https://phtq-canada.blogspot.com/2022/07/tuoi-xe-chieu.html
TUỔI XẾ CHIỀU
Sunday, July 3, 2022
https://phtq-canada.blogspot.com/2022/06/hanh-phuc-tuoi-gia.html
HẠNH PHÚC TUỔI GIÀ
Wednesday, June 1, 2022
https://phtq-canada.blogspot.com/2022/05/cau-treo-dai-nhat.html
NIỀM VUI CUỘC SỐNG CỦA TUỔI GIÀ
Tuesday, 24 May 2022
Rồi ai cũng phải về với cát bụi, có ai sống mãi trên nhân thế
này đâu. Và thời gian càng ngày càng ngắn lại, sức khỏe càng ngày càng yếu đi.
Sao không bắt tay làm ngay những điều mình mong ước, sao không đi đến ngay những nơi mà ta thích thú, sao không sắm ngay những vật mà ta từng mơ tưởng khi trong túi vẫn đủ tiền.
Sao không chào mọi người bằng cái vẫy tay, bằng một nụ cười bởi nhiều khi đó là lần đầu tiên ta gặp họ nhưng có thể cũng là lần cuối cùng bởi không còn duyên gặp lại,
Tuổi già nên tạo cho mình một đam mê sáng tạo: chụp hình, vẽ tranh, nặn tượng, làm gốm, làm vườn, trồng cây, viết nhạc, làm thơ, đi đây đi đó...tất cả trở thành gia vị cho cuộc sống mà thời trẻ bận rộn với manh áo, miếng cơm, lo âu cuộc sống ta không thực hiện được. Gắng đọc sách, đọc báo, vào mạng, viết mail để rèn luyện trí nhớ. Sống lâu mà chẳng nhớ gì, chẳng biết gì đang xảy ra cũng phí một quãng đời.
Đoạn đường trước mặt của mọi người ngày càng ngắn lại, sao không thể tha thứ, bao dung cho nhau những tỵ hiềm, những đụng chạm của một thuở. Sao không siết tay nhau khi còn sống. Sao không kiếm miếng ngon để thưởng thức hương vị của cuộc đời khi túi còn đủ tiền để trả cho món ăn ngon, đã đến lúc không nên hà tiện, keo kiệt để làm khổ thân mình, bởi khi ta mất đi mà vẫn còn tiền nhiều quá cũng là điều bất hạnh.
Nếu con cháu ngoan hiền thành đạt, có tình cảm với ta, có chăm sóc, thăm hỏi ta cũng là điều hạnh phúc. Bằng không, nếu chúng quên tình cảm gia đình, thì cũng đừng lấy điều đó làm buồn mà thất vọng.
Con cái muốn đi theo con đường nào, chọn ngành nghề gì, yêu ai và muốn lập gia đình với ai, ta chỉ nên khuyên nhủ, định hướng, không nên bắt chúng phải theo ý ta, sống vì ta. Bởi chúng có cuộc đời riêng của chúng và chúng ta chắc chắn sẽ không sống mãi với chúng nên phải để chúng quyết định đời mình.
Cũng không nên quá tin tưởng vào con cái mà giao hết số tiền dành dụm suốt cuộc đời cho chúng. Vì đó là mở đầu cho những bất hạnh mà ta phải chịu đựng sau này. Nếu khi đến tuổi mà cứ ôm khư khư các cháu, ta đã phí phạm thời gian còn lại ngắn ngủi của mình.
Người biết lo xa là khi tuổi trung niên đã chuẩn bị cho tuổi già, chuẩn bị để khỏi lệ thuộc vào con cái về vật chất, được như thế những ngày của tuổi già không phải trông mong vào những đồng tiền chu cấp của các con, được thoải mái và tự do trong sinh hoạt.
Người ta bảo tuổi già buồn, nhưng thật ra nếu biết cách sống và có sức khỏe, tuổi già là tuổi vui. Đó là tuổi đã làm xong những phận sự, chẳng còn nhiều trách nhiệm với cuộc đời, mọi lo toan cũng chẳng còn mấy chút. Giàu cũng giàu rồi, nghèo cũng nghèo rồi, chẳng còn sức lực và thời gian để thay đổi số mệnh.
Đau khổ, lo âu hay hạnh phúc, hoan hỉ đều do tâm ta mà ra. Cuối con đường của cuộc sống, an lạc, an nhiên mà đi, chăm sóc bản thân, chấp nhận cái đích cuối cùng của loài người, không âu lo, chẳng sợ hãi cái chết, hãy xem cuộc đời chẳng có gì là quan trọng nữa và tận hưởng nó đến giây phút cuối cùng, âu đó chính là con đường hạnh phúc!
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
1. Không dùng quá sức khi đi đại tiện
Hạn chế dùng sức rặn khi đi đại tiện là một trong những điều cần lưu ý đối với người cao tuổi. Bởi hành động này sẽ khiến ổ bụng chịu áp lực lớn, huyết áp lên nhanh và làm tăng nguy cơ xuất huyết não.
Bên cạnh đó, việc dùng sức rặn quá mạnh khi đi đại tiện còn tăng áp lực đối với tim và có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim.
Những người cao tuổi mắc chứng táo bón nên tăng cường ăn rau xanh và hoa quả giàu chất xơ, hình thành thói quen đại tiện đúng giờ hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để việc đi vệ sinh diễn ra dễ dàng và an toàn hơn.
Đại tiện cũng là một vấn đề sức khỏe cần lưu ý đối với người lớn tuổi. (Ảnh minh họa).
2. Không nên vội rời giường khi vừa ngủ dậy
Khi vừa thức dậy, những người tuổi tác đã cao nên hạn chế việc xuống giường ngay lập tức để tránh nguy cơ xuất huyết não, thậm chí đứt mạch máu não.
Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi có tiền sử cao huyết áp hoặc mắc bệnh động mạch vành.
Các chuyên gia kiến nghị, người cao tuổi nên tuân thủ nguyên tắc "chậm thêm 3 lần, tránh hại một giây".
Tức là sau khi ngủ dậy, họ nên nằm yên trên giường thêm ba phút, từ từ ngồi dậy trong 3 phút, sau đó tiếp tục ngồi ở mép giường, thả lỏng 2 chân trong 3 phút rồi mới rời giường.
3. Không nên ăn quá nhanh
Đối với những người cao tuổi mắc huyết áp cao hoặc có tiền sử xuất huyết não, thói quen ăn quá nhanh được ví như "hung thần" sức khỏe của họ.
Nguyên nhân là bởi chức năng nhai nuốt và tiêu hóa của họ đã bị thoái hóa theo thời gian và tuổi tác. Do đó, ăn quá nhanh sẽ không có lợi cho hệ tiêu hóa của nhóm người này, thậm chí còn dễ bị nghẹn, gây tổn thương thực quản và tăng áp lực lên tim.
Ăn uống từ tốn sẽ giúp người cao tuổi tránh được nhiều nguy hiểm đối với cơ thể. (Ảnh minh họa).
4. Không nên đứng co một chân để mặc quần
Khả năng giữ thăng bằng ở người cao tuổi rất kém, nên việc đứng co một chân để mặc quần dễ khiến họ bị ngã và có nguy cơ gãy xương.
Vì vậy, cách mặc quần an toàn nhất đối với họ là ngồi lên giường hoặc dựa vào một vị trí cố định chắc chắn.
Ngoài ra, khi rời giường hoặc đi vệ sinh, đi tắm cũng là thời điểm dễ ngã. Những người tuổi tác đã cao nên chú ý vịn tay vào chỗ chắc chắn rồi mới từ từ hoạt động.
5. Không nên nói nhanh, nói nhiều
Các chuyên gia y tế đặc biệt khuyến cáo, những người cao tuổi mắc bệnh tim hoặc có vấn đề về hệ tiêu hóa nên hạn chế nói quá nhanh, quá nhiều.
Trên thực tế, khi tuổi tác đã cao, càng nói to bao nhiêu sẽ càng gây hại cho sức khỏe của họ rất nhiều. Nói nhiều, nói nhanh, nói to đều khiến nhịp tim và huyết áp tăng nhanh một cách đột ngột.
Rèn luyện và duy trì thói quen nói chuyện từ tốn, thong thả cũng là một cách để bảo vệ sức khỏe đối với người cao tuổi. (Ảnh minh họa).
6. Không bước lên cầu thang quá nhanh
Tuổi tác càng cao, các bắp thịt, xương cốt và hệ thống thần kinh càng lão hóa. Nếu trong lúc bước lên cầu thang, hệ thống thần kinh phụ trách điều khiển bỗng nhiên bị "chậm" lại và không theo kịp hành động cơ thể thì nguy cơ bị ngã là rất cao.
Vì thế, khi bước lên cầu thang, người cao tuổi nên chú ý vịn tay vào tường hoặc lan can, bước chắc chắn, từ từ, chậm rãi để đảm bảo an toàn.
7. Hạn chế khom lưng
Trên thực tế, khom lưng là hành động không thích hợp với hầu hết người cao tuổi, đặc biệt là nhóm người có tiền sử mắc bệnh về hệ thống thần kinh.
Sự thoái hóa về xương cốt và hệ thống thần kinh khiến người già có khả năng thăng bằng kém, khớp xương cứng và bắp thịt không đủ khả năng bảo vệ xương cốt.
Bởi vậy, việc khom lưng quá thấp dễ dẫn đến nguy cơ trật khớp và làm tổn thương tới các khớp xương.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, người cao tuổi nên tránh việc đột ngột khom lưng quá nhanh để hạn chế nguy cơ xuất huyết não. Trong trường hợp phải cúi người nhặt đồ, họ nên cúi xuống một cách từ từ, vịn tay vào vật cố định hoặc ngồi xuống nhặt đồ với tư thế thẳng lưng.
Theo thời gian, xương cốt của chúng ta sẽ bị thoái hóa. Vì vậy, khom lưng hay cúi người đột ngột là hành động nên hạn chế khi tuổi tác đã cao. (Ảnh minh họa).
8. Tránh quay đầu đột ngột
Khi quay đầu quá nhanh, các mạch máu dẫn lên não của người cao tuổi sẽ bị chèn ép đột ngột, dẫn đến tình trạng thiếu máu não, thậm chí kéo theo các biến chứng nguy hiểm như ngất, hôn mê, tai biến, đột tử.
Vì vậy, cách tốt nhất là người cao tuổi nên quay cả người lại phía sau, hoặc quay đầu một cách từ từ.
Theo Trí thức trẻ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll