Tôi mong
tất cả Tăng Ni là người lãnh đạo Phật tử, quí vị đi và dẫn dắt Phật tử cùng đi
đúng theo con đường đức Phật đã đi.
Đừng đi
sai, đừng đi lệch, uổng một đời tu, không biết mai kia có gặp lại Phật pháp
không?
Làm sao
chúng ta đứng vững và luôn luôn không bị những luồng gió nhơ nhớp của thế gian
làm lem
luốc,
phải trong
sạch vững vàng trên con đường đạo. Đó là chỗ tha thiết mong mỏi của tôi.
HT
Thích Thanh Từ
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Các sự mê tín trong PG và tang lễ theo PG
1. Căn cứ theo hình chụp chói sáng, tuyên bố nhà sư vãng sanh
2. Các nhà sư biến tướng, chuyên nghiệp làm nghề thầy tụng đám ma,
y áo rực rỡ phi chánh pháp - y như phường tuồng hát cải lương
llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllll
1. Căn cứ theo hình chụp chói sáng, tuyên bố nhà sư vãng sanh
llllllllllllllllllllllllllllll
1. Căn cứ theo hình chụp chói sáng, tuyên bố nhà sư vãng sanh
On Friday, September 25, 2015 9:02 AM, Trangsurles <trangsurles@hotmail.com> wrote:
A Di Đà Phật!Bạch Thầy,
Con biết là Thầy là người hiểu biết nhiều về khoa học.
Kính xin Thầy vui lòng giải thích dùm con hiện tượng mà con thấy và chụp hình trong điện thoại của con trong những ngày con ở Tổ Đình.
Kính chúc Thầy vạn sự lành.
Con Trang
llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllll
SAT 25.9.2015
Kính ĐH Diệu Liên
Việc chụp ảnh qua smart phone hay digital camera bị khúc xạ ánh sáng hay các hiện tượng ánh sáng khác không có gì lạ.
Nhiều
nhà sư có học Phật, có kiến thức, cở như Thích Nguyên Tạng (Úc), Thích
Như Điển (Đức) cũng tin những chuyện tào lao tương tự như madala light hay madala flower quanh
tượng phật ngọc mấy năm trước, qua các ảnh chụp chói ánh sáng mặt trời
hay ánh đèn, nhất là ban đêm. Trên Internet đã có giải thích rõ ràng.
Hai nhà sư này lên TV bên USA nói nhảm trong một cuộc phỏng vấn thật
đáng trách, cho bá tánh thấy cái ngu dốt của hai tăng sĩ PG. Các nhà sư
này đâu nhìn thấy sau lưng họ, lúc đang phỏng vấn TV cho chiếu bao nhiêu
hình ảnh madala của họ, có gì là linh thiêng theo PG đâu?
Trong
đám tang HT Tâm Châu, lão HT Minh Mẫn (Chùa Huệ Quang USA) cũng chụp
những hình tương tự như thế này và tuyên bố HT Tâm Châu vãng sanh, ông
ta sẽ in ra và phát tán. Thực là mấy lão trọc ngu si, mê tín, khó tưởng
tượng, khó tha thứ được.
Mấy
thằng con nít bị quăng vô chùa, lớn lên thành HT, không học chánh pháp,
không học văn hóa, chỉ lợi dụng áo cà sa truyền bá mê tín, dẫn dắt bá
tánh vào tà đạo.
Chán thật!
Kính thư,
VP.PHTQ.CANADA
2. Tà pháp xâm nhập chùa chiền
Các nhà sư biến tướng, chuyên nghiệp làm nghề thầy tụng đám ma,
Các nhà sư biến tướng, chuyên nghiệp làm nghề thầy tụng đám ma,
y áo rực rỡ phi chánh pháp - y như phường tuồng hát cải lương
Tà sư với ban kinh hoàng náo động chốn thiền môn
lóc cóc leng cheng lùng tùng xèng
ớ a ớ a ợ a ợ a . . . cái mà đám ma. . á a à á a . . vui quá ta
Tà sư với ban kinh hoàng náo động chốn thiền môn
lóc cóc leng cheng lùng tùng xèng
ớ a ớ a ợ a ợ a . . . cái mà đám ma. . á a à á a . . vui quá ta
- Nhà chùa nhà sư nên biết tiết kiệm tịnh tài, của cải do bá tánh cúng dường, không nên phung phí, sắm sửa y áo mũ mão đắt tiền bằng gấm vóc lụa là, màu sắc sặc sở y như phường tuồng bát nháo.
- Nhà sư hành tà pháp, vô đạo đức, bát nháo phường tuồng, có thể hành lễ cầu siêu độ, có thể dẫn vong một đức trưởng lão đại sư viên tịch hay sao?
- Tang lễ của tăng hay tục, nếu không đoàn kết trong nội bộ gia đình, nội bộ đoàn thể, nội bộ tông phái, nội bộ quốc gia, thì ngoại nhân hay ngoại bang lợi dụng, lũng đoạn, dẫn dắt hành động những điều không cần thiết, thậm chí phung phí và phi chánh pháp.
- Tang lễ thường dân bá tánh thường gây tranh cãi, làm khổ đau thân nhân trong gia đình do sự chi tiêu phung phí quá nhiều chuyện không cần thiết cho người qua đời.
- Tang lễ của một nhà sư phung phí tiền của bá tánh cúng dường là phật sự hay ma sự?
- Tang lễ như vậy đem lại lợi ích chi cho PG hay cho bá tánh, cùng môn đồ pháp quyến?
- Kính mời xem thư góp ý của một Phật tử tại Montréal, Canada dưới đây:
---------- Forwarded message ----------
From: Khoa T Do khoathudo@yahoo.com
Date: 2015-10-02 11:38 GMT-04:00
Subject: Re: [NhomThanHuuCSQG_VNCH] Fwd: [bao_chi] không nên có đức tin mù quáng vào bất cứ tôn giáo nào - Các Linh Mục, Giám Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng hay các chức sắc Phật Giáo, hoặc bất cứ tôn giáo nào
To: cutranlacdao@yahoo.com, cutranlacdao.canada@gmail.com
Kính
trả lời và gởi ý kiến trong tinh thần xây dựng Lục Hoà trong PG. Quý vị
phê bình tang lễ tăng hay tục bất cứ ai cũng hoan hỷ thôi.
Nhưng đối với
Đức TL Hoà Thượng TỪ QUANG tang lễ theo Di Ngôn giản đơn chỉ trong 6
ngày; ko rước nhạc lễ Ứng Phú kinh sư cử hành khoa giáo rườm rà [tại nhân
sự tùng sự có vị nào gốc Huế hành lễ dội Mảo Hiệp Chưởng; Y Hậu gấm sô là
do người ta cúng dường chớ BTC hay Hiếu đồ ko thỉnh; đôi khi mấy vị tuy
làm đám cho đức TL nhưng coi như khoe cho mấy đám khác sau nầy]. đồng
thời gian trước sau ko lâu tới 3 đám của Ngài Giác Nhiên ở bang Cali và
Viên Diệu gốc Huế tuổi đời chỉ trên 60 còn nhỏ hơn kẻ hèn nầy tại Bang
Quebec, Canada hành lễ cả tháng trời rổi đưa hòm rương về tới VN coi như
tang lễ tới 2 nước.
Vậy mà trang mạng PHTQ sao ko đưa ra hay là cùng
PHE.
Dầu sao Đức TL cũng dương ngọn cờ chánh Pháp PG tranh đấu là vị được
suy tôn Lãnh đạo dẩm sương dải nắng bất kê nắng lửa mưa dầu; đêm 5 canh
ngày 6 khắc máu đổ thịt rơi vào tù ra khám cũng vì chánh pháp; trong khi
mấy vị khác ko bao giờ tranh đấu thờ thành công vựa bệ hưởng quyền lợi
tự do tôn giao đặng đút đơn xin lập GH nầy GH kia đặng kinh doanh xây
chùa viện Tinh Xa cả 100; còn vị nọ lúc tranh đấu 1963 hỷ muổi chưa sạch
công cán gì đâu chẳng qua ra nước ngoài hốt của dân định cư làm giàu cho
phe phái góp nhiều tiền mới đưa hài cốt về chôn khuôn viên chùa Thiền
Tôn núi Thiên Thai.
Tuy ở ngoài thế nhưng kẻ hèn nầy biết mà đôi khi quý
vị chưa biết đâu.
Mấy vị muốc phê bình đám khác thì mặc tình; trước Đức TL
Từ Quang biết bao nhiêu vị làm tang ma tốn bạc mấy 100 ngàn USD hay bạc
bên Âu châu sao quý vị ko hài danh hài tánh hài cái Xa Xỉ mà chỉ đám
tang rất giản đơn ở Từ Quang bị đăng rùm trời.
Nếu mấy vị muốn Tồi Tà Phụ
Chánh sao ko cầm cái Giáng Ma Xử moi hết mấy đám khác từ trong và
ngoài nước mới cao thượng.
Còn đăng cái tin nầy rỏ ràng con Sâu Sư tử ăn
thịt thân Sư tử vậy thôi.
Kính báy kẻ hèn nầy Huệ Thanh-Hồng Khoa hiệu
Ngộ Thi thuộc 2 dóng LT Gia Phổ và Chánh Tông
llllllllllllllllllllllllllllll
Date: 2015-09-17 15:37 GMT-04:00
Subject: [bao_chi] không nên có đức tin mù quáng vào bất cứ tôn giáo nào - Các Linh Mục, Giám Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng hay các chức sắc Phật Giáo, hoặc bất cứ tôn giáo nào
Subject: [bao_chi] không nên có đức tin mù quáng vào bất cứ tôn giáo nào - Các Linh Mục, Giám Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng hay các chức sắc Phật Giáo, hoặc bất cứ tôn giáo nào
Trên
đời này, mọi người đều phải chết dù không theo tín ngưỡng nào, hoặc là
tín đồ hay chức sắc - kể cả các vị sáng lập của tất cả các tôn giáo xưa
nay.
Cho nên người trí không nên có đức tin mù quáng vào bất cứ tôn giáo nào,
với lời hứa hẹn được lên thiên đàng hay vãng sanh cực lạc.
Các Linh Mục, Giám Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng
hay
các chức sắc Phật Giáo, hoặc bất cứ tôn giáo nào
bị bệnh cũng phải uống thuốc, đi điều trị tại bệnh viện,
bị tai nạn, bị ám sát cũng chết,
không chết cũng phải nhập viện cứu chữa,
vi phạm luật pháp thế gian cũng bị xử trị thích đáng như tất cả mọi người bình đẳng trước pháp luật.
Luật Chúa Luật Phật Luật Trời cũng chẳng cứu được ai cả.
Con người cần nên tránh làm điều ác, siêng làm việc thiện, giữ tâm ý thanh tịnh
khi sống được an lạc hạnh phúc,
khi chết được bình an
không cần các ban hộ niệm tào lao, không cần các nghi lễ cầu hồn cầu siêu do các Cha hay các Sư đặt ra
Tại sao?
Đơn giản, bản thân các Cha hay các Sư chết đã chắc gì khá hơn bá tánh,
bá tánh suốt đời bất lương, chỉ cần các nghi lễ như vậy là siêu sanh, là lên trời, lên cõi trên hay sao?
Chỉ có những người ngu si, u mê, tham lam vô độ, mới tin nên bị gạt gẫm.
Bá tánh khi qua đời, thân xác nên hiến cho khoa học cứu người giúp đời,
không nên làm tang lễ rườm rà tốn kém theo phong tục,
không nên bận tâm với hũ tro cốt vô nghĩa.
Các hũ tro hay các nấm mồ chỉ là tượng trưng một thời gian rồi cũng đi vào quên lãng.
Các hũ tro lại chính là điều tranh cãi của thân nhân.
Các hũ tro lại chính là con tin trong các chùa, làm khó thân nhân.
Các hũ tro đem rãi trên núi, trên sông, trên biển chỉ tạo nên công ăn việc làm cho các nhà sư truyền bá mê tín,
cho dù nhà sư đó là Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành, là lãnh đạo của Giáo Hội,
họ tổ chức vớt vong trên sông biển như người ta đi vớt bèo.
Trong các tang lễ, bá tánh đến viếng thăm nói lên những lời thương tiếc, tán thán ca ngợi người chết, cho các người khác nghe.
Những lời nói tốt đẹp đó, nếu người chết được nghe khi còn sống, thế giới này chính là thiên đàng, là cực lạc.
Tóm lại, bá tánh nên tu tâm dưỡng tánh - không phân biệt tín ngưỡng - tự bản thân được sống hạnh phúc, chết bình an, không cầu cũng siêu.
llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllll
Posted by: VP.PHAT HOC TINH QUANG CANADA cutranlacdao@yahoo.com
llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllll
VP. PHAT-HOC TINH-QUANG
CANADA
Kính mời viếng thăm
DÂNG SỚ CẦU AN - TIỀN MẤT
TẬT MANG
CÚNG
SAO GIẢI HẠN - TAI NẠN VẪN TỚI
llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll llllllllllllllllllllllllllllll lllllllllllllllllllllllllllll
http://phtq-canada.blogspot.http://lotus-lantern-canada.
llllllllllllllllllllllllllllll
NHỨT THIẾT DUY TÂM TẠO
1) Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật có dạy: "Nhứt thiết duy tâm tạo".
Nghĩa
là: Mọi sự mọi việc đều do tâm tạo ra tất cả. Công đức cũng do tâm tạo,
nghiệp chướng cũng bởi tại tâm. Đó chính là tâm sanh diệt, lăng xăng
lộn xộn, thay đổi luôn luôn, thường do tham sân si chi phối, thúc đẩy,
điều khiển, cho nên con người thường tạo nghiệp bất thiện nhiều hơn là
nghiệp thiện. Chúng ta đã thấu hiểu lý lẽ chân thật của cuộc đời là: vô
thường, không có gì tồn tại vĩnh viễn, không có gì là tự nhiên sanh mà
không có nguyên nhân. Luật nhân quả áp dụng trong ba thời: quá khứ, hiện
tại, vị lai. Sanh sự thì sự sanh. Nhân nào thì quả nấy. Gieo gió thì
gặt bảo. Có lửa thì có khói. Cầu nguyện với tâm lăng xăng lộn xộn, chỉ
đem lại sự bình an tâm trí tạm thời. Bình an thực sự chỉ có cho người
thiện tâm. Thiên đàng, địa ngục, tuy là hai tâm trạng khác nhau, nhưng
thực sự, tất cả chỉ là các trạng thái ở trong tâm của chúng ta mà thôi.
Bởi vậy cho nên, có bài kệ như sau:
Tội tùng tâm khởi tương tâm sám
Tâm nhược diệt thời tội diệc vong
Tội vong tâm diệt lưỡng câu không
Tâm nhược diệt thời tội diệc vong
Tội vong tâm diệt lưỡng câu không
Thị tắc danh vi chân sám hối.
dịch là:
Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm đã diệt rồi tội cũng vong
Tội vong tâm diệt cả hai không
Đó chính thực là chân sám hối.
dịch là:
Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm đã diệt rồi tội cũng vong
Tội vong tâm diệt cả hai không
Đó chính thực là chân sám hối.
Nghĩa
là: Tất cả những tội lỗi gây ra, đều do tâm chúng ta chủ động, thì phải
thành tâm mà sám hối, tự trong thâm tâm. Từ đó, chúng ta phát nguyện
không tái phạm, cho nên mỗi khi tâm tham, tâm sân, tâm si khởi lên,
chúng ta liền biết ngay, dừng lại, không làm theo sự điều khiển, sai
khiến của tham sân si, thì tội lỗi sẽ không còn tái phạm nữa. Khi tội
lỗi không còn, tâm sanh diệt cũng lặng mất, con người sống trong trạng
thái tịch tịnh, bình yên của tâm trí. Đó mới thực là sự sám hối chân
chánh.
2) Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật có dạy: "Tùy tâm biến hiện".
Nghĩa
là: Mọi sự mọi việc trên thế gian này như thế nào, tốt hay xấu, lành
hay dữ, đúng hay sai, phải hay quấy, được hay không, đều do vọng tâm của
chúng ta biến hiện ra cả. Sự cảm thọ tùy theo tâm trạng, tùy theo cá
nhân, không ai giống ai, không lúc nào giống với lúc nào, không thời nào
giống với thời nào, không nơi nào giống với nơi nào. Trong sách có câu:
“Tâm buồn cảnh được vui sao
Tâm an dù cảnh ngộ nào cũng an.”
“Tâm buồn cảnh được vui sao
Tâm an dù cảnh ngộ nào cũng an.”
Nghĩa
là: Cùng một cảnh vật như vậy, nếu có tâm sự buồn phiền áo não, chúng
ta không thấy cảnh vui chút nào. Còn nếu chúng ta có tâm trạng hân hoan
vui vẻ, dù cây khô trụi lá, cảnh vẫn đẹp vui như thường. Cái tâm hân
hoan vui vẻ là chúng ta, hay cái tâm buồn thảm lê thê là chúng ta? Cùng
một câu nói như vậy, nếu tâm an ổn, vui vẻ mát mẻ, chúng ta cũng cho
là: nói đúng nói phải, nói sao cũng được, nói ngược cũng xong. Trái lại,
tâm đang bực bội, ai nói câu nào, chúng ta cũng cho là: nói sai nói
bậy, nói xiên nói xỏ, nói bóng nói gió, nói hành nói tỏi, nói quấy nói
quá. Vậy, hãy thử nghĩ xem, chúng ta là người: có tâm thực tốt, hay tâm
không tốt? Cái tâm sanh diệt, lăng xăng lộn xộn, thay đổi bất thường
như vậy, thực không phải là chúng ta.
3) Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy: "Tam giới tâm tận, tức thị niết bàn".
Nghĩa
là: Khi nào dứt sạch tâm trong ba cõi, lúc đó chúng ta mới thấy được
niết bàn. Ba cõi, còn gọi là tam giới, đó là: dục giới, sắc giới và vô
sắc giới. Khi tâm tham nổi lên, chúng ta sống trong dục giới, tức là
cảnh giới đắm nhiễm tham dục, cảm thấy đau khổ triền miên vì lòng tham
của con người không đáy, không bao giờ thỏa mãn được. Con người sống
trong dục giới lúc nào cũng cảm thấy khao khát, thiếu thốn, được bao
nhiêu cũng không thấy đủ, cho nên luôn luôn chạy đôn chạy đáo, tìm kiếm
ngũ dục: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ. Khi tâm sân
nổi lên, ngay lúc đó, chúng ta sống trong sắc giới, tức là cảnh giới
chấp chặt sắc tướng, lòng như thiêu đốt, sắc mặt tái xanh, vì sự tức
giận, vì sự bất mãn. Dù tâm tham không còn, tâm sân cũng tai hại vô
cùng.
4) Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật có dạy:
"Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai".
Nghĩa
là: Một khi tâm niệm tức giận, sân hận khởi lên mà chúng ta không tự
kềm chế, không tự khắc phục, thì biết bao nhiêu, trăm ngàn vạn chuyện
khó khăn, đau khổ, chướng ngại tiếp nối theo sau đó. Khi tâm si nổi lên,
chúng ta sống trong vô sắc giới, tức là cảnh giới vô minh, rất dễ lầm
đường lạc nẽo, mê tín dị đoan, rất dễ dàng tạo tội tạo nghiệp bằng cách:
hãm hại trả thù, lập mưu tính kế, vu khống cáo gian, thưa gửi kiện
tụng, không cần biết hậu quả khổ đau đối với các người khác và gia đình
họ. Những giây phút ngu si, lầm lẫn thường là nguyên nhân của những sự
hối tiếc, đau khổ sau đó, cho mình và cho người khác, có khi kéo dài
triền miên suốt cả cuộc đời. Bởi vậy cho nên, phải dẹp trừ tận gốc các
tâm tham sân si, trong kinh sách gọi đó là: tam độc, chúng ta thoát ly
tam giới gia, cuộc sống mới an lạc và hạnh phúc.
5) Trong Kinh A Di Đà, Đức Phật có dạy: "Người nào giữ được nhứt tâm bất loạn, trong một ngày cho đến bảy ngày, khi lâm chung giữ tâm không điên đảo, thì người đó được vãng sanh tây phương".
6) Trong Kinh Đại Tập, Đức Phật có dạy: "Nếu thường xuyên giữ được chánh niệm, tâm không loạn động, dứt trừ được phiền năo, thì chẳng bao lâu đắc thành quả vô thượng bồ đề". Nghĩa là: Người tu tập phải luôn luôn quán sát tâm chính mình, luôn luôn giữ gìn chánh niệm, luôn luôn niệm Phật, khi vọng tâm vọng tưởng vọng thức vọng niệm khởi lên, liền biết, không theo. Nhờ đó tâm được an nhiên tự tại, không loạn động, dứt trừ được phiền não, gọi là: nhứt tâm bất loạn. Nhờ công phu tu tập đó, chẳng bao lâu đắc thành quả vô thượng bồ đề. Khi lâm chung giữ được tâm không điên đảo, cho nên được vãng sanh cảnh giới tịnh độ. Muốn làm được điều này, muốn giữ được tâm trí nhứt như không loạn động, con người phải thấu hiểu và thực hành quán tứ niệm xứ, gồm có: thân, thọ, tâm, pháp.
"Căn bản của sanh tử luân hồi là: Vọng tâm".
"Căn bản của bồ đề niết bàn là: Chân tâm". Nghĩa là: Chúng sanh sở dĩ bị trầm luân sanh tử, bởi vì suốt ngày này qua ngày nọ, luôn luôn sống với vọng tâm, tức là tâm lăng xăng lộn xộn, luôn luôn thay đổi, khi vui khi buồn, khi thương khi ghét, khi khen khi chê, khi tán thán khi phê phán. Muốn tâm trí sáng suốt thanh tịnh, an nhiên tự tại, chúng ta cần quán sát tâm chính mình: khi các vọng tâm nổi lên, chúng ta liền biết, không theo, như vậy vọng tâm lắng xuống, diệt mất, chân tâm hiện ra rõ ràng.
Muốn làm được điều này, muốn chân tâm hiển hiện, chúng ta cần phải thấu hiểu và tu tập bốn tâm rộng lớn, trong kinh sách gọi là tứ vô lượng tâm, đó chính là: từ, bi, hỷ, xả. Khi có tâm từ và tâm bi, chúng ta sẽ dễ cảm thông với muôn loài, nhứt là với loài người, với những người chung quanh, gần như cha mẹ, vợ chồng, con cháu, xa hơn như bà con, láng giềng, bạn bè. Do đó tâm giận tức, tâm sân hận có thể giảm bớt, nhẹ bớt đi. Khi có tâm hỷ và tâm xả, chúng ta sẽ bớt được các tâm ganh tị, tâm đố kỵ, tâm hơn thua, tâm cố chấp. Cho đến khi nào tứ vô lượng tâm trọn đầy, vọng tâm tan biến, tâm ý trở nên an nhiên tự tại, chân tâm hiển hiện. Đây mới chính là ý nghĩa thiết yếu của việc tu tâm dưỡng tánh theo đạo Phật: Trong tâm khởi niệm, nếu giác kịp thời, liền biết không theo, đó là: chân tâm. Trong tâm khởi niệm, nếu còn mê muội, không giác kịp thời, liền theo niệm đó, trở thành: vọng tâm. Cũng ví như là: Khi có gió thổi, mặt biển nổi sóng, gọi là biển động, ví như tâm lăng xăng lộn xộn. Mặc dù có gió thổi, mặt biển vẫn bình yên, đó là biển thái bình, ví như bản tâm thanh tịnh, hay tâm bình thường.
8) Trong Kinh Tịnh Danh, Đức Phật có dạy: "Mặt trời mặt trăng vẫn thường sáng tỏ, tại sao người mù lại chẳng thấy? Cũng vậy, bởi vì nghiệp thức che đậy, chúng sanh thường biết mà cố phạm, cho nên chẳng thấy thế giới Như Lai thanh tịnh trang nghiêm, chẳng nhận ra bản tâm thanh tịnh thường hằng".
9) Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật có dạy:
"Tất cả chúng sinh đều có bản tâm thanh tịnh".
"Chúng sinh chẳng nhận thấy được, vì bị vô minh che lấp".
Nghĩa là: Con người ai ai cũng có bản tâm thanh tịnh, cũng như mặt trời mặt trăng luôn luôn sáng tỏ. Chỉ vì tâm tham lam của cải tiền bạc, hoặc vì tâm sân hận tự ái cao độ, hoặc vì tâm si mê cố chấp, ví như mây đen che lấp mặt trời mặt trăng, cho nên con người mới tạo tội tạo nghiệp, làm cho tâm trí loạn động, thường xuyên bất an, điên đảo loạn cuồng, để rồi trôi lăn vào vòng sanh tử luân hồi, muôn kiếp trước, và sẽ tiếp tục trôi lăn, muôn kiếp về sau, nếu như không chịu dừng nghiệp và chuyển nghiệp.
"Tất cả chúng sinh đều có bản tâm thanh tịnh".
"Chúng sinh chẳng nhận thấy được, vì bị vô minh che lấp".
Nghĩa là: Con người ai ai cũng có bản tâm thanh tịnh, cũng như mặt trời mặt trăng luôn luôn sáng tỏ. Chỉ vì tâm tham lam của cải tiền bạc, hoặc vì tâm sân hận tự ái cao độ, hoặc vì tâm si mê cố chấp, ví như mây đen che lấp mặt trời mặt trăng, cho nên con người mới tạo tội tạo nghiệp, làm cho tâm trí loạn động, thường xuyên bất an, điên đảo loạn cuồng, để rồi trôi lăn vào vòng sanh tử luân hồi, muôn kiếp trước, và sẽ tiếp tục trôi lăn, muôn kiếp về sau, nếu như không chịu dừng nghiệp và chuyển nghiệp.
Với số tiền nho nhỏ, quyền lợi không đáng kể, con người còn có thể tỉnh thức, dừng được nghiệp, dẹp tâm tham, không thưa kiện người khác, không gây não loạn cho người, và gia đình của họ. Nhưng khi kiện thưa đòi tiền bồi thường vài triệu đô la, con người thành ma, tối tăm mặt mũi, liều mạng đưa chân, hết biết lẽ phải, nhắm mắt làm càng, tới đâu cũng được. Mãnh lực của đồng đô la quả thực là vạn năng, thượng đế chẳng bằng, đă lôi kéo không biết bao nhiêu chúng sanh u mê, vào vòng tội nghiệp, từ xưa đến nay!
Chính vì biết mà cố phạm, nghiệp thức che đậy, vô minh che lấp, con người chẳng thấy được thế giới Như Lai trang nghiêm, bản tâm thanh tịnh. Chúng ta là người tỉnh thức, đang tu học chánh pháp, đang muốn trở về nguồn cội, đang muốn chuyển hóa cuộc đời của mình, đang muốn thoát ly sanh tử luân hồi, càng phải nên hết sức cẩn trọng, cẩn trọng và cẩn trọng!
10) Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật có dạy:
"Quá khứ tâm bất khả đắc. Hiện tại tâm bất khả đắc. Vị lai tâm bất khả đắc". Nghĩa là: Chuyện quá khứ qua rồi đừng luyến tiếc, đừng nhớ nghĩ làm gì cho bận tâm, chỉ gieo thêm nghiệp chướng chứ chẳng ích lợi gì. Muốn làm được điều này, ở trong gia đình hay ngoài xã hội, chúng ta cần phải có tâm vị tha, độ lượng, biết tha thứ, biết cảm thông, nói chung là tâm từ bi. Chuyện hiện tại rồi cũng qua mau, cố níu kéo cũng chẳng được, có lo âu phiền muộn cũng chẳng ích lợi gì. Chuyện tương lai chưa đến, lo lắng, ưu tư, sầu muộn cũng chẳng ích lợi gì.
Chi
bằng chúng ta giữ gìn tâm trí được như như, bình tĩnh, thản nhiên, có
phải khỏe hơn không? Chuyện gì phải tới nó sẽ tới, lo sợ cũng chẳng
ngăn cản được đâu. Đó chính là nghiệp quả, nghiệp báo, còn gọi là: quả
báo. Hiểu sâu được luật nhân quả, chúng ta sẽ bình tĩnh thản nhiên chấp
nhận quả báo xảy đến. Nếu không muốn có quả báo xấu, chúng ta phải chấm
dứt gây nghiệp nhân xấu, tức là chấm dứt tâm tham sân si, tức là dừng
ba nghiệp thân khẩu ư bất thiện. Trong kinh sách gọi là: dừng nghiệp và
chuyển nghiệp.
11) Trong Kinh Tịnh Danh và Kinh Tâm Địa Quán, Đức Phật có dạy:
"Tâm tịnh thì độ tịnh. Tâm địa bình thì thế giới bình".
Nghĩa
là: Khi những vọng tâm vọng tưởng, vọng thức vọng niệm đã dứt sạch,
người tu tập không còn tham, không còn sân, không còn si. Đến đây, người
tu tập đạt được cảnh giới bất nhị, tức là không còn kẹt hai bên, không
còn thị phi, không còn phải quấy, không còn tranh chấp, không còn hơn
thua, không còn tạo tội, không còn tạo nghiệp, không còn cố chấp. Trong
kinh sách gọi đó là cảnh giới: vô tâm vô niệm, hay là cảnh giới: nhứt tâm bất loạn.
Lúc đó, tâm tịnh, tâm địa bình, tâm vô quái ngại, vô hữu khủng bố, viễn
ly điên đảo mộng tưởng, tức là tâm an nhiên tự tại, không còn điều gì
có thể ngăn ngại được, gây lo sợ khủng khiếp được. Do đó, chúng ta xa
rời những thứ điên đảo, là bỏ được mộng tuởng, đạt được cứu kính niết
bàn. Mọi người chung quanh cảm thấy an ổn, yên tâm, khi sống gần người
tu tập có tâm tịnh, tâm địa bình. Thế giới chung quanh thanh bình, quốc
độ an ninh, chính là nghĩa như vậy.
12) Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:
"Thắng vạn quân không bằng tự thắng mình".
"Tự thắng tâm mình là điều cao quí nhứt".
Thắng
được vạn quân, con người tóm thu được quyền lực, danh vọng, tiền tài,
của cải vật chất, đủ mọi thứ trên trần đời. Nhưng tâm người đó vẫn sống
trong tam giới: dục giới, sắc giới, và vô sắc giới, cho nên vẫn còn
phiền não khổ đau, vẫn còn sanh tử luân hồi.
Muốn
xuất được tam giới gia, chúng ta phải luôn luôn quán sát tâm chính
mình: Khi nào tâm tham, tâm sân, tâm si nổi lên liền biết, không theo.
Lúc đó chúng ta đã tự thắng mình: tức là tự kềm chế hành động, ngôn ngữ,
suy nghĩ của chính mình. Người ta công kích, khích bác, vu khống, phỉ
báng, phê phán, mạ lỵ, sỉ nhục, mắng nhiếc, người nào phản ứng nhanh,
trả đũa nặng nề thì dễ quá, thường quá. Người nào tự thắng tâm mình,
nhẫn nhịn được mà không thấy nhục nhằn, nhịn mà không nhục, tâm trí vẫn
an nhiên tự tại, mới đáng kính phục, mới là điều cao quí nhứt.
13) Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:
"Tâm khẩu nhứt như". Nghĩa là: "Tâm khẩu không khác".
13) Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:
"Tâm khẩu nhứt như". Nghĩa là: "Tâm khẩu không khác".
Tâm
nghĩ sao, miệng nói vậy. Miệng thường nói tốt, tâm nên nghĩ tốt. Như
vậy, cuộc sống mới được an lạc. Ngược lại, tâm nghĩ một đàng, miệng nói
một nẻo, miệng nói như vậy, tâm không như vậy, nên sách có câu: Miệng thì nói tiếng nam mô. Trong lòng chứa cả một bồ dao găm. Ở trên đời này, đố ai lấy thước để đo lòng người. Trong sách có câu: “Tri nhân tri diện bất tri tâm,”
nghĩa là: biết người chỉ biết mặt, không biết được tâm địa. Cho nên chư
Tổ có dạy: Phản quan tự kỷ, nghĩa là: hãy quay lại, quán sát tâm chính
mình, để giữ tâm khẩu nhứt như.
14) Trong Kinh Di Giáo, Đức Phật có dạy: "Chế tâm nhứt xứ, vô sự bất biện".
Nghĩa
là: Khi khắc chế được tâm ư, trụ tâm ở một chỗ, bằng cách tụng kinh,
niệm Phật, thiền quán, qua sự hiểu biết chánh pháp, tâm trí bình tĩnh
thản nhiên, không còn chuyện gì để cãi vã nữa, để tranh chấp nữa, cho
nên không có sự việc gì người tu tập không hiểu biết sáng tỏ, rõ ràng,
không biện luận được một cách thông suốt. Điều này giải thích rằng: không có vị Phật nào không biết thuyết pháp độ sanh.
THƯA HỎI PHẬT PHÁP
BBT PHẬT HỌC TỊNH QUANG
BBT PHẬT HỌC TỊNH QUANG
- Thưa Thầy, kính xin Thầy giải thích câu: "Phật pháp tràn đầy trong thế gian".
- Đức Lục Tổ Huệ Năng, trong Kinh Pháp Bảo Đàn, có dạy:
Phật pháp tại thế gian
Bất ly thế gian giác
Ly thế mích bồ đề
Kháp như tầm thố giác.
Nghĩa là: Người
đời thường nghĩ Phật pháp là chuyện trên trời dưới biển, xa vời đâu
đâu, không có thực tế, hoặc chỉ dành cho Phật tử hay người tu trong chùa
mà thôi. Không ngờ rằng: Phật
pháp tràn đầy ngay tại thế gian này, ngay trước mắt, trong đời sống
hàng ngày, áp dụng bình đẳng, đồng đều cho tất cả mọi người, không phân
biệt Phật tử hay không Phật tử. Nếu sống cách ly thế gian, con người không thể giác ngộ chân lý, cho nên không giải thoát phiền não khổ đau được.
- Tại sao vậy? Bởi vì lìa thế gian thì mất sáng suốt. Khác chi đi tìm sừng thỏ! Người nào nhận ra được như thế, tất sẽ được an lạc và hạnh phúc hiện đời, giác ngộ và giải thoát sau này.
- Kính xin Thầy giảng rõ hơn.
- Ví dụ, luật nhân quả
có ngay tại thế gian, không cần đi tìm đâu xa. Gieo nhân nào, gặt quả
nấy. Người gieo nhân hạt cam, chăm sóc, bón phân, tưới nước, tất sẽ gặt
hái được quả cam, không thể nào được quả khác.
- Luật nhân quả đem lại an lạc và hạnh phúc như thế nào?
- Hiểu và tin sâu luật nhân quả, con người sẽ không buồn giận khi gặp nghịch cảnh (vận xui, bất trắc, nghe lời chướng tai, thấy cảnh gai mắt) và không vui mừng khi gặp thuận cảnh (vận hên, như ý, nghe lời tán tụng, thấy người hạp nhãn).
-
Tại sao vậy? Bởi vì khi gặp nghịch cảnh, chúng ta hiểu ngay rằng: đó là
nghiệp quả, nghiệp báo (quả báo) do chính mình đã tạo nghiệp nhân xấu
ác trước đây.
Khi gặp thuận cảnh, chúng ta hiểu ngay rằng: đó là phước báo do chính mình đã tạo nghiệp nhân thiện lành trước đây. Buồn giận hay vui mừng đều làm tâm loạn động. Tu theo Phật, cốt tủy là giữ bản tâm thanh tịnh.
Mình làm mình hưởng.
Mình làm mình chịu.
Đây
là luật nhân quả, chí công vô tư, không do cầu nguyện mà được hưởng may
mắn, không do cầu nguyện mà tránh được xui xẻo.- Trước đây, vì chưa
hiểu Phật pháp, con người lỡ
gây bao tạo nghiệp xấu ác, bất lương thiện, trong ý nghĩ, hành động và
lời nói. Chẳng hạn như nghi ngờ, nghĩ xấu người khác, giựt hụi quịt nợ,
vu khống cáo gian, ganh tỵ đố kị, gièm pha phỉ báng, chửi rủa mắng
nhiếc, đâm bị thóc, thọc bị gạo, chờ người làm sẵn cho mình được hưởng,
tìm nhẹ lánh nặng.
Giờ
đây con người hiểu biết luật nhân quả, hết lòng sám hối, không gây thêm
nghiệp nữa, nhưng rất lo sợ phải gánh chịu nghiệp báo nặng nề, nếu
không thể van xin cầu khẩn mà tránh được, thì phải làm sao ?
- Theo kinh sách, Phật dạy: chỉ có phước báo mới có thể giảm thiểu, hoặc tiêu trừ quả báo mà thôi.
- Kính xin Thầy giảng rõ thêm.
-
Phước báo là kết quả tốt đẹp trở lại với mình, do các điều thiện lành
tạo ra phước báu. Chẳng hạn như tụng kinh, niệm Phật, bố thí cúng dường,
cứu người giúp đời, thấy người làm việc phước đức, từ thiện, mình sanh
tâm hoan hỷ, hoặc làm theo nếu có khả năng, bên ngoài luôn tránh việc
tranh cãi, bên trong luôn khắc chế các tâm niệm không tốt, khi khởi lên
niệm xấu về người khác liền ngưng và biết tàm quý (xấu hổ). Cũng giống
như lấy công chuộc tội, hay dùng tiền tiết kiệm để trả nợ xưa vậy.
Nhờ đó, chuyện lớn sẽ hóa nhỏ, chuyện nhỏ sẽ hóa không. Ví dụ như đáng lẽ mình phải trả nghiệp báo nặng đến mức tán gia bại sản, thân bại danh liệt, tai nạn chết người, nhưng nhờ có phước báo che chở, mình chỉ gặp bất trắc nhẹ hơn, có thể vượt qua được, người đời thường gọi là may mắn, hay số hên. Đây là chân lý không dành riêng ai. []
HỎI ĐÁP PHTQ
VẤN ĐỀ TANG CHẾ
VẤN ĐỀ TANG CHẾ
Kính thưa quí vị,
VP.PHTQ.CANADA nhận được nhiều Email hỏi về
các vấn đề liên quan đến việc chung sự của đời người. Thí dụ như việc hộ niệm
khi lâm chung, việc nhận định vãng sanh hay không, việc lưu xá lợi hay không,
việc mướn thầy tụng đám ma từ đâu hay từ các chùa chiền, vị nào có năng lực
linh thiêng được việc hơn mà giá rẽ hoặc miễn phí, việc hũ tro nên để trong
chùa hay mang về nhà, có được chia sớt đem về VN thờ hay không, việc có nên rãi
tro xuống sông biển hay nên chôn, việc đám tang có nên làm hoành tráng để báo
hiếu chăng, việc chôn cất chung nghĩa trang với thân nhân hay đồng nghiệp cho vui
có nên chăng, việc làm lăng mộ nguy nga có đúng chăng, việc cúng thất cúng giỗ
người chết có về chăng, có hưởng thụ mâm cỗ cúng chăng? Hằng bao nhiêu câu hỏi
về vấn đề chung sự hay tang sự. Lần lượt VP.PHTQ.CANADA sẽ trả lời. Nếu quí vị
có các thắc mắc tương tự hay có ý kiến nào xin hoan hỷ phát biểu để mọi người
cùng suy ngẫm điều hay lẽ phải, các cá nhân có thể làm theo, phù hợp với hoàn
cảnh riêng của mình.
Kính
thư,
VP.PHTQ.CANADA
******
VP.PHTQ.CANADA xin giải
đáp ngắn gọn các thắc mắc của quí ĐH như sau:
1. Khi gia đình có tang,
chính các thân nhân tang quyến chân thành tụng kinh cầu nguyện là tốt nhất. Mặc
áo tràng màu lam, nâu hay mặc đồ tang cũng đều được cả. Tất cả hình thức bên
ngoài không quan trọng. Điểm quan trọng là tâm chân thành
hướng về mười phương chư Phật cầu xin gia hộ cho người thân vừa quá vãng và hồi
hướng công đức cho khắp pháp giới chúng sanh (mở rộng tâm từ vô biên thì phước
báo vô lượng).
2. Không cần mời thỉnh
các ông bà thầy cúng đám, tụng đám - dù tại gia hay xuất gia - với giá cả cắt
cổ. Các vị này thường hay bày vẻ đủ điều tà pháp, làm ra vẻ linh thiêng huyền
bí để làm tiền, làm phiền tang gia. Họ tụng mướn kiểu đó, ê a ngân nga lóc cóc
leng cheng lùng tùng xèng như phường hát dạo, chẳng có tâm thành vị tha, chẳng
vị chánh pháp, chỉ vì hầu bao, tranh giành cơm gạo, cho nên chẳng có công đức
gì, chẳng ích lợi chi!
3. Đối với các Ban Hộ
Niệm: nếu quí vị đến giúp tang gia với tấm lòng chân thành, vị tha - bất vị
danh lợi thì quá tốt, đáng tán thán. Tuy nhiên, việc làm của quí Ban Hộ Niệm
không thể so sánh với pháp sự của chư vị Tôn đức chân tu thực học.
Hơn nữa, Ban Hộ Niệm
không nên phán quyết người này được vãng sanh, hay không, bởi
phán quyết đó là tà pháp. Không nên cùng nhau vỗ tay reo hò vui
mừng ngay trên thân xác, chúc tụng rằng người quá cố đã vãng
sanh, trông man rợ quá.
Có một nhà sư quái đản
lập dị bên Đức thường hay tuyên bố: «chia vui đám tang, chia buồn đám cưới».
May quá, hòa thượng này chỉ có một. Việc tang chế cần nên tiết giảm tối đa các
hình thức nghi lễ rườm rà, tốn kém, chỉ có tác dụng phô trương thân thế, phô
trương sự hiếu để giả dối.
Việc cần làm thực sự
là chí tâm cầu nguyện cho người quá cố được vãng sanh về cõi
tịnh độ, cõi thiện lành, qua các thời tụng kinh, niệm Phật, hồi hướng công đức,
bố thí cúng dường, làm việc phước thiện, cứu người giúp đời.
Giáo Lý Đạo Phật là
phương tiện độ sanh, độ thân nhân của người quá cố được giác ngộ, hiểu rõ luật
nhân quả, lý vô thường qua các nghi thức tang lễ.
Các thân nhân tang quyến
và bằng hữu nên giác ngộ chân lý này và phát tâm tìm hiểu
chánh pháp, để chuyển hóa đời sống tâm linh, để đạt an lạc
hạnh phúc và giải thoát phiền não khổ não ngay trong cuộc sống và giải thoát
sanh tử luân hồi. Đây mới chính là cứu cánh của các hình thức nghi lễ
trong đạo Phật đúng theo chánh pháp.
Tóm lại, việc tang lễ
trong Phật giáo nhằm mục đích chính là an ủi thân nhân và giảng giải chánh
pháp. Nên giác ngộ sự thật là:
nhà sư còn chưa biết khi chết có siêu (vãng sanh) hay không, làm sao cầu siêu
cho người khác được, huống là chư Phật tử tại gia như Ban Hộ Niệm. Nhà sư chân tu thực học
cần hướng dẫn cho quần chúng Phật tử giảm thiểu những lễ nghi ma chay tốn
kém để "chuyên tâm nguyện cầu". Nên nhớ: ai ăn nấy no,
ai tu nấy chứng. Đó là chân lý.
Mọi người nên an tâm và
không còn bận tâm, không phiền não khổ đau qua các tang sự, qua việc quá coi
trọng cái thân xác tứ đại, cái nắm tro tàn hay nấm mộ, mà quên đi phần
chính là tâm linh của người quá cố cũng như của những
người còn sống trên thế gian.[]
BBT.PHTQ.CANADA
lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll
Phước Huệ Song Tu
(Phúc Tuệ Song Tu)
Trên đời, người có
phước được tai qua nạn khỏi,
được gặp may mắn,
được gặp bạn hiền thầy
tốt.
- Muốn tu nhân
tích phước phải làm sao?
- Phải hành Lục độ ba la
mật
Lục độ ba la mật gồm có:
- Bố thí là dùng vật chất,
chánh pháp giúp đỡ và an ủi người.
- Trì giới là giữ giới thanh
tịnh trong mọi ý nghĩ lời nói và hành động .
- Nhẫn nhục là kham nhẫn và
cam chịu dù bị khinh khi hoặc gặp khó khăn.
- Tinh tấn là cố gắng vượt mọi
thử thách, giữ tâm chí vững bền.
- Thiền định là tâm an nhiên tự
tại, không não loạn trong mọi hoàn cảnh.
- Trí tuệ là nhận thức sáng
suốt đưa đến giác ngộ, không còn si mê.[]
|
Ý NGHĨA LỄ CẦU NGUYỆN
NĂM ĐIỀU QUAN TRỌNG CỦA ĐẠO PHẬT (CON TIN TRONG CHÙA)
BẤT TÙY PHÂN BIỆT- CỨU KÍNH CỦA ĐẠO PHẬT
HIỆN TƯỢNG MÊ TÍN TRONG CÁC TÔN GIÁO
TU TÂM DƯỠNG TÁNH
NGUỒN GỐC CỦA KHỔ ĐAU (CƯ TRẦN LẠC ĐẠO TẬP 1)