Tôi mong
tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi
đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi
sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp
không?
Làm sao
chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem
luốc,
phải trong
sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT
Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Luân hồi
hình như luôn đi với sanh tử. Luân hồi sanh tử. Nghe cứ rờn rợn. Có cách nào
“giải thoát” không? Có đó. Đi tu! Đi tu để giải thoát luân hồi sanh tử. Nghe
nói vậy. Làm như tu thì không còn sanh tử nữa, không còn luân hồi nữa.
Có cách nào “giải thoát” không? Có đó. Đi
tu! Đi tu để giải thoát luân hồi sanh tử. Nghe nói vậy. Làm như tu thì không
còn sanh tử nữa, không còn luân hồi nữa, tu thì sống đời đời kiếp kiếp vậy!
Nhưng… không còn sanh tử, không còn luân hồi nữa, sống đời đời kiếp kiếp thì…
chán chết! Không luân hồi sanh tử nữa thì mọi thứ khựng lại. Trái đất chẳng
buồn quay. Chẳng còn xuân hạ thu đông. Chẳng sáng trưa chiều tối. Chẳng vô
thường. Chẳng đổi thay. Chán chết! Cho nên luân cứ phải hồi, sanh cứ phải tử.
Và bởi vì sanh cứ phải tử nên tử cứ phải sanh. Phải luẩn quẩn loanh quanh vậy
mới công bằng, mới phải điệu. Ba cõi sáu đường phải thênh thang rộng mở cho
chúng sanh lũ lượt vào ra!
Nhưng, chỉ có ba cõi sáu đường thôi ư?
Chỉ có “Thiên, nhân, atula, ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục”… thôi ư? Chắc còn
nhiều thứ “cao tốc” nữa. Vô số vô lượng vô biên nẽo đường cho phù hợp với vô số
vô lượng vô biên chúng sanh chứ? Nhưng chỉ tượng trưng vậy là đủ cho các thứ
bệnh “tham, sân, si, nghi, kiến, mạn”… của cõi người!
Được làm người thật khó! Một con rùa mù
lờ quờ bơi giữa biển khơi, mỗi trăm năm trồi đầu lên một lần giữa mênh mông
sóng nước, vậy mà làm thế nào lại đội trúng chóc ngay khúc gỗ mục, giữa bộng
cây, đang trôi giạt bềnh bồng trên biển. Đâu có dễ phải không? Đó là một hình
ảnh đầy biểu tượng sinh học, mang tính nghệ thuật vẫn được điêu khắc trên các
đền đá từ ngàn xưa của linga với yoni ! Cho nên cha mẹ mà không bồng bềnh gặp
nhau thì ta là ai? Ông bà mà không bồng bềnh gặp nhau thì ta là ai? Phải có cái
nhân, cái duyên, cái nghiệp, cái báo gì đó chứ?
Muôn sự tại tham. Không tham thì đã
không sinh sự. Mà tham thì không đáy. Y như cái bao tử, vốn là một cái túi
không đáy vậy! Tham thì lúc nào cũng thấy thiếu, cũng đói, cũng khát. Khát đủ
thứ, đói đủ thứ. Không chỉ cõi người đâu. Cá lớn nuốt cá bé. Bọ hung hùng hục
đánh nhau giành giựt cục phân. Thiêu thân tranh nhau lao vào lửa. Dã tràng miệt
mài se cát biển đông... Tham quá thì thành… ngạ quỹ. Đói khát triền miên. Sân
(giận) thực ra chỉ là một sản phẩm của tham. Tham mà không được mới sân, mới bị
thiêu đốt đủ kiểu ở chín tầng địa ngục. Sân sinh địa ngục.
Địa ngục chẳng đâu
xa. Nó ở ngay trong ta và luôn háo hức chờ đợi. Nhưng cái gốc của tham, sân là
từ “ngu muội” (Si) mà ra! “Súc sanh” quá đi chớ. Còn cãi gì nữa! Lâu lâu nhìn
lại mình mà coi: “Đồ súc sanh! Đáng đời! Đáng kiếp!”…
Vậy còn thiên, nhân, atula thì từ đâu
ra? Thì từ các “bệnh” nghi, kiến, mạn! Nghi thì sanh sự, tâm không lúc nào an.
Nghi thì không thể Từ bi! Cho nên nghi sinh… Atula, thần không ra thần, người
không ra người, thông minh quỷ quyệt, đấu đá tranh giành, đằng đằng sát khí...
Còn nhân (người)? Chắc là do “kiến” sinh ra rồi. Chỉ người mới có nhiều thứ
kiến, khi tà khi chánh, khi thường khi đoạn, điên đảo mộng tưởng. Cứ quay mòng
như chong chóng. Đáng mừng là người thì có cơ hội để đổi thay, để chuyển hóa.
Cho nên mới bảo làm người, khó, nhưng được làm người đã là may mắn. Còn “mạn”?
Coi trời bằng vung! Kiêu căng phách lối, vỗ ngực xưng tên, nghĩ mình phước báo,
ăn chơi xả láng… Thế nhưng dù là Trời vẫn có lúc rơi xuống địa ngục như
chơi!
Tóm lại, sáu nẻo đường… thênh thang thì
tà nhiều hơn chánh. Tà có vẻ… hấp dẫn hơn, lôi cuốn hơn. Cho nên ta mới có
khuynh hướng trôi nổi, lăn lộn, mãi miết trong sáu nẻo đường… tà, không muốn
thoát ra là vậy!
Luân hồi sanh tử là cần thiết, là phải
vậy. Nước xuôi ra biển lại tuôn về nguồn! Bỉ cực rồi thái lai! Nếu không thì
chán quá. Nếu không thì bất công quá! Xuân hạ thu đông… rồi lại Xuân. Sắc thọ
tưởng hành thức rồi lại… Sắc? Vô minh, hành, thức… rồi sanh, lão tử hay ngược
lại, Lão tử rồi sanh, hữu, thủ, ái… vô minh, để từ đó mà sinh sự cho sự sinh?
“Vô sinh” là hết chuyện, diệt thọ tưởng, dứt ái thủ... là hết chuyện chăng? Còn
lâu! Bởi “Vô vô minh diệc vô vô minh tận…”, không hề có vô minh mà cũng chẳng
bao giờ hết vô minh!
Luân hồi sanh tử, nghiệp báo oan gia các
thứ… ở đâu mà ra? Thì ở đâu nữa. Ở ngay trong ta thôi. Trong tứ đại ngũ uẩn.
Trong các hợp chất carbon, hydro, oxy, nitrogen (C,H,O,N) và mấy chục nguyên tố
đồng chì sắt kẽm, mangan, manhê, vôi vữa… các thứ đó thôi. Ôi, cát bụi tuyệt
vời! Khi vẽ được bản đồ hệ gene người, các nhà khoa học bật ngữa thấy tinh
tinh, chuột bọ, cải ngồng, cổ thụ… đều có những gene y như vậy với một tỷ lệ
khác nhau nhiều ít. Tinh tinh có đến 99% cấu trúc gen giống hệt bộ gen người,
chuột bọ thì có đến 98% gen người... Ai dám bảo hôm nào đó chẳng “luân” chẳng
“hồi” một phen, cho tinh tinh thành cải ngồng, cải ngồng thành chuột bọ…?
Có
cái nhìn xuyên suốt ngàn năm chắc thấy biết, còn ta mắt trần (nhục nhãn) chưa
thấy được đâu, đành lớ ngớ, loay hoay. Bản hoài của chư Phật muôn đời chẳng
phải là muốn khai thị cho ta ngộ nhập vào cái “Thấy Biết” của Phật đó
sao?
Thực ra luân hồi sanh tử không chỉ vậy!
Luân hồi sanh tử còn là tiến trình tâm trong mỗi sát-na. Từ sáng đến chiều, từ
trưa đến tối ta đã… lang thang sáu nẻo biết bao lần. Hết thiên, nhân lại đến
atula rồi ngạ quỷ súc sanh địa ngục xà quần không ngưng nghỉ. Sáng bảnh mắt ra,
người sảng khoái, lâng lâng, quần là áo lượt có thua gì… tiên nhân đâu, vậy mà
trưa nghe một cú điện thoại từ đâu đó bỗng đùng đùng nổi giận, đỏ mặt tía tai,
bầm gan tím ruột, lọt tõm vào địa ngục… Chỉ một thoáng thôi, đã từ thiên đàng
rơi xuống địa ngục, từ thiên nhân thành Atula, ngạ quỹ… Một thoáng thôi, tiến
trình tâm đã trải qua muôn ngàn kiếp rồi vậy!
Biết rõ “cơ chế” bệnh sinh thì điều trị
không khó. Có khi chỉ cần chữa triệu chứng. Có khi phải điều trị căn nguyên để
không còn tái phát. Cái gì làm ta xà quần trôi nổi trong cõi luân hồi sanh tử?
Cái gì có vẻ như mãi cợt đùa không mệt mỏi với ta đó vậy? Chính cái “Ta” đó. Nó
đó. Cho nên chỉ có “ta” mới cứu được “ta” thôi, “duy ngã độc tôn” mà! Cho nên
phải quay lại với mình, phải phản quan tự kỷ, phải nương tựa chính mình thôi,
còn tìm kiếm đâu xa nữa? Gia trung hữu bảo hưu tầm mích (Trần Nhân Tông). Khi
nhận ra “không phải của ta/ không phải là ta/ không phải là tự ngã của ta” thì
có lẽ đã có một nụ cười thanh thản, tự tại, an
nhiên.
Bậc y vương đã bày biện sẵn thuốc men cả
đó thôi. Nói đi nói lại mấy ngàn năm rồi. Lẽ nào ta chẳng nghe ra ? Nào Tứ diệu
đế, nào Bát chánh đạo, nào Lục độ, Bát Nhã, Pháp Hoa... các thứ. Sắc cho khéo
để hoà nhập vào nhau, tương tác lẫn nhau ba chén sáu phân thành một thứ « dược
vương » trị bệnh cho kiếp người.
Nói năng, đi đứng, cái ăn, cái ở... cách
nào đây cho nó thôi đừng sanh sự, đừng tạo nghiệp? Thì đã có Chánh ngữ, Chánh
nghiệp, Chánh mạng. Còn Chánh niệm, Chánh định lại là những thứ thuốc đặc trị
để có được Chánh kiến, Chánh tư duy. Cho nên, Giới Định Tuệ là đủ để chấm dứt
những nẻo đi về địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Giải thoát và Giải thoát tri kiến
là đủ để… chấm dứt những lang thang trôi nổi quẩn quanh còn lại
? Rõ ràng để «giải thoát luân hồi sanh tử»
chỉ có mỗi một cách là phải «tu». Nghĩa là phải «sửa» mình.Phải dứt đi cái
nghiệp cái duyên, cái sinh cái sự. Một khi « sự sự vô ngại » rồi thì thong dong
ba cõi sáu đường không còn dính mắc, nơi nào cũng trở nên an lành mát mẻ, bởi
đã cùng chung dưới một mái nhà. Mái nhà Như Lai.
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
(Phật Đản 2556/ 2012)
Tết Nguyên Tiêu trong truyền thống Phật giáo
Cùng với ngày Phật Bảo (đại lễ Rằm tháng Tư) và ngày Tăng Bảo (Lễ Kathina
tháng Mười.) Bởi vì nội dung kinh Giải Thoát được xem là tôn chỉ của giáo
Pháp nên lễ Rằm tháng Giêng nầy được gọi là Ngày Pháp Bảo
Rằm tháng Giêng là ngày lễ Tết quan trọng theo lịch Âm của người Châu Á.
Còn gọi là Tết Nguyên Tiêu hay tết Thượng Nguyên (Rằm tháng Bảy là Trung Nguyên
và Rằm tháng Mười là Hạ Nguyên) Tương truyền lễ Thượng Nguyên trước đây chính
là Tết Trạng Nguyên, vào dịp này đức Vua hội họp các ông Trạng dự tiệc và mời
vào vườn Thượng Uyển ngắm hoa, xem cảnh, làm thơ.
Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu
Đêm Rằm tháng Giêng Âm lịch là Tết Nguyên Tiêu cổ truyền của người
dân Châu Á, còn gọi là "Tết Hoa Đăng ". Theo tập tục đêm Rằm tháng
Giêng ở thành thị hay ở nông thôn , đâu đâu cũng treo đèn kết hoa những
năm gần đây mọi người đều yêu thích Tết Nguyên Tiêu , vậy tết cổ truyền
này được bắt nguồn từ đâu?
Tết Nguyên Tiêu có từ đời Hán, sách "Ngày Tết Trung Quốc"
xuất bản vào tháng 9 năm 1983 cho rằng: Vua Hán Văn lên ngôi sau khi "dẹp
yên cuộc rối ren do gia tộc họ Lã " gây ra, chính ngày đó là ngày Rằm
tháng Giêng, theo lệ mỗi năm vào ngày Rằm tháng Giêng vua Hán Văn
ra khỏi cung vua dạo chơi "chung vui với dân". Chữ "Dạ"
trong cổ ngữ Trung Quốc được gọi là "Tiêu", cho nên vua Hán Văn đã
lấy ngày Rằm tháng Giêng làm ngày Tết Nguyên Tiêu.
Về cội nguồn của Tết Nguyên Tiêu, trong dân gian có rất nhiều giải
thích. Tết Nguyên Tiêu có từ thời vua Hán Vũ. Hồi đó, các cung nữ sau Tết
Nguyên Tiêu, đều nhớ nhà và nhớ cha mẹ, nhưng cung vua canh phòng cẩn mật,
làm thế nào để ra gặp mặt cha mẹ? Đông Phương Sóc nhiều trí thông
minh khi nghe được tin này, bày tỏ sự đồng tình, tìm cách giúp các
cung nữ thực hiện nguyện vọng gặp mặt cha mẹ, bước đầu tiên của Đông Phương
Sóc tung tin, hỏa Thần sẽ cử người đến thiêu hủy thành Trường An,
khiến trong nội thành hoang mang khiếp sợ. Sau đó Đông Phương Sóc
hiến kế với vua Hán Vũ rằng, tối ngày Rằm mọi người trong cung phải đi lánh
nạn ở ngoài cùng Vua, các đường to ngõ hẻm, trước nhà sau sân trong nội thành
đều treo đèn lồng đỏ, tạo nên cảnh giả thành Trường An lửa cháy hừng
hực, nhờ đó đánh lừa Hỏa Thần. Vua Hán Vũ đã đồng ý phương án này của Đông
Phương Sóc, thế là các cung nữ nhân Tết Nguyên Tiêu thực hiện nguyện vọng gặp
mặt người thân. Từ đó, cứ đến ngày Rằm tháng Giêng đều phải treo đèn lồng.
Còn có truyền thuyết cho rằng , Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc
đồng áng trong dân gian . Trước sau ngày rằm tháng giêng hàng năm, công việc
cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu , bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương
chuẩn bị cho công việc đồng áng, đến tối ngày Rằm tháng Giêng , bà con nông
dân ra đồng ruộng tập trung cây cỏ lá khô, châm lửa thiêu hủy để diệt
sâu bọ.
Một ý kiến khác cho rằng, Rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động
của Phật giáo, vào ngày này chư Tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết
Pháp. Những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đức Phật.
Các truyền thuyết khác, theo các học giả thì lễ hội đèn lồng xuất phát
từ truyền thống sử dụng lửa để kỷ niệm ngày lễ hội và xua đi những điều không
may của mọi người dân
*Ở Trung Quốc và Đài Loan, Tết Nguyên Tiêu, rằm tháng giêng được coi là
ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là "Lễ hội đèn
hoa" hoặc "Hội hoa đăng", tập tục đốt đèn trên cây nêu trước cửa
nhà, chơi lồng đèn ngũ sắc, kéo dài từ 13 đến 17 tháng Giêng.
*Ở Thái Lan lễ hội Rằm tháng Giêng là lễ Hội cúng dường đức Phật, đức
Pháp và đức Tăng qua hình thức tụng Tam Tạng Kinh từ 07 đến 10 ngày
*Ở Ấn độ quanh khu vực thánh địa nơi đức Phật ngồi đắc đạo dưới gốc Bồ
đề nhiều quốc gia như Tích Lan, Miến Điện, Lào, Thái, Campuchia, Tạng truyền.
Mở những pháp hội tụng Tam Tạng Pali cúng dường đức Phật
*Ở Việt Nam, Tết Nguyên Tiêu hay Rằm tháng Giêng, phần lớn tổ chức
tại chùa,
Ngày Rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật tổ. theo truyền
thống Phật giáo Nam Tông Rằm tháng Giêng có ý nghĩa quan trọng như:
Ngày đức Phật thuyết: kinh Giải Thoát Giáo (Ovadapatimokkha) tại Thánh
Hội Tăng Già.
Ngày Đức Phật thông báo: Giáo Pháp đã được thiết lập vững vàng và
Ngài sẽ viên tịch trong ba tháng nữa
*Kinh Giải Thoát Giáo là bài Thuyết Pháp tóm tắt về tôn chỉ tu tập
và hoằng pháp của các vị Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai
Sabbapapassa akaranam
ku salassa upasampada
sacittapariyodapanam
etam buddhana sasanam.
Không làm mọi điều ác.
Thành tựu các hạnh lành,
Tâm ý giữ trong sạch,
Chính lời chư Phật dạy
Kinh pháp cú 183.
* Thánh hội Tăng già là một sự kiện đặc biệt, xảy ra chỉ một lần lúc đức
Phật ở Trúc Lâm tịnh xá tại thành phố Ràjagaha. Vào ngày Rằm tháng Giêng 1250
vị thánh Tăng tự tập trung về ngồi vây quanh đức Phật lắng nghe bài kinh Giải
Thoát Giáo.
Ngày đức Phật tuyên bố đạo tròn duyên mãn: Sau khi chứng đạo quả Chánh
Đẳng Chánh Giác Phật dưới cội Bồ đề đức Phật đã dành 45 năm đi nhiều nơi thuyết
pháp, ở tuổi 80 tuổi Ngài quyết định chọn thị trấn nhỏ Kusinara viên tịch. Vào
buổi trưa thị giả Ananda cảm nhận mặt đất rung động, khi đang thiền
tịnh. Ngài đến gặp bậc Đạo sư và được biết rằng Đức Phật đã quyết định sẽ
viên tịch sau 3 tháng tới, không cầm được nước mắt, Ngài Ananda đã khẩn
cầu đức Phật trụ thế lâu hơn. Đức Phật ôn tồn: Hỡi Ananda, các con còn chờ đợi
gì nữa ở Như Lai. Giáo pháp đã được truyền dạy đầy đủ không có gì giấu kín ,bốn
hàng đệ tử đã được hướng dẫn đầy đủ trong việc tu học. Pháp và Luật đã được
giảng giải tường tận
Rằm tháng Giêng được gọi là Ngày Pháp Bảo - Cùng với ngày Phật Bảo (đại
lễ Rằm tháng Tư) và ngày Tăng Bảo (Lễ Kathina tháng Mười.) Bởi vì nội dung kinh
Giải Thoát được xem là tôn chỉ của giáo Pháp nên lễ Rằm tháng Giêng nầy
được gọi là Ngày Pháp Bảo
Các nghi lễ Phật giáo trong ngày Rằm tháng Giêng
Lễ thọ Đầu đà Rằm tháng Giêng
Vào ngày này các Quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam Tông Theravada
như :Tích Lan Miến điện,Thái lan, Lào ,Campuchia, tổ chức cúng dường lên đức
Phật bằng nghi thức tu tập một đêm không ngủ, còn gọi là Hạnh đầu đà. Đầu
đà phiên âm từ chữ Dhutanga, nghĩa là phương pháp làm tiêu trừ phiền não.
Cuộc sống con người luôn bị rối loạn với những ham muốn ,gịân hờn trong suy
nghĩ, thực hành nghi thức Đầu đà, giảm thiểu khá nhiều những phiền muộn lo âu
trong đầu óc, trở thành một nhu cầu trong đời sống của con Người
Đêm Rằm tháng giêng (Magha puja) Phật giáo thường tổ chức thực hành pháp
tu Đầu đà, bao gồm nhiều tiết mục tu học như thuyết pháp, luận đạo, tụng kinh,
kệ kinh, hành thiền, thiền hành ..v.v.. Nói chung là những sinh hoạt tu học khó
tìm thấy ở những đại lễ khác.
Dâng đèn cúng Phật vào ngày Rằm tháng Giêng
Nền văn minh Ấn độ cổ xưa thờ Lửa (Bái hoả giáo) đèn là lễ phẩm
quan trọng trong nghi thức tôn giáo. Thời đức Phật đèn dùng chiếu sáng buổi tối
cho các buổi hội họp nghe pháp. Vì thế cúng đèn cũng là cúng dường Pháp Bảo.
kinh phúc chúc có câu Yanado balado, nguời cho đèn là cho mắt sáng
*Lễ thọ đầu đà tổ chức buổi tối nên cúng đèn mang lại không khí thiêng
liêng đặt biệt. 28 ngọn đèn được thắp để cúng dường 28 vị Chánh Đẳng Chánh Giác
như trong Buddhavamsa ghi chép. 108 ngọn đèn để tiêu tai bạt nghiệp từ 6 căn, 6
cảnh, 6 thức thuộc nội phần và ngoại phần trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị
lai ((6+6+6)*2*3=108)
*Ở Ấn Độ lễ hội cúng đèn vào tháng 10 hàng năm, lễ hội này được xem là
quan trọng, trong hệ thống lễ hội
*Vài nơi cúng sao giải hạn vào lễ Thượng Nguyên cũng lấy việc cúng đèn
(đăng) làm nghi thức chính
*Trong dân gian Việt Nam có câu "Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm
tháng Giêng hay Giỗ Tết cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng nên vào dịp này
đông đảo người dân thường đi chùa bái Phật, thắp đèn cày, đốt đèn lồng hoa đăng
để cầu nguyện sư an lành cho mình và gia đình. Nhiều gia đình cũng nhân
cơ hội này tập trung về Trưởng tộc hay nhà thờ Họ, để cúng bái cầu an cho dòng
Họ, có nhiều nơi khác như Đình làng, Chùa vào ngày Rằm lớn đầu năm làm lễ
cầu Quốc Thái Dân An
Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu trong truyền thống Phật giáo Nam
tông là lễ hội Cúng Dường Đức Phật đầu năm, mong cầu phát sinh sự an lành, hạnh
phúc, theo dân gian là lễ hội kết thúc mùa lễ Tết Nguyên Đán và Nguyên
Tiêu.
BBTSƯU TẦM
Mừng xuân Quý Tỵ
Quý Tỵ xuân sang nhắc chúng ta
Vô thường sự vật cõi Ta-Bà
Việc lành tinh tiến hằng ghi nhớ
Pháp ác chuyên cần khéo lánh xa
Lắng tâm năm tháng nương tầm Đạo
Tịnh sắc ngày giờ gắng vượt qua
Rõ biết thân
tâm là nghiệp chướng
An vui thanh thản trở về nhà.
Nhất nguyên.
THƯ NGỎ VÀ MỤC LỤC PHTQ SỐ 21
ĂN TẾT ĂN CHAY HAY ĂN MẶN
DỌN KHO ĂN TẾT
AN LẠC VÀ HẠNH PHÚC
DÂNG SỚ CẦU AN CÚNG SAO GIẢI HẠN
NHẤT CHI MAI
Ý NGHĨA CÔNG ĐỨC VÀ PHƯỚC ĐỨC
XUÂN DI LẶC