From: "Loc Vu" <giaochi12@gmail.com>
To: "012 Nguyen thi Thai" <tns0975@yahoo.com>, "Loc Vu" <giaochi12@gmail.com>
Sent: Wednesday, December 25, 2019 11:48:19 PM
Subject: Re: Merry Christmas & Happy 2020
To: "012 Nguyen thi Thai" <tns0975@yahoo.com>, "Loc Vu" <giaochi12@gmail.com>
Sent: Wednesday, December 25, 2019 11:48:19 PM
Subject: Re: Merry Christmas & Happy 2020
Thân gửi chị Trùng Dương.
(Một thủa Sóng Thần)
và quý thân hữu: “Phim 2
đức Giáo Hoàng”
Sau đây là chút chuyện
dông dài cuối năm 2019.
1) Quà Giáng sinh Tôi rất vui mừng nhận món quà Giáng sinh của
chị. Nếu chị không điểm phim này, quả thực tôi không biết. Qua thế giới Mạng
hiện nay. Tuổi này mà còn lưu luyến cuộc sống, quả thực là tiếc nhiều chuyện
trên Mạng sẽ không đem theo được. Cảm ơn món quà cuối năm. Lại nhờ tin
tức ghi ở phần cuối, được biết Trùng Dương viết quá nhiều các tiểu luận trên Da
Mầu từ bao năm qua. Quả thực xứng đáng là người đứng tên đại diện cho Sóng Thần
của Saigon trước 75.
2) Phật và Chúa. Thời gian gần đây trên diễn đàn Ảo Việt Ngữ
thường có nhiều tranh luận giữa hai phe Phật và Chúa. Hết sức đáng tiếc. Tin
tức cho biết ngay cả các hàng giáo phẩm cũng đề cập đến chuyện đức Chúa ngày
xưa nói tiếng gì và ngài có vợ hay không. Vân Vân. Tôi thiển nghĩ tín ngưỡng là
vấn để Lòng Tin, không thể giải thích bằng khoa học thực nghiệm. Câu chuyện
phim Hai Đức Giáo Hoàng là một đáp án tôn giáo về Tình Người hết sức hấp dẫn.
Cảm ơn Trùng Dương đã viết và phổ biến.
3) Đạo và Đời: Phải chăng lịch sử về cuộc đời của các nhà lãnh
đạo tôn giáo thật sự không quan trọng bằng những điều các ngài suy tưởng và
giảng dạy. Điều quan trọng hơn nữa là đệ tử đã tô vẽ thêm những huyền thoại cho
các đấng cứu thế. Nhưng thực sự xuất sắc là các nhà tổ chức trên thế giới trải
qua nhiều niên đại đã thành công qua chính trị, thương mại, giáo dục, văn hóa,
nghệ thuật để xây dựng truyền thống cho toàn cầu như ngày kỷ niệm lễ Giáng Sinh
đã trở thành vĩ đại. Nói theo dân giả, tôi là bên Đời mà cũng sống
trong ảnh hưởng của thế giới bên Đạo. Thế giới của niềm tin vào thượng đế của
nước Mỹ với Thiên Chúa Giáo, Tin Lành và của cả đạo Do Thái. Nhưng sau mùa
Giáng Sinh, gia đình lại trở lại với vai trò của Phật Tử lười biếng chờ đến 1
Tết mới lên chùa lễ Phật một lần.
4) Đức Phật có đi đái
không? Thuộc gia đình đạo Phật
chỉ ghi trên giấy tờ nhưng niềm tin tôn giáo vẫn súc động xin phép ghi lại bài
viết của tác giả vô danh với tựa đề hết sức vô lễ, xin gửi tặng tác giả Trùng
Dương như sau
Đức
Phật có đi đái hay không. (Vô danh) Đức Phật uống nhiều nước
thì ngài có đi đái hay không. Thuở nhỏ, câu hỏi đầu
tiên của tôi về Phật là liệu khi Đức Phật uống nhiều nước thì ngài có đi đái
hay không. Lớn lên, rồi cuộc sống rồi cơm áo rồi ân oán tình thù cứ xoay
vần làm cản trở nhiều lần định tiếp cận Phật của tôi. Tôi chỉ muốn tiếp cận để
tìm hiểu xem thực sự nếu ngài uống nhiều nước, thì ngài có đi đái hay không.
Mới đầu tiếp cận, thì bạn
cũng quá hiểu, Phật là một sự khủng khiếp, quyền năng vô thượng. Đến Tôn Ngộ
Không là anh hùng trong mắt bọn chúng tôi, mà Phật lật tay phát úp gọn. Một
mảnh bùa gán lên là năm trăm năm người anh hùng chỉ có nằm ăn viên sắt và uống
nước rỉ đồng mà sống qua ngày. Rồi thiên hạ triệu triệu người triều bái, cúng
hàng trăm vạn lượng hoàng kim để cầu khẩn Ngài. Ngài là thần trên muôn thần,
đến Ngọc Hoàng thượng đế bá đạo anh hùng như vậy mà vẫn dưới quyền ngài bảo kê.
Nói chung, tiếp cận ngài chỉ thấy dân gian mô tả quyền năng vô hạn lượng, và
lòng từ bi cũng lượng vô hạn. Tôi không cách nào hỏi được thế thực sự ngài có
đi đái hay không.
Rồi đến những ngày gần
đây, khi bạn tôi, nhà khoa học Gấu Phệ cũng theo Phật, ngày ngày cúi lạy ngài,
bề ngoài là xin giác ngộ nhưng tôi biết mong muốn thực sự của Gấu Phệ là giảm
cân mà không phải ăn kiêng. Tôi lại càng muốn tiếp cận ngài để hỏi ngài có đi
đái hay không. Rồi kì duyên đến, đến kì lạ một cách khó tả, giúp tôi tìm được
câu trả lời. Tất cả những gì nhân gian họ nói về Phật, kể cả những người tu
hành, đa phần là sai lạc và ngụy tạo. Những gì Đức Phật để lại truyền dạy đã bị
bóp méo, thậm chí bóp méo nhiều lần.
Thứ nhất, Phật không phải
vị thần, cũng không phải thượng đế hay cũng chẳng phải giáo chủ gì hết. Phật là
trạng thái tỉnh, còn chúng sinh hiện nay đang trong trạng thái mê. Phật là
người đã giác ngộ. Giác là tỉnh, Ngộ là nhận ra. Còn chúng sinh là những người
chưa tỉnh. Đức Phật là người tỉnh, truyền lại cách tỉnh lại cho nhân gian. Đơn
giản vậy thôi. Tớ tỉnh rồi, tớ nhận ra và muốn giúp các bạn tỉnh. Không phải
sáng lập phái, cũng không áp đặt. Loài người mới tiến bộ tới mức chấp nhận sự
bình đẳng của mọi người từ màu da sắc tộc đến xuất thân.
Phật thì bá đạo hơn, Phật
coi vạn vật bình đẳng, từ cỏ cây hoa lá chim muông bình đẳng như con người hết.
Không phân biệt, thậm chí không phân biệt ta và ngoài ta luôn. Đức Phật là
người, cái ngài tìm thấy gọi là Đạo.
Đạo vốn có hằng có và tự
có như vậy. Ngài không sáng tạo ra, cũng chẳng chuyển rời, mà chỉ đơn giản là
thấy. Cho nên không có chuyện Đức Phật di chuyển bốn biển hay hô mưa gọi gió.
Ngài chả làm được cái gì, thậm chí còn không khỏe bằng tôi. Và Ngài cũng chẳng
trừng phạt được ai, vì tội xếch mé hay nói xấu Ngài. Có tu sĩ Bà La Môn đến xúc
xiểm, Ngài cũng chỉ dùng lời mà đáp, ông kia nghe thì nghe, không nghe thì
không nghe. Ngài cũng chẳng có Như Lai Thần Chưởng đánh sấp mặt mấy thằng bắt
Ngài. Đơn giản, Ngài chỉ là người, và người này đặc biệt là đã tỉnh ngộ. Đạo
đơn giản là các quy luật tự nhiên mà Ngài thấy. Nghĩa là gì, ra mưa Ngài vẫn
ướt. Gai đâm, Ngài vẫn đau. Và tôi tìm được câu trả lời, đó là uống nhiều nước
Ngài vẫn đi đái, mà có khi đái như sứa luôn.
Tất cả những gì quyền
năng và sự khủng khiếp nhân gian nói về Đức Phật là họ gán như vậy. Và tôi cũng
biết luôn rằng, Ngài chẳng cho ai được cái gì. Làm gì có mà cho. Một xu dính
túi cũng không. Những gì cầu khẩn từ một vị thần ban phát là người đời tự tưởng
vậy. Họ kính, họ cầu, và họ tự nghĩ vậy.
Đức Phật tuy không cho
đời một xu. Nhưng cái cho đời chính là một con đường. Nôm na, ông là bậc thầy
và chỉ vẽ. Làm hay không là do thằng nghe, ông không liên quan, không cấp vốn,
không gò ép, không chiêu dụ, không tiếp tay. Cái thấy và cái biết của Đức Phật
không được ngài nói hết kể hết, vì theo ngài đó là vô nghĩa. Sau này, chúng
sinh ngộ sẽ tự biết. Cái mà Đức Phật truyền duy nhất đó là: con đường diệt Khổ.
Đầu tiên, Ngài xác định
đối tượng cần giải quyết. Đó là Khổ. Chiết nghĩa được từ này chắc cả vạn quyển
không xong. Đơn giản, ta cứ gọi là Khổ đã. Tiếng Anh dịch là suffering (sự chịu
đựng). Sau này, bạn sẽ hiểu Khổ không phải khổ đau ta hay dùng mà Khổ đơn giản
là sự sai lệch giữa kỳ vọng và thực tế. Thực tế mưa, bạn muốn nắng, đó là khổ.
Thực tế nóng, bạn muốn lạnh, đó là khổ. Khi nào, thực tế mưa bạn thấy vui, nắng
cũng thấy vui, đi qua đống rác thấy thối, nhưng vẫn vui và chấp nhận rác thì
phải thối, thì bạn là Phật.
Phật không dạy Cân Đẩu
Vân, không dạy biến hình, không dạy thần thông. Ngồi thiền 49 ngày, rồi quyết
định theo con đường Trung Đạo và soạn ra Tứ Diệu Đế cho đời. Xác định được Khổ,
ngài viết là Khổ Đế. Tiếp theo, Ngài dạy nguyên nhân Khổ tức Tập Đế. Khi biết
nguyên nhân Khổ, lại dạy diệt Khổ rồi thì sẽ như nào, tức là Diệt Đế. Diệt Đế
nôm na là mục đích muốn tới, là mười quả bóng bowling đã thấy rõ. Cuối cùng,
nắm rõ mục đích, Ngài mới dạy cách đi tới đích tức Đạo Đế, cách diệt Khổ. Và
cách diệt Khổ có 8 cách tức Bát Chánh Đạo. Cực kỳ rõ ràng và khúc chiết. Không
à uôm loằng ngoằng. Đức Phật biết rất nhiều, nhưng không nói hết vì không liên
quan. Phật chỉ truyền cho nhân gian bốn điều trên, tức Tứ Diệu Đế, bốn chân lý
kỳ diệu. Chúng sinh nắm được bốn điều kỳ diệu trên là đạt con đường tiệm tu đắc
quả A La Hán. Tuy chậm nhưng chắc chắn.
Tức là trước khi ngộ, chẻ
củi gánh nước. Sau khi ngộ, cũng chẻ củi gánh nước. Không có biến hình, không
có bay lượn, không có siêu giàu. Tất cả vẫn y nguyên chỉ là trước đây Vô Minh
tức ngu, giờ sáng, biết và hiểu quy luật nó thế. Trước khi ngộ, sờ tay bị điện
giật. Sau khi ngộ, sờ tay điện vẫn giật, chỉ là biết rồi nên không sờ nữa. Vũ
trụ đất trời vẫn vận hành như trước, chỉ là kẻ ngộ rồi không còn khổ vì thấy nó
bình thường, quy luật nó phải thế. Không còn ái li biệt khổ, cái khổ vì xa cách
người mình yêu. Không còn oán tắng hội khổ, cái khổ vì gặp kẻ mình ghét. Không
còn cầu bất đắc khổ, cái khổ vì cầu không được ước không thấy.
Tức là nếu Đức Phật uống nhiều nước, Ngài vẫn đi đái, nhưng Ngài hiểu điều đó.
Tức là nếu Đức Phật uống nhiều nước, Ngài vẫn đi đái, nhưng Ngài hiểu điều đó.
Tất cả những gì nhân gian
huyền hoặc về Phật về Pháp là bịa đặt. Thậm chí cản đường những người truy cầu
chính đạo đến với Phật Pháp. Phật Pháp quá đơn giản, tới mức nói vài câu đã
hết. Nhưng thế giới tự vẽ rắn thêm chân rết cười nắc nẻ, ra cả một mớ loạn xạ
rườm rà, pháp khí rồi đạo môn. Cái chân lý thì không nắm, chỉ chạy theo thần
thông với chả hư hoa. Đức Phật gọi chúng sinh là kẻ mê cũng đúng. Đưa thuốc
giải cho mấy thằng mê thì chúng nó cũng chỉ gây mê thêm những thằng khác mà
thôi.
Đức Phật nói rằng nếu yêu
quý ngài, noi theo ngài thì cũng chỉ làm được người khôn, chứ không tự tu thì
không thành được kẻ ngộ. Tất cả những hình tượng lập ra để thờ Phật là do đời
sau yêu mến, suy tôn và tưởng nhớ nên lập ra, chứ Đức Phật không mong cái đó,
cũng không tạo dựng cái đó. Tất cả đều bình đẳng, và phải tự ngộ, ta chỉ là
người vẽ chút kinh nghiệm, các người thấy ta sai thì cứ bỏ mà tự tìm đúng, đừng
lạy ta để xin ta.
Ngàn năm mặt trời vẫn thế
là bản thể mặt trời. Nhưng nhận thức về mặt trời của con người luôn thay đổi,
ngày càng sáng rõ hơn. Thay đổi mãi, đổi mãi để tiệm cận đến bản thể thực sự
của mặt trời. Cho dù nhận ra rồi, thì mặt trời vẫn thế, chỉ là con người đó đỡ
khổ vì ngu vì vọng tưởng mặt trời thôi. Chứ đừng mong dịch chuyển hay bắn rụng
mặt trời.
Có nghĩa là gì ? Nghĩa là
nếu không làm thì không bao giờ có. Không làm thì Việt Nam không thành siêu
cường được đâu, ngồi đó mà lạy Phật. Chỉ là nếu làm, thì hãy làm theo quy luật
vận hành tự nhiên thì sẽ thành công. Nhắm mắt làm bừa làm ẩu thì chỉ có xuống
hố. Vì khi Đức Phật uống nhiều nước, Ngài cũng phải đi đái mà thôi.
NGUỒN:ST-facebook
NGUỒN:ST-facebook
5)Sau
cùng xin chuyển tiếp Bcc bài điểm phim của Trùng Dương đến các bạn theo
danh sách ghi nhận được của thân hữu. Quý vị niệm tình tha thứ vì chúng tôi
nghĩ rằng toàn chuyện hay ho nên phổ biến. Nếu không đồng ý xin thông báo chúng
tôi sẽ cố gắng tìm lại trong danh sách để bỏ tên ra.
Giao Chỉ, San Jose.
Xin xem điểm
phim đính kèm
Pope Benedict Pope Francis
Anthony Hopkins (vai Pope Benedict) và Jonathan
Pryce (vai Hồng y Bergoglio) chuyện trò trong một cảnh của phim “Hai vị
Giáo hoàng” tại Phòng Nước Mắt trong Vatican được tái dựng lại cho phim.
(Ảnh Peter Mountain)
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Tứ Diệu Đế là gì?
Kính mời tham khảo:
http://phtq-canada.blogspot.com/2019/12/giac-ngo-va-giai-thoat.html
http://phtq-canada.blogspot.com/2015/11/tap-san-tu-bi-tri-tue-phtq30-tet-nguyen.html
Kính mời tham khảo:
http://phtq-canada.blogspot.com/2019/12/giac-ngo-va-giai-thoat.html
http://phtq-canada.blogspot.com/2015/11/tap-san-tu-bi-tri-tue-phtq30-tet-nguyen.html
Toàn bộ Chánh Pháp của Đạo Phật nhằm mục đích chỉ
rõ cái khổ của cuộc đời, nguyên nhân gây ra đau khổ, tiếp theo chỉ rõ cảnh giới
niết bàn tịch diệt và con đường dẫn chúng ta đến cảnh giới an lạc đó.
Trong kinh sách gọi đó là "Tứ Diệu Đế",
gồm có: khổ, tập, diệt, đạo.
Đó chính là cách
Đức Phật cứu độ chúng sanh, ban
phước cho chúng sanh vậy.
Do đó, chúng ta hãy tìm hiểu:
Tứ Diệu Đế là gì?
Đức Phật đã giác ngộ
điều gì
và
giải thoát như thế
nào?
* *
1) Điều trước tiên Đức Phật giác ngộ: cuộc đời là
khổ. Thực vậy, chúng ta ai ai cũng đều công nhận cuộc đời "khổ nhiều vui
ít". Những niềm vui trong cuộc sống thực là hiếm hoi. Trái lại, những điều
phiền não, đau khổ, bất trắc, bất như ý, bất toại nguyện thì quá nhiều. Ngoài
cái khổ vì thiếu ăn, thiếu mặc của những người nghèo đói do thiếu phước báo,
cái khổ đến với mọi người trên khắp thế gian, không phân biệt già, trẻ, lớn,
bé, nam phụ lão ấu, địa vị, học thức, giàu nghèo, địa phương, sắc tộc, tôn
giáo, vua chúa hay thường dân, đời này hay đời trước. Cái khổ chung của tất cả
mọi người trên thế gian đó là những gì?
Đó chính là chúng ta khổ vì: sanh, già, bệnh, chết.
Chúng ta khổ vì sanh ra trong cuộc đời dẫy đầy những chuyện bất như ý, khó
khăn, đấu tranh, sóng gió và gian nan, vì tuổi già sức yếu, đi đứng khó khăn,
vì bệnh hoạn đau đớn triền miên, vì cái chết đến bất ngờ, không như ý. Chúng ta
muốn được luôn luôn bình an, trẻ mãi không già, khỏe mãi không đau, sống mãi
không chết, nhưng nào có ai được như vậy đâu? Chẳng những chúng ta khổ vì sanh,
già, bệnh, chết, chúng ta còn khổ vì xa lìa người thân thương, vì gặp những
người không ưa, những kẻ oán thù, vì cầu nguyện, van xin nhiều quá, mà chẳng
được gì, vì ngũ ấm xí thạnh, nghĩa là cái thân xác ngày một to béo nặng nề một
cách khổ sở, và quan trọng hơn, chúng ta khổ vì cái vọng tâm điên đảo đảo điên,
cái vọng tưởng lăng xăng lộn xộn, thay đổi từng giây từng phút, không lúc nào
ngừng nghỉ, ví như con vượn chuyền cây, như con ngựa chạy rong, như con trâu
giẫm đạp lúa mạ của người.
Cái tâm ý điên đảo đảo điên, cái vọng tưởng lăng xăng
lộn xộn, tạo tội tạo nghiệp này, là nguyên nhân chính dẫn chúng ta vào vòng
sanh tử luân hồi.
Làm sao hàng phục và an trụ được cái tâm ý này
chính là trọng tâm của đạo Phật.
Trong kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:
"Cuộc đời là biển
khổ. Nước mắt chúng sanh nhiều hơn bốn biển lớn".
Cuộc đời đầy dẫy những chuyện khổ đau, chúng sanh chìm đắm trong biển khổ, khiến cho nước mắt trong nhiều đời nhiều kiếp có thể so sánh với nước bốn biển lớn. Con người mãi mê đấu tranh, giành giựt, hận thù, bon chen, hơn thua trong cuộc sống, do lòng tham lam, sân hận, si mê, mà quên đi những khổ đau, cho đến khi nhắm mắt lìa đời, cũng chưa giác ngộ được. Đó là nguyên nhân dẫn dắt chúng ta vào vòng sanh tử luân hồi.
2) Đạo Phật nhận định cuộc đời là biển khổ, nhưng
không đưa tới quan niệm tiêu cực, bi quan, yếm thế, chán đời. Đức Phật dạy
chúng ta nhận định như vậy để thức tỉnh, để tìm phương cách giải thoát, không
còn chìm đắm trong những cơn vui giả tạm, ngắn ngủi, những danh vọng, quyền
tước, vật chất của thế gian. Cũng như một vị thầy thuốc chẩn bệnh, định bệnh để
tìm ra nguyên nhân gây bệnh và tìm cách chữa trị. Cho nên, ngay sau đó, Đức
Phật chỉ rõ nguyên nhân gây ra khổ đau.
Trong Kinh Viên Giác, Đức Phật có dạy:
"Con người vì vô minh cho nên có hai thứ chấp:
chấp ngã và chấp pháp.
Đó là hai nguyên nhân chính gây ra phiền não và khổ
đau của cuộc đời".
Khi nào hiểu được một cách rõ ràng và phá trừ được
hai nguyên nhân chính gây ra khổ đau, chúng ta sẽ tìm được an lạc hạnh phúc
thực sự trong cuộc sống hiện tại.
Thế nào là "chấp ngã"?
Chấp ngã có hai phần: vật chất và tinh thần. Về vật
chất, chúng ta chấp cái thân xác tứ đại mấy chục ký lô này là "mình".
Về tinh thần, chúng ta chấp cái tâm suy nghĩ, tính toán, suy lường là chính
"mình". Nếu có người hỏi: chúng ta là ai? Chúng ta liền chỉ vào thân
mình và trả lời: Tôi đây nè! Thực ra, cái xác thân tứ đại giả tạm này đâu phải
là "mình". Cái xác thân tứ đại bao gồm những chất: đất, nước, gió,
lửa, tụ hội với nhau trong một thời gian, từ khi cha mẹ sinh ra, cho đến khi
chúng ta thở ra, mà không muốn hít vào nữa, thì ô hô tử vong! Thời gian đó ít
năm, nhiều năm, ngắn dài tùy theo nghiệp duyên của mỗi người. Người đời thường
gọi đó là: số mạng, định mạng, hay số mệnh, định mệnh.
Có người được vài chục năm. Có người chỉ trong hơi thở! Lúc đó, hơi thở trở về với gió, hơi ấm trở về với vũ trụ, các chất lỏng như máu, mủ, nước tiểu trở về với nước, các chất cứng như thịt, xương trở về với đất. Cái gì là "mình" đây? Còn lại chỉ là cái xác không hồn, cái tử thi bất động. Cái xác thân tứ đại của chúng ta tan rã, trở về với tứ đại của vũ trụ. Nói nôm na là: cát bụi trở về với cát bụi. Thậm chí, ngay khi còn sống hiện nay, nếu chúng ta không vay mượn tứ đại bên ngoài để bồi bổ từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây, thì chúng ta đâu tồn tại được. Luôn luôn mượn không khí thở ra hít vào, lát lát mượn ly nước, ngày ngày mượn vài ba chén cơm. Cái thân tứ đại muốn khỏe thì khỏe, muốn đau yếu thì đau yếu, chúng ta không thể làm chủ nó như ý muốn của chúng ta được. Vậy mà chúng ta cứ chấp chặt cái thân xác tứ đại là "mình", chúng ta dành trọn cuộc đời để yêu mến, cung phụng, săn sóc nó, thì quả là chúng ta quá mê muội, đang sống trong mộng tưởng, trong cơn mê, mà không biết đó thôi.
Có người được vài chục năm. Có người chỉ trong hơi thở! Lúc đó, hơi thở trở về với gió, hơi ấm trở về với vũ trụ, các chất lỏng như máu, mủ, nước tiểu trở về với nước, các chất cứng như thịt, xương trở về với đất. Cái gì là "mình" đây? Còn lại chỉ là cái xác không hồn, cái tử thi bất động. Cái xác thân tứ đại của chúng ta tan rã, trở về với tứ đại của vũ trụ. Nói nôm na là: cát bụi trở về với cát bụi. Thậm chí, ngay khi còn sống hiện nay, nếu chúng ta không vay mượn tứ đại bên ngoài để bồi bổ từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây, thì chúng ta đâu tồn tại được. Luôn luôn mượn không khí thở ra hít vào, lát lát mượn ly nước, ngày ngày mượn vài ba chén cơm. Cái thân tứ đại muốn khỏe thì khỏe, muốn đau yếu thì đau yếu, chúng ta không thể làm chủ nó như ý muốn của chúng ta được. Vậy mà chúng ta cứ chấp chặt cái thân xác tứ đại là "mình", chúng ta dành trọn cuộc đời để yêu mến, cung phụng, săn sóc nó, thì quả là chúng ta quá mê muội, đang sống trong mộng tưởng, trong cơn mê, mà không biết đó thôi.
Chúng ta đã hiểu cái thân xác tứ đại không phải là mình, vậy còn cái tâm suy nghĩ, tính toán, suy lường có phải là mình chăng? Thực ra, cái tâm đó cũng không phải là "mình". Tại sao vậy? Bởi vì, có lúc chúng ta suy nghĩ rất hiền lành, thánh thiện, muốn giúp đỡ mọi người, muốn bố thí cúng dường, muốn trở thành người hoàn toàn tốt. Nhưng cũng có nhiều lúc, chúng ta tính toán, suy lường, muốn hơn người khác cho thỏa lòng ganh tị, đố kyﬠmuốn thấy người khác suy sụp, gặp nạn cho thỏa lòng hơn thua, ganh ghét, tị hiềm. Vậy thử hỏi chúng ta là người thiện hay bất thiện? Chúng ta là một hay là hai?
Dù là khởi tâm thiện, hay khởi tâm bất thiện, chúng ta cũng khổ đau. Lúc tâm thiện khởi lên, muốn làm người tốt, muốn giúp đỡ người khác mà không được, thí dụ chúng ta muốn cứu người thân bị bệnh nan y, thầy thuốc đã bó tay, chúng ta sẽ đau khổ. Lúc tâm bất thiện khởi lên, muốn thấy người khác khổ đau, nguy nan, khốn đốn, mà họ vẫn cứ bình an, chúng ta sẽ đau khổ. Đàng nào chúng ta cũng đau khổ cả! Lòng tự ái cao là một dạng của tâm chấp ngã. Do tâm tham ái, chấp ngã một cách mù quáng, chúng ta đã, đang và sẽ tạo tội tạo nghiệp không biết bao nhiêu trong nhiều đời nhiều kiếp. Đó là nguyên nhân dẫn dắt chúng ta vào vòng sanh tử luân hồi.
Thế nào là "chấp pháp"?
Chấp pháp cũng có hai phần: vật chất và tinh thần.
Về phương diện vật chất, chúng ta chấp mọi thứ có
hình tướng như cái nhà này, cái xe này là của mình. Về tinh thần, chúng ta chấp
mọi thứ, mọi việc, mình làm, mình nói, mình nghĩ, cái gì của mình cũng là đúng,
là nhất. Về phương diện vật chất, chúng ta đang sống trong mộng tưởng, cho là
cuộc đời này sẽ vĩnh viễn trường tồn, cho là những người thân sẽ mãi mãi ở bên
mình, cho là những của cải vật chất như nhà cửa, xe cộ, vàng bạc, cơ nghiệp
luôn luôn thuộc về mình. Cho nên, nếu người thân có ra đi, hoặc có mệnh hệ nào,
nếu của cải vật chất có bị mất mát hư hao, thì chúng ta sẽ đau khổ!
Về phương diện tinh thần, chúng ta thường chấp chặt
ý kiến của mình là đúng, việc mình làm là đúng, ai có ý kiến khác, ai làm khác
là không đúng, là sai. Chúng ta thường cho là người khác lúc nào cũng phải suy
nghĩ giống như mình, nên khi có người phát biểu khác đi, chúng ta khó chấp nhận
được. Chúng ta không thấy những lỗi lầm, sai trái của mình, cho nên đau khổ,
bực bội, vì chỉ thấy lỗi lầm của người.
Thí dụ trong gia đình, nếu người cha không nhận thấy lỗi của mình, chỉ biết la mắng con cái vì chúng không theo ý muốn của mình, bất chấp ý kiến của chúng, thì người cha đó chắc chắn sẽ phiền não đau khổ và làm cho mọi người trong gia đình cũng phiền não đau khổ theo. Chúng ta nên biết hai thế hệ khác nhau thì ý kiến, sự suy nghĩ, cảm giác đều khác nhau. Hơn nữa, chúng ta đừng chấp chặt các quan niệm xa xưa, cổ lổ, lạc hậu, không còn hợp thời nữa. Cứ chấp chặt như vậy chỉ đưa đến phiền não và khổ đau mà thôi. Chuyện vợ chồng cũng vậy. Chuyện cộng đồng cũng vậy. Chuyện quốc gia xã hội, cho đến chuyện thế giới, cũng không khác, chỉ vậy thôi. Khi bất cứ chuyện gì xảy ra, người nào, bên nào cũng có một phần lỗi, không nhiều thì ít, không bên nào vẹn toàn, không người nào toàn vẹn. Hiểu được như vậy, làm được như vậy, chúng ta sẽ bớt khổ đau nhiều lắm.
Trong cuộc sống gia đình cũng như ngoài xã hội, điều quan trọng là chúng ta phải biết quên mình vì người, thì mới có an lạc và hạnh phúc. Còn nếu tâm ý quá ích kỷ, chỉ biết có mình, gia đình mình, đoàn thể mình, tôn giáo mình, cái gì cũng vì mình hết trơn, thì chỉ có phiền não và khổ đau mà thôi. Muốn có một gia đình hạnh phúc, người cha phải biết hy sinh, lo lắng mọi nhu cầu vật chất lẫn tinh thần cho cả gia đình, người mẹ cũng phải biết hy sinh những vui thích cá nhân, hòa hợp với nhịp sống chung của gia đình, con cái phải biết nhớ ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, phải biết nghe lời dạy dỗ, phải biết báo hiếu.
Trong một quốc gia có hai, ba, hoặc nhiều phe nhóm
đấu tranh, kình chống nhau kịch liệt, phe nào cũng muốn tiêu diệt phe kia, phe
nào cũng cho mình là đúng nhứt, là yêu nước nhứt, thì quốc gia đó khó có thể
tiến bộ được, dân chúng không thể sống trong an lạc và hạnh phúc được. Tại sao
vậy? Bởi vì phe cầm quyền làm được bất cứ việc gì, cũng bị phe chống đối phá
hoại, ngăn trở, phỉ báng, xuyên tạc. Chúng ta thường tự kỷ ám thị, không chịu
nhìn nhận sự thật, chỉ vì sự thật không theo như ý của mình, của gia đình mình,
của phe nhóm mình, của tôn giáo mình.
Trên thế gian này, người chủ muốn công nhân viên làm việc nhiều, nhưng phát lương ít; ngược lại, công nhân viên muốn làm việc ít, nhưng lãnh lương nhiều. Thế là đấu tranh và đau khổ! Trên thế gian này, người ta thường nhớ rất kỹ đã làm ơn, giúp đỡ cho bất cứ ai, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào; nhưng lại không muốn nhớ bất cứ ai đã làm ơn, giúp đỡ mình. Trên thế gian này, trâu cột ghét trâu ăn, được làm vua thua làm giặc, có ít xích ra nhiều, chuyện bé xé ra to, chuyện có nói không, chuyện không nói có, lấy oán báo ân, ăn cháo đá bát, được chim bẻ ná, được cá quăng nôm, khen mình khinh người, là những "chuyện như thị", tức là những sự thực đương nhiên, không cần ngạc nhiên, nhiều không thể kể hết được. Hiểu được như thế và đừng làm như thế, chúng ta sẽ mỉm cười và bớt đau khổ nhiều lắm!
Chúng ta thường mơ ước, cầu nguyện cho cuộc đời được bình an, không sóng gió. Nhưng làm sao có thể như vậy được? Thực ra, cuộc đời cũng giống như mặt biển cả, sóng gió triền miên, khi nhiều sóng khi ít sóng, ít khi sóng lặng gió yên, cơn sóng này qua đi, thì cơn sóng khác lại đến. Việc này chưa xong, thì việc khác lại xảy đến. Điều quan trọng hơn cả là chúng ta cần nên biết áp dụng Chánh Pháp, để ứng xử mọi sự mọi việc, với tâm thiền định, bình tĩnh, thản nhiên, chấp nhận, thì chúng ta sẽ giảm bớt khổ đau. Do tâm tham ái, chấp pháp một cách mù quáng, chúng ta đã, đang và sẽ tạo tội tạo nghiệp không biết bao nhiêu, trong nhiều đời nhiều kiếp. Đó là nguyên nhân dẫn dắt chúng ta vào vòng sanh tử luân hồi.
3) Sau khi chỉ rõ nguyên nhân của sự khổ đau, của
sanh tử luân hồi, Đức Phật chỉ bày cảnh giới niết bàn, thường hằng, tịch diệt,
bình yên, thanh tịnh, an lạc và hạnh phúc cho những ai biết áp dụng Chánh Pháp
vào đời sống hằng ngày.
Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật có dạy:
Chư hành vô thường.
Thị sanh diệt pháp.
Sanh diệt diệt dĩ.
Tịch diệt vi lạc.
Nghĩa là mọi sự mọi việc trên đời đều vô thường,
không có gì tồn tại vĩnh viễn, gọi là pháp sanh diệt. Tất cả mọi sự mọi việc
sanh ra, rồi cũng sẽ diệt đi, không có gì là vĩnh cửu, chuyện vui có tới rồi
cũng đi, chuyện buồn có đến rồi cũng qua, thời gian sẽ xóa tan tất cả mọi sự
mọi việc. Chuyện vui hay buồn đều làm tâm của chúng ta loạn động và bất an. Tâm
của chúng ta dù khởi niệm từ bi, hay khởi niệm sân hận, rồi cũng lặng đi, tất
cả đều là các tâm niệm sanh diệt. Chỉ có khi nào các tâm niệm sanh diệt như vậy
diệt đi rồi, lặng mất rồi, không còn nữa, chúng ta sẽ được sống trong cảnh giới
an lạc hạnh phúc, cảnh giới tịch diệt vi diệu.
Trong Kinh A Di Đà, Đức Phật dạy:
đó là cảnh giới của người đạt được "nhất tâm
bất loạn".
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy:
đó là cảnh giới của người có tâm "bất tùy phân
biệt", của người không còn tranh chấp thị phi, phải quấy, hơn thua, đúng
sai.
Trong Kinh Tịnh Danh, hay Kinh Duy Ma Cật,
Đức Phật dạy:
đó là cảnh giới của người đạt được "pháp môn
bất nhị", của người không còn kẹt trong vòng đối đãi nhị biên, không còn
thành kiến, định kiến, thiên kiến, biên kiến, tà kiến, ác kiến, đoạn kiến,
thường kiến.
Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật dạy:
đó là cảnh giới của người đạt được "thân kim
cang bất hoại", của người không còn kẹt vì các hình tướng giả tạm bên
ngoài, của người đạt được "thực tướng".
Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật dạy:
đó là cảnh giới của người đạt được "chư pháp
bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm", hay là cảnh
giới của người "hành thâm bát nhã và chiếu kiến ngũ uẩn giai không".
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật có dạy: "Sanh diệt ký diệt, tịch diệt hiện
tiền".
Nghĩa là khi nào tâm sanh diệt tiêu mất, không còn
nữa, thì cảnh giới tịch diệt, tức là cảnh giới niết bàn hiện ra trước mắt. Cũng
như khi nào mây đen tan mất, thì trăng sáng hiện ra trước mắt. Cũng như khi nào
phiền não và khổ đau hết, thì an lạc và hạnh phúc hiện tiền. Nói một cách khác:
"vọng tâm tiêu hết, chân tâm hiện tiền". Thực là đơn giản, dễ hiểu
như vậy.
Cảnh giới tịch diệt an lạc đó không dành riêng cho
bất cứ ai, không thuộc bất cứ tôn giáo nào, không thuộc bất cứ sắc dân nào,
không thuộc bất cứ thời đại nào. Bất cứ ai dẹp được một phần các tâm niệm sanh
diệt, thì người đó sống được một phần trong cảnh giới an lạc tịch diệt.
Cảnh giới này không thể nghĩ bàn, không thể dùng
lời lẽ của thế gian để diễn tả trọn vẹn được, ai thực hiện được, sống được
trong cảnh giới đó, thì tự người đó biết, cũng như người uống nước, nóng lạnh
tự biết. Cảnh giới này còn gọi là "đạo". Sách có câu: "đạo bất
khả ngôn thuyết". Nghĩa là không thể dùng ngôn ngữ của thế gian này để
diễn tả, để chỉ bày, để nói về "đạo". Sách cũng có câu: "ngữ
ngôn đạo đoạn". Nghĩa là khi nói lên bằng ngôn ngữ thế gian thì đã mất
"đạo" rồi.
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Bát
chánh đạo là gì?
Kính mời tham khảo:
http://phtq-canada.blogspot.com/2013/03/chanh-phap-trong-ao-phat-gom-co-37-pham.html (37 PHẨM TRỢ ĐẠO)
Bát
chánh đạo là con đường gồm tám
điều chân chánh, dẫn đến mục đích cứu kính của đạo Phật: giác ngộ và giải
thoát.
Đó là: chánh kiến,
chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm,
chánh định.
1) Chánh kiến là
sự hiểu biết chân chánh, chẳng hạn như hiểu biết về lý nhân quả, lý nhân duyên,
lý duyên khởi, trùng trùng duyên khởi. Sự hiểu biết này không bị chi phối bởi
thành kiến, định kiến, tà kiến, ác kiến, thiên kiến, biên kiến, đoạn kiến,
thường kiến. Người có chánh kiến là người thấy mọi sự mọi việc "đúng như
thực".
Trong Kinh A Hàm, Đức
Phật có dạy: "Hãy đến với đạo Phật để thấy đúng như thực, chứ không phải
chỉ đến để mà tin!" Thấy "đúng như thực" nghĩa là sao? Nghĩa là:
* Mọi sự việc đều có
nguyên nhân. Thí dụ khi thấy một cái cây mọc lên, chúng ta biết ngay là do hạt
nhân nẩy mầm, không phải tự nhiên mà có. Khi được bình an, sung sướng, chúng ta
hiểu là đang hưởng phước. Khi gặp tai nạn, trắc trở, chúng ta hiểu là đang đền
trả quả báo. Tất cả việc phước hay họa là quả của nhân, do chúng ta gieo trước
đây, đời trước hay đời này, chứ không do ông trời nào ban phước giáng họa bừa
bải cả. Đó là lý nhân quả.
* Mọi sự việc do nhân duyên sinh và cũng do nhân duyên diệt. Một cuốn sách do các nhân duyên có người viết, có giấy mực, có thợ in ấn, có thợ đóng bìa mà hình thành. Đến khi do các nhân duyên bị mối mọt ăn, bị lửa đốt, bị thấm nước, cuốn sách đó sẽ bị hủy hoại. Cuốn sách không phải tự nhiên mà có, không phải tự nhiên mà mất! Đó là lý nhân duyên.
* Mọi sự mọi việc không phải tự nhiên mà phát khởi. Có người hỏi thì mới có người đáp. Có người ăn quà mới có người bán quà. Có người bán quà mới có người ăn quà. Có chửi mắng người mới bị ăn bạt tai. Có chơi xấu người mới bị người chơi xấu. Có gió mới có sóng. Có sinh sự thì sự mới sinh. Có chuyện này xảy ra, mới có chuyện kia xảy ra, rồi có chuyện nọ xảy ra tiếp theo, cứ như thế liên tục không bao giờ dứt. Đó là lý duyên khởi, trùng trùng duyên khởi.
2) Chánh tư duy là sự suy nghĩ chân chánh, theo đúng lẽ thực, không lợi mình hại người. Sự suy nghĩ này không bị chi phối bởi thành kiến, định kiến, thiên kiến, biên kiến, tà kiến, ác kiến, đoạn kiến, thường kiến.
Trong Kinh A Hàm, Đức
Phật có dạy:
"Không nên tin
ngay tất cả những gì người xưa nói, tất cả những gì người có thế lực đạo cũng
như đời nói, tất cả những gì người bề trên nói, tất cả những gì có nhiều người
tin theo, có ghi trong sách vở.
Chỉ nên tin những gì có
thể kiểm nghiệm được, đúng với chân lý, đúng với lẽ thực, thông qua trí tuệ
sáng suốt, thấy có ích lợi cho bản thân và cho mọi người".
Bởi vậy, Đức Phật dạy
ba môn học phát sinh trí tuệ, đó là: "Văn-Tư-Tu". Nghĩa là chúng ta
hãy nghe giảng, hãy đọc sách, hãy nghiên tầm, hãy học hỏi, rồi suy nghĩ, tư
duy, quán chiếu cho chính chắn, thấu đáo, trước khi thực hành, tu tập theo.
3) Chánh ngữ là lời nói chân chánh, không lợi mình hại người, không thêu dệt, gây hiềm khích giữa các cá nhân hay tập thể, không xu nịnh, không trái lẽ thực, không thiên vị. Lời nói này dễ nghe, đem lại niềm vui cho kẻ khác, không bị chi phối bởi ác kiến, thành kiến, biên kiến, đoạn kiến, thường kiến. Người có chánh ngữ là người không nói những lời khiến kẻ khác đau khổ, phải xức dầu cù là, phải uống thuốc nhức đầu, dù cho họ là người thân hay kẻ thù hoặc bất cứ ai chăng nữa! Người có chánh ngữ là người biết giữ chữ tín, được lòng tin yêu của mọi người. Khi cần nói, chỉ nói pháp vô sanh, không nói pháp sanh diệt, thị phi.
4) Chánh nghiệp là hành động tạo nghiệp chân chánh, không mưu cầu lợi mình hại người. Dù cho người có hành động không tốt đối với mình, chúng ta cũng không có hành động trả đủa, vì làm như vậy chúng ta đâu có khác gì hơn người. Người ta viết báo chửi bới, vu cáo, bôi lọ, nhục mạ, phỉ báng. Chúng ta biết đó là hành động không chân chánh, thì chúng ta đừng làm y như vậy đối với người.
Trong Kinh A Hàm, Đức
Phật có dạy:
"Tam nghiệp hằng
thanh tịnh.
Đồng Phật vãng tây
phương".
Nghĩa là giữ gìn ba
nghiệp thân khẩu ý chân chánh, thanh tịnh, thì chúng ta theo chư Phật về cảnh
giới tây phương cực lạc mà an hưởng.
5) Chánh mạng là mạng sống, cuộc sống chân chánh. Nghĩa là chúng ta chỉ làm những nghề chân chánh, không xâm phạm mạng người, tổn hại mạng vật để sinh sống. Người có chánh mạng là người sống cuộc đời có ý nghĩa, lợi mình lợi người, không lường gạt ai, không ăn không ngồi rồi, không sống bám vào kẻ khác, không sống bám vào xã hội, luôn luôn có tâm niệm phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật.
6) Chánh tinh tấn là sự siêng năng, chuyên cần, chăm chỉ chân chánh, tức là làm tất cả những việc thiện và tránh tất cả việc bất thiện, luôn luôn tu tâm dưỡng tánh, không lúc nào ngơi nghỉ, mệt mõi, buông lung hay thối tâm.
Trong Kinh Đại Bát Niết
Bàn, Đức Phật có dạy:
"Chư ác mạc tác.
Chúng thiện phụng hành.
Tự tịnh kỳ ý.
Thị chư Phật
giáo".
Trong kinh sách, tượng
trưng cho sự siêng năng, tinh tấn một cách dũng mãnh, vượt ngoài ý chí tầm
thường của thế gian, đó là Bồ Tát Đại Thế Chí.
7) Chánh niệm là luôn luôn khắc chế tâm niệm bên trong, bên ngoài luôn luôn tránh sự đấu tranh, cãi vã. Chư Tổ có dạy:
"Nội cần khắc niệm
chi công. Ngoại hoằng bất tranh chi đức".
Nghĩa là con người có
công phu tu tập, cố gắng dẹp bỏ tạp niệm trong tâm, con người có đức độ bên
ngoài luôn luôn từ tốn, lễ độ, nhã nhặn, hiền hòa. Người có chánh niệm là người
luôn luôn biết rõ ràng mình đang làm gì, đang nói gì, đang nghĩ gì, luôn luôn
sống trong tỉnh thức, nhận biết ngay mỗi khi vọng niệm dấy khởi và không theo,
luôn luôn nhớ và sống theo lời Phật dạy, luôn luôn sống với Chân Tâm Phật Tánh,
tức là với Bản Tâm Thanh Tịnh.
8) Chánh định là sự bình tĩnh sáng suốt, do tam nghiệp thanh tịnh, do quán tâm từ bi để dẹp trừ lòng sân hận, mở rộng tình thương, do quán thân bất tịnh để dẹp trừ lòng tham ái, do quán lý nhân duyên để dẹp trừ lòng si mê, ngã chấp và pháp chấp, do quán giới phân biệt để khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, không khởi sáu thức, không sanh vọng niệm và do quán sổ tức, đếm hơi thở ra thở vào, để dẹp trừ tâm loạn động, tâm lăng xăng lộn xộn.
Người có chánh định do giữ gìn giới luật, sẽ phát sanh trí tuệ bát nhã, đưa đến giác ngộ và giải thoát. Đó là tam vô lậu học "Giới-Định-Tuệ". Ngoài ra, chúng ta cũng đã biết dù khởi niệm thiện hay bất thiện cũng đều dẫn đến khổ đau, bởi vì vẫn còn kẹt hai bên, tức là nhị biên, người đời gọi là hai thái cực. Cho nên, Đức Phật dạy "Pháp Môn Bất Nhị", giúp chúng ta lặng hết những tâm niệm dù thiện hay bất thiện, để không còn phiền não và khổ đau, để được an lạc và hạnh phúc, để được về cõi tây phương cực lạc, để được giác ngộ và giải thoát.
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll