TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Thursday 22 April 2021

NHÂN QUẢ KHÔNG AI TRỐN THOÁT

 

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/05/niem-tin-ton-giao-va-bao-luc-bao-loan.html

 https://phtq-canada.blogspot.com/2021/04/nhan-qua-khong-ai-tron-thoat.html

 Từ phiên xử Derek Chauvin – Góc nhìn của một người Việt

NGUYỄN TIẾN CƯỜNG

Một cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc sau vụ George Floyd bị giết (ảnh: Josh Hild/Unsplash)

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Phiên tòa xử Derek Chauvin ngày 20.4.2021 ở Hennepin (Minnesota) đã kết thúc. Nhiều người Mỹ dường như thở phào nhẹ nhõm khi viên cảnh sát Chauvin gây ra cái chết cho George Floyd bị bồi thẩm đoàn tuyên bố phạm cả ba tội danh: Sát nhân cấp độ 2; Sát nhân cấp độ 3; Ngộ sát cấp độ 2 khi sử dụng bạo lực quá mức cần thiết. Thống đốc Tim Walz của Minnesota phát biểu rằng “kết luận của phiên tòa là một bước tiến cho công lý Minnesota. Đó là nền tảng cho chúng ta bước đi, không phải đỉnh cao của công lý mà chúng ta cần đạt tới” (1).

Nhiều người Mỹ đã lo lắng, chuẩn bị cho một cuộc bạo loạn nếu kết luận phiên tòa rằng Derex Chauvin vô tội trong khi thi hành nhiệm vụ. Một phiên tòa tuyên án sẽ được công bố trong thời gian vài tuần tới. Với tổng cộng ba tội danh, Derex Chauvin có thể bị lãnh án tối đa đến 75 năm tù giam. Phiên tòa xử Chauvin kết thúc êm. Bạo loạn và biểu tình vì phiên xử bất công đã không xảy ra. Tổng thống Joe Biden đã thận trọng, không tuyên bố gì trước khi có kết luận của bổi thẩm đoàn. Ông chỉ lên tiếng sau khi phiên tòa kết thúc: “Tôi đã cầu nguyện cho phán quyết của tòa là một phán quyết đúng” (2).

Trong quá khứ, nhiều phiên tòa xét xử cảnh sát da trắng can tội bạo hành, dùng vũ lực quá mức cần thiết đối với người da đen trong khi hành sự là nguyên nhân gây ra những cuộc bạo loạn trên khắp nước Mỹ. Cuộc bạo loạn nổi tiếng nhất nước Mỹ gây ra bởi sự thiên vị điển hình trong phiên tòa xét xử bốn viên cảnh sát bắt giữ Rodney King xảy ra năm 1992 tại Los Angeles, California đã dẫn đến sáu người chết, hơn 2.383 người bị thương. Tình hình chỉ trở lại yên tĩnh, trật tự xã hội chỉ được tái lập sau khi thủy quân lục chiến và vệ binh quốc gia của California được điều động tới Los Angeles giữ gìn an ninh, trật tự (3). Diễn tiến vụ cảnh sát bắt Rodney King được George Holiday, một nhân chứng đứng ở ban công nhà mình, dùng camera quay lại sau đó gửi đoạn phim tới hãng truyền thông KTLA. Đoạn phim cho thấy Rodney King bị cảnh sát dùng baton đánh đập tàn nhẫn tổng cộng 53 tới 56 lần.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là lý do nào, một số người Việt chẳng những thờ ơ với vụ chẹt cổ George Floyd của Chauvin lại còn cổ vũ, lên tiếng bênh vực bào chữa cho việc bạo hành của cảnh sát da trắng với người da màu mà chính họ cũng nằm trong số da màu đó? Có ai còn nhớ đến việc một doanh nhân Việt ở Texas, ông Lê Hoàng Nguyên, dựng tấm bảng #Black Lives Matter trong một khu shopping ở Houston đã bị ông Phùng Mai, người điều hành quỹ Tù Nhân Lương Tâm ở Úc và một số đồng hương khác, nhào vào chỉ trích, phê bình nặng nề đến nỗi phải gỡ tấm biển xuống sau vài ngày. Những người từng phản đối Lê Hoàng Nguyên giờ nghĩ sao về phán quyết của bồi thẩm đoàn trong vụ án George Floyd?

Từ cái chết của George Floyd nhớ đến cái chết của Tommy Le do cảnh sát ở King County, Seattle gây ra. Tommy Le bị cảnh sát bắn chết vào buổi tối ngày 13-6-2017 khi trong tay anh chỉ có cây bút chì. Biện hộ cho hành động sát nhân đó, cảnh sát King County nói rằng Le có trong tay một vũ khí sắc bén. Cái chết của Tommy Le – người Mỹ gốc Việt 20 tuổi, vừa tốt nghiệp trung học – trôi qua trong yên ắng, không có một phản ứng nào của cộng đồng người Việt, khác hẳn cái chết của một phụ nữ da màu tên Charleena Lyles 30 tuổi đã gây ồn ào hai tuần lễ trước đó cũng do cảnh sát Seattle gây ra (4).

Những sự việc trên cho thấy phản ứng của cộng đồng người Việt gần như chỉ là con số không khi đồng hương là nạn nhân trong việc bạo hành của cảnh sát Mỹ. Không ít người Việt hải ngoại nhanh chóng kịch liệt chỉ trích và lên án chế độ CSVN mỗi khi truyền thông đưa tin có người chết trong đồn công an trong thời gian bị điều tra. Họ chưa rõ nguyên nhân, không trông thấy sự việc nhưng rất nhanh nhẩu trong việc kết án công an CSVN; thế nhưng, nếu một người Việt ở Mỹ nói riêng hoặc nước ngoài nói chung bị cảnh sát đánh đập bị thương hoặc thậm chí tử vong thì cộng đồng người Việt hải ngoại gần như im thin thít! Thử tưởng tượng rằng nếu Derek Chauvin chèn cổ một nạn nhân và người thốt lên câu “I can’t breathe!” là một người Việt thì không rõ cộng đồng người Việt có hả hê nổi không, thậm chí còn phịa ra bao nhiêu fake news nhảm nhí rằng đây là trò “ngụy tạo” và rằng George Floyd chưa hề chết!

***

(1) Derek Chauvin Guilty On All 3 Counts In George Floyd’s Death

(2) Biden suggests the evidence in Chauvin trial is ‘overwhelming’: ‘I’m praying that the verdict is the right verdict’

(3) Rodney King

(4) Demonstrators march through downtown Seattle after rally for Charleena Lyles

*****

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

https://phtq-canada.blogspot.com/2020/05/niem-tin-ton-giao-va-bao-luc-bao-loan.html



Đạo Công Giáo 
chỉ dạy yêu thương và tha thứ, yêu thương cả kẻ thù. 
"Xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm"
 Tuy nhiên,
pháp luật thế gian bất tùy phân biệt, bình đẳng, 
không phân biệt tôn giáo, màu da.
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll