Tôi mong
tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi
đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi
sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp
không?
Làm sao
chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem
luốc,
phải trong
sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT
Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Tỳ Khưu Thích Chân Tuệ
Chủ Nhiệm Phật Học Tịnh Quang Canada
Chủ Nhiệm Phật Học Tịnh Quang Canada
Các câu hỏi
liên quan đến Lễ Phật Ðản:
1) Kính mong VP.PHTQ CANADA giải đáp thắc mắc sau đây
của một số Phật Tử thường đi chùa lễ Phật tụng kinh: Hằng năm vào dịp rằm
tháng tư âm lịch, khắp nơi tổ chức Lễ Phật Ðản một cách long trọng, thành kính
và trang nghiêm. Tuy nhiên, có nhiều người theo đạo Phật vẫn cảm thấy chán
đời vì cuộc đời đầy đau khổ, bất trắc, đấu tranh, lừa đảo. Việc tổ chức
các buổi Lễ Phật Ðản có ý nghĩa gì, có ích lợi gì cho mọi người?
2) Trong các buổi Lễ Phật Ðản, có nghi thức
"tắm Phật", nhưng Phật Tử không hiểu ý nghĩa, kính mong VP.PHTQ CANADA
vui lòng giải thích.
3) Nhân dịp Lễ Phật Ðản, kính mong VP.PHTQ CANADA hoan
hỷ giải thích thắc mắc sau đây: Bức tranh vẽ Ðức Phật đản sanh bước trên 7 đóa
hoa sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, có ý nghĩa gì?
4) Kính mong VP.PHTQ CANADA hoan hỷ giải thích sự khác
nhau giữa Phật Lịch 2558 và Phật Ðản 2638?
Phần giải đáp:
Giải đáp 1: Năm nay, ngày rằm tháng
tư (15-4) âm lịch, nhân lễ kỷ niệm lần thứ 2638 Ðức Phật Thích Ca đản sanh,
nhằm ngày 13-5-2014 (Phật lịch 2558), chúng ta cùng nhau ôn lại lịch sử và tìm
hiểu ý nghĩa thâm trầm của ngày lễ trọng đại này.
Ðức Phật Thích Ca đản sanh tại vườn Lâm Tỳ Ni thuộc
xứ Ca Tỳ La Vệ, được gọi là Thái tử Tất đạt đa (hay Sĩ đạt tha), con của đức
vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Gia. Ngài lớn lên trong hoàng cung, vâng
lệnh song thân lập gia đình với Công chúa Gia du đà la và hạ sanh Thái tử La
hầu la. Trong các chuyến xuất cung du ngoạn ngoại thành, Ngài chứng kiến
các cảnh: sanh, lão, bệnh, tử trong
nhân gian. Từ đó, Ngài luôn luôn trầm tư mặc tưởng, muốn tìm phương tự độ
và cứu giúp chúng sanh thoát khỏi cảnh trầm luân sanh tử, cho nên Ngài lìa bỏ
hoàng cung, lên đường tìm đạo giải thoát.
Sau 6 năm tu khổ hạnh ở chốn rừng già và 49 ngày
đêm ngồi thiền định dưới cội cây bồ đề, tâm trí thanh tịnh, Ngài hoát nhiên
giác ngộ, thành Phật, thành bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác, vào năm Ngài
được 35 tuổi. Sau đó, Ngài đi khắp nơi thuyết pháp, đem chân lý giác ngộ
giảng dạy cho mọi người trong 45 năm ròng rã, và Ngài thị tịch, nhập niết bàn,
năm 80 tuổi tại khu rừng ta la song thọ.
Toàn bộ lịch sử của đức Phật Thích ca từ ngày đản
sanh, đến thành đạo và nhập niết bàn, cũng như toàn bộ giáo lý của Phật giáo,
không phân biệt tông phái, nêu lên những điểm quan trọng như sau:
1) Mọi người trên thế gian đều có thể trở thành một
vị Phật, một bậc sáng suốt giác ngộ, không phân biệt nam nữ, xuất xứ, đẳng cấp,
trẻ già, thời đại, đã có gia đình hay chưa, nếu người đó biết tu tập theo đúng
chánh pháp. Có hằng hà sa số các vị Phật, từ quá khứ, đến hiện tại và vị
lai. Chứ không phải chỉ có một vị Phật duy nhất làm giáo chủ là đức Phật Thích
ca, còn tất cả các loài chúng sanh khác đều phải thờ lạy theo tinh thần van
xin, cầu khẩn một cách tiêu cực. Ðây
chính là ưu điểm nổi bậc của đạo Phật.
2) Ðức Phật không phải là vị thần linh, hay thượng
đế tưởng tượng, chuyên ban phước ra ơn hay giáng họa trừng phạt. Cho nên
những ai cúng kiến, tin tưởng, thờ lạy đức Phật theo tinh thần van xin, cầu
khẩn một cách tiêu cực, dù ở chùa hay ở nhà, đều không đúng chánh pháp, không
đạt được những ước muốn như ý. Bởi vậy, xin xỏ nhiều thì thất vọng nhiều,
cúng kiến nhiều thì buồn phiền nhiều, tin tưởng nhiều thì đau khổ nhiều.
Trái lại, những người sống đúng theo tinh thần những lời dạy của đức Phật, dù
tại gia hay xuất gia, dù có thờ lạy đức Phật hay không, dù có
theo tông phái nào hay không, thảy đều được an lạc và hạnh phúc hiện
thời, giác ngộ và giải thoát mai sau. Ðây
chính là điểm bình đẳng tuyệt đối của đạo Phật.
3) Từ trước thời đức Phật xuất hiện trên thế gian
này, cuộc đời vẫn thường đầy dẫy những sự đau khổ, bất trắc, đấu tranh, lừa
đảo, chứ không phải chỉ có thời hiện tại mà thôi. Do đó, giáo lý của đạo
Phật thường được ví như chiếc thuyền, gọi là thuyền bát nhã, dùng từ bi và trí tuệ giúp
đỡ con người vượt qua bể khổ, sông mê, lướt qua bát phong của cuộc đời, đến bến
bờ giác ngộ và giải thoát. Ðức Phật vẫn sống ngay trên thế gian này, vẫn
gặp bao nhiêu khổ nạn của cuộc đời, nhưng tâm trí của Ngài vẫn an nhiên tự tại,
không cần phải đợi đến lúc vãng sanh về tây phương cực lạc hay thăng lên thiên
đàng! Ðây chính là điểm cốt tủy của đạo
Phật.
4) Ðạo Phật là một tôn giáo, cho nên cũng có những
hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện, để giúp đỡ những người đang đau khổ
trên thế gian này tìm đến với đạo, trong những bước ban đầu.
Nếu như con người, dù tại gia hay xuất gia, đến với
đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện mà thôi,
cứ đứng ở đó bao nhiêu năm trời, cho rằng như vậy là đủ rồi, không chịu bước
thêm bước nữa, bước đó là: tìm hiểu xem Ðức Phật dạy những gì để áp dụng trong
cuộc sống hằng ngày, chánh pháp ở đâu, thì đau khổ vẫn hoàn khổ đau, có khác
chi bao nhiêu người khác đâu? Ðây chính
là điểm ứng dụng thực tế của đạo Phật.
5) Các buổi lễ của Phật giáo, quan trọng nhứt là Lễ
Phật Ðản, đều nhằm mục đích dẫn dắt con người đến với đạo, xoa dịu bớt những
nỗi khổ đau của cuộc đời. Và mục đích quan trọng hơn hết là: "hãy
bước vào cửa đạo", hay "Phật
Đạo", chứ không phải chỉ bước vào cửa chùa rồi thôi, hoặc vẫn cứ đi
lang thang, lòng vòng bên ngoài, bằng lòng với các hình thức cúng kiến, lễ lạy,
các buổi văn nghệ xổ số, các cuộc hành hương thương mại, các cuộc vận động cầu
vãng sanh lưu xá lợi, kêu gọi đóng góp tạo chùa to tượng lớn, chiêm bái tượng
Phật Ngọc, lễ hội Quán Âm đam mê chuyện trời rải hoa mạn đà la, hoa mạn thù sa,
hay hoa trời linh thiêng, thích chuyện linh thiêng huyền bí hấp dẫn, mà không
quan tâm việc tu học, tu tâm dưỡng tánh, không biết đến chánh pháp là gì?
Bước vào cửa đạo, viên thành Phật đạo, nghĩa là
phải biết tu học theo lời đức Phật dạy trong các kinh sách, để đạt giác ngộ và
giải thoát, chứ không phải tu mù, ai bảo sao làm vậy, ai nói sao nghe vậy, hết
sức mê tín dị đoan! Ðây chính là điểm cứu
cánh mầu nhiệm cao siêu của
đạo Phật.
Giải đáp 2: Theo truyền thuyết,
ngay khi Thái tử Tất đạt đa đản sanh, có hai vị Long vương đến phun hai dòng
nước tắm cho Thái tử. Một vị phun dòng nước lạnh và một vị phun dòng nước
nóng. Hai dòng nước lạnh và nóng
tượng trưng cho hai cảnh giới thuận và nghịch của cuộc đời, hai cảnh giới vui
và buồn, sướng và khổ của cuộc sống hằng ngày, mà tất cả mọi người sanh ra
trên thế gian này phải chịu đựng. Thái tử Tất đạt đa đã chịu đựng được
hai dòng nước lạnh nóng, cho nên sau này Ngài trở thành đức Phật Thích
ca.
Trong kinh sách, đức Phật dạy rằng: người nào chịu
đựng được những sự thuận và nghịch của cuộc đời, mà tâm vẫn bình thường, bình
tĩnh thản nhiên, an nhiên tự tại, thì người đó sẽ là một vị Phật trong tương
lai. Ðó
là ý nghĩa hết sức thâm sâu vi diệu của đạo Phật.
Trong kinh sách, những cảnh thuận và nghịch của
cuộc đời được gọi là: Bát Phong. Bát là tám, phong là ngọn gió. Bát
phong chia làm bốn cặp, mỗi cặp gồm hai cảnh giới đối nghịch, đó là: lợi và suy, hủy và dự, xưng và cơ,
khổ và lạc.
Lợi là những điều thuận lợi, đem lợi lộc, tài lợi
đến cho con người.
Suy là suy tàn, suy sụp, đem đến sự thua lỗ, mất mát cho con
người. Cả hai điều này đều làm cho tâm của con người bị động, bất
an.
Hủy là hủy báng, chê bai làm cho tâm con người bị
động.
Dự là danh dự, khen tặng cũng làm cho tâm con người bị động, bất
an.
Kế đến là xưng và cơ, nghĩa là xưng tán, tán tụng,
nói tốt, và cơ bài, bài bác, chỉ trích, nói xấu. Hai ngọn gió này của cuộc
đời cũng làm cho tâm của con người bị động, bất an.
Cuối cùng của bát phong là khổ nạn và lạc thú trên
trần gian. Trên đời này, cảnh khổ quá nhiều, sanh lão bệnh tử là khổ, cầu
mong không được cũng khổ, thương yêu phải chịu chia ly là khổ, thù ghét gặp
nhau cũng khổ, thân thể ốm đau là khổ, tâm loạn động nhiều, bất an cũng
khổ. Còn lạc thú trên đời cũng không ít việc đưa đến phiền não khổ
đau. Chẳng hạn vui thú trò chơi bài bạc đỏ đen thường dẫn tới hoàn cảnh
tiền mất tật mang, vợ bỏ con chê, cửa nhà tan nát, lâm cảnh bần cùng túng
thiếu!
Trong Phật giáo, có nhiều hình thức nghi lễ nhằm
mục đích truyền bá giáo lý sâu rộng trong nhân gian, giúp đỡ mọi người xây dựng
cuộc sống hiện đời được an lạc và hạnh phúc hơn. Nhân ngày rằm tháng tư
âm lịch hằng năm, khắp nơi tưng bừng tổ chức lễ kỷ niệm ngày đức Phật đản sanh,
để ghi nhớ công đức của đấng cha lành tìm ra con đường cứu độ chúng sanh được
giác ngộ và giải thoát khỏi phiền não khổ đau và sanh tử luân hồi.
Trong phần nghi lễ kỷ niệm ngày đức Phật đản sanh,
luôn luôn có tiết mục tắm Phật. Mọi người đều hoan hỷ sắp hàng, tâm niệm
Phật, miệng niệm Phật, chờ đến phiên mình tiến lên lễ đài để múc nước tắm cho tôn
tượng đức Phật đản sanh. Việc làm này mang nhiều ý nghĩa vi diệu, có ích
lợi lớn cho việc tu học, có thể chuyển hóa tâm trạng của con người từ phiền não
và khổ đau thành an lạc và hạnh phúc.
Nghi lễ tắm
Phật dựa vào truyền thuyết hai vị Long vương phun hai
dòng nước, một dòng nước lạnh và một dòng nước nóng, tắm cho Thái tử Tất đạt đa
trong ngày đản sanh.
Khi múc gáo nước đầu tiên tắm cho tôn tượng đức
Phật đản sanh nhỏ nhắn, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp thuận cảnh, vừa lòng, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh
thản nhiên.
Khi múc gáo nước thứ hai, tắm cho tôn tượng đức
Phật đản sanh nhỏ nhắn, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp nghịch cảnh, phiền lòng, tâm của chúng ta vẫn bình
tĩnh thản nhiên.
Ðây mới
chính là ý nghĩa sâu xa của nghi lễ tắm Phật vậy.
Giải đáp 3: Bức tranh đó được vẽ
theo truyền thuyết: Ngay khi đản sanh, đức Phật bước đi 7 bước, có 7 đóa hoa
sen đỡ chân, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, và tuyên bố: "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc
tôn".
7 đóa hoa sen tượng trưng cho thất chúng trong đạo
Phật, đó là: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Thức xoa ma na ni, Sa di, Sa di ni, Phật tử
nam và Phật tử nữ. Nói chung là toàn thể con người, dù tại gia hay xuất
gia đều có thể áp dụng giáo lý của đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày để được
an lạc hạnh phúc và giác ngộ giải thoát.
Muốn được như vậy, con người phải chứng ngộ được bản tâm thanh tịnh, được ví như đóa hoa
sen, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, cho nên vẫn sống trong trần đời, mà
chẳng cảm thấy phiền não khổ đau.
Khi thành đạo dưới cội cây bồ đề, đức Phật ngồi
trên thảm cỏ, nhưng trong hình vẽ hay tôn tượng, đức Phật đều ngự trên tòa sen,
tượng trưng cho bản tâm thanh tịnh.
Ngài đã giác ngộ được rằng: tất cả mọi chúng sanh
đều có bản tâm thanh tịnh đó, cho nên
đều có thể trở thành một vị Phật, nếu biết thực hành đúng pháp môn tu tâm dưỡng
tánh.
Bản tâm
thanh tịnh trong kinh sách Phật giáo được gọi với nhiều danh
từ khác nhau, chẳng hạn như là: chân ngã, chân tâm, chân tánh, Phật tâm, Phật
Tánh, bản lai diện mục. Do đó, câu nói: "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc
tôn", có nghĩa là: trên trời dưới đất, hay nói cách khác, trong 6 cõi luân
hồi: trời, người, atula, địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, chỉ có chân ngã, tức là bản tâm thanh tịnh, là đáng tôn
kính. Người giác ngộ được điều này, sẽ giải thoát được phiền não khổ đau
và sanh tử luân hồi.
Tóm lại, bức tranh vẽ đức Phật đản sanh đi 7 bước
có hoa sen đỡ chân, ngụ ý: con người trải qua lục đạo luân hồi (6 cảnh giới:
thiên, nhơn, atula, địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh) nếu biết tu tập sẽ giác ngộ
giải thoát, đắc đạo thành Phật (bước sen thứ bảy).
Người nào hành động, nói năng, suy nghĩ các điều
phải, điều đúng, điều tốt, tức là tam
nghiệp thanh tịnh, thì tâm nhẹ nhàng, khinh an, đi lên (tay phải chỉ trời).
Người nào hành động, nói năng, suy nghĩ các điều
trái, điều sai, điều xấu, tức là tam nghiệp chưa thanh tịnh, thì tâm nặng nề,
bất an, đi xuống (tay trái chỉ đất).
Và trong lục đạo luân hồi, trải qua sanh lão bệnh
tử, chúng sanh khổ là do chấp ngã; khi giác ngộ lý vô ngã, tức đạt được chân
ngã, hay bản tâm thanh tịnh, tam
nghiệp hằng thanh tịnh, tức đồng Phật vãng tây phương, tức đắc đạo, thành Phật
vậy.
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Giải đáp 4: Khác nhau giữa Phật
Lịch 2558 và Phật Ðản 2638.
Phật Lịch tính kể từ năm đức Phật nhập diệt, tức 544
năm trước dương lịch.
Muốn tính Phật Lịch, cộng thêm 544 năm vào dương
lịch 2014.
Cho nên năm nay, Phật Lịch là PL.2558.
Cho nên năm nay, Phật Lịch là PL.2558.
Tuổi thọ của đức Phật là 80 tuổi, cho nên Phật Lịch
cộng thêm 80 năm sẽ được Phật Đản. Do đó, năm nay đại lễ Phật Đản lần thứ 2638
(tức là PL.2558 + 80).
CHUYỆN TRONG CHÙA
Ban
Biên-Tập PHTQ
- Kính thưa quí vị, như chúng
tôi đã trình bày, bàn tay của chúng ta có hai mặt, đồng tiền cũng có hai mặt,
tờ giấy cũng có hai mặt. Hai mặt đó không bao giờ có thể tách rời được.
Đó là chân lý, tức là điều hiển nhiên
đúng ; đúng với mọi thời gian và không gian, đúng với mọi người không phân
biệt tín ngưỡng, tôn giáo, quốc tịch, màu da, xuất xứ, học thức, tuổi tác, địa
vị xã hội, nghĩa là bất tùy phân biệt, không cần chứng minh.
Cho nên, cái đúng với tôn giáo này, nhưng không
đúng với tôn giáo khác, chưa phải là chân lý.
Cái đúng với dân tộc này, với
địa phương này, với xứ sở này, với thời gian này, với không gian này, nhưng
không đúng với dân tộc, địa phương, xứ sở, thời gian hay không gian khác, chưa
phải là chân lý.
Tóm lại, chân lý không có ở
trong kinh sách, không có ở trong chùa, không có trong các nghi lễ tôn giáo -
kể cả Phật giáo, không có trong khóa nghiên tu an cư tại tổ đình này!
- Con có thắc mắc: Thầy
là một vị tu sĩ Phật giáo, là một vị giáo thọ trong khóa nghiên tu an cư năm
nay, Thầy dùng kinh điển Phật giáo giảng dạy tứ chúng, sao lại nói chân lý
không có trong kinh điển?
- Chân lý thực sự không có
trong kinh điển. Chấp chặt kinh điển thì khó thấy được chân lý tối thượng.
- Như vậy, thưa Thầy, chân lý
ở đâu?
- Chân lý ở ngay trước mắt Ni
sư đó!
- Sao con không thấy?!
- Chân lý phải « thấy » qua trí tuệ
bát nhã, chứ không thấy bằng nhục nhãn (mắt thịt, mắt trần, mắt thường). ■
SUY NGẪM
Muốn nhìn thấy mặt trăng,
phải dùng ngón tay để chỉ.
Người trí nương theo hướng
ngón tay, nhận thấy được mặt trăng.
Người chấp chặt ngón tay, chỉ
lo nhìn ngón tay chăm chăm, nên
khó thấy được mặt trăng
thật !
llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
CHÂN
LÝ Ở ĐÂU?
Ngày xưa, có người đến hỏi Đức Phật:
- Bạch Ngài, có kinh điển nào đọc tụng để cầu nguyện cho đệ tử được niết bàn hay không?
Đức Phật đáp:
- KHÔNG!
- Tại sao vậy ?
- Thí dụ như: đem quăng hòn đá xuống nước, hòn đá nặng tức nhiên chìm lỉm, không có kinh điển nào đọc tụng, có thể cầu nguyện cho cục đá nổi lên được. Đem dầu đổ xuống nước, dầu nhẹ tức nhiên nổi trên mặt nước, không có kinh điển nào đọc tụng, có thể khiến cho dầu chìm được.
- Bạch Ngài, có kinh điển nào đọc tụng để cầu nguyện cho đệ tử được niết bàn hay không?
Đức Phật đáp:
- KHÔNG!
- Tại sao vậy ?
- Thí dụ như: đem quăng hòn đá xuống nước, hòn đá nặng tức nhiên chìm lỉm, không có kinh điển nào đọc tụng, có thể cầu nguyện cho cục đá nổi lên được. Đem dầu đổ xuống nước, dầu nhẹ tức nhiên nổi trên mặt nước, không có kinh điển nào đọc tụng, có thể khiến cho dầu chìm được.
Tâm của con người trong sáng, thanh tịnh, tự tại, nhẹ nhàng, thánh thiện hiện đời, nhứt định khi ra đi, được siêu thoát cõi lành, cõi thiện mà thôi, không có gì nghi ngờ cả. Cũng như cái cây bình thường mọc nghiêng về bên nào, khi bị cưa xuống, sẽ ngã về bên đó.
Chân lý, chí công vô tư, đúng nghĩa phải là như vậy. []
Kính mời viếng thăm:
Ý nghĩa của nghi lễ tắm Phật
TK. Thích-Chân-Tuệ
TK. Thích-Chân-Tuệ
CANADA
Theo truyền thuyết, ngay khi Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh, có hai vị Long
vương đến phun hai dòng nước tắm cho Thái tử. Một vị phun dòng nước lạnh và một
vị phun dòng nước nóng. Hai dòng nước lạnh và nóng tượng trưng cho hai cảnh
giới thuận và nghịch của cuộc đời, hai cảnh giới vui buồn và sướng khổ của cuộc
sống hằng ngày, mà tất cả mọi người sanh ra trên thế gian này phải chịu đựng.
Thái tử Tất Đạt Đa đã chịu đựng được hai dòng nước lạnh và nóng đó, sau này trở
thành Đức Phật Thích Ca.
Trong kinh sách, Đức Phật dạy rằng: người nào chịu đựng được những cảnh thuận và nghịch của cuộc đời, mà tâm vẫn bình thường, bình tĩnh thản nhiên, an nhiên tự tại, thì người đó là một vị Phật trong tương lai. Đây là ý nghĩa hết sức thâm trầm vi diệu của đạo Phật.
Trong kinh sách, những cảnh thuận nghịch của cuộc đời được gọi là: bát phong. Bát là tám, phong là ngọn gió. Bát phong chia làm bốn cặp, mỗi cặp gồm hai cảnh giới thuận nghịch, đó là: lợi lộc và suy sụp, hủy báng và danh dự, xưng tán và chỉ trích, khốn khổ và lạc thú.
Trên đời này, cảnh khổ quá nhiều: sanh lão bệnh tử là khổ, cầu mong không được, thương yêu phải chịu chia lìa, thù ghét gặp nhau, thân thể ốm đau, tâm loạn động bất an cũng đều khổ. Còn hưởng thụ các lạc thú trên đời cũng không ít việc đưa đến phiền não khổ đau sau đó.
Trong Phật giáo, thường có nhiều hình thức nghi lễ, nhằm mục đích truyền bá giáo lý sâu rộng trong nhân gian, giúp đỡ mọi người xây dựng cuộc sống hiện đời được an lạc và hạnh phúc hơn. Nghi lễ tắm Phật dựa vào truyền thuyết hai vị Long vương phun hai dòng nước, một dòng nước lạnh và một dòng nước nóng, tắm cho Thái tử Tất Đạt Đa trong ngày đản sanh nói trên.
Khi múc gáo nước đầu tiên, tắm bên vai phải của tôn tượng Đức Phật đản sanh nhỏ nhắn, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp việc phải, vừa ý, gọi là thuận cảnh, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên. Khi múc gáo nước thứ hai, tắm bên vai trái của tôn tượng xinh xắn, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp việc trái ý, gọi là nghịch cảnh, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên.
Đây chính là ý nghĩa sâu xa của nghi lễ tắm Phật và việc tu tập theo đạo Phật vậy.
Trong kinh sách, Đức Phật dạy rằng: người nào chịu đựng được những cảnh thuận và nghịch của cuộc đời, mà tâm vẫn bình thường, bình tĩnh thản nhiên, an nhiên tự tại, thì người đó là một vị Phật trong tương lai. Đây là ý nghĩa hết sức thâm trầm vi diệu của đạo Phật.
Trong kinh sách, những cảnh thuận nghịch của cuộc đời được gọi là: bát phong. Bát là tám, phong là ngọn gió. Bát phong chia làm bốn cặp, mỗi cặp gồm hai cảnh giới thuận nghịch, đó là: lợi lộc và suy sụp, hủy báng và danh dự, xưng tán và chỉ trích, khốn khổ và lạc thú.
Trên đời này, cảnh khổ quá nhiều: sanh lão bệnh tử là khổ, cầu mong không được, thương yêu phải chịu chia lìa, thù ghét gặp nhau, thân thể ốm đau, tâm loạn động bất an cũng đều khổ. Còn hưởng thụ các lạc thú trên đời cũng không ít việc đưa đến phiền não khổ đau sau đó.
Trong Phật giáo, thường có nhiều hình thức nghi lễ, nhằm mục đích truyền bá giáo lý sâu rộng trong nhân gian, giúp đỡ mọi người xây dựng cuộc sống hiện đời được an lạc và hạnh phúc hơn. Nghi lễ tắm Phật dựa vào truyền thuyết hai vị Long vương phun hai dòng nước, một dòng nước lạnh và một dòng nước nóng, tắm cho Thái tử Tất Đạt Đa trong ngày đản sanh nói trên.
Khi múc gáo nước đầu tiên, tắm bên vai phải của tôn tượng Đức Phật đản sanh nhỏ nhắn, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp việc phải, vừa ý, gọi là thuận cảnh, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên. Khi múc gáo nước thứ hai, tắm bên vai trái của tôn tượng xinh xắn, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp việc trái ý, gọi là nghịch cảnh, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên.
Đây chính là ý nghĩa sâu xa của nghi lễ tắm Phật và việc tu tập theo đạo Phật vậy.
BƯỚC SEN THỨ BẢY QUẢ VỊ PHẬT
Ý NGHĨA CÚNG HOA, HƯƠNG, ĐÈN
HẠNH PHÚC CỦA CON NGƯỜI
MUỐN TU THÌ PHẢI HỌC
NGUỒN GỐC CỦA SỰ MÊ TÍN
PHẬT HỌC TỊNH QUANG SỐ 22