TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Saturday 19 June 2021

DAKAO SAIGON 1

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/06/dakao-saigon-1.html 

Nguồn gốc tên gọi địa danh ở SAIGON: Bí ẩn tên gọi DAKAO

Nguồn gốc tên gọi địa danh ở Sài Gòn: Bí ẩn tên gọi Dakao

Trong số các tên gọi chỉ địa điểm và khu vực ở Saigon, cái tên Đa Kao (hoặc DAKAO) là quen thuộc, thú vị, đồng thời cũng đã gây ra nhiều tranh cãi về nguồn gốc tên gọi của nó.

Hiện nay, Đa Kao là cái tên chính thức của một phường ở phía Bắc của Quận 1, bao quanh nó là phường Bến Nghé, phường Tân Định và Quận 3, quận Bình Thạnh.

Đường Hai Bà Trưng xưa, là ranh giới của Dakao Quận 1 và Quận 3

Khu vực Dakao được gói gọn trong 3 con đường thẳng tắp, cắt vuông góc với nhau là Hai Bà Trưng, Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu) và Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai). Dakao cũng giáp với khu vực Thị Nghè (thuộc tỉnh Gia Định trước năm 1975) ở phía Đông Bắc, với ranh giới là rạch Thị Nghè.

Đường Đinh Tiên Hoàng và Hồng Thập Tự, cạnh đài truyền hình, ranh giới của Dakao và Bến Nghé

Dakao chỉ cách với Tân Định bởi một con đường là Hiền Vương (và một đoạn ngắn của đường Đinh Tiên Hoàng), nên người ta cũng thường gọi Dakao – Tân Định để gọi chung cho khu vực liền kề nhau và có gắn bó chặt chẽ với nhau về lịch sử, văn hóa.

 

Xe cộ trên đường Hiền Vương, là ranh giới của Dakao và Tân Định

Thời kỳ từ 1955-1988, Dakao không phải là tên chính thức, mà nó là khu vực tương ứng với phường Tự Đức của Quận 1 – Saigon. Tên của phường này được đặt theo tên con đường Tự Đức trên địa bàn phường lúc bấy giờ (nay là đường Nguyễn Văn Thủ).

Năm 1976, phường Tự Đức giải thể và chia thành 3 phường là Phường 5, Phường 6 và Phường 7.

Năm 1982, chính quyền ban hành quyết định giải thể Phường 5, địa bàn nhập vào Phường 6 và Phường 7.

Năm 1988, chính quyền lại sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của Phường 6 và Phường 7 để thành lập phường Đa Kao.

 

Bản đồ Tân Định – Dakao trước 1975

Về tên gọi DAKAO, dù có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc tên gọi, nhưng hầu hết đều đồng ý với tên gốc của vùng đất Dakao là Đất Hộ. Trên wiki giải thích Đất Hộ là đất của hộ hoặc đất do hộ quản lý. Hộ (quartier) là đơn vị hành chính tồn tại vào thời kỳ Saigon và Chợ Lớn được sáp nhập lại thành vùng Saigon – Chợ Lớn (Région de Saigon – Cholon) – thời kỳ Pháp thuộc.

Tuy nhiên cách giải thích này sai hoàn toàn, vì cái tên Ðất Hộ đã xuất hiện trên bản đồ do Trần Văn Học vẽ từ năm 1815, rất lâu trước khi người Pháp xuất hiện.

 

Tên gọi Đất Hộ trên bản đồ của Trần Văn Học năm 1815

Nhà nghiên cứu Trương Thái Du có cách giải thích hợp lý nhất dựa theo những tài liệu bản đồ xưa còn lưu lại, theo đó thì Đất Hộ nghĩa là vùng đất (từng có) từng hộ thành (shield wall – tường bảo vệ thành). Thành ở đây là thành Gia Định (Quy thành) được Gia Long – Nguyễn Ánh xây dựng từ lúc chưa lên ngôi, đã bị phá hủy trong loạn Lê Văn Khôi, vài năm trước khi người Pháp vào chiếm Gia Định.

Sau đó, người Pháp đã phiên âm chữ Đất Hộ thành Dakau (sau đó là Dakao), chính xác hơn là Dak-Au.

Chữ Đất được phiên âm thành Dak, còn chữ Hộ thì vì trong tiếng Pháp chữ H là âm câm, nên chữ Ộ được phiên âm thành Au. Từ đó, Đất Hộ đã trở thành Dak Au, trên các bản đồ thời Pháp ghi thành Dakau, sau đó thành Dakao.

Tên gọi Dakao đã được xử dụng phổ biến từ cuối thế kỷ 19, thay thế cho cái tên nguyên thủy là Đất Hộ.

 

Đường Đinh Tiên Hoàng ở Dakao. Quẹo phải một chút là tới Cầu Bông. Quẹo trái là đường Hiền Vương và Nguyễn Phi Khanh.

Thập niên 1950 trở về sau, Dakao là vùng đất nổi tiếng, nơi có nhiều con đường nhỏ nhưng rất sầm uất từ thời Pháp, có nhiều hàng quán và nhiều người tài, cũng là vùng đất là cảm hứng để nhà văn Duyên Anh viết tiểu thuyết Dzũng Dakao.

Khu vực Tân Định – Dakao còn có các rạp hát nổi tiếng là Văn Hoa trên đường Trần Quang Khải và Casino Dakao trên đường Đinh Tiên Hoàng gần Cầu Bông (nằm ở giữa Tân Định và Dakao), qua bên kia Cầu Bông là đường Lê Văn Duyệt thuộc tỉnh Gia Định.

 

Rạp hát Casino Dakao trên đường Đinh Tiên Hoàng. Đi tới chút nữa là tới Cầu Bông

Xuất xứ của cái tên Cầu Bông nổi tiếng này cũng không nhiều người biết. Chữ Bông không dính dáng gì tới bông hoa, mà nó được người Việt phiên âm từ chữ Pháp là Pont (cây cầu).

Trước khi Pháp chiếm được thành Gia Định thì cây cầu này mang tên cầu Cao Miên, đã được ghi rõ trong sách “Hoàng Việt nhất thống dư địa chí” của Lê Quang Định năm 1806.

Sở dĩ cầu này mang tên Cao Miên là vì nó bắc ngang qua rạch Cao Miên (tên cũ của rạch Thị Nghè). Trước khi mang tên rạch Thị Nghè thì từ xa xưa con rạch này được người Khmer (Cao Miên) gọi là Prêk Kompon Lu. Với người Việt thì cái tên này khó phát âm nên người ta quen gọi thành rạch Cao Miên, và cây cầu bắc ngang qua cũng được gọi là cầu Cao Miên.

Sau này người Pháp cho xây lại một loạt cầu bắc ngang qua rạch Thị Nghè (người Pháp đặt tên là rạch Avalanche) và đánh số cho tên cầu. Cầu Thị Nghè là premier pont (cầu số 1), vị trí cầu Cao Miên là deuxième pont (cầu số 2), vị trí cầu Kiệu là troisième pont (cầu số 3).

 

Cầu Bông ngày xưa

Một số hình ảnh xưa thời Pháp còn ghi tên cầu Bông là Pont de Dakao (cầu Dakao), vì vậy cây cầu này được người Việt gọi là cầu Bông, xuất phát từ chữ pont của tiếng Pháp. Trong khi đó 2 tên cầu Thị Nghè và cầu Kiệu sau này vẫn được giữ nguyên tên gọi cho đến nay.

Cũng từ cái tên Cầu Bông này, có một con rạch nhỏ ở gần đó đi xuyên qua tỉnh Gia Định để đổ ra sông Saigon cũng được đặt tên là Rạch Cầu Bông. Cũng con rạch này, đoạn đi qua chùa Long Vân Tự (chợ Bùi Đình Túy ngày nay) được gọi là rạch Long Vân Tự.

 

Cầu Bạch Đằng trên đường Bạch Đằng ở Gia Định. Phía dưới là Rạch Cầu Bông, phía trên là Rạch Long Vân Tự

Thời gian sau này, đoạn giữa Cầu Bông và cầu Thị Nghè có thêm 2 cây cầu bắt qua rạch Thị Nghè nữa, đó là cầu Phan Thanh Giản (nay là cầu Điện Biên Phủ) và cầu sắt Dakao (nay là cầu Bùi Hữu Nghĩa).

Cầu sắt Dakao được hoàn thành từ cuối thế kỷ 19, nối con đường Martin des Pallières phía Saigon băng qua rạch Thị Nghè tới Gia Định.

Đường Nguyễn Văn Giai đi về Cầu Sắt Dakao ở phía dưới. Ở giữa hình là ngã ba Nguyễn Văn Giai – Đinh Tiên Hoàng. Phía bên kia là đường Huỳnh Khương Ninh có trường Trung Học Huỳnh Khương Ninh.

Từ năm 1955, đường Martin des Pallières mang tên Nguyễn Văn Giai, còn đường nối dài qua bên Gia Định mang tên Bùi Hữu Nghĩa. Giữa thập niên 1990, cầu này được thay thế bằng cầu Bùi Hữu Nghĩa như hiện nay.

Cầu sắt Dakao bắt qua rạch Thị Nghè

Nhắc tới Dakao, không thể không nhắc đến nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi nằm ở góc Hiền Vương – Hai Bà Trưng, ngày nay là khuôn viên của công viên Lê Văn Tám:

Đường Hai Bà Trưng, bên phải là nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, nay là Công viên Lê Văn Tám

Thời Pháp thuộc, nơi đây là nghĩa địa dành cho người Pháp, Công giáo  nên được gọi tên là Đất Thánh Tây. Tên chính thức của nghĩa trang trước tiên gọi là Jardin du Père d’Ormay, sau là Cimetière Massiges.

Sau năm 1955, nghĩa trang này mang tên Mạc Đỉnh Chi, có lẽ là đặt theo tên con đường Mạc Đỉnh Chi có cổng chánh vào nghĩa trang, nằm ở phía sau lưng.

 

Hội Việt Mỹ trên đường Mạc Đỉnh Chi ở Dakao

Ngoài ra ở Dakao còn có sân vận động Hoa Lư, nơi từng tổ chức những đại hội nhạc trẻ thu hút hàng chục ngàn người:

Đại hội nhạc trẻ tại sân Hoa Lư 

Đường Đinh Tiên Hoàng ở Dakao, bên tay trái là sân Hoa Lư

Một số hình ảnh khác ở khu Dakao:

 

Khu vực Đinh Tiên Hoàng và Nguyễn Văn Giai ở Dakao 

Đường Phan Thanh Giản, nay là Điện Biên Phủ 

Đường Hai Bà Trưng, bên kia đường là tường rào nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi 

Ngã tư Hai Bà Trưng – Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ). Tường rào trắng là nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi. Góc bên phải là trụ sở Phường Tự Đức trước 1975.

Góc ngã tư Phan Thanh Giản – Đinh Tiên Hoàng

Đường Hồng Thập Tự, ranh giới của Dakao và Bến Nghé

Đường Đinh Tiên Hoàng

Ngã tư Phan Thanh Giản – Đinh Tiên Hoàng

Ngã tư Phan Thanh Giản – Đinh Tiên Hoàng

Nhà thờ Mạc Ty Nho ở Dakao trên đường Hồng Thập Tự

Ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Hồng Thập TựNgã ba Đinh Tiên Hoàng và Nguyễn Văn Giai (bên tay phải)

Saigon xưa. Quán cháo lòng chợ Dakao.
Inline image

Gọi là quán cho bảnh, chứ đó chỉ là cái sạp, ngó xéo sang chợ Dakao ở đường Nguyễn Huy Tự. Quán chỉ bán buổi chiều, từ 2 giờ đến 5 giờ là vãn.
Bà chủ quán trạc 35, chưa chồng, chảnh,… Khách chiều bả, chưa thấy bả chiều khách bao giờ. Mặt lạnh, dễ quạu, ít cười. Ít không có nghĩa là không, thỉnh thoảng cũng thấy cười với…đàn ông.
Cháo lòng là phải đủ bộ: huyết, tim, gan, phèo, phổi,… Huyết không có gì đặc biệt, thua xa cháo huyết đêm của ông già Tàu, nhưng tim gan phèo phổi, bả cắt nhát nào ra nhát nấy, to và dày.
Dồi làm mới …tuyệt!
Inline image
Khúc dồi to như ống nước, và chỉ nhồi thịt, không biết bả làm cách nào mà chiên giòn, ăn đã không chịu được, nhất là những khúc đầu dồi.
Khách thích, muốn mua dồi về nhậu, không bán! Mua cháo và dồi, cũng không bán! Chảnh thế đó!
Cháo hầm xương, nên ngọt, nhưng hậu vị không dai dẳng như cháo huyết hầm tôm khô mực khô nói trên. Cháo lòng ăn với hành củ tím thái mỏng, ngâm dấm, ớt bằm,…
Cháo ngon, nhưng hơi đắt, tới 4 đồng/ tô. Lương tôi hồi đó 73 đồng, trừ tiền gạo, nhu yếu phẩm này nọ, còn chừng 35 đồng, làm sao đủ… nhậu cho cả tháng đây?
Tiêu chuẩn tháng, gạo (13kg), đường (500 gr), bột ngọt (50gr), thịt mỡ (600gr),.. mang về nộp cho bà già gọi là…trả hiếu (để tối về còn có cơm nguội lục ăn).
Còn mấy thứ khác thẩy ra chợ trời tuốt.
Thuốc lá đen (3 gói), đẩy ra lấy thuốc rê hút. Sữa hộp, làm phòng lab nên Nhà nước “bồi dưỡng độc hại” mỗi tháng 1 hộp.
May quá bà già tôi không biết uống sữa, nên sữa cũng chạy ra chợ trời luôn…
Đẩy “hàng” ra chợ trời hồi đó cũng dễ, có bà bán thuốc lá ngồi trước cổng cơ quan (đối diện chợ Đa Kao) thu gom,…đắt rẻ một chút, thôi kệ, hơi đâu trả giá…
Tô cháo lòng 4 đồng là xa xí phẩm. Thèm, nhiều khi thèm, xuân thu nhị kỳ mới dám rớ tới.
Hồi đó thèm đủ thứ, thèm thịt, thèm cá, thèm chả lụa, thèm phở, thèm điếu thuốc thơm,…
Coi như trên đời không có protein. Bỏ hết! Nhịn hết!
Nhưng nhịn rượu, thì không.
Vũ Thế Thành ( Tác giả )

Lời bàn của Mao Tôn... không cương.... :
Nói về cháo lòng làm tui nhớ thời học nội trú trường Công Giáo Lái Thiêu
Khi đó tui học lớp nhứt tiểu học, là lớp 5 tiểu học sau này, tui 12 tuổi, sau trường có cái sân, Sơ hiệu trưởng là Sơ Isabelle cho làm sân khấu diễn tuồng Chúa Cứu Thế, Sơ chọn 10 thằng nội trú, cao ráo, trong đó có tui, chào cờ trước khi diển tuồng.
Chào cờ 5 phút, 10 thằng được lảnh liền, mỗi thằng 10 đồng, 10 đồng thời đó lớn lắm, đó là lần đầu tiên tui làm ra tiền.
10 đồng , tui cho 2 em tui 5 đồng, tui còn 5 đồng.
Trước trường có bà bán cháo lòng, tô lớn 5 đồng, tô nhỏ 3 đồng, tui ăn tô nhỏ, sao mà ngon quá chời.
Sau khi ăn, tui và 10 thằng được vô rạp bán quạt, nước uống, kẹo bánh....v...v......
Tui lén ăn cắp, đem bánh kẹo vô cho 2 em tui ăn, cho mấy thằng kia ăn luôn, còn thằng nào không có em thì đem vô cho mấy thằng khác ăn, tụi nó phái lắm nên không thằng nào mét Sơ.
Rạp chiếu 10 đêm
Đó là kỷ niệm mà tui không bao giờ quên.
Ai dè sau này tụi đăng hình khi học nội trú , viết bài, thì MC Trần Quốc Bảo học ở trường đó nhưng lớp sau tui. TQĐ
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll