TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Sunday 8 September 2019

Chùa-Bà-Đanh




Chùa Bà Đanh có thật sự vắng khách không mà nổi tiếng đến độ đưa vào câu ví “vắng như chùa Bà Đanh”, già trẻ đều thuộc? 

Dân gian xưa vẫn có câu "Vắng như chùa Bà Đanh" hay là "Vắng tanh như chùa Bà Đanh" để nói về một nơi nào đó cô quạnh, hoang vu, không có nhiều người. Và dù rằng ai cũng đã từng dùng câu nói này ít nhất một lần trong đời, nhưng chắc chắn có rất ít người biết nguồn gốc của nó. Vậy chùa Bà Đanh có thật ngoài đời không, nó có vắng như lời đồn hay không? Và tại sao lại vắng như vậy?

Chùa Bà Đanh có thật sự vắng khách không mà nổi tiếng đến độ đưa vào câu ví “vắng như chùa Bà Đanh”, già trẻ đều thuộc!? - Ảnh 1.
Anh Hoàng Nam, một Youtuber có khá nhiều người theo dõi trên mạng xã hội mới đây đã có chuyến đi về tỉnh Hà Nam và ghé thăm địa danh Chùa Bà Đanh để tìm hiểu xem đây có phải là nơi dân gian vẫn đồn về sự vắng vẻ hay không. Kết quả là sau khi tìm hiểu một vòng và ghi lại những thước phim cho mọi người cùng xem thì ai cũng phải gật đầu đồng ý: Đúng là Vắng như chùa Bà Đanh thật.
Được biết, chùa Bà Đanh này còn gọi "Bảo Sơn Nữ", tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Chùa có diện tích khoảng 10ha, được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung.
Chùa Bà Đanh có thật sự vắng khách không mà nổi tiếng đến độ đưa vào câu ví “vắng như chùa Bà Đanh”, già trẻ đều thuộc!? - Ảnh 2.
Anh Hoàng Nam trước cổng ngôi chùa Bà Đanh trong truyền thuyết.
Chùa rất rộng, cây cối um tùm tuy nhiên lại hoàn toàn vắng bóng người. Khi anh Hoàng Nam ghé vào thì phải tìm rất lâu mới thấy được ông ông Từ (người trông giữ chùa) nhưng ông cũng đang nằm ngủ. Sau khi đánh thức được ông dậy thì anh Nam và bạn cũng không kéo được ông đi cùng mà đành phải tự đi tìm hiểu.
Suốt cả hành trình, ngoài ekip của anh Nam, bạn anh Nam và ông từ nọ thì chùa cũng không thấy xuất hiện thêm người nào ghé chơi hoặc đến làm lễ. Toàn bộ không gian chùa được bao phủ một sự im ắng đến nỗi cơn gió thoảng qua cũng có thể nghe rõ tiếng xì xào.
Chùa Bà Đanh có thật sự vắng khách không mà nổi tiếng đến độ đưa vào câu ví “vắng như chùa Bà Đanh”, già trẻ đều thuộc!? - Ảnh 3.
Chùa cực kỳ vắng vẻ, không một bóng người.
Anh Nam có đem cái sự thắc mắc không chỉ của anh mà còn của rất nhiều người khác về câu nói "Vắng như chùa Bà Đanh" để hỏi ông từ thì nhận được câu trả lời rằng: Ngôi chùa này thờ Bà, lại nằm ở thôn Đanh Xá cho nên mới gọi là chùa Bà Đanh. Khi xưa xây dựng chùa, các cụ đã chọn địa điểm là khu vực bán đảo nằm tách biệt với nơi có người sống, mặt trước của chùa hướng ra sông Đáy.
Đây là nơi có núi, có sông nhưng lại vô cùng vắng vẻ vì xa khu dân cư cho nên mới hiếm người qua lại. Trải qua thời gian, tuy nhà cửa có được xây dựng nhiều hơn nhưng mà vì chùa vẫn nằm riêng lẻ ở một góc cho nên người dân cũng không có thói quen ghé qua viếng chùa nhiều cho lắm. Cũng theo lời anh Hoàng Nam thì chùa Bà Đanh chỉ đông đúc hơn đôi chút vào ngày Rằm hay Mồng Một khi mọi người vào lễ, còn ngày thường thì cực kỳ vắng vẻ.
Chùa Bà Đanh có thật sự vắng khách không mà nổi tiếng đến độ đưa vào câu ví “vắng như chùa Bà Đanh”, già trẻ đều thuộc!? - Ảnh 4.
Toàn cảnh chùa Bà Đanh từ trên cao.
Chùa Bà Đanh có thật sự vắng khách không mà nổi tiếng đến độ đưa vào câu ví “vắng như chùa Bà Đanh”, già trẻ đều thuộc!? - Ảnh 5.
Chùa nằm trên bán đảo, mặt hướng ra phía sông Đáy.
Mà không chỉ có nguyên nhân vị trí địa lý, anh Nam cũng tìm hiểu được là hiện nay, chùa không mở cửa miễn phí cho người dân mà tiến hành thu 30 ngàn đồng cho mỗi lượt người. Theo anh thì đây không phải là mức giá thấp cho một ngôi chùa ở tỉnh xa. Điều này dẫn đến hậu quả là có những đoàn đi rất đông người muốn vào viếng chùa. Tuy nhiên, khi tất cả đã tề tựu đông đủ thì chiếc vé kia lại ập vào mặt khiến cho họ nhất trí chỉ cử một đại diện vào làm lễ rồi sau đó cùng nhau quay đầu về.. Và rõ ràng, vì quy định này mà chùa vốn đã vắng nay lại càng vắng hơn.
Chùa Bà Đanh có thật sự vắng khách không mà nổi tiếng đến độ đưa vào câu ví “vắng như chùa Bà Đanh”, già trẻ đều thuộc!? - Ảnh 6.
Chùa thu phí người đến viếng 30k/lượt cho nên ngày càng có ít người vào thăm hơn.
Đúng là ở đời cái gì cũng có nguyên do của nó mọi người nhỉ, không tự dưng mà ai cũng ví von "Vắng như chùa Bà Đanh" đâu. Sau này mà có gặp ai còn thắc mắc thì mọi người hãy nhớ đến những thông tin trong bài viết này để giải thích cho người ta nhé, cũng hữu ích lắm thay.
Theo Nhân Mã
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll 
Bài viết khác năm 2010

VẮNG NHƯ CHÙA BÀ ĐANH
Chùa Bà Đanh là một danh thắng của đất Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, từ xa xưa vẫn gắn liền với câu thành ngữ nổi tiếng “vắng như chùa Bà Đanh”.
Trên đường tìm đến ngôi chùa này, tôi cứ ngẫm nghĩ và tò mò mãi, không biết chùa Bà Đanh vắng vẻ, hiu quạnh thế nào mà dân gian lại lưu truyền như vậy?
                                                                       
“Vắng như chùa Bà Đanh”.
Từ thành phố Phủ Lý rẽ vào quốc lộ 21, đi cầu Quế khoảng hơn 1km, chúng tôi thấy chùa Bà Đanh thấp thoáng hiện ra sau những bóng cây. Ngôi chùa u tịch nhìn ra con sông Đáy trôi chảy hiền hòa. Bến nước của chùa Bà Đanh nằm thoai thoải bên bờ sông, các bậc đá màu xám ngà ngà nổi bật giữa màu xanh của cây cỏ và dòng nước phẳng lặng như gương. 
 
Chùa Bà Đanh hiện ra thấp thoáng sau những bóng cây
 
Con đường nhỏ dẫn vào chùa Bà Đanh rợp bóng nhãn, vải

Đi qua chiếc cầu treo Cấm Sơn khá bề thế bắc qua sông Đáy, vòng lên một đoạn đường đê vắng vẻ, chúng tôi bắt gặp tấm biển bằng đá ghi “Di tích lịch sử văn hoá chùa Bà Đanh và núi Ngọc”.

Chùa Bà Đanh thuộc địa phận thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách núi Ngọc khoảng 100m. Từ núi Ngọc và từ chân đê, đi qua những đoạn đường nhỏ vắng lặng rợp bóng vải thiều, nhãn..., du khách sẽ thấy tam quan chùa Bà Đanh hướng về phía con sông Đáy thơ mộng.
Khoảng sân rộng được lát đá trồng nhiều loại cây như đa, hoàng lan, sứ… Những cây bưởi trĩu quả vỏ vàng tươi tắn, những cây táo ta sai quả gợi nên hình ảnh một cuộc sống thanh đạm mà trù phú. Đặc biệt, ngôi chùa trồng một cây đào tiên tán thấp có quả to, tròn và dẹt dẹt như bưởi nhưng vỏ nhẵn thín màu xanh bóng, chi chít đầy cành. 
 
Tam quan chùa Bà Đanh
 
Một góc sân chùa u tịch

Chùa Bà Đanh gồm nhiều công trình như: nhà bái đường, nhà thượng điện, nhà trung đường, phủ thờ Mẫu, nhà tổ… Trên các cột và vì kèo chạm khắc tinh vi theo đề tài “Ngũ phúc”, “Tứ linh”, “Tùng mã”, “Mai điểu”…

Ngay gần đó là một bến nước lớn uy nghiêm nhưng vắng vẻ, trên các bậc lên xuống của bến nước, lá đa rụng đầy gợi không khí u tịch. Đứng trên bến nước, ngắm nhìn khung cảnh sơn thủy hữu tình, cái lặng yên nhắc cho trái tim mẫn cảm nhớ đến câu thơ của Trần Đăng Khoa: “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa/Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”.

Ngôi chùa của những truyền thuyết dân gian
Chùa Bà Đanh có tên chữ là Bảo Sơn tự, ngoài thờ Phật còn thờ Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu và Tứ Pháp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (bao gồm Pháp Vân - mẹ Mây, Pháp Vũ - mẹ mưa, Pháp Lôi - mẹ Sấm, Pháp Điện - mẹ Chớp).

Lịch sử xây chùa Bà Đanh gắn liền với nhiều truyền thuyết lạ kỳ như tích về mẹ Phật Man Nương – được cho là nguồn gốc của Tứ Pháp – vốn lưu truyền rộng rãi ở các tỉnh đồng bằng Bắc Phần. 
 
Một toà nhà trong tổng thể kiến trúc chùa Bà Đanh
 
Du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm chạm khắc gỗ tinh xảo
 
Bến nước chùa Bà Đanh nằm bên con sông Đáy hiền hoà lá đa rụng đầy
 
Con rồng đá nơi Tam quan

Tượng Bà Chúa Đanh được thờ trong chùa tương truyền là một người con gái được các Thần phái về để trông coi vùng này. Từ khi nhân dân trong vùng xây xong chùa thì sản xuất thuận lợi, không còn thiên tai mất mùa, đời sống trở nên đầm ấm, trù phú. Do đó, trong tâm thức dân gian Bà Chúa Đanh chính là vị thần mùa màng, phù hộ cho nông nghiệp.

Nhiều người kể rằng do chùa Bà Đanh quá linh thiêng nên khách thập phương cũng ít dám ghé qua vì sợ nếu thất lễ sẽ bị trừng phạt. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chùa ở xa khu dân cư, cách trở núi sông, giao thông không thuận tiện nên ít người lui tới. Dù giải thích thế nào thì dường như nguồn gốc câu thành ngữ “Vắng như chùa Bà Đanh” vẫn là một bí ẩn!
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll