Tôi mong
tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi
đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi
sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp
không?
Làm sao
chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem
luốc,
phải trong
sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT
Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
TK THÍCH CHÂN TUỆ
Trên cuộc đời này, dù giàu sang hay nghèo khó, dù trí thức hay bình dân,
dù nam phụ lão ấu, dù da trắng da đen hay da màu, dù vua chúa hay dân chúng, nói
chung, bất cứ người nào cũng có hai thứ bệnh: thân bệnh và tâm bệnh. Ðối với
thân bệnh, chẳng hạn như đau răng, nhức đầu, sổ mũi, cảm cúm, ho hen, trặc
xương, hoặc đau tim gan tì phế thận, chúng ta cần tới tài năng, khả năng trị
bệnh của các vị thầy thuốc, dù đông y hay tây y.
Ðể phòng ngừa thân bệnh, có
những phương pháp tập thể dục, những cách dưỡng sinh khoa học, những chế độ ăn
uống thích ứng với từng lứa tuổi, và tình trạng sức khỏe cá nhân. Những người
nghĩ rằng: nhờ tu theo môn phái này, tu theo pháp môn kia, hành theo giáo chủ
nọ, sẽ khỏe mạnh sống lâu, sẽ bách niên giai lão, sẽ vô bệnh vô tật, chẳng hạn
như người ta tuyên truyền tu thiền trị dứt bệnh ung thư, đó chỉ là những người
đang sống trong cơn mê.
Ðạo
Phật gọi đó là vô minh. Tại sao vậy?
Bởi vì ngay đến Ðức Phật, là bậc toàn giác, vẫn "Có"
thân bệnh, nhưng "Không" phiền não và khổ đau, tâm trí của
Ngài vẫn an nhiên tự tại, trong mọi hoàn cảnh. Nói một cách khác, Ngài không có
tâm bệnh. Bất cứ ai sống trên đời này, còn mang thân xác con người, là còn khổ
vì thân bệnh, nếu không giác ngộ được chân lý vi diệu nhiệm mầu. Các vị giáo
chủ của tất cả các tôn giáo cũng có thân bệnh và rồi cũng chết như mọi người mà
thôi.
Trong thời buổi khoa học tiến bộ ngày nay, ngay tại những quốc gia văn minh tiến bộ tây phương, vẫn còn một số người, khi có thân bệnh, lại đi tìm uống, nước suối nước sông, cầu mong phép lạ, với cả niềm tin, thượng đế gia trì, hay ban phép lành, hoặc được ân điển, từ đấng bề trên, nào đó chẳng biết, trị dứt bá bệnh, cả bệnh nan y, thậm chí cứu được, người chết sống lại!
Trong thời buổi khoa học tiến bộ ngày nay, ngay tại những quốc gia văn minh tiến bộ tây phương, vẫn còn một số người, khi có thân bệnh, lại đi tìm uống, nước suối nước sông, cầu mong phép lạ, với cả niềm tin, thượng đế gia trì, hay ban phép lành, hoặc được ân điển, từ đấng bề trên, nào đó chẳng biết, trị dứt bá bệnh, cả bệnh nan y, thậm chí cứu được, người chết sống lại!
Chúng ta thử suy nghĩ xem: những vị tự xưng là thượng đế, là thánh thần,
là thiên địa, là tu hành chứng đắc gì đó, cứu người chết được sống lại, để làm gì,
để được người đời tôn thờ nể sợ chăng? Tại sao chỉ cứu người này, không cứu
những người khác?
Dù có cứu được bao nhiêu người, để rồi sau đó, những người này cũng lại
chết một lần nữa, lần này chết thiệt đó, như bất cứ mọi người nào khác, trên
thế gian này. Nhứt là những vị tự xưng là thượng đế, là thánh thần thiên địa
kia, rồi cũng chết như ai, và lại còn chết thảm, không chỗ chôn thây, nữa là
khác!
Nếu như các phép lạ, các điều linh thiêng huyền bí đó có thực, các bệnh
viện, các cơ quan y tế nên đóng cửa, các bác sĩ, dược sĩ, y tá, điều dưỡng
viên, chuyên viên y tế, nên giải nghệ, và chức sắc các tôn giáo đó không cần có
y sĩ riêng, không cần nằm điều trị ở bệnh viện.
Nhiều người mê tín dị đoan hơn nữa, khi có thân bệnh, lại chạy đi tìm,
thầy bùa thầy ngải, tìm sư tìm sãi, thuốc tiên linh thiêng, chỉ một viên thôi,
trị dứt bá bệnh, thiệt là tội nghiệp, thực đáng thương xót, chỉ khổ bị gạt,
tiền mất tật mang. Những người như vậy là những người không có trí
tuệ bát nhã, không nhận được chân tướng của các pháp thế gian, rất dễ bị
lung lạc bởi bất cứ luận điệu thuyết giảng, hay tuyên truyền nào, có vẻ mơ mơ
hồ hồ, có vẻ linh thiêng huyền bí, có vẻ như điển nhập, từ thế giới vô hình nào
đó, không giải thích được, thực ra không làm sao giải thích được, cho dù họ là
kỹ sư, bác sĩ, nha sĩ, văn sĩ, thi sĩ, học sĩ, chuyên viên, chuyên gia, hay bất
cứ ai. Tại sao vậy? Bởi vì mọi người đều sợ chết, càng giàu càng giỏi càng sợ
nhiều hơn, sợ mất cái thân mạng này, mà thôi!
Còn đối với tâm bệnh thì sao? Tâm bệnh có thể chia làm hai loại:
các bệnh tâm thần và những khổ đau về mặt tinh thần. Ðối với các bệnh tâm thần,
hay bệnh thần kinh, cũng đã có những bệnh viện thần kinh, các dưỡng trí viện,
với các bác sĩ tâm lý, bác sĩ tâm thần, chăm sóc và điều trị. Ðối với những khổ
đau về mặt tinh thần, con người mới cần tới sự giúp đỡ của các tôn giáo. Sự
giúp đỡ của các tôn giáo có nhiều hình thức khác nhau, tùy theo căn cơ, tùy
theo hoàn cảnh, tùy theo địa phương, tùy theo phong tục và tập quán của mỗi dân
tộc. Nhiều khổ đau phiền não của con người không thể điều trị dứt hẳn tận gốc,
bằng thuốc men, hay các phương pháp tâm lý học, mà phải được điều trị bằng đời
sống nội tâm, bằng sức mạnh tâm linh, bằng trí tuệ bát nhã.
Trong phạm vi bài này, chúng ta chỉ đề cập đến vấn đề đời sống nội tâm,
hay sức mạnh tâm linh, hay trí tuệ bát nhã trong đạo Phật, mà thôi.
Ðạo Phật là đạo cứu khổ nhân loại, cho nên đạo Phật mạnh mẽ nhận định:
Cuộc đời là bể khổ. Chúng ta ai ai cũng đồng ý với nhau rằng: Cuộc đời khổ
nhiều hơn vui. Nhưng không phải vì vậy mà chúng ta bi quan, yếm thế, chán đời,
thụ động, chấp nhận định mệnh sẵn có, chấp nhận số phận đã an bài, chấp nhận những
cảnh khổ đau của cuộc đời. Ðạo Phật không dừng lại ở nhận định như vậy. Ðạo
Phật dạy chúng ta nhiều phương pháp:
"Làm sao cho đời bớt khổ. Làm sao cho đời hết khổ". Trong tất cả các
kinh điển của đạo Phật, ghi lại lời chỉ dạy của Ðức Phật, đều nêu rõ các pháp
môn tu tập, nhằm mục đích giúp đỡ chúng sinh, giải thoát khỏi phiền não và khổ
đau, một cách tích cực, một cách hiệu quả. Thực ra, đó mới chính là mục đích
cứu kính của đạo Phật vậy.
Tuy nhiên, Ðức Phật chỉ là một bậc đạo sư giác ngộ, đem chân lý giác ngộ
chúng sinh, chứ không phải là thần linh, hay thượng đế, chuyên ban phước giáng
họa, cho nên không có thể cứu giúp con người thoát khổ, qua các lời khẩn cầu
van xin, cầu nguyện khấn vái, mỗi khi con người gặp phiền não và khổ đau. Trong
kinh sách, có câu: "Chúng con khổ nguyện xin tự độ". Con người phải tự
độ mình, tức là tự cứu chính mình, nhưng bằng cách nào?
Trong Kinh Pháp Cú, Ðức
Phật có dạy:
"Hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Thắp lên với Chánh Pháp". Nghĩa là: Con
người muốn tự cứu chính mình, thoát ly mọi khổ ách, cần phải thắp sáng ngọn
đuốc trí tuệ, phải sáng suốt học hiểu và nương theo Chánh Pháp, tức là các pháp
môn tu tập, Ðức Phật dạy trong các kinh điển, chẳng hạn như "Bát Nhã
Tâm Kinh", và luôn luôn thực hành trong cuộc sống hằng ngày, chứ không
phải chỉ cầu nguyện suông.
"Bát
Nhã Tâm Kinh" là bài kinh chỉ dạy phương pháp tu tâm dưỡng tánh, dẹp trừ tâm loạn
động bất an, uế trược cấu nhiễm, phát hiện chân tâm, bất cấu bất tịnh, bất tăng
bất giảm, để giúp cho chúng sanh sống được an lạc hạnh phúc, không còn phiền
não khổ đau, giác ngộ được con người chân thật, để giải thoát khỏi sanh tử luân
hồi. Chân tâm đó mới thực là mình, còn cái xác thân và cái tâm bất an loạn động
không phải là mình, sẽ bị bỏ lại thế gian, khi chúng ta ra đi sang kiếp khác.
Như vậy, chúng ta học "Bát Nhã Tâm Kinh" là để nhận được bản tâm bản
tánh thực sự của mình. Khi học xong kinh này, nếu chúng ta trực nhận được bản
tâm thanh tịnh hay chơn tâm, tức là trí tuệ bát nhã bừng sáng, con đường vào
đạo đã khai mở. Ðó chính là mục đích cứu kính của đạo Phật vậy.
Người Phật Tử sinh hoạt trong chùa, hay đi chùa lễ Phật tụng kinh,
thường thuộc lòng "Bát Nhã Tâm Kinh". Bởi vì "Bát Nhã Tâm
Kinh" rất quan trọng trong Phật giáo, là cứu kính tối thượng của đạo Phật,
cho nên bất cứ khóa tụng kinh nào, bất cứ khóa hành thiền nào, bất cứ khóa tu
học nào, thuộc bất cứ tông phái nào của Phật giáo, cũng đều có "Bát Nhã
Tâm Kinh", dù bằng tiếng Việt, tiếng Hán Việt, hay tiếng Pali. Thêm một
bước nữa, nếu như chúng ta cùng nhau tìm hiểu những điều Ðức Phật dạy trong
"Bát Nhã Tâm Kinh", rồi đem áp dụng vào đời sống hằng ngày, thì ích
lợi vô lượng vô biên, công đức và phước đức viên mãn, không thể nghĩ bàn.
HỎI ĐÁP PHẬT PHÁP
2013/3/10 Phuoc Nguyen Khac ;nguyenkhacphuoc@gmail.com
2013/3/10 Phuoc Nguyen Khac ;nguyenkhacphuoc@gmail.com
Kính
bạch thầy,
Vừa rồi bà vợ con định nuôi một con chim cho cháu nội chơi, con can ngăn
vì mình là phật tử,
đáng ra phải mua chim để phóng sinh chớ ai lại mua chim về nuôi.
Bà vợ con không chịu và lấy cớ một ngôi chùa lớn trong thành phố cũng có
nuôi chim.
Con đến thăm chùa và kiểm tra hư thực thì đúng là chùa đang nuôi khoảng
10 con chim,
đa số là chớp mào.
Như vậy con không biết mình đúng hay sai. Xin thầy chỉ dạy.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nay kính thư,
Tâm
Tu Nguyễn Khắc Phước
Việt Nam
Chuyện
1:
- Tại sao
bà vô tiệm ăn cắp đồ? Bà có biết như vậy là xấu, là tội phạm không?
- Tôi
thấy cái bà kia ăn mặc sang trọng cũng lượm đồ bỏ túi, có sao đâu?
Chuyện
2:
- Đường
này là đường 1 chiều đó, bà không nên chạy ngược, nguy hiểm lắm, cảnh sát bắt
phạt đó.
- Nè ông
xem kìa, bao nhiêu người chạy ngược chiều, có ai chết đâu, có ai bị bắt phạt
đâu?
Chuyện
3:
- Chỗ này
núi cao, té xuống vực thẳm, chết là cái chắc.
- Ông chỉ
giỏi hù dọa thôi. Để tôi nhảy xuống dưới đó cho ông xem chơi nhá.
Có thấy
ai chết đâu nè? Ông có nhảy xuống chưa mà biết hử? Khi nào ông đã thử qua rồi
hãy nói nhá.
Chuyện 4:
- Hôm nay
là bài học cuối cùng: ôm bom tự sát
- Sau khi
đại ca trình bày xong, chúng em có thể đặt câu hỏi hay không ạ?
- Các anh
muốn hỏi gì thì hỏi ngay đi. Tôi rút chốt, bom nổ xong, thì các anh khỏi hỏi
nữa!
Chuyện
5:
- Tại sao
bà cúng kiến theo cái kiểu cách này?
- Ông
không thấy cụ hòa thượng tổ đình cúng kiến như thế sao?
Là Tổ đình đấy nhá! Là Cụ hòa thượng 100 tuổi đấy nhá!
- Bà phải
tìm hiểu chánh pháp, xem cúng kiến thế nào là đúng chánh pháp.
Đâu phải
các cụ làm sao mình cứ nhắm mắt làm theo y chang rập khuôn theo lão làng?
Đâu phải
sư thầy càng ở lâu trong chùa, lên lão làng, làm việc chi cũng đúng cả đâu?
- Á à,
cái nhà ông này ngã mạn, kiêu căng quá nhỉ? Sư cụ 100 tuổi mà ông không tin,
không theo?
Chả nhẽ
ông lại tin các sư thầy 20, 30 hay 40, 50 tuổi, còn chưa đáng là đệ tử của sư
cụ đấy phỏng?
- Bà ơi! Bà nên nhớ: ngày xưa, sa môn Cồ Đàm chỉ có 35 tuổi tu hành đắc thành chánh quả, thành Phật Thích Ca đấy, bà có biết không? Thuở đấy, biết bao nhiêu vị tu sĩ già nua, tu cả đời họ cũng chẳng thấy đạo, cũng chắc đắc đạo, do bệnh cố chấp. Cuối cùng họ cũng bỏ xác trong khổ hạnh lâm đấy.
- Tôi chẳng thèm nghe ông nói, chẳng cần nghe ông nói, chẳng muốn nghe ông nói. Ông chỉ nói phét là hay thôi. Chả nên tích sự gì cả! Tôi thì cứ tin sư cụ của tôi thôi! Sư cụ của tôi là Phật sống đấy. Bao nhiêu người ngưỡng mộ, quì lạy sư cụ. Bao nhiêu chức to chức bé sư cụ từng nắm qua. Bao nhiêu xứ sư cụ từng đi qua. Ai hơn lão sư cụ được chứ? Ông nói lôi thôi như thế, tội chết nhá, đọa xuống địa ngục vô gián 18 tầng và muôn kiếp nhá. Có lên cũng làm súc sanh thôi nhá! Chả được làm người đâu nhá! Khôn hồn thì im đi, câm cái mồm của ông nhá!
- Chào thua! Cái bệnh tôn sùng sư cụ, thần thánh một nhà sư của bà thực hết thuốc chữa! Mê tín và cuồng tín, ngu ngơ và hung tợn chỉ cách một sợi tơ! Bà chẳng biết thế nào là: Y PHÁP BẤT Y NHÂN!
Chuyện
6:
- Gạt gẫm
người đời, truyền bá mê tín là chuyện không nên làm.
Chẳng hạn
như nói: tượng Phật này linh thiêng, chùa kia linh thiêng, cầu gì được nấy,
chai nước này có trì chú dược sư 108 biến, thỉnh về trị bệnh, ngay cả ung thư
cũng khỏi, đâu cần khám bác sĩ, đâu cần đi bệnh viện.
Chẳng hạn
như nói: đi chùa dâng sớ cầu an cúng sao giải hạn đầu năm, thì cả năm bình an.
Bà có
biết rằng:
dâng sớ
cầu an - tiền mất tật mang & cúng sao giải hạn - tai nạn vẫn tới,
hay không
hả?
- Tại ông
không biết đó thôi, rất nhiều mấy ông sư thầy chùa, mấy bà sư thầy bói, trong
nước lẫn ngoài nước, đều nói như vậy, số đông nói như vậy, không lẽ cả đám đông
đó ngu hết sao? Tôi theo số đông cho chắc ăn.
- Bà có
biết là ở dưới địa ngục, bọn trọc đầu đông hơn bọn có tóc, hay không? Tại sao
vậy?
- Tôi có
xuống địa ngục đâu mà biết, cái nhà ông này vớ va vớ vẫn.
- Chào
thua!
Niết bàn thanh tịnh không ai đến.
Địa ngục vô minh lắm kẻ vào.
*
Chánh
pháp rõ ràng không ai thấy.
Tà
pháp mơ hồ lắm kẻ tin.
BAN
BIÊN-TẬP PHTQ.CANADA
SINH SỰ SỰ SINH CHI CHO KHỔ
TỪ BI HỶ XẢ THẾ MÀ VUI
* * *
CHẤT CHỨA TRONG LÒNG CHI CHO KHỔ
THONG DONG TỰ TẠI THẾ MÀ VUI
"Phật Giáo xuất phát từ nhân sinh, hướng về
nhân sinh và nhằm phục vụ nhân sinh".
Ðức Phật không đặt nền tảng giáo lý trên sự sợ sệt một oai lực siêu thế huyền bí nào,
Ðức Phật không đặt nền tảng giáo lý trên sự sợ sệt một oai lực siêu thế huyền bí nào,
cũng không dạy hàng tín đồ phải mong nhờ sự giúp đỡ nào từ bên ngoài,
hay trông đợi một sự cứu rỗi từ trên ban xuống.
Tự Lực Mới Thực Là Tu.
Ðức Phật dạy chẳng nên vội vã tin chắc một điều gì
mà phải luôn luôn dùng lý trí quan sát,
xét đoán tỉ mỉ, tận tường,
|
NHỨT THIẾT DUY TÂM TẠO
PHẬT THUYẾT “CHUYỆN ĐÀN BÒ SANG SÔNG”
THÂN BỆNH VÀ TÂM BỆNH
KHÔNG CÓ THẦN LINH TRONG ĐẠO PHẬT, ĐỪNG HIỂU SAI VỀ ĐỨC PHẬT
THẾ NÀO LÀ PHÁP NHẪN BA LA MẬT?
Ý NGHĨA CỦA CUỘC SỐNG
GIÁ TRỊ CỦA CON NGƯỜI