Các Tôn Giáo xưa nay đều pha trộn sự mê tín để thu hút tín đồ. Hiểu được Chân Lý thật ra vượt trên các tôn giáo, khiến tâm con người được an lạc hạnh phúc. Sự Linh Thiêng hay Phép Lạ chỉ là mê tín, không thật.
Điều nào tôn giáo này công nhận, các tôn giáo khác không công nhận, đó là mê tín - chưa phải là chân lý.
Vượt qua các nghi lễ, các hình thức của tôn giáo, con người sẽ hiểu được Chân Lý.
Kính đa tạ quí vị viếng thăm. Mong gặp lại. Email: cutranlacdao@yahoo.com
CỨU KÍNH CỦA ĐẠO PHẬT
Tỳ Khưu Thích Chân Tuệ
Trong
Kinh Ðại Bát Niết Bàn, Ðức Phật có dạy: "Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng
hành. Tự tịnh kỳ ý. Thị chư Phật giáo". Nghĩa là chúng ta không làm tất cả
các việc bất thiện, không làm những việc ác, tránh những việc tổn người hại
vật, cố gắng làm tất cả những việc thiện, những việc ích lợi cho người khác,
nhưng đừng ghi nhớ, đừng chấp chặt vào những việc ích lợi đã làm, thì tâm ý của
chúng ta sẽ được thanh tịnh. Ðó là tu tâm
dưỡng tính, đó là điều cốt yếu chư Phật mười phương ba đời muốn dạy như vậy.
Thí dụ chúng ta đã làm những việc ích lợi cho bất cứ ai mà chấp chặt vào đó thì tâm của chúng ta sẽ bực dọc, bất an khi không được ai khen tặng hoặc không được ai đáp ứng như ý.
Nếu như quên đi những việc thiện đã làm, giúp đỡ người với tâm "thi ân bất cầu báo đáp", thì chúng ta sẽ yên ổn, bình an, tâm của chúng ta sẽ không loạn động, không bực bội khi gặp phải người vô ơn. Trong Kinh Pháp Bảo Ðàn, Lục Tổ Huệ Năng dạy rằng: "Trong tâm khiêm tốn là công. Ngoài hành lễ phép là đức". Hay: "Nội cần khắc niệm chi công. Ngoại hoằng bất tranh chi đức".
Nghĩa là "bên trong" chúng ta phải chuyên cần vận nội lực loại trừ những tâm niệm kiêu ngạo, tật đố, ngã mạn, ganh tị, đố kỵ, khen mình khinh người, để đạt được tâm niệm khiêm tốn, hạ mình, nhún nhường, tùy hỷ công đức.
Ðồng thời, chúng ta cũng phải vận nội công để khắc phục các tạp niệm, để tâm không còn có các vọng tưởng.
Mỗi khi tạp niệm, vọng tưởng khởi lên, chúng ta liền giác ngộ, liền nhận biết và dừng ngay, không tiếp tục theo dòng tâm thức, đi lang thang từ đông sang tây, từ quá khứ đến hiện tại và vị lai, từ chuyện này đến chuyện khác. Như vậy chúng ta có được "công".
Ðiều quan trọng cần biết là: chúng ta đừng sợ có vọng tưởng, tạp niệm khởi lên trong tâm thức. Ai ai cũng có vọng tưởng và tạp niệm.
Chỉ sợ chúng ta không giác ngộ, không nhận biết kịp thời, nên bị vọng tưởng, tạp niệm lôi cuốn, đi lang thang làm khách phong trần, quên mất cố hương, từ bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp.
Khi dong ruổi theo các vọng tưởng, tạp niệm như vậy, tâm của chúng ta sẽ loạn động với thất tình lục dục, tức là quên mất "bản tâm thanh tịnh" sẵn có của chúng ta.
Còn "bên ngoài" chúng ta thực hành lễ phép, cung kính, tôn trọng tất cả mọi người, bởi vì mọi người ai ai cũng có "Chân Tâm Phật Tính" như nhau, mọi người ai ai cũng có ưu điểm để chúng ta học hỏi, noi theo, không phân biệt, không thành kiến, không kỳ thị, không tranh cãi, không hơn thua, không thị phi, không ỷ mình là kẻ trên người trước, kẻ có nhiều công lao, kẻ có nhiều tài năng, kẻ làm được nhiều việc không ai bằng. Như vậy chúng ta được nhiều người thương mến, gần gũi. Như vậy chúng ta có được "đức".
Thí dụ chúng ta đã làm những việc ích lợi cho bất cứ ai mà chấp chặt vào đó thì tâm của chúng ta sẽ bực dọc, bất an khi không được ai khen tặng hoặc không được ai đáp ứng như ý.
Nếu như quên đi những việc thiện đã làm, giúp đỡ người với tâm "thi ân bất cầu báo đáp", thì chúng ta sẽ yên ổn, bình an, tâm của chúng ta sẽ không loạn động, không bực bội khi gặp phải người vô ơn. Trong Kinh Pháp Bảo Ðàn, Lục Tổ Huệ Năng dạy rằng: "Trong tâm khiêm tốn là công. Ngoài hành lễ phép là đức". Hay: "Nội cần khắc niệm chi công. Ngoại hoằng bất tranh chi đức".
Nghĩa là "bên trong" chúng ta phải chuyên cần vận nội lực loại trừ những tâm niệm kiêu ngạo, tật đố, ngã mạn, ganh tị, đố kỵ, khen mình khinh người, để đạt được tâm niệm khiêm tốn, hạ mình, nhún nhường, tùy hỷ công đức.
Ðồng thời, chúng ta cũng phải vận nội công để khắc phục các tạp niệm, để tâm không còn có các vọng tưởng.
Mỗi khi tạp niệm, vọng tưởng khởi lên, chúng ta liền giác ngộ, liền nhận biết và dừng ngay, không tiếp tục theo dòng tâm thức, đi lang thang từ đông sang tây, từ quá khứ đến hiện tại và vị lai, từ chuyện này đến chuyện khác. Như vậy chúng ta có được "công".
Ðiều quan trọng cần biết là: chúng ta đừng sợ có vọng tưởng, tạp niệm khởi lên trong tâm thức. Ai ai cũng có vọng tưởng và tạp niệm.
Chỉ sợ chúng ta không giác ngộ, không nhận biết kịp thời, nên bị vọng tưởng, tạp niệm lôi cuốn, đi lang thang làm khách phong trần, quên mất cố hương, từ bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp.
Khi dong ruổi theo các vọng tưởng, tạp niệm như vậy, tâm của chúng ta sẽ loạn động với thất tình lục dục, tức là quên mất "bản tâm thanh tịnh" sẵn có của chúng ta.
Còn "bên ngoài" chúng ta thực hành lễ phép, cung kính, tôn trọng tất cả mọi người, bởi vì mọi người ai ai cũng có "Chân Tâm Phật Tính" như nhau, mọi người ai ai cũng có ưu điểm để chúng ta học hỏi, noi theo, không phân biệt, không thành kiến, không kỳ thị, không tranh cãi, không hơn thua, không thị phi, không ỷ mình là kẻ trên người trước, kẻ có nhiều công lao, kẻ có nhiều tài năng, kẻ làm được nhiều việc không ai bằng. Như vậy chúng ta được nhiều người thương mến, gần gũi. Như vậy chúng ta có được "đức".
Thêm nữa, người Phật Tử muốn có công đức thì bên
trong không có tâm chấp ngã, tâm chấp pháp, nói chung là tâm cố chấp; bên ngoài
hành động luôn luôn ngay thẳng, bình đẳng, công minh, chính trực.
Hãy phát tâm tìm học kinh điển, biết đúng Chính Pháp mà hành theo, tránh chuyện tu mù, tu mò, để khỏi lạc sang tà giáo, ngoại đạo. Công đức là ở "Pháp Thân", phát sinh trí tuệ bát nhã, không do tu phúc, không do làm những việc phúc thiện mà được.
Chúng ta ngày nay cũng hay lầm lẫn cho rằng lập chùa, giúp chư tăng tu học, bố thí, cúng dường, làm Phật sự, đi chùa lạy Phật là được nhiều công đức và tự hào rằng mình làm vô lượng vô biên công đức, cần phải được tán thán, rồi chờ đến ngày được vãng sinh về cõi tây phương cực lạc quốc của Ðức Phật A Di Ðà!
Trong Kinh A Di Ðà, Ðức Phật dạy rất rõ ràng cõi Tây phương cực lạc là nơi chỉ có các bậc bồ tát "nhứt sinh bổ xứ", tức là các bực "thượng thiện nhơn" sắp thành Phật, những người hiền thiện bậc thượng, gặp gỡ nhau mà thôi.
Những người còn đầy dẫy tham sân si, đầy dẫy nghiệp chướng, đầy dẫy phiền não thì nhứt định không thể nào đạt được cảnh giới đó. Không thể chỉ lấy có một chút ít thiện căn phúc đức làm nhân duyên, để cầu nguyện về cõi cực lạc đó được.
Ví như người đeo nặng qua sông thì phải chìm, không thể nổi được. Chứ không phải Ðức Phật A Di Ðà không có lòng từ bi cứu độ chúng ta.
Chư Phật có tâm đại từ đại bi muốn cứu độ chúng ta, nên chỉ dạy các pháp môn tu học, các phương pháp, để chúng ta noi theo đó mà tự mình tu tập, để tự được cảnh giới an lạc và hạnh phúc hiện đời và vãng sinh mai sau.
Có người quan niệm "đới nghiệp vãng sinh", nghĩa là con người vẫn còn mang nghiệp chướng, nhưng nhờ biết niệm Phật A Di Ðà, nên được Ngài thương xót cho vãng sinh về cõi tây phương cực lạc, rồi tu tiếp sướng hơn.
Ðiều này có vẻ "phe đảng" cũng như quan niệm cứ chấp nhận rước thượng đế vào lòng thì sẽ được thượng đế cho về thiên đàng, hưởng phúc đời đời, không cần biết đó là người như thế nào!
Thực ra, đạo Phật không có dạy như vậy. Nếu thực sự muốn tu cho thành người tốt, thì chúng ta hãy tu ngay ở cõi đời này, đừng hẹn. Còn mang nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, nếu về tây phương, chỉ làm nơi đó ô uế mà thôi.
Dù có được về bên đó chăng nữa, không thấy thích hợp, cũng sẽ đòi về trở lại mà thôi!
Sống với những người thế tục, chúng ta mới cần phải tu, mới có cơ hội để tu. Chứ về bên đó gặp toàn người tốt thì đâu cần phải tu nữa.
Cũng như người còn nhiều phiền não quá, nhiều nghiệp chướng quá, dù có được đưa vào chùa ở, mà không quyết tâm trì chí, cũng khó mà tu được, có ngày cũng xuất, nếu không xuất thì sẽ gây biết bao nhiêu việc đáng tiếc cho cảnh thiền môn!
Trong Kinh A Di Ðà, Ðức Phật cũng dạy nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe được danh hiệu Phật A Di Ðà, luôn luôn trì giữ danh hiệu đó trong tâm trí, lúc nào cũng niệm Phật, nhớ nghĩ tới Phật, trong một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, cho đến bảy ngày, đạt được tâm yên không loạn.
Khi thọ mệnh hết, người như vậy giữ gìn được tâm không điên đảo, tức thời được vãng sinh cõi nước tây phương cực lạc của Ðức Phật A Di Ðà. Tại sao vậy?
Bởi vì khi tâm của người đó luôn luôn niệm Phật, không còn lăng xăng, lộn xộn, không còn loạn động vì các việc đối đãi thị phi, hơn thua, tốt xấu, cho nên cảm ứng được cảnh giới tịnh độ của Ðức Phật A Di Ðà vậy.
Nói cách khác, tâm của người đó thấy mọi sự đúng như thực, thấy mọi việc không còn điên đảo, gọi là "tâm bất điên đảo", cho nên người đó thấy được "Tự Tính Di Ðà, Duy Tâm Tịnh Ðộ".
Nghĩa là nhờ tâm được thanh tịnh, bất loạn động, bất điên đảo, cho nên người đó thấy được "Phật Tính", tức là "Pháp Vô Sinh", không còn sinh tử luân hồi, tức đắc vãng sinh tây phương cực lạc.
Nếu còn nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, nghĩa là tâm còn điên đảo, tâm còn loạn động, làm sao vãng sinh được mà mong cầu!
Cõi tây phương cực lạc hay cõi thiên đàng là cảnh giới "bất tùy phân biệt", bình đẳng tuyệt đối, chí công vô tư, làm gì còn chia giai cấp có chín phẩm, ba hạng, thượng trung hạ, như con người tưởng tượng cho thêm lộn xộn và phức tạp! Không thể lấy tâm lượng phàm phu xét cảnh giới bồ tát! Như vậy, cốt tủy của đạo Phật, không phải là van xin cầu nguyện, cúng kiến lễ lạy cho nhiều, mà chính là lúc nào cũng nhớ nghĩ tới hạnh nguyện của chư Phật, nói lời như Phật dạy, hành động như Phật dạy, luôn luôn giữ gìn tâm ý thanh tịnh, bình an, yên tĩnh, không loạn động, không điên đảo.
Ðược như vậy, tam nghiệp hằng thanh tịnh, chúng ta vừa có phúc đức vừa có công đức đầy đủ, phúc tuệ trang nghiêm, tùy tâm mãn nguyện. Kinh sách có câu: "Phúc Tuệ Lưỡng Toàn Phương Tác Phật". Cứu kính của đạo Phật chính là nghĩa đó vậy.
Hãy phát tâm tìm học kinh điển, biết đúng Chính Pháp mà hành theo, tránh chuyện tu mù, tu mò, để khỏi lạc sang tà giáo, ngoại đạo. Công đức là ở "Pháp Thân", phát sinh trí tuệ bát nhã, không do tu phúc, không do làm những việc phúc thiện mà được.
Chúng ta ngày nay cũng hay lầm lẫn cho rằng lập chùa, giúp chư tăng tu học, bố thí, cúng dường, làm Phật sự, đi chùa lạy Phật là được nhiều công đức và tự hào rằng mình làm vô lượng vô biên công đức, cần phải được tán thán, rồi chờ đến ngày được vãng sinh về cõi tây phương cực lạc quốc của Ðức Phật A Di Ðà!
Trong Kinh A Di Ðà, Ðức Phật dạy rất rõ ràng cõi Tây phương cực lạc là nơi chỉ có các bậc bồ tát "nhứt sinh bổ xứ", tức là các bực "thượng thiện nhơn" sắp thành Phật, những người hiền thiện bậc thượng, gặp gỡ nhau mà thôi.
Những người còn đầy dẫy tham sân si, đầy dẫy nghiệp chướng, đầy dẫy phiền não thì nhứt định không thể nào đạt được cảnh giới đó. Không thể chỉ lấy có một chút ít thiện căn phúc đức làm nhân duyên, để cầu nguyện về cõi cực lạc đó được.
Ví như người đeo nặng qua sông thì phải chìm, không thể nổi được. Chứ không phải Ðức Phật A Di Ðà không có lòng từ bi cứu độ chúng ta.
Chư Phật có tâm đại từ đại bi muốn cứu độ chúng ta, nên chỉ dạy các pháp môn tu học, các phương pháp, để chúng ta noi theo đó mà tự mình tu tập, để tự được cảnh giới an lạc và hạnh phúc hiện đời và vãng sinh mai sau.
Có người quan niệm "đới nghiệp vãng sinh", nghĩa là con người vẫn còn mang nghiệp chướng, nhưng nhờ biết niệm Phật A Di Ðà, nên được Ngài thương xót cho vãng sinh về cõi tây phương cực lạc, rồi tu tiếp sướng hơn.
Ðiều này có vẻ "phe đảng" cũng như quan niệm cứ chấp nhận rước thượng đế vào lòng thì sẽ được thượng đế cho về thiên đàng, hưởng phúc đời đời, không cần biết đó là người như thế nào!
Thực ra, đạo Phật không có dạy như vậy. Nếu thực sự muốn tu cho thành người tốt, thì chúng ta hãy tu ngay ở cõi đời này, đừng hẹn. Còn mang nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, nếu về tây phương, chỉ làm nơi đó ô uế mà thôi.
Dù có được về bên đó chăng nữa, không thấy thích hợp, cũng sẽ đòi về trở lại mà thôi!
Sống với những người thế tục, chúng ta mới cần phải tu, mới có cơ hội để tu. Chứ về bên đó gặp toàn người tốt thì đâu cần phải tu nữa.
Cũng như người còn nhiều phiền não quá, nhiều nghiệp chướng quá, dù có được đưa vào chùa ở, mà không quyết tâm trì chí, cũng khó mà tu được, có ngày cũng xuất, nếu không xuất thì sẽ gây biết bao nhiêu việc đáng tiếc cho cảnh thiền môn!
Trong Kinh A Di Ðà, Ðức Phật cũng dạy nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe được danh hiệu Phật A Di Ðà, luôn luôn trì giữ danh hiệu đó trong tâm trí, lúc nào cũng niệm Phật, nhớ nghĩ tới Phật, trong một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, cho đến bảy ngày, đạt được tâm yên không loạn.
Khi thọ mệnh hết, người như vậy giữ gìn được tâm không điên đảo, tức thời được vãng sinh cõi nước tây phương cực lạc của Ðức Phật A Di Ðà. Tại sao vậy?
Bởi vì khi tâm của người đó luôn luôn niệm Phật, không còn lăng xăng, lộn xộn, không còn loạn động vì các việc đối đãi thị phi, hơn thua, tốt xấu, cho nên cảm ứng được cảnh giới tịnh độ của Ðức Phật A Di Ðà vậy.
Nói cách khác, tâm của người đó thấy mọi sự đúng như thực, thấy mọi việc không còn điên đảo, gọi là "tâm bất điên đảo", cho nên người đó thấy được "Tự Tính Di Ðà, Duy Tâm Tịnh Ðộ".
Nghĩa là nhờ tâm được thanh tịnh, bất loạn động, bất điên đảo, cho nên người đó thấy được "Phật Tính", tức là "Pháp Vô Sinh", không còn sinh tử luân hồi, tức đắc vãng sinh tây phương cực lạc.
Nếu còn nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, nghĩa là tâm còn điên đảo, tâm còn loạn động, làm sao vãng sinh được mà mong cầu!
Cõi tây phương cực lạc hay cõi thiên đàng là cảnh giới "bất tùy phân biệt", bình đẳng tuyệt đối, chí công vô tư, làm gì còn chia giai cấp có chín phẩm, ba hạng, thượng trung hạ, như con người tưởng tượng cho thêm lộn xộn và phức tạp! Không thể lấy tâm lượng phàm phu xét cảnh giới bồ tát! Như vậy, cốt tủy của đạo Phật, không phải là van xin cầu nguyện, cúng kiến lễ lạy cho nhiều, mà chính là lúc nào cũng nhớ nghĩ tới hạnh nguyện của chư Phật, nói lời như Phật dạy, hành động như Phật dạy, luôn luôn giữ gìn tâm ý thanh tịnh, bình an, yên tĩnh, không loạn động, không điên đảo.
Ðược như vậy, tam nghiệp hằng thanh tịnh, chúng ta vừa có phúc đức vừa có công đức đầy đủ, phúc tuệ trang nghiêm, tùy tâm mãn nguyện. Kinh sách có câu: "Phúc Tuệ Lưỡng Toàn Phương Tác Phật". Cứu kính của đạo Phật chính là nghĩa đó vậy.
TRÍ TUỆ BÁT NHÃ
(TRÍCH: Giá
trị con người - Cư Trần Lạc Đạo Tập 3)
TK Thích Chân Tuệ
Câu trả lời đó là: "Người muốn thực hành được pháp nhẫn ba la mật, phải đạt
được trạng thái vô ngã".
Trước hết, người đạt được "trạng thái vô ngã" là
người không còn chấp "cái ta" tầm thường, như mọi người trên
thế gian này thường chấp. Người đời thường chấp, thường cho rằng, tấm thân tứ
đại mấy chục ký lô chính là "mình", chính là "ta".
Khi được hỏi mình là ai, người đời thường chỉ ngay ngực, hay chỉ vào tấm thân
tứ đại nặng nề và trả lời: Ta đây nè! Cho nên, hể ai đụng đến
"ta", thì phải phản ứng ngay, phải đối phó ngay, nhịn không nổi,
nín không được. Trái lại, người đạt được "trạng thái vô ngã" là
người hiểu rõ ràng: tấm thân, do đất nước gió lửa hợp thành này, không phải
là "ta" thực sự. Đó chỉ là cái trạm dừng tạm thời của kiếp này, trong
vô số kiếp, của "ta" mà thôi. Đến khi mãn kiếp này đời này,
"ta" sẽ bỏ lại cái tấm thân đó mà ra đi, tìm cái thân xác khác, trong
sáu nẻo luân hồi. Nếu không khéo, do lòng tham lam lâu đời dẫn dắt,
"ta" lại chọn nhằm cái thân con heo, hoặc do lòng sân hận lâu đời dẫn
dắt, "ta" lại chọn nhằm cái thân con rắn mãng xà, hay do lòng si mê
lâu đời dẫn dắt, "ta" lại chọn nhằm cái thân con bò, thì khốn khổ
biết là bao nhiêu.
Sở dĩ gọi đó là "tấm thân tứ đại", do "đất
nước gió lửa" hợp thành, bởi vì nếu không có những chất từ đất ra như
thức ăn, những chất từ nước như thức uống, những chất từ gió như dưỡng khí,
những chất từ lửa như hơi ấm, bồi bổ liên tục mỗi giây, mỗi phút, mỗi giờ, mỗi
ngày, thì chúng ta đã vong mạng từ lâu rồi vậy. Đó chỉ là "tấm thân
tứ đại", không phải thực là "ta" vậy.
Thứ đến, người đạt được "trạng thái vô ngã" là người hiểu rõ ràng: tâm trạng của mình luôn luôn thay đổi trong từng sát na, trong từng giây phút. Những tâm niệm, những suy tư, nghĩ tưởng trong giây phút trước đây, bây giờ đã khác đi hay không còn nữa. Tâm tánh của mình có khi hiền thiện như thánh nhơn, cũng lắm khi độc hại còn hơn ác quỉ. Mình chỉ thấy mọi người khác gian ác, mọi người khác nguy hiểm, mọi người khác sai lầm, đáng bị trừng phạt, đáng bị bỏ tù, đáng bị xử tử, để cho xã hội này, cho thế gian này, trong đó có mình, được sống bình yên, được hưởng sung sướng! Con người thường thấy là mình đúng, khi đòi hỏi phải trừng phạt thật nặng, đòi hỏi phải bỏ tù rục xương, đày đọa địa ngục, xô xuống hỏa ngục, những người khác phạm tội ác. Con người thường suy nghĩ, sáng chế, yêu cầu thi hành những hình phạt ghê rợn nhất để trừng phạt, trừng trị đích đáng những phạm nhân đã sát hại thân nhân mình và nghĩ rằng người quá cố sẽ vui lòng nơi suối vàng. Thực ra, đó là tâm trạng của chính mình muốn như vậy mà thôi. Người đã chết có nói gì đâu, có yêu cầu gì đâu, có đòi hỏi gì đâu? Bởi vậy có câu: "Suy bụng ta ra bụng người... chết! ".
Thứ đến, người đạt được "trạng thái vô ngã" là người hiểu rõ ràng: tâm trạng của mình luôn luôn thay đổi trong từng sát na, trong từng giây phút. Những tâm niệm, những suy tư, nghĩ tưởng trong giây phút trước đây, bây giờ đã khác đi hay không còn nữa. Tâm tánh của mình có khi hiền thiện như thánh nhơn, cũng lắm khi độc hại còn hơn ác quỉ. Mình chỉ thấy mọi người khác gian ác, mọi người khác nguy hiểm, mọi người khác sai lầm, đáng bị trừng phạt, đáng bị bỏ tù, đáng bị xử tử, để cho xã hội này, cho thế gian này, trong đó có mình, được sống bình yên, được hưởng sung sướng! Con người thường thấy là mình đúng, khi đòi hỏi phải trừng phạt thật nặng, đòi hỏi phải bỏ tù rục xương, đày đọa địa ngục, xô xuống hỏa ngục, những người khác phạm tội ác. Con người thường suy nghĩ, sáng chế, yêu cầu thi hành những hình phạt ghê rợn nhất để trừng phạt, trừng trị đích đáng những phạm nhân đã sát hại thân nhân mình và nghĩ rằng người quá cố sẽ vui lòng nơi suối vàng. Thực ra, đó là tâm trạng của chính mình muốn như vậy mà thôi. Người đã chết có nói gì đâu, có yêu cầu gì đâu, có đòi hỏi gì đâu? Bởi vậy có câu: "Suy bụng ta ra bụng người... chết! ".
Mấy ai nghĩ được rằng: nếu làm như vậy, cả hai gia đình phạm
nhân và nạn nhân cũng đều thiệt hại một nhân mạng, đều cùng đau khổ như
nhau. Thỉnh thoảng báo chí cũng có đăng các tin rất cảm động, gia đình
nạn nhân xin giảm tội, xin xử nhẹ tội, hay xin tha tội cho phạm nhân.
Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:
Lấy oán báo oán, oán nghiệp chập chùng.
Lấy ân báo oán, oán nghiệp tiêu tan.
Con người thường nhân danh công lý, nhân danh tôn giáo, nhân
danh lẽ phải, nhân danh thượng đế, nhân danh đủ các thứ có thể nhân danh
được, để kết án, kết tội, trừng trị tất cả mọi người khác. Còn nếu mình phạm
tội thì đáng được tha thứ, phải được tha thứ, người khác thì không đáng được!
Cái chỗ bất công này là nguyên nhân chính, đưa tới xáo trộn, biến loạn trong xã
hội là như vậy. Cuối cùng, người đạt được "trạng thái vô ngã" chính
là người không còn chấp "cái ta" tầm thường như mọi người trên thế
gian này thường chấp. Người đạt được"trạng thái vô ngã" là người hiểu
rõ ràng rằng: "ta" không phải là cái thân tứ đại nặng nề, và
cũng không phải là cái tâm suy nghĩ lăng xăng lộn xộn thường ngày, bởi vì những
thứ đó bị vô thường chi phối, nay còn mai mất, chợt hiện chợt biến, không tồn
tại vĩnh viễn.
Như vậy, "cái gì" tồn tại vĩnh viễn, không bị
vô thường chi phối, "cái gì" bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất
giảm, theo như Đức Phật chỉ dạy trong Bát Nhã Tâm Kinh? Đó chính là "cái ta
chơn thật", đó chính là "con người chơn thật" của tất cả chúng
ta. Mục
đích cứu kính rốt ráo tột cùng của Đạo Phật chính là nhằm khai mở, chỉ bày
"con người chơn thật" đó cho mọi người biết được, hiểu được, ngộ
được, nhập được, sống được. Người nào được như vậy tức là được giác ngộ và giải
thoát, được an lạc và hạnh phúc hiện đời.
Trong kinh sách, Đức Phật có dạy: "Thiên thượng
thiên hạ duy ngã độc tôn".
Nghĩa là trên trời dưới đất chỉ có "cái ta chơn thật"
là điều độc nhứt đáng tôn trọng, đáng trân quí mà thôi. Cũng trong Bát Nhã Tâm
Kinh, Đức Phật có dạy:
Tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên
đảo mộng tưởng, cứu cánh niết bàn.
Nghĩa là: Nếu chúng ta ngộ được, nhập được, sống được bằng "con
người chơn thật" không tướng mạo, nên không dơ, không sạch, không tăng,
không giảm, không kẹt nhị biên, thể nhập bất nhị pháp môn, thì tâm chúng ta
không bị bất cứ cái gì có thể khủng bố, nên không còn sợ hãi, do không còn sợ
hãi nên không có gì có thể khiến cho mình kinh khiếp hoảng sợ, chúng ta xa lìa
được tất cả các chuyện điên đảo đảo điên, các chuyện mộng mơ mơ tưởng, các
chuyện không thực ở thế gian, cuối cùng đạt được cảnh giới niết bàn vô sanh,
không còn phiền não khổ đau, không còn sinh tử luân hồi.
Đó mới chính thực là mục đích cứu kính của người theo đạo Phật
bằng trí tuệ bát nhã.
CẦN HIỂU ĐÚNG VỀ ĐẠO PHẬT
Những ngày lễ - Tết, trong tấp nập người
đi lễ chùa thì phổ biến nhất vẫn là khấn nguyện, cầu xin chư Phật ban ơn, tăng
phúc, bớt họa v.v... Sở dĩ có hiện tượng đó là do không ít người có nhận thức
lệch lạc về Đức Phật, về chức năng, nhiệm vụ của chùa chiền.
Hằn sâu trong tâm thức người Việt, Đức
Phật hiện lên như một vị thần có nhiều quyền năng, thần thông quảng đại, có thể
ban phúc, trừ họa cho bất kỳ người nào. Sự hình tượng hóa Đức Phật một cách sai
lệch như vậy mà
không hiểu ý nghiã thâm sâu, các chùa chiền cũng
không giải thích nổi cho Phật tử, vô hình trở thành động lực khuyến khích, thôi thúc người ta đến
chùa với tâm cầu khẩn van xin phép lạ của đấng tiêng liêng không có thật.
Trước Tam bảo, người
ta lạy lục cầu xin: xin cho tai qua nạn khỏi; xin cho giàu sang phú quý; xin
tiền tài, xin địa vị… Họ mang theo rất nhiều lễ vật, sì sụp khấn vái, cầu xin.
Khắp nơi trong khuôn viên chùa chỗ nào cũng thấy cắm nhang đèn, tiền rải khắp
nơi; lò hóa vàng rừng rực cháy mang theo muôn vàn lãng phí. Cảnh chen chúc,
giẫm đạp nhau ở cửa thiền để được làm lễ cầu an, giải hạn trong dịp đầu năm
không còn là chuyện lạ.
Trong tình hình đó, đáng lẽ đội ngũ Tăng
Ni ở các ngôi chùa cần phải hướng dẫn, chấn chỉnh lại nhận thức sai lệch của
người dân, của Phật tử. Tuy nhiên, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng,
mà nhiều ngôi chùa, nhiều nhà sư lại dễ dãi chấp nhận việc người dân, Phật tử
đến chùa chỉ để cầu xin. Hình ảnh một số nhà sư cúng sao giải hạn, gieo quẻ âm
dương, chọn ngày lành tháng tốt đã và đang làm cho đạo Phật dần dần đậm màu sắc
mê tín,
đạo Phật trở thành thần quyền ban phước giáng hoạ theo lời cầu xin của nhân
gian. Lòng tham con người càng lúc càng tăng, còn đạo tý thì không học cũng
chẳng cần hiểu.
Để trả lại thanh tịnh cho chùa chiền, giúp
chúng sinh nhận thức rõ về giáo lý, khuyến tu về nội tâm là
trách nhiệm của hàng xuất gia và phương pháp tìm an lạc ngay trong cuộc
sống, cần có một sự đổi thay căn bản sinh hoạt học tập giáo lý của
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Bởi xã hội nhận biết đạo Phật
thông qua hoạt động của đội ngũ Tăng Ni và Phật tử; cuộc sống
thường ngày của Phật tử là tấm gương phản chiếu tư tưởng Phật giáo đến cộng
đồng.
Chùa là nơi hoằng pháp. Vậy sư trụ trì và
đội ngũ Tăng Ni phải là những người thầy trong lĩnh vực truyền bá giáo lý của
Phật. Những tủ kinh sách Phật giáo phải được trưng bày ở nơi dễ thấy, dễ lấy.
Sách về đạo Phật cần được đổi mới, được dịch và viết ra theo ngôn ngữ đương
đại, dễ hiểu, dễ thấm sâu vào mọi tầng lớp nhân dân. Vào những ngày lễ - Tết,
các Tăng Ni phải thuyết giảng giáo pháp hướng dẫn tu học cho những người muốn
đến chùa học hỏi Chánh pháp. Chứ đừng quá chú tâm vào những hình thức
lễ lộc của nhân gian, ăn uống hao phí, lân trống văn nghệ vui chơi ồn ào náo
nhiệt và quá nặng nề về những hình thức mê tín dị đoan.
Đức Phật nói: “Tin Ta mà không hiểu Ta
là phỉ báng Ta”. Việc xem Đức Phật như một vị thần chuyên ban ơn,
giáng họa; coi chùa chiền như một địa điểm cầu xin phước lộc vui chơi, đang làm cho đạo Phật
trở nên xa lạ với tinh thần thanh tịnh, tu tâm dưỡng tánh do chính Đức Phật đã chứng ngộ chỉ dạy để thoát ra khỏi lục
đạo luân hồi .
Thiết nghĩ, chư vị Tăng Ni, Phật tử hãy cùng chung tay, góp sức trả lại giá trị
đích thực cho ngôi chùa, trả lại sự tôn kính cho Đức Phật mà bao đời nay người con Phật ta hằng kính ngưỡng, vâng làm .
Chúng sanh lăn lộn đầu
thai trong lục đạo sanh tử luân hồi do nhiều căn bịnh từ vô minh ngàn kiếp,
gồm: tham ái, dục vọng, chấp thủ, đoạn kiến, thường kiến, ngã mạn. Sự chân thật
của Thật Tánh là người tu theo con đường Đức Phật dạy, đạt được tâm thanh tịnh,
đầy đủ trí tuệ, có thể chuyển phàm phu trở thành thánh nhân hay bồ tát.
Đức Phật Thích Ca
chứng đắc tam minh: Thiên nhãn minh, Túc mạng minh, Lậu tận minh. Mắt trí tuệ
của Ngài thấy được tam thiên đại thiên thế giới, thấy nhân quả trong nhiều đời
nhiều kiếp, phá vô minh phiền não chấp ngã chấp pháp không còn sanh tử, ra khỏi
lục đạo luân hồi. Lục đạo là sáu cảnh giới luân hồi mà con người phải đầu thai
chuyển kiếp, nếu chưa sạch hết nghiệp chướng, gồm: Thiên, nhơn, a tu la, địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh.
Cõi Thiên:
Sanh về cõi thiên, nơi cực lạc thế gian, hưởng phước báo thiện căn nhiều đời,
được giàu sang, đủ ăn đủ mặc, có người hầu hạ, nhà cao cửa rộng, an lạc hạnh
phúc.
Cõi Nhơn:
Sanh vào cõi người, giàu có nghèo có, ưa thích làm việc phước thiện, cũng có
khi tạo nghiệp bất thiện, hưởng phước báo và cũng chịu quả báo đau khổ, sanh,
lão, bịnh tử.
Cõi A Tu La:
Sanh vào nhà quyền quí, hưởng phước tốt của gia đình, có danh tiếng, có tiền
của, tánh tình nóng nảy và kiêu mạn, thích bạo động, có trí thức đời và thông
minh, không khéo dễ tạo nghiệp ác.
Cõi Địa Ngục: Sanh vào cõi đau khổ, vì nghiệp ác hại người sâu nặng, bị hành
hạ tra tấn ngày đêm, sống không được chết không xong, đau khổ vô cùng.
Cõi Ngạ Quỉ:
Sanh vào nơi bất tịnh, vì nghiệp bỏn sẻn, thường bị hãm hại, không chỗ dung
thân, luôn đói khát, không có sức tự kiếm ăn, sống nhờ vào lòng tốt của mọi
người.
Cõi Súc Sanh: Sanh vào nơi cầm thú, vì nghiệp sát quá nặng mà đọa vào cõi
nầy, lúc nào cũng sợ bị giết, sống nơi ẩm thấp rừng sâu nước độc, mang lông đội
sừng suốt kiếp.
Tu theo Phật nghĩa là phải chuyên tâm giữ chánh niệm, không theo tạp
niệm, như kẻ đội bát dầu trên đầu, bị người đưa gươm kề cổ dọa sẽ giết chết nếu
đổ đi một giọt.
Bản chất thực sự của đời sống, là nguyên nhân sanh đau khổ và nguyên nhân sanh hạnh phúc, người tu thấy rõ bằng mắt rất chân và rất thật, thì khi ấy mới quyết tâm chuyển đổi trở nên con người đạo đức nhằm đưa đến giải thoát cùng tột, đồng thời đem về trạng thái quân bình cho cuộc sống.
Giây phút hiện tại, chúng ta có thể nhận thức được thực tế cuộc đời không mơ hồ, không mộng tưởng điên đảo, thì sẽ cảm nhận và thấu hiểu được sự chân thật của diệu pháp không còn xa cách nữa, mà ở trong từng hơi thở, trong từng tâm thức vắng lặng vô trụ và vô niệm.
Trong kinh thường nói, chỉ có trí tuệ mới đem đến cho người tu một sự kiên nhẩn bền chí để đi đến giác ngộ và giải thoát mà thôi. Nhu cầu cuộc sống nếu biết đủ, sống thanh đạm, không đòi hỏi nhiều, không tranh chấp hơn thua được mất, thì người tu có rất nhiều thì giờ để tận dụng khả năng nghiên cứu, suy tư học đạo, giữ tâm ý trong sạch. Phụng trì giới luật, trang nghiêm thân tướng, ngày đêm suy nghĩ, sớm hôm thực hành thì không lo gì không thấy được diệu đạo vậy.
Theo như Ngài Viễn Công dạy, nếu như có ngày tu học tinh tấn, có ngày buông xuôi trì trệ, bản tánh dễ duôi, khiến con người rơi vào tình trạng giãi đãi, mất hết năng lực tự tin về mình, hiện tượng vọng tâm vọng niệm xấu ác, ganh tị đố kỵ sẽ xâm nhập và quấy nhiễu chế ngự người tu một cách dễ dàng. Diệu đạo suốt đời khó gặp, thật uổng phí một đời tu!
Khi bước trên đường đạo, chúng ta mang nhiều nghiệp bất tịnh của luân hồi cho nên hành động từ thân, khẩu, ý tha hồ tạo tác. Do đó khi chuyển thân trên bước đường tu hành thường rơi vào trạng thái mê và tỉnh, thiện và ác lẫn lộn.
Cho nên không phải xấu tốt ở bên ngoài không thôi, mà xấu tốt thiện ác nằm thật sự ở ngay trong tâm, biết xấu hổ, sợ quả báo, tâm an tịnh, siêng năng đem an vui cho mình và cho người, nhận thức sớm được chừng nào thì “diệu đạo” ngay trước mắt.
Để giúp hành giả tiến đến đời sống thánh thiện và trọn lành vi diệu trên đường tu, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ban truyền các giới luật cao thượng. Giới luật mới nghe qua chừng như một sự răn cấm khắt khe, đầy những điều kiện khó khăn, nhưng khi thấu hiểu và cố gắng sống với thân tâm một cách chân thành và thực sự, thì giới luật giúp ích cho người tu rất nhiều.
Khi ấy, giới là người bạn đạo chân thật, là phương pháp thực tập chánh niệm hữu hiệu nhất, là sự bảo vệ an lành nhẹ nhàng trong sáng của thế giới tuyệt đẹp, mà người tu theo Phật được thừa hưởng, như một chuỗi ngọc vô giá sáng ngời trí tuệ của Bồ tát Quán Tự Tại cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm trong phẩm “Phổ Môn” vậy.
Tóm lại, an lạc thay khi sống trong pháp vị, thật sự buông bỏ những lo âu phiền muộn, mưa pháp cam lồ liên tục đã nuôi dưỡng pháp thân huệ mạng. Phước báo thay tứ chúng đồng tu, đều hoan hỷ vì thấm nhuần được sự lợi ích khi đem vào cuộc sống tỉnh tu hằng ngày ở nơi trụ xứ. Mưa pháp làm hạt giống Phật tánh ở nơi mỗi người từ lâu bị chôn vùi khô cạn, nay như được nẩy mầm, đâm chồi kết lộc.
BBT PHẬT HỌC TỊNH QUANG
QUẢNG TU CÚNG DƯỜNG
Tỳ Khưu Thích Chân Tuệ
"Khởi
thâm tín giải hiện tiền tri kiến, tất dĩ thượng diệu chư cúng dường cụ nhi vi
cúng dường". Nghĩa là đối với chư Phật mười phương, chúng ta
phát tâm hiểu biết, tin tưởng sâu sắc, thành tâm dâng cúng những điều tốt đẹp,
những thành tựu cao quí nhứt trên bước đường tu học. Khi viếng chùa, về phần sự
tướng, chúng ta thường dâng cúng các phẩm vật cụ thể như: hương, đăng, hoa,
quả, tượng trưng cho những nghĩa lý cao thượng, những yếu tố tâm linh siêu
thoát.
Dâng cúng
hương mang ý nghĩa dâng cúng những hương thơm kết tụ do việc giữ gìn giới luật,
những hương thơm kết tụ do việc thiền định, những hương thơm kết tụ do việc phát
triển trí tuệ, những hương thơm kết tụ do việc tu hạnh giải thoát và những
hương thơm kết tụ do việc giải thoát những hiểu biết phiền lụy của thế gian.
Nói chung gọi là Ngũ Phần Hương, gồm có: giới hương, định hương, tuệ hương,
giải thoát và giải thoát tri kiến hương.
Dâng cúng
đăng, tức là dâng cúng đèn, mang ý nghĩa dâng cúng ánh sáng trí tuệ sáng suốt,
thắp sáng tâm trí, biết nhận thức mọi sự mọi vật đúng như thực, không điên đảo,
không mê mờ, biết sống theo chánh kiến và chánh tín, tránh tà kiến và mê tín dị
đoan. Cho nên trên bàn thờ Phật tại tư gia, cũng như tại các tự viện, luôn luôn
có một ngọn đèn thắp sáng, mang ý nghĩa nhắc nhở chúng ta luôn luôn sống trong
tỉnh thức, sáng suốt, luôn luôn thúc liễm thân tâm, luôn luôn sống theo lời chư
Phật dạy.
Dâng cúng
các loại hoa, mang ý nghĩa dâng cúng những điều thiện lành, tốt đẹp, thơm tho,
chúng ta làm được trong cuộc sống hằng ngày theo lời chư Phật dạy. Chẳng hạn
như chúng ta làm được việc thiện nào trong ngày, chúng ta dừng được việc ác nào
trong ngày, đó là những bó hoa tươi thắm đem dâng cúng chư Phật.
Dâng cúng
các loại quả, các loại trái cây, mang ý nghĩa dâng cúng những thành tựu, những
kết quả, do công phu tu học theo đúng Chánh Pháp. Chẳng hạn như trước đây,
những lời phê phán, chửi mắng có thể làm chúng ta bực bội, khó ở, quên ăn, mất
ngủ trong một thời gian dài. Giờ đây, gặp những cảnh ngộ trái ngang như vậy,
gặp những người gây phiền não khó khăn như vậy, gặp những việc bất như ý đến
như vậy, chúng ta có thể khởi lên một niệm trong tâm, song nhận thức được ngay,
liền tan biến mất, hoặc là tâm hoàn toàn tĩnh lặng, vô niệm khởi, tức là chúng
ta đã thành tựu đạo quả, dù một cách viên mãn, hay chưa viên mãn!
Ðể tâm
trí được thanh tịnh, chúng ta hãy làm các điều thiện, quảng tu cúng dường, vì
chính những ích lợi của các điều thiện ấy, chứ không phải vì quyền lợi cá nhân,
vì quyền lợi bản thân. Chúng ta có thể dễ chán những niềm vui mà chúng ta nhận
được, nhưng chẳng bao giờ chán những niềm vui mà chúng ta cho. Ðó là ích lợi
sâu xa của sự bố thí cúng dường của những người thiện tâm.
Tuy
nhiên, trong các thứ cúng dường, pháp cúng dường là hơn hết. Pháp cúng dường
là: tu hành đúng theo lời Phật dạy, làm lợi ích cho chúng sanh, chịu khổ thế
cho chúng sanh, nhiếp thọ chúng sanh, siêng năng tu tập các điều lành, tránh
các điều dữ, phát tâm bồ đề.
Pháp cúng dường là sự cúng dường rộng lớn hơn tất
cả, được vô lượng vô biên công đức. Tại sao vậy? Bởi vì các đức Như Lai tôn
trọng Chánh Pháp, theo đúng Chánh Pháp mà tu hành, theo đúng lời chư Phật dạy
thì sanh ra các Ðức Phật. Ðó mới chính là mục đích cứu kính của đạo Phật, chỉ
dạy phương pháp, giúp đỡ con người, chuyển hóa thành Phật, chứ không phải chỉ
có những hình thức cúng kiến lễ lạy mà thôi. Thực hành được như vậy mới gọi là
quảng tu cúng dường.
Sám
Hối Nghiệp Chướng:
Từ vô
lượng kiếp về quá khứ, do lòng tham lam, giận tức, si mê, khiến cho thân khẩu ý
tạo vô lượng vô biên nghiệp xấu ác, nghiệp bất thiện. Ngày nay chúng ta đem ba
nghiệp thanh tịnh thành tâm sám hối, nguyện về sau không tái phạm nữa.
Trong
kinh sách có bài kệ sau đây:
Ngã tích
sở tạo chư ác nghiệp
Giai do vô thủy tham sân si
Tùng thân khẩu ý chi sở sanh
Nhứt thiết ngã kim giai sám hối.
Giai do vô thủy tham sân si
Tùng thân khẩu ý chi sở sanh
Nhứt thiết ngã kim giai sám hối.
Nghiệp là
những điều gì do thân làm, do miệng nói, do ý nghĩ, thường xuyên hằng ngày.
Nghiệp thiện là những điều gì do thân khẩu ý, tạo ra ích lợi cho mình và cho
người. Từ xưa đến giờ, chúng ta tạo tác không biết bao nhiêu là nghiệp xấu ác,
nghiệp bất thiện, đều do tâm tham sân si, có từ vô thủy, phát xuất ra hành
động, lời nói hay ý nghĩ, làm lợi mình hại người, gây đau khổ cho người khác.
Tất cả hôm nay chúng ta đều thành tâm, ăn năn sám hối, nguyện chừa bỏ, không
tái phạm. Nghiệp thường gây những chướng ngại trên đường đời, cũng như trên
đường đạo, cho nên gọi là nghiệp chướng. Chẳng hạn chúng ta tạo nghiệp thiện
như: làm phước, bố thí, cúng dường, đi chùa, lễ Phật, tụng kinh, niệm Phật,
nhưng thấy người khác không làm như vậy, đâm ra bực dọc, khinh khi, phỉ báng,
thì cũng chướng, cho nên gọi là nghiệp chướng. Còn đối với những nghiệp xấu ác,
nghiệp bất thiện, thì dĩ nhiên là nghiệp chướng rồi, không cần phải giải thích
dài dòng.
Tuy
nhiên, trong Kinh Hoa Nghiêm, Ðức Phật có dạy: "Nhứt thiết duy tâm
tạo". Nghĩa là mọi sự mọi việc trong khắp mười phương pháp giới đều do
tâm tạo ra tất cả. Công đức cũng do tâm tạo, nghiệp chướng cũng bởi tại tâm. Ðó
chính là vọng tâm, lăng xăng lộn xộn, sinh diệt thay đổi luôn luôn, thường do
tham sân si chi phối, thúc đẩy, điều khiển, cho nên chúng ta thường tạo nghiệp
xấu ác nhiều hơn là nghiệp thiện. Bởi vậy cho nên, có bài kệ như sau:
Tội tùng
tâm khởi tương tâm sám
Tâm nhược diệt thời tội diệc vong
Tội vong tâm diệt lưỡng câu không
Thị tắc danh vi chơn sám hối.
Tâm nhược diệt thời tội diệc vong
Tội vong tâm diệt lưỡng câu không
Thị tắc danh vi chơn sám hối.
Nghĩa là
tất cả những tội lỗi gây ra, đều do tâm của chúng ta chủ động, thì phải thành
tâm, phải tự trong thâm tâm, mà sám hối. Từ đó chúng ta phát nguyện không tái
phạm, cho nên mỗi khi từ vọng tâm khởi lên, tâm tham, tâm sân, tâm si, chúng ta
liền biết ngay, dừng lại, không làm theo sự điều khiển, sai xử của tham sân si,
thì tội lỗi sẽ không còn nữa. Khi tội lỗi không còn, vọng tâm cũng lặng mất,
chúng ta sống trong trạng thái tịch tịnh, bình yên của tâm hồn. Ðó mới thực là
sự sám hối chơn chánh.
Thân nhân
kẻ bị hãm hại thường đau khổ, nhưng nếu họ biết tha thứ cho kẻ xấu ác kia, thì
họ sẽ sống trong an lạc với tâm lượng từ bi hỷ xả. Con người dù xấu ác đến cở
nào, nhưng nếu biết thành tâm sám hối, đều có cơ hội trở thành người thánh
thiện. Không thiếu gì các vị thánh nhân trong lịch sử, có quá khứ là kẻ bất
thiện xấu ác trong xã hội. Chẳng hạn như gương của Angulimala, nhờ thành tâm
dừng các ác nghiệp, từ thân khẩu ý, thực tâm sám hối, tinh tiến tu học, thực
hành các lời dạy của Ðức Phật, trở thành một vị đại đức chân tu đắc đạo. Bởi
vậy cho nên, chúng ta chỉ nên quán xét chính mình có biết sám hối chưa, chứ
đừng quan trọng đến quá khứ của người khác tốt hay xấu! Chuyện ai nấy lo vậy!
Bài đọc có giá trị để suy nghĩ
Dấu chấm đen nhỏ trên tờ giấy trắng lớn
Tôi lớn lên như bao chàng trai khác, vẫn hỷ nộ ái ố cuộc đời; biết yêu, biết ghét, biết giận, nhưng chưa bao giờ tôi biết tha thứ cho lỗi lầm của ai và tôi nhìn cuộc đời, nhìn mọi người bằng lăng kính của riêng mình! Tôi có cái nhìn rất tinh tế nên tôi dễ nhận ra những điểm không tốt của người đối diện mình và cũng chính vì thế khiến tôi không có bạn nhiều.
Tôi quý mến tất cả, nhưng tôi không tha thứ cho ai dù vô tình hay cố ý chơi không đẹp với mình, và tôi sẽ tìm cách đối xử lại như chính họ đã làm với tôi. Có thể như thế mà tôi trở thành người khó tánh nhất xóm.
Và một ngày, mọi suy nghĩ của tôi thay đổi hết khi một vị Sư về trú trì tại chùa.
Xóm tôi có một ngôi chùa nhỏ nằm chơi vơi giữa đồng. Ngôi chùa nền đất vách lá ngày ngày chỉ có một vị sư già trông coi. Ngoài việc làm đồng áng, trông coi mãnh vườn và sau những giờ học tôi rất thích đến ngôi chùa này. Giữa không gian yên tỉnh, tiếng chuông, tiếng mõ hòa cùng tiếng tụng kinh của Sư âm vọng giữa không gian tỉnh mịch, khiến lòng tôi yên bình lắm.
Một hôm có một vị Sư trẻ về trú tại chùa. Vị Sư trẻ có một đôi mắt sáng, sáng đến nỗi bạn có thể soi đường trong bóng đêm và thầy có một nụ cười rất hiền, nụ cười chứa đựng niềm hạnh phúc vô biên.
Tôi thích nói chuyện với Thầy, vì ở Thầy tôi không tìm thấy được điểm xấu nào. Như hiểu được mọi suy nghĩ trong đầu tôi, một hôm sau buổi tan trường tôi không về nhà mà chạy thẳng vào chùa để được tụng kinh cùng Thầy khi Thầy cúng chiều. Tôi yên lặng lắng nghe từng lời Thầy tụng vì Thầy có một giọng tụng rất hay như cuốn hút lòng người vào từng lời kinh, lời chú nguyện của Thầy khi Thầy cúng thí thực.
Sau thời kinh, khi mà Thầy đã yên vị tọa cụ, Thầy dẫn tôi ra sau vườn ngồi vào chiếc bàn gỗ. Thầy rót cho tôi một tách trà, rồi Thầy hỏi tôi:
- Con có nhiều bạn không, sao trẻ em trong xóm thì nhiều mà chỉ mình con vào chùa, mấy em đó đâu sao không đi cùng con?
- Dạ không, con không có bạn nhiều vì họ ai cũng xấu!
- Sao con nghĩ vậy ? Thầy hỏi với vẻ ngạc nhiên
- Vì họ chửi thề, họ hổn hào, họ lười học, họ lười suy nghĩ.
Thầy xoa đầu tôi cười rồi nói: - Để Thầy chỉ cho con điều này .
Rồi Thầy lấy ra một tờ giấy trắng, giấy trắng học trò. Thầy dùng bút lông nhỏ lên tờ giấy một chấm đen thật đen. Thầy giơ tờ giấy lên và hỏi:
- Con có thấy gì không?
Tôi nhanh miệng đáp mà không cần suy nghĩ:
- Dạ bạch Thầy, một chấm đen ạ.
Thầy cười hỏi lại: - Con nhìn rõ chưa nè?
Dạ con nhìn thật rõ rồi, bạch Thầy - Tôi khẳng định lại
Thầy cười tươi, nụ cười hiền hòa như chứa đựng cả tam thiên niềm an lạc vô biên:
- Sao con chỉ nhìn thấy chấm đen nhỏ trên tờ giấy trắng mà không nhìn thấy tờ giấy lớn trắng tinh thầy đang cầm?
Tôi lặng im không nói được lời nào.
Thầy tiếp: Con người cũng vậy, không ai là hoàn thiện, cho nên Đức Phật mới thị hiện cõi đời này để giúp chúng sanh hoàn thiện tâm mình, giúp chúng sanh thánh thiện hơn, đạt được Phật tánh (ngộ nhập Phật tri kiến) vì thể tánh chúng sanh và Phật không khác, chúng sanh cũng sẽ là những vị Phật tương lai (ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành). Nếu con chỉ chầm chầm nhìn vào cái xấu của họ, con sẽ bỏ lỡ nhiều điểm tốt của họ, cũng như con chỉ nhìn thấy chấm đen trên tờ giấy trắng mà không nhìn thấy được tờ giấy trắng có chứa chấm đen nhỏ!
Nếu con nhìn thấy điểm tốt của họ, con sẽ thấy ai cũng đáng yêu, ai cũng đáng kính cả, đó là tâm Phật trong mỗi con người luôn hiện hữu.
Niềm an lạc, sự yêu mến không phải người khác ban phát cho con mà chính con phải tạo ra nó.
Dấu chấm đen nhỏ trên tờ giấy trắng lớn
Tôi lớn lên như bao chàng trai khác, vẫn hỷ nộ ái ố cuộc đời; biết yêu, biết ghét, biết giận, nhưng chưa bao giờ tôi biết tha thứ cho lỗi lầm của ai và tôi nhìn cuộc đời, nhìn mọi người bằng lăng kính của riêng mình! Tôi có cái nhìn rất tinh tế nên tôi dễ nhận ra những điểm không tốt của người đối diện mình và cũng chính vì thế khiến tôi không có bạn nhiều.
Tôi quý mến tất cả, nhưng tôi không tha thứ cho ai dù vô tình hay cố ý chơi không đẹp với mình, và tôi sẽ tìm cách đối xử lại như chính họ đã làm với tôi. Có thể như thế mà tôi trở thành người khó tánh nhất xóm.
Và một ngày, mọi suy nghĩ của tôi thay đổi hết khi một vị Sư về trú trì tại chùa.
Xóm tôi có một ngôi chùa nhỏ nằm chơi vơi giữa đồng. Ngôi chùa nền đất vách lá ngày ngày chỉ có một vị sư già trông coi. Ngoài việc làm đồng áng, trông coi mãnh vườn và sau những giờ học tôi rất thích đến ngôi chùa này. Giữa không gian yên tỉnh, tiếng chuông, tiếng mõ hòa cùng tiếng tụng kinh của Sư âm vọng giữa không gian tỉnh mịch, khiến lòng tôi yên bình lắm.
Một hôm có một vị Sư trẻ về trú tại chùa. Vị Sư trẻ có một đôi mắt sáng, sáng đến nỗi bạn có thể soi đường trong bóng đêm và thầy có một nụ cười rất hiền, nụ cười chứa đựng niềm hạnh phúc vô biên.
Tôi thích nói chuyện với Thầy, vì ở Thầy tôi không tìm thấy được điểm xấu nào. Như hiểu được mọi suy nghĩ trong đầu tôi, một hôm sau buổi tan trường tôi không về nhà mà chạy thẳng vào chùa để được tụng kinh cùng Thầy khi Thầy cúng chiều. Tôi yên lặng lắng nghe từng lời Thầy tụng vì Thầy có một giọng tụng rất hay như cuốn hút lòng người vào từng lời kinh, lời chú nguyện của Thầy khi Thầy cúng thí thực.
Sau thời kinh, khi mà Thầy đã yên vị tọa cụ, Thầy dẫn tôi ra sau vườn ngồi vào chiếc bàn gỗ. Thầy rót cho tôi một tách trà, rồi Thầy hỏi tôi:
- Con có nhiều bạn không, sao trẻ em trong xóm thì nhiều mà chỉ mình con vào chùa, mấy em đó đâu sao không đi cùng con?
- Dạ không, con không có bạn nhiều vì họ ai cũng xấu!
- Sao con nghĩ vậy ? Thầy hỏi với vẻ ngạc nhiên
- Vì họ chửi thề, họ hổn hào, họ lười học, họ lười suy nghĩ.
Thầy xoa đầu tôi cười rồi nói: - Để Thầy chỉ cho con điều này .
Rồi Thầy lấy ra một tờ giấy trắng, giấy trắng học trò. Thầy dùng bút lông nhỏ lên tờ giấy một chấm đen thật đen. Thầy giơ tờ giấy lên và hỏi:
- Con có thấy gì không?
Tôi nhanh miệng đáp mà không cần suy nghĩ:
- Dạ bạch Thầy, một chấm đen ạ.
Thầy cười hỏi lại: - Con nhìn rõ chưa nè?
Dạ con nhìn thật rõ rồi, bạch Thầy - Tôi khẳng định lại
Thầy cười tươi, nụ cười hiền hòa như chứa đựng cả tam thiên niềm an lạc vô biên:
- Sao con chỉ nhìn thấy chấm đen nhỏ trên tờ giấy trắng mà không nhìn thấy tờ giấy lớn trắng tinh thầy đang cầm?
Tôi lặng im không nói được lời nào.
Thầy tiếp: Con người cũng vậy, không ai là hoàn thiện, cho nên Đức Phật mới thị hiện cõi đời này để giúp chúng sanh hoàn thiện tâm mình, giúp chúng sanh thánh thiện hơn, đạt được Phật tánh (ngộ nhập Phật tri kiến) vì thể tánh chúng sanh và Phật không khác, chúng sanh cũng sẽ là những vị Phật tương lai (ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành). Nếu con chỉ chầm chầm nhìn vào cái xấu của họ, con sẽ bỏ lỡ nhiều điểm tốt của họ, cũng như con chỉ nhìn thấy chấm đen trên tờ giấy trắng mà không nhìn thấy được tờ giấy trắng có chứa chấm đen nhỏ!
Nếu con nhìn thấy điểm tốt của họ, con sẽ thấy ai cũng đáng yêu, ai cũng đáng kính cả, đó là tâm Phật trong mỗi con người luôn hiện hữu.
Niềm an lạc, sự yêu mến không phải người khác ban phát cho con mà chính con phải tạo ra nó.
BỐN HẠNG NGƯỜI ĐÁNG KÍNH
Quảng Tánh
Sự tu tập
trong Phật giáo, cốt tủy vẫn là “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Nghĩa là tự
lực và tha lực luôn tương tác, hỗ trợ nhau trong tu tập nhưng tự lực vẫn là
chính, trọng tâm của việc thực hành giáo pháp.
Người tu
muốn thành công phải theo thứ lớp, tuần tự từ thấp lên cao. Trước phải có lòng
tin, không rời kinh điển rồi sau mới tự mình thân chứng và đến nơi các Thánh
quả.
Người đệ tử Phật cất bước vào bốn lãnh vực này, Thế Tôn gọi là “người đáng kính, đáng quý, là phước điền của đời”.
Người đệ tử Phật cất bước vào bốn lãnh vực này, Thế Tôn gọi là “người đáng kính, đáng quý, là phước điền của đời”.
Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nay có bốn loại người đáng kính, đáng quý, là phước điền của đời. Thế
nào là bốn? Nghĩa là gìn giữ lòng tin, vâng theo giáo pháp, tự thân chứng và
thấy được đến nơi.
Thế nào gọi là người gìn giữ lòng tin? Hoặc có một người chịu người dạy
dỗ, dốc một lòng tin, ý không nghi nan. Có lòng tin đối với Như Lai Chí Chân
Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo
Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Họ cũng tin lời Như Lai, cũng tin lời
Phạm chí; hằng tin lời những vị ấy, không chấp giữ trí mình. Đó gọi là người
giữ gìn lòng tin.
Thế nào gọi là người tự vâng theo giáo pháp? Ở đây có người phân biệt
pháp, không tin người khác, quán sát pháp là có hay không, là thực hay hư.
Người ấy liền nghĩ: ‘Đây là lời Như Lai. Đây là lời Phạm chí’. Vì biết đây là
pháp ngữ của Như Lai, người ấy liền phụng trì, còn các lời ngoại đạo thì xa
lìa. Đó gọi là người vâng theo giáo pháp.
Thế nào gọi là người thân chứng? Ở đây, có người thân tự tác chứng, họ
cũng chẳng tin người khác, cũng chẳng tin lời Như Lai. Họ cũng chẳng tin các
ngôn giáo của các bậc tôn túc nói, chỉ theo tánh mình mà đi. Đó gọi là người
thân chứng.
Thế nào gọi là người thấy đến nơi? Ở đây, có người đoạn ba kiết sử,
thành tựu pháp Tu-đà-hoàn, chẳng thối chuyển. Người ấy có được cái thấy rằng có
bố thí, có người nhận, có quả báo thiện ác, có đời này, đời sau, có cha, có mẹ,
có A-la-hán... Người ấy thọ giáo, thân tín, tác chứng mà tự du hóa. Đó gọi là
người thấy đến nơi.
Đó là, này Tỳ-kheo! Có bốn người này. Hãy nhớ trừ bỏ ba người trên. Nhớ
tu pháp thân chứng. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II,
phẩm Tứ đế,
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.29)
Hạng
người đáng kính quý trước tiên là có lòng tin. Chánh tín là niềm tin bất
động vào Tam bảo. Như Lai và các bậc Thánh phạm hạnh là những bậc giác ngộ,
giới đức; là những ngọn đuốc sáng soi đường; là ruộng phước tối thắng. Niềm tin
vào Tam bảo càng kiên cố thì sự nỗ lực hướng thiện cùng với công đức, phước báo
của tự thân càng tăng thêm.
Không chỉ
tin Phật mà còn vâng theo giáo pháp của Ngài. Nhất là khi Thế Tôn đã
nhập Niết-bàn từ rất lâu xa thì sự vâng theo giáo pháp chính là được gặp Phật,
được nghe Ngài thuyết pháp. Chính nhờ sự y theo giáo pháp nên hiểu và thực hành
đúng Chánh pháp, không bị lạc vào các tà thuyết ngoại đạo. Đây chính là hạng
người đáng kính thứ hai.
Quan
trọng là, khi đã tin và hiểu Chánh pháp rồi thì tự mình phải tu tập để
chứng nghiệm lấy. Vì sao đến đoạn kinh này Thế Tôn lại nói “chẳng tin lời Như
Lai, chẳng tin các ngôn giáo của các bậc tôn túc” mà “chỉ theo tánh mình mà
đi”? Bởi ăn bánh vẽ thì không thể no, đếm tiền giúp người thì không thể là
giàu. Giác ngộ và giải thoát mà các Ngài nói ra là của các Ngài chứ không phải
của mình. Hiểu và nhớ thật nhiều những điều các Ngài chứng ngộ không có nghĩa
là mình chứng ngộ. Nên học Phật đến một chừng mực nào đó thì phải buông để tự
thân chứng, tâm tức Phật, theo tánh mình mà đi. Đây chính là hạng người đáng
kính thứ ba.
Cuối cùng
là hạng người đạt đến Thánh quả đầu tiên, Sơ quả Tu-đà-hoàn. Chỉ cần đặt
bước chân vào dòng Thánh thôi đã xem như đạt bất thối chuyển. Từ Sơ quả, bậc
Thánh giả tuần tự thăng tiến các Thánh vị và đạt đến giải thoát tối hậu.
Thế Tôn nói về bốn hạng người đáng kính quý này
đồng thời cũng là bốn chặng đường người tu phải trải qua để thành tựu giải
thoát.HỎI ĐÁP PHTQ
From: Thang Phung
Subject: Re: [diendan_songvui] Khác biệt giữa Cựu và Nguyên như thế nào ? Kính mong các bậc thức giả vui lòng chỉ giáo. Chân thành cám ơn.
Subject: Re: [diendan_songvui] Khác biệt giữa Cựu và Nguyên như thế nào ? Kính mong các bậc thức giả vui lòng chỉ giáo. Chân thành cám ơn.
Về ý nghĩa thông
thường hai từ tương tự như nhau.Nhưng khi dùng tuỳ trường
hợp, tuỳ người tôi thường thấy có sự sử dụng khác biệt.
Khi còn đi học trước
1975 tôi thường thấy từ thường được sử dụng sau các chức danh. Thí
dụ như
và sau này các bản tin
,bài viết từ nước ngoài vẫn thường dùng như vậy.
Ở trong nước sau 1975
báo chí thường dùng từ thí dụ
mà không dùng chữ .
*
Hai từ này thường
không dùng đi theo các học vị. Thí dụ tôi không thấy nhà văn nào dùng
< nguyên Bác sĩ...>..v v.
nhưng nếu Bác sĩ này có
1 chức danh trong bịnh viện thí dụ
thì khi Ông
không còn làm nhiệm vụ này nữa thì thường được gọi là
*
Thưa, tôi vừa đọc
bài Tứ Y của Thầy Tỳ khưu Thích Chân Tuệ rất cao siêu,trong đó có phần < Y
nghĩa bất y ngữ > tôi nghĩ rằng nên áp dụng vào trường hợp này thì mình sẽ
thoát được mớ bòng bong
*
Kính chúc bà và tất cả
các thành viên thân tâm an lạc.
Thang Phung
THƯ TRẢ LỜI CỦA PHẬT HỌC TỊNH QUANG
Trong ngôn ngữ
Việt, hai chữ (từ) "cựu" và "nguyên" đều có ý nói đến thời
gian trước đây, trước kia, đã qua. Tuy nhiên, trường hợp và cách dùng hai
từ này có nhiều điểm khác nhau như sau:
1. Đối với các vị nguyên thủ quốc
gia. Chức vụ thường được dùng không kèm
theo cựu hay nguyên. Thí dụ: Vua Lê Thánh Tông, Hoàng Đế Quang Trung, Vua Gia
Long, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tuy nhiên, khi bàn chuyện lịch sử, người ta
có khi nói rõ vào lúc đó, thời điểm đó, nhân vật này đang không còn tại chức
(đương nhiệm) hoặc tại vị (đương vị). Thí dụ: Giải pháp cựu hoàng Bảo Đại cho
chiến tranh Việt Nam. Thí dụ: Cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu hiện đang sinh
sống tại Hoa Kỳ. Cựu Tổng Thống Dương Văn Minh vừa qua đời năm 2001 tại California.
2. Đối với các chức vụ hành chánh
hay quân đội: Chữ "cựu" thường được
dùng. Thí dụ: Cựu Thủ Tướng, Cựu Bộ Trưởng, Cựu Tổng Giám Đốc, Cựu Nghị Sĩ, Cựu
Dân Biểu, Cựu Thẩm Phán, Cựu Viện Trưởng, Cựu Khoa Trưởng, Cựu Hiệu
Trưởng. Thí dụ: Cựu Tổng Tham Mưu Trưởng, Cựu Tư Lệnh, Cựu Đại Tướng, Cựu
Trung Tá, Cựu Thiếu Úy, Cựu Sinh Viên Sĩ Quan.
Tuy nhiên, khi một nhân vật rời một
chức vụ và đương nhiệm (hoặc đương kim) một chức vụ khác cùng ngành nghề thì
chữ "nguyên" được dùng. Thí dụ: Năm 1965 Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu
đương kim Chủ Tịch UBLĐQG, nguyên Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia
Đà Lạt năm 1955. Thí dụ: Chủ Tịch Thượng Viện đương kim, nguyên là Chủ Tịch Ủy
Ban Quốc Phòng.
Chữ "nguyên" ở đây có
nghĩa là và có thể thay thế bởi cụm từ: trước kia là, trước đây là, hoặc,
nguyên là.
Tương tự, nơi đây cần nói thêm. Về
các tổ chức hay cơ quan, người ta thường dùng từ "nguyên" chỉ cho
cùng cơ quan, cơ sở hay tổ chức đó, với tên khác trước kia. Thí dụ: Trường Võ
Bị Quốc Gia Việt Nam nguyên là Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt.
3. Đối với bằng cấp, học vị: Người ta thường dùng không kèm chữ "cựu" hay
"nguyên" dù người đó hiện nay có hành nghề hay không, còn sống hay đã
mất. Thí dụ: Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, Bác sĩ Bùi Kiến Tín, Kiến Trúc Sư Ngô
Viết Thụ.
4. Đối với nghề nghiệp: Đối với nghề nghiệp, đôi khi người ta cũng gọi: cựu giáo sư,
cựu y tá, cựu phóng viên, cựu nhà văn, cựu nhà báo, cựu nhân viên, cựu sinh
viên, cựu học sinh, cựu quân nhân.
Tóm lại, hai chữ (từ)
"cựu" và "nguyên" không phải hoàn toàn giống nhau và không
phải hoàn toàn khác nhau, tùy hoàn cảnh, tùy trường hợp và tùy người xử dụng.
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
VP. PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA
Thưa
Thầy,
Tại
sao trên thế gian này có nhiều đạo giáo?
Người
xuất gia, còn gọi người sinh ra mình, bằng Cha Mẹ không?
Tại
sao người đời phải gọi người xuất gia bằng Thầy? Khi người thầy đó nhỏ tuổi
hơn?
Kính
Thầy chỉ dạy, đa tạ.
VP.PHTQ.CANADA
Trên
thế gian này có nhiều điều dị biệt, phân biệt, khác nhau,
cho
nên có nhiều đạo giáo,
thích
hợp từng dân tộc, sắc dân, địa phương, văn hóa.
Trong
mỗi con người, tâm lý cũng thường thay đổi,
gọi
là tâm vô thường,
cho
nên có nhiều món ăn, nhiều kiểu trang sức,
nhiều
tín ngưỡng hay tôn giáo.
Một
người theo Phật giáo chẳng hạn,
cầu
khẩn van xin đủ điều ở chùa này, không được thỏa mãn,
bèn
đi chùa khác, tông phái khác, tín ngưỡng khác.
Con
người khi còn tham, sân si,
không
biết tu tâm dưỡng tánh,
không
quay lại quan sát chính bản thân, bản tâm,
đạo
giáo vẫn còn xuất hiện thêm trên trái đất,
thêm
nhiều lãnh tụ tôn giáo nữa
để
thỏa mãn nhu cầu sùng bái cá nhân - tôn thờ thần tượng,
mà
không cần biết đúng sai.
1)
Khi nào gọi các vị xuất gia bằng Thầy, khi nào gọi bằngĐại Đức, Thượng Tọa hay
Hòa Thượng?
2) Khi nào gọi các vị nữ xuất gia bằng Ni cô, Sư cô, Ni sư hay Sư Bà? Có bao giờ gọi là Đại Đức Ni, Thượng Tọa Ni hay Hòa Thượng Ni chăng?
3) Khi ông bà cha mẹ gọi một vị sư là Thầy hay Sư phụ, người con hay cháu phải gọi là Sư ông, hay cũng gọi là Thầy? Như vậy con cháu bất kính, coi như ngang hàng với bậc bề trên trong gia đình chăng?
4) Một vị xuất gia còn ít tuổi đời (dưới 30 chẳng hạn) có thể nào gọi một vị tại gia nhiều tuổi (trên 70 chẳng hạn) bằng“con” được chăng, dù rằng vị tại gia cao niên đó xưng là “con” với vị xuất gia?
5) Sau khi xuất gia, một vị tăng hay ni xưng hô như thế nào vớingười thân trong gia đình?
2) Khi nào gọi các vị nữ xuất gia bằng Ni cô, Sư cô, Ni sư hay Sư Bà? Có bao giờ gọi là Đại Đức Ni, Thượng Tọa Ni hay Hòa Thượng Ni chăng?
3) Khi ông bà cha mẹ gọi một vị sư là Thầy hay Sư phụ, người con hay cháu phải gọi là Sư ông, hay cũng gọi là Thầy? Như vậy con cháu bất kính, coi như ngang hàng với bậc bề trên trong gia đình chăng?
4) Một vị xuất gia còn ít tuổi đời (dưới 30 chẳng hạn) có thể nào gọi một vị tại gia nhiều tuổi (trên 70 chẳng hạn) bằng“con” được chăng, dù rằng vị tại gia cao niên đó xưng là “con” với vị xuất gia?
5) Sau khi xuất gia, một vị tăng hay ni xưng hô như thế nào vớingười thân trong gia đình?
Kính mời tham khảo LINK:
http://phtq-canada.blogspot.ca/2011/05/cach-xung-ho-trong-phat-giao-phtq-so-16.html
Trích từ bài
viết:
CÁCH
XƯNG HÔ TRONG PHẬT GIÁO (PHTQ số 16)
Trong
khóa nghiên tu an cư mùa hạ năm 2005, tại Tổ đình Từ Quang Montréal, Canada,
các thắc mắc sau đây được nêu lên trong phần tham luận:
1)
Khi nào gọi các vị xuất gia bằng Thầy, khi nào gọi bằngĐại Đức, Thượng Tọa hay
Hòa Thượng?2) Khi nào gọi các vị nữ xuất gia bằng Ni cô, Sư cô, Ni sư hay Sư
Bà? Có bao giờ gọi là Đại Đức Ni, Thượng Tọa Ni hay Hòa Thượng Ni chăng?3) Khi
ông bà cha mẹ gọi một vị sư là Thầy hay Sư phụ, người con hay cháu phải gọi là
Sư ông, hay cũng gọi là Thầy? Như vậy
con cháu bất kính, coi như ngang hàng với bậc bề trên trong gia đình chăng?4) Một
vị xuất gia còn ít tuổi đời (dưới 30 chẳng hạn) có thể nào gọi một vị tại gia
nhiều tuổi (trên 70 chẳng hạn) bằng“con” được chăng, dù rằng vị tại gia cao
niên đó xưng là “con” với vị xuất gia? 5) Sau khi xuất gia, một vị tăng hay ni
xưng hô như thế nào vớingười thân trong gia đình?
Trước
khi đi vào phần giải đáp các thắc mắc trên, cần thông qua các điểm sau đây:
*1) Chư Tổ có dạy: “Phật pháp tại thế gian”. Nghĩa là: việc đạo không thể tách rời việc đời. Nói một cách khác, đạo ở tại đời, người nào
cũng đi từ đời vào đạo, nương đời để ngộ đạo, tu tập để độ người, hành đạo để giúp
đời. Chư Tổ cũng có dạy: “Hằng thuận
chúng sanh”. Nghĩa là: nếu phát tâm tu
theo Phật, dù tại gia hay xuất gia, đều nên luôn luôn thuận theo việc dùng tứ
nhiếp pháp (bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự) để đem an lạc cho chúng sanh,
tức là cho mọi người trong đời, bao gồm những người đang tu trong đạo.
*2) Từ
đó, chúng ta chia cách xưng hô trong đạo Phật ra hai trường hợp: Một là, cách
xưng hô chung trước đại chúng nhiều người, có tính cách chính thức, trong các
buổi lễ, cũng như trên các văn thư, giấy tờ hành chánh. Hai là, cách xưng hô riêng giữa hai người, tại
gia hay xuất gia, mà thôi. Người chưa rõ
cách xưng hô trong đạo không nhứt thiết là người chưa hiểu đạo, chớ nên kết luận
như vậy. Cho nên, việc tìm hiểu và giải
thích là bổn phận của mọi người, dù tại gia hay xuất gia.
*3) Có hai loại tuổi
được đề cập đến, đó là: tuổi đời và tuổi đạo.
Tuổi đời là tuổi tính theo đời, kể từ năm sinh ra. Tuổi đạo là tuổi thường được nhiều người tính
từ ngày xuất gia tu đạo. Nhưng đúng ra, tuổi đạo phải được tính từ năm thụ cụ
túc giới và hằng năm phải tùng hạ tu học theo chúng và đạt tiêu chuẩn, mỗi năm
như vậy được tính một tuổi hạ. Nghĩa là tuổi đạo còn được gọi là tuổi hạ (hay hạ
lạp). Trong nhà đạo, tất cả mọi việc, kể
cả cách xưng hô, chỉ tính tuổi đạo, bất luận tuổi đời. Ở đây không bàn đến việc những vị chạy ra chạy
vào, quá trình tu tập trong đạo không liên tục.
Tóm lại, ngôn ngữ, danh từ chỉ là phương tiện tạm
dùng giữa con người với nhau, trong đạo cũng như ngoài đời, có thể thay đổi
theo thời gian và không gian, cho nên cách xưng hô trong đạo Phật tùy duyên,
không có nguyên tắc cố định, tùy theo thời đại, hoàn cảnh, địa phương, tông
phái, hay tùy theo quan hệ giữa hai bên. Đó
là phần tu tướng.
Các vị phát tâm xuất
gia tu hành, các vị phát tâm tu tập tại gia, đã coi thường mọi thứ danh lợi, địa vị của thế gian thì quan
trọng gì chuyện xưng hô,
tranh hơn thua chi lời
nói, quan tâm chi chuyện ăn trên ngồi trước, đi trước đứng sau, tranh chấp danh
tiếng, tranh cãi lợi dưỡng, tranh giành địa vị, đòi hỏi chức vụ, nếu có, trong nhà
đạo. Đồng quan điểm hay không, được cung kính hay không, xưng hô đúng
phẩm vị hay không, chẳng đáng quan tâm, tránh sự tranh cãi. Nơi đây không
bàn đến cách xưng hô của những người không thực sự phát tâm tu tập, hý ngôn
hý luận, náo loạn thiền môn, dù tại gia cũng như xuất gia. Nhất niệm
sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai. Nhất niệm sân tâm khởi, thiêu vạn công
đức lâm, chính là nghĩa như vậy.
Cách xưng hô nên làm
cho mọi người, trong đạo cũng như ngoài đời, cảm thấy an lạc, thoải mái, hợp với
tâm mình, không trái lòng người, không quá câu nệ chấp nhứt, thế thôi! Đó
là phần tu tâm.
Trong đạo Phật, cách
xưng hô có thể biến đổi nhưng có một điều quan trọng bất biến, không biến đổi,
đó là phẩm hạnh, phẩm chất, đức độ, sự nổ lực, cố gắng tu tâm dưỡng tánh
không ngừng, cho đến ngày đạt mục đích cứu cánh: giác ngộ và giải thoát, đối với Phật Tử tại gia cũng như xuất
gia.
Đó chính là một phần ý
nghĩa của “tùy duyên bất biến” trong
đạo Phật vậy.[]
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
10 lý do khiến người Bhutan
hạnh phúc nhất thế giới
Bhutan là quốc gia nằm ở Nam Á, giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Đất
nước này được biết đến là quốc gia có diện tích bé nhỏ nhưng người dân lại có
cuộc sống hạnh phúc. Và đây là 10 lý do vì sao họ cảm thấy hạnh phúc.
1. Họ thường xuyên tìm kiếm sự hạnh phúc về tinh thần
Khác với thế giới phương Tây, con người cảm thấy hạnh phúc khi
được sở hữu những của cải vật chất hiện đại như xe hơi, điện thoại, du thuyền…
và ngược lại, sẽ cảm thấy bất hạnh khi không thể có những thứ đó, ở Bhutan,
người dân mới chỉ để cho toàn cầu hóa tác động trong vài năm trở lại đây và họ
ứng xử theo cách cân bằng những sở hữu về tài sản với sự hạnh phúc về tinh
thần.
Họ không cảm thấy phải suy nghĩ gì nếu họ không có chiếc iPhone
mới nhất, bởi đơn giản, được sống đã là hạnh phúc.
2. Có tăng trưởng GDP nhanh
Bằng việc cho phép Ấn Độ đầu tư vào lĩnh vực thủy điện ở nước
mình, Bhutan tạo thu nhập cho họ mà người dân cũng không phải làm gì nhiều. Họ
cho rằng khai thác nguồn tài nguyên một cách hợp lý cũng là cách làm cho họ
hạnh phúc.
3. Không quan tâm đến TV, đài hay internet
Hãy đối mặt với điều này, đó là những phương tiện trên thường
mang đến cho chúng ta cảm giác khủng hoảng đối với bản thân. Bởi vì trên đó,
trong các bộ phim, thường chúng ta thấy những người giàu, đi xe hơi và có nhiều
tiền, làm cho chúng ta cảm thấy ganh tỵ. Còn những dòng tin trên internet
thường tràn ngập những vụ án hình sự, khủng bố, chiến tranh…Chúng ta cảm thấy
bị ám ảnh bởi những bản tin hoặc buồn bực khi không nhận lại được “like” cho
bài đăng trên Facebook.
Vì thế, người Bhutan không quan tâm đến những thứ này.
4. 50% diện tích đất nước được bảo vệ như rừng quốc gia
Họ rất quan tâm đến môi trường, vì vậy đến một nửa đất nước được
bảo vệ trong các khu vườn quốc gia. Việc phá rừng bị ngăn cấm triệt để. Người
dân cảm thấy hạnh phúc hơn khi họ được sống trong môi trường tốt.
5. Đa số người dân theo đạo Phật
Đạo Phật là một trong những tôn giáo tiết chế và từ bi nhất trên
thế giới. Vì đa phần người dân theo đạo Phật, họ tin vào luật nhân quả khi cho
rằng, họ sống cuộc sống tốt đẹp bây giờ sẽ nhận được kết quả tốt đẹp trong kiếp
sau. Điều này thôi thúc họ sống một cuộc sống từ bi, nhân ái, làm những việc
tốt cho người khác.
6. Họ đánh giá sự hạnh phúc của mình
Ở Bhutan, chính phủ đưa ra một chỉ số gọi là chỉ số Hạnh
phúc quốc gia (gross national happiness) để đong đếm hạnh phúc của
người dân. Cho dù chính phủ Bhutan chưa phải là hoàn hảo trong việc đem đến
hạnh phúc cho dân của họ, song thực tế là họ luôn có ý thức phải mang lại hạnh
phúc cho người dân của mình.
7. Sống ở những nơi thơ mộng
Đất nước Bhutan nằm trên dãy Himalaya và có tới 60% diện tích
đất nước là những nơi hoang dã chưa có người đặt chân đến. Người Bhutan đến đó
trong những dịp du lịch, nghỉ ngơi và họ cảm thấy sung sướng hơn với người dân
của các nước luôn phải chen chúc trong các đô thị ngột ngạt.
8. Khoảng cách giữa người bình dân và hoàng gia không xa cách
Người Bhutan rất thân thiện với nhau, không kể tầng lớp xuất
thân. Một hoàng tử của hoàng gia có thể cùng chơi bóng với các học sinh bình
thường khác mà không có sự phân biệt. Sự gần gũi này khiến con người mến nhau
hơn.
9. Có chế độ nghỉ ngơi tốt
Theo một khảo sát, có đến 2/3 người dân Bhutan ngủ đủ 8 tiếng
mỗi đêm, khác hẳn với cuộc sống ở các nước công nghiệp khi người ta bận làm
việc và vui chơi tối ngày quên ngủ. Ngủ đủ, nghỉ ngơi tốt đồng nghĩa với việc
người ta cảm thấy khỏe khoắn và hạnh phúc hơn.
10. Mức độ ô nhiễm rất thấp
Với điều kiện tự nhiên cho phép, người dân Bhutan sống trong một
bầu không khi trong lành, ít bị ô nhiễm.
Bhutan ngày nay vẫn khá cô lập với thế giới, điều này khiến họ
vẫn duy trì những giá trị cổ xưa, thậm chí là lạc hậu so với tiêu chuẩn của thế
giới hiện đại. Thế nhưng, vẫn có những thứ mà chúng ta có thể học được từ cuộc
sống của họ để khiến cuộc sống của ta hạnh phúc hơn.
CÚNG SAO GIẢI HẠN
TỘI VÀ NGHIỆP
BÁT CHÁNH ĐẠO
PHẬT DẠY CÁCH TRỊ MÊ
TÍN
ĂN TẾT ĂN CHAY HAY ĂN
MẶN
NĂM NGƯỜI MÙ RỜ VOI
NHÂT CHI MAI - XUÂN DI
LẶC
BÁT PHONG XUY BẤT ĐỘNG