https://phtq-canada.blogspot.com/2021/07/tuong-nu-hoang-victoria-va-elizabeth-ll.html
Bức tượng nữ hoàng Anh bị kéo đổ và cơn phẫn nộ của người Canada
Tượng của hai Nữ hoàng Anh Victoria và Elizabeth II ở Canada đã bị giật sập vào ngày 1/7 vì sự phẫn nộ của người dân sau khi hàng trăm ngôi mộ trẻ em bản địa được phát hiện.
Các bức tượng của hai Nữ hoàng Anh Victoria và Elizabeth II ở thành phố Winnipeg, thủ phủ tỉnh Manitoba, Canada, đã bị người biểu tình giật sập vào ngày 1/7, đồng thời là ngày quốc khánh Canada. Hai bức tượng bị kéo đổ trong bối cảnh người dân ngày càng phẫn nộ sau khi nhiều ngôi mộ tập thể của trẻ em bản địa được phát hiện tại các trường nội trú trước đây, theo Reuters. |
Hai bức tượng của các Nữ hoàng Victoria và Nữ hoàng Elizabeth II bị giật sập vì hai người đều là biểu tượng cho thời kỳ Canada còn là thuộc địa của Anh. Quốc khánh Canada 1/7 vốn là thời điểm các lễ kỷ niệm truyền thống diễn ra trên khắp đất nước. Tuy nhiên, năm nay, nhiều thành phố đã loại bỏ các sự kiện kỷ niệm vì vụ bê bối liên quan đến trẻ em bản địa khiến người Canada buộc phải lật lại lịch sử thuộc địa của họ. Thủ tướng Justin Trudeau cho biết ngày 1/7 năm nay sẽ là "thời gian để suy ngẫm". |
Gần 1.000 ngôi mộ không tên đã được tìm thấy tại các trường nội trú cũ ở British Columbia và Saskatchewan, chủ yếu do Giáo hội Công giáo điều hành và được chính phủ tài trợ. |
Trong giai đoạn 1831-1996, ít nhất 150.000 trẻ em người bản địa châu Mỹ ở Canada đã bị buộc phải rời xa gia đình để theo học tại các trường nội trú, nơi các em trở thành nạn nhân của chứng suy dinh dưỡng, bị lạm dụng thể chất và tình dục. Năm 2015, Ủy ban Sự thật và Hòa giải gọi đây là "tội ác diệt chủng văn hóa". |
Theo CBC, Nữ hoàng Victoria trị vì từ năm 1837 đến 1901. Bà là nữ hoàng của đế quốc Anh trong thời gian ba thuộc địa của Anh sáp nhập trở thành một quốc gia mới, là Canada hiện đại. Bà cũng là nữ hoàng nước Canada tự trị khi chính phủ liên bang của nước này đàm phán các hiệp ước với người bản địa và thi hành chính sách các trường nội trú. Trong ảnh, người biểu tình tập trung ở bức tượng Nữ hoàng Victoria trước cơ quan lập pháp tỉnh Manitoba đã mặc áo màu cam để tưởng nhớ những trẻ em bản địa châu Mỹ bị buộc phải đến trường nội trú. |
Nhóm người nói trên đồng thời để lại nhiều dấu tay màu đỏ lên bục của bức tượng, kèm tấm biển ghi thông điệp "Chúng ta cũng từng là trẻ em. Hãy đưa những đứa trẻ về nhà". Belinda Vandenbroeck, một cựu học sinh của các trường nội trú, nói rằng bà không cảm thấy cần phải kéo tượng của nữ hoàng xuống, nhưng không hề buồn đau nếu điều đó xảy ra. "Nữ hoàng này là người đã mang đất đai của chúng tôi cho những quý ông vui vẻ của bà ấy - những kẻ buôn lông thú", bà nói. "Bà ấy không là gì trong tôi trừ các chính sách và chế độ thực dân của bà ấy, thứ vẫn đang sai khiến chúng ta ngay lúc này đây". |
Một đám đông hô vang "không có gì đáng tự hào về tội diệt chủng" trước khi giật sập các bức tượng của hai nữ hoàng Anh. |
Một nhóm biểu tình đứng lên trên bệ đỡ tượng Nữ hoàng Victoria ở thành phố Winnipeg sau khi giật đổ bức tượng vốn được xem là biểu tượng cho thời kỳ Canada còn là thuộc địa của Anh. lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll |