TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Monday 29 March 2021

HỘI THÁNH ĐỨC CHÚA TRỜI

 https://phtq-canada.blogspot.com/2021/03/hoi-thanh-duc-chua-troi.html

 

 
Nguyễn Văn Hòa (trái) cùng người của Hội thánh của Đức Chúa Trời đang trao đổi với PV Pháp Luật TP.HCM
Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ tại TP Vinh vào tối ngày 29-4-2018

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

7 nhóm cùng có tên Hội thánh Đức Chúa Trời

Thứ Năm, ngày 03/05/2018 15:30 PM (GMT+7)

Ở TP.HCM hiện có bảy nhóm tôn giáo có cùng tên Hội thánh của Đức Chúa Trời (HTCĐCT) hoặc Hội thánh Đức Chúa Trời hoạt động độc lập, không liên quan nhau.

Sự kiện: Hội thánh Đức Chúa Trời

Sau khi một truyền đạo sư của một HTCĐCT lên tiếng trên báo Pháp Luật TP.HCM, chúng tôi nhận được phản hồi từ các nhóm tôn giáo có cùng tên gọi là HTCĐCT nhưng không liên quan đến nhau.

Trụ sở một Hội thánh của Đức Chúa Trời trên đường Lê Văn Quới, quận Bình Tân, TP.HCM

Cùng tên nhưng khác biệt về giáo lý

Theo ông Nguyễn Hoàng Giang, Phó Trưởng ban Tôn giáo TP.HCM, hiện nay trên địa bàn TP.HCM có hơn 100 hội nhóm sinh hoạt tôn giáo của đạo Tin lành đã được cấp phép hoạt động. Trong đó có bảy hội nhóm mang tên Đức Chúa Trời, bao gồm HTCĐCT và Hội thánh Đức Chúa Trời (HTĐCT, không có từ của). Những tên gọi giống nhau này rất dễ gây nhầm lẫn nhưng thực ra các hội nhóm này sinh hoạt tôn giáo theo các cách thức khác nhau, với giáo lý khác nhau. Mỗi hội nhóm có từ trên 20 đến 50 người tham gia.

Ông Nguyễn Văn Hòa, người đứng đầu HTCĐCT có trụ sở trên đường Lê Văn Quới, quận Bình Tân, cho biết hội thánh của ông tin theo giáo lý của Tổng hội thánh có trụ sở tại Hàn Quốc, thành lập năm 1964. Nhiều người gọi đây là phong trào tôn giáo mới, còn có tên gọi HTĐCT mẹ. Hội thánh này có bốn điểm sinh hoạt tại TP.HCM đã được cấp phép. Ông Hòa khẳng định rằng các hội nhóm có những hoạt động cực đoan, nhân danh Đức Chúa trời mẹ đều không liên quan đến hội thánh của ông.

Mục sư Nguyễn Duy Thắng, người đứng đầu HTCĐCT có trụ sở nằm trên đường số 4 phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân (được cấp phép từ năm 2007) thì khẳng định: “Hội thánh của chúng tôi không liên quan gì đến HTĐCT mẹ xuất phát từ Hàn Quốc”.

Tổ chức độc lập, không ràng buộc, phân cấp

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, truyền đạo sư của HTCĐCT (trên đường Lê Văn Quới) thì hội thánh của ông có một số điểm trực thuộc ở quận Gò Vấp, Bình Thạnh, quận 8. Hội thánh sẽ thành lập nhà thờ khi có điều kiện.

Còn theo mục sư Nguyễn Duy Thắng thì hội thánh của ông do ông thành lập. Nhiều nhóm Tin lành khác cũng tự hình thành các điểm sinh hoạt tôn giáo mà không có sự liên hệ ràng buộc lẫn nhau. Các hội thánh này có điểm chung là giáo lý và đức tin.

Ông Nguyễn Hoàng Giang cho biết nhiều nhóm Tin lành hình thành và tổ chức sinh hoạt độc lập, không có sự phân cấp từ trên xuống như nhiều tôn giáo khác.

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Hành trình gian nan của người vợ cứu chồng ra khỏi Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ

Thứ Tư, ngày 09/05/2018 07:50 AM (GMT+7)

Trong hành trình cứu chồng khỏi nhóm tà đạo, ngoài việc động viên, giả bệnh để đưa anh P. đi bệnh viện, chị H. còn thuê vệ sĩ theo dõi hoạt động của chồng...

Câu chuyện về chị H. trú tại huyện Đông Hưng (Thái Bình) cùng cơ quan chức năng vào địa điểm nhóm Hội Đức thánh Đức Chúa Trời Mẹ tại thị trấn Thanh Nê (huyện Kiến Xương) đánh trưởng nhóm để cứu chồng thoát khỏi tà đạo khiến dư luận quan tâm, nể phục.

Tuy nhiên, khi kể về hành trình cứu chồng thoát khỏi những người lạ mặt dụ dỗ, lôi kéo của nhóm tà đạo, chị H. không khỏi nghẹn ngào, đau xót.

Hành trình gian nan của người vợ cứu chồng ra khỏi Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ - 1

Chị H. xô xát với trưởng nhóm tà đạo cứu chồng khỏi Hội Đức thánh Đức Chúa Trời Mẹ. Ảnh: Cắt từ clip

Chị kể, cách đây khoảng 3-4 năm, khi đó anh P. (chồng chị) tham gia khóa đào tạo về kinh doanh ở TP. Thái Bình. Những lúc rảnh rỗi, anh đi tìm mối hàng buôn bán, còn chị H. ở nhà bán hàng và không để ý chồng mình làm gì bên ngoài.

Đến đầu năm 2017, anh P. thường xuyên đưa con gái đi học thêm tại TP. Thái Bình và tại đây, chồng chị được con gái phát hiện những biểu hiện bất thường. Tuy nhiên, khi chị H. hỏi chồng thì anh P. không nói.

Ít ngày sau, có 2 người khách lạ (1 nam 1 nữ) đến nhưng anh P. đi vắng. Qua trò chuyện, người khách lạ mặt giới thiệu là bạn học chung 1 lớp với anh P. nhưng chị H. không biết đó là lớp gì. Một lát sau, anh P. về nhà ngồi nói chuyện với các vị khách.

Khi 2 người khách về, chị H. có hỏi anh P. về một số hành động lạ giữa chồng và khách. Thậm chí, chị còn tìm thấy 1 tờ giấy viết nhiều loại chữ, ký hiệu khó đọc, khó hiểu để trên ô tô của gia đình, nhưng chồng chị vẫn không nói. Sau khi tìm hiểu, chị H. mới biết đó là Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ và chồng mình đang tham gia tà đạo này.

Hành trình gian nan của người vợ cứu chồng ra khỏi Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ - 2

Vợ chồng chị H. trao đổi câu chuyện với phóng viên. Ảnh: K.Minh

Qua tìm hiểu, chị H. được biết, thời gian gần đây, có người về xóm nhà chị ngồi tuyên truyền, giảng đạo cho một số người tại một quán cà phê gần đó. Chồng chị cũng tham gia và ngồi từ sáng đến trưa chỉ uống nước lọc, không ăn bất cứ cái gì.

Lúc này, chị H. tìm hiểu thông tin qua mạng và biết về hệ lụy của những nạn nhân đi theo nhóm Hội Đức thánh Chúa Trời Mẹ. Đồng thời, chị nhờ người bạn công tác tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội giúp đỡ.

Để thuyết phục chồng đi bệnh viện tâm thần chạy chữa, chị H. phải giả bị bệnh để lên Hà Nội chạy chữa, nhằm mục đích lừa chồng lên chăm sóc, tạo cơ hội giữ chồng lại bệnh viện chữa bệnh.

Tuy nhiên, anh P. không mảy may có ý định lên chăm sóc vợ. Chỉ khi được người thân nhắc nhở, anh P. mới nghe lời.

Hành trình gian nan của người vợ cứu chồng ra khỏi Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ - 3

Hoạt động truyền đạo trái phép của Dương Thị Tuyến tại thôn Trấn Tây, xã Vũ Chính (TP. Thái Bình). Ảnh: Bùi Thành

Trong quá trình ở bệnh viện, các y bác sỹ cùng phối hợp với người nhà động viên, giảng giải, thậm chí ép buộc anh P. ở lại để thăm khám, xét nghiệm và đưa ra phác đồ điều trị. Tuy nhiên, ở bệnh viện được 3 ngày, chồng chị H. trốn viện về nhà.

Biết không thể giữ chồng tại bệnh viện, cho nên chị H. quản chồng bằng cách, nếu anh P. đi đâu, làm gì chị đều đi theo và giám sát chặt chẽ. Riêng ô tô, điện thoại, xe máy chị không cho sử dụng và cần đi đâu sẽ có người chở đi.

Tuy nhiên, mọi nỗ lực của chị đều không thể ngăn cản được chồng đến với nhóm đạo này. Mỗi khi chị H. không để ý, anh P. lén lút trốn nhà đi gặp người đàn ông tên Thủy – trưởng nhóm Hội Đức thánh Chúa Trời Mẹ tại đây.

Hành trình gian nan của người vợ cứu chồng ra khỏi Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ - 4

Ngôi nhà nhóm tà đạo thuê để hoạt động lôi kéo anh P. Ảnh: P.S

Không chịu thua, chị H. cùng với người thân tiếp tục động viên để anh P. quay trở lại bệnh viện tâm thần điều trị. Tại đây, ngoài người thân, bạn bè, chị H. thuê một vệ sỹ theo dõi ngày đêm để giữ chồng ở lại chữa bệnh. Đồng thời, hàng tuần, chị nghỉ bán hàng lên bệnh viện động viên chồng yên tâm chữa trị.

Sau 28 ngày điều trị tại bệnh viện, bệnh tình anh P. chuyển biến và thuyên giảm rõ rệt. Lúc này, chồng chị được đưa về nhà tiếp tục uống thuốc, điều trị kết hợp với sự giám sát chặt chẽ của cả gia đình.

Khi trở về nhà, những người trong nhóm tà đạo không buông tha cho anh P. Họ thường xuyên nhắn tin rủ rê, lôi kéo. Thậm chí, đe dọa tinh thần chồng chị H. Trong lần tình cờ, chị H. đọc được tin nhắn của trưởng nhóm tà đạo nói, trong một ngày sắp tới có buổi truyền giáo rất quan trọng buộc anh P. phải đến.

Hành trình gian nan của người vợ cứu chồng ra khỏi Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ - 5

Cơ quan chức năng bắt giữ nhóm đạo do đối tượng Thủy cầm đầu. Ảnh: P.S

Lập tức, chị H. nhờ một người làm nghề xe ôm thường xuyên ngồi gần ngõ nhà chị, nếu thấy anh P. đi đâu là sẽ bám theo. Khi thấy anh P. bắt xe taxi, người xe ôm được chị H. thuê đi theo, tuy nhiên anh P. luôn cảnh giác bằng việc đi lòng vòng để đánh lạc hướng.

Khi xác định được địa điểm, chị H. gọi điện báo Công an tỉnh Thái Bình, Công an huyện Kiến Xương cùng công an và chính quyền sở tại bất ngờ ập vào ngôi tại thị trấn Thanh Nê (huyện Kiến Xương) bắt quả tang chồng mình cùng hơn 10 người khác trong đó có người đàn ông tên Thủy đang hoạt động đạo trái phép.

"Sau khi nhóm bị bắt, chồng tôi đã từ bỏ mọi thói quen, nếp sinh hoạt của Hội Đức thánh Chúa Trời Mẹ. Đồng thời, anh ấy sống có trách nhiệm hơn, yêu thương gia đình và nhận ra bản chất nhóm đạo này”, chị H. tâm sự.

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Ban Tôn giáo Chính phủ nói về "Hội thánh của Đức Chúa Trời mẹ"

Thứ Ba, ngày 08/05/2018 19:00 PM (GMT+7)

TP.HCM hiện có khoảng 600 người theo “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ”.

Sự kiện: Hội thánh Đức Chúa Trời

Ngày 8-5, Ban Tôn giáo Chính phủ đã cập nhật những thông tin về “Hội thánh của Đức Chúa Trời mẹ” với những đặc điểm nhận dạng.

10 đặc điểm

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, tên chính thức và đầy đủ hiện nay của hội thánh này là “Hội thánh của Đức Chúa Trời, Hiệp hội Truyền giáo Tin lành Thế giới”, nguồn gốc tại Hàn Quốc, do Ahn Sahng Hong thành lập vào năm 1964. Khi thành lập tổ chức này mang tên "Hội thánh của Đức Chúa Trời làm chứng cho Chúa Giê-su".

Vì Hội thánh giải thích và thực hành Kinh thánh có nhiều điểm khác biệt so với cộng đồng Thiên Chúa giáo nói chung như không công nhận lễ Giáng sinh, tin có Đức Chúa Trời Cha (hiện thân là Đấng Ahn Sahng Hong), tin có Đức Chúa Trời Mẹ (hiện thân là bà Jang Gil-ja). Vì vậy, xét về Thần học phần lớn các tổ chức Thiên Chúa giáo, đặc biệt là Tin lành đều cho đây là giáo phái tà giáo.

Việc tin có Đức Chúa Trời Mẹ được xem là báng bổ Kinh thánh nên đa số các tổ chức Tin lành gọi đây là giáo phái tà giáo và gọi là "Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ" để phân biệt với các tổ chức có tên gọi tương tự nhưng thuộc Tin lành.

Nữ trùm khăn ren trắng là một trong 10 đặc điểm mà Ban Tôn giáo Chính phủ đưa ra để nhận diện "Hội thánh" này

Theo số liệu do Hội thánh này công bố đến năm 2017 họ có khoảng 2,5 triệu người tin theo, 7.000 Hội thánh, có mặt ở 175 quốc gia, trụ sở chính tại Bundang, thành phố Sungnam, tỉnh Kyunggi, Hàn Quốc.

Ban Tôn giáo Chính phủ cũng đưa ra các đặc điểm nhận diện Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ, bao gồm: Nữ trùm khăn ren trắng; Không sử dụng Thánh giá; Duy trì sinh hoạt tôn giáo vào ngày thứ Bảy (bắt buộc); Tin có Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời đã hiện thân vào Đấng Ahn Sahng Hong; Tin có Đức Chúa Trời Mẹ và hiện thân là bà Jang Gil-ja (còn sống, là Giáo chủ tại Tổng hội Hàn Quốc).

Đặc biệt, khi cầu nguyện, những người theo đạo này cầu khẩn với Đấng Ahn Sahng Hong hoặc Đức Chúa Trời Cha Mẹ, hoặc Cha, Mẹ; Nơi sinh hoạt tôn giáo gọi là Si-on. Trong Si-on thường treo ảnh ông Ahn Sahng Hong và bà Jang Gil-ja; Không công nhận lễ Giáng sinh.

Những đặc điểm tiếp theo gồm: Ngoài lễ Sabat diễn ra vào thứ 7 hàng tuần, trong năm có 7 lễ gồm: Lễ vượt qua, Lễ bánh không men, Lễ Phục sinh, Lễ Ngũ tuần, Lễ Kèn thổi, Lễ Chuộc tội và Lễ Lều tạm.

Bảy lễ này được chia làm 3, gồm thời kỳ của Đức Chúa Cha: 2 lễ đầu + lễ Sabat, thời kỳ của Đức Chúa Giê-su: 2 lễ tiếp theo, thời kỳ của Đức Thánh linh: 3 lễ sau cùng. Tên của các lễ được trích dẫn từ Kinh thánh, trong đó một số lễ giống Tin lành như: lễ Phục sinh, lễ Ngũ tuần, lễ Bánh không men chính là lễ tiệc thánh.

Về lễ vật: để tượng trưng cho máu và thịt (mình) Chúa, họ dùng nước ép nho (có màu đỏ) và bột mì để làm bánh không men (nước ép nho và bột mì mua trên thị trường tự do).

TP.HCM có 600 người theo

Thông tin từ Ban Tôn giáo Chính phủ cho hay, năm 2001, "Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ" bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Năm 2005, 2006 hình thành điểm nhóm đầu tiên tại TP.HCM. Sau 10 năm tồn tại điểm nhóm này đã được UBND phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo vào tháng 7-2017.

Điểm nhóm do ông Nguyễn Văn Hòa làm đại diện với 350 người tin theo. Từ khi thành lập đến nay, sinh hoạt tôn giáo của điểm nhóm được chính quyền địa phưong đánh giá diễn ra bình thường, tuân thủ pháp luật, bản thân ông Nguyễn Văn Hòa được tặng nhiều giấy khen vì đóng góp cho an sinh xã hội ở địa phương.

Hiện trên địa bàn TP.HCM có khoảng 600 người theo.

Ở phía Bắc, hoạt động của tổ chức này manh nha từ năm 2013 và rộ lên vào năm 2016 trên địa bàn các tỉnh: Thái Nguyền, Bắc Kạn và Hà Nội do một số cá nhân tuyên truyền và chưa điểm nhóm nào được cấp đăng ký cho đến nay.

Phê phán việc làm chưa đúng

Dù đã xuất hiện và hoạt động ở phía Nam trên dưới 10 năm, nhưng đến hết tháng 4-2018, Ban Tôn giáo Chính phủ chưa nhận được phản ánh nào của các tỉnh phía Nam vê hoạt động phức tạp của Hội thánh này.

Còn ở phía Bắc, phản ánh đầu tiên về những hoạt động tiêu cực liên quan đến tổ chức này có vào năm 2016 từ Ban Tôn giáo các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Nội và một số gia đình có con tin theo đến Ban Tôn giáo Chính phủ nhờ can thiệp.

Những biểu hiện cực đoan như người tin theo ứng xử không hiếu kính với cha mẹ, xa lánh người thân, tự ý hoặc doạ đập phá bàn thờ tổ tiên của gia đình hoặc phỉ báng tín ngưỡng, tôn giáo mà người thân tin theo (nhất là khi bị gia đình ngăn cấm quyết liệt); là học sinh, sinh viên thì bỏ học; là người đi làm thì bỏ việc; thái độ bi qụan, lo lắng...

Ngay sau khi phát hiện có hoạt động và ảnh hưởng tiêu cực, trong năm 2016 Ban Tôn giáo Chính phủ đã có văn bản trao đổi với các cơ quan, đơn vị chức năng để nhận diện và thống nhất chủ trương công tác; trên cơ sở đó ra văn bản hướng dẫn các tỉnh phía Bắc: ngăn chặn và xử lý theo pháp luật đối với hành vi truyền đạo không đúng quy định của pháp luật; do gây ra nhiều bất bình trong cộng đồng nên không cho hình thành điểm nhóm, không chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung và tuyên truyền phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức, cảnh giác trong quần chúng nhân dân.

Tổng cộng từ năm 2016 đến trước khi có phản ánh của báo chí, Ban Tôn giáo Chính phủ đã có 4 văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và đôn đốc các địa phương thực hiện các công tác trên; đồng thời tiếp xúc với số cầm đầu ở phía Bắc để phê phán việc làm chưa đúng và thể hiện rõ quan điêm của cơ quan quản lý nhà nước.

Sau khi có phản ánh của báo chí, Ban Tôn giáo Chính phủ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố. Đồng thời tiếp xúc với một số gia đình có người thân tin theo; làm việc với điểm nhóm đã được cấp đăng ký ở TP.HCM; có ý kiến trên các phương tiện thông tin đại chúng, có văn bản hướng dẫn Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) 63 tỉnh, thành phố,...

Ngoài ra, nhiều bộ, ban, ngành chức năng cũng đã vào cuộc để hướng dẫn, chỉ đạo ngành dọc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.

 llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll