Hỏi:
MONDAY 2017.01.16
Kính thưa Quí Thầy VP.PHTQ.CANADA
Theo giáo lý của đạo Phật, Phật tức Tâm và Tâm tức Phật.
Nghĩa là ngoài Tâm không có Phật. Phật không có ở trong chùa.
Con người vào chùa cúng kiến lễ lạy, van xin cầu khẩn, xưa nay chẳng được điều gì cả.
Vậy, kính thưa quí Thầy, chùa lập ra để làm gì và con người có nên đi chùa chăng, nhất là vào dịp tết một lần trong cả năm?
Chúng tôi vẫn thường nhận được từ VP.PHTQ.CANADA những bài pháp hữu ích, soi sáng con đường tu tâm dưỡng tánh, phân biệt rõ ràng đâu là chánh pháp, đâu là tà pháp.
Nay nhân dịp năm ta sắp hết, tết ta sắp đến, chúng tôi bày tỏ tấm lòng tri ân quí Thầy, cũng như ngưỡng mộ các bậc chân tu trên thế gian đang hoằng dương chánh pháp, đem sự hiểu biết sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh đến với bá tánh.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính thư,
Cư sĩ Tâm Nguyên
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Đáp:
MONDAY 2017.01.16
Kính thưa Quí vị,
Giáo lý của đạo Phật là chánh pháp vi diệu, vô thượng thậm thâm.
Những người không có tâm cầu học chánh pháp vi diệu, nhất là không được gặp bậc minh sư, chân tu thực học khai ngộ, chỉ dạy, dù xuất gia hay tại gia, rất khó lòng thấu hiểu và áp dụng chánh pháp một cách đúng đắn trong đời sống hàng ngày.
Do đó, chư vị tổ sư muốn truyền bá chánh pháp vào trong quảng đại bá tánh phải dụng pháp phương tiện với hình thức của một tôn giáo. Từ đó, các ngôi chùa, các tự viện được lập nên để hóa độ người xuất gia cũng như tại gia.
Bước đầu con người đến với đạo Phật, cũng như các tôn giáo khác, đều nặng lòng cầu khẩn van xin điều này điều nọ, cho bản thân cũng như cho gia đình thân quyến.
Chùa chiền là phương tiện thù thắng để giúp con người tu học và giác ngộ chánh pháp. Nếu may mắn, có phước, con người gặp được bậc minh sư chân tu thực học.
Thêm tấm lòng cầu học, muốn tìm hiểu chánh pháp để tu tâm dưỡng tánh, con người hữu duyên này sẽ được khai ngộ, sẽ ngộ đạo. Từ đó, với sự chuyển hóa tâm tánh, từ những vọng tâm lăng xăng lộn xộn, đầy dẫy tham sân si phiền não, người hữu duyên sẽ thấm nhuần chánh pháp, đạt được tâm sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh. Đó chính là cốt tủy của đạo Phật.
Tóm lại, con người cần dụng phương tiện chùa chiền để đạt được cứu cánh là giác ngộ và giải thoát.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính thư,
VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Kính mời tham khảo bài viết
Đầu Năm Đi Chùa Đúng Chánh Pháp
LINK
ĐẦU NĂM ĐI CHÙA ĐÚNG CHÁNH PHÁP
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Theo
thông lệ xưa, cứ vào dịp Tết, Nguyên Đán hằng năm, nhiều người Phật Tử,
cũng như mọi người, không phải Phật Tử, thường hay đi chùa, lễ Phật đầu
năm, hái lộc đầu xuân, thắp hương khấn vái, cầu nguyện chư Phật, chư vị
Bồ Tát, tổ tiên ông bà, phù hộ độ trì, năm mới trọn lành, bình yên vô
sự, tai qua nạn khỏi, vạn sự kiết tường, muôn sự hanh thông, mọi việc
như ý.
Đó
là truyền thống, tín ngưỡng lâu đời, chúng ta giữ gìn, từ thế hệ này,
sang thế hệ khác, từ ở trong nước, ra đến hải ngoại. Bất cứ nơi nào,
người Việt sinh sống, trước hay là sau, sớm hay là muộn, cũng có cảnh
chùa, cũng có tu viện.
Phật
đường Thiền đường, tịnh thất thiền thất, đạo tràng tu học, dựng lên
phát triển, công sức bá tánh, tịnh tâm tịnh tài, để cho mọi người, có
nơi lễ Phật, có nơi tạo phước, có nơi tưởng niệm, tổ tiên ông bà, phát
huy văn hóa, có nơi tĩnh tâm, sau những tháng ngày, đấu tranh tranh đấu,
kiếm sống vất vã.
Trong suốt cuộc đời, đầy dẫy khó khăn, những sự bất trắc, việc bất như ý, căng thẳng muộn phiền, hệ lụy trầm kha, mất mát vật chất, cũng như tinh thần, thăng trầm sóng gió, quan trọng nhứt là: có nơi tu học, thực hành Chánh Pháp, để đạt mục đích, giác ngộ giải thoát, dứt trừ những chuyện, phiền não khổ đau, thoát ly sanh tử, luân hồi nhiều kiếp. Tuy nhiên nên biết, con người đạt được, cuộc đời bình an, như lời cầu nguyện, hay không đạt được, chuyện đó không tùy, các đấng thiêng liêng, các vị thần linh, ngọc hoàng thượng đế, bất cứ vị nào. Tại sao như vậy?
Bởi
vì sự thực, thánh thần thiên địa, các vị thiêng liêng, nếu là các bậc,
chí công vô tư, bất tùy phân biệt, không bao giờ làm, các chuyện bất
công, thiên vị kỳ thị, ban cho con người, những điều van xin, cầu nguyện
khấn vái, dù là thành khẩn, đến mức độ nào, nếu như người đó, không
đáng được nhận, chẳng đáng được hưởng, mà lại không ban, cho bao người
khác, xứng đáng hơn nhiều. Thực
ra cần biết, tất cả những chuyện, vui buồn sướng khổ, hỷ nộ ái ố, những
bước thăng trầm, của cuộc đời này, đều tùy thuộc vào, nghiệp duyên mỗi
người, đều tùy thuộc vào, phước báu mỗi người, tạo được từ trước, cho
đến giờ này.
Chẳng
hạn như là: người nhiều phước báu, cuộc đời của họ, gặp nhiều may mắn,
gặp đủ thuận duyên, tai qua nạn khỏi, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa
không, thường gặp người hiền, thiện hữu tri thức, cầu gì cũng được, ít
sóng gió hơn, ít phiền não hơn, ít cay đắng hơn, ít ưu tư hơn, ít khổ sở
hơn, ít gặp người xấu, ít gặp hiểm nghèo, dù họ đang sống, bất cứ cảnh
nào, bất cứ nơi nào, cũng vậy mà thôi.
Trái
lại trên đời, những người kém phước, thường gặp xui xẻo, gặp sự hiểm
nghèo, thiên tai địa tai, thủy tai hỏa tai, gặp người bất thiện, tổn hữu
ác đảng, sa vào nghịch cảnh, sóng gió thường xuyên, khổ sở triền miên,
cầu gì chẳng được, làm gì chẳng nên, gia đạo ly tan, tán gia bại sản,
người thân gặp nạn, tai họa liên miên.
Những
người ít phước, lao đao lận đận, khốn khổ như vậy, bởi vì không biết,
tu nhân tích đức, không chịu chăm lo, tu tâm dưỡng tánh, dù người tuổi
già, hay là tuổi trẻ, lại còn tiếp tục, tạo tội tạo nghiệp, tranh chấp
hơn thua, mua gian bán lận, bận tâm suy nghĩ, những chuyện vu khống, đặt
điều cáo gian, khiến người lầm than, thất điên bát đảo, hại người lương
thiện, đòi tiền bồi thường, vài ba triệu bạc, giựt hụi quịt nợ, làm ăn
bất chánh, lường người gạt bạn, xúi giục mẹ cha, thưa kiện người ta, tán
gia bại sản, thân bại danh liệt, sống dở chết dở, thiệt là tội nghiệp!
Bởi vậy cho nên, nhân dịp năm hết, tết đến hằng năm, chúng ta cùng nhau, xét lại cái chuyện, đi chùa đầu năm, hay vào dịp khác, làm sao thực hiện, cho đúng chánh pháp, làm sao cho được, ích lợi thực tế, có thể giúp đỡ, cuộc đời hiện tại, tất cả chúng ta, chuyển hóa tốt đẹp, được may mắn hơn, được an lạc hơn, được hạnh phúc hơn, gặp được thiện nhơn, chỉ đường dẫn lối.
Tìm thấy chánh đạo, biết cách tu tập, theo đúng chánh pháp, tu tâm dưỡng tánh, tránh cảnh chen lấn, giành giựt hái lộc, đi chùa đầu năm, giựt cho bằng được, trái cam trái quít, cành hoa nén hương, để đem về nhà, gọi là lấy hên, đồng thời tránh được, thất vọng não nề, ngay khi nhận ra, những người đi chùa, cũng không khác gì, những người ngoài đời, nhiều khi tệ hại, và nguy hiểm hơn, cũng như tránh được, thất vọng nãn lòng, khi lời cầu nguyện, không được đáp ứng, linh nghiệm như ý, và tránh được cảnh, mê tín dị đoan, tiền mất tật mang, bởi vì tin tưởng, ông bà thầy bói, nói bậy nói bạ, phong thủy địa lý, hý ngôn đủ thứ, tự nhận bừa bải, linh nghiệm như thần, trúng trăm phần trăm, vân vân và vân vân.
Bởi vậy cho nên, nhân dịp năm hết, tết đến hằng năm, chúng ta cùng nhau, xét lại cái chuyện, đi chùa đầu năm, hay vào dịp khác, làm sao thực hiện, cho đúng chánh pháp, làm sao cho được, ích lợi thực tế, có thể giúp đỡ, cuộc đời hiện tại, tất cả chúng ta, chuyển hóa tốt đẹp, được may mắn hơn, được an lạc hơn, được hạnh phúc hơn, gặp được thiện nhơn, chỉ đường dẫn lối.
Tìm thấy chánh đạo, biết cách tu tập, theo đúng chánh pháp, tu tâm dưỡng tánh, tránh cảnh chen lấn, giành giựt hái lộc, đi chùa đầu năm, giựt cho bằng được, trái cam trái quít, cành hoa nén hương, để đem về nhà, gọi là lấy hên, đồng thời tránh được, thất vọng não nề, ngay khi nhận ra, những người đi chùa, cũng không khác gì, những người ngoài đời, nhiều khi tệ hại, và nguy hiểm hơn, cũng như tránh được, thất vọng nãn lòng, khi lời cầu nguyện, không được đáp ứng, linh nghiệm như ý, và tránh được cảnh, mê tín dị đoan, tiền mất tật mang, bởi vì tin tưởng, ông bà thầy bói, nói bậy nói bạ, phong thủy địa lý, hý ngôn đủ thứ, tự nhận bừa bải, linh nghiệm như thần, trúng trăm phần trăm, vân vân và vân vân.
Trước
hết cần biết, quan niệm đi chùa, không đúng Chánh Pháp, là như thế nào,
nhưng có rất nhiều, Phật Tử cũng như, không phải Phật Tử, hằng năm hằng
tháng, vẫn cứ đi chùa, theo như cách đó. Theo
như tín ngưỡng, ở trong dân gian, người ta đi chùa, van xin khấn vái,
xin xăm xin keo, xem bói xem tướng, xem ngày tốt xấu, quan hôn tang tế,
cầu cơ điểm nhãn, lên đồng lên cốt, đốt hình nhân giấy, đốt giấy vàng
bạc, đô la mỹ kim, xe hơi nhà lầu, cầu khẩn thần linh, thỉnh bùa buôn
bán, tình duyên gia đạo, thỉnh tượng thần tài, dâng sớ cầu an, cúng sao
giải hạn. Những
việc làm này, không thuộc phạm vi, Phật giáo thuần túy, nhưng đã từ
lâu, trộn lẫn vào trong, sinh hoạt chùa chiền, tạo nhiều ưu phiền, tạo
nhiều nghi kỵ , xa rời Chánh Pháp, lạc sang tà đạo, cần phải chỉnh đốn.
Trong suốt cuộc đời, năm nào cũng vậy, chúng ta cũng gặp, những chuyện may mắn, vừa ý vui vẻ, cùng với những chuyện, kém may không tốt, khó chịu buồn phiền! Ngay cả cuộc đời, các bậc thánh nhân, các vị giáo chủ, trên thế gian này, cũng không ngoại lệ, có người tán tụng, tung hô khen ngợi, bái phục qui ngưỡng, đồng thời cũng không, tránh khỏi rắc rối, phỉ báng mạ lỵ , vu khống cáo gian. Thậm chí có vị, bị bắt bỏ tù, hay bị xử chết, một cách thê thảm! Tại sao như vậy? Bởi vì thực ra, đã là người ta, dù là thánh nhân, bậc đại tu hành, hay đã đắc đạo, tất cả đều không, ra ngoài nhân quả.
Nói
một cách khác, tất cả mọi người, gây tạo nghiệp nhân, do thân khẩu ý,
tốt có xấu có, thiện có ác có, lành có dử có, hiền có hung có, trong vô
lượng kiếp, hay trong kiếp này, nếu biết ăn năn, sám hối phát nguyện, tu
tâm dưỡng tánh, giác ngộ chánh đạo, giải thoát luân hồi. Tuy
nhiên vẫn phải, cam lòng đền trả, nghiệp quả đã gieo, mình làm mình
chịu, thế mới công bằng, chí công vô tư, bất tùy phân biệt, chứ đừng lập
đàn, cầu được bình an, bằng cách vái van, van xin cầu khẩn, uổng công
vô ích, đó là quịt nợ! Khi
nào nghiệp quả, còn gọi nghiệp báo, hay là quả báo, đến ngày phải trả,
dù là thánh nhân, dù là giáo chủ, giáo phẩm chức sắc, quyền cao chức
trọng, giàu sang danh vọng, chí đến thứ dân, bần cùng cố nông, cũng
không tránh khỏi!
Trong
Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:
Dù trốn
lên non,
xuống
biển vào hang,
nghiệp
báo đã mang,
không
ai tránh được.
Người
trên thế gian, thường hay nói rằng: "hễ trời kêu ai, thì người ấy dạ!",
hoặc là có câu: "lưới trời tuy thưa, mà chưa ai lọt", chính là nghĩa
đó.
Chánh điện là nơi trang nghiêm thanh tịnh, là đạo tràng xuất gia và tại gia tu học,
hiểu được như vậy đi chùa mới đúng chánh pháp.
Chánh điện không phải là nơi tùy tiện vui chơi cho trẻ con.
Chánh điện tại nhiều Tự Viện không còn là nơi tôn nghiêm nữa, nhất là trong dịp tết.
Bởi vậy
cho nên, trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:
Hãy tự
thắp đuốc,
Sáng
lên mà đi.
Thắp
với Chánh Pháp,
Khai mở
Trí Tuệ.
Nghĩa
là Phật dạy: để dẹp trừ dứt, sinh hoạt mê tín, hiện tượng dị đoan,
không đúng Chánh Pháp, Phật Tử chân chánh, thành tâm phát nguyện, tu tâm
dưỡng tánh, cầu mong giác ngộ, chánh đạo giải thoát, sanh tử luân hồi,
đều cần học hiểu, thực hành Chánh Pháp, ngay trong đời sống, ngay tại
thế gian, tất cả mọi người, có thể làm được. Chánh
Pháp tại thế gian, không phải do trời ban, chính mình phải cầu học, để
có thể áp dụng, trong đời sống hằng ngày, chứ không phải là, những pho
kinh điển, để thờ để lạy, không học hiểu được. Đức
Phật thị hiện, thế giới ta bà, giảng kinh thuyết pháp, giúp đỡ chúng
sanh, thoát ly sanh tử, phiền não khổ đau. Tại sao chúng ta, lại không
tìm học, để đặng áp dụng, vào trong cuộc sống?
Ở trong
kinh sách, chư Tổ có dạy:
Tu mà
không học,
đúng là
tu mù.
Học mà
không tu,
chỉ là
tủ sách.
HAY
Muốn tu thì phải học
Muốn tu thì phải học
Muốn đọc phải biết chữ
Người không phát nguyện, tu tâm dưỡng tánh, dĩ nhiên gặp nhiều, phiền não khổ đau, mỗi khi nghịch cảnh, xảy đến thình lình. Người
đã phát tâm, tu mà không học, không hiểu Chánh Pháp, chỉ thực hành
suông, những điều truyền miệng, người trước làm sao, người sau làm vậy,
làm sao tránh được, những điều mê tín, những chuyện dị đoan, tam sao
thất bổn, xa rời Chánh Pháp, gọi là tu mù.
Tam
tạng kinh điển, là do chư Phật, chư vị Tổ sư, truyền lại nhiều đời, há
chẳng ích lợi, gì cả hay sao? Nếu cứ đọc tụng, mà vẫn không hiểu, có thể
tìm kiếm, các vị chân tu, các bậc tôn đức, thực học giáo lý, để xin
nương tựa, để xin chỉ dạy. Làm
được như vậy, chúng ta tránh khỏi, những kẻ ngoại nhân, lợi dụng hình
tướng, tu sĩ Phật giáo, lẫn lộn vàng thau, hướng dẫn những điều, huyễn
hoặc huyền bí, mê tín dị đoan, xa lìa chánh đạo, chẳng ích lợi gì! Những
người thu thập, tam tạng kinh điển, nghiên cứu từ chương, tìm phương
phô trương, sở học tri kiến, cũng chẳng ích lợi, cho việc thoát ly, sanh
tử luân hồi, giác ngộ giải thoát, chỉ là tủ sách, hay là đãy sách!
Chúng
ta không nên, quan niệm sai lầm, xem chùa như là, cái viện dưỡng lão,
dành riêng cho người, gần đất xa trời, hay là dành cho, những người chán
đời, thất bại trên đường, công danh sự nghiệp, hoặc là dành cho, những
người chán chê, tình duyên gia đạo, ở ngoài thế gian.
Bởi
vậy cho nên, những người phát tâm, thay đổi hình tướng, vào tu trong
chùa, bất cứ tuổi nào, cần nên phát nguyện, ly thân cắt ái, dứt bỏ hồng
trần, lìa tam giới gia, xuất phiền não gia, tự độ độ tha, tự giác giác
tha, giác hạnh viên mãn, cầu học Chánh Pháp, tu tập tinh tấn, đến ngày
giác ngộ, thấu rõ biết rành, cốt tủy đạo Phật, chứ đừng giải đãi, tụng
kinh ê a, lóc cóc leng cheng, như phường hát dạo.
Chuyên chú hình thức, cúng kiến lễ lạy, cúng sao giải hạn, quanh năm suốt tháng, cầu này cầu kia, vía ông vía bà, thực là uổng phí, cả cuộc đời này, lại còn dẫn dắt, bao người lầm lạc, vì tin màu áo, sa vào tà đạo, xa rời chánh đạo, biết đến bao giờ, quày đầu tỉnh ngộ?
Chuyên chú hình thức, cúng kiến lễ lạy, cúng sao giải hạn, quanh năm suốt tháng, cầu này cầu kia, vía ông vía bà, thực là uổng phí, cả cuộc đời này, lại còn dẫn dắt, bao người lầm lạc, vì tin màu áo, sa vào tà đạo, xa rời chánh đạo, biết đến bao giờ, quày đầu tỉnh ngộ?
Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:
Không
nên tin ngay, tất cả những gì, người xưa đã nói, tất cả những gì, người
có thế lực, đạo cũng như đời, tất cả những gì, người bề trên nói, tất
cả những gì, nhiều người tin theo, có ghi trong sách.
Chỉ
nên tin theo, những gì có thể, kiểm nghiệm lại được, đúng với chân lý,
đúng với lẽ thực, thông qua trí tuệ, sáng suốt thông minh, thấy có ích
lợi, cho bản thân mình, và cho mọi người.
Trước hết chúng ta, cần phải lắng nghe, lời giảng thiết tha, của thiện tri thức, phải học kinh điển, và những lời dạy, của chư tôn đức. Xong rồi, chúng ta phải biết, tư duy quán chiếu, suy nghĩ nghiền ngẫm, một cách kỹ lưỡng, một cách tường tận, một cách thấu triệt. Khi nào nhận thấy, những lời dạy đó, quả thực đem lại, an lạc cho mình, ích lợi cho người, chúng ta bắt đầu, tu tập thực hành, vào trong đời sống, hằng ngày hằng giờ, của chính chúng ta.
Chẳng
hạn như là: những lời tiên tri, về ngày tận thế, đã từng làm cho, bao
nhiêu con người, nhẹ dạ dễ tin, nơi đấng thần quyền, phải chịu điêu
đứng, tự sát tập thể, trước năm 2000, biến động vừa qua. Chẳng
hạn như là: những chuyện phép lạ, chữa người tê liệt, đi đứng lại được,
chữa cho người mù, thấy được ánh sáng, đều là những chuyện, không tưởng
hoang đường, chẳng ích lợi gì, cho việc phát nguyện, tu tâm dưỡng tánh,
chỉ đem lợi nhuận, thực là kếch xù, cho người lợi dụng, đức tin mù
quáng, của mọi người khác.
Tại
sao như vậy? Bởi vì nếu như, có vị thánh nhân, cứu cho người chết, sống
trở lại được, thử hỏi sau này, nếu như người đó, lại chết lần nữa, ai
cứu họ đây? Lần này chết thiệt! Không sống lại đâu! Tại sao như vậy? Bởi
vì cái vị, gọi là thánh nhân, đã phải lìa trần, bị người khác giết,
chết mất đất rồi, ai mà cứu nổi! Khi
Phật tại thế, có một thiếu phụ, khẩn cầu Đức Phật, cứu sống người con,
mới vừa qua đời. Đức Phật bèn bảo, người thiếu phụ đó, đi xin đem về,
cho được hột cải, từ gia đình nào, không bao giờ có, người đã qua đời. Dĩ
nhiên kết quả, người thiếu phụ đó, không sao tìm được, hột cải như vậy.
Bởi vậy cho nên, người thiếu phụ đó, liền giác ngộ được, "lý lẽ vô thường", của cuộc đời này.
Không có cái gì, ở trên đời này, tồn tại vĩnh viễn, không có người nào, trẻ mãi không già, sống mãi không chết, dù cho người đó, là bất cứ ai, giàu sang nghèo hèn, thông minh ngu dốt, quan chức thường dân, tu sĩ tín đồ, da đen da trắng, da vàng da đỏ, khỏe mạnh đau yếu, tất cả cũng đều, có ngày bắt buộc, từ giã cuộc đời, hai bàn tay trắng, chỉ đem theo được, cả khối nghiệp báo, đã gây tạo nên, trong suốt cuộc đời, sống trong vô minh, không biết chánh đạo.
Tóm
lại chúng ta, khi gặp thuận cảnh, nhiều sự may mắn, cuộc đời an vui,
chúng ta nên biết, mình đang hưởng phước, tiếp tục cố gắng, tu tâm dưỡng
tánh, tạo thêm phước báu, tránh xa các việc, tạo tội tạo nghiệp, dù
trong hành động, dù trong lời nói, hay trong ý nghĩ. Khi
gặp nghịch cảnh, khốn khổ khó khăn, cuộc đời sóng gió, chúng ta biết
ngay, mình kém phước báo, phải trả nghiệp báo, không thể tránh khỏi,
không thể cầu an, bằng cách vái van, xin xăm bói quẻ, cho nên quyết chí,
tu tâm dưỡng tánh, giúp đời giúp người, làm việc phước thiện, nhứt định
chuyển nghiệp, chuyển hóa tâm tánh, tu theo chánh đạo, từ bi hỷ xả,
bình tĩnh thản nhiên, trước mọi sóng gió, của cuộc đời này.
Chúng
ta quyết tâm, từ đây trở đi, đầu năm đi chùa, chánh tín lễ Phật , mỗi
năm một lần, hay thường xuyên hơn, mỗi tháng mỗi tuần, đều với mục đích:
cầu học Chánh Pháp, gần gũi bạn đạo, thảo luận pháp tu, thọ bát quan
trai, hành thập thiện giới, trao đổi kinh nghiệm, đọc kinh đọc sách,
thỉnh băng thuyết pháp, đem về tu học. Tinh
tấn thường xuyên, nội cần khắc niệm, tạo được công phu, ngoại hoằng bất
tranh, tạo nên đức độ, bên trong tĩnh lặng, bên ngoài an vui, cho đến
một ngày, giác ngộ chân lý, giải thoát phiền não, chẳng thấy khổ đau,
mặc dù vẫn sống, ngay tại thế gian, như bao người khác, thân tâm tự tại,
an lạc hạnh phúc, cư trần lạc đạo.
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ