TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Sunday 21 August 2022

NGÔI LÀNG BÁC HỌC VIỆT NAM

https://phtq-canada.blogspot.com/2022/08/ngoi-lang-bac-hoc-viet-nam.html

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Ngôi làng “bác học” 1,000 năm tuổi tại Việt Nam khiến CNN trầm trồ


Nguồn: soha.vn

“Nằm ở ngoại ô thủ đô Hà Nội, thường không xuất hiện trong danh sách các điểm đến của khách du lịch, ngôi làng khoa bảng có tuổi đời ngàn năm hầu như không thay đổi qua nhiều thế kỷ”, CNN miêu tả về ngôi làng Đông Ngạc – một ngôi làng nằm ven sông Hồng cách trung tâm thủ đô khoảng 10 km.

Tinh thần hiếu học

Làng Đông Ngạc có tên nôm là Kẻ Vẽ. Từ xưa, làng đã nổi tiếng trong câu ca của người Kinh kỳ: “Đất kẻ Giàn, quan Kẻ Vẽ”. Nguồn gốc của câu nói này là bởi làng Vẽ nhiều quan, từ đời Trần đến đời Nguyễn, trong khoảng 500 năm, làng Đông Ngạc đã sản sinh ra 22 tiến sĩ, bảng nhãn, phó bảng và trên 400 cử nhân, tú tài. Mà theo quy định của triều đình phong kiến, làng nào có 10 người trở lên đỗ Tiến sĩ thì được coi là làng khoa bảng.

Điều đặc biệt, các dòng họ trong làng Đông Ngạc như họ Phan, Phạm, Đỗ, Nguyễn, Hoàng, Lê… đều có người đỗ đại khoa, ít là một người, nhiều nhất là 9 người. Theo ghi chép: “Người đỗ Tiến sĩ khai khoa cho làng là cụ Phan Phu Tiên – Lưỡng triều Tiến sĩ (tức là Tiến sĩ của hai Triều: Triều Trần và triều Hậu Lê). Nổi bật nhất trong làng là dòng họ Phạm có tới 9 Tiến sĩ, tiếp đến là họ Nguyễn có 6, họ Phan có 5, họ Hoàng có 4, họ Đỗ và họ Lê mỗi họ có 1 Tiến sĩ”.

Chính vì vậy, làng Vẽ đứng thứ 3 trong cả nước thời phong kiến về đỗ Tiến sĩ sau làng Mộ Trạch ở Hải Dương (36 Tiến sĩ) và làng Kim Đôi ở Bắc Ninh (25 Tiến sĩ). Cũng chính từ đó, trong làng có không ít các giai thoại liên quan đến sự học, ví như có giai thoại kể về những chiếc cổng làng còn có tên Đồng Ếch vì học trò chăm học đến nỗi tiếng đọc sách trong làng râm ran như tiếng ếch kêu.

Một giai thoại khác mà dân làng vẫn thường hay kể về tấm gương điển hình chăm học là cụ Phạm Quang Trạch. Ngày ngày cụ ra vườn, vịn tay đi vòng quanh các cây cau đọc sách khiến tất cả các thân cây cau nhẵn bóng đều mòn hết cả.

 

Nguồn: soha.vn

“Mặc dù ngôi làng bé nhỏ có chưa đến 1,000 dân, Đông Ngạc có số lượng lớn học giả thành đạt, bao gồm rất nhiều tiến sĩ. Ngoài những dấu tích của lịch sử và tinh thần ham học, ngày nay Đông Ngạc đang trở thành địa điểm check-in có một không hai của giới trẻ Hà Nội. Bức tường gạch đỏ rêu phong, mái ngói đã bạc màu thời gian, ngôi đình cổ linh thiêng, chợ dân sinh nhộn nhịp những âm thanh đồng quê là những điều mà người trẻ thủ đô tìm đến.

Nằm rải rác khắp làng là gần 100 ngôi nhà cổ có niên đại từ đầu những năm 1600. Những con ngõ nhỏ hẹp nhuốm màu sương gió khiến ta như sống lại quá khứ giữa sự chen chúc ồn ào của đời sống thị thành.

Màu gỗ lim sẫm với những mái hiên được chạm khắc tinh xảo nằm bên dưới những mái ngói đất nung tạo thành khung cảnh đẹp nao lòng trong mỗi bức ảnh của giới trẻ. Có lẽ cũng nhờ ý thức bảo tồn vốn cổ của dân làng mà ngôi làng vẫn còn giữ được vẻ nguyên vẹn cổ kính, không bị mất đi trong quá trình hiện đại hóa của xã hội. Để rồi ngôi làng khoa bảng vẫn im lìm nằm đó, vừa là chứng tích của quá khứ vừa là động lực cố gắng của những đời con cháu sinh ra tại đây.

lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll