TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Tuesday 1 January 2019

Thiền kệ trong đời sống



HAPPY NEW YEAR 2019
Kính Chúc Quí Vị Vạn An
VP.PHTQ.CANADA
 
Thiền kệ trong đời sống
 
Mắt trông thấy sắc rồi thôi.
Tai nghe thấy tiếng nghe rồi thì không.
Trơ trơ lẵng lặng cõi lòng.
Nhẹ nhàng ta bước khỏi vòng trầm luân.
Ngày mai ai cũng chết.
Ngày nay không tranh cãi.
Muôn sự không còn mãi.
Gắng giữ tâm thanh tịnh.
 
Niệm Phật hay tọa thiền.
Nên nhớ lời Tổ dạy.
Nhứt định không tranh cãi.
Gắng giữ tâm thanh tịnh.
Xin học hạnh của đất.

Nhận chịu tiếng thị phi.

Từ người thân kẻ lạ.
Không khuấy động tâm ta.
 
Xin học hạnh của đất.
Nhận chịu của thế gian.
Thơm tho hay hôi thúi.
Hóa thành đóa hoa tươi.

Người đời tặng tên đạn.
Phê phán và phỉ báng.
Biết tu tâm dưỡng tánh.
Hóa thành đóa hoa tươi.
Chuyện gì rồi cũng qua.
Hơn thua phiền não mà.
Biết tu tâm dưỡng tánh.
Không còn người với ta.
 
Chuyện gì rồi cũng qua.
Đấu tranh phiền não mà.
Biết tu tâm dưỡng tánh.
Lẵng lặng mọi chuyện xa.
Chuyện gì rồi cũng xong.
Phê phán thêm phiền lòng.
Biết tu tâm dưỡng tánh.
Muôn pháp thảy đều không.

Nhạn quá trường không.
Ảnh trầm hàn thủy.
Nhạn vô di tích chi ý.
Thủy vô lưu ảnh chi tâm.

Theo kinh nghiệm sống,
ít ai hối hận,
vì mình ít nói.
Nhiều người hối hận,
vì nói quá nhiều,
và nói quá lời.


Đừng mang vào lòng bất cứ cái gì thì tâm nhẹ nhàng,

còn ôm vào lòng càng nhiều thì tâm càng nặng nề, càng khổ.



Không nên ôm chặt vào nhiều

vì nó đến rồi nó sẽ đi,

biết vậy, thì tâm nhẹ nhàng lắm.

Còn cố chấp thì sẽ khổ đau, đơn giản.



Ai khéo ứng dụng sống được như vậy,

thì đời mình sẽ bớt khổ rất nhiều.

Bao nhiêu đó có thể tu hết cuộc đời này cũng tương đối đủ rồi.

Đâu cần phải vô chùa, mới gọi là tu đâu!



Hiểu rồi khéo thuận theo nhân quả vô thường

và sống với tâm sáng suốt của mình,

sống với Phật tánh sẵn có nơi mình.

Đó mới là cái không mất.



Nếu ở đời biết

khéo sống có đạo lý,

khéo biết tùy duyên

thì

dù ở ngoài đời nhưng vẫn vui sống có đạo.



Cư Trần Lạc Đạo

chính nghĩa là như vậy.