo.com, qua trung gian một email khác. Trong thư của quý vị có lời kêu gọi: “Kính mong Chư Tôn Đức, Quí Cư Sĩ khắp nơi, nhất là Chư Tôn Đức lãnh đạo các Giáo Hội lên tiếng để chánh pháp được xiển dương, tà pháp phải tan biến, bá tánh được an tâm”.
Chúng tôi rất tán đồng quan điểm của VP.PHTQ.CANADA về vấn đề này. Đã từ lâu, tà pháp được xiển dương mạnh mẽ, chánh pháp bị vùi lấp khiến cho nhân loại vốn đã khổ lại càng thêm khổ. Người u mê lại bị giáo lý u mê dẫn dắt nên những tệ nạn mê tín dị đoan hoành hành khắp nơi, làm tổn hại về vật chất rất nhiều, đồng thời làm khuynh đảo tinh thần con người càng sợ hãi khiếp đảm trước thế lực thần quyền siêu hình. Chúng tôi cũng rất mong muốn các vị Chư Tôn đức, quí Cư sĩ… và đặc biệt là lãnh đạo Giáo hội đồng thanh lên tiếng để dẹp phá những tư tưởng tà kiến mê tín dị đoan, không cho chúng ngóc đầu dậy. Việc này ngày xưa đức Phật đã làm rất triệt để, nhưng từ ngày Ngài nhập diệt, các thế lực ngoại đạo ra sức vực lại và nuôi dưỡng nhằm mưu cầu hưởng lợi.

Kính thưa quí vị.
Trong thư gửi kèm có những câu hỏi của Phật Tử Hồng Hạnh thưa hỏi thầy Chân Tuệ. Tuy rằng không phải hỏi chúng tôi, nhưng sẵn câu hỏi chúng tôi xin phép được trao đổi vài lời vắn tắt:
  
- Vấn đề trùng tang? Vấn đề trùng tang hay không, mọi người đều thấy rất rõ ràng. Có khi trong gia đình, trong nội tộc bị mất nhiều người thân trong một khoảng thời gian cách nhau không bao lâu. Điều này người đời gọi là “trùng tang” thì không sai với sự việc và hiện tượng đã xảy ra. Quan trọng để tìm hiểu là: “Vì Sao Nên Nỗi?”. Rất đơn giản, người đã thấu triệt giáo lý Tứ Diệu Đế, 12 Nhân Duyên, Nhân Quả Luân Hồi… Phật dạy thì nhận biết không khó và chẳng còn gì làm cho ta sợ hãi.
- Vấn đề ma nhập có thật không? Xin thẳng thắn trả lời: Không! Đức Phật đã dạy, ngoài con người với tấm thân Ngũ uẩn tạo nên cả thế giới này thì không có ma, quỉ, linh hồn, thần thức nào có thể làm hại con người được.
- Vong linh có thể bị nhốt trong chùa chăng? Không! Không có vong linh để nhốt và cũng không có người nào nhốt được vong linh (kể cả đức Phật).
- Chư Tăng Phật giáo có thể siêu độ các vong linh chăng? Không! Không thể! Cầu siêu cầu an chỉ là trò lừa bịp, là sự “tùy thuận tham lam” của các thầy lười học, biếng tu nhưng ham hưởng thụ.
- Lại còn mấy chuyện vớt vong trên sông trên biển, rãi tro để phóng thích vong linh? Chỉ là những chuyện tầm phào dối người như cầu an, cầu siêu.

Việc làm an lòng những người mất mát người thân là rất cần thiết. Nhưng các thầy nên dùng Tuệ hiểu biết của mình trên cơ sở những giáo lý chân chánh đức Phật dạy thì mới mang lại lợi ích thiết thực cho con người. Những giáo lý của ngoại đạo chuyên dụ, dọa người thì không nên tin và cũng không nên sợ hãi.

Phật Tử Hồng Hạnh vẫn Nam Mô A Di Đà Phật thì chứng tỏ Phật Tử còn tin vào những điều không thật có. Phật A Di Đà không có cũng giống như Linh Hồn Không Có. Tại sao chúng ta cứ tin mãi vào những điều không thực?
Mời quí vị đọc các sách của Trưởng lão Thích Thông Lạc trên các trang:
www.giotnangchonnhu.org; www.nguyenthuychonnhu.net để hiểu rõ thêm.    
Chúng tôi gửi kèm đến quý vị cuốn Chánh Tín – Mê Tín 1
(trích lục từ các sách của Trưởng lão Thích Thông Lạc). Mong muốn quý vị cùng trao đổi thêm.
Kính chúc quí vị thân tâm luôn thanh thản, an lạc, vô sự.
Kính thư
Ban Biên tập Giotnangchonnhu.   


Trích: CHÁNH TÍN – MÊ TÍN

Tự mình làm điều ác, ,
Tự mình làm nhiễm ô,
Tự mình không làm ác,
Tự mình làm thanh tịnh,
Tịnh, không tịnh, tự mình,
Không ai thanh tịnh ai!
            …
Chớ theo pháp hạ liệt,
Chớ sống mặc, buông lung,
Chớ tin theo tà kiến,
Chớ tăng trưởng bụi trần”.
Pháp Cú Kinh
Độc giả có thể tìm đọc ban đầu những tập Chánh Tín – Mê Tín.
Chánh Tín – Mê Tín sẽ đập tan thế giới siêu hình tưởng, nó đã ăn sâu bám rễ vào đời sống của nhân loại từ bao nhiêu thế kỷ nay. Từ đó, các tập tục mê tín lạc hậu, những thói quen lễ lạy, cầu xin thần, thánh, quỷ, ma, Bồ Tát gia ơn cứu hộ sẽ được loại bỏ trong tâm tưởng của mỗi người.
Trưởng Lão Thích Thông Lạc (Tháng 3 năm 2010)



---------- Forwarded message ----------
From: Da Giang Pham <pham.dagiang@yahoo.com.au> 

Date: 2012/10/13
To: VP.PHTQ.CANADA <cutranlacdao@yahoo.com>
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch thầy Thích Chân Tuệ
Chủ nhiệm PHTQ Canada
Kính bạch Thày, con gửi bản thảo lên để Thầy xem xét nếu có sai sót, xin Thầy chỉ bảo cho con và cũng để Thầy tùy nghi sử dụng ạ!. Con kính chúc Thầy muôn vàn an lạc./.
Pdg.

 DÂNG CÚNG LỄ VẬT LÊN BÀN THỜ
Là biểu hiện hình thức tham nhũng!
Đưa hối lộ cho Trời, Phật, Thánh thần và Vong hồn các vị tiền bối ông bà cha mẹ !

(Phạm Đà Giang)
((o_o))
Đối với thế gian, mà đưa hối lộ cho thẩm quyền để cầu xin mọi thứ lợi lộc cho mình, là một điều pháp luật nghiêm cấm, nếu bại lộ sẽ bị bắt bỏ tù, trường hợp nặng bị chung thân khổ sai hay tử hình và tịch thu tài sản nữa.

Đối với tâm linh thì thiên hạ nghe theo lời thầy cúng, thầy bói, thầy phong thuỷ, đồng cô bóng cậu nhất là những người đội lốt thầy tu bầy vẽ, lừa phỉnh là: “Dương sao, Âm vậy” và rằng: Thân chủ muốn gì cứ nói để thầy viết sớ cúng cho, sẽ được các đấng thần linh gia hộ. Và việc gì “Có cầu mới có ứng”. Nếu đặt quẻ càng nhiều thì càng được ơn trên ban phước đức và thêm linh nghiệm…v.v.”, khiến ai vốn có tính tham lam, làm ít lại muốn hưởng nhiều, thậm chí không làm cũng muốn hưởng, lười học mà đi thi muốn đậu, đau bệnh không chịu đi bác sĩ mà muốn khỏi, yêu ai muốn người đó thuộc về mình tức khắc…Những hạng người ấy thoạt nghe đã vội tin liền, về nhà sắm lễ vật và tiền bạc đem dâng cúng lên thầy! Với cái tâm vọng cầu ước muốn bao nhiêu thứ trên trời rơi xuống cho mình được bình an và phúc lợi! Kỳ thật, chỉ là hy vọng hảo huyền.

Thầy Thích Chân Tuệ (Chủ nhiệm PHTQ) đã nói:
* dâng sớ cầu an - tiền mất tật mang
* cúng sao giải hạn - tai nạn vẫn tới.

Chẳng những “Tiền mất tật mang” mà còn có tội “đút lọt, đưa hối lộ” cho các “Đấng” mà mình khấn vái cầu xin, bởi mình ngỡ là các ‘đấng’ cũng tham những như người thế gian… Nhưng, những đấng ấy đâu có linh thiêng gì, nếu các ngài mà linh thiêng thì các ngài đã bắt tội những kẻ xúc phạm, dám xếp mình ngang hàng với bọn tham quan ô lại ở thế gian rồi. Vì đối với thế gian mà đưa hối lộ cũng có tội ngang với kẻ nhận hối lộ cơ mà! Huống chi các đấng thiêng liêng.

Vì vậy, Phạm Đà Giang xin mách nước cho những ai muốn giàu có, muốn thi đậu, muốn hết bệnh, muốn tai qua nạn khỏi! Tức muốn gì được nấy… Mà khỏi phải xin xâm bói quẻ, mê tín dị đoan, khỏi phải nghe theo các thầy bà bầy vẽ sửa cửa nhà, xoay hướng bếp, cúng sao Là hầu, sao Kế đô. Đi chùa này thiêng, đến miếu kia linh… Hãy trả lại những lời xúi dại của các thầy bà ấy, và bảo họ hãy làm những điều đó trước tiên cho chính họ, để khỏi phải “khố rách áo ôm, sống trong bất hạnh ngay với gia đình mình” mà khỏi phải đi bầy đặt cho thiên hạ cách “làm giàu” là nghịch lý.

*Muốn giàu có: Một cách lương thiện, chân chính; lợi mình mà không hại người. Thì hãy làm theo hai yếu tố mà các cụ đã dậy, đó là: “Cần và kiệm”, chỉ có vậy thôi. Thế nào là ‘Cần’ và ‘kiệm’: 
1) Cần siêng năng chăm chỉ làm công việc nào đó cho hoàn chỉnh, mỹ mãn; tới nơi tớn chốn. Không lười biếng “đánh chống bỏ dùi”, dù làm việc đó cho mình hay cho chủ cũng tận tuỵ như nhau. Đừng vừa làm vừa nhìn đồng hồ và mong cho mau hết giờ để còn đi chơi, ăn nhậu với bạn bè… Tục ngữ ta có câu: Giàu đâu những kẻ ngủ trưa, có đâu những kẻ say sưa tối ngày” và đối lập với câu đó là: “Một nắng hai sương, ví như người nông dân ra đồng làm việc lúc trời chưa sáng, sương đêm còn ướt đẫm bờ vai và làm việc liên tục dưới ánh nắng cả ngày, cho đền khi màn đêm xuống dần sương rơi giăng mắc!!!. Ngày nay, có những người công nhân làm việc “hai job/ngày” hay làm thêm “Over time” đó.

2) Kiệm là dành dụm tiền bạc, chỉ chi tiêu đúng cần thiết cần thiết mà thôi. Giảm thiểu của cải vật chất và thời gian trong mọi tình huống, cả sức lực lao động cũng phải tiết kiệm để khi dùng đến là thân xác khoẻ mạnh... Tóm lại, đó là: “Bóc dài, cắn ngắn”. Trái với kẻ hoang phí, làm ít tiêu nhiều, tức: Bóc ngắn, mà cắn lại dài hơnnên cắn vào tay chính mình là đáng đời… Đến đây, Pđg đề nghị chúng ta thêm một yếu tô nữa, để cộng với hai yếu tố ‘cần và kiệm’ nều trên. Tức thêm “Tín”, thành ra: “Cầm, Kiệm, Tín”. Ai mà có ba yếu tố này thì nhất định sẽ thành đạt những gì mà mình mong muốn, nhưng chỉ mong muốn nhửng gì bình thường trong tầm tay với của mình thối nhé!. Vậy ‘Tín’ Là gì:

3) Tín là “Uy tín”, vậy uy tín là chi? – Uy tín chính là lòng tin, là sự tín nhiệm mà ta có được bằng chính phẩm giá, tư cách đạo đức và tài năng của mình. Uy tín là tài sản vô hình của ta mà ai ai cũng kính trọng. Uy tín không phải tự nhiên mà có, uy tín phải là một sự phấn đấu và rèn luyện khó khăn mới được nó. Uy tín được đánh giá dựa trên thực thi hoạt động, sự tin cậy lẫn nhau, là không thất hứa, phải thực hiện đúng cam kết, nghĩa là làm nhiều hơn nói, là hứa thì nhiều nhưng làm phải nhiều hơn hứa. Phải luôn đi từ việc làm đến lời nói, chứ không phải cứ nói như con vẹt ấy, rồi lại không làm gì cả mà còn lật lọng như trở bàn tay thì làm gì có được uy tín. –Tức là dù khó khăn cản trở nhưng vẫn làm đúng những gì đã hứa. Nếu không! Sẽ mất uy tín. Mọi người sẽ quay lưng lại với kẻ không có uy tin, cho dù kẻ đó ăn nói đầy tính thuyết phục, quần là áo lượt, nhà sang, xe đẹp cũng sẽ gánh lấy thất bại nhục nhã mà thôi. –Nghĩa là uy tín là yếu tố then chốt để đi đến thành công trong mọi lãnh vực và thành công lại là yếu tô căn bản để xây dựng thêm phẩm giá và tư cách đạo đức của một con người có uy tín.

            *Muốn Thi đậu: Nếu học hành biếng nhác, ham chơi, ngại khó. Đến kỳ đi thi rồi lên chùa, đến miếu dâng lễ vật để cầu xin van vái cho thi đậu là việc làm vô ích; không sao thi đậu cho đặng. Chi bằng hãy:
Dùi mài kinh sử, bút nghiên đèn sách, chăm chỉ học hành ngay từ đầu học kỳ. Bằng cách: Ngồi trong lớp, ta phải tích cực lắng nghe. Nghe một cách chăm chú, chẳng những nghe bằng tai, mà còn phải nghe bằng mắt, và chăm trú bằng cả tâm thức của mình nữa… Lắng nghe tựa hồ như nhà thiền người ta đạt “Định” vậy. Nghĩa là tâm buông bỏ mọi vọng niệm bên ngoài, chỉ chú tâm vào nghe mà thôi.

Chưa đủ, khi nghe một thông tin do thầy cô vừa truyền đạt tới, lập tức phân lập cái đúng, cái hay, cái tốt đẹp để giữ lại. Và bỏ đi nhửng cái không hợp lý đối với mình. Tức là ta phải “gạn đục khơi trong ngay khi vừa lọt vào tai”. Nghe như thế, gọi là nghe tích cực! – Nghe tích cực cao hơn nghe vô thức gấp nhiều lần, vì nghe vô thức thì tâm không lắng, tâm không lắng thì cùng lúc nghe đủ mọi âm thanh chung quanh vọng lại khiến bị nghe tất cả, làm tâm động loạn, không nắm được cốt lõi bài học. Và tự đặt cho mình một phương pháp học tập sao cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình và trường hợp của chính mình.

Chẳng hạn sau mỗi tiết học nghỉ 10 phút, ta ngồi viết lại và học nhẫm những ý chính đã học trong giờ vì vẫn còn nhớ mồn một những gì thầy vừa giảng... giờ ra chơi thì mình ở lại làm bài tập mới vừa được giảng trong lớp... Không chơi bời hay chuyện trò gì với ai hết.... như vậy là hết giờ học đã thuộc bài và làm xong tất cả các bài rồi... về nhà chẳng phải học thêm 1 chữ nào cả.... Nếu rảnh công việc thì học ôn những môn nào mình cảm thấy chưa hoàn toàn nắm vững mà thôi. – Học như vậy mà đi thi, thế nào cũng đậu. Khỏi cần bói toán, khỏi cần cúng bái và khỏi cần mua đề thi nhất và khỏi cần mua “Bằng giả”...v.v.

Do đó, ta căn cứ vào những việc mình đang làm, là ta đoán ngay được tương lai của mình sắp tới, vì tương lai được làm từ hiện tại. – Nếu hiện tại ta làm biếng, ăn nói không giữ lời, suy nghĩ những điều bất lương xảo quyệt. Thì thế nào mình cũng lãnh hậu quả đen tối! Đoán như vậy là đúng nhất. Khỏi phải tốn tiền cho thầy bói và chắc gì thầy bói đoán đã đúng được như mình đoán cho chính mình.

Tuy nhiên, trong cuộc sống còn có những điều “May, rủi”. Chẳng hạn một tai nạn xảy ra với ai đó, thì cho đó là sự rủi ro! Kỳ thật, đó là sự tương tác của Năng Lượng Sinh Học mà ra. Sao vậy? Theo Khoa học & Đời sống cho rằng: “Con người là một vũ trụ thu nhỏ”. Sự tồn tại của bất kỳ cơ thể sống nào cũng bao gồm: “Vật chất và năng lượng” bao quanh cơ thể ấy. – Nghĩa là “Năng Lượng Sinh Học trong con người là một dạng điện bẩm sinh. Năng Lượng Sinh Học mà tất cả mọi sinh vật đều có. Nếu không có dạng điện này, sinh vật không thể nào cử động được, nhờ có điện bẩm sinh đó nên sinh vật mới di chuyển và truyền thông với nhau bằng những tín hiệu riêng biệt của từng loài. –Phương Đông cũng cho rằng: “Con người là một "Tiểu Vũ Trụ". Và tác giả Anhoanhat vừa nói:
“Bạn đang có vướng mắc cần tháo gỡ.
*Thử hỏi bạn đã từng giúp tháo gỡ vướng mắc cho ai bao giờ chưa? Nếu có, thì vướng mắc của bạn chắc chắn được tháo gỡ.
*Thử hỏi bạn đã từng gây vướng mắc cho ai bao giờ chưa? Nếu có bạn sẽ gặp rắc rối hoặc thiệt thòi, mất mát nào đó trong vướng mắc này”.

Như vậy, chính là định luật “NHÂN QUẢ” được hình thành từ ‘Năng lượng sinh học’ của chính mình mà ra, chứ không có bàn tay của một đấng nào sắp xếp và điều khiển cả. Lại càng không bị Sao-La-Hầu hay Sao-Kế-Đô gieo tai hoạ cho ta như mấy cha thày bói hù doạ những ai mê tín nghe theo để cúng bái… Anhoanhat nói tiếp:
Sóng sinh học mang tần số thông tin tích cực chứa đầy năng lượng tích cực, liên kết với sóng sinh học có cùng tần số thông tin tích cực, tạo ra các hoạt động tích cực… Sóng sinh học mang tần số thông tin tiêu cực chứa đầy năng lượng tiêu cực, liên kết với sóng sinh học có cùng tần số thông tin tiêu cực, tạo ra các hoạt động tiêu cực.

Quả không sai, hay nói cách khác: –Sóng tần số não bộ của Năng lượng sinh học tốt lành, lan toả trong không gian, thì sẽ thu nhận về Sóng tốt lành từ Năng lượng vũ trụ trở lại bấy nhiêu. Thế nên, chúng ta đừng nghe theo lời thày bói xúi dại dâng cúng lễ vật và cầu xin thứ này thứ nọ từ các đấng linh thiêng nào cả. Có chăng là chúng ta hãy cầu xin ngay chính mình:
Hãy suy nghĩ điều thiện, làm điều thiện và nói lời tốt lành! Thì ắt Năng Lượng Sinh Học của mình sẽ thu nhận được Năng lượng vũ trụ y như ý mình nghĩ, y như việc mình làm và y như lời mình nói. Đó là Nhân sao, quả vậy./.
Phạm Đà Giang (Brisbane, Australia)
---------- Forwarded message ----------
From: khanh tran <nhatnguyen@yahoo.com> 

Date: 2012/10/14
Subject: Re: Vấn Đề Trùng Tang & Vấn Đề Ma Nhập - có thật không?
To: VP.PHTQ.CANADA <cutranlacdao@yahoo.com>

Kính thưa ĐH trên diễn đàn!
Theo chỗ hiểu của NN qua giáo lý nhà Phật. Dù cho đức Phật thị hiện tại thế ngày nay, thì cũng không thể tỉnh giúp chúng sinh còn trong mê lầm được. Cho nên khi còn sống trong mê lầm thì còn mê tín dị đoan, còn thấy "Thờ có thiêng kiêng có lành". Nếu ngay nơi nhân duyên tiếp cận với chúng mê. mà các hành giả phương tiện giúp họ tỉnh thức phần nào, thì còn có chỗ so sánh. Nếu không thì chỉ là một quần mê, luân hồi chuyển kiếp vay trả lẫn nhau mà thôi!

Nhà phật cho biết tất cả các pháp, đều không có định pháp. Vì tất cả sự vật đều hư huyễn, từ những vật hữu hình to lớn như các hành tinh, hay nhỏ như cát bụi. cho đến những sự vật vô hình như ma quỷ, vong hồn, thần linh, đều do vọng tâm của chúng sinh tập nhiễm lâu ngày mà thành. Thân của chúng ta được gọi là "Thân nghiệp" do tập nhiễm của thói quen mà thành, cho nên khi xúc cảnh cũng phân biệt nhận biết theo thói quen, vì vậy những chúng sinh có cùng cộng nghiệp thì cũng có những phân biệt nhận biết sự vật giống nhau, những chúng sinh có biệt nghiệp khác nhau thì phân biệt nhận biết sự vật khác nhau.
Cho nên muốn thoát khỏi mê tín, chúng sinh đó phải từ bỏ thói quen mê tín, giống như người muốn từ bỏ nghiện ngập vậy. Nếu tinh tấn buông bỏ thì một ngày kia nghiện ngập đâu còn trói buộc sai xử mình được nữa.
Nay chúng ta tuy còn sống trong mê lầm, nhưng may mắn ngọn đuốc Chính-Pháp của đấng Giác Ngộ còn lưu truyền trên thế gian. Nếu biết nương theo mà tập buông bỏ những thói quen từ vô thủy, thì một ngày kia sinh tử làm sao trói buộc sai xử ta được nữa.
Kính thư.
Nhất Nguyên (Edmonton, Canada)

Nhà sư biến chất thành phù phép tào lao - Nhà sư chết biết có siêu chưa ?  
Nhà sư có khả năng vớt vong cầu siêu độ qua các hình tướng lòe loẹt như kép cải lương hay sao ? 

Do không học hiểu chánh pháp,
con người mang
nỗi khiếp sợ tên là “trùng tang”
Bọn tà sư mang hình tướng tu hành trong các chùa
lợi dụng tín tâm của bá tánh
truyền bá tà pháp 
nào là: trai đàn bạt độ,
vớt vong trên sông trên biển giống như vớt bèo
rãi tro trên sông giải phóng vong linh.

Con người khi sống trên đời nên
theo lời Phật dạy:

- tránh làm việc ác (việc bất thiện)

- nguyện làm việc lành

- giữ tâm trong sạch

Không ai sống mãi không chết.
Chỉ sợ khi còn sanh tiền tạo nhiều ác nghiệp,
chẳng biết việc tu tâm dưỡng tánh,
khi ra đi chẳng biết về đâu.
Đây là tà đạo:

Có những cái chết đến đột ngột và liên tiếp trong một gia đình, dòng tộc 
khiến nhiều người không khỏi khiếp sợ và gọi đó là thảm họa “trùng tang”. 
Dân gian truyền tụng, cách duy nhất để hóa giải là phải “nhốt trùng”.
 
Xưa nay dân gian vẫn truyền tai nếu người nào đó chết đúng vào giờ trùng (Dần, Thân, Tỵ, Hợi) thì sẽ “mang theo” hàng loạt những người thân thích trong một khoảng thời gian ngắn sau đó. Nhiều người khẳng định nguồn cơn của thảm họa này là do âm binh nổi loạn, tuy nhiên khi giải thích dựa trên các luận cứ khoa học, “thảm họa” này hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Những cái chết bí ẩn
Nói về hiện tượng “trùng tang”, nhiều người thừa nhận đây hoàn toàn là câu chuyện có thật. Thậm chí có người còn khẳng định đã từng chứng kiến nhà có nhân đinh đông đúc đến 5-6 người nhưng chỉ vài ba năm lại phải chịu cảnh tuyệt tự. Bản thân là một cán bộ công chức tại tỉnh Thái Nguyên, chưa khi nào anh Thành tin vào chuyện cúng bái, lễ lạt nhưng rồi mọi nếp nghĩ đã thay đổi sau khi anh chứng kiến những cái chết li kì ngay trong chính gia đình mình.
Ông nội anh sinh năm Mậu Thìn 1928, mất năm 2001 vì ung thư gan vào đúng giờ Tỵ, ngày Tỵ, tháng Tỵ. 2 năm sau đó, bà nội anh đột nhiên ốm nặng. Khi biết bà khó qua khỏi, gia đình vội vã lo cải táng cho ông nhưng khi chưa cắt tang xong thì sáng cùng ngày bà đã mất. Kế đó, khi chưa qua 100 ngày bà mất thì anh trai cả anh Thành không may bị điện giật qua đời ở tuổi 50. Quá lo sợ vì những người thân thích đột ngột ra đi liên tiếp, vợ chồng anh Thành đã phải đánh xe xuống tận Hà Nội xem bói theo lời giới thiệu của người quen và được thầy phán là "trùng tang", cần phải làm lễ hóa giải mới mong thoát tai ương.
Đồn đoán về nơi đệ nhất giữ vong
Theo khuyên nhủ của nhiều bậc cao niên, khi nhà có người chết trùng, phải lập tức gửi người đó lên chùa. Nếu trùng nhẹ có thể gửi lên một ngôi chùa gần nhà, hàng ngày các nhà sư sẽ đọc kinh niệm phật để vong hồn siêu thoát. Còn nếu trùng nặng, bắt buộc phải gửi vào chùa Hàm Long – được đồn đoán là trung tâm “nhốt trùng” lớn nhất cả nước.
Tương truyền chùa được xây dựng vào thời Lý, là nơi tu hành của Thiền sư Dương Không Lộ. Từ xưa các vị sư tăng đã có những phương pháp trấn trùng rất huyền bí nhưng hiệu quả. Nơi đây hiện còn lưu giữ những bộ ván khắc in phù giải trùng tang liên táng từ hàng trăm năm.

Hàng ngày vào mỗi buổi chiều các sư ở đây phải nấu một nồi cháo thật to để cúng thí thực cho trùng và vong bị nhốt. Người dân còn kể lại bữa nào quên là y như rằng gà vịt, chó của dân quanh vùng thay nhau chết la liệt không rõ nguyên nhân. Thông thường sau khi đưa di ảnh của người quá cố lên chùa gia đình sẽ được phát lá bùa đeo giữ trong suốt 3 năm. Bùa này có một mặt là chữ nho, một mặt là hình phật bà quan âm. Sau khi gửi vong, gia đình sẽ được hướng dẫn cụ thể về cách kiêng kị. Theo đó bắt buộc ở nhà không được lập bàn thờ cúng người đã chết kể cả ngày giỗ, Tết. Vì có hương là có hồn, chỉ cần đọc tên người đã khuất, coi như là chìa khóa mở ngục để vong thoát ra ngoài.

Khi đưa vong lên chùa phải nhờ người không phải là họ hàng còn nếu không cũng phải nhờ người bên họ ngoại. Vì vong chết trùng thường rất khôn ngoan, nếu thấy người quen đưa đi thì thường sẽ đi theo về hoặc tệ hơn là nó đã biết trước và không đi theo (thật là mê thứ thiệt). Do vậy tuyệt đối không được bàn chuyện tiễn vong lên chùa ở nhà có người khuất. Sau 3 năm, gia đình mới được thờ cúng lại bình thường. Dân gian đồn đoán mỗi năm nhà chùa tiếp nhận hàng trăm vong từ khắp mọi nơi. Có người tận Cà Mau, Bạc Liêu cũng đáp máy bay gấp rút ra gửi vong, nhốt trùng.
Theo: vietnamnet.vn


Kính mời tham khảo những bài viết theo link:
BỘ SÁCH CƯ TRẦN LẠC ĐẠO 3 TẬP
GIÚP VỢ THOÁT KHỎI MÊ TÍN DỊ ĐOAN
NGUỒN GỐC CỦA SỰ MÊ TÍN
CỐT TỦY CỦA ĐẠO PHẬT
CHÁNH KIẾN VÀ CHÁNH TÍN
ĐI CHÙA ĐÚNG CHÁNH PHÁP
PHẬT GIÁO CÓ MÊ TÍN KHÔNG
TỘI VÀ NGHIỆP