https://phtq-canada.blogspot.com/2022/10/truong-dai-hoc-chien-tranh-chinh-tri.html
Đề đốc Lâm Ngươn Tánh của hải chiến Hoàng Saqua đời ở Mỹ 11.2.2018 thọ 90 tuổi (nguyên Chỉ Huy TrưởngTrường Đại Học CTCT 1966-1971) |
Sơ Lược về Lịch Sử Trường
Đại Học Chiến Tranh Chính Trị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà
Chủ nhật, 21 Tháng 11 2010 16:55 Đặc San Ức
Trai / Văn Khố Ức Trai
In PDF.
Trường Đại Học Chiến
Tranh Chính Trị Đà Lạt thoát thai từ Trường Quân Báo - Tâm Lý Chiến Cây Mai
(1956). Sau vì nhu cầu Cán Bộ Chiến Tranh Tâm Lý mỗi ngày một gia tăng nên
Trường Quân Báo Cây Mai được tách rời để trở thành Trung Tâm Huấn Luyện Chiến
Tranh Chính Trị trực thuộc Nha Chiến Tranh Tâm Lý Bộ Quốc Phòng. Trụ sở đầu
tiên của Trung Tâm này toạ lạc tại số 15 đường Lê Thánh Tôn Saigon với khoá
huấn luyện cao cấp nhất cuả ngành CTTL là Khoá 1 Tham Mưu CTTL gồm hơn
100 Học Viên từ cấp Đại Úy đến Đại Tá. Sau đó từ trung tuần tháng 10/1964, Trung Tâm
Huấn Luyện CTTL được dời về Trại Lê Văn Duyệt và cải biến thành một Quân Trường
mang tên Trường Chiến Tranh Chính Trị trực thuộc Cục Chính Huấn, trong hệ thống
Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị.
Theo đà phát triển của Quân Lực VNCH, đòi hỏi một tầng lớp Cán Bộ có trình độ văn hoá cấp Đại Học để cung ứng cho ngành CTCT và các quân binh chủng, trường CTCT đã được biến cải thành Đại Học Chiến Tranh Chính Trị theo sắc lệnh số 18/SL/QP ngày 18/3/1966.
Đầu tiên trường
ĐH/CTCT toạ lạc tại số 78 đường Võ Tánh - Đà Lạt (cơ sở cũ cuả Trung Tâm huấn
luyện Hiến Binh Quốc Gia). Đến đầu năm 1973, Trường được cải biến thành 2 Cơ
Sở: cơ sở cũ đành huấn luyện Sĩ Quan Khoá Sinh CTCT các cấp từ các đơn vị về
thụ huấn. Cơ sở mới nằm trong Khu Chi Lăng (Trường Chỉ Huy Tham Mưu cũ) dành
huấn luyện SVSQ các Khoá Hiện Dịch.
Trường ĐH/CTCT đã được Chỉ Huy lần lượt bởi hai vị Sĩ Quan cao cấp: Hải Quân Đại Tá Lâm Ngươn Tánh từ năm 1966 đến 1971 và kế tiếp là Đại Tá Nguyễn Quốc Quỳnh từ năm 1971 đến 30/04/1975.
Tính đến ngày 30-4-1975, Trường ĐH/CTCT Đà Lạt đã huấn luyện được trên dưới 40 Khoá CTCT các cấp: Căn Bản, Trung Cấp, và Cao Cấp dành cho các Sĩ Quan CTCT từ cấp Chuẩn Úy đến Đại Tá thuộc hầu hết các đơn vị,quân binh chủng QL/VNVH. Ngoài ra còn có những Khoá huấn luyện đặc biệt cho những Sĩ Quan Khmer và Mã Lai Á.
Riêng về các Khóa
SVSQ, Trường đã đào tạo được 6 Khóa SVSQ Hiện Dịch. Đối tượng để được thu nhận
là các thanh niên có tối thiểu Tú Tài 2, đầy đủ sức khoẻ và phải qua một kỳ thi
tuyển. Ngoài ra, Trường ĐH/CTCT còn tiếp nhận các SVSQ Thủ Đức, Đồng Đế,Thiếu
Sinh Quân, Hạ Sĩ Quan có đủ điều kiện văn bằng. Chương trình huấn luyện là hai
năm, mỗi năm chia làm hai mùa: mùa Văn Hoá (bao gồm CTCT) và mùa Quân Sự (thụ
huấn tại Trường Võ Bị Quốc Gia). Ngoài ra SVSQ còn được huấn luyện võ thuật,
sinh hoạt văn nghệ, báo chí, và đặc biệt còn có dịp đi thực tập công tác CTCT
tại các đơn vị của QL/VNCH. Đặc biệt, chương trình Văn Hóa, trình độ Đại Học
,do các Giáo Sư Đại Học giảng dạy. Sau khi tốt nghiệp, các Cựu SVSQ có thể ghi
danh theo học tiếp chương trình năm thứ 3 tại một số Đại Học Dân Sự.
Sau đây là tiểu sử sơ lược các Khoá SVSQ hiện dịch của Trường:
*KHOÁ 1 :
– Nhập ngũ: tháng
12/1966. Chính thức nhập Trường tháng 5/1967; sĩ số 178.
– Ngày mãn Khoá: 2-5-1969; sĩ số 168
– Từ trần: 40
– Thủ Khoa: Huỳnh Bé Em
– Đẩy lui cuộc tấn công Trường của VC vào khoảng tháng 5/1968. Hai SVSQ Huỳnh
Bé Em và Quách Dược Thanh được tưởng thưởng Anh Dũng Bội Tinh.
– Tham gia chiến dịch Diên Hồng cuối năm 1968.
*KHOÁ 2:
– Chính thức nhập
Trường 3-10-1968; sĩ số: 397
– Ngày mãn khoá:19-2-1971; sĩ số :386.
– Từ trần: 97
– Thủ khoa: Hồ Ngân
– Đẩy lui cuộc tấn công Trường đêm 31-3-1970 của VC, trong biến cố này có
khoảng 40 vị Tuyên Úy Phật Giáo, Công Giáo, và Tin Lành cùng 5 SVSQ bị sát hại.
Một số SVSQ được tưởng thưởng huy chương.
– Xuất sắc về Văn Nghệ và Thể Thao. Nổi tiếng tại Đà-Lạt và Quân Khu 2
*KHOÁ 3 :
– Chính thức nhập
Trường tháng 4/1970; sĩ số: 165
– Ngày mãn khoá: 21-4-1973; sĩ số: 159
– Thủ khoa: Triệu Duy Toản
– Từ trần: 19
– Tham gia công tác Dân Vận chuẩn bị ký kết hiệp định Paris 1973 tại Tiểu Khu Quảng
Ngãi trong vòng 3 tháng.
*KHOÁ 4 :
– Chính thức nhập Trường 18-12-1972; sĩ số: 210
– Ngày mãn khóa: 22-4-1975; sĩ số: 199
– Thủ khoa: La Văn Thẩm.
– Từ trần: 26
– Tham gia công tác Dân Vận thi hành Hiệp Định Paris 1973 tại Tiểu Khu Quảng
Ngãi trong 2 tháng.
– Tham gia Chiến Dịch Cải Tiến và Kiện Toàn an ninh lãnh thổ Quân Khu 4 trong 5
tháng
– Thành tích :
* Tập thể: Bộ TTM trao
tặng 2 giây biểu chương màu Anh Dũng Bội Tinh và Quân Công Bội Tinh cho Quân Kỳ
Trường ĐH.CTCT do thành quả công tác tại Quân Khu 4.
* Cá nhân: Hai Anh Dũng Bội Tinh cho các SVSQ Bùi Công Thành, Nông Văn Vượng và
SVSQ Vũ Đình Kiên; cùng một số Chiến Thương Bội Tinh, bằng Tưởng Lục và giấy
khen các cấp.
*KHOÁ 5 :
– Chính thức nhập trường tháng 2/1974; sĩ số: 161.
– Còn đang thụ huấn tại Trường.
– Từ trần: 7
*KHOÁ 6 :
– Chính thức nhập trường 17-1-1975; sĩ số: 129
– Gắn Alpha ngày 1-3-1975
– Còn đang thụ huấn tại Trường
– Từ trần: 01 (trong tù)
(Trích Đặc San Ức Trai do Nhiệm Kỳ 1 ấn hành năm 1985 và đã được cập nhật bởi
Nhiệm Kỳ 15)
C3. Chiến Tranh Chính Trị
Trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
Giai đoạn từ 1949 đến 1955 – Quân đội Quốc gia Việt Nam
Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập năm 1949 để đánh lại quân Việt Minh
do Cộng sản chỉ huy. Sơ khởi có 150000 quân nhân dưới sự chỉ huy của sĩ quan
Pháp và trang bị cổ lổ. Dù Việt Nam có hàng ngàn năm lịch sử chiến đấu với
Trung Hoa để sống còn, người ta vẫn coi binh nghiệp là thấp kém nhất trong các
giai tầng xã hội (Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh). Những người lính trong quân
đội Quốc gia không ưa Pháp, cũng chẳng ưa Quốc trưởng bù nhìn Bảo Ðại. Trong
thời này, hoạt động tâm lý chiến độc nhất là “Tác Ðộng Tinh Thần” do phòng 5
đảm trách.
Giai đoạn từ 1955 đến
1965 – Quân Ðội Việt Nam Cộng Hoà.
Năm 1955, ông Ngô Ðình Diệm truất phế Bảo Ðại qua một cuộc trưng cầu dân ý và
thiết lập nền Cộng Hoà Việt Nam. Quân đội Quốc gia VN được cải biến và đổi tên
là Quân đội Việt Nam Cộng hoà. Khi người Pháp rút đi, đội quân Cộng hoà này chỉ
có 4 sư đoàn được huấn luyện không đồng bộ, chỉ huy bởi một nhóm nhỏ gồm sĩ
quan và hạ sĩ quan thiếu kinh nghiệm. Người Mỹ đã đảm nhận việc huấn luyện và
viện trợ rộng rãi để quân đội VNCH theo khuôn mẫu quân đội Hoa Kỳ.
Khi còn theo khuôn mẫu quân đội Pháp, phòng 5 là cơ quan duy nhất lo về chiến
tranh tâm lý. Năm 1954, Trung tá Mỹ Edward Lansdale, người nổi tiếng nhờ những
thành công của ông chống lại ‘chiến tranh nhân dân’ tại Philippines, được Việt
Nam Cộng Hoà mời làm cố vấn chính thức. Lansdale định nghĩa dân vận là: “cách
hành xử trong tình anh em của những quân nhân trên các mặt trận, mà Mao Trạch
Ðông và Võ Nguyên Giáp đã dạy cho binh sĩ của họ.” Ông cũng nhấn mạnh đến tầm
quan trọng của việc xây dựng một căn bản chính trị làm nền tảng cho các hoạt
động khác. Lansdale đề nghị thêm những nỗ lực đặc biệt từ quân đội Mỹ và Việt
Nam trong lãnh vực tâm lý chiến ngõ hầu chiến thắng Cộng sản. Sau này ông trở
thành cố vấn và là bạn của Tổng thống Diệm. Theo đề nghị của ông, Nha Chiến
Tranh Tâm Lý đã được thành lập, trực thuộc Bộ Quốc Phòng.
Bộ Tổng tham mưu là cơ quan chỉ huy cao nhất của quân đội Việt Nam Cộng Hoà.
Tại mỗi cấp của quân đội, từ trên xuống, có phòng 5, ban 5 chuyên lo hoạt động
chiến tranh tâm lý. Nhưng các hoạt động này chỉ giới hạn trong việc truyền
thanh, ấn loát, chiếu bóng, và trình diễn văn nghệ. Các cán bộ tâm lý chiến
thường được chọn từ những sĩ quan bị thất sũng và thiếu năng lực theo cách nhìn
của các cấp chỉ huy.
Giai đoạn từ 1965 đến
1975 – Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà
Từ 1965, quân đội được cải tổ lại. Bộ Tổng tham mưu vẫn có 5 cơ quan trực
thuộc; mỗi cơ quan đặt dưới quyền của một Tổng tham mưu phó: Hành quân, Nhân
viên, Tiếp vận, Huấn luyện, và Chiến tranh Chính trị. Ba cơ quan sau được tổ
chức thành 3 tổng cục với các cục trực thuộc (xem sơ đồ)
Dựa trên khái niệm Chiến tranh Chính trị bao gồm 6 hình thái chiến tranh: Tư
tưởng chiến, Tổ chức chiến, Tâm lý chiến, Tình báo chiến, Mưu lược chiến và
Quần chúng chiến; Tổng cục CTCT được tổ chức thành 5 cục và một trường Ðại học
CTCT với chức năng như sau:
1.- Cục Chính huấn để tác động tinh thần và khơi dậy lòng yêu nước của binh sĩ.
Cục có một trung tâm huấn luyện cán bộ CTCT và hàng chục toán Công tác Chính
huấn giáo dục binh sĩ qua các chương trình sinh hoạt vừa học tập vừa văn nghệ
gọn nhẹ.
2.- Cục Tâm lý chiến đảm trách tuyên truyền hướng về địch và công tác dân vận.
Ngoài ra còn những công tác bao gồm báo chi, giải trí cho quân nhân. Cục có một
Biệt đoàn Văn nghệ Trung ương hùng hậu với hàng trăm nghệ sĩ nổi tiếng đang
động viên trong quân ngũ.
3.- Cục Xã hội trách nhiệm săn sóc gia đình binh sĩ qua vấn đề gia cư, trường
học, và y tế. Cục có một trường Nữ trợ tá Xã hội đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan.
Tại các khu gia binh, các nữ sĩ quan xã hội chăm lo đời sống gia đình binh sĩ.
Họ cũng thăm viếng ủy lạo thương bệnh binh tại các quân y viện và chăm lo gia
đình tử sĩ. Cục Xã hội quản lý các nha Tuyên úy Công giáo, Phật giáo và Tin
lành.
4.- Cục An ninh Quân đội lo phần phản gián và an ninh nội bộ các đơn vị. Dù
trực thuộc tổng cục CTCT, cục ANQÐ hoạt động độc lập và là cơ quan có quyền lực
nhất trong quân đội. Cục có nhiệm vụ ngăn ngừa sự xâm nhập của địch vào hàng
ngũ mình. Tuy nhiên thành quả của cục chỉ đạt được một mức độ hạn chế.
5.- Cục Quân tiếp vụ cung cấp cho quân nhân hàng hoá nhu yếu miễn thuế. Tuỳ
theo gia cảnh, mỗi quân nhân hàng tháng mua số lượng thuốc lá, sữa, đường, vật
dụng gia đình, vân vân với giá thường chỉ bằng 30 đến 50% giá thị trường.
6.- Trường Ðại học Chiến tranh Chính trị, thành lập năm 1966 khi các cấp lãnh
đạo nhận thức sự cấp bách phải đào tạo một lớp sĩ quan trẻ để đảm trách hữu
hiệu các hoạt động CTCT tại các đơn vị. Trước đó đã có Trung tâm Huấn luyện Cán
bộCTCT đào tạo cán bộ từ các quân nhân tại ngũ.
Trường ÐH/CTCT tuyển
thanh niên có bằng Tú tài qua một kỳ thi tuyển. Những thanh niên này phải qua
một chương trình huấn luyện 2 năm để trỏ thành Thiếu úy hiện dịch trong quân
lực. Chương trình học nhấn mạnh về khoa học xã hội và chính trị. Sinh viên theo
học quân sự hàng năm tại trường Võ bị Quốc gia Việt Nam để có thể trở thành một
trung đội trưởng bộ binh và ít nhiều về chiến thuật cấp đại đội. Họ nghiên cứu
học thuyết Mác xít, chủ nghĩa Cộng sản, lịch sử chiến tranh cận đại và các kỹ
thuật CTCT.
Sau khi tốt nghiệp,
các tân sĩ quan được bổ nhiệm làm đại đội phó các đơn vị chiến đãu, hay trưởng
ban CTCT tại các chi khu. Khoá đầu tiên tốt nghiệp vào tháng 5 năm 1969, theo
sau là 5 khóa nữa cho đến ngày thất thủ năm 1975. Trường đào tạo khoảng 200 sĩ
quan mỗi khoá. Ngoài ra trường còn cung cấp các chương trình căn bản, trung
cấp, cao cấp cho các sĩ quan đang làm công tác CTCT.
D.- Các Thuận Lợi Và
Bất Thuận Lợi
D1.- Thuận Lợi
Ngành CTCT của Quân lực VNCH được tái tổ chức nhờ sự giúp đỡ và cố vấn của Quân
đội Trung Hoa Dân quốc. Sau lần thất bại năm 1949, họ đã học bài học cay đắng
trong việc đối phó với Cộng sản, và họ rất sốt sắng truyền lại kinh nghiệm cho
Việt Nam, một đồng minh thân cận nhất. Cũng nhờ có chương trình Chiêu hồi, quân
đội VNCH đã học thêm nhiều từ các hồi chánh viên mà nhiều người từng là cán bộ
tình báo và chính trị cao cấp trong quân đội Cộng sản.
Có nhiều thành tựu
đáng kể từ khi thành lập Tổng cục CTCT. Các đơn vị Ðịa phương quân và Nghĩa
quân trở nên hữu hiệu hơn trong các chiến dịch bình định nhằm quét sạch hạ tầng
cơ sở của Cộng sản. Trước khi tham dự Hoà đàm Paris năm 1968, các sinh viên sĩ
quan khóa 1 được gửi đội hoạt động tại các chi khu để củng
cố tinh thần binh sĩ và hậu thuẫn cho lập trường của chính phủ.
Các đơn vị bộ binh, rãnh tay trong công tác lãnh thổ, đã tham dự vaò các chiến
dịch tấn công lớn với sự yểm trợ của Không quân Mỹ. Sư đoàn 5 Bộ binh là một
thí dụ. Từ một đơn vị yếu kém nhất, sau chiến dịch Chân trời mới khởi sự năm
1968, đã trở thành đơn vị giỏi thứ hai trong mười một sư đoàn. Ðó là nhờ công
sức của các sĩ quan chỉ huy và 39 tân sĩ quan khoá 1 CTCT. Các sĩ quan xuất
thân từ trường Ðại học CTCT được huấn luyện thuần thục và có tinh thần. Họ có
khả năng cả về quân sự lẫn CTCT. Rất nhiều người sau đó đã trở thành những cấp
chỉ huy chiến đấu giỏi.
D2.- Bất lợi
Thiếu sự yểm trợ của Hoa Kỳ.
Vì không có cơ quan tương đương trong quân lực Hoa Kỳ, ngành CTCT Việt Nam đã
không có đủ tài khoản để điều hành. Tổng cục phải dùng tiền viện trợ dành cho
Cục Tâm lý chiến để trang trải hoạt động cho toàn tổng cục. Ðó cũng là lý do
giải thích tại sao tổng cục CTCT sáp nhập cục Quân tiếp vụ vào cơ cấu tổ chức
của mình: để lấy thêm ngân sách. Sự khác biệt về văn hóa đã làm cho các cố vấn
Hoa Kỳ không hiểu rõ thực trạng của cuộc chiến tranh nhân dân do Mao và Giáp đề
xướng. Sự thiếu thốn tài chánh và yểm trợ từ phía Hoa Kỳ làm cho ngành CTCT trở
nên yếu kém so với các ngành khác, và cản trở họ thực thi những dự án quan
trọng.
Trách nhiệm và quyền hạn
Người lính miền Nam Việt Nam, trong gần 50 năm đã chiến đấu liên tục, chống
Pháp, chống Nhật, chống Việt Minh, rồi lại chống Việt Cộng và quân Bắc Việt. Dù
trên nguyên tắc, họ phải thi hành nghĩa vụ quân dịch trong ba năm, họ đã chiến
đấu lâu dài sau khi người bạn đồng minh Hoa Kỳ đã ra về sau một năm phục vụ tại
Việt Nam. Trong cuốn The Vietnam Experience, Tim Page đã miêu tả: “Ðiều kiện
sống của họ rất kém. Họ ăn cơm với cá khô và ít canh rau. Ðể vui chơi, họ chỉ
có chút rượu đế, đánh bài, và lâu lâu có xi nê”. Người lính lãnh đồng lương nhỏ
nhoi để nuôi cả gia đình hoàn toàn lệ thuộc vào họ. Người cán bộ Chiến tranh
Chính trị chẳng thể làm gì nhiều để giúp đỡ họ. Chương trình cung cấp nhà ở và
học đường chỉ giúp được một tỷ lệ nhỏ các gia đình thiếu thốn.
Người lính được quy định 15 ngày phép hàng năm và phép đặc biệt cho các vấn đề
hệ trọng của gia đình. Nhưng trên thực tế, do nhu cầu hành quân và sự ngăn ngừa
nạn đào ngũ, việc đi phép bị hạn chế rất nhiều. Quân số một đại đội bộ binh khi
cao nhất chỉ khoảng 100 người (160 theo cấp số), trong đó có cả chục người
thuộc thành phần bất khiển dụng do bệnh tật hay các vết thương chưa lành hẳn. Tuy
nhiên, họ phải thực hiện nhiệm vụ như một đơn vị đầy đủ quân số.
Trong khi các sĩ quan chính trị trong quân đội Bắc Việt là các đảng viên Cộng
sản và có quyền vượt hẳn các đơn vị trưởng, sĩ quan CTCT trong quân đội miền
Nam không theo một đảng nào. Vì thế họ không có quyền lực. Ở cấp đại đội, họ là
người thứ hai trong đơn vị; nhưng càng lên cấp cao hơn, họ là người lép vế nhất
trong các sĩ quan tham mưu. Ðại đa số các sĩ quan chỉ huy lại không thấy tầm
quan trọng của hoạt động CTCT. Ngoài ra, các sĩ quan CTCT thế hệ cũ lại có ít
kiến thức về CTCT và là một trở lực lớn cho những dự án sáng tạo và năng động.
Những sĩ quan trẻ trong ngành CTCT thường ưu tư về sự thăng tiến so với các sĩ
quan các ngành khác.
Bất ổn chính trị, nạn tham nhũng, và lãnh đạo bất năng.
Dù trong hoàn cảnh chiến tranh và phải đương đầu với kẻ thù nguy hiểm, các nhà
lãnh đạo VNCH không có khả năng thiết lập một sự ổn định về chính trị nội bộ.
Họ tranh chấp nhau vì quyền lực, bổ nhiệm vào vị trí then chốt những người họ
sũng ái thay vì những người tài ba. Sau chiến thắng của quân lực VNCH mùa hè
năm 1972, Tổng thống Thiệu đã quay mũi dùi hướng về các thành phần đối lập. Ông
thành lập đảng Dân chủ như một đảng cầm quyền dù rằng nó thiếu nền móng và
không được ai ủng hộ. Nạn tham nhũng trở nên nghiêm trọng trong mọi cấp. Các
chức vụ ngon lành phải mua bằng tiền. Hậu quả là những người này lạm dụng quyền
hạn để lấy lại sở hụi, hay tệ hơn, làm giàu cho chính mình. Hiện tượng lính ma
là phổ biến trong các đơn vị bộ binh và địa phương quân. Các sinh viên khóa 4
CTCT khi về hoạt động tại quân khu 4 đã phanh phui nạn tham nhũng, đưa đến sự
cách chức vị tư lệnh quân khu và các đồng loã của ông. Trong hoàn cảnh tham
nhũng và tranh chấp quyền lực như thế, khó lòng mà thuyết phục quân lính rằng
họ đang chiến đấu cho quê hương và dân tộc.
E.- Kết Luận
Nếu so với hệ thống chính trị đầy kinh nghiệm của quân đội Bắc Việt, nghành
CTCT trong Quân lực VNCH là một tổ chức lỏng lẻo và ít hiệu năng. Các cán bộ
CTCT không có quyền hành và không được sự hỗ trợ của chỉ huy. Cho dù với uy thế
quân sự và hoạt động CTCT hữu hiệu, chúng ta cũng khó thắng cuộc chiến nếu
những kẻ thù bên trong phát triển từ những sai lầm của chúng ta. Chiến tranh
chính trị phải đi đôi với một hệ thống chính trị mạnh và ổn định.
Ðối vớì Hoa Kỳ và Việt Nam, thông tin sai lạc là một vấn đề nghiêm trọng làm cho hai chính phủ mất sự hậu thuẫn của dân chúng. Cộng sản đã lợi dụng tự do ngôn luận của chúng ta để phát động chiến tranh tâm lý ngay trên đất chúng ta, trong lúc tâm lý chiến của chúng ta không thể xâm nhập được vào xã hội của họ.
Hệ thống thông tin của chính phủ và quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã không gở được mặt nạ Hồ Chí Minh và đồng bọn. Nghiêm trọng hơn, chúng ta đã có nhiều sai lầm làm thay đổi tình thế. Sau trận Tết Mậu Thân, đặc biệt là những năm đầu thập niên 1970, quân lực VNCH đã trưởng thành. Từ 80 đến 90% cơ sở hạ tầng của Việt Cộng bị lộ diện và tiêu diệt. Hàng chục ngàn cán binh Việt cộng bị giết trong các trận đánh đẫm máu trên khắp lãnh thổ. Những người may mắn sống sót phải chạy trốn vào những mật khu bên kia biên giới Việt-Kampuchea. Nếu chính phủ VNCH biết lợi dụng những chiến thắng đó để củng cố, nâng cao an sinh xã hội để phục vụ người dân tốt hơn, nâng cao đời sống binh sĩ và gia đình, đối xử tử tế với các Hồi chánh viên; chắc chắn Cộng sản không có cơ hội đặt chân trở lại miền Nam nữa.
Giáo sư Nguyễn Văn Canh, một nhân vật lãnh đạo đảng Ðại Việt, trong bản báo cáo năm 1973, đã báo động với chính quyền về việc Việt Cộng tại vùng 4 đang tái tổ chức và trang bị. Các đơn vì nay, từ năm 1968, đã không còn ai nghe đến, nay đang được tăng cường bởi hàng trăm hồi chánh viên và các cán bộ VNCH cấp xã ấp là những nạn nhân của sự ngược đãi bất công. Lời cảnh cáo của giáo sư Canh bị Nguyễn Văn Thiệu che tai vì ông ta lưu tâm đến các quyền lợi riêng hơn là quyền lợi của tổ quốc đang lâm nguy. Ông ta đang phải đối phó với phong trào chống tham nhũng do báo giới và các dân biểu, nghị sĩ đối lập chủ xướng.
Nạn tham nhũng cũng là một nguyên nhân làm suy yếu quân đội. Quân Cộng sản hẳn cũng có những vấn đề tương tự của họ, nhưng họ che đậy được nhờ hệ thống truyền thông nhà nước một chiều.
Vào cuối năm 1972, khi Hà Nội gần như suy sụp sau các trận bom tơi bời, Tổng thống Nixon lại ra lệnh ngưng ném bom và tái tục hòa đàm Paris. Việc này giúp cho cộng sản cơ hội ngàn vàng để tái lập lực lượng và làm thay đổi tình thế. Thẳng thắn mà nói, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà đã không biết rõ về địch để có thể có những hành động dứt điểm và hợp lúc để chiến thắng.
Tuy nhiên, công tác Chiến tranh Chính trị vẫn luôn là một yếu tố cần thiết
trong bất cứ chiến tranh nào mang màu sắc ý thức hệ. Ðó là một trọng đề mà các
cấp lãnh đạo phải quan tâm và hổ trợ.[]
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
On Wed, Oct 19, 2022 at 4:37 PM Hieu Doan <hieudoanbdq@yahoo.com> wrote:
From: Michael Do <md46usa@gmail.com> To: Hieu Doan <hieudoanbdq@yahoo.com>
Sent: Wednesday, October 19, 2022 at 04:34:53 PM MDT. Subject: Re: Fw: [vn-net] Re: PSXH>> Re: Fw: [ PHV ] -> Vài dòng xin gởi ông Vương Nguyễn
Kính nhờ ông Đoàn Trọng Hiếu chuyển giùm vì tôi không
tham gia các diễn đàn. Xin cám ơn.
Với tư cách một sĩ quan xuất thân khoá 1 Đại
Học Chiến Tranh Chính Trị, tôi xin xác nhận tất các các điểm ông
KentNguyen nói là đúng ngoại trừ một vài chi tiết cần bổ sung:
1.- Tất cả các khoá Sinh Viên Sĩ Quan đều được đặt
tên là Nguyễn Trãi từ 1 đến 6 (là khoá cuối cùng). Ngành CTCT coi cụ Nguyễn
Trãi là Thánh tổ của toàn ngành.
2.- TC/CTCT ban đầu có tất cả 5 cục: Chính Huấn, Tâm Lý Chiến,
An Ninh Quân Dội, Xã Hội, Quân Tiếp Vụ và ba Nha Tuyên Úy. Sau này Cục Quân Tiếp Vụ chuyển qua Tổng Cục Tiếp Vận.
3.- Ngoài các khoá SVSQ, trường ĐHCTCT còn đào tạo các
khoá căn bản, dành cho các sĩ quan trong ngành chưa qua các khoá này, và
các khoá Trung Cấp, cao cấp CTCT cho các sĩ quan CTCT đã có bằng Căn Bản
và đang giữ các chức vụ cao (chứ không phải học lấy điểm để chạy lon như bị
hiểu sai. Dĩ nhiên có bằng Trung cấp, cao cấp thì khi dự tranh thăng cấp có
thêm điểm)
4. Rất nhiều người hiểu lầm rằng SVSQ/CTCT chỉ được đào
tạo để làm CTCT! Thật ra, họ được học quân sự đầy đủ như các
SVSQ Võ Bị hay Thủ Đức. (Muà quân sự, các SVSQ CTCT học các môn chiến
thuật, vũ khí tại trường Võ Bị Quốc Gia). Vì thế các khoá SVSQ/CTCT đã có
nhiều sĩ quan nắm các chức Đại Đội Trưởng tác chiến ở Bộ
Binh, Biệt Động Quân và cũng có vài anh khoá 1 CTCT được bổ nhiệm làm
Tiểu Đoàn Trưởng Bộ Binh ở Sư Đoàn 5, Sư Đoàn 22. Cuối năm
1970, Trung Úy Dương Quang Bồi (Khoá 1 CTCT), Đại Đội Trưởng ở
Trung Đoàn 8 BB được chọn là sĩ quan xuất sắc nhất của Quân Đoàn
3 để đi Đài Loan du ngoạn.
Ngược lại, cũng có nhiều sĩ quan xuất thân Võ Bị hay các trường
khác kể cả phi hành bên KQ được chuyển về ngành CTCT.
Xin cám ơn.
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll