Tôi mong
tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi
đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi
sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp
không?
Làm sao
chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem
luốc,
phải trong
sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT
Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Kính mời viếng thăm
DÂNG SỚ CẦU AN - TIỀN MẤT TẬT MANG
CÚNG SAO GIẢI HẠN - TAI NẠN VẪN TỚI
llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll lllllllllllllllllllllllllllll
Dâng sớ cầu an & Cúng sao giải hạn
Thích-Chân-Tuệ
Cơ-sở Phật-học Tịnh-Quang Canada
**
Dâng sớ cầu an
Tiền mất tật mang
Cúng sao giải hạn
Tai nạn vẫn tới
Thiền môn chân chánh
Dạy người thực hành
Tu tâm dưỡng tánh
Theo bát chánh đạo
Việc ác không làm
Nên làm việc thiện
Giữ tâm thanh tịnh
Như chư Phật dạy
Trong
đời sống này, dù đông hay tây, Việt Tàu Phi Ấn, Anh Pháp Mỹ Nga, hễ là
người ta, không hề phân biệt, dù nam hay nữ, biết chữ hoặc không, tông
môn giáo phái, tín đồ tu sĩ, bác sĩ luật sư, xuất xứ ngành nghề, trẻ già
bé lớn, thường dân quan chức, học thức ít nhiều, không điều riêng tư,
da trắng da đen, da vàng da đỏ, không bỏ một ai, thảy đều thường gặp:
Những chuyện may rũi, chuyện được chuyện mất, chuyện hên chuyện xui, chuyện vui chuyện buồn, luôn luôn thay đổi, trong mỗi phút giây, lúc được tán thán, khi bị phỉ báng, nhiều khi chán ngán, cái cảnh tình đời, lúc được lên voi, khi bị xuống chó, không ai thèm ngó, vợ bỏ con chê, lúc được lên hương, khi bị lọt mương, hết đường chạy chọt, lúc được hiển vinh, khi bị tủi nhục, ở tù rục xương, lúc được sung sướng, khi bị khổ đau, không sao kể xiết.
Những chuyện may rũi, chuyện được chuyện mất, chuyện hên chuyện xui, chuyện vui chuyện buồn, luôn luôn thay đổi, trong mỗi phút giây, lúc được tán thán, khi bị phỉ báng, nhiều khi chán ngán, cái cảnh tình đời, lúc được lên voi, khi bị xuống chó, không ai thèm ngó, vợ bỏ con chê, lúc được lên hương, khi bị lọt mương, hết đường chạy chọt, lúc được hiển vinh, khi bị tủi nhục, ở tù rục xương, lúc được sung sướng, khi bị khổ đau, không sao kể xiết.
Những lúc vui sướng, cuộc đời lên hương, chỉ biết thụ hưởng, phủ phê hỉ hả, không nhớ gì cả. Nhưng khi quá khổ, chịu đựng không thấu, tranh đấu đảo điên, khổ nạn liên miên, bấy giờ mới nhớ, đến chuyện cầu nguyện, khấn vái thần linh, van xin bồ tát, khẩn cầu thượng đế, ban cho phép lành, dành cho phép lạ, hy vọng cầu may, đổi thay vận mệnh.
Bởi vậy cho nên, mỗi dịp đầu năm, sau tết nguyên đán, mùng tám tháng giêng, người ta thường hay, chạy ngay vào chùa, nhân mùa thượng ngươn, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn, cầu cho nạn khỏi, cầu cho tai qua, cầu cho toàn gia, bình an vô sự, kể từ đầu năm, chí những cuối năm. Sẵn dịp trăng rằm, cầu luôn đủ thứ: nào được buôn may, gặp hên bán đắt, một vốn bốn lời, nhất bổn vạn lợi, không đợi kiếp sau, kiếp này trúng số, con cháu đỗ đạt, tiền bạc như nước, sắm xe tậu nhà, tha hồ sung sướng. Các chuyện cầu nguyện, van xin cầu khẩn, khấn vái như vậy, có thực hay không, có được gì không?
Người
thì nói có, hễ cầu thì được, linh ứng vô cùng, nên tin là có, mất mát
gì đâu. Kẻ lại nói không, trông chi chuyện đó, nằm mơ thì có, mở mắt tay
không, không vẫn hoàn không, uổng công dâng sớ, mất tiền cúng sao, mau
mau tỉnh thức! Tại sao như vậy? Bởi vì, thử hỏi: Sớ kia ai đọc? đọc cho ai nghe? chấp nhận hay không? thực không ai biết! Sao nọ ở đâu? ảnh hưởng thế nào? thực không ai biết!
Hãy nhân dịp này, chúng ta cùng nhau, xét thử xem sao, cái chuyện đầu năm, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn, có đúng chánh pháp, có ích lợi gì, thực tế hay không? Thực ra nếu như, người ta tu nhân, tích phước nhiều đời, từ trước đến nay, thì được gặp may, không cần cầu nguyện, chẳng cần van vái, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn. Những người đạo khác, đâu có bận tâm, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn, nhưng họ có phước, họ vẫn gặp may, tiêu tai khỏi nạn, tam tai đại hạn, chẳng nghĩa lý gì, chẳng cần cúng sao, tào lao quá xá! Hãy thử suy nghĩ: Tại sao như vậy?
Hãy nhân dịp này, chúng ta cùng nhau, xét thử xem sao, cái chuyện đầu năm, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn, có đúng chánh pháp, có ích lợi gì, thực tế hay không? Thực ra nếu như, người ta tu nhân, tích phước nhiều đời, từ trước đến nay, thì được gặp may, không cần cầu nguyện, chẳng cần van vái, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn. Những người đạo khác, đâu có bận tâm, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn, nhưng họ có phước, họ vẫn gặp may, tiêu tai khỏi nạn, tam tai đại hạn, chẳng nghĩa lý gì, chẳng cần cúng sao, tào lao quá xá! Hãy thử suy nghĩ: Tại sao như vậy?
Bởi
theo thông lệ, từ xưa tới nay, nhiều người thường hay, vào chùa đầu
năm, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn, nhưng mà tai nạn, vẫn tới ào ào,
làm sao giải thích? Theo đúng chánh pháp, chúng ta phát tâm, giúp
đời giúp người, gặp chuyện khó khăn, khốn khó khổ đau, cùng nhau tu tập,
hạnh nguyện bố thí, tài thí pháp thí, cùng vô úy thí, cứu nhân độ thế,
giúp đỡ tiền của, giúp công giúp sức, giúp lời chỉ dẫn, khuyên lơn an
ủi, cho người bớt lo, cho đời bớt khổ, bớt cơn sợ hãi, thấy đâu là phải,
việc đúng thì làm, đúng với chánh đạo.
Thử xét thí dụ:
trên chuyến phi cơ, xe hơi xe lửa, xe đò tàu thủy, chỉ khi gặp nạn, mới
biết người nào, có phước bao nhiêu. Người nào phước nhiều, thoát nạn
hiểm nguy, đường tơ kẻ tóc, một cách lạ lùng, hoàn toàn an ổn, người đời
cho là: phép lạ hiển linh, thần linh cứu độ, người đó số hên, cho nên
mạng lớn. Người nào kém phước, cũng được người cứu, chậm hơn một chút, xây xát ít nhiều, người đời cho là:
người đó cũng hên, nên còn cứu kịp. Người nào vô phước, rước họa vào
thân, các kẻ ác nhân, làm việc thất đức, không chịu tích phước, chẳng
chịu tu nhân, thân không giữ được, người đời cho là: tới số mạng vong,
không ai cứu nổi!
Lúc
gặp hiểm nguy, người cầu Đức Mẹ, kẻ khấn Quán Âm, lâm râm cầu nguyện.
Nếu như cả hai, cùng được thoát hiểm, vị nào cứu họ? Còn nếu cả hai, đều
bị thảm tai, chúng ta thử hỏi: Hai ngài ở đâu, chẳng nghe kêu cứu? Bác
ái từ bi, sao nghe chẳng cứu? Thực ra đó là: chẳng có vị nào, cứu hay
không cứu, các người gặp nạn. Chúng ta nên biết, sự thực chính là: chỉ có phước báu, do ở thiện tâm, cứu giúp con người,
khi gặp tai biến, dù ở nơi đâu, trên đất trên không, trên sông trên
biển. Còn phước thì sống, hết phước mạng vong, đừng mong cầu khẩn, hãy
mau giác ngộ.
Tóm lại xưa nay, cuộc đời đổi thay, vui buồn sướng khổ, cũng tại con người, tạo phước cũng có, tạo nghiệp cũng có, tạo phước hưởng phước, hưởng phước báo lành, tạo nhân lãnh quả, nhân thiện quả hiền, nghiệp ác quả dữ. Đúng luật nhân quả, áp dụng ba đời: quá khứ hiện tại, và cả vị lai, chẳng hề sai chạy, chẳng vị nể ai, bất cứ người nào, dù tin hay không, nếu đã gieo nhân, cũng đều gặt quả. Trong sách có câu, cổ nhân thường dạy: Lưới trời tuy thưa, mà chưa ai thoát. Chữ "trời" có nghĩa: nghiệp báo đã mang, đến giờ phải trả, chưa ai thoát được.
Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy: Chỉ
có phước báo, mới có thể làm, giảm thiểu nghiệp báo. Phước báo là do,
việc làm phước thiện, chính mình tạo ra, chứ không phải do, thượng đế
ban cho, hay do cầu nguyện. Nếu cầu nguyện được, tại sao nhiều người,
cùng cầu cùng nguyện, kẻ chết người sống? kẻ qua người vướng?
Chúng
ta nên biết, sự thực chính là: người nào tích phước, từ trước đến nay,
không cần cầu nguyện, cuộc đời cũng an, ít gặp nguy nan, ít có sóng gió,
ít có trắc trở, đở bớt phiền muộn, tai qua nạn khỏi, chuyện lớn hóa
nhỏ, chuyện nhỏ hóa không, chuyện khó hoá dễ. Khi tích phước đức, dù ít
hay nhiều, đều được hưởng phước, rước được điều may, không hay thất bại,
tại thế an vui, tai qua nạn khỏi, gặp thầy gặp thuốc, không chuốc ưu
phiền, người hiền thường gặp, bệnh tật tiêu trừ, tưởng như phép lạ. Còn
như cầu nguyện, mà không tích phước, thì cũng như không, chẳng nên trông
mong, phép lạ xảy đến!
Nghiệp báo cũng do, chính mình tạo ra, chứ không phải do, thượng đế thần linh, hay bất cứ ai, xúi bảo mình làm.
Nghiệp báo cũng do, chính mình tạo ra, chứ không phải do, thượng đế thần linh, hay bất cứ ai, xúi bảo mình làm.
Chính do tâm tham,
xui khiến người ta, nổi lên tâm ma, cầu xin tiền tài, giàu sang sung
sướng, một chút phẩm vật, nhỏ nhoi chút xíu, dâng cúng cho chùa, nhà thờ
đền miếu, cầu xin bạc triệu, liệu còn chưa đủ, ngủ nghỉ ăn uống, muốn
danh muốn lợi, tài sắc phù du, muốn tu nên bỏ. Chính do tâm sân,
xui khiến người ta, nổi lên tâm ma, cầu xin thắng kiện, tàn hại kẻ thù,
triệt hạ đối thủ, người họ không ưa, vui mừng khi thấy, kẻ thù thê thảm,
sống trong khổ nhục, chết cũng không xong, họ mới hài lòng. Chính do tâm si,
xui khiến người ta, nổi lên tâm ma, cầu nguyện vãng sanh, tây phương
cực lạc, mà không cần tu, không gìn giữ giới, ngay trong hiện đời, đợi
lúc hấp hối, nói với người nhà, rước nhiều ông bà, đến nhà hộ niệm, chỉ
niệm mười tiếng, liền khiến được lên, cảnh giới Di Đà: thiệt là vô minh!
Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy, thí
dụ như sau: Nếu một người nào, phải bị trừng phạt, nuốt một nắm muối,
thì sẽ đau khổ, biết là dường nào. Nếu bỏ nắm muối, vào một tô nước, rồi
mới phải uống, thì sẽ dễ chịu, hơn một chút xíu. Nếu bỏ nắm muối, vào
một lu nước, rồi mới phải uống, thì sẽ dễ chịu, nhiều hơn chút nữa. Nếu
bỏ nắm muối, vào một hồ nước, rồi mới uống vào, thì dễ như không, không
còn lớn chuyện.
Nắm
muối tượng trưng, cho các nghiệp nhân, bất thiện chẳng lành, con người
đã tạo, từ trước đến nay, bây giờ phải lãnh, nghiệp quả nghiệp báo, nói
chung đó là: quả báo khổ đau, không sao tránh khỏi. Chỉ có phước báo, ít
hay là nhiều, tượng trưng tô nước, lu nước hồ nước, mới có thể giúp,
con người vượt qua, sóng gió ba đào, nạn tai đau khổ, như vậy mà thôi.
Đó mới thực là: chí công vô tư. Mình làm mình hưởng. Mình làm mình chịu.
Con người nên lo, dừng nghiệp chuyển nghiệp, tự mình suy xét, chính bản
thân mình, đừng nhìn người khác, tu sửa ba nghiệp: thân khẩu và ý, đừng
làm bậy bạ, đừng nói tốt xấu, đừng nghĩ vẫn vơ, ngay từ bây giờ, đừng
đợi đến khi, nghiệp báo xảy ra, dù có rên la, không còn kịp nữa, nghiệp báo vay trả, chẳng ai thoát cả,
van xin cầu khẩn, thì cũng muộn màng! Cầu nguyện van xin, dù tin hay
không, thực sự chẳng giúp, chẳng ích gì đâu. Hãy thử suy nghĩ: Tại sao
như vậy?
Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:
Dù cho lên non, xuống biển vào hang, nghiệp báo đã mang, vẫn theo con
người, như hình với bóng, không ai có thể, tránh được thoát được.
Tóm lại xưa nay, cuộc đời đổi thay, vui buồn sướng khổ, cũng tại con người, tạo phước cũng có, tạo nghiệp cũng có, tạo phước hưởng phước, hưởng phước báo lành, tạo nhân lãnh quả, nhân thiện quả hiền, nghiệp ác quả dữ. Đúng luật nhân quả, áp dụng ba đời: quá khứ hiện tại, và cả vị lai, chẳng hề sai chạy, chẳng vị nể ai, bất cứ người nào, dù tin hay không, nếu đã gieo nhân, cũng đều gặt quả. Trong sách có câu, cổ nhân thường dạy: Lưới trời tuy thưa, mà chưa ai thoát. Chữ "trời" có nghĩa: nghiệp báo đã mang, đến giờ phải trả, chưa ai thoát được.
Thượng
đế thần linh, ơn trên thiêng liêng, chí công vô tư, không bao giờ làm,
theo lời cầu nguyện, van xin khấn vái, của những con người, chẳng tích
phước đức, lại gây ác nhân, thất đức vô cùng.
Chẳng hạn như là: nay đâm bị thóc, mai thọc bị gạo, vu khống cáo gian,
khai man lý lịch, lợi dụng pháp luật, xúi người kiện tụng, lợi dụng thần
thánh, kiếm tiền bất chánh, giựt hụi quịt nợ, sang đoạt tài sản, chiếm
hữu tác quyền, làm tiền trắng trợn, hung tợn hiếp người, bần cùng cô
thế, bất kể khổ đau, của bao người khác.
Ngày
xưa chư Tổ, có lòng dạy dỗ, con người phát tâm, làm lành lánh dữ, tạo
nên phương tiện, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn. Mục đích khuyến dụ,
mọi người về chùa, cúng kiến lễ lạy, mong cầu an tâm, gia đạo hòa bình,
tánh tình hướng thiện, rồi nhân dịp đó, truyền bá chánh pháp, thuyết
giảng giáo lý, chỉ bát chánh đạo, đó là: chánh kiến, và chánh tư duy, chánh ngữ chánh nghiệp, cùng là chánh mạng, và chánh tinh tấn, chánh niệm chánh định,
giảng luật nhân quả, giải lý vô thường, phước đức công đức, phước báo
quả báo, đọc tụng kinh điển, chí tâm tu tập, dạy các pháp môn, niệm Phật
ngồi thiền, hiền lành tạo phước, việc thiện làm trước, từ khước ác
nhân, tu tâm dưỡng tánh, giúp đỡ con người, giác ngộ chân lý, thấy được
sự thực, giải thoát khổ đau, xây dựng cuộc sống, an lạc hạnh phúc.
Ngày nay chúng ta, tâm Phật tâm ma,
lẫn lộn khó phân, cho nên tạm dùng, phương tiện thiện xảo, cúng sao
giải hạn, dâng sớ cầu an, khi còn hoang mang, tâm thường bất an, gian
nan khốn khổ, không chỗ nương tựa, vì chưa hiểu đạo, chẳng biết làm sao,
thực hành thế nào, cho đúng chánh pháp.
Giờ
đây thấu hiểu, rõ ràng không nghi, đâu là chánh pháp, chúng ta phát
nguyện: dừng nghiệp chuyển nghiệp, quày đầu hướng thiện, quyết tâm trì
chí, ý hướng tu hành, tu tâm dưỡng tánh, tránh làm điều ác, chỉ làm điều
thiện, giữ tâm thanh tịnh, tích cực chuyển hóa, cuộc sống tâm linh, của
bản thân mình, ngày được tốt hơn, tâm được an hơn, cuộc sống tốt hơn,
an lạc hạnh phúc. Như vậy thực tế, những người xung quanh, cùng chung
phúc lạc, cho đến một ngày, ngộ được chánh đạo, đạt được đỉnh cao: niết
bàn giải thoát.
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Bài viết cùng tác giả: Đầu Năm Đi Chùa Đúng Chánh Pháp"
http://lotus-lantern-canada.blogspot.com/2012/01/au-nam-i-chua-ung-chanh-phap.html
http://lotus-lantern-canada.blogspot.com/2012/01/au-nam-i-chua-ung-chanh-phap.html
PHTQ TRẢ LỜI THƯ
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA
MƯU NI PHẬT
Kính thưa Quí Đạo Hữu,
Chư Tôn Đức Ban Biên Tập Phật Học
Tịnh Quang chân thành cảm tạ Quí Đạo Hữu
phát tâm cúng
dường hùn phước vào Quỹ Bảo Trợ Phật sự
ấn tống và phát hành kinh điển.
Muốn tu tiến bộ, cần
học giáo lý, hiểu rõ chánh pháp, nắm vững cốt tủy của đạo Phật, và tinh tấn
thực hành trong đời sống hàng ngày. Sự vi diệu mầu nhiệm chính là nơi giáo
pháp. Các hình thức nghi lễ, các chùa chiền hay các tôn tượng giúp người tu giữ
gìn giới bổn, bình an và thiền định, phát triển trí tuệ hay tuệ giác để giác
ngộ và giải thoát. Trong Phật giáo, không có nghi lễ nào, chùa chiền nào, tôn
tượng nào hay nhà sư nào gọi là linh thiêng, huyền bí hay phép lạ có thể cứu
người lâm nạn, thay đổi vận mạng con người. Chỉ có tự lực mới thực là tu, thanh
lọc và chuyển hóa tâm thức.
Trong Kinh Kim Cang, Đức
Phật có dạy: "Quá khứ tâm bất khả đắc. Hiện tại tâm bất khả đắc. Vị lai
tâm bất khả đắc". Nghĩa là: Chuyện quá khứ đã qua rồi, nhớ nhung, xót xa,
tiếc nuối, chẳng ích lợi gì. Chuyện hiện tại thấy đó rồi cũng qua mau, luyến
tiếc, luyến lưu, chẳng ích lợi gì. Chuyện vị lai chưa tới, lo lắng, ưu tư,
chẳng ích lợi gì. Như vậy, chỉ chuốc khổ vào thân, nhức óc, mệt tim.
Nhờ sự phát tâm tùy hỷ này, chánh
pháp được truyền bá rộng rãi đến nhiều người hữu duyên khắp nơi, đang mong cầu
học hiểu ánh sáng Từ Bi & Trí Tuệ
của Đức Thế Tôn.
Nguyện đem Công Đức
& Phước Đức cúng dường thanh tịnh hồi hướng TAM BẢO chứng minh và thùy từ gia hộ cho toàn thể bửu quyến được
thân tâm an lạc, sức khoẻ dồi dào, trí tuệ khai mở, vạn sự cát tường, giác ngộ
giải thoát, và Cư Trần Lạc Đạo.
NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ
TÁT MA HA TÁT
NAM MÔ CÔNG ĐỨC LÂM BỒ
TÁT MA HA TÁT
Trong các sinh hoạt hay
nghi lễ của Phật giáo, các hình tượng chư Phật, chư Bồ Tát luôn luôn được tôn
trí nơi trang nghiêm thanh tịnh nhất, để mọi người chiêm ngưỡng, lễ bái,
cầu nguyện và phát khởi tín tâm.
Các hình tượng được làm
bằng bất cứ vật liệu nào, đơn sơ như gỗ, đá, xi măng, thạch cao, hay quí giá
hơn như vàng, bạc, đồng, ngọc thạch, đá quí, kim cương, cũng chỉ có giá trị vật
chất, giúp cho việc hành lễ được long trọng, trang nghiêm, giúp cho người tu
theo Phật tăng trưởng sức tinh tấn tu tập theo chánh đạo, hướng tín tâm ban đầu
theo chánh tín và chánh kiến.
Giá trị tinh thần đích
thực chính là Giáo Pháp của đức Phật.
Người tu theo Phật nương
theo hình tượng chư Phật, để lễ bái, cầu nguyện, cúng dường, phát tín tâm tìm
hiểu những lời dạy của đức Phật để tu tập và áp dụng vào trong thực tế đời sống
hàng ngày.
Nhờ đó, người tu theo
Phật mới thấy và cảm nhận được pháp vị mầu nhiệm thực tế của chánh pháp.
Từ đó, người tu theo Phật ngộ đạo, thoát khỏi cảnh vô minh, tà kiến, mê tín, dị
đoan, không còn ngộ độc như bấy lâu nay.
Người tu theo Phật khi đã
khai mở được trí tuệ bát nhã, khác với trí thức thế gian, sẽ thấy giáo lý đạo
Phật rất hữu ích cho đời sống thực tế của mọi người, giúp con người vượt qua
được những phiền não và khổ đau, không phân biệt là Phật tử hay không là Phật
tử.
Nói một cách khác, một
người không phải là Phật tử, không cần đi đến chùa lễ bái thường xuyên, không cần
phải thờ lạy tượng Phật, nhưng luôn luôn thực hành lời dạy:
1. Không làm các điều ác.
2. Siêng làm các điều
thiện.
3. Giữ tâm luôn thanh
tịnh.
Người này sẽ sống đời an
lạc và hạnh phúc. Tiến thêm bước nữa, sẽ được giác ngộ và giải thoát.
Cho nên, chúng ta cần ghi
nhớ: trong đạo Phật không có hình tượng nào gọi là linh tượng, theo nghĩa linh
thiêng huyền bí, cầu gì được nấy, cũng không có hình tượng nào gọi là thánh
tượng, theo nghĩa các vị thánh là bậc bề trên không ai đạt được, chuyên ban
phước giáng họa.
Trong đạo Phật, chỉ có
tôn tượng, theo nghĩa hình tượng để tôn thờ, lễ bái, noi theo gương tu hành và
công hạnh cao quí, đáng tôn kính, để sống đời và tu tập đúng chánh pháp, hành
đúng chánh đạo, cuối cùng là trọn thành Phật đạo. Cũng có những hình tượng gọi
là bảo tượng, theo nghĩa hình tượng quí báu, vật chất và tinh thần, hoặc có giá
trị theo chiều dài lịch sử.
Trần Mỹ
Duyệt
Trong
những sinh hoạt đời thường, một điều làm cho chúng ta cảm thấy rất khó xử đó là
cho vay nợ, đòi nợ, và trả nợ. Nói chung bằng một tiếng “nợ”, bởi lẽ cho
vay nợ, mượn nợ, vay nợ thì dễ, nhưng đòi nợ và trả nợ là một việc làm rất khó.
Đối với chủ nợ thì việc cho vay hay đòi nợ đều là một việc làm khó như nhau. Không cho vay, cho mượn, đặc biệt, đối với bạn bè, người thân đã là một chuyện khó, nhưng đòi nợ thì đây là một việc làm hết sức khó. Nếu không cứng rắn, không mạnh mẽ sẽ không đòi được nợ, nhưng cứng rắn, mạnh mẽ mà lại không tế nhị thì rất dễ mất bạn bè.
Đối với chủ nợ thì việc cho vay hay đòi nợ đều là một việc làm khó như nhau. Không cho vay, cho mượn, đặc biệt, đối với bạn bè, người thân đã là một chuyện khó, nhưng đòi nợ thì đây là một việc làm hết sức khó. Nếu không cứng rắn, không mạnh mẽ sẽ không đòi được nợ, nhưng cứng rắn, mạnh mẽ mà lại không tế nhị thì rất dễ mất bạn bè.
Đối với những người có tinh thần tự trọng, thành thật và tình nghĩa thì việc mượn nợ ai, dù là nợ bạn bè cũng là một điều khiến phải suy nghĩ. Và điều làm cho những người này suy nghĩ hơn cả là làm cách nào và bao giờ thì mình có thể trả được món nợ mà mình đã vay. Nếu vì bất cứ lý do nào mà mình thất hứa thì sao? Hậu quả nào sẽ xảy ra?
Tâm sự của những chủ nợ, con nợ có lương tâm, có trách nhiệm và có tình người là vậy, nhưng đối với những kẻ chuyên môn vay mượn rồi quỵt nợ thì sao? Dĩ nhiên, hành động chạy nợ, quỵt nợ ấy sẽ tạo ra những khó khăn, phức tạp trên nhiều phương diện từ uy tín, tình cảm, và có khi mất mạng.
Do những phức tạp ấy nên đã nảy sinh ra những dịch vụ “đòi nợ”. Có hàng tá những văn phòng chuyên môn đòi nợ thuê, các băng đảng xã hội đen sẵn sàng thanh toán những kẻ quỵt nợ. Có lẽ vì hiểu thế, và không muốn thương vụ làm ăn của mình bị ảnh hưởng bởi những hình thức thanh toán nợ, và đòi nợ mang tính cách xã hội đen như vậy nên các chủ nhà băng, những đầu óc siêu đẳng trong thương trường đã nghĩ ra hằng trăm hình thức cho vay, những chương trình trả góp, và những cách thức trả góp rất hấp dẫn nhưng cũng rất “tàn bạo”.
Nói chung, khi đã dính vào nợ, và dính vào tiền bạc thì lập tức nảy sinh ra rất nhiều phức tạp.
Tuy nhiên, trong đời sống hôn nhân, dưới hình thức này hay hình thức khác, chúng ta lại đều là những con nợ của nhau mà ít ai để ý tới. Hơn thế, những món nợ trong đời sống vợ chồng lại là những món nợ mang tính cách tinh thần nên chẳng bao giờ ta có thể trả hết. Đó là một trong những vấn nạn thường xảy ra trong hôn nhân khiến cho đời sống vợ chồng dễ dàng trở nên bế tắc, khó xử và trong nhiều trường hợp dẫn đến đổ vỡ.
Bạn không tin là bạn nợ vợ hay nợ chồng bạn điều gì, và không cần phải quan tâm
đến những món nợ đó hay sao? Nếu bạn nghĩ như vậy và hành động như vậy thì bạn
quả là người thiếu tế nhị, thiếu hiểu biết và thiếu tình người, con người bạn
có vấn đề. Thật ra, có những món nợ rất to mà bạn đã và đang nợ vợ hay nợ chồng
bạn. Thí dụ, món nợ tình yêu, món nợ săn sóc và quan tâm của nhau, món nợ ân ái
vợ chồng, món nợ những đứa con bạn đã đưa vào đời, và sau cùng là món nợ của
lời thề chung thủy. Đó là những món nợ mà nếu bạn bình tâm suy nghĩ và thẳng
thắn với chính mình, bạn sẽ nhận ra là quả thật chúng ta là con nợ của nhau
trong đời sống hôn nhân.
NHỮNG MÓN
NỢ TÌNH:
-
Món nợ tình yêu:
“ Đố ai định nghĩa được tình yêu,
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều.
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu.”.
(Xuân Diệu)
“ Đố ai định nghĩa được tình yêu,
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều.
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu.”.
(Xuân Diệu)
Bạn đã bao giờ cảm được cái lâng lâng, bâng khuâng, và xao xuyến của tình cảm trong lần gặp gỡ nào đó giữa bạn và người con trai hay người con gái nào chưa? Tại sao tim bạn thổn thức? Tại sao bạn cảm thấy nhớ thương? Và tại sao bạn lại thao thức đến mất ngủ nhiều đêm? Đó là điều mà Xuân Diệu vừa diễn tả trên. Đó là tình yêu. Bạn đang yêu và khao khát được yêu.
Yêu và được yêu là món nợ lớn nhất và khó trả nhất của tất cả những ai đã,
đang, và sẽ bước vào đời sống hôn nhân. Một món nợ tinh thần mà ai trong chúng
ta cũng đã một hay nhiều lần phải sa vào. Bạn bảo, tôi yêu chàng, tôi yêu nàng
thì chàng hoặc nàng yêu tôi như vậy tôi đâu có nợ nần gì? Làm sao phải mang nợ
nhau vì tiếng “yêu”?
Tôi không nghĩ như vậy, ngược lại, theo tôi bạn đã nợ vợ hay chồng mình rất nhiều đối với những tiếng “ Anh yêu em.” và “ Em yêu anh.” này. Không có những tiếng này, và không có những cử chỉ thân thiện, theo đuổi, và có thể là “tán tỉnh” hoặc thề thốt, liệu bạn có chiếm được con tim của người yêu không? Chỉ cần một thoáng suy tư trở về với khung trời kỷ niệm, bạn sẽ thấy trong thời gian bạn “yêu” và “được yêu” ấy, bạn nợ người yêu của mình những gì?
Chúng ta nợ nhau những buổi hẹn hò, những tâm tình chia sẻ, những vòng tay âu yếm, những nụ cười hồn nhiên hạnh phúc, những nụ hôn chất ngất đam mê. Chúng ta cũng đã nợ nhau những lần giận hờn, những câu xin lỗi. Những bó hoa gói ghém cả tấm lòng người tặng, những tặng vật, những lá thư tình…
Nhất là chúng ta nợ nhau ở nhịp đập con tim, để rồi chàng sẵn sàng bỏ tất cả vì nàng, và nàng sẵn sàng chấp nhận tất cả vì chàng, bởi vì tình yêu là một cái gì không thể định nghĩa, không thể khuôn mẫu, và không thể đo lường được.
Nợ tình. Đây là một món nợ rất lớn không ai có thể nghĩ mình lại đền trả xứng đáng, ngoại trừ trái tim yêu thương mà ta dành cho nhau. Nợ tình chỉ trả được bằng tình.
- Món nợ quan tâm, săn sóc:
Một trong những đặc tính của tình yêu là sự quan tâm, săn sóc cho người mình yêu. Quan tâm đến sự thiện hảo của nhau, lấy hạnh phúc của người yêu làm hạnh phúc của mình, và không ngừng chăm lo, săn sóc cho người mình yêu.
Như vậy, người chồng hay người vợ không thể nói mình không nợ nần nhau điều gì trong lãnh vực này.
- Bạn có thấy nợ vợ mình một bữa cơm ngon, trong sạch, và bổ dưỡng không?
- Bạn có thấy nợ chồng mình vừa cắt tỉa và làm sạch khu vườn sau nhà không?
- Bạn có thấy nợ vợ mình khi đi làm về, nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp và đẹp mắt không?
- Bạn có thấy nợ chồng mình khi tu sửa, lau chùi, và quan tâm đến chiếc xe của bạn không?
- Bạn có thấy nợ vợ mình khi áo quần bạn được giặt giũ sạch sẽ, là ủi cẩn thận, thơm tho không?
- Bạn có thấy nợ chồng mình khi một tay bảo trì, sửa chữa và làm đẹp cho ngôi nhà bạn đang ở không?
Nợ từng miếng cơm. Nợ từng manh áo. Nợ từng những cử chỉ lo âu, săn sóc mà giá trị của nó chỉ có người làm những việc ấy mới biết, và mới hiểu. Ở những lo toan, săn sóc ấy, câu nói người xưa:“ Của cho không bằng cách cho.” rất thích hợp dùng để diễn tả. Và còn nhiều, nhiều những hành động như vô nghĩa, bé nhỏ mà vợ chồng làm cho nhau, quan tâm, săn sóc cho nhau, đặc biệt khi bị đau ốm, hoặc gặp tai nạn. Những lúc đó, bạn nhìn thấy gì nơi khuôn mặt của chồng hay của vợ đang lo âu, và đang cố gắng để làm một cái gì đó cho bạn, cho sức khỏe và cho mạng sống của bạn. Bạn có nhớ lại một lần nào đó, vợ hay chồng bạn đã ngồi hằng đêm bên giường bệnh của bạn tại bệnh viện hay tại nhà, xoa bóp trán bạn, bàn tay, bàn chân bạn, chăm lo cho bạn từng ly nước, từng miếng thức ăn; và chỉ mỉm được nụ cười khi thấy bạn khỏe lại không?
Như vậy, bao lâu bạn còn sống, còn đi lại, ra vào căn nhà nhỏ bé hay rộng lớn của hai người, lúc đó bạn còn nợ chồng và nợ vợ của bạn.
Một trong những đặc tính của tình yêu là sự quan tâm, săn sóc cho người mình yêu. Quan tâm đến sự thiện hảo của nhau, lấy hạnh phúc của người yêu làm hạnh phúc của mình, và không ngừng chăm lo, săn sóc cho người mình yêu.
Như vậy, người chồng hay người vợ không thể nói mình không nợ nần nhau điều gì trong lãnh vực này.
- Bạn có thấy nợ vợ mình một bữa cơm ngon, trong sạch, và bổ dưỡng không?
- Bạn có thấy nợ chồng mình vừa cắt tỉa và làm sạch khu vườn sau nhà không?
- Bạn có thấy nợ vợ mình khi đi làm về, nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp và đẹp mắt không?
- Bạn có thấy nợ chồng mình khi tu sửa, lau chùi, và quan tâm đến chiếc xe của bạn không?
- Bạn có thấy nợ vợ mình khi áo quần bạn được giặt giũ sạch sẽ, là ủi cẩn thận, thơm tho không?
- Bạn có thấy nợ chồng mình khi một tay bảo trì, sửa chữa và làm đẹp cho ngôi nhà bạn đang ở không?
Nợ từng miếng cơm. Nợ từng manh áo. Nợ từng những cử chỉ lo âu, săn sóc mà giá trị của nó chỉ có người làm những việc ấy mới biết, và mới hiểu. Ở những lo toan, săn sóc ấy, câu nói người xưa:“ Của cho không bằng cách cho.” rất thích hợp dùng để diễn tả. Và còn nhiều, nhiều những hành động như vô nghĩa, bé nhỏ mà vợ chồng làm cho nhau, quan tâm, săn sóc cho nhau, đặc biệt khi bị đau ốm, hoặc gặp tai nạn. Những lúc đó, bạn nhìn thấy gì nơi khuôn mặt của chồng hay của vợ đang lo âu, và đang cố gắng để làm một cái gì đó cho bạn, cho sức khỏe và cho mạng sống của bạn. Bạn có nhớ lại một lần nào đó, vợ hay chồng bạn đã ngồi hằng đêm bên giường bệnh của bạn tại bệnh viện hay tại nhà, xoa bóp trán bạn, bàn tay, bàn chân bạn, chăm lo cho bạn từng ly nước, từng miếng thức ăn; và chỉ mỉm được nụ cười khi thấy bạn khỏe lại không?
Như vậy, bao lâu bạn còn sống, còn đi lại, ra vào căn nhà nhỏ bé hay rộng lớn của hai người, lúc đó bạn còn nợ chồng và nợ vợ của bạn.
- Món nợ ân ái vợ chồng:
Bạn quan niệm thế nào về những giây phút vợ chồng ân ái với nhau. Đó có phải chăng là thuần nhất những tác động của thể lý không? Hoặc đó có phải chăng là những thỏa mãn của dục vọng, của thú tính?
Sinh hoạt sinh lý trong hôn nhân mang hai ý nghĩa: Thỏa đáng cần thiết của nhu cầu: Nhu cầu sinh sản, và nhu cầu yêu thương, và nó cũng là hành động mang ý nghĩa của bản năng, một hành động phát triển điều hòa đời sống tâm sinh lý của con người. Bạn sẽ không thể nói với chồng hay với vợ mình:“ Hai ta tuy hai mà một, tuy một mà hai.” nếu như trong hôn nhân của bạn thiếu vắng những giây phút ân ái. Bạn cũng không thể ích kỷ hoàn toàn hưởng thụ mà không nghĩ đến kết quả và hoa trái của những giây phút ân ái này. Và qua những tác động ấy, những trao tặng ấy, bạn sẽ làm cho đời sống tâm sinh lý hai vợ chồng cái hạnh phúc có nhau và thuộc trọn về nhau, cũng như đưa đến cho bạn cơ hội để đối diện với trách nhiệm hành động của mình.
Khi bạn tìm kiếm những thứ đó từ môi trường bên ngoài, trong những giao tiếp ngoài hôn nhân, hành động sinh lý của bạn chỉ mang ý nghĩa bản năng, ích kỷ, và phản bội. Đó không phải là hành động sinh lý vì tình yêu và trong hôn nhân. Chính trong tầm nhìn trưởng thành và ý thức đầy đủ về tình yêu, về đời sống sinh lý vợ chồng này, bạn quả là một con nợ trước tình yêu dâng hiến của vợ hay chồng bạn.
Tóm lại, ái ân trong hôn nhân không chỉ nhằm thỏa mãn những nhu cầu thể lý, nó còn là những thời khắc ở đó hai vợ chồng đạt được những đồng cảm của một thể lý chan hòa, một khoảnh khắc cảm nhận tình yêu mà hai người dành cho nhau. Do đó, những ai coi ân ái trong hôn nhân như một tác động của thể lý là người đã đặt nhẹ và coi thường ý nghĩa của hành động này, coi thường cơ thể mình, đồng thời cũng đặt nhẹ giá trị và tình yêu mà họ cần phải có đối với vợ hay chồng mình.
-
Món nợ những đứa con chào đời:
Mỗi một đứa con là một kiệt tác phẩm của cả cha lẫn mẹ. Nó không là kết quả của những va chạm thể lý, và nó cũng không là kết quả của những ham muốn và đòi hỏi dục vọng của người cha hay người mẹ. Bằng một cái nhìn nghiêm chỉnh, con cái chính là kết quả của tình yêu lứa đôi, và là hoa trái của tình yêu cha mẹ dành cho nhau.
Điều này dễ hiểu, vì trong thực tế có nhiều cặp vợ chồng tuy rất mong có một người con mà không được. Họ là những bác sĩ, y tá, và những người có bằng cấp và địa vị. Có người đã thực hiện những phương pháp thụ tinh và thụ thai nhân tạo, và có người đã suýt mất mạng về việc làm này. Thế mới biết, việc có con và đưa một người con vào đời không chỉ riêng dựa trên yếu tố sinh lý thuần lý mà còn phải dựa trên nhiều yếu tố, trong đó tình yêu và ơn trời là một trong những yếu tố hết sức quan trọng.
Bỏ ngoài những khó khăn trong việc thai nghén, sinh sản, nuôi nấng, và dạy dỗ, bạn không thể nói được người con này là của riêng mình, nhưng rõ ràng là của cả hai. Đứa con dù là trai hay gái, đen hay trắng, cao hay thấp, mập hay còm, khoẻ mạnh hay ốm yếu, thông minh hay bình thường đều mang trong mình những di sản tinh thần và thể chất của cả cha lẫn mẹ, nhưng nhất là tình yêu mà cha mẹ dành cho nhau và cho nó. Do đó, con cái được gọi là hoa trái tình yêu của cha mẹ.
Mỗi một đứa con là một kiệt tác phẩm của cả cha lẫn mẹ. Nó không là kết quả của những va chạm thể lý, và nó cũng không là kết quả của những ham muốn và đòi hỏi dục vọng của người cha hay người mẹ. Bằng một cái nhìn nghiêm chỉnh, con cái chính là kết quả của tình yêu lứa đôi, và là hoa trái của tình yêu cha mẹ dành cho nhau.
Điều này dễ hiểu, vì trong thực tế có nhiều cặp vợ chồng tuy rất mong có một người con mà không được. Họ là những bác sĩ, y tá, và những người có bằng cấp và địa vị. Có người đã thực hiện những phương pháp thụ tinh và thụ thai nhân tạo, và có người đã suýt mất mạng về việc làm này. Thế mới biết, việc có con và đưa một người con vào đời không chỉ riêng dựa trên yếu tố sinh lý thuần lý mà còn phải dựa trên nhiều yếu tố, trong đó tình yêu và ơn trời là một trong những yếu tố hết sức quan trọng.
Bỏ ngoài những khó khăn trong việc thai nghén, sinh sản, nuôi nấng, và dạy dỗ, bạn không thể nói được người con này là của riêng mình, nhưng rõ ràng là của cả hai. Đứa con dù là trai hay gái, đen hay trắng, cao hay thấp, mập hay còm, khoẻ mạnh hay ốm yếu, thông minh hay bình thường đều mang trong mình những di sản tinh thần và thể chất của cả cha lẫn mẹ, nhưng nhất là tình yêu mà cha mẹ dành cho nhau và cho nó. Do đó, con cái được gọi là hoa trái tình yêu của cha mẹ.
Như vậy, khi nhìn vào những đứa con, dù là vợ hay chồng đều có thể tìm thấy dấu
ấn tình yêu mình, của sự trao tặng ân tình mà vợ chồng dành cho nhau. Những ân
tình đã làm cho họ trở thành người cha hay người mẹ của từng người con.
Con là con của cha, nhưng con cũng là con của mẹ. Mối dây thân tình thiêng liêng ấy ở một nghĩa nào đó, cũng là một món nợ mà người chồng và người vợ có với nhau trong vai trò làm cha mẹ. Sách Thánh đã ghi nhận mối dây tương quan này như sau:“ Dù người cha có tắt thở, nhưng ông vẫn không chết, vì ông vẫn còn có những đứa con trên đời.”. Do đó, khi người cha ôm đứa con vào lòng thì phải hiểu rằng mình mang ơn vợ mình, là người đã sinh ra cho mình một người con. Và một cách tương tự, khi người mẹ ôm đứa con vào lòng, bà cũng phải nghĩ đến món nợ từ cha đứa bé, vì hạt giống mà người cha nó đã gieo vào lòng mình, giờ đây là đứa con mà mình đang ôm ấp.
Mỗi một người con là một tác phẩm tuyệt vời của tình yêu cha mẹ. Và mỗi một người con là một niềm vui, hãnh diện cũng như nỗi đau của cả cha lẫn mẹ. Do đó, món nợ tinh thần này chắc không thể trả được nếu chúng ta chỉ nhìn nó trên bình diện vật chất và thể lý.
Con là con của cha, nhưng con cũng là con của mẹ. Mối dây thân tình thiêng liêng ấy ở một nghĩa nào đó, cũng là một món nợ mà người chồng và người vợ có với nhau trong vai trò làm cha mẹ. Sách Thánh đã ghi nhận mối dây tương quan này như sau:“ Dù người cha có tắt thở, nhưng ông vẫn không chết, vì ông vẫn còn có những đứa con trên đời.”. Do đó, khi người cha ôm đứa con vào lòng thì phải hiểu rằng mình mang ơn vợ mình, là người đã sinh ra cho mình một người con. Và một cách tương tự, khi người mẹ ôm đứa con vào lòng, bà cũng phải nghĩ đến món nợ từ cha đứa bé, vì hạt giống mà người cha nó đã gieo vào lòng mình, giờ đây là đứa con mà mình đang ôm ấp.
Mỗi một người con là một tác phẩm tuyệt vời của tình yêu cha mẹ. Và mỗi một người con là một niềm vui, hãnh diện cũng như nỗi đau của cả cha lẫn mẹ. Do đó, món nợ tinh thần này chắc không thể trả được nếu chúng ta chỉ nhìn nó trên bình diện vật chất và thể lý.
- Món nợ lời thề chung thủy:
Có thể nói những món nợ tinh thần mà vợ chồng có đối với nhau bắt đầu từ tình yêu và kết thúc bằng lời thề chung thủy, cùng với sức mạnh của tình yêu đã trói buộc họ lại bằng một sức hút vô hình những cực mạnh, là những lời thề non hẹn biển.
Trong các nghi lễ tôn giáo, chúng ta vẫn được chứng kiến những lời thề trang trọng như sau:“ Anh/em nhận em/anh… làm vợ/chồng, hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em/anh khi mạnh khỏe cũng như lúc yếu đau, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan để yêu thương và tôn trọng em/anh mọi ngày suốt đời anh/em.” Một lời thề mà nếu không vì yêu, chắc chắn không ai dám nói lên.
Tiếc thay, lời thề thủy chung này ngày nay bị coi thường trong xã hội chúng ta đang sống, khi con số những cặp vợ chồng tan vỡ vì ly dị đã lên hơn 50%. Đây là một con số lớn trong đó đã tạo nên không biết bao nhiêu tai họa cho gia đình, cho việc giáo dục con cái, và cho nền tảng xã hội cũng như tôn giáo.
Có thể nói những món nợ tinh thần mà vợ chồng có đối với nhau bắt đầu từ tình yêu và kết thúc bằng lời thề chung thủy, cùng với sức mạnh của tình yêu đã trói buộc họ lại bằng một sức hút vô hình những cực mạnh, là những lời thề non hẹn biển.
Trong các nghi lễ tôn giáo, chúng ta vẫn được chứng kiến những lời thề trang trọng như sau:“ Anh/em nhận em/anh… làm vợ/chồng, hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em/anh khi mạnh khỏe cũng như lúc yếu đau, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan để yêu thương và tôn trọng em/anh mọi ngày suốt đời anh/em.” Một lời thề mà nếu không vì yêu, chắc chắn không ai dám nói lên.
Tiếc thay, lời thề thủy chung này ngày nay bị coi thường trong xã hội chúng ta đang sống, khi con số những cặp vợ chồng tan vỡ vì ly dị đã lên hơn 50%. Đây là một con số lớn trong đó đã tạo nên không biết bao nhiêu tai họa cho gia đình, cho việc giáo dục con cái, và cho nền tảng xã hội cũng như tôn giáo.
Nhưng không chỉ khi hai vợ chồng đem nhau ra tòa ly dị,
lúc đó lời thề thủy chung mới bị coi thường, bị chà đạp. Chính trong đời sống
hôn nhân với những mối tình vụng trộm, với những giao du tình cảm bất chính
ngoài hôn nhân, và với những tư tưởng phản bội nhau đã trở thành một vết xấu
nhơ nhớp cho tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
LÀM SAO
TRẢ NỢ?
Trong hôn nhân vợ chồng tuy trao cho nhau nhiều, nhưng cũng là con nợ của nhau
những món nợ không bao giờ trả nổi. Những món nợ mà ta chỉ có thể trả bằng
tình: Nợ tình thì trả bằng tình.
Nợ tiền thì trả bằng tiền. Nợ tình thì trả bằng tình. Khế ước và đường lối cư
xử bình thường, tự nhiên là thế. Nhưng nếu có những món nợ quá to, quá lớn, và
quá nhiều mà mình không trả được thì sao?
“
Cháo nóng húp quanh,
Công nợ trả dần.”.
Ca dao Việt Nam đã nói như vậy. Do đó, khi nhận ra mình có nợ và biết khả năng mình không thể trả hết cùng một lúc thì phải “trả góp”, hay trả từ từ. Đây cũng là hình thức cho vay và cách thức trả nợ của chúng ta khi mượn nợ ngân hàng hay một cơ quan chuyên cho vay mượn.
Tuy nhiên những món nợ tình thì lại là một chuyện khác, vì trong rất nhiều trường hợp, người vợ, chồng hay người yêu làm cho chúng ta những điều mà họ cũng chẳng bao giờ nghĩ đến việc đòi nợ. Tình yêu là thế. “ Tình là nhiều khi không mà có. Tình là nhiều lúc có như không.”, vì thế mới có lối sống “tình cho không biếu không”. Và cũng chính ở điểm này mà khi vướng vào món nợ tình, ta rất khó để mà trả nổi, nhưng khó không có nghĩa là “quỵt nợ”, khó không có nghĩa là cứ vay mà quên không trả. Hành động quỵt nợ, không trả nợ của những con nợ này chính là hành động và lối sống “ăn cháo đá bát”, hay những kẻ vô ơn.
Vậy nếu muốn trả món nợ tình ấy, thì điều trước hết là chấp nhận mình có nợ, tiếp đến là cám ơn người cho mình vay nợ, và sau cùng là trả từ từ món nợ ấy. Trong hôn nhân, cả ba việc làm này có thể xẩy ra cùng một lúc, và qua những việc làm rất nhỏ thường ngày. Thí dụ, hãy dành cho chồng con một tâm tình yêu thương khi dọn những bữa ăn trong ngày, thay vì bực tức, khó chịu và bẳn gắt. Hoặc hãy dành cho vợ con những nụ cười, những bàn tay nâng đỡ khi cần làm một việc gì trong nhà mà không chửi thề, văng tục, không kể công, hoặc la lối vợ con.
Những hành động ấy tuy rất nhỏ nhưng nếu chúng ta làm nó với một tình yêu lớn lao, nó sẽ mang một ý nghĩa và giá trị rất lớn lao. Vì có nghĩa gì đâu một nụ cười, một nụ hôn, một bàn tay nâng đỡ đối với những người mình không yêu, không thương; nhưng những nụ cười ấy, những nụ hôn ấy, những bàn tay nâng đỡ ấy lại cả là một niềm an ủi, một hạnh phúc lớn lao cho người mình yêu và yêu mình.
Nhiều người vẫn mong cho được sống lâu trăm tuổi, nhưng lại không biết sống một ngày hạnh phúc, thanh bình với tình yêu thương vợ, yêu thương chồng, và yêu thương con bằng những tư tưởng, lời nói và hành động biết ơn. Cái nghịch lý này thường xảy ra vì nó mang trong tâm thức ích kỷ, tâm thức trọng cái tôi, khi tự cho mình đáng được người khác hầu hạ, cung phụng, và để ý tới, trong khi đó ngược lại, không nhận ra mình đang sống những năm tháng nợ nần do những hy sinh và những quan tâm của người vợ hay người chồng đang làm cho mình.
Công nợ trả dần.”.
Ca dao Việt Nam đã nói như vậy. Do đó, khi nhận ra mình có nợ và biết khả năng mình không thể trả hết cùng một lúc thì phải “trả góp”, hay trả từ từ. Đây cũng là hình thức cho vay và cách thức trả nợ của chúng ta khi mượn nợ ngân hàng hay một cơ quan chuyên cho vay mượn.
Tuy nhiên những món nợ tình thì lại là một chuyện khác, vì trong rất nhiều trường hợp, người vợ, chồng hay người yêu làm cho chúng ta những điều mà họ cũng chẳng bao giờ nghĩ đến việc đòi nợ. Tình yêu là thế. “ Tình là nhiều khi không mà có. Tình là nhiều lúc có như không.”, vì thế mới có lối sống “tình cho không biếu không”. Và cũng chính ở điểm này mà khi vướng vào món nợ tình, ta rất khó để mà trả nổi, nhưng khó không có nghĩa là “quỵt nợ”, khó không có nghĩa là cứ vay mà quên không trả. Hành động quỵt nợ, không trả nợ của những con nợ này chính là hành động và lối sống “ăn cháo đá bát”, hay những kẻ vô ơn.
Vậy nếu muốn trả món nợ tình ấy, thì điều trước hết là chấp nhận mình có nợ, tiếp đến là cám ơn người cho mình vay nợ, và sau cùng là trả từ từ món nợ ấy. Trong hôn nhân, cả ba việc làm này có thể xẩy ra cùng một lúc, và qua những việc làm rất nhỏ thường ngày. Thí dụ, hãy dành cho chồng con một tâm tình yêu thương khi dọn những bữa ăn trong ngày, thay vì bực tức, khó chịu và bẳn gắt. Hoặc hãy dành cho vợ con những nụ cười, những bàn tay nâng đỡ khi cần làm một việc gì trong nhà mà không chửi thề, văng tục, không kể công, hoặc la lối vợ con.
Những hành động ấy tuy rất nhỏ nhưng nếu chúng ta làm nó với một tình yêu lớn lao, nó sẽ mang một ý nghĩa và giá trị rất lớn lao. Vì có nghĩa gì đâu một nụ cười, một nụ hôn, một bàn tay nâng đỡ đối với những người mình không yêu, không thương; nhưng những nụ cười ấy, những nụ hôn ấy, những bàn tay nâng đỡ ấy lại cả là một niềm an ủi, một hạnh phúc lớn lao cho người mình yêu và yêu mình.
Nhiều người vẫn mong cho được sống lâu trăm tuổi, nhưng lại không biết sống một ngày hạnh phúc, thanh bình với tình yêu thương vợ, yêu thương chồng, và yêu thương con bằng những tư tưởng, lời nói và hành động biết ơn. Cái nghịch lý này thường xảy ra vì nó mang trong tâm thức ích kỷ, tâm thức trọng cái tôi, khi tự cho mình đáng được người khác hầu hạ, cung phụng, và để ý tới, trong khi đó ngược lại, không nhận ra mình đang sống những năm tháng nợ nần do những hy sinh và những quan tâm của người vợ hay người chồng đang làm cho mình.
TỰ TRÁCH
Trách đời sao quá khổ!
Nếm đủ mùi đắng cay
Trách người sao ở bạc!
Tìm đâu thấy lòng nhân
Trách số phần không tốt!
Phiền não với thị phi
Trách trời cao quá xa!
Tiếng than không nghe được.
**
Trách mình ngôi sao lạc!
Mãi mãi chịu luân hồi
Trách mình chẳng biết tu!
Làm bao người phải khổ
Trách mình không chịu chuyển!
Nghiệp xấu vẫn đeo mang
Trách mình chẳng thiện tâm!
Làm sao thấy được PHẬT.
XUÂN TRONG
NÉT ĐẸP NGƯỜI TU
TKN
Thích Nữ Chân Liễu
Nhân dịp đầu năm, đi chùa lễ Phật, nhìn thấy
muôn hoa đua nở, vẻ đẹp tao nhã của thiên nhiên như lời chúc phúc tốt lành đến
với tất cả mọi người.
Một sức sống vui tươi vô cùng kỳ diệu khi
nhìn cảnh sắc xinh tươi của "Mùa Xuân", tâm tình ai ai cũng cảm thấy
phấn khởi và hoan hỷ đón mừng mùa xuân an lạc hạnh phúc, cát tường như ý. Hương
xuân làm con người lạc quan yêu đời, cũng là thời gian mà người tu tâm dưỡng
tánh có thể chuyển mình tự đứng lên, vượt thoát quá khứ nhiều phiền não, nhìn
về tương lai đầy hứa hẹn.
Đệ tử Phật gia ai ai cũng mong ước được vô
lượng an lạc, vạn sự cát tường, Phật sự hanh thông, Phật đạo viên thành và đạt
được mùa xuân miên viễn, như những lời chúc đầy đạo vị mỗi khi xuân về.
Mong ước đạt được những điều chúc tụng đầy ý
nghĩa trong dịp xuân về, người con Phật nên hiểu rõ ràng về giáo lý nhân quả và
sự thực hành đúng chánh pháp, áp dụng giáo lý đạo Phật trong đời sống hằng
ngày.
Điều quan trọng vô cùng sâu sắc của Phật
pháp, thể hiện qua giá trị nhân cách sống cao thượng chân chánh của người tu,
đó chính là "Xuân trong nét đẹp của người tu", kết quả là sự an lạc
cát tường như ý, không mong cầu cũng luôn luôn hiện hữu.
NÉT ĐẸP CỦA NGƯỜI TU XUẤT GIA
Theo sự tích của Đức Phật, hình ảnh thanh
tịnh, từ tốn, bước chân an lạc xuất trần của một vị Sa môn, cùng tấm áo cà sa
đơn giản, đầu trần chân đất, cuộc sống ung dung tự tại đã làm Thái Tử Tất Đạt
Đa xúc động. Xuất thân từ cung vàng điện ngọc, địa vị cao sang quyền quí tột
đỉnh, nhưng cuộc sống của vị Sa môn Cồ Đàm đơn giản thuần khiết, cơ cực khổ
hạnh thể hiện qua một con người siêu việt xuất thế. Đức Phật là nét đẹp đạo
hạnh đầy đủ "Từ bi và Trí tuệ". Sự kính phục tuyệt đối của nhân loại
về chân lý đạt đến cứu cánh giải thoát sanh tử, ngàn đời nay đến đời sau đối
với Ngài là vô cùng vô tận.
Sống trong giới pháp của Đức Phật, người tu
xuất gia không phải bận rộn miếng cơm manh áo, không lo toan chuyện thị phi thế
gian, là đang được hưởng gia tài của cha lành Thế Tôn để lại. Trên bước đường
hành đạo, có nhiều chông gai trắc trở, đồng thời cũng có nhiều cám dỗ của vật
chất danh lợi trong giai đoạn tự chế ngự bản thân, đó là thử thách, rèn luyện
công phu tu tâm dưỡng tánh.
Đối với mùa xuân mỗi năm qua mau, kiếp sống
con người thật ngắn ngủi, nếp sống thanh tịnh trầm mặc của các vị tu sĩ là khép
lại bớt lục căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.
Mắt: Không thấy vật chất là vĩnh cửu, là quí giá, cần nắm giữ
cho riêng mình.
Tai: Không nghe nhiều, không chấp vào tiếng khen chê, sanh
tâm thương ghét phân biệt.
Mũi: Không để cho mùi vị, hương lạ làm tâm tán loạn, sanh tâm
mê đắm, thích hưởng thụ.
Lưỡi: Không để cho cảm giác ngon dở, ưa thích sai khiến, tạo
nghiệp chẳng lành.
Thân: Không hơn thua, đẹp xấu phô trương, sanh lòng khinh mạn
đua đòi.
Ý: Không để cho ý sanh vọng tưởng điên đảo, tâm thức tán
loạn sẽ rơi vào tội lỗi.
Chứng thực cho sự giải thoát của con người,
là được sống thảnh thơi trong an nhàn, tâm an tĩnh, trí sáng suốt, rời xa những
bon chen, xô bồ của cuộc sống thường ngày, rời xa vòng danh lợi thế gian, thoát
khỏi bể khổ trầm luân. Ấy chính là khi Tâm ta hoàn toàn an tĩnh.
"Nét đẹp của người xuất gia" không
phải là hình tướng khác thường bên ngoài, không phải mũ cao, áo thêu áo gấm, đủ
màu đủ sắc. Xuân đối với người xuất gia là cái đẹp trong sáng ở nội tâm, khi
Tâm thanh tịnh, rời xa được lòng tham lam, sân hận, si mê, nhân cách thuần hậu,
nguyện đem lợi lạc cho mình cho người.
Tâm hạnh người xuất gia cao thượng chân thật
vô ngã vị tha, ắt sẽ đạt đến Niết bàn vô lượng an lạc, đó là "Xuân trong
nét đẹp của người tu xuất gia", cũng là giá trị hạnh phúc bất tận cho
người tu ngay tại thế gian.
NÉT ĐẸP CỦA NGƯỜI TU TẠI GIA
Đạo Phật không đòi hỏi mọi người đều phải lên
Chùa để tu, cầu Kinh sớm hôm và hàng ngày phải ăn chay khổ hạnh hay buộc phải
hoàn toàn cắt đứt tất cả tình thương với người thân, mới gọi là biết tu.
Ý nghĩa của chữ
TU là tu tâm sửa tánh. Đức Phật dạy: "Thắng vạn quân không bằng tự thắng
mình. Tự thắng tâm mình là điều cao quý nhất".
Khi những vọng
tâm, vọng tưởng, vọng thức, vọng niệm đã dứt sạch, thì sẽ chế ngự được tham
lam, sân hận, si mê. Kết quả thực tế, cũng là phần thưởng cho những cố gắng, nổ
lực không ngừng của người tu tại gia, trước mắt là những chuỗi ngày hạnh phúc, vui vẻ, đầy an lạc.
Một người yếu
đuối sợ khó khăn, tâm tánh ích kỷ, thích mơ mộng danh lợi, đòi hỏi nhiều về thú
vui vật chất riêng bản thân, muốn một cuộc sống "tu tại gia" không dễ
dàng thực hiện được. Một ví dụ, như làm cha mẹ muốn tu tại gia, vừa trách nhiệm
lo miếng cơm manh áo cho gia đình, cho các con, lại còn phải hộ trì Tam Bảo, tu
học Phật pháp, niệm Phật, ngồi thiền, tụng kinh, tự soi rọi thanh lọc tâm,
không phải ai cũng làm được. Nếu thực hành vẹn toàn được công phu "tu tại
gia", người tu luôn luôn chịu hy sinh rất nhiều cho riêng bản thân mình,
tâm ý cao thượng khó làm khó thực hiện, nhưng đó chính là môi trường tu tâm
dưỡng tánh tuyệt vời nhất.
Người muốn tu, ở
hoàn cảnh nào cũng tu được, nếu hiểu được cách tu theo lời Phật dạy, nghĩa là
áp dụng tứ vô lượng tâm là từ, bi, hỷ, xả, khoan dung rộng lượng trong đối xử,
biết tự kềm chế thú vui vật chất, mạnh dạn hy sinh lợi ích cá nhân, biết xả bỏ
ích kỷ nhỏ nhen. Người tu tại gia tự độ và còn có thể độ được cho những người
thân trong gia đình và làm tấm gương cho
con cháu noi theo. Sống biết đủ, không đòi hỏi nhiều, không bận rộn vào cuộc
vui vô nghĩa, người "tu tại gia" sẽ có rất nhiều thời gian cho việc
nghiên tầm kinh điển, tu học để khai sáng trí tuệ, trưởng dưỡng từ bi.
"Nét đẹp của
người tu tại gia" là cuộc sống chân thật hồn nhiên, một nhân cách trong
sạch và một tâm Bồ Tát tại gia vô chấp vô phân biệt, vượt qua được hình tướng
xuất gia, nhưng vẫn có thể thành tựu đạo nghiệp.
Người "tu
tại gia" có thể đem lại cho mình, cho những người thân sống chung quanh sự
bình yên tuyệt đối trong tâm hồn, sự thoải mái vô cùng qua cung cách cư xử
trong từng cử chỉ, lời nói, việc làm cũng như ý nghĩ. Đó là ý nghĩa vi diệu
tuyệt vời "Xuân trong nét đẹp người tu tại gia", ngay từ những điều
vô cùng giản dị trong cuộc sống hằng ngày.
Tóm lại, mùa xuân
trong nét đẹp của người tu xuất gia hay tại gia là ở tâm hạnh của Bồ Tát, nhân
cách nghiêm tịnh, giới đức khiêm cung.
Được gần các "Bậc Thiện Nhân" con người sẽ cảm nhận vô lượng an
lạc hạnh phúc, như được hưởng gió mát và ánh nắng ấm áp, đầy đạo vị của những
cánh hoa xuân tươi đẹp.
- Trang nghiêm giới hạnh, đó là thân đẹp.
- Ăn ở hiền hòa, thủy chung, đó là nết đẹp.
- Cư xử khiêm hạ, từ tốn, đó là cử chỉ đẹp.
- Giúp đỡ người bị nạn hay đói nghèo, đó là tấm lòng đẹp.
- Hiếu với cha mẹ, kính bậc hiền thánh, đó là tâm hồn
đẹp.
- Gặp người đau khổ, sợ hãi, nói lời an ủi, đó là ngôn
ngữ đẹp.
- Không khởi tà niệm, tâm luôn chánh trực, đó là ý đẹp.
- Biết độ lượng, bao dung, đó là đức hạnh đẹp.
- Khai mở tâm trí, phá trừ vô minh, đó là trí tuệ đẹp.
- Đạt được giác ngộ và giải thoát, đó là nét đẹp tối
thắng.
Mùa xuân tuyệt
đẹp với một tâm thức an bình tự tại, người biết tu hãy quay trở về nội tâm,
thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ, trưởng dưỡng tâm từ bi, thấy được Phật tánh không
sanh, không diệt của mình, để ngộ ra "ý xuân vi diệu" này.
Có như vậy, ta
mới có thể thanh thản sống đời, không tự ti cũng không tự tôn, với cái nhìn tự
tại, vô úy giữa muôn sự có không, đúng sai, hơn thua, được mất, vinh nhục.
Ở thế gian tất cả
các pháp sanh diệt đều là vô thường.
"Mùa xuân
trong nét đẹp người tu" mới thật sự đem lại thân tâm an lạc, phước trí
trang nghiêm, tùy tâm mãn nguyện, vạn sự cát tường. []
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
TKN Thích Nữ Chân Liễu
-
Em thương! Nếu như mai sau anh có chết đi,
nhớ anh em chỉ cần cúng anh một ly Café đen là đủ rồi!!
nhớ anh em chỉ cần cúng anh một ly Café đen là đủ rồi!!
-
Không còn thêm một tô hủ tiếu và một ổ bánh
mì thập cẩm nữa!
-
Chi mà phải tốn kém nhiều như vậy?
-
Anh không ăn được, thì em sẽ ăn thế anh chứ.
-
À! thì là vậy, anh hiểu rồi!!
--------------------------------------------
AI ĐÓI?
-
Thưa Thầy! chồng con khi còn sống rất thích
ăn xôi.
Như
vậy con cúng dĩa xôi anh ấy có ăn được không?
-
Cúng có một dĩa xôi thôi sao? Con còn nhớ
anh ấy thích gì nữa không?
-
Dạ hết rồi!
-
Nếu con cúng chỉ có xôi thôi thì anh ấy là
ma đói rồi…!!!
Chùa
cũng đói luôn…!!!
------------------------------------------------
MUA HAY KHÔNG MUA?
-
Chị Hai à! lúc nảy có một sư cô đến bán
nhang. Em nghi lắm!
Không
biết sư cô nầy là thiệt hay giả nữa.
-
Em có cần nhang hay không? Đó là chuyện mua
hay không mua.
Còn
sư cô kia thiệt hay là giả em không cần thắc mắc. Một người bán một người mua
sòng phẳng, mua đâu cũng vậy thôi, cũng đều phải
trả tiền mà!!
-
Chị Hai có lý hé, em hiểu rồi.
-----------------------------------------------
CÓ CÒN NGU KHÔNG?
-
Anh à! nhiều lúc em thấy mình ngu hết sức vậy
đó!
-
Khi em thấy được mình ngu, là em đã khôn rồi
đó.
Còn
lúc nào cũng cho mình là khôn, thì ngu mà không biết mình ngu!
-
Ừ hé anh nói cũng có lý đó…!!!
--------------------------------------------
PHTQ SỐ 27 XUÂN ẤT MÙI
http://phtq-canada.blogspot.ca/2014/12/phat-hoc-tinh-quang-so-27-xuan-at-mui.html
Ý NGHĨA CÚNG HOA, HƯƠNG, ĐÈN
HẠNH PHÚC CỦA CON NGƯỜI
MUỐN TU THÌ PHẢI HỌC
PHẬT PHÁP TẠI THẾ GIAN
http://phtq-canada.blogspot.ca/2011/11/phat-phap-tai-gian-phtq-so-14.html
CHỮ TÂM QUA LỜI PHẬT DẠY
CHỮ TÂM QUA LỜI CHƯ TỔ DẠY
GIỚI HẠNH NGƯỜI TU
http://www.phtq-canada.blogspot.ca/2013/09/gioi-hanh-nguoi-tu.html