TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Saturday 10 October 2020

tự do ngôn luận - tự do tôn giáo

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/10/tu-do-ngon-luan-tu-do-ton-giao.html

Kính mời Quí bạn tham khảo lá thư sau đây:

Paris 2020.9.20
Kính thưa Quí Thầy,
Chúng tôi rất cảm kích biết ơn Quí Thầy đã khai sáng nên biết được đâu là chánh pháp, đâu là tà pháp. Nhân đây kính mong Quí Thầy giải đáp các thắc mắc của chúng tôi sau đây:
1. Chúng tôi không hiểu rõ sự khác nhau giữa các danh từ: chùa, đền, điện, đình, lăng, miếu, am, tháp, cốc.
2. Làm sao biết chùa nào thật chùa nào giả?
3. Làm sao biết vị tăng nào thật, vị nào giả?
4. Có người bạn hỏi tại sao chúng tôi chọn theo đạo Phật? Tại sao không chọn đạo nào khác? Đạo Phật có điều nào hay hơn các đạo khác? Chúng tôi nhận thấy trong đạo Phật có quá nhiều sinh hoạt mê tín dị đoan, có quá nhiều chùa, nhiều sư bê bối, gạt gẫm. Quí Thầy có đồng ý chăng? Làm sao dẹp bỏ, bài trừ các tệ đoan này?
5. Có nhiều người nói rằng: hãy tôn trọng tự do tín ngưỡng, đừng xúc phạm đến tín ngưỡng của người khác. Ai muốn tin điều gì, tin như thế nào đó là quyền của người ta. Mọi sự việc hãy để cho nhân quả giải quyết. Người nào làm việc tốt làm việc thiện, người đó sẽ nhận được quả báo tốt, tâm trí của họ bình an. Người nào làm việc xấu làm việc ác, người đó sẽ nhận được quả báo xấu, tâm trí của họ bất an. Không việc gì đến mình, chớ nên xen vào đức tin của người khác, chớ nên xen vào việc làm của người khác, nếu muốn được bình an. Quí Thầy nghĩ sao, kính xin cho biết tôn ý.
Kính chúc Quí Thầy sức khỏe và an lạc để hướng dẫn chúng đệ tử trên con đường học hiểu và thực hành chánh pháp.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Xin liên lạc nếu quí bạn có ý kiến trao đổi:

Email: VP.PHTQ.CANADA <cutranlacdao@yahoo.com>

VP. PHAT-HOC TINH-QUANG <vp.phtq_canada@aol.com>

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll


Chùa, Đình, Đền, Miếu, Nghè, Điện, Phủ, Quán, Am, Thất

Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam có rất nhiều nơi thờ cúng khác nhau như đình, đền, chùa, miếu, phủ, quán, am. Nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của những địa điểm thờ cúng đó.

Vậy nên rất nhiều người đi chùa mà không hiểu được ý nghĩa của việc đi chùa, ở gần nhà có cái đình mà cũng không hiểu vì sao cái đình lại “mọc” lên ở đó.

Mong muốn qua bài viết này, chúng ta có thể phân biệt được các địa điểm thờ cúng khác nhau, hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng và những nhân vật được thờ cúng trong đó.

Chùa là một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng. Chùa được xây dựng phổ biến ở các nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và thường là nơi thờ Phật. Tại nhiều nơi, chùa có nhiều điểm giống với chùa tháp của Ấn Độ, vốn là nơi cất giữ Xá lợi và chôn cất các vị đại sư, thường có nhiều tháp bao xung quanh.

Chùa là nơi tiêu biểu cho Chân như, được nhân cách hóa bằng hình tượng một đức Phật được thờ ngay giữa chùa. Nhiều chùa được thiết kế như một Man-đa-la, gồm một trục ở giữa với các vị Phật ở bốn phương. Cũng có nhiều chùa có nhiều tầng, đại diện cho ba thế giới (tam giới), các cấp bậc tiêu biểu cho Thập địa của Bồ Tát. Có nhiều chùa được xây tám mặt đại diện cho Pháp luân hoặc Bát chánh đạo.

Chùa còn là nơi tập trung của các sư, tăng, (hay ni nếu là chùa nữ) sinh hoạt, tu hành, và thuyết giảng đạo Phật. Tại nơi này, mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ tôn giáo.

Chùa chiền theo Hán Việt còn có nghĩa là tu viện hay tự viện, là nơi an trí hay an vị tượng Phật và là chỗ cư trú tu hành của các tăng ni. Ngày nay trong thực tế, chùa còn được gọi Tự. Thí dụ: Chùa Linh Sơn hay Linh Sơn Tự, Linh Sơn Tự Viện, Tu Viện Linh Sơn.

Chùa lớn thường có hai phần: ngoại viện và nội viện. Ngoại viện là khu vực dành cho bá tánh thập phương đến viếng thăm và lễ bái. Nội viện là khu vực dành riêng cho giới tu hành (tăng ni).

Có những ngôi chùa lớn, rất lớn được xây dựng trên diện tích đất đai bao gồm đồi núi hay sông hồ, nhằm mục đích tạo danh lam thắng cảnh cho khách du lịch, thường gọi là Đại Tùng Lâm (Đại Tòng Lâm) không phải là nơi tu hành hay hoằng pháp.

 

 
Đình làng Tân Đông huyện Gò Công

Ngôi đình hơn 100 tuổi nằm dưới bộ rễ cây bồ đề

Những cây bồ đề mọc trên nóc và buông rễ ôm trọn toàn bộ ngôi đình Tân Đông (Tiền Giang) suốt trăm năm là hình ảnh thu hút du khách khắp nơi.

Tân Đông, hơn 100 tuổi, được biết đến là một trong những ngôi đình độc đáo tại Việt Nam khi nằm dưới búi rễ cây bồ đề. Ngôi đình tọa lạc giữa cánh đồng mênh mông, cỏ lấp chân người ở huyện Gò Công Đông.

Dù bên trong mục nát, ngôi đình vẫn đứng vững qua năm tháng nhờ sự nâng đỡ của 2 cây bồ đề mọc trên mái. Rễ cây vươn bám vào tường rồi đâm sâu xuống đất. Đối với người dân nơi đây, ngôi đình được coi như báu vật, chốn linh thiêng.

Trước đây, đình làm nơi tổ chức các lễ hội kỳ yên, thượng điền, hạ điền và lễ cầu Ông. Nơi này từng có thời gian bị bỏ hoang, không ai hương khói, dọn dẹp và trở nên hoang tàn.

Đình Tân Đông có gian chánh điện, gian phụ và sân đình, tọa lạc giữa cánh đồng cỏ mọc um tùm. Một trong những cổng vòm có khắc niên đại 1907, cách đây 113 năm. Tuy nhiên, không ai biết chính xác đó có phải là năm xây dựng ngôi đình hay không. Nhiều người tin rằng địa điểm này có từ thời vua Minh Mạng.

Mới đây, ngôi đình đã khoác lên mình diện mạo khác sau thời gian trùng tu, sửa chữa. Bức tường được gia cố cứng cáp, thay cửa gỗ, không gian trong ngôi đình sẽ là điểm để người dân địa phương đến thờ cúng mỗi dịp lễ.

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll