TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Wednesday 27 January 2021

nhiep anh gia Pierre Dieulefils

 

Từ năm 1885, nhiếp ảnh gia Pháp Pierre Dieulefils đến Việt Nam, chụp rất nhiều ảnh phong cảnh, văn hóa, con người Việt; trong đó có những hình ảnh sống động về Nam Kỳ.

Sách Đông Dương xinh đẹp và kỳ vĩ gồm 261 bức ảnh của nhiếp ảnh gia người Pháp Pierre Dieulefils chụp cảnh quan và đời sống tại Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Sách do Lưu Đình Tuân chuyển ngữ, NXB Dân trí và Đông A phát hành.

Nhiều nhiếp ảnh gia, nhà nghiên cứu khi tới nước ta đã lưu lại hình ảnh, trang viết về phong tục tập quán; Pierre Dieulefils cũng vậy. Tác giả chụp một đám ma của nhà giàu ở Nam Kỳ hơn 100 năm trước.

Pierre Dieulefils tham gia quân đội đến Đông Dương lần đầu vào năm 1885, hai năm sau ông về Pháp. Đến 1888, ông quay lại Bắc Kỳ với tư cách một nghệ sĩ nhiếp ảnh. Trong ảnh là một ngôi chùa ở vùng ven Sài Gòn - Chợ Lớn.

Năm 1905, ông đến Sài Gòn và chụp lại những bức ảnh kỳ thú. Bệnh viện Drouhet với khu nội trú nữ và khu nội trú nam ở vùng ven Sài Gòn - Chợ Lớn.

Các bức ảnh được Pierre Dieulefils tập hợp, xuất bản thành sách. Trong ảnh là bến thuyền ở vùng ven Sài Gòn - Chợ Lớn. Phía xa là cầu Mống, từ đó có thể thấy khu vực cột điện là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ngày nay. Còn góc đường bên trái ảnh là đường Phó Đức Chính, quận 1 ngày nay.

Thuyền bè qua lại trước một nhà máy xay ở vùng ven Sài Gòn - Chợ Lớn. Con kênh trong ảnh chính là kênh Tàu Hũ.

Đường Quảng Đông trước đây. Nay là đường Triệu Quang Phục, quận 5.

Đào hát và nữ nhạc công Nam Kỳ.

Phụ nữ Nam Kỳ.

Cầu Bình Lợi.

Nhà thờ Đức Bà.

Y Nguyên