Tôi mong
tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi
đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi
sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp
không?
Làm sao
chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem
luốc,
phải trong
sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT
Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
37 PHẨM TRỢ ĐẠO
Tỳ Khưu Thích Chân Tuệ
Tỳ Khưu Thích Chân Tuệ
Chánh Pháp gồm 37 phẩm này giúp
chúng ta đạt được "đạo" bằng trí tuệ, bằng sự
quán chiếu, nhận thức được chân lý chứ không phải chỉ bằng niềm tin đơn giản mà
thôi.
Toàn bộ giáo
pháp của đạo Phật, chia ra 37 phẩm, gồm có:
Tứ niệm xứ (4)
Tứ như ý
túc, (4)
Tứ chính
cần, (4)
Ngũ
căn,
(5)
Ngũ
lực,
(5)
Thất bồ đề
phần (7)
và Bát chánh
đạo. (8)
* *
* "Tứ Niệm Xứ"
Là bốn chỗ cần quán niệm luôn
luôn.
Quán thân bất tịnh, nghĩa
là luôn luôn nhớ rằng thân xác tứ đại này chứa toàn những thứ nhơ nhớp, những
thứ bất tịnh bên trong.
Quán thọ thị khổ, nghĩa
là luôn luôn nhớ rằng thọ nhận nhiều cảm giác, nhiều tự ái, ai nói gì cũng chấp
chặt, thì tức nhiên là khổ.
Quán tâm vô thường, nghĩa
là luôn luôn nhớ rằng tâm ý con người đổi thay vô chừng, không cố định, nay vầy
mai khác, chớ có chấp chặt làm chi cho khổ!
Quán pháp vô ngã, nghĩa
là luôn luôn nhớ rằng mọi sự mọi việc trên thế gian đều không nhứt định, không
cố định. Thí dụ những quan niệm chồng chúa vợ tôi, trọng nam khinh nữ, chỉ đúng
ở thời đại nào đó mà thôi, không có thực thể cố định, không đúng với mọi thời
gian, không đúng với mọi không gian.
* "Tứ chính
cần"
Là bốn việc luôn luôn chuyên
cần, chăm chỉ thực hành một cách chân chính. Đối với việc bất thiện đã
sinh, phải trừ dứt hẳn, đối với việc bất thiện chưa sinh, đừng cho sinh ra, đối
với việc thiện chưa sinh, làm cho sinh ra, đối với việc thiện đã sinh, làm cho
tăng trưởng.
* "Tứ như ý
túc"
Là bốn
pháp thiền định, hay là bốn phương tiện đưa chúng ta đến chỗ như ý muốn, thành
tựu viên mãn. Đó là: dục, cần, tâm, quán. Nghĩa là: chúng ta phải có
lòng thiết tha mong muốn, tìm cầu sự giải thoát, chúng ta phải chuyên cần, tinh
tấn học hiểu giáo lý, chúng ta phải khắc chế tâm niệm đến chỗ bất loạn, chúng
ta phải biết cách quán chiếu để giác ngộ chân lý, thấu hiểu lẽ thực.
* "Ngũ căn"
Là năm pháp căn bản sinh ra các
việc thiện. Đó là: tín, tấn, niệm, định, tuệ. Nghĩa là: chúng ta phải có niềm
tin sâu xa, vững chắc nơi Chánh Pháp vô thượng, tinh tấn tu tâm dưỡng
tánh không hề biết mệt mỏi, luôn luôn có tâm niệm hiền thiện, từ bi hỷ xả, luôn
luôn giữ sự bình thản, tỉnh thức, thiền định, bất loạn và luôn luôn dùng trí
tuệ để suy xét mọi sự mọi việc, không tin tưởng bừa bãi, không mê tín dị đoan.
* "Ngũ lực"
Là năm sức mạnh do năm pháp căn
bản nói trên thành tựu được. Nghĩa là do tín lực chúng ta có niềm tin
kiên cố, mạnh mẽ nơi Chánh Pháp, do tấn lực chúng ta có sức mạnh tinh thần bất
thối chuyển, san bằng những trở ngại trên đường tu tập, do niệm lực chúng ta
luôn luôn ghi nhớ những thiện pháp, do định lực chúng ta có được sự tập trung
tư tưởng, và do tuệ lực chúng ta giác ngộ được con đường giải thoát khỏi sanh
tử luân hồi.
* "Thất bồ đề phần"
Còn gọi là "thất giác
chi", là bảy phần hiểu biết, bảy điều dẫn đến chỗ giác ngộ.
Đó là: trạch pháp, tinh tấn,
hoan hỷ, khinh an, niệm, định, xã.
Trạch pháp là
dùng trí tuệ chọn lựa sự thực hư, chơn giả của tất cả các pháp.
Tinh tấn là tâm
mạnh mẽ dứt trừ tất cả các nghiệp bất thiện, thực hành tất cả các nghiệp thiện.
Hoan hỷ là tâm
luôn luôn vui vẻ với mọi người, với mọi việc trên thế gian, không phân biệt gì
cả, để tất cả chúng sanh đều hỷ kiến.
Khinh an là tâm
nhẹ nhàng, an lạc khi dứt trừ các phiền não, các cố chấp nặng nề, thoát ra
ngoài vòng tục lụy của thế gian.
Niệm là tâm
luôn luôn nhớ nghĩ đến chư Phật, đến tất cả chúng sanh, vì tâm từ bi hỷ xả mà
hành trì giới luật, làm các việc phước thiện.
Định là tâm
luôn luôn bình thản, không tán loạn, an nhiên, tự tại.
Xã là tâm
buông bỏ tất cả những hệ lụy của cuộc đời, tất cả những thành kiến, định kiến,
thiên kiến, biên kiến, tà kiến, ác kiến, thường kiến, đoạn kiến, không chấp
chặt những tư tưởng chật hẹp, ích kỷ.
* "Bát chánh
đạo"
Là con đường gồm tám điều chân
chánh, dẫn đến mục đích cứu kính của đạo Phật: giác ngộ và giải thoát. Đó là:
chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn,
chánh niệm, chánh định.
1) Chánh kiến
Là sự hiểu biết chân chánh,
chẳng hạn như hiểu biết về lý nhân quả, lý nhân duyên, lý duyên khởi, trùng
trùng duyên khởi. Sự hiểu biết này không bị chi phối bởi thành kiến, định kiến,
tà kiến, ác kiến, thiên kiến, biên kiến, đoạn kiến, thường kiến. Người có chánh
kiến là người thấy mọi sự mọi việc "đúng như thực".
Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:
"Hãy đến với đạo Phật để
thấy đúng như thực,
chứ không phải chỉ đến để mà
tin!"
Thấy "đúng như thực"
nghĩa là sao?
Nghĩa là: * Mọi sự việc đều có
nguyên nhân.
Thí dụ khi thấy một cái cây mọc
lên, chúng ta biết ngay là do hạt nhân nẩy mầm, không phải tự nhiên mà có. Khi
được bình an, sung sướng, chúng ta hiểu là đang hưởng phước. Khi gặp tai nạn,
trắc trở, chúng ta hiểu là đang đền trả quả báo. Tất cả việc phước hay họa là
quả của nhân, do chúng ta gieo trước đây, đời trước hay đời này, chứ không do
ông trời nào ban phước giáng họa bừa bải cả. Đó là lý nhân quả.
* Mọi sự việc do nhân duyên sinh và cũng do nhân duyên diệt. Một cuốn sách do các nhân duyên có người viết, có giấy mực, có thợ in ấn, có thợ đóng bìa mà hình thành. Đến khi do các nhân duyên bị mối mọt ăn, bị lửa đốt, bị thấm nước, cuốn sách đó sẽ bị hủy hoại. Cuốn sách không phải tự nhiên mà có, không phải tự nhiên mà mất! Đó là lý nhân duyên.
* Mọi sự mọi việc không phải tự nhiên mà phát khởi. Có người hỏi thì mới có người đáp. Có người ăn quà mới có người bán quà. Có người bán quà mới có người ăn quà. Có chửi mắng người mới bị ăn bạt tai. Có chơi xấu người mới bị người chơi xấu. Có gió mới có sóng. Có sinh sự thì sự mới sinh. Có chuyện này xảy ra, mới có chuyện kia xảy ra, rồi có chuyện nọ xảy ra tiếp theo, cứ như thế liên tục không bao giờ dứt.
Đó là lý duyên khởi, trùng
trùng duyên khởi.
2) Chánh tư duy
Là sự suy nghĩ chân chánh, theo
đúng lẽ thực, không lợi mình hại người. Sự suy nghĩ này không bị chi phối bởi
thành kiến, định kiến, thiên kiến, biên kiến, tà kiến, ác kiến, đoạn kiến,
thường kiến.
Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có
dạy:
-- "Không nên tin ngay tất
cả những gì người xưa nói, tất cả những gì người có thế lực đạo cũng như đời
nói, tất cả những gì người bề trên nói, tất cả những gì có nhiều người tin
theo, có ghi trong sách vở.
-- Chỉ nên tin những gì có thể
kiểm nghiệm được, đúng với chân lý, đúng với lẽ thực, thông qua trí tuệ sáng
suốt, thấy có ích lợi cho bản thân và cho mọi người".
Bởi vậy, Đức Phật dạy ba môn
học phát sinh trí tuệ, đó là: "Văn-Tư-Tu". Nghĩa là chúng ta hãy nghe
giảng, hãy đọc sách, hãy nghiên tầm, hãy học hỏi, rồi suy nghĩ, tư duy, quán
chiếu cho chính chắn, thấu đáo, trước khi thực hành, tu tập theo.
3) Chánh ngữ
Là lời nói chân chánh, không
lợi mình hại người, không thêu dệt, gây hiềm khích giữa các cá nhân hay tập
thể, không xu nịnh, không trái lẽ thực, không thiên vị. Lời nói này dễ nghe, đem
lại niềm vui cho kẻ khác, không bị chi phối bởi ác kiến, thành kiến, biên kiến,
đoạn kiến, thường kiến. Người có chánh ngữ là người không nói những lời khiến
kẻ khác đau khổ, phải xức dầu cù là, phải uống thuốc nhức đầu, dù cho họ là
người thân hay kẻ thù hoặc bất cứ ai chăng nữa! Người có chánh ngữ là người
biết giữ chữ tín, được lòng tin yêu của mọi người. Khi cần nói, chỉ nói pháp vô
sanh, không nói pháp sanh diệt, thị phi.
4) Chánh nghiệp
Là hành động tạo nghiệp chân chánh,
không mưu cầu lợi mình hại người. Dù cho người có hành động không tốt đối với
mình, chúng ta cũng không có hành động trả đủa, vì làm như vậy chúng ta đâu có
khác gì hơn người. Người ta viết báo chửi bới, vu cáo, bôi lọ, nhục mạ, phỉ
báng. Chúng ta biết đó là hành động không chân chánh, thì chúng ta đừng làm y
như vậy đối với người.
Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có
dạy:
"Tam
nghiệp hằng thanh tịnh.
Đồng Phật
vãng tây phương".
Nghĩa là giữ gìn ba nghiệp thân
khẩu ý chân chánh, thanh tịnh, thì chúng ta theo chư Phật về cảnh giới tây
phương cực lạc mà an hưởng.
5) Chánh mạng
Là mạng sống, cuộc sống chân
chánh. Nghĩa là chúng ta chỉ làm những nghề chân chánh, không xâm phạm mạng
người, tổn hại mạng vật để sinh sống. Người có chánh mạng là người sống cuộc
đời có ý nghĩa, lợi mình lợi người, không lường gạt ai, không ăn không ngồi
rồi, không sống bám vào kẻ khác, không sống bám vào xã hội, luôn luôn có tâm
niệm phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật.
6) Chánh tinh tấn
Là sự siêng năng, chuyên cần,
chăm chỉ chân chánh, tức là làm tất cả những việc thiện và tránh tất cả việc
bất thiện, luôn luôn tu tâm dưỡng tánh, không lúc nào ngơi nghỉ, mệt mõi, buông
lung hay thối tâm.
Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn,
Đức Phật có dạy:
"Chư
ác mạc tác.
Chúng thiện
phụng hành.
Tự tịnh kỳ
ý.
Thị chư
Phật giáo".
Trong kinh sách, tượng trưng
cho sự siêng năng, tinh tấn một cách dũng mãnh, vượt ngoài ý chí tầm thường của
thế gian, đó là Bồ Tát Đại Thế Chí.
7) Chánh niệm
Là luôn luôn khắc chế tâm niệm
bên trong, bên ngoài luôn luôn tránh sự đấu tranh, cãi vã.
Chư Tổ có dạy:
"Nội
cần khắc niệm chi công.
Ngoại hoằng
bất tranh chi đức".
Nghĩa là con người có công phu
tu tập, cố gắng dẹp bỏ tạp niệm trong tâm, con người có đức độ bên ngoài luôn
luôn từ tốn, lễ độ, nhã nhặn, hiền hòa. Người có chánh niệm là người luôn luôn
biết rõ ràng mình đang làm gì, đang nói gì, đang nghĩ gì, luôn luôn sống trong
tỉnh thức, nhận biết ngay mỗi khi vọng niệm dấy khởi và không theo, luôn luôn
nhớ và sống theo lời Phật dạy, luôn luôn sống với Chân Tâm Phật Tánh, tức là
với Bản Tâm Thanh Tịnh.
8) Chánh định
Là sự bình tỉnh sáng suốt, do
tam nghiệp thanh tịnh, do quán tâm từ bi để dẹp trừ lòng sân hận, mở rộng tình
thương, do quán thân bất tịnh để dẹp trừ lòng tham ái, do quán lý nhân duyên để
dẹp trừ lòng si mê, ngã chấp và pháp chấp, do quán giới phân biệt để khi sáu
căn tiếp xúc với sáu trần, không khởi sáu thức, không sanh vọng niệm và do quán
sổ tức, đếm hơi thở ra thở vào, để dẹp trừ tâm loạn động, tâm lăng xăng lộn xộn.
Người có chánh định do giữ gìn
giới luật, sẽ phát sanh trí tuệ bát nhã, đưa đến giác ngộ và giải thoát. Đó là
tam vô lậu học "Giới-Định-Tuệ". Ngoài ra, chúng ta cũng đã
biết dù khởi niệm thiện hay bất thiện cũng đều dẫn đến khổ đau, bởi vì vẫn còn
kẹt hai bên, tức là nhị biên, người đời gọi là hai thái cực.
Cho nên, Đức Phật dạy "Pháp
Môn Bất Nhị", giúp chúng ta lặng hết những tâm niệm dù thiện hay bất thiện,
để không còn phiền não và khổ đau, để được an lạc và hạnh phúc, để được về cõi
tây phương cực lạc, để được giác ngộ và giải thoát.
* * *
Tóm lại, chúng
ta biết những điều Đức Phật chứng ngộ và giảng dạy, được gọi là Chánh Pháp ghi
trong các kinh điển, ví như các bản đồ giúp nhân loại biết phương pháp tu tập,
để được giác ngộ và giải thoát, để được cuộc sống an lạc và hạnh phúc hiện đời.
Chánh Pháp không dành riêng cho bất cứ ai, dù là Phật Tử hay không, dù là tu sĩ
xuất gia hay cư sĩ tại gia. Mặc dù có người thờ phượng Đức Phật, tin tưởng Đức
Phật mà không học hiểu Chánh Pháp, không áp dụng Chánh Pháp, thì cũng không ích
lợi gì hiện đời cả.
Chư Tổ có dạy:
"Tu mà
không học là tu mù.
Học mà
không tu là đãy sách".
Nghĩa là muốn hưởng an lạc và
hạnh phúc, muốn được giác ngộ và giải thoát, chúng ta phải tu tập. Nhưng tu tập
mà không chịu học hiểu Chánh Pháp cũng ví như người mù lại không có bản đồ,
không người hướng dẫn, thì làm sao đi đến nơi đến chốn một cách an lành được.
Bản thân đã tu mù, không nghiên tầm giáo lý, kinh điển đại thừa, mà còn dẫn dắt
người khác tu tập, thì quả là đại họa, là phỉ báng đạo Phật, là sư tử trùng
thực sư tử nhục.
Trái lại, Chánh Pháp để áp dụng, thực hành chứ không phải để nói suông, để thảo luận, để tranh cãi. Người chỉ lo học hiểu để thỏa mãn kiến thức, mà không lo tu tập, không áp dụng vào đời sống hằng ngày, thì cũng chỉ có thể hiểu biết đến mức độ nào đó mà thôi, cũng ví như cái đãy, cái túi đựng sách có giới hạn vậy thôi. Những người đó cũng như những người đếm tiền trong ngân hàng, những người đếm bò cho chủ, trọn không có tiền và cũng không có bò.
Có câu chuyện giáo lý tối thượng thừa như sau:
Có một anh mù, đến thăm người
bạn, đến lúc trời tối mới ra về. Người bạn đưa cho cây đèn. Anh mù bèn nói
không cần, bởi vì đối với anh, trời sáng cũng như tối, ban ngày cũng như ban
đêm, không có gì khác, không phân biệt được gì cả. Người bạn khuyên hãy cầm cây
đèn, để người khác thấy mà tránh. Anh mù nghe có lý bèn nhận cây đèn và ra về.
Trên đường về, có người đi đụng phải anh. Anh mù bèn la lên: bộ không thấy cây
đèn tôi đang cầm đây hay sao? Người kia đáp: Cây đèn của anh đã tắt từ lâu rồi!
Thế mới biết chúng ta cần cây
đèn của chính chúng ta, để giúp chúng ta tai qua nạn khỏi, để giúp chúng ta
giác ngộ và giải thoát khỏi vòng trầm luân, sanh tử luân hồi. Cây đèn do người
khác trao cho, có khi không được hữu dụng. Cây đèn luôn luôn hữu dụng đó phải
là cây đèn của chính chúng ta.
Cây đèn đó chính là trí tuệ bát nhã
của tất cả mọi người chúng ta vậy. [ ]
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Chủ-Nhiệm PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG
CANADA
108 - 123 Railroad St.,
Brampton, ON, L6X-1G9, Canada.
Tel: 647-828-1016
Brampton, ON, L6X-1G9, Canada.
Tel: 647-828-1016
Email: cutranlacdao@yahoo.com
Phật giáo quan niệm bản chất sai lầm
trong con người bắt nguồn từ vô minh, nghĩa là không sáng suốt, không biết đúng
sự thật. Thí dụ như: vô thường cho là thường, khổ cho là sướng, ác cho là thiện. Đó là những cái thấy điên đảo phát xuất từ vô minh. Chính sự vô minh che lấp ánh sáng trí tuệ, dẫn dắt chúng sanh vào các nẽo sanh tử luân hồi.
Cho nên, tất cả những phương pháp tu tập của Phật giáo, thích hợp với mọi căn trí khác nhau, không ngoài mục đích giúp cho con người có thể nhìn thấy mọi sự việc, trong lãnh vực vật chất cũng như tinh thần, như chúng thật sự đúng là như vậy. Đó gọi là giác ngộ chân lý. Từ đó, con người tiến đến chỗ giải thoát sanh tử luân hồi.
Cho nên, tất cả những phương pháp tu tập của Phật giáo, thích hợp với mọi căn trí khác nhau, không ngoài mục đích giúp cho con người có thể nhìn thấy mọi sự việc, trong lãnh vực vật chất cũng như tinh thần, như chúng thật sự đúng là như vậy. Đó gọi là giác ngộ chân lý. Từ đó, con người tiến đến chỗ giải thoát sanh tử luân hồi.
- Một
là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
- Hai
là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
- Ba
là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên
truyền.
- Bốn
là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay
sách vở.
- Năm
là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.
- Sáu
là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
- Bảy
là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời
hợt.
- Tám
là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
- Chín
là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
- Mười
là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư
của mình tuyên thuyết.
Này các
thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể
nghiệm. Chỉ khi nào, sau khi kiểm nghiệm, quý vị thực sự nhận thấy: Lời dạy này
tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán, nếu sống
và thực hiện lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc cho mình và cho người,
thì khi ấy mới nên làm theo. (Văn - Tư - Tu: Tam Tuệ Học)
Ban Biên-Tập PHTQ.CANADA
TỪ BI VÀ BẠO LỰC
Thích Chân Tuệ
Phật-học Tịnh-Quang Canada
Phật-học Tịnh-Quang Canada
Trong
thành Xá Vệ (xứ Kosala), ai cũng biết Angulimala là một kẻ sát nhân nguy hiểm.
Khi nghe tin Angulimala xuất hiện trong thành phố, mọi người đều kinh sợ.
Vua Ba Tư
Nặc nghĩ rằng đối với Angulimala, phải huy động cả quân đội mới có thể bắt
được. Dân chúng xem Angulimala như ác quỉ, không có tình thương. Tất cả dân
chúng trong thành người nào cũng đồng ý là gặp Angulimala thì phải giết, phải
tiêu diệt.
Chỉ trừ
có một người. Người đó nghĩ rằng trong Angulimala vẫn còn có hạt giống thiện.
Người đó là đức Thế Tôn. Nhưng chưa ai có khả năng khơi dậy hạt giống đó, cho
nên Angulimala chưa có cơ hội để quay đầu trở thành con người tốt.
Angulimala
đã giết rất nhiều người. Mỗi khi giết một người, anh ta cắt một ngón tay, rồi
xỏ xâu đeo vào cổ. Nghe nói anh ta đã có 99 đốt xương rồi. Anh ta muốn giết
thêm một người nữa cho đủ số 100, để có xâu chuỗi nạp cho tà giáo. Chữ ‘mala’
trong danh từ Angulimala có nghĩa là xâu chuỗi. Tên thật của Angulimala là
Ahimsaka (Kẻ vô tội).
Một buổi
sáng, đức Thế Tôn vào thành, đang bưng bát đi khất thực từng bước thảnh thơi
thì nghe có tiếng chân chạy phía sau. Ngài biết rằng Angulimala đang đuổi theo,
nhưng vẫn bình thản bước đều.
Đức Thế
Tôn không cần phải thi thố phép thần thông. Ngài có niềm tin lớn nơi tình
thương và trí tuệ của mình để vượt khỏi những tình trạng khó khăn.
Angulimala
lớn tiếng gọi: - Tu sĩ kia, đứng lại!
Thế Tôn
vẫn tiếp tục đi, không mau hơn, không chậm hơn. Phong độ của Ngài rất an nhiên
tự tại.
Thấy vậy,
Angulimala lớn tiếng hơn: - Đứng lại! Tu sĩ kia, đứng lại!
Đức Thế
Tôn thản nhiên tiếp tục bước đi, vẻ tự tại vô úy. Angulimala chạy mau hơn chỉ
trong khoảnh khắc đã đuổi kịp và la lên: - Tôi bảo ông dừng lại, tại sao không
dừng?
Thế Tôn
vẫn bước đi, nói với giọng điềm tĩnh: - Này Angulimala! Ta đã dừng lại từ lâu
rồi, chính anh mới là người chưa dừng lại.
Chưa bao
giờ nghe một câu nói kỳ lạ như vậy, Angulimala ngạc nhiên hỏi:
- Ông nói sao? Ông đang đi rõ ràng mà tại sao nói ông đã dừng lại?
- Ông nói sao? Ông đang đi rõ ràng mà tại sao nói ông đã dừng lại?
Đức Thế
Tôn từ tốn nói:
- Này Angulimala, trên con đường tạo tác những ác nghiệp thì ta đã dừng lại từ nhiều kiếp rồi. Còn anh, anh vẫn còn đang tiếp tục, anh nên dừng lại!
- Này Angulimala, trên con đường tạo tác những ác nghiệp thì ta đã dừng lại từ nhiều kiếp rồi. Còn anh, anh vẫn còn đang tiếp tục, anh nên dừng lại!
Lúc đó
đức Thế Tôn đứng lại. Angulimala cũng đứng lại. Đức Thế Tôn nhìn thẳng vào
Angulimala mà nói:
- Anh biết không, ở đời ai cũng sợ đau khổ, ai cũng muốn sống, ai cũng sợ chết. Mình phải biết thương người!
- Anh biết không, ở đời ai cũng sợ đau khổ, ai cũng muốn sống, ai cũng sợ chết. Mình phải biết thương người!
Angulimala
la lên: - Trên đời này có ai thương tôi đâu, mà bảo tôi thương họ? Loài người
là loài độc ác nhất ở trên đời, tôi muốn tiêu diệt hết loài người cho hả dạ
tôi.
Đức Thế
Tôn nói: -Này Angulimala, tôi biết anh đã chịu nhiều đau khổ. Cuộc đời đã bạc
đãi anh, người ta đã không tử tế với anh, đã làm khổ anh. Anh đâm ra hận thù
cuộc đời! Nhưng anh nên biết: hận thù chỉ làm cho mọi người thêm khổ đau, chỉ
có tình thương mới đem lại hạnh phúc cho đời mà thôi.
Angulimala
la lớn: - Tình thương hả? Ai là người có tình thương, ông chỉ cho tôi
coi?
Đức Thế
Tôn vẫn dịu dàng: - Anh đã từng gặp vị tỳ kheo hay tỳ kheo ni nào chưa? Các vị
đó không những tôn trọng sinh mạng của con người, họ còn tôn trọng sự sống của
loài vật. Họ tôn trọng các loài cỏ cây và đất đá nữa.
Nếu anh
gặp được họ, anh sẽ thấy rằng tình thương là cái gì có thật. Khi có tình thương
trong lòng, người ta không còn đau khổ nữa.
Hận thù
là một khối lửa đốt cháy con người, đốt cháy thế gian. Anh nên quay đầu lại, từ
khước bạo lực, trở về với con đường cảm thông và yêu thương.
Những lời
nói của Thế Tôn tràn đầy từ bi, phát xuất từ trái tim. Angulimala là một con
người thông minh nhưng bị hận thù che lấp.
Nghiệp
thiện ngày xưa của Angulimala tác động vào tư tưởng, và anh ta biết rằng mình
đang đứng trước mặt Đức Phật Thích Ca. Ngài đã vì lòng thương xót mà đến cứu
anh ra khỏi vòng tội lỗi.
Anh ta
vứt gươm xuống đất, xin Đức Phật cho được xuất gia. Đức Phật chỉ nói một câu
đơn giản: - "Ehi! Bikkhu" (Hãy đến! Tỳ kheo).
Thế
nhưng, mặc dù xuất gia, tinh thần của Tỳ kheo Angulimala vẫn không được yên ổn.
Thường xuyên, ông bị ám ảnh bởi tiếng kêu khóc của những người bị ông sát hại.
Có hôm, đi khất thực, ông bị quần chúng đuổi đánh, ném đá, ông trở về tu viện,
lỗ đầu, chảy máu.
Đức Phật
giải thích cho biết, đó là Angulimala trả nợ nghiệp ác cũ của mình. Sau này,
Angulimala tu chứng thánh quả A la hán.
Tóm lại,
chúng ta thấy câu chuyện Angulimala gặp đức Thế Tôn là một cuộc đấu gươm rất
ngoạn mục: Angulimala có thanh gươm của bạo lực và hận thù. Đức Thế Tôn có
thanh gươm của trí tuệ và từ bi.
Trên thế
gian này, chỉ có từ bi và trí tuệ hóa giải được bạo lực và hận thù mà thôi.
Chúng ta hãy suy ngẫm những lời dạy vàng ngọc sau đây của chư Phật, chư Tổ:
Lấy oán
báo oán
Oán nghiệp chập chùng
Lấy ơn báo oán
Oán nghiệp tiêu tan
Oán nghiệp chập chùng
Lấy ơn báo oán
Oán nghiệp tiêu tan
Thắng lợi
sinh thù oán
Thất bại chịu khổ đau
Không hơn thua thắng bại
Sống an nhiên tự tại
Thất bại chịu khổ đau
Không hơn thua thắng bại
Sống an nhiên tự tại
Người hơn
thì thêm oán
Kẻ thua ngủ chẳng yên
Hơn thua đều xả bỏ
Giấc ngủ được bình yên
Kẻ thua ngủ chẳng yên
Hơn thua đều xả bỏ
Giấc ngủ được bình yên
Hận thù
diệt hận thù
Đời đời không thể có
Từ bi xóa hận thù
Định luật đúng thiên thu
Đời đời không thể có
Từ bi xóa hận thù
Định luật đúng thiên thu
Thích-Chân-Tuệ
Phật-học Tịnh-Quang Canada
Email: cutranlacdao@yahoo.com
Phật-học Tịnh-Quang Canada
Email: cutranlacdao@yahoo.com
TỪ BI HỶ XẢ THẾ MÀ VUI
* * *
CHẤT CHỨA TRONG LÒNG CHI
CHO KHỔ
THONG DONG TỰ TẠI THẾ MÀ
VUI
"Phật Giáo xuất phát
từ nhân sinh, hướng về nhân sinh và nhằm phục vụ nhân sinh".
Ðức Phật không đặt nền tảng giáo lý trên sự sợ sệt một oai lực siêu thế huyền bí nào,
Ðức Phật không đặt nền tảng giáo lý trên sự sợ sệt một oai lực siêu thế huyền bí nào,
cũng không dạy hàng tín đồ phải mong nhờ sự
giúp đỡ nào từ bên ngoài,
hay trông đợi một sự cứu rỗi từ trên ban
xuống.
Tự Lực Mới
Thực Là Tu.
Ðức Phật dạy chẳng nên vội vã tin chắc một
điều gì
mà phải luôn luôn dùng lý trí quan sát,
xét đoán tỉ mỉ, tận tường,
phân biệt đâu là lẽ phải rồi mới quyết định
tin hay không.
|
THẾ NÀO LÀ BẬC TRƯỞNG LÃO
Thích Quảng Tánh
Thích Quảng Tánh
Một thời,
Tôn giả Mahà Kaccàna trú ở Madhurà. Bà la môn Kandaràyana đi đến, thưa với Tôn
giả Mahà Kaccàna như sau:
Tôi có
nghe, thưa Tôn giả Mahà Kaccàna: “Sa môn Mahà Kaccàna không kính lễ, không đứng
dậy, không lấy ghế mời ngồi đối với các bậc trưởng lão, trưởng thượng đã đi quá
nửa cuộc đời, đã đạt mức cuối tuổi đời”. Thưa Tôn giả Mahà Kaccàna, có phải sự
tình là như vậy không? Nếu sự tình có như vậy, thưa Tôn giả Mahà Kaccàna, là
không được tốt đẹp.
Này Bà la
môn, Thế Tôn, bậc Chánh đẳng giác đã tuyên bố về địa vị của trưởng lão và tuổi
trẻ. Vị trưởng lão, này Bà la môn, 80 tuổi hay 100 tuổi đời, nếu vị ấy thọ
hưởng các dục vọng, sống giữa các dục vọng; bị đốt cháy bởi lửa nhiệt não của
dục vọng, bị nhai nghiến bởi các tầm tư dục vọng, cố gắng tìm cầu các dục vọng;
người ấy như vậy được gọi là kẻ ngu, không phải là bậc trưởng lão. Dù cho, này Bà la
môn, một người còn trẻ, với tóc đen nhánh, trong thời sơ khởi của tuổi đời, mà
người ấy không thọ hưởng các dục vọng, không sống giữa các dục vọng, không bị
đốt cháy bởi lửa nhiệt não của dục vọng, không bị nhai nghiến bởi các tầm tư
dục vọng, không cố gắng tìm cầu các dục vọng; người ấy như vậy được gọi là bậc có trí, bậc
trưởng lão.
(ĐTKVN,
Tăng Chi Bộ I, chương 2, phẩm Tâm thăng bằng, phần Đất [trích],
VNCPHVN
ấn hành 1996, tr.128)
LỜI BÀN:
Ở đời tuổi tác là một nhân tố quan trọng tác thành
nên vị trí của cá nhân trong cộng đồng. Những người đáng tuổi ông, tuổi cha,
tóc bạc, râu dài thì mặc nhiên được hậu sinh kính nể, tôn trọng. Trong đạo cũng
vậy, những bậc truởng lão, thâm niên lại càng được kính nể và tôn trọng hơn.
Tuy nhiên, ngoài vấn đề tuổi tác ra, nhân cách và tuệ
giác của chính vị ấy mới là nhân tố quyết định địa vị đích thực của
họ trong cộng đồng xã hội hoặc trong Tăng đoàn. Nhất là đối với hàng xuất gia
thì phạm hạnh hay đức độ cùng với tuệ giác quyết định hoàn toàn vị trí
của họ trong Tăng chúng.
Điều này giới luật đã quy định rạch ròi, đơn cử như
một người dù lớn tuổi, nhưng xuất gia và thọ giới sau thì phải ngồi dưới hoặc
sau (hạ tọa). Nhưng sự phân biệt về thứ lớp có tính hình thức bên ngoài chưa
phải là điều quan trọng, cốt tủy của vấn đề là thành tựu ly tham, ly dục biểu
hiện bằng đạo
đức, phẩm hạnh và tuệ giác nơi mỗi cá nhân. Thiếu vắng hoặc khiếm
khuyết những phẩm chất giải thoát này thì dù cho vị ấy có niên cao lạp trưởng,
thường ngồi cao hay ngồi trên trong chúng Tỷ kheo thì vẫn là bậc hạ tọa, trung
tọa mà không phải là bậc trưởng lão.
Thì ra, ly dục và vượt thoát lưới dục mới là chất
liệu kiến tạo nên địa vị trưởng lão. Chưa thoát ly khỏi trói buộc của tham đắm
lợi danh, dù người ấy được tôn vinh tới đâu đi nữa, theo Thế Tôn chỉ là hàng vô
trí, bậc hạ tọa mà thôi. Vậy nên, bậc có trí, hàng trưởng lão đích thực luôn
phản tỉnh để biết rõ tâm mình, bởi trạng huống của nội tâm trong hiện tại phản
ảnh vị trí của mình trong Tăng đoàn chính xác nhất.
Trích: LỜI PHẬT DẠY TRONG KINH TẠNG NIKAYA
TẬP 1
Thích Quảng Tánh
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo
Thích Quảng Tánh
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo
PHÁP TU GIỮA THẾ GIAN ĐẦY PHIỀN NÃO
HT THÍCH THANH TỪ
Người Phật tử tại gia cũng như hàng
xuất gia luôn luôn có những buồn phiền. Gia đình không thống nhất ý chí với
nhau, hoặc trong chùa không đồng tâm hiệp lực. Tập thể nào cũng có những chuyện
như vậy hết. Lý do gì xảy ra những buồn phiền đó? Chúng ta thử kiểm tra lại bản
thân từ thể xác cho đến tinh thần, đi xa hơn là quan niệm, tổ chức... làm sao
thoát khỏi những mâu thuẫn.
Con người cứ ngỡ rằng có sự mâu thuẫn
là do người này chống đối người kia, chớ không nghĩ cái mâu thuẫn ở sẵn nơi bản
thân mình. Tôi nói theo Phật học, những quí vị trong y học có thể nghiên cứu
ứng dụng điều này. Phật dạy thân này do tứ đại hòa hợp gồm: đất, nước, gió,
lửa. Đất với gió không thuận, nước với lửa không thuận. Nơi nào có giông lớn
thì đất bụi bay tứ tung. Trong thân người, khi lạnh chúng ta phải uống nước
nóng cho ấm lại. Khi nóng phải uống nước mát cho dịu lại. Vì nóng là lửa nhiều
nước ít, còn lạnh là nước nhiều lửa ít, cho nên phải dung hòa nó. Cái gì yếu
nâng lên, cái gì mạnh kéo xuống. Đây là chuyện nghề nghiệp của các bác sĩ.
Trong sự sống, chúng ta phải làm sao
trung hòa các yếu tố có tính chất trái ngược nhau. Quá bên nào cũng sanh bệnh
hết. Cụ thể người nào trúng gió thì là đau rêm cả người, vì gió mạnh đất rung
rinh, nên chúng ta phải đánh gió. Đánh một hồi bớt gió, người nghe khỏe nhẹ
lại. Ở lỗ mũi, cổ họng đất nhiều nó mọc nhánh, phải đi cắt bỏ, nếu không sẽ bị
nghẹt. Rõ ràng đất với gió luôn luôn đối chọi với nhau, cái này trội thì cái
kia bị ngăn trở. Vì vậy chúng ta phải tìm cách điều hòa làm cho nó quân bình.
Cho nên mang thân này là mang một tổ hợp mâu thuẫn.
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này
giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng
luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa, đừng để nó cắn mổ
nhau. Nhưng điều hòa tới mức nào, kết quả ra sao? Cố gắng điều hòa tới mức tối
đa, đến lúc nào cái giỏ lủng thì mạnh con nào con ấy chạy. Điều hòa giỏi như
bác sĩ cũng có ngày cái giỏ sẽ thủng, mấy con rắn bỏ chạy hết. Nước chạy theo
nước, gió theo gió, lửa theo lửa, đất về đất. Không ai có thể điều hòa được
suốt năm này tháng kia cho tới năm bảy trăm năm được. Chỉ một giới hạn nào
thôi.
Phần thân đã mâu thuẫn như thế, còn
phần tâm có mâu thuẫn không? Theo Duy thức học, nội tâm chia ra các nhóm: nhóm
thiện tâm sở và nhóm ác tâm sở. Thiện và ác lẫn trong tâm ta. Khi sự việc gì
xảy ra chúng ta bực tức có những lời nói và hành động quá đáng. Lát sau, thiện
tâm sở rầy, nó nói mình làm như vậy không đúng nên ta bị ray rứt. Tự mình thấy
khó, tự mình thấy khổ, tức là tự mình trừng trị mình rồi. Cái thiện răn cái ác,
nhưng cũng có khi cái ác thắng cái thiện. Như lẽ ra chúng ta không nói tiếng
nặng với ai, không làm cho người đau khổ, đó là tâm niệm của người tu. Nhưng
khi có điều gì làm mình nổi tức lên, ác tâm sở mạnh quá, nó lấn lướt làm cho
tâm thiện trốn đâu mất. Chú ác la lối một hồi chú thiện mới trồi đầu ra thì
chuyện đã rồi. Nội tâm chúng ta lúc nào cũng có hai thứ đó giằng co với nhau,
khiến mình bất an hoài.
Thân chống đối, tâm chống đối đều là
mâu thuẫn. Mâu thuẫn là gì? Thuẫn còn gọi là cây khiên, mâu còn gọi là cây
giáo. Khiên đâm thì giáo đỡ, chỏi lại. Tâm chúng ta sẵn sàng mâu thuẫn, thân
chúng ta cũng sẵn sàng mâu thuẫn. Tự mình đã mâu thuẫn thì sống với mọi người
có mâu thuẫn không? Đó là điều không ai muốn, nhưng làm sao tránh khỏi được!
Thân tâm mình mâu thuẫn thì người khác cũng vậy. Cho nên có hòa hợp là có chống
đối, điều đó là chuyện hẳn nhiên thôi.
Nói rộng hơn, cả thế gian này có mâu
thuẫn không? Người ta thường nhắc đến khí âm, khí dương. Âm với dương có chịu
nhường nhau đâu. Dương nhiều thì nắng hạn khô, âm nhiều thì mưa dầm dề. Âm
dương lúc nào cũng chống chọi nhau, cái nào tăng nhiều cũng nguy hiểm. Như vậy
âm dương ở thế gian cũng luôn luôn chống đối, chớ không phải hoàn toàn hòa hết.
Có sự bất thường tức là có sự chống đối. Vì khí ở thế gian đối chọi nhau, luôn
thay đổi cho nên ảnh hưởng tới con người, ít bữa cảm, sổ mũi nhức đầu v.v ...
Rõ ràng con người, không gian bên ngoài, sự sống trên mặt đất đều có sự chống
đối, mâu thuẫn với nhau, chớ không phải lúc nào cũng hoàn toàn an ổn.
Cuộc sống ngoài thế gian làm cho
chúng ta phải đau khổ, khi mưa dầm lúc nắng hạn do âm dương không điều hòa. Rồi
tới con người với con người. Ở đây tôi nói giữa người nam với người nữ. Thường
người ta bảo nam cương, nữ nhu. Cương là cang cường, nhu là nhu hòa nên cũng
chỏi. Vì vậy khi lập gia đình có chồng, có vợ cũng là sự chống chỏi, bên cương
bên nhu làm sao giống được. Cho nên vợ chồng thường hay cãi vã nhau cũng vì lý
do đó. Những gì người nam đề nghị người nữ không chịu, người nữ đề nghị người
nam không chịu. Vậy cuộc sống gia đình giữa nam nữ muốn được hạnh phúc dễ hay
khó? Đã là hai tính chất không giống nhau thì làm sao dễ được. Quí vị mới thấy
cuộc sống luôn mâu thuẫn, không có lĩnh vực nào không mâu thuẫn. Người muốn
cuộc sống trong gia đình điều hòa thì phải hết sức khôn khéo. Đó là tôi nói
chuyện cá nhân giữa nam nữ, bây giờ nói tới tập thể.
Tập thể nào cũng có một lập trường
riêng, sinh hoạt riêng, chính kiến riêng không giống nhau. Không giống nhau tức
là có chống nhau. Nhìn chung, từ bản thân con người, gia đình, xã hội ... tất
cả đều mâu thuẫn. Như vậy con người sống trên thế gian không thể có an vui hạnh
phúc tuyệt đối. Vậy mà người ta cứ đòi hạnh phúc. Nếu gia đình giống nhau thì
phải là nam hết, chớ một bên cương, một bên nhu làm sao giống nhau được.
Vì vậy đối với cuộc sống này phải
khéo léo, khôn ngoan, không thể tưởng tượng như ý mình. Ai nghĩ rằng những gì
mình đề nghị ra mọi người đều nghe, đều tuân theo đó là ảo tưởng. Chỉ có mình
đề nghị ra người ta phản đối nhiều hay ít thôi, chớ không bao giờ mọi người
chấp thuận hết. Hiểu như vậy rồi, chúng ta phải sống sao cho ôn hòa, vui vẻ.
Nói điều này, tôi nhớ những năm trước có người hỏi tôi: “Thưa thầy, nếu có hai
tập thể thù địch nhau thì theo quan niệm của thầy, phải làm sao cho hai tập thể
đó được hòa hợp?” Tôi trả lời: “Có nước, có lửa thì có cơm ăn”. Đơn giản vậy
thôi.
Quý Phật tử thử xét, thật ra người ta
cứ sợ mâu thuẫn, nhưng không ngờ chính mâu thuẫn là điều kiện để con người
trong vũ trụ này có sự sinh hóa. Nam không cũng không sanh được, nữ không cũng
không sanh được. Muốn sự sanh hóa được liên tục tốt đẹp thì con người phải khéo
điều hòa. Chúng ta có nước mà không có lửa, hay ngược lại có lửa mà không có
nước thì có cơm ăn không? Không.!!
Phải có nước, có lửa, người khéo dùng nước,
dùng lửa để nấu có cơm ăn. Chớ dùng nước để dập tắt lửa, hay dùng lửa đun cho
cạn nước thì không có cơm ăn. Cho nên cuộc sống phải khéo điều hòa, nặng bên
nào cũng thất bại cả. Vợ chồng trái nhau, không giống nhau, nhưng đừng để bên
nào thiệt thòi mà nên điều chỉnh có cuộc sống vừa phải, không nên vì được phần
mình mà mất lòng người thì gia đình tan nát. Do đó chúng ta phải có cuộc sống
hết sức khéo léo và đừng bao giờ chủ quan. Nhất là bên nam hay chủ quan ta là
phái mạnh, cái gì cũng bắt phái yếu tuân theo, đó là điều không tốt, không khéo
điều hòa. Đã không khéo điều hòa thì mầm đau khổ sẽ nảy sinh, nên đừng để bên
nào bị thiệt thòi thì cuộc sống mới đi tới chỗ tốt đẹp, an vui hạnh phúc.
Tuy nhiên, hạnh phúc trong cuộc đời
chỉ là hạnh phúc gượng gạo, chớ không phải hạnh phúc thật. Vì hạnh phúc ấy được
kết hợp bởi hai thứ không giống nhau, làm sao trường cửu được. Chẳng qua gắng
gượng điều hòa nên cuộc sống tạm an ổn, tạm vui, chớ không có hạnh phúc nào
hoàn toàn như ý. Kể cả ông vua cũng không như ý, bởi vì vua cũng có người
chống, người phản chớ đâu phải ai cũng nghe theo. Vì vậy chúng ta phải điều hòa
để cuộc sống được tốt đẹp. Như vì nồi cơm chúng ta phải điều hòa lửa, nước. Nhờ
có điều hòa nước, lửa nên chúng ta có cơm ăn ngon.
Cũng vậy, trong cuộc sống khéo điều
hòa thì gia đình hạnh phúc, vợ chồng vui, con cái tốt. Đừng bao giờ nghĩ tưởng
dùng thế mạnh đàn áp người ta phải theo mình. Bởi vì khi người bị đàn áp họ
phải tuân theo, nhưng trong lòng không phục, thế nào có lúc cũng phản ứng lại.
Khéo điều hòa quân bình mới tốt, mới là người khôn ngoan. Còn mình giỏi, mình
khôn bắt người ta phải theo đó là chưa thật khôn ngoan. Đây là chuyện mâu thuẫn
và điều hòa giữa con người, gia đình, xã hội.
Bây giờ phải điều hòa bằng cách nào?
Phật dạy, muốn điều hòa phải tập hai đức tánh nhẫn nhục và hỷ xả. Thế gian nói
nhẫn nhịn và tha thứ. Muốn nhẫn nhịn và tha thứ, trước tiên chúng ta phải có
cái nhìn thật đạo lý. Có lần tôi được hỏi: - Thầy làm Phật sự có gặp những trở
ngại do người khác tạo ra không? Tôi đáp: Có! Hỏi: -Như vậy thầy nghĩ sao về
người gây trở ngại cho thầy? Tôi đáp: -Trước mắt tôi không có kẻ thù, chỉ có
những người bạn đã thông cảm và chưa thông cảm thôi.
Nhìn cuộc đời phải như vậy. Những
người đã thông cảm thì tốt với mình, còn những người tuy chưa thông cảm nhưng
họ cũng là bạn, chớ không có thù. Như vậy trong gia đình, vợ chồng chẳng lẽ coi
nhau như kẻ thù. Nếu có chuyện vui buồn xảy ra thì cũng nghĩ rằng đây là người
bạn chưa được thông cảm, rồi sẽ tìm cách thông cảm, đừng bao giờ coi như kẻ
thù. Chẳng những trong gia đình mà kể cả mọi người bên ngoài, chúng ta phải có
cái nhìn cởi mở, thương yêu. Có thế mới giải quyết được nổi khổ của con người.
Trên thế gian này tràn trề đau khổ
bởi vì người mạnh cứ nghĩ mình hơn, rốt cuộc gây đau khổ hoài. Chúng ta tu hành
nên sống đem lại an vui cho mình, cho người. Muốn được như vậy mình đừng xem ai
là kẻ thù hết. Đó là chúng ta biết sống, biết tu. Làm sao trong cuộc sống gia
đình chồng vợ biết nhịn nhau, đã là bạn đời nên hòa vui, đừng bao giờ thù hận.
Nếu thấy là kẻ thù thì dễ đi đến đổ vỡ tan nát. Cuộc sống từ cá nhân, gia đình
cho tới tập thể, không bao giờ hoàn toàn đúng theo ý mình, được chừng 60-70% là
tốt lắm rồi, đừng đòi hỏi như ý 100%. Những người đòi hỏi như vậy là hiểu sai
lầm, không đúng lẽ thật.
Bây giờ làm sao để chúng ta thấy mọi
người xung quanh là bạn? Phải tập nhẫn nhịn. Bởi vì con người ai cũng có sẵn
“ác tâm sở” là nóng giận, nam nữ chi cũng biết giận. Khi mình nổi giận nói lời
không phải thì người khác cũng nổi giận nói lời không phải. Vậy làm sao? Cái
phải về mình hết hay mỗi bên nhường một chút? Chúng ta có tật hay cãi lý. Cãi
cho ra lý mà lý không có thật, thường thường lẽ phải ở kẻ mạnh chớ không có
thật lý. Cho nên đừng đòi hỏi lẽ thật, chỉ có ai mạnh, ai được nhiều người bênh
vực thì người đó phải. Còn ai yếu, ít người bênh vực thì không phải. Ở đời là
như vậy thôi.
Thời nay người ta dùng lá thăm, dù
người không hay lắm nhưng được lòng thiên hạ thì cũng được thăm, còn người dù
cho hay mà thiên hạ không hiểu cũng không được thăm như thường. Đừng cho rằng
những gì hay, những gì phải thì mọi người sẽ hưởng ứng. Chỉ khéo được nhiều
người mến, được nhiều người ủng hộ hoặc đưa ra những gì đúng với sở nguyện của
họ thì họ hưởng ứng, họ theo mình. Ngược lại dù có đưa ý kiến đúng mà họ không
muốn thì cũng không theo như thường. Như vậy không hẳn nhiều người khen là lẽ
phải. Lâu nay chúng ta cứ ngỡ rằng được nhiều người chấp nhận, đó là lẽ phải.
Không phải như vậy.
Chỉ chúng ta tùy thuận, nhường nhịn
nhau để mà sống. Đừng nói việc này phải, ai làm khác thì sát phạt họ, nghĩ như
vậy là không được. Người chồng thấy mình phải, người vợ cũng thấy mình phải rồi
đòi sát phạt nhau. Như vậy là có hai quan tài rồi. Trong cuộc sống, chúng ta
phải một phần, người kia phải một phần, thôi thì nhường nhịn nhau cho tốt đẹp,
đó là hạnh nhẫn nhục của đạo Phật.
Nhưng nếu nhịn nhau mà không tha thứ,
cứ nhớ lỗi người ta hoài thì điều hòa được chưa? Bữa nay nhịn chớ mai mốt gặp
việc cũng bùng nổ nữa. Đó là căn bệnh người ta hay chứa trong lòng. Ai làm phật
lòng lần đầu ráng nhịn, mai mốt gặp nữa thì nói tôi nhịn lần thứ hai rồi nghen.
Như vậy không phải điều hòa thật. Chúng ta nhịn thì phải bỏ qua luôn, đừng nhắc
tới nhắc lui. Nhịn mà không chịu quên cứ nhắc hoài. Nhắc hoài người kia cũng
sân lên, rốt cuộc không ai nhịn ai cả.
Vì vậy mong quý Phật tử khéo nhẫn
nhịn với nhau. Qua sự nhẫn nhịn đó chúng ta còn phải hỷ xả, nghĩa là vui mà bỏ
chớ đừng gượng bỏ. Bởi vì chẳng qua tất cả chúng ta đều do khờ dại mới cãi vã
với nhau. Biết rồi thì bỏ hết đừng thèm giận hờn gì nữa. Chớ còn nghĩ mình
phải, kia quấy rồi ôm ấp, mai mốt gặp việc cãi lại nữa, rốt cuộc không hết khổ
đau.
Phương pháp nhẫn nhịn sẽ đưa chúng ta
tới chỗ an ổn. Nhẫn nhịn là khéo léo điều hòa ngọn lửa, đừng để nước dập tắt
lửa, cũng đừng để lửa đốt cạn nước. Ở gia đình, vì con cái nên vợ chồng nhường
nhịn nhau. Ngoài xã hội, vì một lý tưởng nào đó mà người ta phải nhịn nhau.
Trong đạo vì đạo đức cao thượng nên nhường nhịn nhau, tha thứ nhau. Nhờ thế mà
gia đình, tập thể mới thật có an ổn, thật có vui tươi. Nếu không như vậy chẳng
bao giờ chúng ta có niềm vui. Chồng với vợ gặp nhau gượng nới chuyện chớ trong
bụng không ai ưa ai, thì đó là nỗi khổ lớn nhất trong gia đình. Ngoài xã hội
cũng thể.
Do biết cuộc đời là mâu thuẫn nên
chúng ta phải điều hòa bằng hai hạnh: hạnh nhẫn nhục, và hạnh hỷ xã. Muốn được
nhẫn nhục, hỷ xã, trước phải có tâm từ bi, thấy tất cả là bạn, không có ai thù.
Ba điều đó từ bi là trước, rồi nhịn sau, tha thứ nhau. Không có từ bi thì không
thể nhẫn nhịn và tha thứ được. Cứ cho người làm trái ý mình là kẻ thù thì không
bao giờ chúng ta nhường nhịn. Cho nên đừng thấy ai là kẻ thù cả, chỉ có bạn đã
thông cảm và chưa thông cảm. Đó là tâm từ bi. Chính do tâm từ bi nên chúng ta
mới nhường nhịn, tha thứ nhau được. Chúng ta ứng dụng giáo lý của Phật trong
cuộc sống thì cuộc sống vừa có đạo đức, vừa được an vui.
Đó là ba điều kiện để chúng ta điều
hòa sự mâu thuẫn. Tuy khó nhưng phải ráng ứng dụng trong cuộc sống, nếu không
ắt sẽ chịu khổ thôi. Hiểu được vậy chúng ta mới biết sống và sống có hạnh phúc,
còn tranh phải quấy hơn thua thì không bao giờ hạnh phúc. Đó là lẽ thật.
Tóm lại, muốn cho sự sống tốt đẹp
bình yên phải hội đủ ba điều kiện; từ bi nhẫn nhục và hy. Nói theo thế gian là
tình thương, nhẫn nhịn và tha thứ. Điều cấm kỵ nhất là đừng bao giờ ôm ấp ảo
tưởng rằng ai cũng tùng phục ta, chìu theo ý muốn của ta hết. Đó là lầm to.
Kinh nghiệm trong cuộc sống đã cho thấy, tôi sống chung quanh năm sáu trăm Tăng
Ni, không bao giờ tôi dám ảo tưởng rằng ai cũng giống hệt tôi và tôi nói ai
cũng nghe. Có những điều họ nói không vừa ý tôi, nhưng rồi tôi cũng bỏ qua,
không buồn. Nếu mỗi chút mỗi buồn thì chắc tôi chết sớm rồi. Thôi thì việc gì
cũng bỏ qua, miễn họ tu được là tốt.
Vì vậy quí Phật tử nhớ, vợ chồng có
gì trái ý nhau nên bỏ qua, miễn gia đình bình yên, con cái học hành đàng hoàng,
khôn lớn nên người là được rồi, những gì riêng tư bỏ qua hết. Vì việc chung nên
bỏ cái riêng thì sẽ được an ổn. Ở trong gia đình chẳng những vợ chồng không
giống nhau mà cha mẹ, con cái cũng không giống nhau. Muốn được bình yên vui vẻ
thì trên dưới cũng phải điều hòa. Cái khổ là cha mẹ không bao giờ nhịn con. Con
có chịu nhịn hay không chịu nhịn cha mẹ thôi chớ cha mẹ không bao giờ nhịn con;
mà chắc gì cha mẹ đã trúng 100%. Bởi vì người ta cứ cho rằng cha mẹ sanh ra con
cái nên cha mẹ là bề trên, con cái không có quyền cãi. Nhưng thật ra cha mẹ
sanh là sanh thân thể thôi, chớ đâu có sanh được tâm hồn. Tâm hồn con cũng có
cái hay riêng của con nên cha mẹ cũng phải nhịn. Như tôi là thầy, đâu thể nhịn
trò, nhưng có khi thầy cũng bỏ qua. Bỏ qua tức là nhịn rồi. Nhờ vậy tôi điều
hòa được mấy trăm người, nếu bắt như mình mà người ta không được như mình, rồi
đuổi đi hết thì thôi, chắc tôi cũng sống một mình tôi. Hiểu được như vậy mới
thấy nhờ chúng ta khéo điều hòa nên mọi việc được tốt đẹp. Đây là phương pháp
thứ nhất, phương pháp tương đối.
Bây giờ tới phương pháp thứ hai là
phương pháp tuyệt đối, phương pháp này ít người thực hiện được. Đó là khi nào
chúng ta dẹp được tâm đối đãi của mình, tâm sở thiện, tâm sở ác hết chừng đó
hoàn toàn khỏi nhẫn nhịn, khỏi tha thứ gì cả. Nên nói tuyệt đối là vậy. Cũng
như Lục Tổ Hụê Năng bảo Thượng tọa Huệ Minh: “không nghĩ thiện, không nghĩ ác,
cái gì là bản lai diện mục của Thượng tọa Minh?” Ngay câu nói này Huệ Minh liền
nhận ra bản lai diện mục của mình. Bản lai diện mục đó không có hai bên, mà
không có hai bên thì đâu còn mâu thuẫn. Không còn mâu thuẫn mới là vĩnh viễn an
lành. Đây chính là mục đích Phật nhắm đến để dạy chúng ta tu đạt được giải
thoát viên mãn.
Cũng như trong Tín Tâm Minh, Tổ Tăng
Xán nói: “Tín tâm bất nhị, bất nhị tín tâm”. Tin mình có tâm chân thật thì
không còn hai. Không còn hai mới tin được tâm chân thật của mình. Còn thiện tâm
sở và ác tâm sở không phải thật tâm của mình. Một nhóm tham lam và một nhóm
hiền lành, hai nhóm đó lặng xuống mới hiển bày tâm chân thật của mình. Được tâm
chân thật rồi thì cười hoài, không cần nhẫn nhịn, không cần tha thứ gì nữa.
Nhưng nếu hai thứ đó còn thì phải từ bi, nhẫn nhịn, hỷ xả cuộc sống mới yên.
Chừng nào chúng ta thoát ra hai thứ đó thì được an ổn vĩnh viễn. Quí vị thấy Tổ
thứ ba, Tổ thứ sáu đều dạy chúng ta bỏ hai thứ đó.
Bây giờ gần nhất là Tổ Trúc
Lâm, Ngài có bài kệ “Hữu cú vô cú”, tức là “Câu có câu không”. Người còn thấy
có, thấy không là còn thấy hai. Tôi tạm dẫn vài câu trong bài kệ ấy:
Hữu cú,
vô cú
Tự cổ, tự kim
Chấp chỉ vong
nguyệt
Bình địa lục
trầm...
Nghĩa là thấy có thấy không, từ xưa
đến nay, như người chấp ngón tay quên mặt trăng. Ngón tay chỉ mặt trăng mà cứ
cho là mặt trăng chính tại đầu ngón tay. Đó là kẻ ngu xuẩn. Phải bỏ ngón tay
mới thấy mặt trăng ở trên kia. “Bình địa lục trầm”, tức là trên đất bằng mà
chết chìm, đây là chỉ cho những kẻ quá ngu xuẩn. Còn hai bên là còn đau khổ,
còn ngu xuẩn. Chừng nào hết hai bên mới được tự tại, an lành. Nên phải hiểu quí
thầy dạy Phật tử tu, ngồi thiền để làm gì? Để bỏ tâm chạy theo hai bên. Ngồi
thiền thì nghĩ ác, nghĩ lành gì cũng bỏ hết để đi tới chỗ không còn hai, khi đó
mới hoàn toàn giải thoát. Còn có hai thì không bao giờ giải thoát được.
Do đó chúng ta mới hiểu ý nghĩa tại
sao mình phải ngồi thiền, tại sao mình bỏ hết tất cả vọng tưởng thiện, ác. Bởi
vì còn thiện tức là còn ác đối đãi, phải buông cả hai tâm mới yên. Tâm yên mới
là tâm chân thật, còn tâm nghĩ thiện nghĩ ác v.v... chưa phải tâm thật. Lâu nay
chúng ta cứ tưởng nó thật, giống như cho đầu ngón tay là mặt trăng. Không ngờ
bỏ đầu ngón tay, nhìn tận chân trời mới thấy mặt trăng, người tu phải khôn ngoan
ở chỗ này. Bởi vì tu là siêu thoát. Siêu thoát nghĩa là không kẹt trong đối
đãi. Không đối đãi mới qua được các thứ mâu thuẫn khổ đau, hoàn toàn an lành tự
tại, nên mục đích cuối cùng của người tu Phật là không còn thấy hai. Được vậy
tự nhiên hết mâu thuẫn, không còn gì chống đối.
Song nếu người chưa qua khỏi hai bên
thì phải tập tu từ bi, nhẫn nhục và hỷ xả cuộc sống mới yên lành. Bước đầu quý
Phật tử nên tập từ bi, nhẫn nhục và hỷ xả trước cho sự mâu thuẫn trong mình
được điều hòa, cuộc sống bình an. Lấy đây làm bài học thì có thể nói kêu một
chút là có một triết lý sống. Vì lâu nay Phật tử sống mà không biết sống làm
sao, cho nên ai cũng nuôi cực đoan trong mình, rồi mang lấy đau khổ, kêu trời
trách đất hoài. Nếu biết được lẽ sống như vậy cuộc sống rất bình an. Giỏi hơn
nữa, vượt qua luôn sự đối đãi thì thành Thánh, không nói Thánh cũng là Thánh,
có việc gì phải buồn. Bây giờ chúng ta còn thương người làm lành ghét người làm
ác, nên còn hai tức còn đối chọi. Chỉ khi nào qua được hai bên mới hết mâu thuẫn.
Ý nghĩa của đạo Phật cao siêu là vậy.
Phật tử ứng dụng được đạo lý này
trong cuộc sống thì thật là hay, bằng ngược lại thì học Phật bao nhiêu cũng
chẳng có ích lợi gì cả. Quí vị hãy nhớ câu này: “Trước mặt không có kẻ thù” thì
cuộc sống được nhiều an lạc. Đạo lý thật hay nhưng đôi khi tôi thấy rất buồn vì
kể cả người tu cũng không thực hành nổi, cứ thù người này, giận người kia.
Người tu mà nói giận người này, thù người kia thì chưa phải người tu. Người
hiểu thấu đáo cuộc sống rồi thì chỉ cười thôi, không có gì quan trọng hết. Khi
đặt vấn đề quan trọng, có người hưởng ứng với mình là bạn, không hưởng ứng trở
thành thù, như vậy mãi thì phải chịu đau khổ thôi.
Có nhiều người hỏi tôi: “Thầy có
thuật gì mà điều hòa mấy trăm Tăng Ni và nhất là bên Ni?” Tôi nói: “Ai đến thưa
kiện người này sai, người kia trái, tôi đâu có xử. Tôi bảo: “Thấy người ta quấy
thì mình cũng đã quấy rồi”. Nhờ vậy không ai dám đến thưa kiện nữa. Quí Phật tử
thấy có phải thế không? Vì chưa bao giờ hai người cãi nhau mà có người chịu mình
quấy, nhưng làm sao cả hai đều phải được, cho nên thấy người quấy là mình đã
quấy trước. Không quấy thì không cãi, đã cãi thì có quấy. Từ kinh nghiệm sống
cho đến việc tu tập Phật dạy rất nhiều, nhưng trọng tâm đều nằm ở những điểm
đó.
Điểm ưu việt của Phật giáo đời Trần
chính là chủ trương Tam giáo đồng nguyên. Thiền tông dung hợp chớ không thấy
đây khác kia để rồi đi đến chống chọi nhau. Do đó người trong nước theo đạo
Lão, đạo Khổng không chống với đạo Phật. Nhờ ba tôn giáo hòa nhau nên dân mạnh,
đó là điểm rất hay.
Tóm lại, mục đích buổi nói chuyện hôm
nay hết sức rõ ràng, tôi mong rằng quí Phật tử nghe rồi áp dụng những điều tôi
nói vào cuộc sống cho khéo, cho đầy đủ ý nghĩa, mới thấy niềm vui hiện tại -
sống là vui.
HT. Thích Thanh Từ
BIẾT ƠN NGƯỜI
Hãy mở
con tim của mình ra để tiếp nhận món quà nhiệm mầu mà nền văn minh
này đã dâng tặng ta. Bạn bật một công tắc là đèn sáng ngay, bạn mở
một vòi nước là tự nhiên có nước nóng hay nước lạnh tuôn chảy. Đó là
những món quà mà hằng triệu và triệu người trên trái đất này có thể sẽ không
bao giờ biết tới hay kinh nghiệm được.
Và đó chỉ
là một vài trong vô số những món quà tặng cho bạn, nếu như ta biết mở rộng
con tim mình. Tôi cầu chúc cho bạn mở được lòng mình ra để
tiếp nhận những may mắn và hạnh phúc này, và để cho chúng tuôn chảy qua
bạn. Để rồi những người bạn gặp trên con đường mình đi cũng sẽ nhận
được một hạnh phúc từ bạn. Chỉ cần qua ánh mắt của bạn, nụ cười, một
sự xúc chạm của bạn, chỉ đơn giản bằng sự có mặt của bạn.
Hãy để
lòng biết ơn ấy tuôn chảy thành những hạnh phúc tràn ngập chung quanh
mình. Và ngày hôm nay sẽ là một ngày tuyệt vời.
Và lẽ dĩ
nhiên chúng ta không thể nào trân quý những bạo động, chiến tranh, những sự
hiếp đáp, và bóc lột trong cuộc sống. Và trên lãnh vực cá nhân cũng
vậy, ta đâu thể nào hoan hỷ trước sự ra đi của một người thân, trước một sự
phản bội, hay mất mát của nhau. Nhưng chúng ta hãy tiếp nhận những
gì cuộc sống đang dâng tặng cho mình trong giây phút này.
Chúng có
thể là những hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng ta nên chấp nhận và hãy làm những gì
cần làm, để tiếp xúc với hạnh phúc. Đôi khi những kinh nghiệm khổ
đau là cơ hội để chúng ta học bài học của mình. Mà nếu như ta không
có khả năng để học lần này, thì rồi lần tới cũng sẽ có một cơ hội mới cho ta
học lại mà thôi.”
Là hạnh phúc lớn nhất
Người
biết tiếp nhận và biết ơn những gì xảy ra với một thái độ trong sáng, không bị
lôi cuốn và xô đẩy bởi những thương ghét, người ấy sống tự tại và không sợ
hãi. Ông Steindl-Rast chia sẻ, “Nếu bạn biết ơn, bạn sẽ không có sợ
hãi. Nếu bạn không có sợ hãi, bạn sẽ không bạo động. Hành động biết ơn
phát xuất từ một cảm nhận đủ đầy, chứ không phải từ một sự thiếu thốn nào, và
ta sẵn sàng chia sẻ với tất cả mọi người.”
Tôi nghĩ,
có lẽ ông Steindl-Rast cũng đã đọc được đoạn này trong bài kinh Phước
Đức, Mahamangala sutta,
Biết khiêm cung lễ độ
Tri túc và biết ơn
Không bỏ việc học đạo
Là phước đức lớn nhất.
Bạn thấy
không, biết đủ và biết ơn, biết tiếp nhận những gì xảy đến cho mình như là một
bài học trên con đường đạo, là một hạnh phúc. Và nó sẽ mang lại cho
ta một phước đức lớn nhất.
Và thái
độ ấy thật ra không phải phát xuất từ một sự cố gắng nào của một cái tôi, mà
chỉ là trở về với sự tĩnh lặng và trong sáng sẵn có của mình. Trở về
để biết mà thôi.
Nguyễn Duy Nhiên
Những Tách Cà Phê
Một
nhóm sinh viên cũ gặp lại và hẹn nhau cùng trở về trường đại học cũ để thăm một
vị giáo sư ngày xưa. Họ là những người rất thành công và đang có những chức vụ,
địa vị cao trong xã hội.
Trong
khi ngồi hàn huyên tâm sự với nhau, mọi người bắt đầu than phiền về những sự
căng thẳng trong việc làm cũng như trong đời sống của mình.
Vị
giáo sư mời những học trò cũ của mình uống cà phê. Ông đi vào nhà trong và mang
ra một bình cà phê lớn, cùng với những ly tách đủ loại: bằng sứ, bằng plastic,
bằng thủy tinh, có những tách nhìn rất tầm thường và có những tách nhìn rất đắt
tiền và sang trọng. Vị giáo sư mời những học trò cũ của mình tự rót lấy cà phê
uống.
Khi
mỗi người đã có một ly cà phê trong tay, vị giáo sư nói:
-
Nếu các
anh chị để ý, những tách cà phê đẹp và đắt tiền được chọn lấy trước hết, chỉ
còn lại những ly tách rẽ tiền và tầm thường. Đối với các anh chị việc ấy cũng
thường thôi! Chúng ta ai mà lại chẳng muốn chọn cho mình những gì hay và đẹp
nhất, nhưng đó cũng là nguyên nhân của sự căng thẳng và những khó khăn của các
anh chị trong cuộc sống.
-
Những gì
anh chị muốn, thực sự là cà phê, chứ đâu phải là chiếc tách, nhưng các anh chị
lại có ý đi lựa cho mình những chiếc tách đẹp nhất và thỉnh thoảng cũng nhìn
sang người bên cạnh, xem họ có những chiếc tách nào.
-
Cũng
vậy, nếu cuộc sống là cà phê, thì những công việc, tiền bạc, địa vị trong xã
hội là những chiếc tách. Chúng chỉ là những phương tiện để chứa đựng sự sống
của mình, chứ phẩm chất của sự sống không hề khác biệt.
-
Và nhiều
khi chúng ta vì quá chú ý và tập trung vào những chiếc tách, mà lại quên thưởng
thức hương vị cà phê thơm ngon trong ấy.
-
Vì vậy
cho nên các anh chị nhớ, đừng để những chiếc ly tách sai xử mình. Hãy thưởng
thức hương vị cà phê thơm ngon của cuộc sống. Hạnh phúc không có nghĩa là mọi
vấn đề chung quanh chúng ta phải được hoàn toàn. Hạnh phúc có nghĩa là chúng ta
biết nhìn xa hơn, vượt ra ngoài những sự bất toàn ấy!
[]
Minh Tánh phỏng dịch
SUY NGẪM:
Con người nên chuyển hóa tâm tánh chính mình, thay đổi sự suy nghĩ, sao cho thích
hợp với hoàn cảnh và với những người chung quanh, khi vô phương thay đổi hoàn
cảnh hay thay đổi những người chung quanh.
Trong câu chuyện trên, cà phê là thứ
sẽ thuộc về mình, ly tách là thứ phải để lại, thuộc về người. Cho nên, bằng
lòng thưởng thức, thích những gì mình
có, hạnh phúc hơn là: thích những gì mình không có, hay không thể có. Hoặc khi
nhìn chung quanh, sanh tâm so đo, hơn thua, ganh tị, đố kỵ, cuối cùng là phiền
não và khổ đau! Chẳng ích lợi chi! []
BAN BIÊN-TẬP
PHTQ
CÚNG CAFÉ
-
Em thương! Nếu như mai sau
anh có chết đi, nhớ anh em chỉ cần cúng anh một ly
Café đen là đủ rồi!!
-
Không còn thêm một tô hủ
tiếu và một ổ bánh mì thập cẩm nữa!
-
Chi mà phải tốn kém nhiều
như vậy?
-
Anh không ăn được, thì em
sẽ ăn thế anh chứ.
-
À! thì là vậy, anh hiểu rồi!!
--------------------------------------------
AI ĐÓI?
-
Thưa Thầy! chồng con khi
còn sống rất thích ăn xôi.
Như vậy con cúng dĩa xôi anh ấy có ăn được không?
-
Cúng có một dĩa xôi thôi
sao? Con còn nhớ anh ấy thích gì nữa không?
-
Dạ hết rồi!
-
Nếu con cúng chỉ có xôi
thôi thì anh ấy là ma đói rồi…!!!
Chùa cũng đói luôn…!!!
------------------------------------------------
MUA HAY KHÔNG MUA?
-
Chị Hai à! lúc nảy có một
sư cô đến bán nhang. Em nghi lắm!
Không biết sư cô nầy là thiệt hay giả nữa.
-
Em có cần nhang hay không?
Đó là chuyện mua hay không mua.
Còn sư cô kia thiệt hay là giả em không cần thắc mắc. Một
người bán một người mua
sòng phẳng, mua
đâu cũng vậy thôi, cũng đều phải trả tiền mà!!
-
Chị Hai có lý hé, em hiểu
rồi.
-----------------------------------------------
CÓ CÒN NGU KHÔNG?
-
Anh à! nhiều lúc em thấy
mình ngu hết sức vậy đó!
-
Khi em thấy được mình ngu,
là em đã khôn rồi đó.
Còn lúc nào cũng cho mình là khôn, thì ngu mà không biết
mình ngu!
-
Ừ hé anh nói cũng có lý
đó…!!!
--------------------------------------------
TÌM VỀ NGUỒN AN LẠC GIẢI THOÁT
PHẬT GIÁO PHẢI CHĂNG LÀ MỘT TÔN GIÁO
HÌNH THỨC CÚNG KIẾN TRONG PHẬT GIÁO
HẠNH PHÚC Ở ĐÂU?
THẾ NÀO ĐƯỢC GỌI LÀ TU
CHẤP NGÃ VÀ CHẤP PHÁP TRONG PHẬT GIÁO
VÔ MINH DẪN CHÚNG SANH VÀO SANH TỬ LUÂN HỒI
NHỨT THIẾT DUY TÂM TẠO