ĂN TẾT ĂN CHAY HAY ĂN MẶN
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Thời gian qua mau, năm ta sắp hết, tết ta sắp đến. Mọi
người chúng ta, nhất là những người, đang sống tha hương, thảy đều nôn nao,
chuẩn bị ăn tết, đón xuân năm mới, dù là mùa xuân, trong tiết giá lạnh, ở nơi xứ
người, lại càng thắm thía, nhớ tết quê hương, biết là bao nhiêu! Ngày tết
nguyên đán, phong tục tập quán, quen thuộc từ xưa, ở trong đó có, thói quen ăn
chay, trong ngày đầu năm, mùng một tết ta, hay ba ngày tết, cầu phước trọn năm,
dù là Phật tử, hay không Phật tử.Trước đây không biết, kinh sách nào ghi, điều
này hay không, người ta giải thích: ngày tết vui chơi, nơi nơi mở hội, có nhiều
thức ăn, hấp dẫn đặc biệt, dĩ nhiên đó là, các thức ăn mặn, thường ngày vẫn
dùng, người nào "nhịn" được, lại chịu ăn chay, ngày một ngày
hai, phải có phước báu, đặc biệt không sai. Tuy nhiên nhiều người, không quen
ăn chay, nhưng cũng phát tâm, trong ngày mùng một, nhưng ráng thức khuya, ngồi
chờ đồng hồ, điểm sang mùng hai, bày ra ngã mặn!
Việc ăn việc uống, trong cuộc sống này, chính là vấn đề, lưu tâm hàng đầu. Nếu như con người, không cần ăn uống, chắc là trên đời, không chuyện tranh cãi, đấu tranh giành giựt, không có chiến tranh, thế giới thanh bình, cuộc sống nhân loại, vui tươi hạnh phúc. Nhân dịp ăn tết, chúng ta thử bàn, qua việc ăn chay, hay là ăn mặn, để hiểu cho rõ, chủ trương đạo Phật, trong vấn đề này, ngõ hầu đem lại, lợi ích thiết thực, ngay trong đời sống.
Trong phạm vi đạo Phật, việc ăn chay hay ăn mặn thường gây thắc mắc, tranh luận đúng sai, nên hay không nên, cho khá nhiều người. Ăn mặn là từ ngữ chỉ việc ăn uống thông thường, bình thường, thường nhựt của bất cứ người nào trên thế gian, không quan hệ với bất cứ sắc tộc, văn hóa, phong tục, tập quán, hay tín ngưỡng nào. Nói một cách khác: Ăn mặn có nghĩa là ăn tất cả các loại thực phẩm có thể ăn được, trên trái đất này, bao gồm thịt động vật, trứng, sữa, và các loại thực vật, rau cải trái cây.
Ăn chay là từ ngữ có nhiều nghĩa khác nhau, tùy theo địa phương,
phong tục, tập quán, hay tín ngưỡng. Có nơi, ăn chay có nghĩa là: không ăn thịt
heo, hay cữ thịt bò. Có nơi, ăn chay có nghĩa là: không ăn các loại thịt động
vật sống trên mặt đất, nhưng có thể ăn các loại thịt sinh vật sống ở dưới
nước. Theo đạo Phật, nói một cách đơn giản, ăn chay có nghĩa là: ăn tất
cả các thức ăn, thực phẩm không có liên quan đến mạng sống của chúng
sinh. Nhiều người hiểu lầm chữ ăn chay là ăn trai.
Ăn trai là bửa ăn theo giờ giấc. Thí dụ: ngọ trai là
bửa ăn theo giờ ngọ, trai đường là nơi dùng các bửa ăn theo giờ giấc qui định,
không ăn phi thời. Nói chung, ăn chay có hai lý do chính: Một là, vì lý
do phong tục, tập quán, hay tín ngưỡng; hai là, vì lý do sức khỏe. Theo các nhà
dinh dưỡng học, muốn có một cuộc sống đầy đủ sức khỏe, muốn có đủ năng lực hoạt
động trong cuộc đời, chúng ta phải lưu tâm đến việc ăn uống điều độ, và đầy đủ
chất dinh dưỡng. Sách có câu: "Tinh thần minh mẩn trong thân thể tráng
kiện". Chúng ta thường được chỉ dẫn, nên theo một chế độ ăn uống
thích hợp, với bao nhiêu phân lượng chất đạm, chất xơ, chất bột, chất béo, chất
ngọt, chất khoáng, chất vôi, chất sắt, chất nước, và các loại sinh tố, trong
một ngày, để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động, một cách tốt đẹp, và sống lâu
trăm tuổi, một cách khỏe mạnh.
Theo các báo cáo khoa học, rau cải, ngũ cốc, hoa quả, thực vật,
cũng đầy đủ chất dinh dưỡng cho sức khỏe, cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày,
trong đời sống của con người. Các người ăn chay vẫn sống khỏe sống thọ, không
khác những người ăn mặn. Trong số các thú vật, như con voi, con tê giác, con trâu,
con bò, con ngựa, là những con thú ăn thực vật, thảo mộc, nhưng rất khỏe mạnh,
không khác các loài thú ăn thịt, như sư tử, cọp, gấu, beo.
Ăn chay có ích lợi cho sức khỏe, như dễ tiêu hóa hơn, ít gây
bệnh tật hơn. Trên thế giới ngày nay, tây phương cũng như đông phương, số
người ăn chay vì lý do sức khỏe, theo khuyến khích của giới y sĩ, ngày càng
nhiều hơn, và số người ăn chay vì lý do tín ngưỡng, cũng gia tăng nhiều
hơn. Những người ăn chay, vì lý do sức khỏe, cũng như lý do tâm linh, thường
hiền lành hơn, ít náo động hơn, tâm tánh dễ dãi hơn, nhưng vẫn sinh hoạt bình
thường, như bao nhiêu người khác. Những người chung quanh thường cảm thấy an
tâm hơn, khi sống gần gũi người ăn chay hiền lành. Những con thú chỉ ăn
thực vật thảo mộc, không bao giờ sát hại các sinh vật khác, không gây sợ hãi
cho các loài vật sống gần bên.
Ăn chay thuộc phần tu tướng, bên ngoài. Nếu những người
phát tâm ăn chay, vì lòng từ bi, không cứ phải là người theo đạo Phật, thường
cảm thấy an vui lợi lạc, và nhẹ nhàng hơn, dễ cảm thông với các loài sinh vật
khác, và yêu mến thiên nhiên hơn, cảm nhận được vũ trụ vạn vật đều đồng nhứt
thể. Đó là phần tu tâm, bên trong. Tu theo đạo Phật cần hội đủ hai
phần: tu tướng và tu tâm.
Tại sao chúng ta nên ăn chay? Người tu theo đạo Phật có
nhất định ăn chay hay không?
Như trên chúng ta đã biết, ngoài những ích lợi về phương diện
sức khỏe thể chất, ăn chay trong đạo Phật còn có những ích lợi về phương diện
tâm linh, mục đích cốt yếu là: "Tránh nghiệp sát sinh và trưởng dưỡng tâm
từ bi".
Người tự nguyện phát tâm ăn chay vì tâm từ bi vô lượng, coi muôn
loài như bản thân mình, không thích giết hại một sinh vật nào, không muốn nhìn
thấy một sinh vật nào đau khổ, để thỏa mãn dục vọng của con người. Ăn
chay còn tạo phước, vì nhờ đó giúp cho các sinh vật thoát khỏi cảnh cá chậu
chim lồng, sống bị giam cầm khốn khổ, đầy đọa trong địa ngục trần gian, chờ
ngày giờ chết đớn đau. Lòng từ bi của những người ăn chay, biết thương yêu loài
người, lan rộng đến các loài sinh vật. Họ hiểu biết rằng các loài sinh vật đều
ham sống sợ chết, đều bình đẳng trước sự đau khổ, khi bị sát hại, cũng như loài
người, không khác.
Không phải ăn chay, may ra thành Phật! Hoặc là ăn chay,
với tâm mong cầu: được sống khỏe hơn, tuổi thọ lâu hơn, được lên thiên đàng,
hưởng phước đời đời, mời về cực lạc, đạt được ước mơ! Tại sao như vậy?
Bởi vì nên biết: con trâu con bò, con lừa con ngựa, chỉ vì nghiệp báo, cũng là
ăn chay, chỉ biết ăn cỏ, không ăn thịt được, thế nhưng đời sống, khốn khổ khốn
nạn, biết là bao nhiêu! Càng không phải là: cố gắng ăn chay, tính hay
khoe khoang, khắp cả xóm làng, mang lòng kiêu ngạo, tạo bao khẩu nghiệp, rủa xả
dè bỉu, phỉ báng tàn mạt, những người chưa biết, tại sao ăn chay, hoặc là những
người, chưa thể ăn chay, bởi nhiều lý do. Cũng không phải là: ăn chay cầu danh,
muốn được mọi người, tán thưởng khen ngợi. Người ăn chay trường, khinh người
chay kỳ, người ăn chay kỳ, khi người không chay.
Tâm của những người như vậy chưa thanh tịnh, còn quá loạn động,
lăng xăng lộn xộn, còn thích hơn thua, mua danh kiếm tiếng, khiến người không
ưa, ngay trong đồng đạo, đồng môn đồng bào, cả với đồng loại, thử hỏi làm sao,
có thể gặp Phật, có thể thành Phật? Con người đến với đạo Phật vì Chánh
pháp vi diệu thậm thâm là người có trí tuệ. Chánh pháp có thể giúp đỡ con
người giác ngộ, thoát ly sanh tử luân hồi, thanh tịnh hóa tâm trí, thân an tâm
lạc, đạt được cuộc sống an lạc và hạnh phúc hiện đời, chứ không phải đạo Phật
đơn thuần chỉ là đạo ăn chay.
Trong Kinh Pháp Bảo Ðàn, Lục Tổ Huệ Năng có dạy: "Muốn học đạo
Vô Thượng Bồ Ðề, chẳng nên khinh dể hàng sơ học. Có kẻ dưới bực thấp mà
thường phát sinh trí tuệ rất cao, cũng có người trên bực cao mà thường chôn lấp
lý trí của mình.
Nếu khinh dể người, ắt có tội vô lượng vô biên".
Nếu khinh dể người, ắt có tội vô lượng vô biên".
Trên thế gian này, không ai hơn ai cả! Tất cả mọi người với chư
Phật bình đẳng, không khác, con người chỉ khác ở chỗ mê ngộ không đồng, nghiệp
báo khác nhau, cho nên hình tướng bên ngoài của con người khác nhau. Ðây
chính là ý nghĩa của lời Ðức Phật dạy trong Kinh Hoa Nghiêm: "Nhứt thiết
chúng sanh giai hữu Phật Tánh". Nghĩa là: Tất cả chúng sanh đều có
Phật Tánh, còn gọi là tánh giác. Kinh sách thường dạy: Phật và
chúng sanh tánh thường rỗng lặng, chính là nghĩa như vậy.
Người nào có tâm cố
chấp, bất cứ thứ gì xảy đến, đều gây phiền não khổ đau. Khi nào họ thức
tỉnh, xả bỏ tâm cố chấp, tức nhiên được giác ngộ, giải thoát khỏi những phiền
não khổ đau, sống được trong cảnh giới an lạc và hạnh phúc, mặc dù cảnh đời vẫn
tiếp tục còn nhiều bất trắc, sóng gió, và thăng trầm.
Có người ăn chay, thường hay đối xử, với người chung quanh, gần
như vợ chồng, ông bà cha mẹ, anh em con cháu, xa hơn một chút, hàng xóm láng
giềng, đồng nghiệp đồng môn, nói chung đồng loại, nhân loại loài người, một câu
lỡ lời, thì họ nhứt định, không chịu bỏ qua, thứ tha lỗi người. Họ rất sẵn
sàng, thưa gửi kiện tụng, vu khống cáo gian, đặt điều thêm bớt, bới bèo ra bọ,
vạch lá tìm sâu, làm cho người khác, te tua tơi tả, tan tành hoa lá, khốn khổ
khốn nạn, họ mới thỏa mãn, hả dạ hài lòng, mới thiệt vừa ý! Một câu nói
của họ đủ khiến cho người khác chóng mặt nhức đầu, xức dầu cù là, hoặc là cạo
gió, ngất xỉu hụt hơi, có người hết thở, bị đuổi sở làm! Họ rất sẵn sàng,
loại bỏ đồng môn, khai trừ đồng đạo, ám hại đồng bào, cào nhà đồng nghiệp, chỉ
vì đồng tiền, liền bên núm ruột!
Thực vậy, vì con người không có tâm từ bi thực sự, trong đạo
cũng như ngoài đời, miệng thì nói tiếng nam mô, trong lòng chứa cả một bồ dao
găm, con người còn ám hại con người, con người còn ganh tỵ đố kị con người, con
người còn muốn thấy người khác đọa địa ngục, vì không cùng tôn giáo, không cùng
môn phái, không cùng pháp tu, không đồng quan điểm, vấn đề nào đó, thử hỏi làm
sao, có thể ban vui, cứu khổ muôn loài! Thói thường trên đời, trong đạo
không khác, kẻ mạnh hiếp yếu, người có thế lực, chèn người cô thế, kẻ giàu tiền
của, đàn áp các người, nghèo khó khốn cùng, cá lớn nuốt bé, lấy thịt đè người,
cười người sơ cơ, nằm mơ cực lạc, xuyên tạc người hiền, làm tiền đồng đạo,
người vào tu trước, không rước người sau, thử hỏi làm sao, ở thế gian này,
trong đạo ngoài đời, có được hòa bình, an vui lợi lạc!
Trong đạo Phật, nói chung, có hai hệ phái: hệ phái nguyên thủy và hệ phái phát triển. Hệ phái nguyên thủy, còn gọi là nam tông, chủ trương giữ y nguyên truyền thống Phật giáo, từ thời nguyên thủy, cho nên quý sư là các vị khất sĩ, mang bình bát đi khất thực, thiên hạ bố thí cúng dường vật thực gì, các ngài dùng như vậy, không chọn lựa. Các ngài vẫn khỏe mạnh, tinh tấn tu hành, và đạt đạo chứng đạo. Ðó là hệ phái truyền từ miền nam nước Ấn Ðộ, sang Tích Lan, Thái Lan, Miến Ðiện, Ai Lao, Cao Miên. Phật giáo ở các quốc gia này đều là quốc giáo. Hệ phái phát triển, còn gọi là bắc tông, truyền từ miền bắc nước Ấn Ðộ, sang Tây Tạng, Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên và Nhựt Bổn. Khi Phật giáo du nhập vào các quốc gia này, tùy thuận văn hóa sở tại, nên dễ dàng hội nhập một cách hòa bình, và phát triển một cách nhanh chóng trong lòng các dân tộc đó, biến thành Phật giáo địa phương, đem lại an lạc và hạnh phúc cho người dân bản xứ.
Chẳng hạn như: Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo Việt Nam, Phật
giáo Tây Tạng, Phật giáo Triều Tiên, Phật giáo Nhựt Bổn, đều có những nét đặc
thù, riêng của từng nơi. Ở các quốc gia này, chỉ trừ Việt Nam có cả hai
hệ phái cùng du nhập vào, chư Tăng Ni không đi khất thực, trụ xứ tại một tu
viện, hay một ngôi chùa, tự lo việc ăn uống. Cho nên các ngài ăn chay, chỉ nhận
cúng dường và dùng các thức ăn, không có liên quan đến mạng sống của các sinh
vật. Các ngài vẫn khỏe mạnh, tinh tấn tu hành, và đạt đạo chứng đạo.
Ðiều đó chứng tỏ rằng, vấn đề ăn uống nói chung, ăn chay hay ăn
mặn nói riêng, không phải thực sự là vấn đề tối quan trọng trong đạo Phật, cũng
không phải là vấn đề trực tiếp liên quan đến sự tinh tấn tu hành, và đạt đạo
chứng đạo. Ðiều quan trọng trong đạo Phật chính là: Tâm trí có dính mắc hay
không dính mắc cảnh trần. Nếu tâm không dính mắc, chính là tâm thanh tịnh
vậy.
Chư Tổ có dạy: "Ðối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền". Nghĩa là: Con người sống trên đời, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, thường xuyên tiếp xúc với các hình ảnh, âm thinh, mùi hương, mùi vị, xúc chạm và ký ức. Khi con người tiếp xúc với các trần cảnh như vậy, dính mắc tức là: khởi tâm niệm thương hay ghét, khởi tâm niệm ưa thích hay tức giận, khởi tâm niệm khen hay chê, đều gọi là loạn tâm, là vọng tâm. Không khởi các tâm niệm phân biệt như vậy, gọi là định tâm, hay tâm thiền định. Tức là: Khi đối trước các cảnh trên trần đời, người nào không khởi tâm niệm lăng xăng lộn xộn, gọi là vô tâm, thì chính người đó sống trong cảnh giới thiền định. Ðây là cốt tủy, là mục đích cứu kính của đạo Phật vậy.
Chư Tổ có dạy: "Ðối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền". Nghĩa là: Con người sống trên đời, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, thường xuyên tiếp xúc với các hình ảnh, âm thinh, mùi hương, mùi vị, xúc chạm và ký ức. Khi con người tiếp xúc với các trần cảnh như vậy, dính mắc tức là: khởi tâm niệm thương hay ghét, khởi tâm niệm ưa thích hay tức giận, khởi tâm niệm khen hay chê, đều gọi là loạn tâm, là vọng tâm. Không khởi các tâm niệm phân biệt như vậy, gọi là định tâm, hay tâm thiền định. Tức là: Khi đối trước các cảnh trên trần đời, người nào không khởi tâm niệm lăng xăng lộn xộn, gọi là vô tâm, thì chính người đó sống trong cảnh giới thiền định. Ðây là cốt tủy, là mục đích cứu kính của đạo Phật vậy.
Là những người hướng dẫn hàng Phật Tử tại gia, chư vị Tôn Ðức
Tăng Ni giữ gìn giới luật một cách nghiêm ngặt, tránh phạm sát giới, không muốn
sát sinh, nên phải ăn chay, tuyệt đối không dùng các thức ăn có liên quan đến
mạng sống của các sinh vật, để trưởng dưỡng tâm từ bi. Tâm từ bi là điều kiện
hàng đầu của người tiến tu theo đạo Phật. Làm tổn hại mạng sống của chúng sinh,
làm tổn hại an ninh hạnh phúc của người khác, làm tổn hại thanh danh của người
khác, tức làm tổn hại tâm từ bi của chính mình.
Trong cuộc sống hằng ngày, người Phật Tử tại gia hay xuất gia
luôn luôn nhớ thực hành hạnh từ bi, bình đẳng và lợi tha, trong mỗi hành động,
lời nói và ý nghĩ. Cổ nhân có nói: "Nhứt thiết chúng sinh vô sát
nghiệp, hà sầu thế giới động đao binh". Nghĩa là: Nếu tất cả chúng sinh
không sát hại lẫn nhau, thì lo gì thế giới có chiến tranh.
Còn đối với hàng Phật Tử tại gia, người nào phát tâm ăn chay trường
được, thì thực là đáng quý, đáng trân trọng. Ðó là nhân duyên tốt để tiến
tu trên đường đạo, rất đáng khuyến khích. Tuy nhiên, đối với những người, không
ăn chay trường, lý do hoàn cảnh, lý do sức khỏe, cũng đừng cố chấp, hấp tấp gây
thêm, rắc rối lung tung, ở trong gia đạo, có thể ăn chay, vài ngày trong tháng,
với mục đích là: nhắc nhở chính mình, phải luôn luôn nhớ, những lời Phật dạy,
áp dụng hằng ngày, tu tâm dưỡng tánh, cũng thực rất tốt.
Tự nhắc nhở mình:
tu là phải hiền, phải có từ bi, đối với tất cả, mọi loài chúng sinh, bắt đầu loài người, cho đến loài vật, từ người thân cận, đến người phương xa, mới là phải đạo.
Người nào chưa thể ăn chay được theo nghĩa đen, vì lý do sức
khỏe, vì lý do hoàn cảnh, hay vì bất cứ lý do nào, có thể "ăn chay"
bằng cách giữ gìn ba nghiệp (thân khẩu ý) thanh tịnh. Nghĩa là: thân
không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, miệng không nói dối, không nói
lời dua nịnh, không đâm bị thóc thọc bị gạo, không nói lời thô tục độc ác,
xuyên tạc ngụy biện, xiên xỏ xỏ xiên, tranh cãi liên miên, lợi mình hại người,
khen mình khinh người, ý không nghĩ cách vu oan giá họa, không lập mưu thưa gửi
kiện tụng người, để kiếm tiền bồi thường, không tham tiền bất chánh bất nhân,
không tức giận thù oán người, không chứa chấp lòng ganh tị đố kỵ người khác.
Nói chung, không ăn chay
được bằng phương tiện vật chất, người Phật Tử tại gia nên cố gắng, giữ gìn thân
khẩu ý, cho được thanh tịnh, trong bất cứ thời điểm nào, tại bất cứ nơi đâu. Ðó
chính là tu tâm dưỡng tánh vậy.
Tóm lại, mục đích cứu cánh
của đạo Phật, không phải chỉ là những buổi lễ cầu an, cầu siêu, cầu đoàn tụ,
cầu đủ thứ chuyện trên trần đời. Cũng không phải chỉ là những hình thức
bên ngoài như: đi chùa lễ Phật, hái lộc đầu xuân, lập chùa thiệt to, lo pho tượng
lớn. Chẳng hiểu nghĩa gì, bởi không tìm học, tìm đọc Chánh pháp, dù ở
trong chùa, vài ba chục năm, tăng thêm chấp ngã, chấp pháp mà thôi.
Tất cả những sự tướng kể trên, không phải là không cần thiết,
không phải là không nên làm, không phải là vô bổ vô ích, một cách hoàn toàn.
Nhưng, như vậy vẫn chưa phải là đủ, chưa phải là cứu cánh, chưa phải là cốt tủy
của đạo Phật. Ðó chỉ là cái vỏ bên ngoài, là vòng rào bên ngoài, khi mới
đến với đạo Phật. Những người thờ Phật, đi chùa nhiều năm, hoặc ở trong
chùa, cam tâm dừng lại, hình thức bên ngoài, không học hỏi thêm, như vậy thỏa
mãn, cho là đủ rồi, thiệt là đáng tiếc!
Mục đích cứu cánh, của chính đạo Phật: giác ngộ giải thoát.
Con người cần giác ngộ điều gì? Theo giáo lý đạo Phật, con người cần giác ngộ: cuộc đời là vô thường, luôn luôn biến đổi, tâm tánh là vô thường, nay vầy mai khác, tấm thân là giả tạm, nay còn mai mất. Hiểu biết và hành thâm luật nhân quả có thể gìn giữ bản tâm thanh tịnh. Bản tâm thanh tịnh giúp con người giải thoát khỏi phiền não khổ đau và sinh tử luân hồi.
Con người cần giác ngộ điều gì? Theo giáo lý đạo Phật, con người cần giác ngộ: cuộc đời là vô thường, luôn luôn biến đổi, tâm tánh là vô thường, nay vầy mai khác, tấm thân là giả tạm, nay còn mai mất. Hiểu biết và hành thâm luật nhân quả có thể gìn giữ bản tâm thanh tịnh. Bản tâm thanh tịnh giúp con người giải thoát khỏi phiền não khổ đau và sinh tử luân hồi.
Cổ nhân có dạy: "Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn".
Do đó nhân dịp, năm hết tết đến, ngoài chuyện ăn uống, ăn chay hay mặn, để giữ mạng sống, bồi dưỡng sức khỏe, chúng ta còn nhiều, chuyện khác để làm, đó là tu tâm, đó là dưỡng tánh, đem lại ích lợi, cho người cho đời, cho chính bản thân.
Kính chúc chư vị, trọn một năm mới: an lạc hạnh phúc, giác ngộ giải thoát.
Do đó nhân dịp, năm hết tết đến, ngoài chuyện ăn uống, ăn chay hay mặn, để giữ mạng sống, bồi dưỡng sức khỏe, chúng ta còn nhiều, chuyện khác để làm, đó là tu tâm, đó là dưỡng tánh, đem lại ích lợi, cho người cho đời, cho chính bản thân.
Kính chúc chư vị, trọn một năm mới: an lạc hạnh phúc, giác ngộ giải thoát.
Tỳ-Khưu
Thích-Chân-Tuệ
Chủ-Nhiệm
PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
108
- 123 Railroad St.,
Brampton, ON, L6X-1G9, Canada.
Tel: 647-828-1016
Email: cutranlacdao@yahoo.comBrampton, ON, L6X-1G9, Canada.
Tel: 647-828-1016
Dâng sớ cầu an & Cúng sao giải hạn
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Phật-học Tịnh-Quang Canada
Dâng sớ cầu an
Dâng sớ cầu an
Tiền mất tật mang
Cúng sao giải hạn
Tai nạn vẫn tới
Thiền môn chân chánh
Dạy người thực hành
Tu tâm dưỡng tánh
Theo bát chánh đạo
Việc ác không làm
Nên làm việc thiện
Giữ tâm thanh tịnh
Như chư Phật dạy
Trong đời sống này, dù đông hay tây, Việt Tàu Phi Ấn, Anh Pháp Mỹ
Nga, hễ là người ta, không hề phân biệt, dù nam hay nữ, biết chữ hoặc không,
tông môn giáo phái, tín đồ tu sĩ, bác sĩ luật sư, xuất xứ ngành nghề, trẻ già
bé lớn, thường dân quan chức, học thức ít nhiều, không điều riêng tư, da trắng
da đen, da vàng da đỏ, không bỏ một ai, thảy đều thường gặp: những chuyện may
rũi, chuyện được chuyện mất, chuyện hên chuyện xui, chuyện vui chuyện buồn,
luôn luôn thay đổi, trong mỗi phút giây, lúc được tán thán, khi bị phỉ báng,
nhiều khi chán ngán, cái cảnh tình đời, lúc được lên voi, khi bị xuống chó,
không ai thèm ngó, vợ bỏ con chê, lúc được lên hương, khi bị lọt mương, hết
đường chạy chọt, lúc được hiển vinh, khi bị tủi nhục, ở tù rục xương, lúc được
sung sướng, khi bị khổ đau, không sao kể xiết.
Những lúc vui sướng, cuộc đời lên hương, chỉ biết thụ hưởng, phủ
phê hỉ hả, không nhớ gì cả. Nhưng khi quá khổ, chịu đựng không thấu, tranh đấu
đảo điên, khổ nạn liên miên, bấy giờ mới nhớ, đến chuyện cầu nguyện, khấn vái
thần linh, van xin bồ tát, khẩn cầu thượng đế, ban cho phép lành, dành cho phép
lạ, hy vọng cầu may, đổi thay vận mệnh.
Bởi vậy cho nên, mỗi dịp đầu năm, sau tết nguyên đán, mùng tám
tháng giêng, người ta thường hay, chạy ngay vào chùa, nhân mùa thượng ngươn,
dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn, cầu cho nạn khỏi, cầu cho tai qua, cầu cho
toàn gia, bình an vô sự, kể từ đầu năm, chí những cuối năm. Sẵn dịp trăng rằm,
cầu luôn đủ thứ: nào được buôn may, gặp hên bán đắt, một vốn bốn lời, nhất bổn
vạn lợi, không đợi kiếp sau, kiếp này trúng số, con cháu đỗ đạt, tiền bạc như
nước, sắm xe tậu nhà, tha hồ sung sướng.
Các chuyện cầu nguyện, van xin cầu khẩn, khấn vái như vậy, có thực
hay không, có được gì không?
Người thì nói có, hễ cầu thì được, linh ứng vô cùng, nên tin là có,
mất mát gì đâu. Kẻ lại nói không, trông chi chuyện đó, nằm mơ thì có, mở mắt
tay không, không vẫn hoàn không, uổng công dâng sớ, mất tiền cúng sao, mau mau
tỉnh thức! Tại sao như vậy? Bởi vì, thử hỏi: Sớ kia ai đọc? đọc cho ai nghe?
chấp nhận hay không? thực không ai biết! Sao nọ ở đâu? ảnh hưởng thế nào? thực
không ai biết! Hãy nhân dịp này, chúng ta cùng nhau, xét thử xem sao, cái
chuyện đầu năm, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn, có đúng chánh pháp, có ích
lợi gì, thực tế hay không?
Thực ra nếu như, người ta tu nhân, tích phước nhiều đời, từ trước
đến nay, thì được gặp may, không cần cầu nguyện, chẳng cần van vái, dâng sớ cầu
an, cúng sao giải hạn. Những người đạo khác, đâu có bận tâm, dâng sớ cầu an,
cúng sao giải hạn, nhưng họ có phước, họ vẫn gặp may, tiêu tai khỏi nạn, tam
tai đại hạn, chẳng nghĩa lý gì, chẳng cần cúng sao, tào lao quá xá! Hãy thử suy
nghĩ: Tại sao như vậy?
Bởi theo thông lệ, từ xưa tới nay, nhiều người thường hay, vào chùa
đầu năm, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn, nhưng mà tai nạn, vẫn tới ào ào,
làm sao giải thích? Theo đúng chánh pháp, chúng ta phát tâm, giúp đời giúp
người, gặp chuyện khó khăn, khốn khó khổ đau, cùng nhau tu tập, hạnh nguyện bố
thí, tài thí pháp thí, cùng vô úy thí, cứu nhân độ thế, giúp đỡ tiền của, giúp
công giúp sức, giúp lời chỉ dẫn, khuyên lơn an ủi, cho người bớt lo, cho đời
bớt khổ, bớt cơn sợ hãi, thấy đâu là phải, việc đúng thì làm, đúng với chánh đạo.
Làm được như vậy, chúng ta được phước, dù không mong cầu, chắc chắn
không nghi. Khi tích được phước, dù ít hay nhiều, phước báo lai đáo, nghiệp báo
tiêu trừ, chúng ta gặp may, tai qua nạn khỏi, gặp thầy gặp thuốc, tưởng như
phép lạ.
Thử xét thí dụ: trên chuyến phi cơ, xe hơi xe lửa, xe đò tàu thủy,
chỉ khi gặp nạn, mới biết người nào, có phước bao nhiêu. Người nào phước nhiều,
thoát nạn hiểm nguy, đường tơ kẻ tóc, một cách lạ lùng, hoàn toàn an ổn, người
đời cho là: phép lạ hiển linh, thần linh cứu độ, người đó số hên, cho nên mạng
lớn. Người nào kém phước, cũng được người cứu, chậm hơn một chút, xây xát ít
nhiều, người đời cho là: người đó cũng hên, nên còn cứu kịp.
Người nào vô phước, rước họa vào thân, các kẻ ác nhân, làm việc
thất đức, không chịu tích phước, chẳng chịu tu nhân, thân không giữ được, người
đời cho là: tới số mạng vong, không ai cứu nổi!
Lúc gặp hiểm nguy, người cầu Đức Mẹ, kẻ khấn Quán Âm, lâm râm cầu
nguyện. Nếu như cả hai, cùng được thoát hiểm, vị nào cứu họ? Còn nếu cả hai,
đều bị thảm tai, chúng ta thử hỏi: Hai ngài ở đâu, chẳng nghe kêu cứu? Bác ái
từ bi, sao nghe chẳng cứu? Thực ra đó là: chẳng có vị nào, cứu hay không
cứu, các người gặp nạn. Chúng ta nên biết, sự thực chính là: chỉ có phước báu,
do ở thiện tâm, cứu giúp con người, khi gặp tai biến, dù ở nơi đâu, trên đất
trên không, trên sông trên biển. Còn phước thì sống, hết phước mạng vong, đừng
mong cầu khẩn, hãy mau giác ngộ.
Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:
Chỉ có phước báo, mới có thể làm, giảm thiểu nghiệp báo. Phước báo
là do, việc làm phước thiện, chính mình tạo ra, chứ không phải do, thượng đế
ban cho, hay do cầu nguyện. Nếu cầu nguyện được, tại sao nhiều người, cùng cầu
cùng nguyện, kẻ chết người sống? kẻ qua người vướng?
Chúng ta nên biết, sự thực chính là: người nào tích phước, từ trước
đến nay, không cần cầu nguyện, cuộc đời cũng an, ít gặp nguy nan, ít có sóng
gió, ít có trắc trở, đở bớt phiền muộn, tai qua nạn khỏi, chuyện lớn hóa nhỏ,
chuyện nhỏ hóa không, chuyện khó hoá dễ. Khi tích phước đức, dù ít hay nhiều,
đều được hưởng phước, rước được điều may, không hay thất bại, tại thế an vui,
tai qua nạn khỏi, gặp thầy gặp thuốc, không chuốc ưu phiền, người hiền thường
gặp, bệnh tật tiêu trừ, tưởng như phép lạ. Còn như cầu nguyện, mà không tích
phước, thì cũng như không, chẳng nên trông mong, phép lạ xảy đến!
Nghiệp báo cũng do, chính mình tạo ra, chứ không phải do, thượng đế
thần linh, hay bất cứ ai, xúi bảo mình làm. Chính do tâm tham, xui khiến người
ta, nổi lên tâm ma, cầu xin tiền tài, giàu sang sung sướng, một chút phẩm vật,
nhỏ nhoi chút xíu, dâng cúng cho chùa, nhà thờ đền miếu, cầu xin bạc triệu,
liệu còn chưa đủ, ngủ nghỉ ăn uống, muốn danh muốn lợi, tài sắc phù du, muốn tu
nên bỏ. Chính do tâm sân, xui khiến người ta, nổi lên tâm ma, cầu xin thắng
kiện, tàn hại kẻ thù, triệt hạ đối thủ, người họ không ưa, vui mừng khi thấy,
kẻ thù thê thảm, sống trong khổ nhục, chết cũng không xong, họ mới hài lòng.
Chính do tâm si, xui khiến người ta, nổi lên tâm ma, cầu nguyện vãng sanh, tây
phương cực lạc, mà không cần tu, không gìn giữ giới, ngay trong hiện đời, đợi
lúc hấp hối, nói với người nhà, rước nhiều ông bà, đến nhà hộ niệm, chỉ niệm
mười tiếng, liền khiến được lên, cảnh giới Di Đà: thiệt là vô minh!
Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy,
thí dụ như sau:
Nếu một người nào, phải bị trừng phạt, nuốt một nắm muối, thì sẽ
đau khổ, biết là dường nào. Nếu bỏ nắm muối, vào một tô nước, rồi mới phải
uống, thì sẽ dễ chịu, hơn một chút xíu. Nếu bỏ nắm muối, vào một lu nước, rồi
mới phải uống, thì sẽ dễ chịu, nhiều hơn chút nữa. Nếu bỏ nắm muối, vào một hồ
nước, rồi mới uống vào, thì dễ như không, không còn lớn chuyện.
Nắm muối tượng trưng, cho các nghiệp nhân, bất thiện chẳng lành,
con người đã tạo, từ trước đến nay, bây giờ phải lãnh, nghiệp quả nghiệp báo,
nói chung đó là: quả báo khổ đau, không sao tránh khỏi.
Chỉ có phước báo, ít hay là nhiều, tượng trưng tô nước, lu nước hồ
nước, mới có thể giúp, con người vượt qua, sóng gió ba đào, nạn tai đau khổ,
như vậy mà thôi.
Đó mới thực là: chí công vô tư. Mình làm mình hưởng. Mình làm mình
chịu.
Con người nên lo, dừng nghiệp chuyển nghiệp, tự mình suy xét, chính
bản thân mình, đừng nhìn người khác, tu sửa ba nghiệp: thân khẩu và ý, đừng làm
bậy bạ, đừng nói tốt xấu, đừng nghĩ vẫn vơ, ngay từ bây giờ, đừng đợi đến khi, nghiệp
báo xảy ra, dù có rên la, không còn kịp nữa, nghiệp báo vay trả, chẳng ai thoát
cả, van xin cầu khẩn, thì cũng muộn màng! Cầu nguyện van xin, dù tin hay không,
thực sự chẳng giúp, chẳng ích gì đâu. Hãy thử suy nghĩ: Tại sao như vậy?
Bởi vì các vị, giáo chủ giáo phẩm, giáo quyền cao cấp, giáo hội
trung ương, giáo sĩ địa phương, một khi tai ương, đến lúc xảy ra, là ai cũng
vậy, cũng phải trả nghiệp, đã tạo trước kia, nhiều đời nhiều kiếp, hoặc trong
kiếp này, cũng bị nguyền rủa, vu khống cáo gian, xử án khổ nạn, bắt bớ giam
cầm, ám sát giết hại, dù là người thân, cũng không thay được.
Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:
Dù cho lên non, xuống biển vào hang, nghiệp báo đã mang, vẫn theo
con người,
như hình với bóng, không ai có thể, tránh được thoát được.
như hình với bóng, không ai có thể, tránh được thoát được.
Tóm lại xưa nay, cuộc đời đổi thay, vui buồn sướng khổ, cũng tại
con người, tạo phước cũng có, tạo nghiệp cũng có, tạo phước hưởng phước, hưởng
phước báo lành, tạo nhân lãnh quả, nhân thiện quả hiền, nghiệp ác quả dữ. Đúng
luật nhân quả, áp dụng ba đời: quá khứ hiện tại, và cả vị lai, chẳng hề sai
chạy, chẳng vị nể ai, bất cứ người nào, dù tin hay không, nếu đã gieo nhân,
cũng đều gặt quả. Trong sách có câu, cổ nhân thường dạy: Lưới trời tuy thưa, mà
chưa ai thoát. Chữ "trời" có nghĩa: nghiệp báo đã mang, đến giờ phải
trả, chưa ai thoát được.
Thượng đế thần linh, ơn trên thiêng liêng, chí công vô tư, không
bao giờ làm, theo lời cầu nguyện, van xin khấn vái, của những con người, chẳng
tích phước đức, lại gây ác nhân, thất đức vô cùng. Chẳng hạn như là: nay đâm bị
thóc, mai thọc bị gạo, vu khống cáo gian, khai man lý lịch, lợi dụng pháp luật,
xúi người kiện tụng, lợi dụng thần thánh, kiếm tiền bất chánh, giựt hụi quịt
nợ, sang đoạt tài sản, chiếm hữu tác quyền, làm tiền trắng trợn, hung tợn hiếp
người, bần cùng cô thế, bất kể khổ đau, của bao người khác.
Ngày xưa chư Tổ, có lòng dạy dỗ, con người phát tâm, làm lành lánh
dữ, tạo nên phương tiện, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn. Mục đích khuyến dụ,
mọi người về chùa, cúng kiến lễ lạy, mong cầu an tâm, gia đạo hòa bình, tánh
tình hướng thiện, rồi nhân dịp đó, truyền bá chánh pháp, thuyết giảng giáo lý,
chỉ bát chánh đạo, đó là: chánh kiến, và chánh tư duy, chánh ngữ chánh nghiệp,
cùng là chánh mạng, và chánh tinh tấn, chánh niệm chánh định, giảng luật nhân
quả, giải lý vô thường, phước đức công đức, phước báo quả báo, đọc tụng kinh
điển, chí tâm tu tập, dạy các pháp môn, niệm Phật ngồi thiền, hiền lành tạo
phước, việc thiện làm trước, từ khước ác nhân, tu tâm dưỡng tánh, giúp đỡ con
người, giác ngộ chân lý, thấy được sự thực, giải thoát khổ đau, xây dựng cuộc
sống, an lạc hạnh phúc.
Ngày nay chúng ta, tâm Phật tâm ma, lẫn lộn khó phân, cho nên tạm
dùng, phương tiện thiện xảo, cúng sao giải hạn, dâng sớ cầu an, khi còn hoang
mang, tâm thường bất an, gian nan khốn khổ, không chỗ nương tựa, vì chưa hiểu
đạo, chẳng biết làm sao, thực hành thế nào, cho đúng chánh pháp.
Giờ đây thấu hiểu, rõ ràng không nghi, đâu là chánh pháp, chúng ta
phát nguyện: dừng nghiệp chuyển nghiệp, quày đầu hướng thiện, quyết tâm trì
chí, ý hướng tu hành, tu tâm dưỡng tánh, tránh làm điều ác, chỉ làm điều thiện,
giữ tâm thanh tịnh, tích cực chuyển hóa, cuộc sống tâm linh, của bản thân mình,
ngày được tốt hơn, tâm được an hơn, cuộc sống tốt hơn, an lạc hạnh phúc. Như
vậy thực tế, những người xung quanh, cùng chung phúc lạc, cho đến một ngày, ngộ
được chánh đạo, đạt được đỉnh cao: niết bàn giải thoát.
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
cutranlacdao@yahoo.com
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH
QUANG SỐ 30
MỤC
LỤC
1. Bộ Sách Cư Trần Lạc
Đạo
2. Trang Mục Lục
3. Thư Ngỏ của Ban Biên
Tập PHTQ
5. Làm Sao Tu theo
Phật
6. Thích-Thanh-Từ Lòng
tin của con Phật
20. Chuyển ba nghiệp ác
21. Thích Chân Tuệ Bàn
Về Thiện Và Ác
31. Nói hay không nói
32. Chuyện Tu Hành - Lễ
Tưởng Niệm
33. Cách Ngồi Thiền
34. Con muốn được nhìn
thấy kiếp trước
40. Dời đến đâu dơ đến
đó
41. Chuyện Trong Đời
Nancy Dang
45. Chùa chiền hành đạo
phi chánh pháp
48. Tượng Phật Ngọc
51. Đầu Năm Đi Chùa Đúng
Chánh Pháp
60. 61. TẾT NGUYÊN ĐÁN
BÍNH THÌN 08.02.2016
62. Lời dặn dò cuối cùng
của Đức Phật
67. Quán Thế Âm Bồ Tát
thị hiện
72. Thích Nữ Chân Liễu
Bồ Tát Ðại Thế Chí
75. Phật pháp tại thế
gian
77. Ý Nghĩa Lễ Cầu
Nguyện
80. Đạo Phật chủ trương
chuyển hóa tâm
81. Thư Phật Tử Ngô Phúc
Mississauga
84. Thế nào là một vị
Chân Tu
88. Đó mới thực là Chân
Tu
94. Tập San Từ Bi
& Trí Tuệ
95. Chuyện Trong Đời
Nancy Tran
98. Phật Tâm Phật Tướng
101. Đức tin mù quáng
103. Hũ tro cốt - giải
thích 2 thắc mắc
109. Vị sư nào đáng kính
hơn
111. Thích Nữ Chân Liễu
Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn
119.120 Trang Tri Ân Ban
Bảo Trợ
Thư Ngỏ
Ban Biên-Tập Phật-Học Tịnh-Quang Canada
Kính thưa Quí vị độc giả,
Chư Tôn Đức Ban
Biên Tập PHTQ trân trọng cảm niệm
công đức và phước đức
của Quí vị phát
tâm bảo trợ và giới thiệu tập san.
Từ xưa đến nay,
cứ mỗi dịp năm hết tết đến, nhà nhà nô nức đón xuân về, người người cầu nguyện
năm mới gặp được nhiều điều tốt đẹp hơn. Đó là nét đẹp văn hóa truyền thống dân
tộc, tín ngưỡng dân gian phổ biến.
Tuy nhiên, đối
với người tu học theo Phật, mỗi dịp năm mới đến, hành giả cần nên quán chiếu,
tuệ giác đã sáng tỏ được bao nhiêu rồi, sau bao nhiêu năm sống trong u mê theo
nếp sinh hoạt xã hội và theo sự hướng dẫn sai lầm của chư tăng trong chùa
chiền, cứ chạy theo danh lợi qua các hình thức cúng kiến mê tín, nghi lễ phức
tạp. Con người quên đi cốt tủy đạo Phật là đạt được đời sống hiện tại an lạc
hạnh phúc. Mục đích cứu cánh của đạo Phật là tu tâm dưỡng tánh để giác ngộ và
giải thoát.
Để hiểu rõ cốt
tủy và mục đích cứu cánh của đạo Phật con người nhất thiết phải nắm vững các
lời dạy của đức Phật qua giáo lý căn bản:
1. cuộc đời khổ nhiều hơn vui
2. sự sự vật vật luôn luôn biến đổi không ngừng qua các bước
sinh trụ dị diệt hay sinh lão bệnh tử
và
3. vô ngã chính là niết bàn ngay tại thế gian.
1. cuộc đời khổ nhiều hơn vui
2. sự sự vật vật luôn luôn biến đổi không ngừng qua các bước
sinh trụ dị diệt hay sinh lão bệnh tử
và
3. vô ngã chính là niết bàn ngay tại thế gian.
Để thực hành
lời dạy của đức Phật, con người theo nhiều tông phái khác nhau
tùy theo căn cơ, hoàn cảnh hay sở thích.
tùy theo căn cơ, hoàn cảnh hay sở thích.
Để hướng dẫn
các khóa lễ, khóa tu đông người, dưới hình thức tôn giáo, chùa chiền
cần phải xử dụng các pháp khí như chuông mõ kinh kệ, các nghi thức như tụng kinh,
niệm Phật, trì chú, tọa thiền, kinh hành, thiền hành, bát quan trai, sám hối.
cần phải xử dụng các pháp khí như chuông mõ kinh kệ, các nghi thức như tụng kinh,
niệm Phật, trì chú, tọa thiền, kinh hành, thiền hành, bát quan trai, sám hối.
Tuy nhiên các
chùa chiền lợi dụng tín tâm bá tánh tạo ra sự linh thiêng huyền bí qua các
lễ hội quán âm, cung nghinh phật ngọc, trai đàn bạt độ, chẩn tế cô hồn, vớt vong trên biển như vớt bèo. Đó là các tà pháp xâm nhập thiền môn, không có trong kinh sách.
lễ hội quán âm, cung nghinh phật ngọc, trai đàn bạt độ, chẩn tế cô hồn, vớt vong trên biển như vớt bèo. Đó là các tà pháp xâm nhập thiền môn, không có trong kinh sách.
Con người có quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng hay tôn giáo thích
hợp.
Bản chất con người có tâm tốt hiền lương.
Tuy nhiên, cuộc sống bon chen, đấu tranh đầy bất trắc, bất như ý, và danh lợi dẫn dắt đến chỗ sai lầm. Con người bị dụ dẫn bởi các hình thức mê tín phi chánh pháp ứng hợp với tâm tham sân si, nhưng xa rời chánh pháp.
Bản chất con người có tâm tốt hiền lương.
Tuy nhiên, cuộc sống bon chen, đấu tranh đầy bất trắc, bất như ý, và danh lợi dẫn dắt đến chỗ sai lầm. Con người bị dụ dẫn bởi các hình thức mê tín phi chánh pháp ứng hợp với tâm tham sân si, nhưng xa rời chánh pháp.
Các hình thức
cúng kiến, lễ nghi trong các chùa xưa nay đều do con người bày đặt ra, không có
gì gọi là linh thiêng huyền bí.
Các tôn tượng,
kinh sách hay các ngôi chùa, cũng chỉ là phương tiện truyền bá đạo pháp, không
có gì gọi là linh thiêng huyền bí.
Ngay cả chư vị
tu sĩ cũng chỉ là con người tu hành, giúp đỡ bá tánh cùng tu theo lời Phật dạy.
Tu sĩ và bá tánh cùng mê tín, không học
hiểu không thực hành lời Phật dạy,
nên cả hai cùng sai lạc.
nên cả hai cùng sai lạc.
Tuy nhiên, vấn
đề khó khăn xưa nay, đâu là lời Phật dạy, đâu là kinh điển thật.
Tóm lại, bá
tánh muốn tu theo Phật, phải ngộ đạo và tránh xa các chùa, các nhà sư tổ chức
hành hương, văn nghệ, cơm chay gây quỹ, các loại lễ hội, pháp hội phi chánh
pháp, ồn ào, lóc cóc leng cheng lùng tùng xèng.[]
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Ban Biên-Tập PHTQ.CANADA
Ý Nghĩa Dâng Hương Cúng
Phật
Theo kinh sách, khi làm lễ dâng hương cúng Phật có
5 ý nghĩa,
gọi là Ngũ
Phần Hương, gồm có:
1. Giới hương,
2. Định hương,
3. Tuệ hương,
4. Giải thoát
hương,
5. Giải thoát tri
kiến hương.
Đức Lục Tổ Huệ Năng giải thích trong Kinh Pháp Bảo
Đàn như sau:
1.
GIỚI HƯƠNG:
Tức trong tự tâm
chẳng quấy, chẳng ác, chẳng ganh tỵ,
chẳng tham sân,
chẳng cướp hại,
gọi là GIỚI HƯƠNG.
2.
ÐỊNH HƯƠNG:
Thấy những cảnh
tướng thiện ác, tự tâm chẳng loạn,
gọi là ÐỊNH HƯƠNG.
3.
TUỆ HƯƠNG:
Tự tâm vô ngại,
thường dùng trí tuệ chiếu soi tự tánh, chẳng tạo điều ác, dù tu nhiều thiện mà
tâm chẳng chấp trước, kính trên mến dưới,
thương xót kẻ cô
đơn nghèo nàn,
gọi là TUỆ HƯƠNG.
4.
GIẢI THOÁT HƯƠNG:
Tự tâm chẳng phan
duyên, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, tự tại vô ngại,
gọi là GIẢI THOÁT
HƯƠNG.
5.
GIẢI THOÁT TRI KIẾN
HƯƠNG:
Tự tâm đã chẳng
phan duyên thiện ác, chớ nên trầm không trệ tịch, phải tu học pháp tối thượng
thừa, nhận tự bản tâm, thông đạt lý Phật, hạ mình để tiếp người, vô nhơn vô
ngã, thẳng đến Bồ đề, chơn tánh chẳng đổi,
gọi là GIẢI THOÁT
TRI KIẾN HƯƠNG.
Thiện tri thức ! Năm thứ hương này mỗi người tự huân tập trong tâm, chớ tìm bên ngoài. []
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Dâng cúng Phật
hương, đăng, hoa, quả,
thủy.
Trong các thứ trên,
cúng dường pháp là hơn hết.
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Ý Nghĩa:
Đối với chư Phật mười phương, chúng ta phát khởi
tín tâm, tin tưởng sâu sắc, hiểu biết rõ ràng, thành tâm dâng cúng: những điều
tốt đẹp, những thành tựu cao quí nhứt,
trên bước
đường tu học (học hỏi chánh pháp và tu sửa thân tâm).
Không tu tập và không làm như thế, dù thành tâm đến
đâu, dâng hương cầu nguyện nào có được gì? Tại sao vậy? - Bởi cầu khẩn van xin
mà được như ý, người ta đền ơn đáp lễ, đốt hương cả bó, cháy luôn ngôi chùa!
Dâng cúng hương
mang ý nghĩa dâng cúng những hương thơm kết tụ do
việc giữ gìn giới luật,
những hương thơm kết tụ do việc luôn giữ tâm thiền định, những hương thơm kết tụ do việc phát triển trí tuệ, những hương thơm kết tụ do việc tu hạnh giải thoát và những hương thơm
kết tụ do việc giải thoát sự hiểu biết phiền lụy của thế gian.
Tóm lại dâng hương cúng Phật gồm có:
1.
Giới hương 2. Định
hương 3. Tuệ hương 4. Giải thoát hương
5. Giải thoát tri kiến hương. []
CHUYỆN TRONG CHÙA
- Tôi có nghe một vị sư giảng: khi
cúng đèn dâng lên Phật phải thành tâm,
thì cầu gì cũng được. Không biết điều này có
đúng chánh pháp không?
- Khi chúng ta dâng cúng hương,
đăng, hoa, quả, thủy, tất cả đều có ý nghĩa tượng trưng dâng cúng sự
phát tâm tu tập theo lời Phật dạy, dâng cúng thành tựu trong quá trình tinh tấn
tu tập, chuyển hóa tâm mê mờ thành trí sáng suốt.
- Dâng cúng mà cầu gì cũng được, đó là
tà pháp. Người giảng điều đó là tà sư, mê hoặc và dụ dẫn chúng lạc vào tà đạo.
- Chư Phật và chư Bồ tát đâu cần thụ
dụng các thứ vật chất chúng ta dâng cúng.
Dâng cúng một ngọn đèn chưa tới 25 xu, dù thành tâm, mà cầu gì cũng được,
Dâng cúng một ngọn đèn chưa tới 25 xu, dù thành tâm, mà cầu gì cũng được,
đó là tâm tham lam hết biết! []
BAN BIÊN TẬP PHẬT HỌC TỊNH
QUANG CANADA
cutranlacdao@yahoo.com
LƯƠNG TÂM VÀ PHẬT TÂM
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Trên
thế gian này, từ cổ chí kim, có nhiều tôn giáo, xuất hiện tồn tại, cho đến ngày
nay. Có nhiều tôn giáo, giáo phái tín ngưỡng, thành lập sinh hoạt, chỉ một thời
gian, rồi tự biến mất. Theo luật đào thải, cái gì xấu dở, không được tiện dụng,
không lợi ích gì, không ai chịu dùng, không ai nghe theo, sẽ không tồn tại. Nhờ
trí sáng suốt, chúng ta có thể, phân biệt rõ ràng, tà giáo chánh giáo.
Tà
giáo là những, giáo phái tín ngưỡng, không đem lợi ích, đến cho con người,
không đem bình yên, ở trong tâm trí, chỉ đem lợi lộc, cho một thiểu số, giai
cấp lãnh đạo. Tà giáo chủ trương, không cần trí tuệ, chỉ cần đức tin, làm cho
con người, ngày càng u mê, ngu ngơ tăm tối, nhắm mắt tin càng, bất cứ những gì,
vị giáo chủ nói, bất cứ những gì, giáo hội phán ra, không được suy nghĩ, phân
biệt đúng sai, thường được gọi là: những người cuồng tín. Tà giáo thường hay,
xúi giục tín đồ, hy sinh tài sản, của cải vật chất, kể cả sanh mạng, bất cứ giá
nào, để được phong thánh, được lên thiên đàng. Tà giáo có mặt, ở các xứ nghèo,
lạc hậu chậm tiến, dân trí thấp kém, và còn xuất hiện, ở xứ văn minh, vật chất
cực thịnh, chẳng hạn như là: xứ Canada, Hoa Kỳ Anh Pháp, Ðức Ý Nhật Bản. Tà
giáo phát triển, phạm vi giới hạn, không gian thời gian, không thể phát triển,
trên khắp toàn cầu, nếu không xử dụng, chiến tranh xâm lược, thủ đoạn tinh
thần, mê hoặc nhân tâm, linh thiêng huyền bí, cưỡng ép hôn nhân, chính trị kinh
tế.
Khoa
học nhân loại, ngày càng phát triển, tà giáo lu mờ, niềm tin lung lay, tín đồ
giảm sút, giáo chủ lo âu.
Chánh
giáo là những, tôn giáo chân chánh, chỉ dạy pháp môn, phương pháp dẹp trừ,
phiền não khổ đau, đem lại bình yên, trong tâm con người, đem lại an lạc, hạnh
phúc hiện đời, giúp đỡ con người, giác ngộ giải thoát, khỏi vòng sanh tử, luân
hồi nghiệp báo. Chánh giáo chủ trương, bất tùy phân biệt, không hề kỳ thị, phát
triển đến đâu, hòa nhập đến đó, trong sự hòa bình, hòa hợp bình an, không gây
chiến tranh, không gây mâu thuẫn, không chống trái nhau, như nước pha sữa, tuy
hai mà một. Chánh giáo chủ trương, tự do tín ngưỡng, phát triển tâm linh, tự
nguyện tự tín. Chánh giáo luôn luôn, đem lại cho người,
những niềm an ủi, ngay trong đời sống, những niềm vui tươi, cho những tâm hồn,
đang bị nhiệt não, vì các hệ lụy, của thế gian này. Khoa học nhân loại, ngày
càng phát triển, chánh giáo sáng tỏ, chứng minh rõ ràng, niềm tin vững chắc,
nhờ các phát minh, khoa học kỹ thuật. Dĩ nhiên tín đồ, ngày càng nhiều hơn,
niềm tin vững hơn, có nhiều lợi ích, thực tế rõ ràng, ngay trong cuộc sống.
Người
ta cho rằng: tất cả tôn giáo, đại cương giáo lý, thảy đều giống nhau, chẳng hạn
như là: khuyên răn dạy dỗ, làm lành lánh dữ, cải ác tùng thiện, nhằm đạt mục
tiêu, kiến tạo xã hội, an ninh trật tự, bình yên hạnh phúc. Nói chung, để đạt
cứu cánh, hầu hết tôn giáo, đều dạy con người, sống với "Lương Tâm".
Thế giới luôn luôn, đề cao phát triển, lương tâm con người, lương tâm nhân
loại. Chúng ta hãy thử, tìm hiểu thử xem: Lương Tâm là gì? Người có lương tâm,
khác với người đời, như thế nào? Còn trong giáo lý đạo Phật, từ ngữ "Phật
Tâm" có ý nghĩa gì, có sự khác biệt nào không?
* *
*
Trong
phạm vi bài này, chúng ta tìm hiểu: "Lương tâm và Phật Tâm",
theo quan điểm của đạo Phật mà thôi. Người trên thế gian tin Phật, thờ Phật,
cúng Phật, lạy Phật, chưa hẳn là Phật Tử chân chánh, dù tại gia hay xuất gia.
Trong Kinh A Hàm, Ðức Phật có dạy:
"Tin tưởng Như Lai mà không hiểu Như Lai, tức là phỉ báng Như Lai".
Tại
sao vậy? Bởi vì, những người chỉ biết, tin tưởng Như Lai, tức là tin Phật, như
là tin tưởng, một vị thần linh, hay là thượng đế, quyền năng tối thượng, ban
phước những ai, cầu nguyện phụng thờ, lễ lạy tin theo, sẵn sàng giáng họa,
những ai không tin, không chịu thờ lạy, những người như vậy, chỉ là những
người, phỉ báng đạo Phật. Những người như vậy, chẳng hiểu biết gì, Chánh Pháp
đạo Phật, dù họ ở chùa, hay ở tại gia, dù họ mang bất cứ hình tướng nào chăng
nữa.
Chúng
ta nên biết một cách rõ ràng, một cách tường tận và chắc chắn rằng: Ðức Phật
không phải là thần linh, không bao giờ ban phước hay giáng họa cho bất cứ ai.
Ðức Phật là con người đã giác ngộ và giải thoát khỏi sanh tử luân hồi. Ðức Phật
chỉ dạy rành rẽ con đường tu tập, giảng giải đầy đủ các pháp môn hành trì, tùy
theo căn cơ trình độ, hoàn cảnh và sở nguyện của mỗi người, dành cho bất cứ ai
muốn đi đến chỗ giác ngộ và giải thoát, không phân biệt là Phật Tử hay không là
Phật Tử, không phân biệt tại gia hay xuất gia. Nhưng muốn được giác ngộ và giải
thoát, hay ít ra, muốn được an lạc và hạnh phúc hiện đời, con người phải làm
sao, phải làm gì?
Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy:
Hãy tự thắp đuốc lên mà đi.
Thắp lên với Chánh Pháp.
Thắp lên với Chánh Pháp.
Phật
độ hữu duyên nhơn. Ðức Phật chỉ có thể cứu độ những người hữu duyên, tức là
những người chịu thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ của mình, bằng cách mồi với ngọn
đuốc Chánh Pháp, nhờ đó mới có thể phá tan màn vô minh, thấu rõ chân lý, biết
pháp môn thực hành. Nói một cách khác, nếu những người nào, phát tâm bồ đề, cầu
học Chánh Pháp, thực hành giáo lý, vào trong đời sống, hằng ngày hiện đời, mới
có thể nếm, pháp vị vi diệu, cao siêu mầu nhiệm, mới có thể sống, an lạc hạnh
phúc, mới có thể đạt, cứu kính đạo Phật, đó là: "giác ngộ và giải
thoát". Cũng ví dụ như, một vị bác sĩ, chỉ có thể cứu, những người có
bệnh, nhưng chịu chữa trị, chịu nghe lời khuyên, và chịu uống thuốc, mà thôi.
Toàn
bộ giáo lý nhà Phật được ghi chép trong tam tạng kinh điển, gồm có: Tạng Kinh,
Tạng Luật và Tạng Luận. Ngày xưa, có một vị quan Tể Tướng đến tham vấn đạo,
muốn được biết cốt tủy của đạo Phật, làm sao có thể tóm gọn được tam tạng giáo
kinh điển nhà Phật. Một vị Thiền Sư bèn chỉ dạy bài kệ, trong Kinh Ðại Bát Niết
Bàn, như sau:
Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo.
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo.
Nghĩa là:
Việc ác không làm
Làm các việc thiện
Giữ tâm thanh tịnh
Ðúng lời Phật dạy.
Làm các việc thiện
Giữ tâm thanh tịnh
Ðúng lời Phật dạy.
Vị
quan đó nói: Như vậy dễ quá, con nít lên tám, cũng có thể biết. Thiền sư từ
tốn: Con nít lên tám, có thể biết được, ông già tám mươi, suốt đời thực hành,
cũng vẫn chưa xong! Thực vậy, biết suông nói suông, việc gì cũng dễ, nhưng thực
hành được, một cách chu toàn, mới thực là khó.
*
Hơn nữa, chúng ta nên biết rằng: Người nào thực hành được hai câu đầu của bài
kệ, đó chính là người có lương tâm ở trên thế gian này. Còn người nào thực hành
được đến câu thứ ba của bài kệ, đó chính là người sống được với Phật Tâm, còn
được gọi là bản tâm thanh tịnh của con người. Ðó mới chính thực là cứu cánh của
đạo Phật.
Nói
một cách đơn giản, lương tâm là tâm lương thiện, hiền lương, thiện lành. Theo
sách vở thế gian, lương tâm có nghĩa là: nhận thức nội tâm theo lẽ phải, nhận
thức đúng sai, phải trái, khả năng tự đánh giá hành vi của mình về phương diện
lẽ sống và đạo đức. Lương tâm có nghĩa là tâm công minh, chính trực, sách vở
gọi là: Công Tâm hay Trực Tâm. Người có lương tâm luôn luôn chỉ làm các việc
thiện lành, lương thiện, ích lợi cho mình và cho người, với tất cả tấm lòng
chân thật, hiền lương, không làm các việc xấu ác, lợi mình hại người, không gây
phiền não khổ đau cho người khác. Người có lương tâm luôn luôn đem lại sự bình
yên hạnh phúc cho mọi người, an ninh trật tự cho xã hội, là mẫu người lý tưởng,
đáng tôn trọng kính mến, nhưng rất khó thực hiện. Tại sao vậy? Bởi vì: Sống trên
thế gian này,
- "việc ác không làm" không phải là điều dễ dàng.
- "làm các việc thiện" không phải là điều dễ dàng.
- "giữ tâm thanh tịnh" là điều khó khăn nhứt.
SỰ BÌNH ĐẲNG TRONG ĐẠO PHẬT
TKN. Thích Nữ
Chân Liễu
Pháp vũ đồng lưu, lưu
bất đoạn
Phật đăng phổ chiếu,
chiếu vô cùng
tạm dịch
Mưa pháp tràn lan, lan
chẳng dứt
Ðèn từ rạng chiếu,
chiếu không cùng.
(Tổ
Khánh Hòa)
Từ
ngàn xưa cho đến ngày nay, Phật Giáo đồ khắp năm châu đã đón nhận ánh sáng khai
ngộ của Ðức Phật bằng sự chân thành cung kính và tri ơn vô cùng vô tận. Khi còn
là Thái tử Tất Ðạt Ða, nhận thấy cảnh sanh lão bịnh tử, đem đến sự thống khổ
cho nhân loại, Ngài quyết tâm ra đi tìm đạo giác ngộ giải thoát cho chúng sinh.
Trải qua nhiều chặng đường cầu đạo gian lao, với sáu năm kiên trì khổ hạnh, Ðức
Phật đoạn trừ được hết tham ái, lậu hoặc và vô minh, chứng đắc quả vị vô thượng
chánh đẳng chánh giác, trở thành Ðức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Sau khi đắc
đạo, Ðức Thế Tôn nhắn gởi nhân loại thông điệp: “Tất cả chúng sanh đều bình
đẳng trong Phật tánh, không phân biệt giai cấp quí tộc hay hạ tiện. Ta là Phật
đã thành, tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật”. Nghĩa là không có giai
cấp phân biệt trong Phật tánh, khi mê lầm là chúng sanh, khi giác ngộ sẽ thành
Phật. Ai cũng có Phật tánh giống nhau và có thể tu hành để thoát vòng luân hồi
sanh tử. Ðó chính là “Suối Nguồn Bình Đẳng Tánh” chân thật tuyệt đối.
Sự Bình Ðẳng Trong Nhân
Gian:
Xưa
kia, xã hội sống dưới sự thống trị của giai cấp giàu có và đầy quyền lực. Do
đó, tạo ra nhiều bất công và bất bình đẳng về vật chất, quyền lợi và địa vị.
Nhân gian thống khổ lầm than, đấu tranh, hận thù, chết chóc luôn xảy ra. Vì
phải chịu đựng sự áp bức bất công, đau khổ, nghèo đói, và ly tán, người dân
thường hay cầu khẩn, van xin, để được nhiều điều ước muốn bình an như ý. Họ tìm
tới những thuật sĩ và đạo sĩ, chuyên dụ dẫn mê hoặc tín đồ nhẹ dạ, nhắm mắt tin
tưởng những vị thần thánh huyền thoại tưởng tượng, đầy vạn năng, có thể ban phước
giáng họa theo lời cầu khẩn van xin. Dựa vào những ảo tưởng mơ hồ đó, thường
không được như ý, con người chìm đắm trong đau khổ và thù hận, chiến tranh bùng
nổ khắp nơi. Ngày nay, luật pháp do con người đặt ra, tôn trọng nhân quyền
trong xã hội tuy có tiến bộ, bình đẳng được cải thiện trong một số lãnh vực cần
thiết về đời sống, đạo đức được đánh giá cao, nhưng đó chỉ là bình đẳng tương
đối trong thế gian mà thôi.
Trong đời
sống gia đình, giữa vợ chồng, con cái, sự bình đẳng được đặt vào vị trí cho
từng thành viên. Ðạo đức giữa vợ chồng là phải có sự tôn trọng, thương yêu,
giúp đỡ lẫn nhau. Cha mẹ phải có trách nhiệm về sự trưởng thành của các con.
Phận làm con cũng phải vẹn tròn hiếu đạo đối với cha mẹ. Như vậy ngay trong gia
đình, sự bình đẳng tương đối đem lại an lành và hạnh phúc. Ðạo đức xã hội được
cải thiện, đời sống bớt đi tranh chấp, phân biệt đối xử, phải trái, hơn thua,
được mất, giấc ngủ mọi người tương đối được bình yên. Kinh Pháp Cú có dạy:
Người hơn thì thêm oán
Kẻ thua ngủ chẳng yên
Hơn thua đều xả bỏ
Giấc ngủ được bình yên.
Suối Nguồn Bình Ðẳng Tánh
Trong Nhân Quả:
Chân
lý nhân quả chi phối việc thiện ác từ quá khứ, hiện tại và vị lai, trong nhiều
đời nhiều kiếp. Những hành vi thiện ác đều bình đẳng trong nhân quả, không có
sự biệt trừ. Ai tạo nhân lành thì hưởng kết quả an vui, ai gieo nhân ác thì
lãnh hậu quả đau khổ. Con người nếu biết dừng các nghiệp nhân xấu ác, bất thiện
từ trước, ngày nay biết tạo nhiều nghiệp nhân thiện lành phước báu; đến khi
nghiệp quả, nghiệp báo xảy đến, còn gọi là quả
báo, con người cũng phải đền
trả, nhưng nhờ có phước báo nên chỉ đền trả một
cách nhẹ nhàng hơn. Ðó chính là “Suối Nguồn Bình Ðẳng TánhTrong Nhân Quả”.
Kinh Pháp Cú có dạy:
Kinh Pháp Cú có dạy:
Hận thù diệt hận thù
Trên đời không thể có
Từ bi chuyển hận thù
Hận thù sẽ tự diệt.
Như
muốn được an lạc hạnh phúc, con người phải biết xả bỏ oán kết với người, lấy ân
báo oán, oán nghiệp sẽ tự tiêu tan. Người muốn tạo phước đức, để không phải đền
trả quả báo một cách nặng nề do nghiệp nhân cũ, trước hết phải tự thanh lọc
thân khẩu ý cho toàn thiện, tự chế tham sân si của bản thân, tu nhân tích đức,
giúp đỡ người hoạn nạn. Ðó là phép tu chuyển nghiệp tốt nhất.
“Suối
Nguồn Bình Đẳng Tánh Trong Nhân Quả”, là tự thân mỗi người khi sanh ra trong
thế gian này đều khác nhau về hoàn cảnh, phước báo, khả năng, thể chất, tri
thức. Hiểu rõ được các sai khác này là sự suy nghĩ chân chánh, trong bát chánh
đạo gọi là chánh tư duy. Từ đó, chúng ta sẽ sống vì người, nghĩa là không so
đo, không hơn thua, không ganh ghét đố kỵ và không thù hằn vô cớ với người.
Chúng
ta cảm thấy vui với hạnh phúc của người, biết chia sẻ nỗi khổ của người bất
hạnh, biết cách đối xử với nhau bằng sự chân thật của lòng bình đẳng vị tha.
Nếu con người luôn sống đời phạm hạnh đạo đức, tâm tánh bình đẳng khiêm cung,
lòng bao dung và bình đẳng với người kém phước hơn mình, chính là nhân lành đem
về kết quả an vui. Sống trên đời không ai muốn bị sỉ nhục, tài sản bị chiếm
đoạt, hay bị mất thân mạng. Những hành động tốt giúp đỡ người cô thế, an ủi
người bị thất bại, lòng tôn trọng người sẽ được người tôn kính trở lại.
* Tôn trọng nhân phẩm
người như nhân phẩm của mình
* Tôn trọng tài sản
người như tài sản của mình.
* Tôn trọng sinh mạng
người như sinh mạng của mình.
Suối Nguồn Bình Ðẳng Tánh
Trong Ðạo Phật:
Ðức
Phật như một tấm gương sáng ngời, đạo hạnh của Ngài chuyển hóa được xã hội đầy
những chia rẽ, bất công, trở về đời sống đạo đức. Giáo lý của Đức Phật là “Suối
Nguồn Bình Đẳng Tánh” công bằng tuyệt đối, đã đem mọi người trong xã hội ngồi
gần lại với nhau. Đạo Phật dạy, giữa người với người một cái nhìn khinh mạn,
một cử chỉ chê cười cũng không nên có.
Ngày
nay, mọi người gặp nhau trong chùa, thường chắp tay chào nhau một cách cung
kính, đó là thể hiện sự trân trọng Phật Tánh bình đẳng sẵn có của mỗi người,
không phân biệt tại gia hay xuất gia, hoặc tướng giàu, tướng nghèo, địa vị cao
hay thấp. Khi chào nhau như vậy, tâm con người trở nên khiêm hạ vô tư, tinh thần
bình đẳng tánh trong đạo Phật là không thấy mình lễ và không phân biệt người
nhận lễ. Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh. Ðó là hình ảnh thật đẹp và
cao quí vô cùng của những người biết tôn trọng “Sự Bình Đẳng Tánh Trong Đạo
Phật”.
Căn
bản của đạo Phật là sự sáng suốt ngay tự thân tâm thanh tịnh, rèn luyện người
tu đức tánh bình đẳng bằng Phật tâm, Phật tánh. Con người muốn tu phải diệt
lòng tham lam, sân hận, si mê và ích kỷ ngã mạn, trở về với “Suối Nguồn Bình
Đẳng Tánh” chân thật cao thượng theo lời Phật dạy. Sự tôn trọng nhân phẩm tất
cả mọi người, từ hành động thân khẩu ý đều do tâm từ thanh tịnh mà ra. Đạo Phật
khuyến khích con người tu tâm dưỡng tánh, khai mở trí tuệ, tăng trưởng thiện
căn, tạo nhiều phước đức, an lạc và hạnh phúc khắp mọi nơi. Kinh Pháp cú, Đức
Phật dạy:
Tâm dẫn đầu mọi pháp
Làm chủ và tạo tác
Lời nói hay hành động
Với tâm từ thanh tịnh
Hạnh phúc sẽ theo ta
Như bóng không rời hình.
Diệu Dụng Của Suối Nguồn
Bình Đẳng Tánh:
Khi
bản tánh cao thượng của con người không còn thấy ai hơn ai kém, không còn tánh
kiêu căng ngã mạn, con người sống trong Phật tánh sáng suốt của “Suối Nguồn
Bình Đẳng Tánh”, nghiã là luôn luôn sống với tâm giống như chư Phật. Sự an lạc
chân thật của người có tâm hạnh bình đẳng ảnh hưởng đến những người thân sống
chung quanh, cũng là gương giác ngộ sáng suốt lợi tha hiệu quả vô cùng. Tuy con
người mê ngộ không đồng, nhưng Phật tánh đều bình đẳng. Người biết cách tu,
không phân biệt tại gia hay xuất gia, có được tánh khiêm cung và bình đẳng, sẽ
gặt hái được rất nhiều điều lợi ích cho cuộc sống. Muốn có được công đức và
phước đức, dùng làm chiếc thuyền vượt qua biển khổ phiền não vô cùng vô tận từ
nhiều đời kiếp, chúng ta cố gắng làm được 10 điều sau:
Tâm cầu đạo, nhiệt thành
tinh tấn
Biết hổ thẹn, ghê sợ tội
lỗi
Không độc hiễm, thù oán
hại người
Không ganh tỵ, đức tánh
trong sạch
Không bỏn sẻn, tâm từ
quảng đại
Không khinh người, nếp
sống đạo đức
Tu đạo hạnh, trau giồi
Phật pháp,
Làm từ thiện, giúp đời
cứu người
Biết hy sinh, vì người
quên mình.
Hành việc đạo, sáng suốt
khôn ngoan.
Ðức
Phật thành đạo ngay cõi ta bà và thuyết pháp độ sanh suốt 45 năm cho đến lúc
nhập diệt, để lại bao nhiêu lời dạy vàng ngọc quí báu hơn cả trân châu trong
cõi đời. Tâm đại từ đại bi như cha lành thương con, tất cả đệ tử đều phải nương
vào giáo lý của đức Thế Tôn trao truyền mà được giác ngộ sáng suốt theo chánh
đạo, không đi sai đường vào tà đạo. Ðức Phật dạy ba môn học “Giới Ðịnh Tuệ” làm căn bản, nghĩa là
hành giả tu theo Phật phải tự thắp đuốc lên mà đi, để biết đường mà tu, biết
đạo mà hành.
- Giới là những điều luật giữ
cho con người không tạo nghiệp ác.
- Ðịnh là sự hành trì tu tập
đoan chánh đi đến nhất tâm không còn loạn động.
- Tuệ là sự giác ngộ sáng suốt
đưa đến giải thoát sanh tử, đoạn tận vô minh.
Tóm
lại, đạo Phật là đạo giác ngộ và giải thoát, đức Phật là bậc từ bi và trí tuệ cao tột. Trí tuệ giác
ngộ là biết đời sống vô
thường, sanh diệt không ngừng, con người chuyển biến từ sanh, lão, đến bịnh,
tử; và hiểu được sự bình đẳng vô phân biệt của Phật tánh.
Tâm
từ bi đưa con người đến sự giải thoát phiền não của nghiệp chướng nhiều đời
kiếp. Người tu biết trưởng dưỡng tâm từ bi, biết giữ giới, tu thiền định, được
trí tuệ, tự tu tự độ sẽ được giải thoát khỏi khổ đau và sanh tử luân hồi. Ðó là
con đường thành đạo quả chánh đẳng chánh giác mà Ðức Thế Tôn đã đi và chỉ dạy
với tâm đại từ đại bi cao thượng.
Trong
Kinh Pháp Hoa, Thường Bất Khinh Bồ Tát đã giác ngộ được Phật tánh bình đẳng cao
thượng, gặp ai Ngài cũng nói: “Tôi không dám khinh các ngài, vì các ngài đều sẽ
thành Phật”. Suối nguồn bình đẳng tánh là sự giác ngộ và giải thoát của Phật
tâm, Phật tánh nơi tự thân mỗi con người. Tự mình là ngọn đèn cho chính mình,
dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa. Chánh pháp của đức Phật mãi mãi là con đường
tiến đến tâm hạnh thiện lành trọn vẹn cho người tu, và đem lại đời sống đạo đức
cao thượng, để không còn cái ta khổ đau và phiền não nữa. Chân lý tối thượng
vượt trên tất cả chính là “Suối Nguồn Bình Đẳng Tánh” vô ngã tuyệt đối. []
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA
MÂU NI PHẬT
TKN. Thích Nữ
Chân Liễu (Canada)
LOẠN ĐẦU NĂM MUA SỰ PHIỀN NÃO
SỐNG SAO LỢI MÌNH LỢI NGƯỜI
LÀM SAO TU THEO ĐỨC PHẬT
LƯƠNG TÂM VÀ PHẬT TÂM
LỜI DI HUẤN CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT
PHẬT DẠY CÂU CHUYỆN NĂM NGƯỜI MÙ