Hình ảnh các Chợ ở Saigon trước 1975 phản ánh chân thật về đời sống của người dân VNCH
Người ta bảo chợ là nơi phản ánh chân thực nhất về cuộc sống. Vì thế, muốn biết sự thay đổi chân thực nhất về nhịp sống của người Saigon xưa, hãy tìm đến chợ.
Dưới đây, Saigon xưa xin được biên tập gửi đến quý vị độc giả những bức ảnh sinh động về những khu chợ để quý vị cùng hiểu rõ hơn về cuộc sống của người Saigon xưa.
Chợ Bến Thành, một trong những ngôi chợ nổi tiếng trở thành biểu tượng của Saigon xưa và nay.
Trên đường Lê Lợi gần chợ Bến Thành, bên kia đường là Bệnh viện Saigon.
Saigon 1969. Người dân đi chợ bên ngoài chợ Bến Thành. Xa xa là cầu vượt chợ Bến Thành, nay đã tháo bỏ.Bên trong khu chợ, hàng hóa được bày bán sầm uấtTấp nập kẻ bán người mua bên trong chợ“Chợ nhỏ” được những người bán hàng rong họp lại trên đại lộ Lê Lợi. Những trái cây của họ luôn tươi và ngonSaigon 1969. Bên ngoài chợ cũng tấp nập không kémBuổi sáng đi chợ bằng xe thổ mộ thì còn gì bằng.Chợ đen ở Saigon: “Người ta bán hàng gian,” Dương Văn Mai Elliott nhớ lại. “Mọi người bắt đầu có những thương hiệu yêu thích. Tôi nhớ dầu gội đầu Prell, kem đánh răng Colgate, rượu whisky Johnny Walker. Họ vẫn rất trung thành với những thương hiệu đó. Vì vậy, hồi đó sống sướng lắm, và những người làm việc cho Mỹ hoặc làm ăn với người Mỹ giàu lên rất nhanh.
Một người mua sắm mang theo hàng hóa mua ở chợ đen, với hàng ăn cắp được đem ra bán là chuyện thường thấy ở Saigon, miền Nam Việt Nam, ngày 15 tháng 8 năm 1970. Trong Chiến tranh Việt Nam, thành phố này chứng kiến một thị trường chợ đen phát triển mạnh, buôn bán các mặt hàng do Quân đội Hoa Kỳ cấp cho quân nhân và nhân viên dân sự Mỹ làm việc tại miền Nam Việt nam, cũng như các mặt hàng nói chung của nước ngoài.
Một người mua hàng khác ở chợ đenChợ Bà Chiểu – ĐL Chi Lăng, đi tiếp là Bạch ĐằngChợ Cầu Muối, cầu Ông Lãnh. Saigon 1961
Chợ vỉa hè do nhiều tiểu thương tự lậpChợ TẾT Saigon, Xuân Canh Tuất 1970. Thiếu nữ bán kem đánh răng Hynos – một thương hiệu kem đánh răng nổi tiếng của Việt Nam trước 75Chợ TẾT Saigon, Xuân Canh Tuất 1970Cholon 1965. góc Đồng Khánh -Phù Đổng Thiên VươngVận chuyển hàng hóa bằng xe thổ mộĐi chợ cùng ba mẹ là phải được ăn hàng. Đủ loại món ăn ưa thích của tuổi thơ.Khu chợ hoa quả với đủ loại trái câySaigon 1968. Cảnh những khu chợ nhỏ mọc lên trên khuôn viên ngôi nhà thờ được dùng làm nơi tạm cư cho hàng ngàn nạn nhân chiến cuộc đã mất hết nhà cửa.
Những người dân tỵ nạn bán khoai lang, bánh mì và các thứ hàng khác. Những ngôi nhà thờ, thánh đường, trường học và đền chùa đã được dùng làm các trung tâm tỵ nạn cho rất nhiều người đã trở thành vô gia cư bởi cuộc tổng tấn công mùa Xuân 1968 của việt cộng.
Xót xa quầy hàng của những đứa trẻSaigon 1960 – Tiệm thịt quay ở Chợ LớnSaigon 1961 – Chợ Cầu Muối đường Nguyễn Thái HọcCholon 1965 – chợ trên đường Phù Đổng Thiên VươngChợ An ĐôngHàng trái cây đủ loại bên ngoài khu chợSaigon 1967. Chợ Bình TâyNgười bán hàng cố kéo xe mía ra khỏi khu vực giao thông sầm uất để đi vào khu chợ.
Chợ Saigon 1973 – Bức ảnh sắc nét được chụp tại tiệm khô cá đủ loạiTiệm cá rô đồng – Saigon 1973Khung cảnh người dân đi chợ – Saigon 1973Chợ cũ, góc Hàm Nghi-Võ Di NguyCậu bé bán Salem. Chắc bây giờ đã nhiều người quên đi hương vị của nóBà cụ bán thuốc lá trên đường Nguyễn Huệ (góc Nguyễn Huệ-Huỳnh Thúc Kháng, phía bên trái Tòa Hòa Giải). Phía xa bên kia đường là ngã ba Nguyễn Huệ-Nguyễn Văn Thinh.Chợ cũ, góc Hàm Nghi-Pasteur. Saigon 1969Chợ trái cây hoa quả trên vỉa hè.Bên ngoài chợ Bến Thành – Khô Nai, Khô Cá nhậu lai rai hấp dẫnVào dịp Tết Nguyên Đán, không thể thiếu hình ảnh những chiếc xe thổ mộ thồ hoa lên bán chợ hoa tếtSạp bán dưa bở. Dưa này gọi là dưa bở, có quả rất lớn dài đến cả nửa thước. Hình như ngày nay nó cũng rất rẻ, và có lẽ còn rất ít ai ăn chơi nó với đường, đá như ngày xưa, mà chỉ còn dùng để làm dưa mắm, muối chung với cá lóc trong món mắm Thái.Sạp đồ chơi trẻ em. Những đứa trẻ trong hình chắc giờ cũng 70-80 tuổi rồi.Chợ Saigon 1966 – Các tiểu thương bán trái cây bên ngoài khu chợSạp trái cây đủ loại trái cây ngoại. Hồi này buôn bán còn thật thà, trái cây ngoại bày chễm chệ trên thùng trái cây từ Nhật Mỹ. Hàng Tàu độc hại chưa có nên ăn thả cửa hổng sợ trúng gì phải vô nhà thương!Saigon 1970. Chợ trời đường Hàm Nghi, đoạn giữa Pasteur và Công Lý đoạn phía sau trường Kỹ thuật CaoThắngSạp tạp hóa bán nhiều đồ PX. Chắc hẳn quý vị sẽ thấy quen thuộc với một số vật dụng trong hình.Chợ trời trên đường Hàm Nghi. Ở đây đa số bán đồ MỹNhững vật dụng phổ biến của Chợ Trời Saigon trước 75Những vật dụng phổ biến của Chợ Trời Saigon trước 75Hàng của mấy ông này mục đích chỉ bán cho lính Mỹ, vừa lưu niệm vừa thực dụng, từ đờn cò, búp bê, mắt kiếng … tới “áo mưa” đựng lịch sự trong giấy nhôm hình dáng đồng đô la mà lúc đầu tui cứ tưởng là kẹo sô-cô-la. Khi Mỹ về nước thì mấy ổng cũng dẹp tiệm.Chợ trái cây Saigon 1966. Đường Nguyễn Thái Học, chợ Cầu Muối – Mấy người lính Úc và New Zealand đang ngắm nghía một nải chuối .Sạp bán mãng cầu ở chợ SaigonChợ TẾT Saigon, Xuân Canh Tuất 1970Chợ TẾT Saigon, Xuân Canh Tuất 1970Bốn cô gái trẻ Việt Nam tham gia mua sắm giữa cơn sốt mua sắm trước Tết, lễ hội đón Tết có ý nghĩa quan trọng đối với văn hóa Việt Nam, tại chợ trung tâm Saigon, miền Nam Việt Nam, ngày 20 tháng 1 năm 1970.Quang cảnh nhộn nhịp tại Chợ Tết Bến Thành. Saigon 1969Tiệm ăn vặt tại Chợ cũ SaigonChợ cũ Saigon 1967 – Hiệu thuốc bắc Quảng Thái HòaSaigon 1967 – Những gánh hàng rong chợ đen.Saigon 1967 – Người bán hàng rong hợp pháp.Saigon 1973 – Hai bà già đi chợTiểu thương mỉm cười khi được chụp hình tại khu chợĐể ý mấy khúc cá lóc trên sạp. Con cá lóc ngày xưa rất là bự. Ngày nay bị đánh bắt ráo riết lớn nhỏ không tha con cá lóc ngoài chợ giờ nhỏ xíu tới tội nghiệp.
Khung cảnh tại khu chợ SaigonSaigon 1973, khu vực chợ gia súc, gia cầm.Khung cảnh bên trong Chợ, các tiểu thương nhanh chóng dọn dẹp sạch sẽ lại sau khi nhặt rau cho khách. Saigon 1973Tiệm đủ loại rau củ tại Chợ Saigon 1973Tiệm cá – Chợ Saigon 1973Saigon 1973Chợ đen tại Saigon 1969.Một rạp hàng lớn tại khu chợ đen. Saigon 1969Tiệm đồ ăn tại khu chợ. Bạn còn nhớ những món nào trong hình?Đặc trưng của khu Chợ Lớn: nào là vịt quay, heo quay .v.v.Tiệm bán dụng cụ Mỹ (Chợ đen). Một trong nhiều khu chợ đường phố tại Saigon. Chụp năm 1966-67Saigon 1969 – Chợ Cũ trên vỉa hè Hàm NghiSaigon 1969 – Chợ Cũ trên vỉa hè Hàm NghiSAIGON 1970 – Chợ chó, thú nuôi đường Hàm NghiNhững người buôn bán tại một khu chợ ở Sài Gòn những năm 1960. Nụ cười hồn nhiên của người mẹ và đứa bé!Saigon 1966-67 – Chợ Thị Nghè – Quầy bánh mứt Tết
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll