TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Saturday 25 January 2020

Bà Chiểu


Bà Chiểu - thủ phủ đất Gia Định xưa
25/01/2020
 See the source image


Cách chợ Bà Chiểu khoảng 30 mét là Lăng Lê Văn Duyệt, thường gọi là Lăng Ông Bà Chiểu vì kiêng húy của ông. Mùng 1 đầu năm đi lễ Lăng Ông - Bà Chiểu là một nét văn hóa tết của bao thế hệ Saigon - Gia Định từ xưa tới nay.
Bà Chiểu - thủ phủ đất Gia Định xưa - Ảnh 1.

Lăng Ông - Bà Chiểu, địa danh không người Saigon - Gia Định nào không biết, thời Pháp - Ảnh tư liệu
Gia Định, tỉnh lớn nhất, giữ vị trí "đầu não" trong lục tỉnh Nam kỳ thời nhà Nguyễn. Thậm chí nơi đây từng là kinh đô thời chúa Nguyễn với tên gọi Gia Định kinh với thành Gia Định nằm giữa Saigon.

Đến 1889, Gia Định là 1 trong 20 tỉnh của cả Nam Kỳ lục tỉnh cũ. Tỉnh Gia Định này chia ra 18 tổng với 200 xã thôn, rộng khoảng 1.840 km2. Tỉnh Gia Định tồn tại cho đến năm 1975, có trung tâm là dinh Tỉnh trưởng tỉnh Gia Định (nay là trụ sở UBND quận Bình Thạnh, nằm ở khu vực chợ Bà Chiểu, toạ lạc ở góc hai đường Phan Đăng Lưu và đường Bùi Hữu Nghĩa, thuộc quận Bình Thạnh.

Chợ Bà Chiểu

Chợ Bà Chiểu là một trong những ngôi chợ lâu đời ở Saigon. Sơ khai là chợ Xổm, sau trở thành chợ trung tâm của tỉnh Gia Định và ngày nay là chợ trung tâm của quận Bình Thạnh.

Giải thích về tên gọi Bà Chiểu, nhà văn Sơn Nam cho rằng, Bà Chiểu là tên vùng đất xuất hiện từ thời vua Tự Đức, tức trong khoảnh thời gian từ năm 1847 đến năm 1883. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên. Bà Chiểu là "nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên".

Còn tác giả Trần Nhật Vy trong cuốn Từ Bến Nghé đến Saigon, cho rằng trước đây chợ Bà Chiểu quay mặt ra một rạch nhỏ ăn từ kênh Nhiêu Lộc trở vào. Hai giải thích về tên gọi Bà Chiểu đều thống nhất rằng có khu vực nước nôi tự nhiên trước mặt chợ, được người dân tin tưởng dựng ngôi miếu nữ thần thờ bên ao nước gọi là Bà Chiểu.

Năm1942, khi chợ Bà Chiểu được xây cất lại, người ta mới chuyển mặt chợ ra đường Phan Đăng Lưu - Lê Quang Định như ngày nay. Lúc đó, chợ được xây lên với diện tích gần 8.500 m2, nằm trên địa bàn Bình Hòa, trung tâm tỉnh Gia Định. Năm 1987, chợ được nâng cấp. Đến nay, chợ có khoảng 800 hộ, kinh doanh khoảng 40 mặt hàng.
Bà Chiểu - thủ phủ đất Gia Định xưa - Ảnh 2.

Chợ Bà Chiểu trước 1975 - Ảnh: Eckhard Clausen
Image result for chợ bà chiểu

Chợ Bà Chiểu 2020 - Ảnh: M.C

Rạp Cao Đồng Hưng

Rạp Cao Đồng Hưng nằm bên phải chợ Bà Chiểu, chỉ đi bộ vài bước là tới nơi. Rạp Cao Đồng Hưng ngang 13,4m, rộng 7,6m và cao 6,2m; được xem là rạp lớn và sang nhất khu vực Gia Định trước 1975. Ngoài chiếu phim, Cao Đồng Hưng cũng là một nơi thường diễn ra các đoàn cải lương.

Năm 1978, rạp Cao Đồng Hưng trở thành sân khấu cuối cùng trong cuộc đời của nghệ sĩ Thanh Nga. Sau khi diễn xong vở Thái hậu Dương Vân Nga ở đây, nghệ sĩ Thanh Nga cùng chồng và con trai trở về nhà tại trung tâm thành phố và bị sát hại.

Hiện nay, rạp Cao Đồng Hưng là nhà sách Fahasa khá lớn, nằm ở số 475 đường Bạch Đằng, quận Bình Thạnh.
Bà Chiểu - thủ phủ đất Gia Định xưa - Ảnh 4.

Rạp Cao Đồng Hưng năm 1970 - Ảnh tư liệu
Bà Chiểu - thủ phủ đất Gia Định xưa - Ảnh 5.

Rạp Cao Đồng Hưng nay là nhà sách - Ảnh: M.C

Hàng Xanh

Tên gọi Hàng Sanh (ngày nay đọc thành Hàng Xanh) dành để chỉ con đường Bạch Đằng từ chợ Bà Chiểu ra đến ngả ba giao với đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, do ngày xưa, hai bên lề đường này trồng rất nhiêu cây sanh. 

Lăng Ông - Bà Chiểu

Cách chợ Bà Chiểu khoảng 30 mét là Lăng Lê Văn Duyệt, thường gọi là Lăng Ông Bà Chiểu vì kiêng húy của ông. Đây là một quần thể gồm đền thờ và lăng mộ có từ năm 1848, với cổng chính nằm trên đường Vũ Tùng. Phía trên cổng có dòng chữ Hán "Thượng Công miếu", tức là nơi thờ phụng Thượng Công, tức một vị quan lớn ở thời nhà Nguyễn, đó là Tả quân Lê Văn Duyệt và Chính thất phu nhân của ông, bà Đỗ Thị Phận.

Bước vào bên trong lăng, phía bên tay trái là nơi đặt lăng mộ của Tả quân và phu nhân, với 3 phần chính là nhà bia, lăng mộ, và miếu thờ.

Nhà bia là nơi có tấm bia bằng đá ghi lại công lao của Tả tướng, được khắc bằng chữ Hán, tạo nên nét cổ điển tinh tế. Sau nhà bia là khu lăng mộ, gồm hai ngôi mộ được xây toàn bộ bằng hồ ô dước (một hợp chất gồm vôi trộn mật mía), dù đã đầy dấu vết phai mờ do thời gian, vẫn nằm kề cận nhau.

Sau khu lăng mộ là khoảng sân gạch rồi đến khu miếu thờ Tả quân Lê Văn Duyệt gồm ba căn nhà nối tiếp nhau: tiền điện, trung điện và chánh điện. Tiền điện và trung điện là hai đơn nguyên kiến trúc xây dựng từ năm 1915 theo kiến trúc cột gỗ, mái ngói âm dương cổ kính.

Còn chánh điện xây dựng bằng bê tông cốt thép vào năm 1970. Nội thất chánh điện có 3 long khám, thờ Lê Văn Duyệt ở giữa, thờ Phan Thanh Giản (quan văn) và Lê Chất (quan võ) ở hai khám hai bên.

Toàn bộ nội thất của 3 khu vực: tiền điện, trung điện và chánh điện đều được bày trí nhiều đồ thờ cổ kính, như: lỗ bộ, tàn, lọng, hương án, lư hương, chân đèn, bình bông, đĩa trái cây đặt trên cái chò gỗ, tượng ngựa, giá võng chạm chim loan. Trên hương án thờ Tả quân ở chánh điện có tôn trí tượng đồng của ông đúc năm 2008.

Lăng mở cửa từ sớm đến chập tối. Hàng năm, vào ngày 29, 30 tháng 7, mùng 1, 2 tháng 8 âm lịch thường tổ chức lễ giỗ tướng Lê Văn Duyệt và thu hút rất nhiều người đến lăng. Ngay mùng 7 tháng giêng âm lịch có lễ khai sơn gồm nghi thức hạ nêu và nghi thức tế lễ cổ truyền tưởng nhớ Tả quân.
Bà Chiểu - thủ phủ đất Gia Định xưa - Ảnh 6.

Lăng Ông - Bà Chiểu, địa danh không người Saigonn - Gia Định nào không biết, thời Pháp - Ảnh tư liệu
Bà Chiểu - thủ phủ đất Gia Định xưa - Ảnh 7.

Lăng Ông - Bà Chiểu sáng mùng 1 Tết Canh Tý (25-1-2020) - Ảnh: M.C

Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật

Cách chợ Bà Chiểu khoảng 50 mét là Trường Đại Học Mỹ Thuật . Đây là một trong những ngôi trường cổ xưa của đất Saigon – Gia Định: thành lập năm 1913 hoạt động liên tục tới ngày nay, với các tên gọi Trường vẽ Gia Định, Trường Mỹ Nghệ Thực Hành Gia Định, Trường Trung học Trang Trí Mỹ huật Gia Định, Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định, Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật TP.SG. Từ 1981 tới nay, trường mang tên Trường Đại Học Mỹ Thuật TP.HCM. 
Bà Chiểu - thủ phủ đất Gia Định xưa - Ảnh 8.

Mặt tiền Trường Trung Học Trang Trí Mỹ Thuật năm 1960
(nay là Trường Đại Học Mỹ Thuật) - Ảnh tư liệu
Bà Chiểu - thủ phủ đất Gia Định xưa - Ảnh 9.

Thẻ học sinh Trường Mỹ Nghệ Thực Hành Gia Định
(nay là Trường Đại Học Mỹ Thuật)
Bà Chiểu - thủ phủ đất Gia Định xưa - Ảnh 10.

Trường ĐH Mỹ Thuật hiện nay - Ảnh: M.C
Cách đây khoảng 100 năm, khu vực Bà Chiểu còn có rất nhiều cửa hiệu dành cho khách tứ phương đến đo giày và đóng giày Gia Định lừng lẫy nhất Đông Dương thời bấy giờ.