Tôi mong
tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi
đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi
sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp
không?
Làm sao
chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem
luốc,
phải trong
sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT
Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
HT THÍCH CHƠN THIỆN
Nếu trung thành với giáo lý vô
chấp thủ của Phật giáo, đừng để mình rơi vào khái niệm của ngôn từ, thì chúng
ta sẽ nhận ra rằng, Phật, Niết bàn và Thành đạo dù được diễn tả dưới nhiều hình
thức khác nhau của Bắc tạng và Nam tạng, đều ngời chiếu ánh sáng giải thoát của
Phật Pháp, của cái mà ta chỉ gọi bằng một danh từ gọn ghẽ là Phật giáo.
Danh từ Phật thường để chỉ đức Thế Tôn, chư Phật quá khứ và vị lai.
Đức Thế Tôn được gọi là Phật sau khi Ngài Thành đạo dưới cội cây Bồ đề, chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Phẩm "Song song" (Phần Chánh giác, Tương Ưng IV) định nghĩa Phật rằng: "Cho đến khi nào, này các Tỳ kheo, đối với 6 nội xứ (6 căn), Ta đã như thật liễu tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, và xuất ly là xuất ly, thì khi ấy, đối với thế giới gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, đối với quần chúng gồm Sa Môn, Bà La Môn, chư thiên và loài người, Ta xác chứng: Ta đã chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Giác.”
Tương Ưng Bộ Kinh IV, phẩm "An ổn khỏi các khổ ách" định nghĩa:
"Này các Tỳ kheo, có những sắc do mắt (tai, mũi, lưỡi,...) nhận biết khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Những sắc ấy đã được Như Lai đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như cây Ta La, không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Để đoạn tận chúng, Ngài tuyên bố các ách. Do vậy, Như Lai được gọi là vị đã được an ổn khỏi các khổ ách.”
Tương Ưng Bộ Kinh I, phẩm "Cây Lau" định nghĩa Thế Tôn như là vị đã đoạn trừ hoàn toàn chấp thủ, vượt qua được bộc lưu (dòng sinh tử, dòng tham ái):
"Không đứng lại, không bước tới. Ta vượt qua bộc lưu" (Vị Thiên giải thích: Không bước tới, không đứng lại là vượt chấp trước ở đời. Thế Tôn chấp nhận).
Tương Ưng Bộ Kinh III, phẩm "Tham Luyến", phần "Chánh Đẳng giác" định nghĩa:
"Như Lai, này các Tỳ kheo, là bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác, do yểm ly sắc (thọ, tưởng, hành, thức), ly tham, đoạn diệt, được gọi là bậc giải thoát, không có chấp thủ, Chánh Đẳng giác.”
Cùng trong phẩm Kinh này, Thế Tôn phân biệt sự khác biệt giữa Thế Tôn và các đệ tử A La Hán như vầy: "Như Lai, này các Tỳ kheo, là bậc A La Hán Chánh Đẳng Giác, làm cho khởi lên con đường trước kia chưa khởi, là bậc đem lại con đường trước kia chưa được đem lại, là bậc truyền thuyết con đường trước kia chưa được tuyên thuyết, bậc tri đạo, bậc ngộ đạo, bậc thuần thục về đạo. Còn các vị đệ tử là những vị sống theo đạo, tiếp tục thành tựu đạo.”
Tiểu Bộ Kinh, Kinh "Phật Thuyết Như Vậy" có một số định nghĩa về Phật, Như Lai một cách đặc biệt:
"Này các Tỳ kheo, từ đêm Như Lai chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác đến đêm Ngài nhập Vô dư y Niết bàn, trong thời gian ấy, điều gì Ngài nói, tuyên bố đều là thật, tất cả là như vậy, không có khác được. Do vậy được gọi là Như Lai.”
"Này các Tỳ kheo, Như Lai nói gì làm vậy, làm gì nói vậy. Vì rằng nói gì làm vậy, làm gì nói vậy nên được gọi là Như Lai.”
"Trong toàn thế giới... Như Lai là bậc chiến thắng, không bị chiến bại, bậc toàn trí, toàn kiến, đại tự tại, do vậy được gọi là Như Lai" (1).
Kinh điển vẫn thường gọi Thế Tôn là bậc A La Hán, Chánh Đẳng giác. Như vậy, Thế Tôn cũng là một vị A La Hán, nhưng ở cương vị của một vị giáo chủ, Đạo sư. Các bậc A La Hán, đệ tử của Ngài là những vị đi theo con đường giải thoát mà Ngài vạch mở. Ở mặt giải thoát, tận trừ vô minh, ái thủ, lậu hoặc thì giữa Thế Tôn và các A La Hán không khác.
Danh hiệu Ứng Cúng trong mười hiệu Như Lai, có nghĩa là một A La Hán. Ở đây, ta không nên cho rằng A La Hán là quả vị thấp hơn quả vị Phật ở mặt giải thoát.
Danh từ Phật thường để chỉ đức Thế Tôn, chư Phật quá khứ và vị lai.
Đức Thế Tôn được gọi là Phật sau khi Ngài Thành đạo dưới cội cây Bồ đề, chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Phẩm "Song song" (Phần Chánh giác, Tương Ưng IV) định nghĩa Phật rằng: "Cho đến khi nào, này các Tỳ kheo, đối với 6 nội xứ (6 căn), Ta đã như thật liễu tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, và xuất ly là xuất ly, thì khi ấy, đối với thế giới gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, đối với quần chúng gồm Sa Môn, Bà La Môn, chư thiên và loài người, Ta xác chứng: Ta đã chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Giác.”
Tương Ưng Bộ Kinh IV, phẩm "An ổn khỏi các khổ ách" định nghĩa:
"Này các Tỳ kheo, có những sắc do mắt (tai, mũi, lưỡi,...) nhận biết khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Những sắc ấy đã được Như Lai đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như cây Ta La, không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Để đoạn tận chúng, Ngài tuyên bố các ách. Do vậy, Như Lai được gọi là vị đã được an ổn khỏi các khổ ách.”
Tương Ưng Bộ Kinh I, phẩm "Cây Lau" định nghĩa Thế Tôn như là vị đã đoạn trừ hoàn toàn chấp thủ, vượt qua được bộc lưu (dòng sinh tử, dòng tham ái):
"Không đứng lại, không bước tới. Ta vượt qua bộc lưu" (Vị Thiên giải thích: Không bước tới, không đứng lại là vượt chấp trước ở đời. Thế Tôn chấp nhận).
Tương Ưng Bộ Kinh III, phẩm "Tham Luyến", phần "Chánh Đẳng giác" định nghĩa:
"Như Lai, này các Tỳ kheo, là bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác, do yểm ly sắc (thọ, tưởng, hành, thức), ly tham, đoạn diệt, được gọi là bậc giải thoát, không có chấp thủ, Chánh Đẳng giác.”
Cùng trong phẩm Kinh này, Thế Tôn phân biệt sự khác biệt giữa Thế Tôn và các đệ tử A La Hán như vầy: "Như Lai, này các Tỳ kheo, là bậc A La Hán Chánh Đẳng Giác, làm cho khởi lên con đường trước kia chưa khởi, là bậc đem lại con đường trước kia chưa được đem lại, là bậc truyền thuyết con đường trước kia chưa được tuyên thuyết, bậc tri đạo, bậc ngộ đạo, bậc thuần thục về đạo. Còn các vị đệ tử là những vị sống theo đạo, tiếp tục thành tựu đạo.”
Tiểu Bộ Kinh, Kinh "Phật Thuyết Như Vậy" có một số định nghĩa về Phật, Như Lai một cách đặc biệt:
"Này các Tỳ kheo, từ đêm Như Lai chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác đến đêm Ngài nhập Vô dư y Niết bàn, trong thời gian ấy, điều gì Ngài nói, tuyên bố đều là thật, tất cả là như vậy, không có khác được. Do vậy được gọi là Như Lai.”
"Này các Tỳ kheo, Như Lai nói gì làm vậy, làm gì nói vậy. Vì rằng nói gì làm vậy, làm gì nói vậy nên được gọi là Như Lai.”
"Trong toàn thế giới... Như Lai là bậc chiến thắng, không bị chiến bại, bậc toàn trí, toàn kiến, đại tự tại, do vậy được gọi là Như Lai" (1).
Kinh điển vẫn thường gọi Thế Tôn là bậc A La Hán, Chánh Đẳng giác. Như vậy, Thế Tôn cũng là một vị A La Hán, nhưng ở cương vị của một vị giáo chủ, Đạo sư. Các bậc A La Hán, đệ tử của Ngài là những vị đi theo con đường giải thoát mà Ngài vạch mở. Ở mặt giải thoát, tận trừ vô minh, ái thủ, lậu hoặc thì giữa Thế Tôn và các A La Hán không khác.
Danh hiệu Ứng Cúng trong mười hiệu Như Lai, có nghĩa là một A La Hán. Ở đây, ta không nên cho rằng A La Hán là quả vị thấp hơn quả vị Phật ở mặt giải thoát.
Kinh ghi lại rằng: "Hai Tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên có khả năng lãnh đạo Giáo chúng. Thế Tôn xác nhận, như chính Thế Tôn.” Có quan điểm cho rằng A La Hán là "Thanh văn tiểu quả.” Đây chỉ là sự ngộ nhận về nội dung chứng đắc của A La Hán. Phật và A La Hán đều thuộc cảnh giới vô phân biệt, nếu ở đó còn có mặt của cái nhìn cao thấp, hơn kém, thì đấy là điều không thể quan niệm được. Đã đến lúc chúng ta cần chấm dứt sự đánh giá quá thấp về nội dung chứng đắc của các Sa Môn quả.
Truyền thống của Phật giáo Việt Nam, qua thời Kinh Sám Hồng Danh, rõ là đã xem sự chứng đắc giải thoát của Phật và A La Hán không khác: "Con nay không cầu phước báo của Người, Trời, Thanh văn, Duyên giác, cho đến phước báo Bồ tát, mà chỉ phát tâm cầu quả Phật.” Liền đó niệm đến mười hiệu Như Lai "Nam mô Như Lai, Ứng cúng....”
Bây giờ chúng ta đi vào định nghĩa Phật, Như Lai của Bắc tạng.
Các nhà học giả Phật giáo thường xem Bát Nhã như là tinh yếu của giáo lý Bắc tạng. Các Tông Hoa Nghiêm, Niết Bàn, Pháp Hoa cũng chỉ chứa đựng giáo nghĩa đó; mỗi tông chỉ khác nhau ở quan điểm thể hiện và truyền bá giáo lý ở mặt rộng, mà không khác ở chiều sâu.
Bát Nhã Tâm Kinh được xem là bài Kinh cô động giáo lý
tinh yếu đó, mà câu "Quán tự tại Bồ tát, hành thâm Bát nhã Ba la mật đa
thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách" gói trọn được
nội dung của Bát nhã. Nội dung ấy là bằng Thiền Quán thấy rõ năm uẩn là vô ngã
(không) thì vượt qua được mọi khổ ách. Trở về định nghĩa Như Lai của Thượng tọa
bộ như vừa trình bày, thì nội dung quả vị Như Lai giống như nội dung được trình
bày ở Bắc tạng, nội dung giải thoát đó không khác với nội dung giải thoát cuả
một A La Hán.
Kinh Kim Cang định nghĩa về Như lai rằng: “Vô sở tùng lai diệc vô sở trú” hoặc “Như Lai tức nhất thiết pháp như nghĩa” hoặc “nhứt thiết pháp giai thị Phật pháp” hoặc “nhược Bồ tát thông đạt vô ngã pháp giả, Như Lai thuyết danh chơn thị Bồ tát.”
Như Lai ở đây được hiểu như là thực tướng, thực nghĩa của các Pháp, hay là một vị thể nhập vào thực tướng ấy. Thực tướng ấy thì vô ngã tướng, rời hết thảy các tướng (ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả), rời hết các tướng bị chấp thủ, hay rời khỏi mọi chấp thủ.
Như vậy, Chánh pháp dù được trình bày ở Bắc tạng hay Nam tạng, luôn luôn rời khỏi ái, thủ, vô minh. Như Lai là bậc loại hết hoàn toàn chấp thủ. Đây chính là điểm giáo lý truyền thống của Phật giáo.
Từ đây, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng: Nam tạng không phải là cỗ xe nhỏ (Tiểu thừa), Bắc tạng không phải là giáo lý phi truyền thống Phật giáo.
Từ sự tìm hiểu nội dung chứng ngộ giải thoát của Phật và A La Hán được trình bày qua các tông phái Phật giáo trên, đã đến lúc Phật tử chúng ta cần chấm dứt ngay nhận định cho rằng "Tứ đế" là pháp nhỏ của Thanh văn, "Thập nhị Nhân Duyên" là pháp nhỏ của Duyên giác, cần chấm dứt ngay sự phân biệt Đại, Tiểu thừa. Sự phân biệt đó đi ngược với giáo lý truyền thống của Thế Tôn. Có chấm dứt được sự phân biệt đó, Phật giáo mới có thể vận dụng một cách đầy sáng tạo và hữu hiệu tinh thần khế cơ và khế lý đầy thiện xảo của các Tông phái Phật giáo vào công cuộc hoằng dương Chánh pháp trong hiện tại và mai sau.
Bắc tạng có chủ trương khác với Nam tạng, cho rằng quá khứ, trước Đức Thích Tôn, đã có vô số chư Phật mà không phải chỉ là sáu Thế Tôn; hiện kiếp không phải chỉ có một mình đức Thích Tôn, mà các đệ tử của Ngài cũng có thể thành Phật. Đây là điểm khác biệt mang màu sắc bộ phái, sẽ được bàn thêm ở chương Pháp Bảo.
Dù Thế Tôn được định nghĩa dưới hình thức nào, nội dung vẫn được giữ nguyên ý nghĩa: Thế Tôn là bậc đã giác ngộ hoàn toàn, thấy rõ thực tướng của hết thảy các pháp, đã an ổn thoát khỏi mọi khổ ách sanh tử.
Chúng ta cũng có thể hiểu Thế Tôn như là một đấng Toàn giác, hay Thực tại Như thực, như Bắc và Nam tạng ghi nhận: "Thấy Duyên khởi là thấy Pháp, thấy Pháp là thấy Phật"
Chứng ngộ quả vị Phật là chứng ngộ Niết bàn.
Bây giờ chúng ta đi vào ý nghĩa của Niết bàn. Qua các định nghĩa gián tiếp về Như Lai, thì Niết bàn mà Thế Tôn chứng ngộ, chứng nhập là kết quả của sự đoạn diệt Mười hai nhân duyên, hay đoạn diệt khổ.
Do đó, Niết bàn có thể gián tiếp được định nghĩa như là "Khổ diệt", "Ái diệt", "Thủ diệt", "Vô minh diệt", hay bằng các tên gọi tương đương khác như "Vô vi", "Vượt qua bộc lưu", "Qua bờ bên kia.” "Loại hết sanh y" v.v.... mà chúng ta có ngót ba mươi từ tương đương với Niết bàn, ở Nikàya và A Hàm.
Trong Kinh Tập (Suttanipattà), Tiểu Bộ Kinh, chương "Con đường đến bờ bên kia", thanh niên Upasìva đã hỏi Thế Tôn về phép để qua bờ bên kia, Thế Tôn dạy:
Đoạn dục, ly nghi ngờ,
Ái diệt là Niết bàn.” (Sn. 205).
Thanh niên Udaya hỏi: "Do đoạn diệt gì được gọi là Niết bàn?", Thế Tôn dạy:
Được gọi là Niết bàn.” (Sn. 214).
Thanh niên Kappa đặt câu hỏi tương tự, Thế Tôn trả lời:
"Không sở hữu, chấp trước,
Ta nói Người, Niết bàn,
Già chết được đoạn tận.”
Kinh Kim Cang định nghĩa về Như lai rằng: “Vô sở tùng lai diệc vô sở trú” hoặc “Như Lai tức nhất thiết pháp như nghĩa” hoặc “nhứt thiết pháp giai thị Phật pháp” hoặc “nhược Bồ tát thông đạt vô ngã pháp giả, Như Lai thuyết danh chơn thị Bồ tát.”
Như Lai ở đây được hiểu như là thực tướng, thực nghĩa của các Pháp, hay là một vị thể nhập vào thực tướng ấy. Thực tướng ấy thì vô ngã tướng, rời hết thảy các tướng (ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả), rời hết các tướng bị chấp thủ, hay rời khỏi mọi chấp thủ.
Như vậy, Chánh pháp dù được trình bày ở Bắc tạng hay Nam tạng, luôn luôn rời khỏi ái, thủ, vô minh. Như Lai là bậc loại hết hoàn toàn chấp thủ. Đây chính là điểm giáo lý truyền thống của Phật giáo.
Từ đây, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng: Nam tạng không phải là cỗ xe nhỏ (Tiểu thừa), Bắc tạng không phải là giáo lý phi truyền thống Phật giáo.
Từ sự tìm hiểu nội dung chứng ngộ giải thoát của Phật và A La Hán được trình bày qua các tông phái Phật giáo trên, đã đến lúc Phật tử chúng ta cần chấm dứt ngay nhận định cho rằng "Tứ đế" là pháp nhỏ của Thanh văn, "Thập nhị Nhân Duyên" là pháp nhỏ của Duyên giác, cần chấm dứt ngay sự phân biệt Đại, Tiểu thừa. Sự phân biệt đó đi ngược với giáo lý truyền thống của Thế Tôn. Có chấm dứt được sự phân biệt đó, Phật giáo mới có thể vận dụng một cách đầy sáng tạo và hữu hiệu tinh thần khế cơ và khế lý đầy thiện xảo của các Tông phái Phật giáo vào công cuộc hoằng dương Chánh pháp trong hiện tại và mai sau.
Bắc tạng có chủ trương khác với Nam tạng, cho rằng quá khứ, trước Đức Thích Tôn, đã có vô số chư Phật mà không phải chỉ là sáu Thế Tôn; hiện kiếp không phải chỉ có một mình đức Thích Tôn, mà các đệ tử của Ngài cũng có thể thành Phật. Đây là điểm khác biệt mang màu sắc bộ phái, sẽ được bàn thêm ở chương Pháp Bảo.
Dù Thế Tôn được định nghĩa dưới hình thức nào, nội dung vẫn được giữ nguyên ý nghĩa: Thế Tôn là bậc đã giác ngộ hoàn toàn, thấy rõ thực tướng của hết thảy các pháp, đã an ổn thoát khỏi mọi khổ ách sanh tử.
Chúng ta cũng có thể hiểu Thế Tôn như là một đấng Toàn giác, hay Thực tại Như thực, như Bắc và Nam tạng ghi nhận: "Thấy Duyên khởi là thấy Pháp, thấy Pháp là thấy Phật"
Chứng ngộ quả vị Phật là chứng ngộ Niết bàn.
Bây giờ chúng ta đi vào ý nghĩa của Niết bàn. Qua các định nghĩa gián tiếp về Như Lai, thì Niết bàn mà Thế Tôn chứng ngộ, chứng nhập là kết quả của sự đoạn diệt Mười hai nhân duyên, hay đoạn diệt khổ.
Do đó, Niết bàn có thể gián tiếp được định nghĩa như là "Khổ diệt", "Ái diệt", "Thủ diệt", "Vô minh diệt", hay bằng các tên gọi tương đương khác như "Vô vi", "Vượt qua bộc lưu", "Qua bờ bên kia.” "Loại hết sanh y" v.v.... mà chúng ta có ngót ba mươi từ tương đương với Niết bàn, ở Nikàya và A Hàm.
Trong Kinh Tập (Suttanipattà), Tiểu Bộ Kinh, chương "Con đường đến bờ bên kia", thanh niên Upasìva đã hỏi Thế Tôn về phép để qua bờ bên kia, Thế Tôn dạy:
Đoạn dục, ly nghi ngờ,
Ái diệt là Niết bàn.” (Sn. 205).
Thanh niên Udaya hỏi: "Do đoạn diệt gì được gọi là Niết bàn?", Thế Tôn dạy:
Được gọi là Niết bàn.” (Sn. 214).
Thanh niên Kappa đặt câu hỏi tương tự, Thế Tôn trả lời:
"Không sở hữu, chấp trước,
Ta nói Người, Niết bàn,
Già chết được đoạn tận.”
Thích Chơn Thiện - Trích Phật Học Khái Luận
THƯA
HỎI, ĐÁP PHẬT PHÁP PHTQ
From: nha khanh
Kính thưa Thầy,
Con cám ơn lời
chỉ bảo của Thầy rất nhiều.
Ngày nay người
Phật tử thật khốn khổ,
nhất là những
người mới tìm hiểu và tin Phật,
không phân biệt
được thực hư,
giả thiệt trong
các hoạt động của các chùa.
Thời đại
internet có tiện ích nhiều,
nhưng cũng có
tác hại không lường trong việc truyền Pháp.
Đôi khi có
người chuyển tải hình ảnh cúng kiếng nhẩy múa làm con hoang mang. Thông tin
truyền bá đã dùng những danh từ
có tính cách
không thanh thoát,
để công kích
nhau, con đọc rất là khó chịu.
Con muốn tìm những huớng dẫn
Con muốn tìm những huớng dẫn
để mình có thể
công phu hàng ngày nhưng đạt 2 điểm:
1. Lời kinh bằng tiếng quốc ngữ hiện nay,
1. Lời kinh bằng tiếng quốc ngữ hiện nay,
để dễ hiểu và
dễ áp dụng vào đời sống của người tu tại gia.
2. Vì đời sống của người cư sĩ tại gia
còn bề bộn
nhiều trách nhiệm đối với gia đình và xã hội,
nên không có đủ
thời gian để hành trì các thời khóa như các tu sĩ.
Như thế con sẽ
tìm nơi đâu có những hướng dẫn
giữ các thời
khóa công phu mỗi ngày thích hợp
để mình tập tu
những bước chập chững ban đầu.
Vì nhu cầu tu
học,
các Phật tử như
con đã vào các trang mạng để lục tìm,
càng tìm càng
đi vào mê hồn trận.
Duyên phước đủ
mới gặp được trang mạng hữu ích,
phù hợp với căn
cơ, hoàn cảnh của mình.
Kính thưa Thầy,
Con đang sống ở
Mỹ, con chỉ mới qua đây được hơn 2 năm thôi.
Thầy cũng biết:
môi trường ở
những nước Mỹ, Úc, Canada rất tốt cho người có ý huớng tu tập,
nhưng cũng vô
vàn khó khăn trong việc tìm hiểu học hỏi như:
phương tiện đến
chùa dự pháp đàm, dự các nghi lễ, nhất là kinh sách,
thú thật nhìn
mà thèm thôi vì túi tiền của mình không có khả năng.
Sách được phát
hành giá quá cao so với Việt Nam.
Con lại đã lớn
tuổi rồi nên cuộc sống phải dựa vào các con,
đâu dám đòi hỏi
nhiều.
Ở Việt Nam có điều kiện rất dễ dàng,
Ở Việt Nam có điều kiện rất dễ dàng,
nhưng môi
trường sống lại quá phức tạp,
phải va chạm,
thích nghi với những tiếng ồn không dứt của phố thị đông người,
của hàng quán,
của karaoke, kể cả tiếng chửi thề.
Con cũng không
biết
từ đâu con có
được trang mạng của Thầy.
Bỗng một ngày mở
email và thấy có trang Thầy gửi đến,
con rất phân
vân không biết có nên mở xem không hay xóa?
Con đã chọn
việc mở thư và đọc,
từ đó tất cả
những gì con nhận được từ Thầy,
con lưu giữ
trong folder riêng và foward cho thân hữu.
Một lần nữa con
xin cám ơn sự huớng dẫn của Thầy,
và xin sám hối
về những sai phạm của mình
trong việc
không ý thức chuyển tải những điều không nên.
Kính chúc Thầy sức khỏe và hoạt động truyền Pháp
Kính chúc Thầy sức khỏe và hoạt động truyền Pháp
rộng khắp cho
những người Phật tử sơ cơ như con được đi đúng huớng.
Kính thư,
nhã khanh.
Kính quí ĐH
Nhã Khanh,
Bàn tay, đồng
tiền hay tờ giấy luôn luôn có 2 mặt, không thể tách rời được.
Cũng vậy,
chuyện đời cũng như chuyện đạo, luôn luôn có 2 mặt.
Có người thiện,
cũng có người bất thiện.
Trong tâm của
một con người, có lúc nghĩ thiện (lợi mình lợi người),
cũng có lúc
nghĩ bất thiện (lợi mình hại người).
Khi tâm chưa
bình an, dù ở nơi chốn nào cũng có điều bất như ý.
Trong các
sinh hoạt nhà chùa, dĩ nhiên có nhiều điều hay tốt,
cũng có lắm
điều gạt gẫm, không tốt.
- Tại sao?
- Bởi vì tăng
chúng đâu phải ai cũng tốt, cũng chân tu thực học tất cả đâu.
- Phải nói,
một số không ít tăng ni phát tâm cạo tóc,
nói là muốn
tu,
nhưng không
học hiểu giáo lý và thực hành lời Phật dạy
ngay trong
đời sống hàng ngày.
Do đó, đa số
tăng ni chỉ biết tụng lóc cóc leng cheng kiếm sống,
nói chuyện
trên trời, dưới biển,
thần thánh
hóa bản thân,
chuyện tu
hành chẳng biết lẽ đúng sai, không phân biệt chánh pháp và tà pháp.
Người Phật
tử, do đó, phải biết tự
tìm học, đi chùa đúng chánh pháp,
tìm hiểu sự
việc trước khi thực hành việc tu tập.
Chớ vội nghe
theo, hay thần tượng bất cứ nhà sư nào,
giữ tâm không
thành kiến, y pháp bất y nhân.
Phải dùng trí
tuệ xem xét lời giảng có đúng chánh pháp chăng?
- Thế nào là
đúng chánh pháp?
- Phải tự
thắp đuốc mà đi
- nghĩa là tự
lực từ bỏ tham sân si, mới thực là tu.
- Phải hiểu
rõ mọi việc trên đời không ngoài nhân quả, không tồn tại vĩnh viễn.
- Không ai có
thể cứu được mình
- kể cả đức
Phật khi còn tại thế cũng không cứu được các đại đệ tử
khi nghiệp
báo xảy đến.
Huống là ngày nay, chúng ta van xin cầu khẩn với tượng Phật,
có được gì
đâu,
có gì là linh
thiêng đâu?
- Nhà sư chết
còn chưa biết đi về đâu - siêu hay không siêu -
làm sao cầu
cho người khác siêu được?
- Đừng đợi
khi chết rồi, thỉnh sư, mời cha, đến cho đông, cầu cho nhiều,
chỉ có tiền
mất - tật vẫn mang!
- Chỉ có
chính mình cứu được mình thoát khỏi sanh tử luân hồi mà thôi.
- Bằng cách
nào?
- Học hiểu và Thực hành lời dạy của đức Phật
ngay trong
đời sống hàng ngày,
luôn luôn
quán sát xem tâm niệm của bản thân
có sáng
suốt chăng,
có chân
chánh chăng,
có thanh
tịnh chăng.
Sáng Suốt
Chân Chánh
Thanh Tịnh
chính là
TỰ TÂM TAM BẢO,
chẳng phải đi
tìm bên ngoài hay ở đâu xa.
Tìm bên
ngoài, thường gặp
Phật giả
Pháp giả
Tăng giả.
Vài hàng đơn
giản kính mong quí Đạo Hữu luôn tinh tấn,
mong rằng hôm
nay mình tiến bộ hơn hôm qua.
Kính thư,
BBT.PHTQ.CANADA
THÔNG BÁO
PHẬT HỌC TỊNH QUANG
KÊU GỌI ẤN TỐNG KINH SÁCH
Văn Phòng Phật Học Tịnh Quang trân trọng kêu gọi quí vị thân hữu, đạo hữu hảo tâm gần xa hùn phước và giúp đỡ việc ấn tống kinh sách hữu ích cho quí Phật tử tại gia tu học trong năm 2013.
Tập san PHTQ 22 (Đại Lễ Phật Đản PL.2557) đang được biên tập và sẽ phát
hành miễn phí vào tháng 5-2013.
Quí vị có thể nhận miễn phí nơi các chùa, các tòa
soạn báo, các Bác sĩ, Nha sĩ, Dược sĩ hay các cơ sở thương mại tại Toronto,
Brampton, Hamilton, Montréal.
Phố Tàu Toronto số lượng nhiều nhất tại tiệm Tạp Phong 360 Spadina Ave.
Phố Tàu Toronto số lượng nhiều nhất tại tiệm Tạp Phong 360 Spadina Ave.
*Quí vị muốn nhận tập san qua bưu điện xin ủng hộ cước phí $10/ 1 quyển, gửi về địa chỉ sau đây.
*Quí vị khắp nơi, phát tâm góp bài, đóng góp ý kiến, khởi tâm bảo trợ,
hùn phước ấn tống, cúng dường tịnh tài, tùy duyên thỉnh sách, qua thư bưu điện,
không qua điện thoại, hoan hỷ liên lạc:
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ,
108 - 123 Railroad St., Brampton, ON, L6X-1G9
Tel: 647-828-1016. Email: cutranlacdao@yahoo.com
Ban Biên Tập
PHẬT HỌC TỊNH QUANG CANADA
TAM TUỆ HỌC VÀ TAM VÔ LẬU HỌC
NHÂN NÀO QUẢ NẤY
CỐT TỦY CỦA ĐẠO PHẬT
ĐƯỜNG LỐI TU THEO PHẬT
TÌM VỀ NGUỒN AN LẠC GIẢI THOÁT
PHẬT GIÁO PHẢI CHĂNG LÀ MỘT TÔN GIÁO
HÌNH THỨC CÚNG KIẾN TRONG PHẬT GIÁO