TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Thursday 10 June 2021

NGƯỜI THẦY CHÂN CHÍNH

chánh niệm & sức khỏe tâm thần (cuối trang)

https://phtq-canada.blogspot.com/2021/06/nguoi-thay-chan-chinh.html

NGƯỜI THẦY CHÂN CHÍNH

Một chàng trai nhận ra thầy giáo dạy tiểu học của mình trên đường.

Anh lại gần ông giáo già và hỏi:

- Thầy có nhận ra em không? Em là học sinh của thầy đây.

- Ừ, thầy nhớ là dạy em hồi lớp ba. Bây giờ em làm gì rồi?

- Em cũng đi dạy học. Chính thầy có ảnh hưởng sâu sắc đến em, nên em cũng muốn đi dạy những em nhỏ.

- Vậy sao? Cho phép tôi tò mò một chút, ảnh hưởng của tôi thể hiện ở việc nào?

- Thầy thực sự không nhớ gì sao? Thầy cho phép em nhắc lại chuyện cũ nhé.

Có lần, một bạn học đến lớp đeo một chiếc đồng hồ rất đẹp được bố mẹ tặng.

Bạn ấy tháo ra và đặt nó vào ngăn bàn.

Em luôn mơ ước có một chiếc đồng hồ như thế. Em đã không kềm chế được lòng tham và quyết định lấy chiếc đồng hồ đó từ ngăn bàn của bạn ấy.

Một lúc sau, bạn ấy đến bàn thầy, vừa khóc và vừa than bị mất đồ.

Thầy nhìn khắp cả lớp một lượt rồi nói:

"Ai đã lấy chiếc đồng hồ của bạn, xin hãy mang trả cho bạn ấy".

Em rất xấu hổ, nhưng em không muốn bỏ chiếc đồng hồ ra, do vậy em đã không nhận lỗi.

Thầy đi ra đóng cửa lớp lại và ra lệnh cho tất cả học sinh nam đứng dọc bờ tường.

Thầy báo trước:

"Thầy sẽ khám túi tất cả các em với một điều kiện: tất cả phải nhắm mắt lại".

Chúng em nghe lời thầy, và em cảm thấy, đó chính là khoảnh khắc đáng xấu hổ nhất trong thời thơ ấu của mình.

Thầy đi từ đứa này đến đứa khác, sờ từ túi quần này sang túi quần khác.

Khi rút chiếc đồng hồ ra khỏi túi quần của em, thầy vẫn tiếp tục đi đến đứa học trò cuối cùng.

Sau đó, thầy nói:

"Các em, tất cả đã xong. Các em có thể mở mắt ra và đi về bàn của mình".

Thầy đưa trả lại chiếc đồng hồ cho bạn ấy và không bao giờ nói một lời về sự việc đó.

Ngày hôm đó, như vậy là thầy đã cứu vãn danh dự và tâm hồn em.

Thầy đã không tố giác em là kẻ cắp, kẻ lừa dối, là đứa vô tích sự.

Thầy cũng không cần nói chuyện với em về sự việc đó. Mãi sau này, em mới hiểu tại sao.

Bởi vì, thầy là người thầy chân chính, nên thầy không muốn làm hoen ố phẩm cách một đứa trẻ chưa trưởng thành. Bởi vậy, em đã trở thành thầy giáo như thầy.

Cả hai cùng im lặng, bồi hồi nhớ lại chuyện xưa. Sau đó, thầy giáo trẻ hỏi:

- Chẳng lẽ hôm nay nhìn thấy em, thầy không nhớ đến chuyện này?

Ông giáo già trả lời:

- Vấn đề là, khi thầy soát túi quần các Em thầy cũng NHẮM MẮT !

A message has been sent to the diendan_tudongonluan group and is awaiting approval. We've included this message for your review.

The message requires moderation because the user does not have permission to post.

You can approve or reject this message or you can approve this message by replying to this email.

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Điều diệu kỳ sẽ xảy ra với sức khỏe tâm thần, chỉ vài phút mỗi ngày

Đời Sống Khỏe! Newsletter 1

Thật khó để thấy được kết quả cụ thể của thiền hoặc chánh niệm. Nhưng đó lại là cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe tâm thần, dù chỉ ít phút mỗi ngày.

Thật khó để thấy được kết quả cụ thể của thiền hoặc chánh niệm. Nhưng đó lại là cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe tâm thần, dù chỉ ít phút mỗi ngày.

Đi dạo trong công viên có thể mang lại cho bạn những kết quả cụ thể. Nhưng ngay cả một vài phút mỗi ngày với ứng dụng Headspace cũng hứa hẹn đem lại hiệu quả trong việc tăng khả năng tập trung, giảm căng thẳng và các lợi ích khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo những cách dưới đây để giảm stress trong cuộc sống bộn bề.

Tập trung

Ý chí là thứ bạn có thể tăng lên. Hãy tưởng tượng hiệu quả của việc luyện tập hàng ngày với một câu thần chú đơn giản hoặc bài tập nhận thức hơi thở trong 5 phút. Tập thể dục là tích lũy. Thậm chí chỉ một vài phút thôi cũng hiệu quả. Rồi khi đã có trớn, bạn sẽ tăng lên theo thời gian và đều đặn.

Chánh niệm giúp bạn duy trì sự tập trung vào những gì bạn đang làm. Điều này chuyển sang bất kỳ hoạt động nào, từ lái xe, dự án công việc. Tập trung là một kỹ năng mà bạn có thể học và áp dụng cho mọi lĩnh vực trong cuộc sống.

Hạnh phúc

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy thiền định và chánh niệm giúp chúng ta hạnh phúc hơn. Ai lại không muốn điều đó? Nhà nghiên cứu của Harvard University, Matt Killingsworth, phát hiện ra rằng con người hạnh phúc nhất khi chú tâm và tập trung vào một việc gì đó, và ít hạnh phúc nhất khi tâm trí của bạn lang thang, không biết mình đang đi về đâu.

Nhưng con người lại cứ thích đi lang thang. Nghiên cứu của ông cho thấy một người bình thường có tới 45% thời gian trong ngày không tập trung được suy nghĩ. Bằng cách thực hiện một bài tập chánh niệm trong vài phút mỗi ngày, bạn sẽ hạnh phúc hơn 10%.

Điềm tĩnh

Ai đó chạy xe ngoài đường lạng lách, khiến bạn sợ hãi, rồi tức tối họ gây nguy hiểm cho mọi người, bạn phản ứng bằng cách bấm còi và giận dữ.

Bạn bị đồng nghiệp chỉ trích và nói những lời không tốt đẹp, bạn căm thù.

Con gái làm đổ sữa ra thảm, bạn hét lên một tiếng thất vọng có vẻ ác ý.

Cuộc sống ném cho chúng ta những đường cong nhỏ hàng ngày, để rồi chúng ta phản ứng. Rốt cuộc, làm thế nào bạn có thể thay đổi cách bạn sẽ phản ứng nếu tâm của bạn chưa an? Bạn không thể.

Chánh niệm giúp chúng ta nhận thức được những suy nghĩ và cảm xúc của mình, và đôi khi nó cho phép chúng ta lựa chọn phản ứng của mình.

Tự tin và không sợ hãi

Thiền giúp bạn tâm bạn bình yên hơn. Khi ấy, bạn sẽ tự do trong tâm tưởng, đẩy lui mọi sự hoảng loạn. Và điều đó sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều so với một số quyết định vội vàng, bốc đồng dựa trên sự thôi thúc trong tiềm thức của bạn. Trông bạn sẽ hiền khô như trái bí ngô, nhưng bên trong, mọi thứ vẫn đang hoạt động, chứ không hề ngủ yên.

Sống chậm

Khi bạn chú ý đến những tương tác của bạn với thế giới, bạn tạo ra những ký ức sâu sắc hơn, phong phú hơn. Bạn thêm chi tiết vào kiến ​​thức của bạn về những thứ xung quanh. Điều này làm cho thời gian chậm lại.

Đúng vậy. Chánh niệm làm cho bạn có nhiều cuộc sống hơn để bạn có thể thưởng thức, tận hưởng cuộc đời. Thay vì sống để mà sống, bạn sẽ thấy được ý nghĩa của cuộc sống. Nó không chán phèo, tẻ nhạt như bạn nghĩ đâu. Thế giới bên ngoài còn nhiều thứ để mình chiêm nghiệm. Khi cảm được điề đó, cuộc sống dường như sẽ đầy đủ và viên mãn.

Giàu lòng nhân ái

Lòng nhân ái là cách con người trao yêu thương cho nhau. Lòng nhân ái thuộc đời sống tinh thần, đời sống tình cảm, ẩn chứa sâu sắc trong tâm hồn các giá trị chân – thiện – mỹ. Cuộc sống sẽ đẹp hơn, ý nghĩa hơn và hạnh phúc sẽ được nhân lên khi lòng nhân ái được khơi dậy, lan tỏa trong mỗi con người. Đức Đạt Lai Lạt Ma có nói: “Nếu một con người không bao giờ tỏ ra tức giận, thì tôi nghĩ có điều gì đó không ổn. Anh ấy không ổn trong não bộ. Nhưng mục đích của cuộc đời chúng ta là hạnh phúc. Vì vậy, hãy tử tế bất cứ khi nào có thể. Và điều đó luôn luôn có thể.” (Đ.T.)

Kính mời tham khảo thêm về chánh niệm:

7. - CHÁNH NIỆM:
Trong Kinh Ðại Tập, Ðức Phật có dạy: "Nếu thường xuyên giữ được chánh niệm, tâm không loạn động, dứt trừ được phiền não, thì chẳng bao lâu đắc thành quả vô thượng bồ đề". Trong Kinh A Hàm, Ðức Phật có dạy: "Không hạnh phúc nào có thể so sánh với sự yên tĩnh của tâm trí".
A. - Thế nào là chánh niệm? - Chánh niệm là sự nhớ nghĩ chân chánh. Nghĩa là con người có những ý niệm chánh đáng, những đạo lý giác ngộ và giải thoát. Chánh niệm có ích lợi giúp con người sống trong an ổn, yên vui, không tạp niệm, ngày ăn ngon, tối ngủ yên. Người giữ gìn chánh niệm là người dè dặt với ý nghiệp, luôn luôn nhớ nghĩ tứ trọng ân: ân cha mẹ, ân thầy tổ, ân đất nước, ân mọi người, nhớ nghĩ lỗi lầm để sửa đổi. Người giữ gìn chánh niệm là người sống trong cảnh giới an lạc và hạnh phúc. Ðể giúp giữ gìn chánh niệm, Ðức Phật có dạy bốn phương pháp tập trung tư tưởng như sau: quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã. Các pháp quán tưởng này được gọi là "Tứ niệm xứ". Tứ nghĩa là bốn. Niệm nghĩa là thường nhớ nghĩ. Xứ nghĩa là nơi chốn.
a) Quán thân bất tịnh: Nghĩa là quán tưởng thân mình là tập hợp những thứ bất tịnh, không trong sạch, nhơ nhớp, được bọc ngoài bởi lớp da cũng chẳng mấy gì sạch sẽ cho lắm. Khi mạnh khỏe thì còn tạm tạm. Khi ốm đau, tai nạn, bệnh hoạn, già nua, thân mình nhơ nhớp, máu mủ tanh hôi, ghẻ chốc gớm ghiếc, da dẻ nhăn nhúm, đến lúc tắt thở, sình chương hôi thúi, không ai chịu nổi! Món ăn dù ngon, đưa vô miệng rồi, lỡ rớt ra ngoài, không dám ăn lại!
b) Quán thọ thị khổ: Nghĩa là quán tưởng sự cảm thọ, thọ nhận là khổ. Do tâm tham lam, con người thọ nhận đủ thứ vật chất của cải để vinh thân phì gia, không cần biết của thọ nhận chính hay tà, bo bo giữ gìn, đến lúc chết, sinh lòng tiếc của, nhắm mắt không yên. Do tâm sân hận, con người thọ nhận đủ thứ lời nói khó nghe, dù vô nghĩa, để bực dọc, tức tối, bất an, sinh lòng thù oán. Do tâm si mê, con người thọ nhận những tư tưởng mười năm báo thù không muộn, do điều gì bất như ý, chạm chút tự ái, cũng hăm he thưa kiện, nhứt định trả thù, để rồi gây ra biết bao nhiêu đau khổ cho người, dù thân hay thù. Nói vắn tắt là: Thọ nhiều thì khổ nhiều, chấp nhiều thì mệt nhiều. Buông xả thì thanh thản, tha thứ thì thư thái. Chuyện rất đơn giản, thực hành không dễ dàng, nhưng không phải bất khả.
c) Quán tâm vô thường: Nghĩa là quán tưởng cái tâm nhỏ hẹp của mình luôn luôn thay đổi, mới nghĩ thế này liền nghĩ thế khác, lúc thương yêu đắm đuối lúc thù hận ngập tràn, lúc thân lúc thù, lúc vui lúc buồn, lúc thương lúc ghét, lúc hiền thiện lúc gian tà. Tâm của chúng ta luôn luôn dính với cảnh trần bên ngoài, kinh sách gọi là tâm phan duyên. Cảnh trần bên ngoài thuận ý, vừa tai thì vui thích. Cảnh trần bên ngoài nghịch ý, chói tai thì tức tối. Nếu chỉ chạy theo sự sai khiến của cái tâm vô thường như vậy, con người tạo tác không biết bao nhiêu nghiệp chướng, cho nên trôi lăn, trầm luân trong sinh tử không biết bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp!
Trong kinh sách có câu: "Ðối cảnh vô tâm mạc vấn thiền". Nghĩa là khi nào tâm của chúng ta không còn dính với cảnh trần nữa, thản nhiên trước sự thịnh suy, thăng trầm của đời sống, bình thản trước những lời khen tiếng chê, vượt qua được sóng gió của cuộc đời, tức nhiên tâm của chúng ta sẽ được khinh an, tự tại, niết bàn và thiền định rồi đó vậy.
d) Quán pháp vô ngã: Nghĩa là quán tưởng các pháp trên thế gian này đều không có bản thể nhứt định, gọi là vô ngã. Các pháp, là tất cả sự sự vật vật trên cuộc đời, không có cái gì cố định. Tất cả chỉ là một dòng chuyển biến không ngừng. Con người thấy đó mất đó. Chuyện gì rồi cũng đổi thay, rồi cũng qua mau. Ðừng phí sức, đừng bận tâm với các pháp của thế gian. Chẳng hạn như có câu: "Hết cơn bỉ cực tới hồi thới lai", hoặc "Sau cơn mưa trời lại sáng".
Trong Kinh A Hàm, Ðức Phật có dạy: "Chư pháp tùng nhân duyên sanh. Chư pháp tùng nhân duyên diệt". Nghĩa là muôn sự muôn vật trên đời tùy theo nhân duyên mà sinh ra, cũng tùy theo nhân duyên mà diệt đi. Không có cái gì, vật gì có thực tướng, không có cái gì, vật gì tồn tại vĩnh viễn. Người ta chửi mình do mình gây nghiệp bất thiện cảm với người. Người ta chửi mãi mõi miệng thì cũng ngưng thôi, tức giận làm chi cho mệt! Ðừng đưa cái bản ngã của mình, tức là cái tôi, cái ta, tây phương gọi là "EGO", ra hứng những ngọn lửa của thế gian, thì mình đâu có bị đốt cháy, đâu có bị nhiệt não, đâu có bị khổ tâm, đâu có bị ngày ăn không ngon, tối ngủ chẳng yên. Ngọn lửa không thể đốt hư không được, sẽ tự dập tắt thôi. Vô ngã đơn giản là như vậy đó!
B. - Thế nào là tà niệm, tạp niệm, vọng niệm? - Ngược lại, tà niệm là những ý niệm không chánh đáng, vọng niệm là những ý niệm hư dối, tạp niệm là những ý niệm lung tung linh tinh lang tang. Những người luôn luôn nhớ nghĩ lỗi người để phê bình chỉ trích, nhớ nghĩ oán thù để phục hận trả thù, nhớ nghĩ ngũ dục: tiền tài, nhan sắc, danh vọng, ẩm thực, thùy miên, luôn nhớ nghĩ đến những thành tích xấu xa, gian giảo, để tự hào tự đắc, đó gọi là tà niệm, tạp niệm hay vọng niệm.

Chư Tổ có dạy: "Nội cần khắc niệm chi công. Ngoại hoằng bất tranh chi đức". Nghĩa là: Bên trong, chúng ta cố gắng khắc phục tâm niệm lăng xăng lộn xộn, giữ gìn chánh niệm, chăn giữ ý nghiệp, đó mới là công phu tu tập đúng Chánh Pháp. Bên ngoài, chúng ta giữ gìn chánh ngữ, canh chừng khẩu nghiệp, không tranh cãi, không hơn thua, đó là đức độ của người tu theo đạo Phật. Cho dù có bị phỉ báng, có gặp nghịch cảnh, cũng vẫn bình tĩnh thản nhiên, ngoài mặt cũng như trong lòng, không khởi lên bất cứ tâm niệm gì cả.

http://phtq-canada.blogspot.com/2021/03/bat-chanh-dao.html

http://lotus-lantern-canada.blogspot.com/2021/03/normal-0-false-false-false-en-us-x-none.html

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll