Tôi mong
tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi
đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi
sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp
không?
Làm sao
chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem
luốc,
phải trong
sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT
Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
HT THÍCH THANH TỪ
GN - Ngày
Lễ Phật đản, chúng ta thường được nghe nhắc đến hình ảnh Đức Phật mới ra đời đi
bảy bước, tay chỉ trời tay chỉ đất, nói: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc
tôn”, đa số ai cũng thuộc lòng như thế.
Ngày
trước khi tôi còn trẻ, có một vị Phật tử thắc mắc hỏi: “Bạch Thầy, thường bài
kệ phải đủ bốn câu, sao bài kệ này có hai câu, còn hai câu nữa ở đâu?” Nghe hỏi
vậy, tôi chỉ còn cách là xin hẹn về tìm lại, vì thật ra lúc đó tôi cũng chỉ
thuộc có hai câu.Tôn tượng Đức Phật đản sinh
Sau này
đọc kinh A-hàm, tôi mới giật mình thực tình mình dốt rõ ràng. Trong A-hàm
có ghi bốn câu đàng hoàng, chớ không phải chỉ hai câu. Bốn câu đó nguyên văn
chữ Hán là:
Thiên thượng thiên hạ,
Duy ngã độc tôn.
Nhất thiết thế gian,
Sinh lão bệnh tử.
Chính bốn
câu này mới nói lên hết ý nghĩa thâm trầm về câu nói của Đức Phật khi mới ra
đời. Chúng ta sẽ thấy tinh thần Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Phát triển
sai biệt ở chỗ nào? Gần đây Phật tử hay hỏi:
Đạo Phật là đạo vô ngã, tại sao
Đức Phật mới ra đời một tay chỉ trời, một tay chỉ đất nói “Duy ngã độc tôn”,
như vậy Ngài đề cao cái ngã quá mức rồi, thế thì việc này có mâu thuẫn với giáo
lý vô ngã không?.
Đó là vấn
đề mà tất cả huynh đệ cần phải nắm cho vững. Tra cứu lại tôi thấy rõ ràng, nếu
xét về bốn câu kệ đó với tinh thần Nguyên thủy thì dẫn đủ bốn câu: “Thiên
thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn, nhất thiết thế gian, sinh lão bệnh tử”, nghĩa
là trên trời dưới trời chỉ có ta là hơn hết. Tại sao ta hơn hết? Vì trong tất
cả thế gian, ta đã vượt khỏi sanh già bệnh chết. Phật hơn tất cả thế gian vì
Ngài đã qua khỏi sanh già bệnh chết. Đó là cái hơn theo tinh thần Nguyên thủy.
Như vậy câu nói đó không phải đề cao cái ngã.
Tại sao
chư Tổ Việt Nam không dùng hết bốn câu, lại dùng hai câu thôi, có ý nghĩa gì?
Đâu phải các Ngài không đọc qua bài kệ đó, nếu chúng ta không nghiên cứu kỹ có
thể bị nghi ngờ ở điểm này. Bởi vì tinh thần Phật giáo Phát triển đi thẳng vào
ngã của Pháp thân, chớ không phải cái ngã của thân này. Nên nói “Thiên thượng
thiên hạ, duy ngã độc tôn” là chỉ cho ngã Pháp thân.
Như chúng
ta đã biết, ngã của thân tứ đại ngũ uẩn này vô thường sanh diệt, không có nghĩa
gì nên giáo lý nói vô ngã. Vô ngã là vô cái ngã tứ đại ngũ uẩn, nhưng Pháp thân
là thể bất sanh bất diệt, nó trên hết. Vì vậy Phật nói “Duy ngã độc tôn”.
Trong
kinh Kim cang có bài kệ
“Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị
nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai”, tức là nếu dùng sắc thấy Ta, dùng âm
thanh cầu Ta, người đó hành đạo tà, không thể thấy Như Lai. Như vậy chữ Ngã này
chỉ cho ngã gì? Ngã của Pháp thân nên không thể dùng sắc tướng, âm thanh mà
cầu. Nếu ai dùng sắc tướng âm thanh mà cầu Pháp thân, đó là tà.
Giáo lý
Phát triển đề cao ngã là cái ngã Pháp thân. Theo tinh thần Phật giáo Phát
triển, chúng ta tu phải giác ngộ được Pháp thân, mới giải thoát sanh tử. Từ đó
ta thấy tinh thần Phật giáo Nguyên thủy và tinh thần Phật giáo phát triển có
chỗ khác nhau. Phật giáo Nguyên thủy nhắm vào điểm Phật đã vượt qua sanh tử của
chúng sanh nên nói Ngài hơn hết. Phật giáo Phát triển nhắm vào Pháp thân của
chúng ta, là cái không sanh không diệt nên nói hơn hết. Hiểu như vậy mới có thể
trả lời câu hỏi trên của Phật tử mà không bị lúng túng.
Có một
Phật tử hỏi chúng tôi: “Thưa Thầy, Phật tử tu theo đạo Phật, hiện tại bản thân,
gia đình, xã hội có lợi ích gì?”. Câu hỏi này rất thực tế, chúng ta không thể
lơ là được. Thật ra vấn đề được nêu lên không phải quá khó, nhưng chúng tôi
muốn dẫn lại để Tăng Ni ý thức trách nhiệm của người giảng dạy giáo lý.
Chúng
ta giảng dạy giáo lý phải làm sao cho Phật tử thâm hiểu, ứng dụng tu hành có lợi
cho bản thân, gia đình và xã hội, đó là trọng tâm của việc truyền bá Chánh
pháp. Chính nhờ những câu hỏi này làm cho chúng ta phải nghiên cứu kỹ lưỡng về
giáo lý nhà Phật, dạy thế nào cho có lợi ích thiết thực, chớ không thể nói
suông được.
Tôi
thường dạy Phật tử tu là cốt chuyển đổi ba nghiệp thân, khẩu, ý. Cho nên nói
tới tu là nói tới sự chuyển hóa, biến cái dở xấu trở thành cái hay tốt. Nói cụ
thể hơn về tu ba nghiệp nghĩa là ngày xưa chưa biết tu vị đó sát sanh, trộm
cắp, tà dâm v.v... Bây giờ biết tu rồi thì không sát sanh, không trộm cắp,
không tà dâm. Nếu tích cực hơn, hồi xưa vị đó sát sanh, bây giờ biết tu rồi
chuyển lại chẳng những không sát sanh mà còn phóng sanh, không phạm tội trộm
cắp mà còn tập hạnh bố thí, không tà dâm mà còn khuyến khích những người chung
quanh giữ hạnh trinh bạch.
Hồi xưa
chưa biết tu ta nói dối, nói hai lưỡi, nói hung dữ, nói thêu dệt vô nghĩa. Bây
giờ chặng đầu của sự tu là bớt nói dối, bớt nói hai lưỡi, bớt nói hung dữ, bớt
nói thêu dệt. Qua chặng thứ hai phải tiến lên, khi xưa mình nói dối thì bây giờ
luôn luôn nói lời chân thật; khi xưa nói hai lưỡi tức nói ly gián, bây giờ nói
lời hòa hợp; khi xưa nói lời hung dữ ác độc, bây giờ nói lời hiền hòa nhã nhặn,
khi xưa nói lời thêu dệt vô nghĩa, bây giờ nói lời hợp lý.
Ngày xưa
tâm ý nhiều tham, nhiều sân, nhiều si, bây giờ bớt tham, bớt sân, bớt si, đó là
chặng số một. Qua chặng thứ hai, chẳng những bớt tham mà còn tập thương người
cứu vật, chia sẻ giúp đỡ kẻ cơ hàn. Chẳng những bớt sân mà còn tập trải lòng từ
bi đến khắp mọi người. Chẳng những bớt si mà còn tập mở mang trí tuệ theo Chánh
pháp. Như vậy thay vì tham sân si, bây giờ đổi lại thành bố thí, từ bi, trí
tuệ. Đó là tu.
Nếu một
Phật tử, bản thân không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối,
bớt tham sân si, như vậy có lợi ích chưa? Bản thân có lợi ích cụ thể rồi. Nếu
một thành viên trong gia đình tốt như vậy, tự nhiên gia đình cũng an vui, xã
hội cũng tốt theo. Rõ ràng việc tu có lợi ích thiết thực cho mọi người và xã
hội.
Lúc tôi
đi giảng ở Rạch Giá với thầy Huyền Vi, đề tài giảng là giáo lý Nhị thừa. Trong
đó nói về tứ thiền, bát định cho tới tứ quả Thanh văn. Vì thuộc bài nên tôi
giảng tương đối cũng rõ. Sau khi giảng xong, có một Phật tử quỳ thưa: “Thưa
Thầy, Thầy giảng về tứ thiền, bát định và tứ quả Thanh văn, chúng con nghe hiểu
rồi, nhưng xin hỏi thật trong các tầng thiền định và quả vị đó, Thầy đã chứng
được cái nào rồi?”.
Lúc đó tôi ngớ ngẩn, không trả lời được. May nhờ thầy Huyền
Vi ngồi bên cạnh lanh trí, trả lời dùm tôi: “Đạo hữu quên rồi sao, trong kinh
thường nói người tu chứng giống như kẻ uống nước nóng lạnh tự biết, làm sao nói
cho đạo hữu nghe được”. Lần đó Thầy Huyền Vi đã trả lời cứu bồ tôi. Nhưng thật
tình, khi ấy tôi rất đau. Tại sao?
Chúng tôi
cứ quen học hiểu, mà không có thì giờ tu. Một đêm nhiều lắm là tụng kinh đủ hai
thời, đôi khi thiếu nữa. Nhất là làm giảng sư được quyền nghỉ để nghiên cứu bài
vở, nên tu lếu lếu thôi, chẳng có tới đâu. Chừng khi giảng mình học bài kỹ, nói
cho người ta nghe hiểu, Phật tử tưởng mình đã chứng khá khá rồi, khi hỏi lại
mình chới với không giải quyết được. Gặp phải câu hỏi trên, lòng tôi bất an vô
cùng, vì thấy mình giống như cái máy thâu thanh. Thu lời của những bậc thầy đi
trước, rồi phát ra y như vậy, chớ bản thân chưa có gì hết. Do đó tôi thầm nguyện,
lúc nào đủ duyên mình phải tìm chỗ tu để yên lòng một chút, chớ nói hay mà làm
không được, thật khổ tâm quá. Đó là lý do sau này tôi tìm lên núi tu thiền.
Tôi kể
lại những điều này cho Tăng Ni thấy bổn phận của một người Thầy không giản đơn
như mình tưởng. Ta phải nói thế nào cho người hiểu, kế họ hỏi tới công phu tu
hành mình cũng phải biết, không thể lúng túng được. Muốn thế chúng ta phải có
tu. Tu thế nào? Trong các thời khóa tụng của nhà thiền, thường nhất là kinh Bát-nhã.
Bát-nhã là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch trí tuệ, loại trí tuệ siêu xuất thế gian,
chứ không phải trí tuệ thường. Muốn bước vào cửa thiền trước tiên phải thâm
nhập lý Bát-nhã.
Lý
Bát-nhã còn được gọi là cửa Không. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Tại
sao chúng ta tu thiền phải đi từ cửa Không? Vì nếu thấy thân này thật, đối với
ngoại cảnh, từ con người cho tới muôn vật, chúng ta đều thấy thật hết thì tâm
sẽ chạy theo nó. Bây giờ, muốn tâm không chạy theo, chúng ta phải quán sát kỹ
tất cả sự vật ở ngoài cũng do duyên hợp, không thật. Cái nhà từ khoảnh đất
trống, ta dựng cây cối, gạch ngói v.v… để thành cái nhà.
Do vậy
cái nhà là tướng duyên hợp. Do duyên hợp nên có ngày nó phải bại hoại, tường
vách đổ sụp. Những gì duyên hợp đều hư dối. Từ cái nhà cho đến mọi sự mọi vật,
có thứ nào không phải duyên hợp đâu, nên chúng sẽ đi đến bại hoại. Biết rõ như
vậy mới không dính mắc với cảnh bên ngoài. Không dính mắc ngoại cảnh thì tâm
mới an định được, còn dính mắc thì không bao giờ an định.
Thí dụ
như quý Phật tử vừa mới to tiếng với ai đó chừng nửa giờ, bây giờ vô ngồi thiền
có yên không? Vừa ngồi vừa tiếp tục cãi, không cãi bằng miệng mà cãi bằng tâm.
Họ nói câu đó là sao, mình phải trả lời thế nào cho xứng v.v… cứ ôn tới ôn lui
hoài. Vì chúng ta thấy câu nói thật nên không bỏ được. Nếu ta quán con người đó
không thật thì lời nói của họ có thật đâu, tất cả là chuyện rỗng, có gì quan
trọng. Thấy vậy liền buông nhẹ. Buông được thì ngồi thiền mới yên. Cho nên
trước tiên bước vào cửa thiền, chúng ta phải đi từ lý Bát-nhã, dẹp bỏ tất cả
những cố chấp của mình.
Kinh Bát-nhã
nói “Sắc tức là Không, Không tức là Sắc” nghĩa thế nào? Bây giờ tôi dẫn câu
chuyện xưa thế này. Đời Đường, có hai vị thiền sư trẻ Trí Tạng và Huệ Tạng, đệ
tử của Mã Tổ Đạo Nhất. Một hôm hai huynh đệ ra ngoài vườn chơi. Ngài Trí Tạng
hỏi ngài Huệ Tạng:
- Sư đệ
biết bắt hư không chăng?.
Ngài Huệ
Tạng trả lời:
- Biết.
- Làm sao
bắt?
Ngài Huệ
Tạng liền đưa tay ra ôm hư không. Ngài Trí Tạng quở:
- Bắt như
vậy làm sao được hư không?
Ngài Huệ
Tạng hỏi:
- Huynh
làm sao bắt?
Ngài Trí
Tạng liền nắm lấy lỗ mũi Huệ Tạng lôi đi. Ngài Huệ Tạng la:
- Nắm như
vậy chết người ta, buông ra!
Ngài Trí
Tạng nói:
- Bắt như
vậy mới được hư không.
Câu
chuyện này có đạo lý gì? Lỗ mũi tuy là hình thức vật chất, nhưng bên trong
trống rỗng. Nắm cái sắc thì trong đó đã có cái không rồi. Đây là nghĩa sắc tức
thị không. Nếu ôm hư không bên ngoài thì làm sao nắm được hư không? Như bình
hoa trước mắt chúng ta, nếu bỏ mấy cọng hoa mỗi nơi mỗi cái thì bình hoa không
còn. “Bình hoa” là giả danh, do đủ duyên hợp lại mới có, nếu thiếu duyên bình
hoa không còn nữa. Nên nói thể bình hoa là không, do duyên hợp tạm có. Ngay nơi
bình hoa chúng ta biết tánh nó là không. Tuy tánh không nhưng đủ duyên hợp lại
thì thành bình hoa.
Như vậy
lý không ở đây không phải không ngơ, mà là không có chủ thể cố định. Duyên hợp
tạm có, duyên ly tán trở về không. Hoa khi phân tán khắp nơi, chỉ còn lại bình
không, nếu ta cặm vào đó các hoa khác thì có bình hoa trở lại, nên nói “không
tức là sắc”. Rõ ràng sắc và không đều không thật. Nói sắc nói không nhằm chỉ ra
lý duyên hợp, đủ duyên thì không biến thành sắc, thiếu duyên thì sắc biến thành
không. Nên ngay khi duyên hợp, tánh nó vẫn là không. Vì vậy kinh Bát-nhã
nói “không” tất cả: không nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, không sắc, thanh, hương…
Không là nói đến thể của tất cả các pháp. Tất cả pháp chỉ có giả danh, không có
thật thể.
Từ đó
chúng ta dùng trí quán xét hết các sự vật bên ngoài, đều là duyên hợp tánh
không. Biết như thế là tỉnh, hết mê. Cho nên biết được lý tánh không rồi, chúng
ta mới bỏ được vọng tưởng điên đảo, các vị Bồ-tát mới có thể tu hành tiến lên
thành Phật. Dùng trí tuệ Bát-nhã tức là dùng thanh kiếm bén ruồng hết sáu trần,
không chấp không kẹt. Không chấp thì ngồi thiền êm ru, không nghĩ, không tính.
Vừa chợt nhớ gì liền tự nhắc “Nó giả dối, có thật đâu mà nhớ”. Thế nên
bước vào cửa Không phải thấy rõ:
Một, tất cả cảnh sắc đều hư dối, tự tánh là
không.
Hai, thân tứ đại duyên hợp hư dối, tự tánh là không.
Ba, tâm vọng tưởng
sanh diệt hư dối, tự tánh là không.
Biết ba cái đó không thật rồi, chúng ta
phải tìm cho ra cái chân thật. Đây là chỗ thiết yếu hành giả tu thiền cần phải
biết. Cái thật đó lâu nay chúng ta không nhớ không biết nên chạy theo trăm thứ
đảo điên. Bây giờ ta phải nhớ để nhận ra và sống lại với cái chân thật của
chính mình, thì mới chấm dứt sanh tử và đau khổ.
Hiểu rõ
và thực hành đúng lời Phật dạy mới xứng đáng là đệ tử của Phật, mới có thể đền
ân Phật Tổ và đầy đủ tư lương để trả nợ đàn na tín thí.
HT.Thích Thanh Từ
http://giacngo.vn/phathoc/thientong/2013/05/14/364240
TỪ BI TRONG ĐẠO PHẬT
HT Nhật Quang
Mặc dù
thường được mọi người nói đến, hai chữ Từ-Bi đã bị người ta hiểu sai rất nhiều.
Có người hiểu Từ-Bi là một tình thương nhỏ-nhặt tầm thường nông-cạn; có người
hiểu Từ-bi là một tình thương nhạt-nhẽo, lãnh-đạm, tiêu-cực, thua xa
"Tình-yêu" hay "Bác-ái"; có người cho Từ-bi là một
hình-thức biến thể của Ích-kỷ; lại có người đi xa hơn cho Từ-bi là một danh-từ
trống rỗng là "Vô-nghĩa". Vậy Từ-bi là thế nào?
Định-nghĩa
theo danh-từ nhà Phật, Từ nghĩa là thương yêu, là làm vui cho người và
vật; Bi là thương xót người hay vật, khi thấy họ đau khổ, gặp hoạn-nạn,
và cố cứu họ ra khỏi hoàn-cảnh ấy. Từ thuộc phạm-vi tích-cực (làm thêm
vui); Bi thuộc phạm-vi tiêu-cực (trừ cái khổ). Người mẹ thương con, muốn
làm cho con được vui-vẻ sung- sướng khi bình thường, là Từ. Khi đứa con đau-đớn
về tinh-thần hay vật-chất, thì người mẹ thiết-tha thương xót, chăm sóc cứu chữa
cho nó thoát khỏi cơn đau khổ, là Bi.
TỪ-BI TRONG ĐỜI GIÁO-CHỦ THÍCH-CA MÂU-NI
Bao giờ cũng thế, đời sống của một vị giáo-chủ là
tấm gương phản chiếu cái đạo mà mình đã phát-minh. Tâm-hồn, thái-độ, cử chỉ,
hành-động, của vị giáo-chủ chứng minh cho những giáo-lý của mình. Đó là những
bài học linh-động, thực-hành để tín-đồ nhận thấy rõ cái tinh-thần, cái nghĩa lý
sâu xa của đạo cứu thế. Mỗi lời nói, mỗi cử-chỉ, mỗi hành-động của đức Phật
Thích-Ca được cô đọng lại, qua lịch-sử đời Ngài, thành những tượng-trưng cho
Từ-bi, Trí-tuệ, Đại-hùng, Đại-lực. Ở đây chúng ta chỉ đề-cập đến vấn-đề Từ-bi,
nên chúng tôi chỉ sẽ chú mục đến nhữngđiểm nào trong đời Ngài, đã biểu-dương
được tình thương rộng lớn vô biên ấy.
Trước tiên, chúng ta thấy người chép sử đời Ngài đã
nhấn mạnh ở điểm: lúc mới bảy tuổi, đức Thích-Ca, một hôm đi xem lễ "Cày
ruộng" đã rơi lụy, đau xót cho nỗi đau xót của chúng-sinh, đã phải xâu xé,
giành giựt nhau để sống: người thợ săn đang rình bắn con diều, con ó; những con
này đang rình rập để bắt những con gà, con chim nhỏ; những con sau này lại đang
tranh nhau, giành giựt những côn-trùng mà lưỡi cày đã bới lên... Sự sống sống
bằng cái chết! Những cảnh tượng ấy phơi bày ra trước mắt mọi người, nhưng chỉ
có một mình Ngài nhận thấy và đau xót, vì Ngài đã hòa mình trong nỗi đau khổ
của chúng-sinh, đã chan hòa tình thương của mình trong mọi vật, như nước đại-dương
mà mỗi làn sóng, mỗi âm ba đều vang dội đến tận đáy lòng mình. Đấy là lý do,
động lực chính thúc đẩy Ngài đi tìm đạo sau này.
Rồi, trước khi rời cung điện để ra đi tìm đạo, đức
Thích-Ca đã nói với mình như thế nào:
"... Ta không muốn làm một kẻ chinh-chiến, tắm
bánh xe trong máu đào của muôn bãi chiến để rồi lưu lại cho hậu thế một kỷ niệm
đỏ gớm ghê... Tiếng kêu đau thương của thế giới xé rách màng tai, lòng Từ-bi
của ta chỉ muốn xóa bỏ những cảnh khổ đau của nhân loại".
Và Ngài đã nói với tên giữ ngựa, Xa-Nặc, như thế
nào?
"Ngươi ạ, sẽ là một thứ tình yêu giả trá, nếu
ta chỉ ở bên cạnh những người thân để hưởng những lạc thú ích-kỷ. Ta muốn đừng
bịn-rịn với tổ quốc nhỏ hẹp này để được yêu vũ-trụ rộng lớn..." ( Ánh
Đạo Vàng)
Và trên con đường tìm Đạo, đức Phật đã không từ một
cử chỉ nhỏ nhặt nào của tình thương. Ngài đã bế một con cừu con què chân để cho
nó theo kịp mẹ nó và nói với nó:
"Dù con về xa đến đâu, ta cũng sẽ bồng con
theo mẹ con cho đến đấy. Trong lúc ta chưa tìm ra được phương thuốc để cứu độ
toàn thể chúng-sinh, thì ít nữa, ta cũng cứu được một mình con khỏi đau khổ. Ừ
như thế còn hơn là ngồi trên núi như những kẻ tu-hành kia để tự hành-hạ thân
xác và để cầu được thoát khổ với những vị thần bất lực".
Ngài đã khuyên
vua Tần-Bà-Sa-La đừng giết súc vật để tế thần. Như thế, đâu phải chỉ vì mình mà
đức Thích-Ca đi tìm đạo? Đâu phải vì chán ngán cõi đời như nhiều nhà nghiên-cứu
Phật-Học Âu-châu thường nói, mà đức Thích-Ca lìa bỏ cõi đời, xuất gia tìm Đạo?
Cái Đạo của Ngài là Đạo vì đời, Đạo của tình thương. Đại nguyện của Ngài là cứu
độ cho toàn thể chúng-sinh thoát vòng đau khổ.
Cho nên sau khi đắc Đạo dưới gốc Bồ-Đề, mặc dù nhận
thấy cái Đạo của mình thâm huyền, khó nói, khó bàn, ít người sẽ hiểu thấu, đức
Phật cũng không nề khó-khăn, lao nhọc, đem ra truyền-bá cho đời. Ngài đã tự
nhủ: "Ta vì đời, mà tìm Đạo. Không lẽ bây giờ thấy cái Đạo thâm huyền, khó
nói, khó bàn mà giữ riêng cho ta, không truyền-bá cho đời sao?" Do đó,
Ngài đã chế ra không biết bao nhiêu phương-pháp tu-hành để có thể thích-hợp với
mọi hạng người, mọi căn-cơ, mà Ngài nhận thấy đều có khả năng thành Phật.
Cái đại nguyện vì đời mà hành Đạo, vì tình-thương
mà san bằng bể khổ đã được đức Phật Thích-Ca theo đuổi từng ngày, từng giờ,
trong suốt bốn mươi lăm năm đi truyền-bá giáo-lý của Ngài, cho đến phút cuối
cùng, khi Ngài nhập Niết-Bàn.
Tóm lại, lịch-sử đức Phật Thích-Ca chính là lịch-sử
của lòng Từ-Bi và của Trí-Tuệ, đã tiếp diễn một cách dũng-mãnh, không một phút
giây thoái chuyển. Do đó, người đời đã gọi Ngài bằng những danh hiệu: Đấng
Giác-Ngộ, hay Đấng Đại-Từ, Đại Bi vậy.
TỪ BI TRONG GIÁO-LÝ ĐẠO PHẬT
Như chúng
ta đã thấy ở trên, Từ-Bi là động-lực chính đã thúc đẩy đức Phật tìm Đạo
giải-thoát để cứu-độ chúng-sinh. Đức Phật không thể ngồi yên nhìn sự đau khổ
hoành-hành trong đời sống, như người mẹ không thể ngồi yên khi nhìn thấy con
đau. Càng thương con bao nhiêu, lại càng nỗ-lực tìm thầy chạy thuốc, quyết dứt
trừ bệnh hoạn cho con. Sức lực của người mẹ chính là ở tình-thương. Nghị-lực,
sức chịu đựng dẻo-dai, bền chặt của đức Phật trong khi vượt bao gian-lao, khổ
cực để tìm Đạo cũng chính vì tình-thương lớn-lao đối với chúng-sinh vậy.
Dựa lên
kinh-nghiệm bản thân, đức Phật đã dạy: người tu hạnh Bồ-Tát phải lấy Từ-Bi làm
gốc. Cây Bồ-Đề lớn mạnh nhờ bám sâu gốc rễ trong đất, kẻ tu-hành lấy Từ-Bi,
lợi-lạc hữu-tình làm lẽ sống.
Giáo-lý
của đức Phật tuy không xiết kể, tựu-trung đều nhắm đến ba điểm chính: BI, TRÍ,
DŨNG. Mở rộng tình-thương, mở rộng trí-tuệ, mở rộng nghị-lực. Mở rộng cho đến
khi nào không còn thấy có biên-giới nữa là thành Phật. Thiếu một trong ba điểm
ấy, không bao giờ có thể thành chánh-quả. Người Phật-Tử có câu hát: "Trí
không Bi là trí điêu xảo, Bi không Trí là Bi mù lòa".
Bi và Trí cần được trau dồi, phát triển đồng đều với nhau: Trí làm cho Bi sáng-suốt, Bi làm cho Trí thuần lương. Trí và Bi là hai bánh của một chiếc xe. Một trong hai bánh rời ra là xe trúc đổ. Tình-thương ấy lại cần phải vô biên, không hạn cuộc. Nếu còn thấy giới hạn của tình-thương, thấy có người hay vật mình không thương được, thấy có kẻ thù, thì chưa phải là Từ-Bi. Cho nên trong phép Từ-Bi-Quán, người ta thường luyện hai cách: hoặc mở rộng tình-thương tuần tự đi từ những người thân trong gia-đình, cha, mẹ, vợ, con, dần dần đến thân thuộc, bạn-bè, rồi đến khi mình thấy thương kẻ thù như người thân nhất mới thôi; hoặc người ta trở ngược lại đi từ kẻ thù ghê gớm nhất dần dần đến kẻ thân nhất; khi thấy không còn phân-biệt giữa kẻ thù và người thân nhất mới thôi.
Bi và Trí cần được trau dồi, phát triển đồng đều với nhau: Trí làm cho Bi sáng-suốt, Bi làm cho Trí thuần lương. Trí và Bi là hai bánh của một chiếc xe. Một trong hai bánh rời ra là xe trúc đổ. Tình-thương ấy lại cần phải vô biên, không hạn cuộc. Nếu còn thấy giới hạn của tình-thương, thấy có người hay vật mình không thương được, thấy có kẻ thù, thì chưa phải là Từ-Bi. Cho nên trong phép Từ-Bi-Quán, người ta thường luyện hai cách: hoặc mở rộng tình-thương tuần tự đi từ những người thân trong gia-đình, cha, mẹ, vợ, con, dần dần đến thân thuộc, bạn-bè, rồi đến khi mình thấy thương kẻ thù như người thân nhất mới thôi; hoặc người ta trở ngược lại đi từ kẻ thù ghê gớm nhất dần dần đến kẻ thân nhất; khi thấy không còn phân-biệt giữa kẻ thù và người thân nhất mới thôi.
Tình-thương
ấy cũng không chỉ hạn cuộc trong phạm-vi nhân loại, mà còn lan đến muôn vật, cỏ
cây, nghĩa là toàn-thể chúng-sinh, những gì có sự-sống. Vì sao lại phải
thương-yêu chúng-sinh? - Vì chúng-sinh luân-hồi, lăn lộn trong sáu cảnh giới:
thiên, nhân, a-tu-la, ngạ-quỷ, súc-sanh, địa-ngục; tiếp nối không ngừng, khi
làm thiên, khi làm người, khi xuống địa-ngục. Từ muôn triệu kiếp, chúng-sinh
đối với nhau đã từng là cha mẹ, ông bà, anh em, chị em, thân bằng quyến thuộc
của nhau, cho nên phải thương-yêu nhau.
Mặc dù
hình thức có khác nhau, nhưng sự sống chỉ là một. Sự sống đã là một, thì
tình-thương sao lại phân chia? Làm đau khổ một phần nào, trong khía cạnh nào
của sự sống, tất cũng là làm đau khổ sự sống của mình, vì sự sống của mình và
của chúng-sinh là một. Trái lại, thương-yêu một sinh vật nào đó, cũng chính là
thương-yêu mình.
Đức Phật
chủ-trương thuyết vô-ngã, quyết đập tan cái Ta giả-dối, cũng
chính để chúng ta nhận rõ mình với người là một, " Ta" với
" không phải Ta" vẫn như nhau, để chúng ta đừng nhận thấy Ta
là của riêng ta, Ta là một khối riêng biệt mà chỉ thương riêng ta, và
ghét người không thương ta. Khi đã không có biên-giới giữa mình với người nữa,
tình-thương mới không có biên-giới, tình-thương mới toàn vẹn. Thương mà vẫn còn
thấy ta với người là hai, là hai khối, thì tình-thương ấy vẫn có tầng, có bậc,
có thân, có sơ, có ngăn, có cách. Người tu theo hạnh Từ-Bi không nói: " Ta
với người tuy một mà hai", mà phải nói: " Ta với người tuy hai mà
một", nghĩa là xóa cái " Dị" để đi đến cái " Đồng".
Một con
rắn mình rất dài, trong đêm tối đã cắn nhầm cái đuôi mình; càng cắn, càng đau,
càng đau, càng tức giận cắn thêm, và cái trò lẩn-quẩn ấy cứ tiếp diễn mãi. Làm
cho con rắn của sự sống, của cuộc đời, nhận thấy được cái đuôi mà nó đang cắn
là của nó, đó là nhiệm-vụ của thuyết vô-ngã.
Như thế,
thuyết vô-ngã, tu hạnh vô-ngã, là những phương-tiện để thực-hiện tình thương
rộng lớn vô-biên, là Từ-bi; chứ không phải Từ-bi là phương-tiện
để đi đến cứu-cánh là vô-ngã. Chứng-minh ta là vô-ngã để làm gì? - Chính để
thấy rằng Ta và chung quanh ta là một. Nhưng đức Phật không nói ra chữ Một,
vì sợ nói Một người ta liên-tưởng đến chữ phản-nghĩa của nó là Hai,
là Nhiều.
Chính đức
Phật đã nói: " Ta nguyện đem thân ta chịu hết cả hằng hà sa số đau khổ
của chúng-sinh. Vì ta nguyện tế độ cho chúng-sinh nên mới nguyện thành
Phật".
" Không nên lấy oán báo oán, chỉ nên lấy ân báo oán". " Trong thế-gian nầy, chẳng phải lấy oán trừ được oán, chỉ lấy nhẫn mới trừ được oán" , Hay: " Với người dữ, ta nên ở lành, với người câu-nệ, ta không nên câu-nệ. Với người gian-tham, ta chớ nên gian-tham, Lấy Từ-Bi đáp lại nộ-khí, lấy thành-thực đáp lại điêu-ngoa, lấy lành đáp dữ".
Không phải chỉ dạy suông, đức Phật đã hiểu thấu tâm-ý của những người nuôi dưỡng oán-thù trong tâm như thế nào, nên đã chỉ bày phương-pháp để tiêu-diệt oán-thù: " Người kia lăng mạ tôi, đánh đập tôi, phá hoại và cướp đoạt của tôi. Nếu ai còn ôm-ấp tâm niệm ấy thời sự giận không thể nào dứt hết. Người kia lăng mạ tôi, đánh đập tôi, phá hoại tôi và cướp đoạt của tôi. Nếu ai đã bỏ được tâm niệm ấy thời sự oán giận tự nhiên san bằng."
PHẬT ĐẢN VÀ PHẬT ĐẠO
http://phtq-canada.blogspot.ca/2013/05/y-nghia-cua-nghi-le-tam-phat.html
BƯỚC SEN THỨ BẢY QUẢ VỊ PHẬT
http://phathoctinhquang.chuaphat.com/2013/04/28/buoc-sen-thu-bay-qua-vi-phat/
ĐẠO PHẬT VÀ SỰ KHỔ ĐAU TRONG CUỘC SỐNG
TAM TUỆ HỌC VÀ TAM VÔ LẬU HỌC
NHÂN NÀO QUẢ NẤY
CỐT TỦY CỦA ĐẠO PHẬT
ĐƯỜNG LỐI TU THEO PHẬT