Kính mời lắng nghe
Buổi pháp thoại của Ni Sư Thích Nữ Như Thủy tại Tu Viện Huyền Quang
ngày 22 tháng 3 năm 2015
Kính mời tham khảo
Buổi pháp thoại của Ni Sư Thích Nữ Như Thủy tại Tu Viện Huyền Quang
ngày 22 tháng 3 năm 2015
Tây Du Ký Diệu Nghĩa
- Ni Sư Thích Nữ Như Thủy
Chuyện tây du ký trong đời sống
Kính mời tham khảo
LỜI NÓI - ÁI NGỮ (CƯ TRẦN LẠC ĐẠO TẬP 3)
Có người mở miệng nói,
dù chỉ một lời, người nào cũng ưa, cũng thương cũng mến, cũng có cảm tình, cũng
tin tưởng được, cũng đều nghe theo. Cũng có người mở miệng nói, dù có nói nhiều,
cũng không ai tin, cũng không ai nghe, cũng không ai ưa, cũng không ai thích.
Có những lời nói đem lại sự mát dịu trong tâm hồn người nghe. Người nghe có cảm
giác như vừa uống được một ngụm nước cam lồ tươi mát. Cũng có những lời nói khiến
người nghe phải đi xức dầu cù là, hoặc là, phải uống thuốc nhức đầu, có khi ngất
xỉu, hay là, nghỉ thở luôn!
Welcome to diendan_songvui@yahoogroups.ca
Muon ghi ten gia nhap, click:
diendan_songvui-subscribe@yaho ogroups.ca
CHU TRUONG CUA DIEN DAN:
1. Trao doi kinh nghiem song vui, thong tin huu ich
2. Giu gin khong khi an vui - hoa nha - tuong kinh
Tran trong,
Ton Nu Thuy Huong
diendan_songvui@yahoo.ca
Moderator
Muon ghi ten gia nhap, click:
diendan_songvui-subscribe@yaho
CHU TRUONG CUA DIEN DAN:
1. Trao doi kinh nghiem song vui, thong tin huu ich
2. Giu gin khong khi an vui - hoa nha - tuong kinh
Tran trong,
Ton Nu Thuy Huong
diendan_songvui@yahoo.ca
Moderator
GIÁ TRỊ CỦA CON NGƯỜI
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Từ ngàn xưa cho đến ngày nay, từ phương đông sang
đến phương tây, từ Á châu sang đến Âu châu, Mỹ châu, Phi châu và Úc châu, khi
bàn về vấn đề giá trị của con người, người ta có vô số cách nhận định, có vô số
căn cứ, có vô số cơ sở, có vô số thước đo, có vô số tiêu chuẩn, có vô số khía
cạnh và có vô số căn bản, để bàn bạc, để thảo luận, để tranh cãi, để thẩm định
giá trị của con người. Không ai đồng ý với ai. Không thời điểm nào giống thời
điểm nào. Không địa phương nào hợp với địa phương nào. Không sắc tộc nào đồng
quan điểm với sắc tộc nào. Không tôn giáo nào đồng ý với tôn giáo nào.
Trong phạm vi xã hội, phải chăng con người có nhiều
tài sản, tiền bạc, của cải thì có giá trị hơn? Phải chăng con người có
nhiều quyền thế, lắm chức tước, địa vị cao thì có giá trị hơn? Phải chăng
con người có kiến thức rộng, hiểu biết sâu thì có giá trị hơn? Phải chăng
con người có nghề nghiệp chuyên môn, bằng cấp cao thì có giá trị hơn? Phải
chăng con người có nhiều danh vọng, nhiều tiếng tăm thì có giá trị hơn?
Phải chăng con người có sắc đẹp mỹ miều, duyên dáng thì có giá trị hơn?
Phải chăng con người có nhiều tài năng, khéo léo thì có giá trị hơn?
Trong phạm vi tín ngưỡng hay tôn giáo, phải chăng
người tu sĩ có giá trị hơn quảng đại quần chúng tín đồ? Phải chăng vị tu sĩ nào tu nhiều năm, hay có phẩm trật cao thì có giá
trị hơn? Phải chăng tín đồ nào đi cúng kiến, lễ bái, xem lễ, cầu nguyện
nhiều thì có giá trị hơn? Phải chăng người nào biết làm việc phước thiện, biết
làm công quả, biết làm đồng công, biết giúp đỡ nhiều người, biết bố thí kẻ
nghèo, biết cúng dường các bậc tôn túc, biết phân biệt phải trái, trắng đen thì
có giá trị hơn?
Trong muôn ngàn câu hỏi đó, trong muôn ngàn ý kiến
của muôn triệu người, tự cổ chí kim, từ đông sang tây, từ Á sang Âu, vấn đề cần
suy tư hiện nay của chúng ta là gì? Đó chính là hai câu hỏi:
Đâu là giá trị chân thật của con người?
Tìm hiểu giá trị chân thật của con người được ích
lợi gì?
Trong khi bàn về vấn đề giá trị của con người,
thông thường người ta có thể xem xét về hai phương diện: vật chất và tinh thần.
Về phương diện vật chất, người đời thường đánh giá cao những con người ăn mặc
lịch sự, sang trọng, đúng thời trang, những con người sống trong những ngôi nhà
cao, cửa rộng, những tòa biệt thự đồ sộ, nguy nga, tráng lệ, những con người đi
trên những chiếc xe hơi lộng lẫy, đắt tiền, đầy đủ tiện nghi, những con người
rộng rãi, hào phóng, xài tiền như nước. Bên cạnh đó, người đời cũng thường đánh
giá cao những con người có sắc đẹp quyến rủ, những con người dung mạo
tuyệt trần, những con người có thân hình lực lưỡng, cân đối, những con người
khỏe mạnh, tráng kiện, những con người có uy quyền, có thế lực, có danh vọng,
những con người có địa vị trong xã hội, những con người có tài sản
kếch sù, những con người có nhiều cơ sở làm ăn, buôn bán, kinh doanh khắp
nơi, những con người hét ra lửa mửa ra khói, những con người tiền hô hậu ủng,
những con người có kẻ ăn người ở, có kẻ hầu người hạ, phục dịch trong ngoài,
những con người có sức mạnh vô địch, những con người có võ công tuyệt luân.
Những con người như vậy sở dĩ được đánh giá cao,
bởi vì đó là mục tiêu nhắm đến, là niềm mơ ước đạt được của hầu hết mọi người
nam nữ, già trẻ, lớn bé, trên thế gian này. Bằng đủ mọi cách, mọi thứ, mọi
phương pháp, mọi phương tiện, mọi mưu mô, mọi kế sách, mọi thủ đoạn, mọi chiến
thuật, mọi chiến lược, mọi sách lược, con người trên thế gian này đều chỉ mong
đạt được, đoạt được những điều mơ ước đó, dù có phải chà đạp lên sanh mạng hay
nhân phẩm của người khác hay nhiều người khác. Lắm khi con người bất chấp sanh
mạng và tiền đồ của cả một dân tộc, hay của cả nhân loại trên quả địa cầu này, chỉ vì những tiêu chuẩn giá trị trên đây. Thật thảm thương thay!
Về phương diện tinh thần, người đời thường đánh giá
cao những con người có nhiều bằng cấp chuyên môn, những con người có kiến thức
rộng rãi, thông thuộc lịch sử đông tây kim cổ, những con người có sự hiểu biết
bao quát mọi vấn đề trong cuộc sống, những con người có nhiều năng khiếu đặc
biệt, những con người đạt được nhiều thành tích trong mọi lãnh vực, những con
người có hình tướng trang nghiêm, đạo mạo, đàng hoàng, bề ngoài đứng đắn, từ
tốn, chậm rãi, những con người thực hiện được những chuyện cao cả, những chuyện
dị thường, những chuyện huyền bí, những chuyện kinh dị, những chuyện kinh thiên
động địa, những chuyện không ai làm nổi, những chuyện không ai tưởng tượng
nổi.
Tất cả những con người kể trên được đánh giá là
những con người có giá trị trong xã hội. Nói cách khác, giá trị của con người
trong thế gian hiện nay được xem xét không ngoài hai phương diện: vật chất và
tinh thần. Nếu không giàu sang thì cũng phải tài giỏi. Nếu không quyền
thế thì cũng dòng dõi quý phái, danh gia, vọng tộc. Nếu không có chức
thì cũng phải có bằng. Nếu không tốt tướng, khỏe mạnh, đẹp đẽ, mặn mà thì
cũng phải nết na, duyên dáng, thùy mị, đạo đức. Chính vì những tiêu chuẩn qui
định giá trị của con người như trên, cho nên cuộc đời trên thế gian này đầy dẫy những bất công, gian trá, phiền não và khổ đau.
Nếu tiêu chuẩn qui định giá trị của con người là tiền
tài, của cải, giàu sang thì tức nhiên những con người thuộc giới bình dân sẽ bị
khinh khi, chà đạp. Như vậy, nhân phẩm không còn được tôn trọng, nhân quyền
không còn được bình đẳng. Những con người không có nhiều tiền tài, của cải,
giàu sang thường mang mặc cảm tự ti, thấp kém, dễ tự ái, cho nên lúc nào cũng
sẵn sàng phản ứng, đối phó, đôi co, cãi cọ, bực bội, khi "thấy" người khác khinh dể mình,
khi "nghe" người khác
khinh dể mình, khi "nghi" người khác khinh dể mình. Đôi khi chưa thấy ai khinh dể mình, chỉ nghe
thoang thoáng, nghe đồn đại, nghe phong thanh người khác khinh dể mình, hoặc
nghi người khác khinh dể mình, thì mình đã nỗi trận lôi đình, nỗi giận đùng
đùng, ầm ầm, tam bành lục tặc nỗi lên cuồn cuộn. Bởi vậy mới biết trong lòng
mỗi người chúng ta, ai ai cũng đều có một ngọn hỏa diệm sơn cả.
Tâm trạng của những người không có nhiều tiền tài,
của cải, giàu sang thường bất an, xáo trộn. Chỉ cần một lời nói, một cử chỉ
hay một ý nghĩ "vô ý" nào đó cũng có thể làm bùng nổ những cuộc tranh
luận, những cuộc tranh chấp, những cuộc tranh biện, những cuộc tranh đấu,
những cuộc cãi vã giữa hai người, giữa hai nhóm người, giữa hai đoàn thể. Và
như vậy thường dẫn đến chuyện ấu đả nhau, tìm cách chơi nhau cho đến chết, cho
tán gia bại sản, cho sạt nghiệp luôn, cho dẹp tiệm luôn, cho đóng cửa báo luôn,
cho tơi bời hoa lá nhà người, cho chúng khỏi ngóc đầu lên nổi. Hoặc con người
tìm cách kiện tụng nhau, lôi nhau ra trước ba tòa quan nhớn quan nhỏ, tóc quăn
mũi lõ, nhờ phân xử những bạn bè cũ người đồng hương, nếu như lời nói, cử chỉ
hay ý nghĩ đó là "cố ý" miệt thị người khác nghèo hơn
mình, ít tiền tài hơn mình, miệt thị nhóm người khác ít
của cải, ít vốn liếng, ít tiền bạc hơn mình, miệt thị đoàn thể khác ít uy tín
hơn đoàn thể mình.
Trái lại, những con người nhiều tiền lắm bạc thường kiêu căng, ngạo mạn, phách lối, coi trời bằng
nắp vung, dễ gây ác cảm, thù hận đối với mọi người. Những con người thừa tiền lắm của thường có thái độ mục hạ vô nhân, họ
nhìn đời bằng nửa con mắt, họ nhìn đời bằng cặp kiếng đen; dù rằng tiền bạc và
của cải, họ đang sở hữu, không có xuất xứ trong sạch, không có xuất xứ rõ ràng,
minh bạch và thực là không đáng hãnh diện, không đáng khoe khoang, không đáng
tự hào chút nào cả! Chính vì tiêu chuẩn qui định giá trị của con người là
tiền tài, của cải, giàu sang, gây nên hậu quả an ninh của xã hội cũng bấp bênh,
đạo đức suy đồi, tranh chấp triền miên.
Cuộc đời đầy dẫy những phiền não và khổ đau, cho cả
hai hạng người "có hay không có" tiền tài, của cải, giàu
sang. Nếu tiêu chuẩn qui định giá trị của con người là quyền thế, địa vị,
chức tước, phẩm hàm, danh giá, kiến thức, bằng cấp, tài năng, thì tức nhiên
những con người thuộc giới bình dân sẽ bị khinh khi, chà đạp. Như vậy, nhân phẩm không còn được tôn trọng, nhân quyền không còn được
bình đẳng. Những con người không có quyền thế, địa vị, chức
tước, phẩm hàm, danh giá, kiến thức, bằng cấp, tài năng, thường mang mặc
cảm tự ti, thấp kém, dễ tự ái, cho nên lúc nào cũng sẵn sàng phản ứng, đối phó,
đôi co, cãi cọ, bực bội, khi "thấy" người khác khinh dể mình,
khi "nghe" người khác khinh dể mình, khi "nghi" người
khác khinh dể mình.
Trái lại, những con người quyền thế, địa vị, chức
tước, phẩm hàm, danh giá, kiến thức, bằng cấp, tài năng, thường kiêu căng, ngạo
mạn, phách lối, dễ gây ác cảm, thù hận đối với mọi người. Những con người
quyền cao chức trọng, những con người ăn trên ngồi trước, những con người bằng
này cấp kia, những con người có chức có tước, thường có thái độ mục hạ vô nhân,
họ nhìn đời bằng nửa con mắt, họ nhìn đời bằng cặp kiếng đen; dù rằng quyền
thế, địa vị, chức tước, phẩm hàm, danh giá, kiến thức, bằng cấp, tài năng của
họ chỉ là dõm, là hư, là giả tạm, là hão huyền, và thực là không đáng hãnh
diện, không đáng khoe khoang, không đáng tự hào chút nào cả!
Chính vì tiêu chuẩn qui định giá trị của con người
là quyền thế, địa vị, chức tước, phẩm hàm, danh giá, kiến thức, bằng cấp, tài
năng, gây nên hậu quả an ninh của xã hội cũng bấp bênh, đạo đức suy đồi, tranh
chấp triền miên. Cuộc đời đầy dẫy những phiền não và khổ đau, cho cả hai
hạng người "có hay không có" quyền thế, địa vị, chức tước, phẩm
hàm, danh giá, kiến thức, bằng cấp, tài năng.
Nếu tiêu chuẩn qui định giá trị của con người là bề
ngoài sang trọng, đẹp đẽ, quí phái, hình tướng trang nghiêm, đạo mạo, uy nghi,
thì tức nhiên những con người thuộc giới bình dân sẽ bị khinh khi, chà
đạp. Như vậy, nhân phẩm không còn được tôn trọng, nhân quyền không còn
được bình đẳng. Những con người không có bề ngoài sang trọng, đẹp đẽ, quí phái,
hình tướng trang nghiêm, đạo mạo, uy nghi, thường mang mặc cảm tự ti, thấp kém,
dễ tự ái, cho nên lúc nào cũng sẵn sàng phản ứng, đối phó, đôi co, cãi cọ, bực
bội, khi "thấy" người khác khinh dể mình, khi
"nghe" người khác khinh dể mình, khi "nghi" người khác
khinh dể mình.
Tâm trạng của những người không có bề ngoài sang
trọng, đẹp đẽ, quí phái, hình tướng trang nghiêm, đạo mạo, uy nghi, thường bất
an, xáo trộn. Chỉ cần một lời nói, một cử chỉ hay một ý nghĩ "vô ý"
nào đó cũng có thể làm bùng nổ những cuộc tranh luận, cãi vã giữa hai người,
hai nhóm người, hai tông phái. Và như vậy thường dẫn đến chuyện ấu đả nhau, tìm
cách chơi nhau cho đến chết, cho tán gia bại sản, cho sạt nghiệp luôn, cho dẹp
tiệm luôn, cho đóng cửa báo luôn, cho tơi bời hoa lá nhà người, cho chúng khỏi
ngóc đầu lên nổi.
Hoặc con người tìm cách kiện tụng nhau, lôi nhau ra
trước ba tòa quan nhớn quan nhỏ, tóc quăn mũi lõ, nhờ phân xử những bạn bè cũ
người đồng hương, nếu như lời nói, cử chỉ hay ý nghĩ đó là "cố ý"
miệt thị người khác xấu xí hơn mình, không sang trọng bằng mình, không oai
phong bằng mình, không nỗi tiếng bằng mình, miệt thị nhóm người khác không quí
phái bằng nhóm mình, miệt thị tông phái khác không được chính tông, chính phái,
chân truyền như mình, không trang nghiêm, đạo mạo, uy nghi, đĩnh đạc như
mình.
Trái lại, những con người có bề ngoài sang trọng,
đẹp đẽ, quí phái, hình tướng trang nghiêm, đạo mạo, uy nghi, thường kiêu căng,
ngạo mạn, phách lối, dễ gây ác cảm, thù hận đối với mọi người. Những con người
bộ vó trang nghiêm, những con người ra vẻ quí phái, những con người có tướng
oai phong, những con người có tiếng có tăm, thường có thái độ mục hạ vô nhân,
họ nhìn đời bằng nửa con mắt, họ nhìn đời bằng cặp kiếng đen, dù rằng bề ngoài
sang trọng, đẹp đẽ, quí phái, hình tướng trang nghiêm, đạo mạo, uy nghi của họ
chỉ là cái võ không ruột và thực là không đáng hãnh diện, không đáng khoe
khoang, không đáng tự hào chút nào cả!
Chính vì tiêu chuẩn qui định giá trị của con người
là bề ngoài sang trọng, đẹp đẽ, quí phái, hình tướng trang nghiêm, đạo mạo, uy
nghi, gây nên hậu quả an ninh của xã hội cũng bấp bênh, đạo đức suy đồi, tranh
chấp triền miên. Cuộc đời đầy dẫy những phiền não và khổ đau, cho cả
hai hạng người "có hay không có" bề ngoài sang trọng, đẹp đẽ, quí
phái, hình tướng trang nghiêm, đạo mạo, uy nghi.
Như vậy, chúng ta phải công nhận rằng các yếu tố,
các căn cứ, các tiêu chuẩn qui định giá trị của con người trên đây thường dẫn
đến những vụ xáo trộn, những vụ tranh cãi, những vụ tranh chấp, những vụ tranh
đấu, những vụ tranh biện, những vụ tranh luận, những vụ tranh đua, những vụ
kiện tụng, những vụ con kiến đi kiện củ khoai, những vụ vạch áo cho người
xem lưng, những vụ vạch lá tìm sâu, những vụ đào xới tam đại tổ tiên người khác
để sỉ vả, nhục mạ, mắng nhiếc, chửi bới, bêu riếu, những trận bút chiến, những
sự chia rẽ, những hiện tượng phân hóa, những bất công trong xã hội.
Đồng thời, các tiêu chuẩn qui định giá trị của con người trên đây cũng dẫn đến
những phiền não và khổ đau trong tâm tư của tuyệt đại đa số con người trên thế
gian này trong mọi hoàn cảnh.
Thí dụ như chỉ cần nghe người nào đó chê mình
nghèo, chê mình bất tài, chê mình ngu, chê mình dốt, dù là chê trước mặt hay
chê sau lưng, thì chúng ta cũng khó mà nhịn được. Đôi khi, chưa nghe trực
tiếp người nào nói, chỉ cần nghe đồn, nghe nói, hay tưởng tượng người nào đó
nói xấu mình điều gì đó, mình chẳng bao giờ bận tâm dành một phút để suy xét
xem mình có thực xấu như người ta nói đó hay không, nhiều khi chưa kịp suy nghĩ
phải trái gì hết, thì ngọn hỏa diệm sơn trong lòng chúng ta đã bùng lên dữ dội,
khó mà ngăn nổi. Cho dù có nhịn được bề ngoài, làm tỉnh ngoài mặt, chúng ta
cũng khó lòng dẹp được những niệm sân, khởi lên trong tâm trí. Cho dù có
dẹp được những niệm sân đó trong tâm trí hôm nay, nhưng sau này, mỗi khi chúng
ta nhớ lại cảm giác bị khinh chê đó, tâm trí cũng khởi những niệm sân, như
thể câu chuyện mới vừa xảy ra vậy.
Thí dụ như chỉ cần đọc báo, xem phim thấy tác giả
hay đạo diễn nào đó viết lách, kể chuyện, dựng phim, ngụ ý châm biếm, khôi hài,
chế giểu, đùa cợt, chê bai, khích bác, công kích những thói hư tật xấu của một
nhân vật nào đó trong truyện hay trong phim, giống y chang như mình, hay na ná
giống như mình, thì chúng ta khó mà nhịn được, khó mà dằn được cơn tức giận
trào lên như sóng cồn ngoài biển cả, khó mà nín được, không thể không phản ứng,
không thể không viết bài đáp lại, nhẹ thì đính chánh, thanh minh thanh nga,
nặng thì mạt sát, hèn nhát thì sáng tác thư rơi, ném đá dấu tay, tuyên truyền
rỉ tai, bươi móc đời tư, tam đại nhà người ta cho hả hê cái lòng dạ hỏa diệm
sơn lâu đời của mình, cho đả cơn tức giận vô cùng vô tận trong lòng mình, còn
chưa chịu thôi, nữa là phải nhịn hay sao?
Nếu không làm vậy, chúng cho là mình ngu, không
biết gì cả. Chúng nó ngu chứ mình đâu có ngu dại gì! Nhất định phải
làm tới, phải làm cho ra nhẽ mới thôi. Dại gì mà nhịn chứ! Tại sao
lại phải nhịn? Nhịn thì nhục! Cự thì đục! Có khi người ta
thực sự không có ý ám chỉ mình, nhưng mình cứ la toáng hoáng lên và nhận bừa
rằng họ ám chỉ mình, để rồi tự mình chuốc lấy phiền não và khổ đau,
ngày ăn không ngon, đêm ngủ chẳng được!
Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy rằng:
Không nên tìm lỗi của kẻ khác,
không nên xét những việc kẻ khác có làm hay không
làm.
Hãy tìm lỗi của chính mình,
hãy xét những điều đã làm hay không làm
trong hành động của chính mình.
Thực ra, dù người ta nói mình ngu, mình không ngu
thì thôi, hơi đâu phí sức tức giận cho mệt. Người ta nói mình ngu, mình tức
giận lên, thì đúng là mình ngu quá rồi, còn gì nói nữa! Người ta nói mình
làm bậy, mình không có làm bậy thì thôi, hơi đâu phí sức tức giận cho mệt.
Người ta nói mình dính lọ trên mặt, mình không có dính lọ trên mặt thì thôi,
hơi đâu phí sức tức giận cho mệt. Người ta nói mình bị mất uy tín, mình đâu có
uy tín để mất thì thôi, hơi đâu phí sức tức giận cho mệt. Người ta nói mình
nghèo đến mức không có khố để che thân, mình không có nghèo đến mức đó thì
thôi, hơi đâu phí sức tức giận cho mệt. Người ta nói mình ngu đến mức không có
chữ nghĩa để đem bán độ nhựt, mình không có ngu, không có dốt đến mức đó thì thôi,
hơi đâu phí sức tức giận cho mệt.
Trong Pháp Tứ Y, Đức Phật có dạy: "Y
nghĩa bất y ngữ ".
Nghĩa là muốn có được cuộc sống an lạc và hạnh
phúc, chúng ta đừng cố chấp, đừng quan tâm đến những "lời nói vô
nghĩa" như trên. Chúng ta chỉ có hai bàn tay, làm sao có thể bụm miệng thế
gian cho xuể? Thôi thì kệ họ đi. Được như vậy thì khỏe quá chừng chừng!
Khỏe re! Còn cố chấp thì nặng như bò kéo xe! Trong thời Đức Phật còn tại
thế, khi Ngài đi khất thực, có người đi theo sau quấy rầy, dùng đủ mọi lời thô
tháo, mắng nhiếc, nhục mạ. Ngài vẫn thản nhiên bước đi trong chánh định, như
không có chuyện gì xảy ra cả. Người đó thấy Đức Phật tiếp tục lặng thinh,
nên tức giận quá, chặn đường và hỏi: Này ông Cồ Đàm, có nghe ta nói gì
không, có chịu thua chưa? Đức Phật từ tốn nói bài kệ như sau:
Người hơn thì thêm oán.
Kẻ thua ngủ chẳng yên.
Hơn thua đều xả hết.
Giấc ngủ được an lành.
Như vậy, nếu chúng ta không quan tâm đến chuyện hơn
thua, không chấp những lời nói vô nghĩa, những câu văn, ngôn ngữ, bài viết xuất
phát từ lòng hận thù, ganh tị, đố kỵ, ghen ghét, ai muốn nói gì cũng chẳng sao,
ai muốn nghĩ gì cũng được, thì chắc chắn chúng ta sẽ không phiền não và khổ
đau, ngày ăn cơm ngon lành, tối đến ngủ thẳng giấc. Chẳng hạn như khi chúng ta
đi ăn tiệc, mãn tiệc ra về, chủ nhà gói quà biếu tặng, nhưng chúng ta không
nhận, thì chủ nhà đương nhiên phải giữ món quà đó lại.
Cũng vậy, người đời thường "tặng" chúng ta những lời khen,
tiếng chê đầu môi chót lưỡi, chúng ta "không
nhận", thì chẳng ảnh hưởng gì, sẽ được an giấc ngủ. Nếu
nhận lời khen, dù biết là không đúng, thì cũng khoái chí quá ngủ chẳng được.
Nhận tiếng chê, tiếng chì, tiếng bấc, dù biết là đúng, thì cũng bực dọc quá,
bực bội quá, bực mình quá, bực tức quá, tức nhiên ngủ cũng chẳng được. Như vậy,
nếu chẳng những nhận vào tâm thức những lời khen, tiếng chê, còn quyết tâm sống
để dạ chết mang theo, thì chúng ta ngu hay không ngu? Kệ họ nói gì, nghĩ
gì thì có phải là khỏe biết mấy! Người ta nói lời khen, tiếng chê xong rồi, họ
về nhà quên mất, ngủ thẳng cẳng. Còn chúng ta cứ nhớ mãi, nhớ mãi, còn đem san
sẻ chia sớt cái tâm thần bất an vì những lời khen, tiếng chê đó cho những người
thân trong gia đình, vợ chồng con cái, để mỗi người mất ngủ vài đêm giống như
mình vậy, thử hỏi chúng ta ngu hay khôn?
Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng cũng dạy:
Tắng ái bất quan tâm. Trường thân lưỡng cước ngọa.
Nghĩa là nếu những chuyện thương thương ghét ghét
chẳng bận lòng, chẳng đem vào tâm thức, thì chúng ta sẽ nằm thẳng hai chân ra
mà an giấc ngủ, giấc ngủ được an lành, khỏi phải trằn trọc suốt canh trường,
nằm đếm số từ một đến vài trăm ngàn! Thiệt là khỏe re! Khỏe ru bà rù!
Trong tam tạng kinh điển, Đức Phật có dạy về "pháp nhẫn ba la mật".
Nếu thực sự chúng ta biết được, hiểu được và thực hành được như vậy, thì chắc
chắn chúng ta sẽ thoát khỏi phiền não và khổ đau, chúng ta sẽ sống cuộc đời an
lạc và hạnh phúc ngay trên thế gian đầy tranh chấp này.
Thế nào là "pháp nhẫn ba la mật"?
Đó là phương pháp nhẫn nhịn, kham nhẫn, chịu đựng
mọi chuyện trên đời, mọi cơn sóng gió của thế gian. Đó là phương pháp
"nhẫn nhịn mà không thấy nhục nhã" như người đời thường
nghĩ. Bởi vì, nếu nhẫn nhịn mà còn thấy là nhục nhã, thì chúng ta chỉ có thể
nén giận để nhịn, chắc là không lâu, không quá ba lần. Chúng ta nên nhận định
một cách sáng suốt rằng những lời thị phi "không có nghĩa" gì
cả, cho nên chúng ta "không cần chấp" làm gì. Chúng ta không
chấp vào những lời nói, phê bình, chỉ trích, mạ lị, miệt thị, vu khống, vu cáo,
thay trắng đổi đen, lộng giả thành chơn, thì chắc chắn chúng ta sẽ an ổn, bình
yên, không ai xâm phạm được.
Thí dụ như khi người ta đưa lửa tới đốt, chúng ta
đưa bổi ra đón, lửa có điều kiện cháy lớn hơn. Nếu chúng ta không đón
ngọn lửa do người ta đem tới, thì ngọn lửa đó chỉ đốt hư không mà thôi, hư
không không có gì để đốt cháy được, lúc nào đó lửa cũng sẽ tắt queo, không gây
thiệt hại gì! Cũng vậy, khi bị người khác công kích, chỉ trích, mạ lị,
miệt thị, chúng ta không chấp vào đó, coi chuyện đó là những chuyện
"đương nhiên phải có" ở thế gian đầy tranh chấp, ganh tị, đố kỵ,
chúng ta sẽ an ổn, bình yên, không ai xâm phạm được.
Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, gọi tắt là Kinh Pháp
Hoa, Đức Phật dạy: đó là "thập như thị", tức là mười thứ như thị, gồm có: như thị tánh, như thị tướng, như thị
thể, như thị lực, như thị tác, như thị nhơn, như thị duyên, như thị quả, như
thị báo, như thị bản mạt cứu cánh.
Nghĩa là: do tâm tánh của con người
như vậy cho nên hình tướng của con người là như vậy; do bản thể của con người
như vậy cho nên nghiệp lực của con người là như vậy; do tạo tác của con người
như vậy gây ra nghiệp nhơn như vậy cộng thêm nghiệp duyên như vậy cho nên
nghiệp quả của con người là như vậy; vì nghiệp báo của con người như vậy cho
nên từ xưa đến giờ cứu cánh của con người cũng là như vậy. Hiểu được mười
điều đương nhiên như thị, như thế, như vậy, tức là chúng ta đã thấy tột chơn
tướng của mọi pháp trên thế gian này. Được như vậy, được như thế, được như thị,
chúng ta sẽ sống đời an lạc và hạnh phúc, bởi vì chúng ta đã giác ngộ và giải
thoát. Nhưng làm thế
nào thực hành được pháp nhẫn ba la mật?
Câu trả lời đó là: "Người
muốn thực hành được pháp nhẫn ba la mật, phải đạt được trạng thái vô
ngã".
Trước hết, người đạt được "trạng thái vô
ngã" là người không còn chấp "cái ta" tầm thường, như
mọi người trên thế gian này thường chấp. Người đời thường chấp, thường cho
rằng, tấm thân tứ đại mấy chục ký lô chính là "mình", chính là
"ta". Khi được hỏi mình là ai, người đời thường chỉ ngay ngực,
hay chỉ vào tấm thân tứ đại nặng nề và trả lời: Ta đây nè! Cho nên, hể ai
đụng đến "ta", thì phải phản ứng ngay, phải đối phó ngay, nhịn
không nổi, nín không được. Trái lại, người đạt được "trạng thái vô
ngã" là người hiểu rõ ràng: tấm thân, do đất nước gió lửa hợp thành
này, không phải là "ta" thực sự. Đó chỉ là cái trạm dừng tạm thời của
kiếp này, trong vô số kiếp, của "ta" mà thôi. Đến khi mãn kiếp này đời này, "ta" sẽ bỏ lại cái tấm thân đó
mà ra đi, tìm cái thân xác khác, trong sáu nẻo luân hồi. Nếu không khéo, do lòng tham lam lâu đời dẫn dắt, "ta" lại
chọn nhằm cái thân con heo, hoặc do lòng sân hận lâu đời dẫn dắt,
"ta" lại chọn nhằm cái thân con rắn mãng xà, hay do lòng si mê lâu
đời dẫn dắt, "ta" lại chọn nhằm cái thân con bò, thì khốn khổ biết là
bao nhiêu.
Sở dĩ gọi đó là "tấm thân tứ đại", do
"đất nước gió lửa" hợp thành, bởi vì nếu không có những chất từ
đất ra như thức ăn, những chất từ nước như thức uống, những chất từ gió như
dưỡng khí, những chất từ lửa như hơi ấm, bồi bổ liên tục mỗi giây, mỗi phút,
mỗi giờ, mỗi ngày, thì chúng ta đã vong mạng từ lâu rồi vậy. Đó chỉ là
"tấm thân tứ đại", không phải thực là "ta" vậy.
Thứ đến, người đạt được "trạng thái vô ngã" là người hiểu rõ ràng: tâm trạng của mình luôn luôn thay đổi trong từng sát na, trong từng giây phút. Những tâm niệm, những suy tư, nghĩ tưởng trong giây phút trước đây, bây giờ đã khác đi hay không còn nữa. Tâm tánh của mình có khi hiền thiện như thánh nhơn, cũng lắm khi độc hại còn hơn ác quỉ. Mình chỉ thấy mọi người khác gian ác, mọi người khác nguy hiểm, mọi người khác sai lầm, đáng bị trừng phạt, đáng bị bỏ tù, đáng bị xử tử, để cho xã hội này, cho thế gian này, trong đó có mình, được sống bình yên, được hưởng sung sướng! Con người thường thấy là mình đúng, khi đòi hỏi phải trừng phạt thật nặng, đòi hỏi phải bỏ tù rục xương, đày đọa địa ngục, xô xuống hỏa ngục, những người khác phạm tội ác. Con người thường suy nghĩ, sáng chế, yêu cầu thi hành những hình phạt ghê rợn nhất để trừng phạt, trừng trị đích đáng những phạm nhân đã sát hại thân nhân mình và nghĩ rằng người quá cố sẽ vui lòng nơi suối vàng. Thực ra, đó là tâm trạng của chính mình muốn như vậy mà thôi. Người đã chết có nói gì đâu, có yêu cầu gì đâu, có đòi hỏi gì đâu? Bởi vậy có câu: "Suy bụng ta ra bụng người... chết! ".
Thứ đến, người đạt được "trạng thái vô ngã" là người hiểu rõ ràng: tâm trạng của mình luôn luôn thay đổi trong từng sát na, trong từng giây phút. Những tâm niệm, những suy tư, nghĩ tưởng trong giây phút trước đây, bây giờ đã khác đi hay không còn nữa. Tâm tánh của mình có khi hiền thiện như thánh nhơn, cũng lắm khi độc hại còn hơn ác quỉ. Mình chỉ thấy mọi người khác gian ác, mọi người khác nguy hiểm, mọi người khác sai lầm, đáng bị trừng phạt, đáng bị bỏ tù, đáng bị xử tử, để cho xã hội này, cho thế gian này, trong đó có mình, được sống bình yên, được hưởng sung sướng! Con người thường thấy là mình đúng, khi đòi hỏi phải trừng phạt thật nặng, đòi hỏi phải bỏ tù rục xương, đày đọa địa ngục, xô xuống hỏa ngục, những người khác phạm tội ác. Con người thường suy nghĩ, sáng chế, yêu cầu thi hành những hình phạt ghê rợn nhất để trừng phạt, trừng trị đích đáng những phạm nhân đã sát hại thân nhân mình và nghĩ rằng người quá cố sẽ vui lòng nơi suối vàng. Thực ra, đó là tâm trạng của chính mình muốn như vậy mà thôi. Người đã chết có nói gì đâu, có yêu cầu gì đâu, có đòi hỏi gì đâu? Bởi vậy có câu: "Suy bụng ta ra bụng người... chết! ".
Mấy ai nghĩ được rằng: nếu làm như vậy, cả hai gia
đình phạm nhân và nạn nhân cũng đều thiệt hại một nhân mạng, đều cùng đau khổ
như nhau. Thỉnh thoảng báo chí cũng có đăng các tin rất cảm động, gia
đình nạn nhân xin giảm tội, xin xử nhẹ tội, hay xin tha tội cho phạm
nhân.
Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:
Lấy oán báo oán, oán nghiệp chập chùng.
Lấy ân báo oán, oán nghiệp tiêu tan.
Con người thường nhân danh công lý, nhân danh
tôn giáo, nhân danh lẽ phải, nhân danh thượng đế, nhân danh đủ các thứ có
thể nhân danh được, để kết án, kết tội, trừng trị tất cả mọi người khác. Còn
nếu mình phạm tội thì đáng được tha thứ, phải được tha thứ, người khác thì
không đáng được! Cái chỗ bất công này là nguyên nhân chính, đưa tới xáo trộn,
biến loạn trong xã hội là như vậy. Cuối cùng, người đạt được "trạng thái
vô ngã" chính là người không còn chấp "cái ta" tầm thường như
mọi người trên thế gian này thường chấp. Người đạt được"trạng thái vô
ngã" là người hiểu rõ ràng rằng: "ta" không phải là cái
thân tứ đại nặng nề, và cũng không phải là cái tâm suy nghĩ lăng xăng lộn xộn
thường ngày, bởi vì những thứ đó bị vô thường chi phối, nay còn mai mất, chợt
hiện chợt biến, không tồn tại vĩnh viễn.
Như vậy, "cái gì" tồn tại vĩnh viễn,
không bị vô thường chi phối, "cái gì" bất cấu, bất tịnh, bất tăng,
bất giảm, theo như Đức Phật chỉ dạy trong Bát Nhã Tâm Kinh? Đó chính là "cái ta chơn thật", đó chính là "con người
chơn thật" của tất cả chúng ta. Mục đích cứu
kính rốt ráo tột cùng của Đạo Phật chính là nhằm khai mở, chỉ bày "con
người chơn thật" đó cho mọi người biết được, hiểu được, ngộ được, nhập
được, sống được. Người nào được như vậy tức là được giác ngộ và giải thoát,
được an lạc và hạnh phúc hiện đời.
Trong kinh sách, Đức Phật có dạy: "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn".
Nghĩa là trên trời dưới đất chỉ có "cái ta
chơn thật" là điều độc nhứt đáng tôn trọng, đáng trân quí mà thôi. Cũng
trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật có dạy:
Tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố,
viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh niết bàn.
Nghĩa là: Nếu chúng ta
ngộ được, nhập được, sống được bằng "con người chơn thật" không tướng
mạo, nên không dơ, không sạch, không tăng, không giảm, không kẹt nhị biên, thể
nhập bất nhị pháp môn, thì tâm chúng ta không bị bất cứ cái gì có thể khủng bố,
nên không còn sợ hãi, do không còn sợ hãi nên không có gì có thể khiến cho mình
kinh khiếp hoảng sợ, chúng ta xa lìa được tất cả các chuyện điên đảo đảo điên,
các chuyện mộng mơ mơ tưởng, các chuyện không thực ở thế gian, cuối cùng đạt
được cảnh giới niết bàn vô sanh, không còn phiền não khổ đau, không còn sinh tử
luân hồi.
Đó mới chính thực là mục đích cứu kính của người
theo đạo Phật bằng trí tuệ bát nhã.
Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy rằng: Người nào ôm ấp tâm niệm nó mắng tôi, nó chửi tôi, thì không phải là người trí, chỉ chuốc khổ vào thân thôi. Người nào không ôm ấp những tâm niệm như vậy, thì người đó dẹp được lòng sân hận. Nghĩa là chúng ta đã thấy rõ như trên, bất cứ ai dù bị mắng chửi, bị mạ lỵ hay không bị mắng chửi, không bị mạ lỵ, mà cứ ôm ấp tâm niệm đó trong lòng, thì chỉ chuốc lấy phiền não và khổ đau cho chính mình, có khi còn đem lại bất an cho gia đình, cho những người chung quanh nữa mà thôi.
Trong suốt những năm dài thuyết pháp độ sanh, Đức
Phật luôn luôn khuyến khích mọi người nên thực hành hạnh nhẫn nại, nhẫn nhịn
đến mức rốt ráo, cao tột, trong kinh điển gọi là "pháp nhẫn ba la mật". Đức Phật luôn
luôn hành pháp nhẫn nại, dù lắm khi Ngài cũng bị chỉ trích, bị chửi mắng, thậm
chí bị tấn công. Nhẫn nại không bao giờ là dấu hiệu của sự yếu đuối, ươn hèn,
kém cỏi, chủ bại, đầu hàng, nhục nhã. Trái lại, nhẫn nại là sức mạnh bất khuất,
sức mạnh vạn năng, sức mạnh vô song của người tự chủ, của người đã ngộ được và
sống được với "cái ta chơn thật", cho nên không còn sợ bị
chúng khinh khi, không còn sợ chúng "được đằng chân lân đằng đầu",
không còn sợ chúng "được nước làm tới". Tại sao vậy? Bởi
vì "cái ta chơn thật" không phải là tấm thân tứ đại, không có tướng
mạo, cho nên không ai có thể xâm phạm được. Điều nên
sợ, đáng sợ chính là mình không thể kham nhẫn được, không thể chịu đựng nỗi, không thể tự thắng mình, không thể tự chủ
được bản thân và bản tâm mình trước những thử thách, trước những sóng gió của
cuộc đời mà thôi.
Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:
Chiến thắng trăm ngàn quân không bằng tự thắng mình.
Chiến thắng trăm ngàn quân không bằng tự thắng mình.
Tự thắng tâm mình là điều cao quý nhứt.
Nghĩa là chúng ta kham nhẫn được, thực hành được
"pháp nhẫn ba la mật" là chúng ta đã "tự thắng tâm mình"
rồi vậy.
Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng có dạy:
Hãy dứt trừ hết các tâm xấu của chính mình: tâm
ghen ghét, tâm tà vạy, tâm vị ngã, tâm giả dối, tâm ngạo mạn, tâm khinh người,
tâm tà kiến, cùng tất cả những hạnh bất thiện trong mọi thời mọi lúc, hãy luôn
luôn thấy lỗi mình, không nói chuyện tốt xấu của người. Thấu hiểu được và thực
hành được lời dạy trên đây của Lục Tổ thì không cần phải hỏi làm sao để cuộc
sống được an lạc và hạnh phúc. Đó chính là an lạc và hạnh phúc vậy. Trong
vô lượng pháp môn tu theo đạo Phật, chỉ cần tu hạnh "nhẫn nhục ba la
mật", nghĩa là "nhẫn mà không thấy nhục", thì cũng
đạt đến chỗ cứu kính gọi là "vô sanh pháp
nhẫn".
Vô sanh pháp nhẫn là công phu tu chứng do sức kham
nhẫn, sức chịu đựng được muôn pháp trên thế gian xảy đến, mà chúng ta không
sanh khởi một niệm nào cả trong tâm trí. Tâm trí luôn luôn thanh tịnh, an
ổn, tự tại, không xáo trộn, không lay động. Muôn pháp trên thế gian này không ngoài
tám thứ, chia làm bốn cặp, đó là: "lợi và suy, hủy và dự, xưng và cơ,
khổ và lạc". Tám thứ đó còn gọi là "Bát
Phong", hay tám ngọn gió của thế gian, không bao giờ
ngừng thổi, hết cơn gió này lại đến cơn gió khác. Khi gió thổi hiu hiu, nhè
nhẹ, chúng ta có thể kham nhẫn nổi một cách dễ dàng. Thí dụ như những lúc tai
họa xảy tới chút đỉnh, gặp vài chuyện xui xẻo nho nhỏ, bị các chuyện thị phi
không đáng kể, nhưng nhờ có những phước báo đã làm từ nhiều đời trước và ngay
cả đời này, cho nên chúng ta có thể lướt qua dễ dàng. Hoặc là những lúc được
lợi lộc nho nhỏ tới, được những lời khen tặng tán dương, hay những chuyện vui
nho nhỏ xảy ra, chúng ta cũng bị động tâm, khó giữ được sự thanh thản bình yên.
Khi gió thổi thành những trận cuồng phong, gây tổn
thất không thể lường được. Đó là những lúc tai họa lớn xảy đến dồn dập, họa vô
đơn chí, nhẹ thì tan nhà nát cửa, nặng thì mất mạng. Chẳng hạn như vừa bị bệnh
hoạn, vừa mất công ăn việc làm, vừa gặp tai nạn xe cộ, vừa gặp hỏa hoạn thiêu
rụi nhà cửa, vừa bị chúng kiện đòi bồi thường bạc triệu! Hoặc những lúc tán gia
bại sản, làm ăn thua lỗ, những lúc bị chúng bêu xấu, làm nhục trước công chúng,
làm mất thanh danh, gây tai tiếng, bị chúng phỉ báng, vu khống, vu cáo, vu oan
giá họa. Trong những trường hợp như vậy, chắc chắn chúng ta thế nào cũng bị
động tâm, loạn tâm, điên cuồng, chán đời, bi quan, yếm thế, không thể giữ được
sự thanh thản, bình yên, thanh tịnh được.
Người đạt được "vô
sanh pháp nhẫn" là người kham nhẫn, chịu đựng nổi "bát phong"
của cuộc đời, còn gọi là người "bát phong xuy bất động". Nghĩa là con người trải qua tám gió nói trên mà vẫn như như bất động.
Đó mới chính thực là con người có giá trị chơn thật, bất tùy phân biệt, nam nữ,
học thức, địa vị, tướng mạo, dung nghi, xuất xứ, tôn giáo, tuổi tác, sắc tộc,
địa phương, thời gian, tu sĩ, cư sĩ, đồng cư trên thế giới ta bà này.
Tóm lại, con người
tuy có tiền của nhiều, tài sản to, địa vị tốt, bằng cấp cao, kiến thức rộng,
danh vọng lớn, tài năng giỏi, đến khi bị suy sụp, đến khi bị hủy báng, đến khi
bị phê phán, đến khi bị khỗ nạn, nhưng không giữ được tư cách, không giữ được
nhân phẩm, tâm hồn không giữ được bình thản, thanh tịnh, thì ắt không phải là
con người có giá trị rồi. Hơn nữa, những thứ như tiền của, tài sản, địa vị,
bằng cấp, kiến thức, danh vọng, tài năng, sắc đẹp, hình tướng, phẩm trật, đều
là những thứ giả tạm, vô thường, không cố định, luôn luôn biến dịch, luôn luôn
thay đổi, cho nên tất cả đều không thể dùng để thẩm định giá trị của con
người.
Theo giáo lý của Đạo Phật, con người ở trên thế
gian này không được đánh giá qua các cách nhận định, các thước đo, các tiêu
chuẩn, các khía cạnh và các căn bản trên đây về cả hai phương diện vật chất và
tinh thần. Con người có giá trị là con người biết ngắm nhìn
cuộc đời, biết lắng nghe cuộc đời, biết kham nhẫn và can đảm nhìn thẳng những
phiền và khổ đau, biết chuyển hóa tam chướng thành tam nghiệp thanh tịnh.
Con người có giá trị là con người biết chấp nhận tất cả những gì xảy đến với
mình từ cuộc đời, từ lúc sống cho đến lúc chết, không mong cầu, không van xin,
không sợ hãi, sẵn sàng đón nhận phiền não hay khổ đau, an lạc hay hạnh phúc.
Con người có giá trị là con người biết hàng phục tâm mình bằng cách độ vô biên
chúng sanh trong tâm thức mình vào niết bàn, mà không thấy có chúng sanh nào
được diệt độ và biết an trụ tâm mình bằng cách bố thí, xả bỏ không chấp bốn
tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả, không dính sáu trần sắc, thinh, hương,
vị, xúc, pháp, như lời
Con người có giá trị là con người biết chiến đấu và
chiến thắng nội tâm của chính mình, biết trưởng dưỡng tứ vô lượng tâm từ bi hỷ
xả, biết lấy ân đức đáp hận thù, như lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú. Con
người có giá trị là con người biết sống với "tâm
bình thường". Kinh sách có câu: "Bình thường tâm thị đạo". Con người có
giá trị là con người "đối cảnh vô tâm", tức là con người vẫn sống trong cuộc đời như bao nhiêu người khác,
nhưng không có tâm tham sân si, cho nên tâm không loạn động.
Con người có giá trị là con người dám bước chân lên
con thuyền không đáy, trôi giạt giữa trời nước mênh mông. Con thuyền đó chính
là con thuyền bát nhã, trời nước mênh mông chính là cảnh giới trầm luân, khổ
hải vạn trùng ba. Con người có giá trị theo quan niệm của nhà Phật
là con người giác ngộ được bản ngã chân thật, bên ngoài
không chấp trước, dính mắc chuyện trần đời, mắt trông thấy sắc rồi thôi, tai
nghe thấy tiếng nghe rồi thì không, cho nên bên trong không có niệm khởi và
giải thoát được những phiền não và khổ đau.
Con người có giá trị là con người bát phong xuy bất
động, là con người có cuộc sống an lạc và hạnh phúc hiện đời. Đó chính là
đại sự nhân duyên mười phương tam thế chư Phật thị hiện ở đời, để khai thị cho
con người ngộ nhập vào chân lý bất biến của vũ trụ vậy.
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
TỰ TÁNH TAM BẢO - VIÊN NGỌC MINH CHÂU
TKN Thích Nữ Chân Liễu
Các vị Tổ khi xưa tu
đắc đạo nhưng thân còn tại thế. Vì muốn hóa độ dễ dàng hơn, các Ngài thường vẽ
ra hình tượng các vị Bồ Tát, để diễn tả các pháp tu, để khuyên dạy và giáo hóa
chúng sanh. Người thế gian nếu chấp những hình tượng Bồ Tát đều là linh
tượng, thánh tượng theo thần quyền, có thể ban phước giáng họa, cầu nguyện
van xin, thì không lợi ích gì cho con đường tu tập bản thân. Chẳng những vậy,
điều cố chấp này còn làm cho con người yếu hèn, sanh tâm ỷ lại, thêm tâm ích
kỷ, ham muốn lợi riêng cho bản thân mình, gia đình mình. Rồi từ đó, con người
sống cuộc đời với tâm tranh chấp hơn thua, đấu tranh và đau khổ triền miên.
Khi vô thường đến cướp
mất người thân yêu, hay là chính bản thân đứng trước cửa tử, lúc bấy giờ tâm
con người bất an, đau đớn, hoảng loạn, kêu cứu, giờ phút đó không biết rơi vào
cảnh giới xấu tốt nào, địa ngục hay thiên đàng, Phật ở đâu, Bồ Tát ở đâu, sao
không thấy? Làm sao giữ được bình tĩnh để ra đi an lành trong giờ phút đó? Câu hỏi này chúng ta cần phải tìm cho được giải
đáp ngay bây giờ, trong lúc thần thức còn sáng suốt, tâm trí còn ổn định. Sanh
tử sự đại. Đó mới là sự cần thiết quan trọng bậc nhất.
Trong các chùa chiền,
tự viện, tu viện, tôn tượng trang nghiêm được an trí bên cạnh Đức Phật Bổn Sư
Thích Ca, vị Bồ Tát thân đắp cà sa, hình tướng một vị tăng xuất thế, tay phải
cầm tích trượng, tay trái nâng viên ngọc minh châu tỏa sáng. Đó là hình ảnh tôn
tượng đại bi, đại nguyện, đại thánh, đại từ, bổn tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Ngài phát đại nguyện: Địa ngục vị không,
thệ bất thành Phật. Tâm nguyện Bồ Tát không muốn an hưởng Niết Bàn khi thấy
chúng sanh còn quá nhiều đau khổ.
Địa: sâu dầy, chắc cứng, kiên cố, sâu kín, tối tăm.
Tạng: chứa đầy đủ, không hạn định, không đo lường.
Trong đạo Phật, Địa
Tạng hàm ý đại địa bao la, tượng trưng cho tạng thức và căn tánh con người có
thể dung chứa tất cả thiện ác, tốt xấu, có chân thật, có giả dối. Tâm con người
có địa ngục và tâm con người cũng có niết bàn.
HÌNH TƯỚNG TRANG NGHIÊM VỊ TĂNG XUẤT THẾ
(TỰ TÁNH TĂNG BẢO - THANH TỊNH)
Tinh thần mạnh mẽ vô
úy, lý tưởng vị tha của một vị hình tướng xuất gia, luôn dấn thân để cứu độ
chúng sanh đang chịu khổ cảnh địa ngục kinh hoàng bởi vô minh. Hình ảnh thân
đắp cà sa, gương mặt đôn hậu từ ái, lòng đại từ đại bi cao cả, là tấm gương
sáng cho tất cả chúng sanh, tượng trưng cho “Tăng Bảo”, một trong ba ngôi
tam bảo quí hiếm. Tăng bảo là người tu xuất gia, là kho chứa châu báu diệu
pháp, mồi ngọn đuốc từ bi trí tuệ nơi Đức Thế Tôn, đem lợi lạc cho chúng sinh,
mở sáng trí tuệ cho người tu học Phật.
Mặc dù sống trong nhà
phiền não, nhưng người xuất thế tục gia được người đời tin tưởng, là bậc thầy
chỉ đường vượt qua rừng u minh tăm tối. Tâm từ bi độ lượng bao dung của người
tu, như thửa ruộng hạnh phúc an vui cho
cuộc đời. Những lời thuyết pháp của Tăng bảo có sức mãnh liệt phá tan những
vọng tâm, vọng tưởng sâu kín tận trong tâm thức của những người đang mê ngủ với
thú vui tạm bợ, làm cho họ thức tỉnh.
Thân đắp cà sa có ý
nghĩa kham nhẫn, sống đời phạm hạnh thanh tịnh và còn là sức mạnh của giới
pháp, ngăn ngừa những tội lỗi của ác pháp. Chiếc áo cà sa che chở cho người tu
trong cuộc sống xã hội đầy tham vọng, sân hận và si mê. Người xuất thế tục gia
có nghị lực mạnh mẽ phát triển các thiện pháp, tự giải thoát cho bản thân, phát
tâm hạnh Bồ Tát vì người, không phải chuyện dễ dàng ai cũng làm được.
Trong 37 phẩm trợ đạo
dạy người tu cần phải có sức mạnh của Ngũ Căn (Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ), gọi
là “Ngũ Lực” gồm có:
1. Tín Lực: Sức mạnh của sự tin tưởng vào chánh pháp không thối chuyển.
2. Tấn Lực: Sức mạnh của sự tinh tấn, quyết tâm thành tựu phạm hạnh trên đường tu.
3-Niệm lực: Sức mạnh của tâm niệm, luôn ghi nhớ xa rời điều ác, giữ giới trong sạch.
4. Định Lực: Sức mạnh của sự quán sát tâm và tập trung vào thiền định, an nhiên tự tại.
5. Tuệ Lực: Sức mạnh của sự sáng suốt, trí tuệ mạnh mẽ đi đến bờ giác ngộ.
Tu là ở nơi nội tâm có
chánh tín sáng suốt và tư duy thanh tịnh, không phải ở hình tướng bên ngoài.
Con người dù thân còn tại gia nhưng tâm xuất gia đều có thể thực hành “Ngũ Lực”
mạnh mẽ và phát hạnh nguyện Bồ Tát như người xuất gia đắp y giải thoát vậy.
Tu là noi theo hạnh
nguyện Bồ Tát Địa Tạng, thấy được trong tâm địa con người có nghiệp lành, có
nghiệp dữ, có tốt có xấu, có địa ngục, có niết bàn và có tự tâm tự tánh “Tăng
Bảo” thanh tịnh. Từ đó có thể tự tu, tự giác ngộ giải thoát cho chính bản thân
và mọi người hữu duyên, như hạnh nguyện của người xuất gia đắp y giải thoát
vậy.
Người biết cách tu,
phải tự lực, tự giác ngộ, tự chuyển đổi tâm địa của chính bản thân, đến khi
hoàn toàn không một tạp niệm nào sinh khởi nữa, tức là địa ngục đã trống không,
lúc đó được giải thoát. Đó chính là Tự Tánh “Tăng Bảo” thanh tịnh, mà ai ai cũng có.
TÍCH TRƯỢNG PHÁ CỬA ĐỊA NGỤC: CHÁNH PHÁP
(TỰ TÁNH PHÁP BẢO - CHÂN CHÁNH)
Địa ngục không
nhất thiết khi con người chết đi mới
thấy, địa ngục ở ngay cõi đời ngũ trược ác thế. Địa ngục sanh ly tử biệt, địa
ngục tù giam cấm cố tra tấn, địa ngục bịnh hoạn, đau đớn, rên xiết. Thật là quá
nhiều địa ngục ngay trước mắt, con người phải chịu đền trả quả báo gây tạo ra
nhiều đời nhiều kiếp trong lục đạo luân hồi.
Bồ Tát Địa Tạng tay
cầm Tích Trượng biểu dương sức mạnh của Chánh
Pháp. Năng lực của Tích Trượng hay Thiền Trượng là tâm đại từ đại bi của Bồ
Tát, dùng chánh pháp chuyển hóa tâm địa con người đầy tham lam, hận thù, đố kỵ,
si mê mù quáng có thể thức tỉnh kịp thời. Như những cánh hoa sen nở thơm tho
thanh khiết, kết tụ của sự giác ngộ giải thoát, hoa sen đều từ gốc bùn tanh.
Mục đích của người tu là phải có chánh pháp, hiểu tận tường thấu đáo, thực hành
đúng theo lời Phật dạy. Chánh pháp chính là hiệu quả của “Tích
Trượng phá cửa địa ngục”, là gậy vàng đập tan gông cùm xiềng xích trói buộc của địa ngục
phiền não đau khổ.
Xuất gia hay tại gia
đều có thể tự tu theo pháp “lục độ ba la mật”, trang nghiêm thân tướng
với bố thí, trì giới, kham nhẫn, tinh tấn, thiền định và trí tuệ, để đạt tự
tánh “Pháp Bảo” chân
chánh. Từ đó phát sanh trí tuệ, phá vỡ cửa địa ngục vô minh nhiều kiếp luân
hồi, tâm luôn hướng về Bồ Tát hạnh để cứu khổ chúng sinh. Người tu theo con
đường chân chính của Đức Phật chỉ dạy, sống trong chánh pháp được an lạc hạnh
phúc. Dù chưa thành Phật, chưa an hưởng niết bàn, nhưng ở mọi cảnh giới đều có
thể tự độ và độ tha như hạnh nguyện Bồ Tát Địa Tạng. Còn sống trên đời, còn
khỏe mạnh, con người nên dành nhiều thì giờ vào việc tu học, tự quán sát, tự
soi vào tâm địa chính bản thân, bởi vì Phật dạy thân người khó được và được
thân người là dễ tu nhất.
Trên đường tu học đạo,
con người thường phải trải qua nhiều chông gai thử thách. Nào trùng độc, rắn
dữ, cám dỗ của ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), tiền của, sắc đẹp,
danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ, ngày tháng rong chơi, ai nói gì cũng tin, ai bảo
làm gì cũng nghe theo. Những thứ tà pháp đó dẫn dắt con người lạc vào con đường
tà đạo đầy bóng tối tội lỗi. Chánh pháp là cứu cánh tận diệt tội lỗi, dứt trừ
thói quen tạo nghiệp đua đòi và nhiều tật xấu tiềm ẩn trong kho tàng tâm thức
con người. Khi hiểu tận tường giáo
pháp trong kinh điển, thực hành và suy ngẫm thấu đáo lời Phật dạy, chuyển hóa
tâm địa si mê sâu nặng trong tàng thức và tâm ích kỷ mù quáng, con người thức
tỉnh kịp thời, đó là giải thoát.
Đức Phật dạy:
"Phải luôn luôn quán chiếu nội tâm, thúc liễm vọng tâm vọng thức để tự
giác ngộ. Tâm làm chủ mọi hành động, mọi nghiệp lực. Tâm là địa ngục, tâm cũng
là niết bàn. Con người phải hứng chịu mọi quả báo an lạc hay đau khổ do chính
mình tạo ra. Chính tự thân mới có đủ năng lực đưa mình ra khỏi địa ngục đau khổ
mà thôi".
Địa Tạng là tâm địa
sâu kín chân thật của con người, khi thức tỉnh biết tàm quí, sám hối tội lỗi,
chấm dứt nghiệp dữ. Chuyển hóa, sửa đổi tâm niệm xấu ác thành thiện lành chính
là con đường giải thoát ra khỏi luân hồi, tam đồ ác đạo: địa ngục, ngạ quỉ, súc
sinh. Hiểu được đạo lý như vậy thì rất có lợi lạc cho việc tu nhân, tích phước,
kiệm đức, cứu người giúp đời. Người đời có thể che giấu được tâm tốt hay xấu
với người xung quanh, nhưng không gạt được tâm địa của chính mình. Nhận ra được
chân lý sống, con người biết dùng chánh pháp làm phương tiện thanh lọc những tư
tưởng ô nhiễm bám vào tâm thức nhiều đời nhiều kiếp. Thực hành lời Phật dạy,
suy tư và tinh tấn phát huy định lực tự thân, vững bước tu tập cho đến khi đạt
được Tự Tánh “Pháp Bảo” chân
chánh, thân tâm được tự tại
giải thoát khỏi cảnh giới địa ngục.
VIÊN NGỌC MINH CHÂU - TRÍ TUỆ
(TỰ TÁNH PHẬT BẢO - SÁNG SUỐT)
Bồ Tát Địa Tạng tay
nâng viên ngọc Minh Châu, tượng trưng cho vật thể vô cùng quí giá, ánh sáng của
ngọc Minh Châu có thể soi sáng trong bóng tối vô minh. Hình tượng Phật và Bồ
Tát thường được diễn tả những tia hào quang, chiếu sáng xung quanh đầu hay toàn
thân, chính là nghĩa đó. Theo kinh sách, ánh sáng mang ý nghĩa là trí tuệ cao
tột và sự sáng suốt thanh tịnh của những bậc giác ngộ siêu phàm, các vị chứng
chánh đẳng chánh giác mới có được. Chư Phật, Chư Bồ Tát và Chư Tổ đắc đạo được
người đời tin tưởng, là bậc thầy chỉ đường, cứu giúp con người vượt qua rừng u
minh tăm tối. Con người nhờ được chỉ
dẫn, cố gắng tìm cho ra viên ngọc Minh Châu tượng trưng cho trí tuệ sáng
ngời của tự tâm.
Viên ngọc Minh Châu
tiêu biểu cho Phật tánh sáng suốt bất sanh bất diệt của con người mà ai cũng
có. Trí tuệ cũng do từ bản tâm tự lực con người thanh tịnh mà được. Muôn pháp
đều ở tại tâm, tùy tâm biến hiện. Viên ngọc Minh Châu là ý nghĩa sự tỉnh thức
giác ngộ của Phật tánh có công năng chiếu rọi vào sâu tận tâm địa của con
người, vượt lên trên tất cả sự thấy biết của phàm phu. Nhưng con người vì sống
trong sáu cõi luân hồi nhiều đời nhiều kiếp mê mờ nên không thấy được cái quí
giá của tự thân, cứ lo mãi tìm Phật, cầu Bồ Tát bên ngoài.
Người có được ý chí mạnh
mẽ, phát huy tinh thần tự giác, sống không chọn ăn ngon mặc sang, không hơn
thua tranh chấp, biết sợ nhân quả, hiểu rõ vô thường, thân này trăm năm rồi
cũng tan rã. Nếu tất cả những đòi
hỏi của con người biết tùy theo khả năng và chỉ là phương tiện cần thiết, biết
đủ cho cuộc sống, thì đạt được sự tự do và giải thoát khỏi sự trói buộc ngục tù
của lòng tham sân si.
“Phật Bảo” là một trong ba ngôi báu của Tự Tánh Tam Bảo
sáng suốt nhất, là kho chứa đựng châu báu rạng ngời và cao cả nhất. Tinh thần
của đạo Phật không chấp nhận sự dựa dẫm, ỷ lại vào các hiện tượng linh thiêng
huyền bí hay cầu nguyện vì lòng tham lam và ích kỷ. Người tu theo Phật phải có
ý chí cương quyết phá tan mọi cám dỗ của danh lợi, không bị sáu trần (sắc,
thanh, hương, vị, xúc, pháp) trói buộc, tìm cho được tự tánh “Phật Bảo” sáng suốt của tự tâm. Tâm mê là chúng sanh, tâm giác là Phật. Tâm
mê ở địa ngục, tâm giác ở niết bàn.
Trong Kinh Kim Cang,
Lục Tổ Huệ Năng ngộ được Tự Tâm Tự Tánh Tam Bảo sẵn có nơi tự thân mỗi người:
Bất
ưng trụ sắc sanh tâm
Bất ưng trụ thanh hương vị xúc pháp sanh
tâm,
Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.
Nghĩa là: Con người
không chấp giữ bất cứ việc gì cho riêng mình, đừng thấy sắc sanh phân biệt
thương ghét, đừng vì cao lương mỹ vị mất cảnh giác, đừng vì lợi dưỡng sung
sướng sanh tâm tham đắm. Không có chỗ dính mắc thì không có địa ngục khổ đau
phiền não, tâm được nhẹ nhàng an lành giải thoát. Tâm “vô sở trụ” là tâm bồ đề,
là ngọc Minh Châu sáng ngời trí tuệ. Đó chính là Tự Tánh “Phật Bảo” sáng suốt, dù sống ở cảnh giới nào cũng được an vui tự
tại.
Tóm lại, Bồ Tát Địa Tạng một tay nắm vững tích trượng
(từ bi), một tay nắm chắc viên ngọc (trí tuệ), không phải là vị thần linh, và
không có khả năng phá cửa địa ngục cứu chúng sanh theo nghĩa đen, bởi vì như
vậy trái với luật nhân quả và hiểu như vậy kinh Bát Nhã gọi là vọng tưởng điên
đảo. Bồ Tát Địa Tạng biểu trưng chánh
tín đủ hai yếu tố Từ Bi và Trí Tuệ. Người tu theo lời Phật dạy cần có chánh
tín. Không có chánh tín, con người sẽ dựa vào thần quyền, dựa vào tha lực, nghĩ
rằng tiền của, tài sản có thể mua chuộc được thần linh, và cầu nguyện Bồ Tát
Địa Tạng cứu vớt sau khi chết. Cho nên người mê tín không quan tâm đến chánh
pháp, suốt đời chỉ lo hơn thua tranh đấu, tạo nghiệp, chứ không sớm biết tu tâm
dưỡng tánh, dừng nghiệp và chuyển nghiệp. Từ đó, con người sẽ rơi vào trầm luân
đau khổ của sanh tử không thoát ra được.
Người sáng suốt biết
quan tâm đến chánh pháp, sớm thức tỉnh, rốt ráo thanh lọc thân tâm, vun bồi
công đức, dụng công tu tập càng nhiều thì minh tâm kiến tánh càng sớm đạt
thành. Thấy được Phật Pháp Tăng tự tâm tức là hằng sống trong “Tự Tánh Tam Bảo”.
TỰ TÁNH PHẬT BẢO:
Viên ngọc Minh Châu
quí hiếm, là trí tuệ viên mãn, là Phật tánh sáng suốt, có công năng phá trừ vô
minh và đạt chánh đẳng chánh giác.
TỰ TÁNH PHÁP BẢO:
Tích trượng Chánh Pháp
nặng ngàn cân, là sức mạnh từ bi chân chánh vô úy của các pháp, có công năng tự
giải thoát khỏi địa ngục đau khổ của thân tâm.
TỰ TÁNH TĂNG BẢO:
Tướng xuất gia và Tâm
thanh tịnh. Tuy sống tại thế gian, nhưng Tâm xuất gia, hành Bồ Tát đạo, tự độ
độ tha, chính là các vị chân tu thật học, một lòng không thối chuyển.
Khi mê mờ: Chúng con khổ - nguyện xin cứu khổ.
Khi giác ngộ: Chúng con khổ - nguyện xin tự
độ. []
NAM MÔ U MINH GIÁO CHỦ BỔN TÔN ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ
TÁT.
TKN Thích Nữ Chân Liễu
thichnuchanlieu@gmail.com
CON ĐƯỜNG DẪN CHÚNG SANH VÀO TÀ ĐẠO
TK Thích-Chân-Tuệ
Xưa kia, khi còn ở trong nước, đi ngang qua một địa phương, có
người tự hỏi tại sao có quá nhiều nhà thờ,
khoảng vài cây số lại có một nhà thờ trong khi dân chúng nghèo
khổ?
Bây giờ thì chùa chiền cũng mọc lên rất nhiều, không kém gì các
nhà thờ xưa kia, mà có vẻ đồ sộ hơn,
còn dân chúng nghèo thì vẫn nghèo.
Cớ sao các vị tu sĩ không nhớ lại là khi đi tu, trong tâm chỉ xin
Đức Chúa cho được hằng ngày đủ dùng, Đức Phật cũng dạy con người phải biết tri
túc để sống đời an vui hạnh phúc.
Tri túc chi nhơn, tuy ngọa địa thượng, du vi an lạc.
Nghĩa là: Người nào biết đủ, tuy nằm trên đất, cũng thấy yên
vui.
Khi đủ sống rồi thì người tu phải làm gì để giúp đỡ người nghèo
khổ,
người cầu học chánh pháp, người muốn giác ngộ và giải thoát.
Như thế mới thể hiện được lời dạy của các Đấng Tối Cao về lòng bác
ái, tâm từ bi, thương người như thể thương thân.
Ngày xưa Đức Phật, đã từ bỏ ngôi báu, cung vàng điện ngọc, với một
bát,
một cà sa, đi từng nhà này qua nhà khác để khất thực:
«Nhất bát thiên gia phạn. Cô thân vạn lý du»
«Nhất bát thiên gia phạn. Cô thân vạn lý du»
(Một bát ngàn nhà xin cơm. Đơn thân muôn dặm độc hành).
Đồng thời Ngài cũng bố thí pháp để cứu độ chúng sanh.
Đồng thời Ngài cũng bố thí pháp để cứu độ chúng sanh.
Đây chính là điểm quan trọng nhất mà các tu sĩ nhất định nên làm,
phải làm.
Hình ảnh Đức Phật đi khất thực như thế đã cho chúng ta bài pháp
thâm thúy nơi thân giáo của Ngài.
Vài người chưa kịp hiểu ý nghĩa cao thượng về pháp khất thực đã
vội có tư tưởng và lời nói không hay.
Mỗi tu sĩ Phật giáo, nếu có cái nhìn sâu sắc, thì chính mỗi vị là
một ngôi chùa di động
vì trong họ có đủ Tam bảo Phật, Pháp, Tăng.
Phật chính là tâm sáng suốt.
Pháp chính là tâm chân chánh.
Tăng chính là tâm thanh tịnh.
Ba tâm đó nói chung mọi người đều có - không phân biệt tôn giáo -
người tu sĩ cũng như người cư sĩ đều có.
Họ chỉ cần tu tập, xây dựng vững chắc ngôi chùa trong bản thân thì
ngôi chùa bên ngoài cũng có cơ hội hình thành.
Nơi đâu cũng là đạo tràng, cũng là thiên đàng,
cũng là niết bàn.
Ngôi chùa bên ngoài chỉ là phương tiện để hoằng pháp, chứ không
phải là cứu cánh của người tu.
Người tu - dù là tu sĩ hay cư sĩ - đi đến chùa là để học hiểu
chánh pháp,
đặng áp dụng trong đời sống thức tế hàng ngày,
chứ không phải để cầu nguyện suông được vãng sanh cực lạc,
mà chẳng tìm học và áp dụng những điều đức Phật dạy.
Do đó, người tu sĩ nhận của cúng dường, bố thí từ nơi bá tánh,
phải luôn luôn nhớ bổn phận tự tu, tự độ chính bản thân
và giúp mọi người biết cách tu đúng chánh pháp, gọi là độ người,
độ tha nhân.
Người xưa có nói tu thân rồi mới tề gia.
Người xưa có nói tu thân rồi mới tề gia.
Một tu sĩ tự độ rồi mới độ tha, phải là một vị thầy sáng suốt,
chân chánh, thanh tịnh, phải là một vị minh sư, mới có thể đem đạo vào đời,
giúp đời giảm thiểu phiền não khổ đau, gieo tình thương, an lạc, hạnh phúc
vào vườn tâm mọi giới: «Minh sư hưng đạo».
Tu sĩ còn là người lèo lái con thuyền bát nhã, cứu người thoát
khổ, độ người thoát khỏi trầm luân, đưa đến bờ giác!
Người tu - tại gia hay xuất gia - cần nắm vững chánh pháp, để tự
độ thân và độ tha nhân,
không lầm tà pháp, không chọn tà sư và không lạc vào tà đạo.
CỨU KÍNH CỦA ĐẠO PHẬT - TRÍ TUỆ BÁT NHÃ
HẠNH BỐ THÍ
TÔN GIÁO LÀ MÊ TÍN
DUY NGÃ ĐỘC TÔN
TAI HẠI CỦA MÊ TÍN DỊ ĐOAN
Ý NGHIÃ QUI Y TAM BẢO - SUỐI NGUỒN BÌNH ĐẲNG TÁNH
NHỮNG THẦN THÔNG PHÉP LẠ LÀM TIỀN CỦA CÁC CHÙA NGÀY NAY