TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Saturday 7 October 2023

Westminster High School

https://phtq-canada.blogspot.com/2023/10/westminster-high-school.html

8 học sinh Westminster, đa số là gốc Việt, đoạt giải phát minh khoa học quốc gia và thế giới

WESTMINSTER, California (NV) – Trung học Westminster High School có tám học sinh thì trong đó có sáu học sinh là gốc Việt, từ lớp Chín đến lớp Mười Hai, vừa đoạt hai giải thưởng xuất sắc ở đẳng cấp quốc gia và cả thế giới.

Từ trái, Esther Lee, Yazmin Orozco, Donna Huỳnh, và Maryan Nguyễn. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Sáu học sinh này dự hai cuộc thi khác nhau nhưng tất cả đã đem vinh quang về cho trường.

Cuộc thi Thermo Fisher

Một cuộc thi tên là “Thermo Fisher Scientific Junior Innovators Challenge,” tạm gọi “Khoa Học Trẻ Sáng Tạo Thermo Fisher,” dành cho học sinh từ lớp Chín trở xuống.

Em Donna Huỳnh cho biết trường có hai nhóm khác nhau cùng dự giải này.

“Nhóm thứ nhất có con là Donna Huỳnh và bạn Maryan Nguyễn,” em Donna Huỳnh nói.

Nhóm của Donna Huỳnh thí nghiệm tác động của chất “melatonin,” một chất gây ngủ nhẹ, đối với cây tre.

Từ trái, Kevin Võ, Ryan Huỳnh và Larry Lê. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Em nói: “Tụi con tưới chất thuốc ngủ này ở nhiều liều lượng khác nhau vào hạt mầm cây tre và theo dõi sự phát triển của cây. Lý do tụi con muốn thí nghiệm trên tre là vì tre càng ngày càng bị đốn để sản xuất và thế giới càng ngày càng ít tre đi.”

Cuộc thí nghiệm của nhóm Donna cho thấy với liều lượng thuốc ngủ càng nhiều thì tre mọc càng mạnh, nhanh vào cao hơn.

“Tụi con thương cây tre và thương gấu trúc nên mới muốn cứu cây tre và cứu luôn gấu trúc,” em Donna chia sẻ.

Nhóm thứ hai có em Ivy Đinh cùng hai bạn đồng đội là Yazmin Orozco và Esther Lee.

Vì em Ivy Đinh không có mặt nên em Donna thay bạn giải thích.

Donna Huỳnh (trái) và Maryan Nguyễn, hai cô bé thương tre và thương gấu trúc đoạt giải khoa học thiếu niên toàn quốc. (Hình: Donna Huỳnh cung cấp)

Em Donna nói: “Các bạn muốn làm sạch biển. Vùng biển bị người ta xả rác nhiều quá nên loài người cần tìm ra cách sử dụng tất cả những rác rến này để chế ra gạch xây nhà. Nhờ chất ‘plastic’ trong rác làm các chất phế thải khác, trong đó có nhôm, liên kết chặt chẽ với nhau thành viên gạch chắc như hoặc hơn xi măng, nặng như gạch thường mà người ta hay xây nhà”.

Em Yazmin thêm vào: “Kết quả rất khả quan nhưng tụi cháu chưa hoàn toàn hài lòng nên vẫn tìm cách cải thiện nữa. Có thể năm tới nhóm cháu sẽ dự thi nữa”.

Thí sinh dự thi cuộc thi này sống tại 49 tiểu bang, đảo Guam, đảo Mariana Islands và Puerto Rico.

Từ trái, Larry Lê, Kevin Võ và Ryan Huỳnh đoạt giải phát minh khoa học 2023 của Intel trên toàn quốc và toàn thế giới. (Hình: Kevin Võ cung cấp)

Năm nay, “Thermo Fisher Scientific Junior Innovators Challenge” chọn 10% thí sinh có điểm cao nhất của quận hạt và tiểu bang. Sau đó trong 1,807 thí sinh đủ điều kiện nộp đơn thi toàn quốc, ban giám khảo sẽ tuyển chọn 300 thí sinh xuất sắc.

Trong 300 thí sinh giỏi nhất nước này, có ba em gốc Việt tại trung học Westminster.

Cuộc thi Intel

Một cuộc thi khác tên “Intel’s AI Global Impact Festival” do hãng Intel tổ chức được ba học sinh lớp Mười Hai trung học Westminster tham dự là Kevin Võ, Ryan Huỳnh và Larry Lê, đều đoạt giải.

Đề án các em dự thi và đoạt giải là chế tạo con chó rô bô tên Charley.

Em Kevin Võ trình bày: “Con chó này rất thông minh, có thể dẫn đường cho người mù mà lại rẻ hơn chó thiệt”.

Em Ryan Huỳnh thêm: “Nếu trên đường có chướng ngại vật, nó hoặc báo cho chủ biết là cái gì hoặc dẫn chủ đi đường khác”.

Con chó dẫn đường chưa có lông và bốn chân, hiện chỉ là computer, nhưng rất thông minh do ba nam sinh Larry Lê, Kevin Võ và Ryan Huỳnh chế tạo. (Hình: Kevin Võ cung cấp)

Em Larry Lê tiếp lời cho bạn: “Hiện giờ tụi con chỉ mới hoàn tất bộ óc cho chó nên nó chỉ biết nhìn, biết nói chứ chưa biết đi bằng bốn chân. Nó chỉ là computer chạy trên bánh xe. Làm lông cho chó và chân cho nó chạy dễ lắm, nhưng tốn nhiều tiền nên tụi con chưa làm bây giờ”.

Hiện giờ “Robo Dog” chỉ biết nghe và nói tiếng Anh.

“Nhưng tụi con có thể cho nó nói tiếng Việt hay bất cứ tiếng gì,” em Kevin cho biết.

Cuộc thi “Intel’s AI Global Impact Festival” có sự tham dự của rất đông thí sinh trên toàn thế giới nên có thể nói ba nam học sinh gốc Việt đứng đầu thế giới với phát minh con chó người máy.

Cả ba cùng được gặp ban giám đốc hãng Intel và được đề nghị là nộp đơn xin làm sau khi tốt nghiệp đại học.

Sáu học sinh xuất sắc này cùng tham dự chương trình “Merit” của trường.

Ông Huy Phạm (bìa phải), một trong hai giáo viên phụ trách chương trình “Merit” đào tạo khả năng phát minh khoa học cho các học sinh Westminster High School. Giáo viên thứ nhì là Nguyễn Bảo Khánh (vắng mặt). (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Chương trình “Merit” chú trọng đến việc rèn luyện học sinh thêm kiến thức về lãnh vực STEM là chữ tắt của “Science, Technology, Engineering và Mathematics” (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán).

Ông Huy Phạm, giáo viên, nói: “Chúng tôi rất quan tâm đến chương trình này và khuyến khích mọi học sinh tham dự, miễn là các em có óc sáng tạo và thích phục vụ xã hội”.

Ông Huy Phạm cho biết tuần tới các em sẽ được gặp thị trưởng thành phố Westminster để nhận bằng khen. [qd]

—–
Liên lạc tác giả: ngo.giao@nguoi-viet.com

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll