WEDNESDAY 2017.3.8
VP.PHTQ.CANADA trân trọng cảm niệm chư vị thân hữu khắp nơi phát biểu cảm nghĩ
về nội dung thư của Cụ Minh Hùng Trương Quang Đại (USA).
Nguyên văn đăng sau thư này dưới đây.
Kính mời tham khảo.
VP.PHTQ.CANADA
Thứ Ba ngày 07 tháng 3 năm 2017
Kính thưa quí vị,
VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA có nhận được thư của một vị Phật tử.
Cụ này vừa mừng đại thọ 90 tuổi tháng trước.
VP. PHTQ. CANADA kính thỉnh chư vị thức giả góp ý kiến trả lời nội dung bức thư này.
Kính đa tạ và kính chúc chư vị vạn sự cát tường.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính thư,
VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
---------- Forwarded message ----------
From: Dai Truong
Date: 2017-02-28 21:41 GMT-05:00
Subject: Re: Mọi người đều phải chết - Chúa chết - Phật chết - Luật Chúa - Luật Phật - Luật Trời cũng chẳng cứu được ai cả
To: Phật-Học Tịnh-Quang
Kính Hòa Thượng,
From: Dai Truong
Date: 2017-02-28 21:41 GMT-05:00
Subject: Re: Mọi người đều phải chết - Chúa chết - Phật chết - Luật Chúa - Luật Phật - Luật Trời cũng chẳng cứu được ai cả
To: Phật-Học Tịnh-Quang
Kính Hòa Thượng,
Người
ta tu cầu trường thọ như sinh lên các cõi trời Trường Sinh bất tử. Hòa
Thượng có tin là Cõi Dục (giới) chúng ta còn có cõi Sắc và Vô Sắc giới
tuổi thọ vô chẳng hạn như nước Vô lượng thọ của Phật A Di Đà tuổi
thọ đến 1000 năm chứ đừng nói đến nhiều cõi khác nằm trong cái Vũ Trụ
bao la này. Nhiều nơi tuổi thọ không đếm được thì sao??? Hòa Thượng có
tin không ?
Nếu có thì chúng ta cầu vãng sinh lên đó để rồi quay về
cứu độ quần chúng các nước thấp hơn vì tuổi thọ tùy thuộc vào nghiệp lực
tu hành tinh tấn.
Được lên rồi chúng ta quay về cõi Sa bà này
truyền dạy đạo và dắt dẫn chúng sinh cùng lên các cõi Sắc và Vô Sắc.
Cũng vì do nghiệp lực mà có những chúng sinh chỉ sống trong vòng một hai
giờ như loại phù du trong khi đó những chúng sinh khác sống đời đời không đếm được.
Tôi xin thưa là ngay trong cõi Sa bà này mà những con
như con Rùa, con Hạc sống đến cả ngàn tuổi. Chứng minh là con Rùa trong
Hồ Hoàn Kiếm tính đến nay đã trên 300 tuổi và còn tiếp tục sống đến
1000 tuổi. Người đời tôn ngài là Cụ Rùa.
Hòa Thượng có bao giờ để ý là ở
những nơi tôn nghiêm người ta tạc hình con Hạc đứng trên lưng con Rùa.
Còn những con vật khác như loại Phù du chỉ sống tíc tắc trong vài giờ
nên người đời thường nói Kiếp Phù du là vậy đó.
Hòa Thượng học nhiều hiểu rộng xin giảng dạy thêm cho kẻ hèn này học hỏi.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Nam Mô Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
Minh Hùng và vợ là Diệu Bổn kính bái.
2017-03-07
22:49 GMT-07:00 Khai Vo khaivo43@yahoo.com [yksg6370] yksg6370@yahoogroups.com
̣Phật tánh ai cũng có và được coi như thường hằng, bất biến, không
bị chi phối hủy hoại bởi không gian và thời gian, ý nói là... bất
diệt.
Cho nên khi đã thành Phật, không bị luật sinh tử luân hồi dẫn
dắt nữa, thì Phật coi như ...sống muôn đời?
Còn chúng sinh khi còn bị luân hồi sinh tử vì do nghiệp mình
gây ra từ bao nhiêu kiếp trước do tham, sân, si, thì phải chịu có cuộc
sống bị giới hạn...trong sáu cõi là Trời, người, a tu la, ngạ quỷ, súc
sanh trong vài năm, vài chục năm, hay vài trăm năm, vài ngàn năm v.v tùy
theo căn cơ, nghiệp quả, di truyền của riêng từng người.
Khi mang hình hài vật chất thì trước sau gì cũng bị hủy hoại
theo luật tự nhiên như kinh Kim Cang đã nói 'phàm sở hữu
tướng giai thị hư vọng', đều là huyễn, sẽ bị hư hoại khi hết
duyên cả. Nếu đầu thai làm rùa thì sống lâu được vài trăm năm, thú
vật như chó thì cuộc sống ngắn hơn, vì một năm tuổi của chó tương
đương với bảy năm tuổi của người thường. Cuộc sống ngắn ngũi nhất
có lẽ là cá, gia cầm, chim muông, nhiều khi chưa hưởng hết tuổi thọ
thì bị...làm thịt rồi? Thí dụ con chó sống được tối đa 13 năm, thì
coi như tương đương với 13x7 = 91 năm của con người. Đây là nói về
loại chó nhỏ như maltese, schnauzer, chó chihuahua .v.v, nhỏ con nhưng hay
sủa, còn chó lớn con thì đời sống ngắn hơn. Vấn đề nầy chắc phải
hỏi các bác sĩ thú y thì sẽ biết rõ tuổi thọ của nhiều sinh vật
khác? Tóm lại là không ai sẽ biết chắc tuổi thọ của mình dầu dưới
hình thức nào trong sáu cõi luân hồi vì còn có gia giảm theo phước
đức, như chó VN, chó Tầu thì chết sớm hơn chó Mỹ vì bị bợm nhậu
làm thịt và không được Hội súc vật bảo vệ, chỉ khi nào thành Phật
thì sống đời đời.
Sanh vào cõi Trời được hưởng phước có thể sống nhiều ngàn năm,
nhưng khi hết phước thì vẫn đầu thai lại theo như đức Phật đã dạy? Như
vậy thì cõi Trời sẽ có cuộc sống lâu hơn cả, nhưng vẫn bị giới hạn?
Tôi xin mạo muội góp ý đơn giản cho dễ hiểu dựa theo sự hiểu biết thô
thiển của tôi về đạo Phật.
KV
On
Wednesday, March 8, 2017 9:26 AM, Dien Ta wrote:
Bạn Khải
thân mến,
Đúng ra
Đạo Phật đâu có chủ trương sống dai hay không sống dai.
Vì sao?
Vì chúng sinh đến cõi Trần nầy, (nói chung là Tam Giới) đều do nghiệp của chúng
sinh dẫn họ đến. Phật chủ trương, khi chúng ta đang sống thì ráng đừng Tạo thêm
nghiệp mới, và ráng dứt nghiệp cũ (Tịnh Chư Nghiệp Chướng). Nếu sạch hết các
nghiệp thì thoát ra khỏi vòng Luân Hồi và không còn tái sinh nữa. Trong kinh
Pháp Hoa, Phật nói chúng ta là những kẻ đang vui đùa trong nhà lữa mà không hay
biết.
Tôi chỉ
góp chút ý kiến với Bạn chớ không dám nói nhiều.
Thân mến
On
Wednesday, March 8, 2017 8:00 AM, Khai Vo khaivo43@yahoo.com
wrote:
Xin
cám ơn bạn Tạ kim Điện đã góp ý để bổ khuyết cho nhau.
Triết lý
đạo Phật rất đơn giản tuy khó thực hành nếu không có quyết tâm. Theo
tôi thì tất cả đều gói ghém trong bài 'Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh',
là 'Chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách',
tức là
ngũ quan khi tiếp xúc với trần cảnh mà không bị động thì được giải
thoát ngay?
Đức Phật đã nói rõ như vậy, thế mà nhiều người cứ lo
nghĩ chuyện ở đâu xa xăm... ngoài vũ trụ bao la để tìm... thiên đàng
hay mong có... phép mầu, suy nghĩ lung tung khiến cho Tâm đã không an mà
còn thêm lao xao, trở thành mê tín và có thể bị lợi dụng?
Đạo Phật chủ trương thoát luân hồi sinh tử bằng
cách dứt cái Tâm tham sân si để không còn tạo Nghiệp nữa, vì chính
cái nghiệp nó đưa chúng ta vào sáu nẽo luân hồi. Cứ lo tinh tấn tu
hành để dứt nghiệp và đừng mong cầu sẽ được giải thoát thành Phật
ngay trong kiếp nầy hay kiếp sau gì cả cho đến khi hết nghiệp thì tự
động sẽ được giải thoát. Còn mong cầu giải thoát là...còn tham?
Biết được mình đã từng sống chết trong tiền kiếp nhiều
lần rồi nên nhiều bậc Bồ Tát đã giác ngộ không còn sợ chết nữa mà
sẵn sàng tái sanh như các Ngài Đạt Lai Lạt Ma để giáo hóa chúng sanh
và chứng tỏ luân hồi là có thật? Hãy làm bất cứ cái gì để cái tâm
được an nhiên tự tại trước đã.
Thân chúc quí bạn và gia đình luôn vui, mạnh, thân tâm an
lạc. KV
On Tuesday, March 7, 2017 6:39 PM, Ty-Khuu Thich-Chan-Tue cutranlacdao.2010@gmail.com wrote:
Kính mời tham khảo
Đại Thế Chí Bồ Tát
Bồ Tát
Thiên Thủ Thiên Nhãn, Bồ Tát Chuẩn Đề,
Bồ Tát Quán Thế Âm hay Bồ Tát Quán Tự Tại .
Bồ Tát Quán
Thế Âm chính là pháp tu cao quí.
Đó chính là
Chuỗi Ngọc Trân Bảo Pháp Thí, vô ngã vị
tha.
2017-03-02
22:23 GMT-05:00 Bao Phan baophan@yahoo.com
wrote
Thưa
Thầy,
Thầy
đã và đang làm một cuộc cách mạng trong giới tu hành .
Thầy
rất can đảm nói lên sự thật .
Thầy
đã đi đúng con đường mà Phật đã giảng dạy cho chúng sanh .
Mê
tín dị đoan là những chướng ngại cho những ai muốn tìm hiểu Phật pháp .
Xin
dâng Thầy một đóa SEN với lòng cảm mến .
ĐỨC
PHẬT đang ban ân điển và nụ cười ưu ái đến với Thầy .
Bảo
California ---------- Forwarded message ----------
From: Ty-Khuu Thich-Chan-Tue cutranlacdao.2010@gmail.com
Date: 2017-02-28 14:18 GMT-05:00
Subject: Mọi người đều phải chết - Chúa chết - Phật chết - Luật Chúa - Luật Phật - Luật Trời cũng chẳng cứu được ai cả
To:
Trên đời này, mọi người đều phải
chết dù không theo tín ngưỡng nào, hoặc là tín đồ hay chức sắc - kể cả các vị
sáng lập của tất cả các tôn giáo xưa nay.
Cho nên người trí không nên có đức tin mù quáng vào bất cứ tôn giáo
nào,
với lời hứa hẹn được lên thiên
đàng hay vãng sanh cực lạc.
Các Linh Mục, Giám Mục, Hồng Y,
Giáo Hoàng
hay
các chức sắc Phật Giáo, hoặc bất
cứ tôn giáo nào
bị bệnh cũng phải uống thuốc, đi
điều trị tại bệnh viện,
bị tai nạn, bị ám sát cũng chết,
không chết cũng phải nhập viện
cứu chữa,
vi phạm luật pháp thế gian cũng
bị xử trị thích đáng như tất cả mọi người bình đẳng trước pháp luật.
Luật Chúa - Luật
Phật - Luật Trời cũng chẳng cứu được ai cả.
Con người cần nên tránh làm điều
ác, siêng làm việc thiện, giữ tâm ý thanh tịnh
khi sống được an lạc hạnh phúc,
khi chết được bình an
không cần các ban hộ niệm tào
lao, không cần các nghi lễ cầu hồn cầu siêu do các Cha hay các Sư đặt ra
Tại sao?
Đơn giản, bản thân các Cha hay
các Sư chết đã chắc gì khá hơn bá tánh,
bá tánh suốt đời bất lương, chỉ
cần các nghi lễ như vậy là siêu sanh, là lên trời, lên cõi trên hay sao?
Chỉ có những người ngu si, u mê,
tham lam vô độ, mới tin nên bị gạt gẫm.
Bá tánh khi qua đời, thân xác nên
hiến cho khoa học cứu người giúp đời,
không nên làm tang lễ rườm rà tốn
kém theo phong tục,
không nên bận tâm với hũ tro cốt
vô nghĩa.
Các hũ tro hay các nấm mồ chỉ là
tượng trưng một thời gian rồi cũng đi vào quên lãng.
Các hũ tro lại chính là điều
tranh cãi của thân nhân.
Các hũ tro lại chính là con tin
trong các chùa, làm khó thân nhân.
Các hũ tro đem rãi trên núi, trên
sông, trên biển chỉ tạo nên công ăn việc làm cho các nhà sư truyền bá mê tín,
cho dù nhà sư đó là Chủ Tịch Hội
Đồng Điều Hành, là lãnh đạo của Giáo Hội,
họ tổ chức vớt vong trên sông
biển như người ta đi vớt bèo.
Trong các tang lễ, bá tánh đến
viếng thăm nói lên những lời thương tiếc,
tán thán ca ngợi người chết, cho
các người khác nghe.
Những lời nói tốt đẹp đó, nếu
người chết được nghe khi còn sống,
thế giới này chính là thiên đàng,
là cực lạc.
Tóm lại, bá tánh nên tu tâm dưỡng
tánh
- không phân biệt tín ngưỡng
- tự bản thân được sống hạnh phúc, chết bình an, không cầu cũng
siêu.
__._,_.___
Posted by: Ty-Khuu Thich-Chan-Tue cutranlacdao.2010@gmail.com
Nga Mi sơn
Một trong tứ đại danh sơn Trung Quốc
Nga Mi sơn là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn.
Vị Bồ Tát bảo trợ của Nga Mi sơn là Samantabhadra, trong tiếng Việt còn được gọi là Phổ Hiền bồ tát.
Nga Mi sơn (峨嵋山) hay núi Nga Mi hay Đại Quang Minh sơn là một ngọn núi nằm ở phía trung nam tỉnh Tứ Xuyên thuộc miền tây Trung Quốc, trên khu vực quá độ của lòng chảo Tứ Xuyên theo hướng cao nguyên Thanh-Tạng. Thông thường được viết là 峨眉山 và đôi khi là 峩嵋山 hay 峩眉山, nhưng cách phát âm không thay đổi.
Nga
Mi sơn là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn. Vị Bồ Tát bảo trợ của
Nga Mi sơn là Samantabhadra, trong tiếng Việt còn được gọi là Phổ Hiền
bồ tát.
Đỉnh
cao nhất của Nga Mi sơn là đỉnh Vạn Phật của ngọn núi chính Kim Đỉnh,
với độ cao 3.099 m. Với địa thế cao chót vót, phong cảnh đẹp nên người
ta nói tới Nga Mi sơn như là "Nga Mi thiên hạ tú". Là một trong Tứ đại
Phật giáo danh sơn, tại Nga Mi sơn có khoảng 26 ngôi chùa; miếu, trong
đó có 8 ngôi chùa; miếu lớn là cơ bản nhất. Người ta cho rằng Nga Mi sơn
chính là đạo tràng của Phổ Hiền bồ tát.
Nga
Mi sơn cùng bức tượng đại Phật Lạc sơn, bức tượng Phật tạc trên vách đá
lớn nhất thế giới ở núi Thê Loan, được UNESCO công nhận là Di sản thế
giới ngày 6 tháng 12 năm 1996.
Sau đây xin giới thiệu chùm ảnh của 2 thành viên focus_S và noicomdien trên diễn đàn otofun.net:
Đường lên đỉnh Nga Mi Sơn đẹp như bức tranh thủy mặc
Thẳm thẳm trong mây mù
Nhứng cây thông cổ thụ nghiêng mình trong mây
Mái chùa cổ ẩn khất trong sương mờ
Trong mầu xanh ngất ngây của trời đất , Phổ Hiền Bồ Tát rực rỡ trong nắng chiều
Có những lúc mây cuốn vào Phổ Hiền Bồ Tát
Tượng Thập Phương Phổ Hiền tọa lạc ở đỉnh núi Nga Mi trên cao 3.079m ,
tượng Phật bốn mặt cao 48m (cao nhất thế giới) bằng đồng với 20kg vàng mạ bên ngoài ,
tương rất uy nghi mặt quay về 4 hướng, ngồi rất tự tại trên đài sen tọa trên đài sen , cưỡi trên 4 con voi lớn .
Màu xanh biếc của bầu trời làm nổi bật tượng Phổ Hiền.
tượng Phật bốn mặt cao 48m (cao nhất thế giới) bằng đồng với 20kg vàng mạ bên ngoài ,
tương rất uy nghi mặt quay về 4 hướng, ngồi rất tự tại trên đài sen tọa trên đài sen , cưỡi trên 4 con voi lớn .
Màu xanh biếc của bầu trời làm nổi bật tượng Phổ Hiền.
Dưới chân bệ đài , hàng nghìn đèn nến được xếp theo bậc thang ,
mỗi 1 buổi tối những người trông coi trên Kim Đỉnh thắp đèn nến sáng rực
mỗi 1 buổi tối những người trông coi trên Kim Đỉnh thắp đèn nến sáng rực
Các bức chạm khắc rất tinh xảo tại bệ đài
Kỳ Lân , một trong những linh vật của Phật giáo.
Thật tuyệt khi đứng trên đỉnh Nga Mi nhìn thấy bao la trời đất .
Đối với du khách , đặt chân lên đỉnh Nga My là diễm phúc vì "đến" được một trong những địa danh Phật giáo linh thiêng nhất,
một "núi thiêng" đúng nghĩa trong văn hóa tâm linh Trung Hoa.
Đối với du khách , đặt chân lên đỉnh Nga My là diễm phúc vì "đến" được một trong những địa danh Phật giáo linh thiêng nhất,
một "núi thiêng" đúng nghĩa trong văn hóa tâm linh Trung Hoa.
Tượng Phổ Hiền này hiện tại là tượng to nhất và cao nhất trên thế giới,
hơn nữa là một kiệt tác trong ngôi nhà nghệ thuật Phật Giáo.
hơn nữa là một kiệt tác trong ngôi nhà nghệ thuật Phật Giáo.
Voi là luôn biểu tượng gắn liền với Phổ Hiền Bồ Tát
Phía trong tượng Phổ Hiền đặt bức tượng Phật cũng bằng đồng
Các cột trụ được đúc bằng đồng vừa có tác dụng đỡ vòm mái , vừa tạo vẻ trang nghiêm của đức Phật .
Xung quanh chạm khắc rất nhiều hình đức Phật
Xung quanh chạm khắc rất nhiều hình đức Phật
Đức Phật đứng trên tòa sen bằng đồng, hàng ngày hoa tươi được đưa từ chân núi lên thành kính dâng đức Phật
Tượng Phổ Hiền Bồ Tất là 1 trong những kiệt tác về đức Phật bằng đồng thời đương đại.
Đây cũng là ước vọng của hàng triệu người Trung Quốc, đặc biệt là để thể hiện thành tâm trước Phổ Hiền Bồ tát
Đây cũng là ước vọng của hàng triệu người Trung Quốc, đặc biệt là để thể hiện thành tâm trước Phổ Hiền Bồ tát
Phia sau tượng Phổ Hiền là chùa Hoa Tạng
Chùa Hoa Tạng trước kia được xây dựng bằng gỗ, đã bị hỏa hoạn thiêu hủy.
Vì muốn bảo tồn truyền thống văn hóa Trung Quốc, bảo vệ thế giới tự nhiên và di sản văn hóa một cách hoàn chỉnh và cũng đồng thời phát triển kinh tế du lịch, dưới sự hỗ trợ của các cơ quan trực thuộc, bắt đầu từ năm 2003 đã tiến hành trùng tu triệt để ngôi chùa Hoa Tạng.
Vì muốn bảo tồn truyền thống văn hóa Trung Quốc, bảo vệ thế giới tự nhiên và di sản văn hóa một cách hoàn chỉnh và cũng đồng thời phát triển kinh tế du lịch, dưới sự hỗ trợ của các cơ quan trực thuộc, bắt đầu từ năm 2003 đã tiến hành trùng tu triệt để ngôi chùa Hoa Tạng.
Chùa được làm hoàn toàn bằng đồng
Chùa Hoa Tạng dựa lưng vào ngọn núi có dáng rất đẹp, chúng tôi theo đường lên núi tới chùa Kim Đỉnh.
Trong Chùa Hoa Tạng có 3 tượng đức Phật tọa trên đài sen , cũng được làm bằng đồng.
Bên cạnh chùa Hoa Tạng là Chùa Bạc hay còn gọi là Ngân Ðiện được dát bằng bạc
Nga Mi Sơn được ca tụng từ đời xưa tới nay vì Nga Mi có nghĩa là lông mày đẹp của người con gái và sơn có nghĩa là núi.
Do vậy ngọn núi này riêng về cảnh trí thiên nhiên đã là "thế gian đệ nhất cảnh" , không đâu sánh kịp .
Từ độ cao ở Kim Đỉnh có thể nhìn xuống vực núi sâu bao quanh mây phủ điệp trùng...
Do vậy ngọn núi này riêng về cảnh trí thiên nhiên đã là "thế gian đệ nhất cảnh" , không đâu sánh kịp .
Từ độ cao ở Kim Đỉnh có thể nhìn xuống vực núi sâu bao quanh mây phủ điệp trùng...
Biển
mây tầng tầng lớp lớp vô bờ như khối bạc khổng lồ mênh mông không biết
từ nguồn đâu chảy về, có lúc sôi lên như dòng thác, có lúc gối lên như
núi đá… Biển mây cuồn cuộn sóng không có thanh âm nhưng vẫn dội vào lòng
ta tiếng vỗ của sự lặng thinh gột rửa bao bụi hồng trần…
Mây như tấm khăn lụa quàng lên đỉnh Vận Phật
Ánh nắng chỉ bừng lên hơn 30' , mây mù lại kếo đến che phủ đỉnh Nga Mi
Mây bao quanh tượng Phổ Hiền Bồ Tát
Dưới chân tượng Thập Phương Phổ Hiền, vẫn còn một số người mải miết đi vòng quanh để cầu nguyện
Nến đã thắp lên rất nhiều để cầu nguyện
Trong nắng bình minh, cảnh vật thật rực rỡ
Kim Đỉnh rạng rỡ trong ánh bình minh, dưới chân tượng Thập Phương Phổ Hiền , từng đoàn du khách đi vòng quanh để cầu nguyện .
Những ngọn nến cháy suốt trong đêm, vẫn bừng sáng đón bình minh
Vẻ đẹp lộng lấy hiếm có trên Kim Đỉnh
Bức tường được dát và trạm trổ bằng vàng của Kim Đỉnh
Và đây được làm bằng vàng nguyên chất
Nhờ có trận mưa đã xua tan mây mù, Nga Mi sơn như bừng tỉnh trong nắng mai.
Khác với bình thường bị mây mù che phủ, vậy mà sáng nay các rặng núi nhô lên tầng tầng lớp lớp cùng đón bình minh
Từ Kim Đỉnh nhìn sang đỉnh Vạn Phật bừng lên trong nắng
Trong Chùa Kim Đỉnh chỉ có duy nhất tượng Phật Bà Quan Âm bằng vàng, cưỡi trên voi bằng bạc
Một góc từ Kim Đỉnh đến đỉnh Vạn Phật
Mặt trời vẫn soi rọi qua bánh xe luân hồi
Người Trung quốc chỉ mong 1 lần trong đời lên đỉnh Nga Mi để bái đức Phổ Hiền Bồ Tát.
Đó cũng là mong ước của người dân vùng Tứ Xuyên quanh năm mây mù, lên Kim Đỉnh để được ngắm trời xanh.
Nga Mi Sơn nằm trong dãy núi của cao nguyên Tây Tạng, do vậy cũng bị ảnh hưởng ít nhiều khí hậu của vùng Tây Tạng.
Trên Kim Đỉnh là một quần thể kiến trúc Phật giáo đặc sắc, cao nhất Trung Quốc bao gồm: tượng Phổ Hiền Bồ Tát, Chùa Đồng, Chùa Bạc, Chùa Vàng (Kim Đỉnh) và đỉnh Vạn Phật.
Đó cũng là mong ước của người dân vùng Tứ Xuyên quanh năm mây mù, lên Kim Đỉnh để được ngắm trời xanh.
Nga Mi Sơn nằm trong dãy núi của cao nguyên Tây Tạng, do vậy cũng bị ảnh hưởng ít nhiều khí hậu của vùng Tây Tạng.
Trên Kim Đỉnh là một quần thể kiến trúc Phật giáo đặc sắc, cao nhất Trung Quốc bao gồm: tượng Phổ Hiền Bồ Tát, Chùa Đồng, Chùa Bạc, Chùa Vàng (Kim Đỉnh) và đỉnh Vạn Phật.
Nhật
Xuất : Điều thú vị và ngoạn mục đối với du khách khi xem mặt trời mọc ở
Kim Đỉnh là thấy mặt trời và mây rất gần và lại thấp hơn mình.
Phật Quang : ở Kim Đỉnh thỉnh thoảng có những luồng ánh sáng hình tròn bảy màu xuất hiện được xem như là hào quang của Phật.
Đó
là một khoảnh khắc, đứng trên đài cao nghìn dặm ta chợt thấy một cầu
vồng hình tròn bảy sắc rực rỡ hiện lên trên không trung giữa mây ngàn,
như hào quang của Bồ Tát hiển linh hiện hình trong niềm tin vào cõi vĩnh
hằng.