Trượt chân, té ngã trong tuổi vàng.
By Lê Lý Trần
Chỉ một cú vấp ngã
là cuộc sống con người có thể thay đổi hoàn toàn, cuộc thay đổi không thể kềm
hãm xoay chuyển. Sự đau đớn thể xác đi kèm với nỗi vật vã tâm thần. Đây là mối
ưu tư, ám ảnh của tuổi vàng khắp chốn.
Con người sống lâu
hơn, ít bệnh tật hơn nhưng tuổi thọ lâu dài kia có những khúc quanh không như
ý. Cơ thể trải qua những biến chuyển cần sự thích nghi và chấp nhận từ mỗi cá
nhân. Ôi chao, biết bao nhiêu là biến chuyển trong cái thân thể mong manh kia
sau 70 – 80 năm dãi dầu với thời gian?
Mắt nhìn không còn
tinh anh. Tai nghe không còn tỏ tường, có vị còn chịu chứng ù tai (tinnitus)
những âm thanh tai quái u u trong đầu suốt ngày đêm. Khứu giác chẳng còn
“cảm” được một mùi hương nhẹ nên vị giác hầu như mòn mỏi. Khoảng 70% khả năng
“nếm” đến từ khả năng “ngửi”. Rượu ngon không còn giữ được hương vị cũ dù vẫn
mang lại cảm giác lâng lâng và đôi khi còn gây chuếnh choáng nhanh chóng
không ngờ. Bắp thịt không mạnh mẽ như trước, khuân vác một món gì cũng khó
khăn. Khớp xương ê ẩm khiến việc xê dịch chậm chạp. Chưa kể sự thăng bằng (balance)
kết hợp từ khả năng nhìn thấy, sức mạnh của bắp thịt, và khả năng cảm nhận vị
trí của thân thể (proprioception) trong môi trường chung quanh, cũng sút giảm
qua thời gian. Và cuộc sống có thể đến khúc ngoặt không ngờ khi trượt chân, vấp
ngã.
Tại Huê Kỳ, số người
cao niên (65+ tuổi) té ngã và chịu biến chứng nặng nề mỗi ngày một gia tăng.
Nha Thống Kê của cơ quan Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật (the CDC) công bố một
con số đáng ngại, chỉ trong năm 2012, trên 2.4 triệu người té ngã, trong số ấy
trên 200 ngàn người tử vong vì biến chứng trong cùng năm.
Theo hội chuyên khoa
về tuổi vàng, Geriatrics, tai nạn gia tăng khi con người quá lạc quan quá
tự tin, không lượng sức mình; người có tuổi cũng không ngoại lệ nhưng chịu ảnh
hưởng của tai nạn nặng nề hơn. Những thứ bình thường trước đây bỗng dưng trở
thành chướng ngại vật trong một phút không ngờ: các bậc thang, tấm thảm trên
sàn nhà, bồn tắm trắng bóng, vồng u trong chỗ đậu xe, rễ cây ngoài vườn, và
ngay cả con chó con mèo quanh quẩn bên chân hằng ngày. Những món thuốc trị
chứng cao huyết áp, chữa trầm cảm có thể gây chóng mặt, choáng váng khiến việc
vấp té, trượt chân xảy ra dễ dàng hơn.
Trong số các cụ cao
niên té ngã và gãy xương chậu xương đùi, 20% tử vong trong cùng năm, 80% còn
lại chịu ảnh hưởng nặng nề. Họ không còn tự di chuyển nên việc nhàn tản trên
một quãng đường ngắn trở nên bất khả. Nhiều người mất luôn khả năng lái xe vì
chân ga chân thắng không còn nhậm lẹ nên dễ gây tai nạn.
Không thể tự di
chuyển, các cụ này trở nên phụ thuộc vào người chung quanh, từ bạn bè, hàng xóm
láng giềng đến con cái. Tuổi vàng sợ đau đớn thể xác thì ít nhưng họ lại
hãi hùng trước viễn ảnh mất hết khả năng độc lập.
Một sự thật khó chấp
nhận là việc càng cao tuổi, càng dễ té ngã. Theo Tiến Sĩ Judy A. Stevens,
chuyên viên Dịch Tễ, epidemiologist, tại CDC, té ngã xem ra giản dị nhưng lại
là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho tuổi vàng, không mấy ai muốn nhắc đến và ngay cả
người bị té cũng không muốn đề cập đến. Lý do? Các cụ ngượng ngùng, bạn ạ, ngại
bạn bè chê cười mình vụng về, nhưng lý do sâu thẳm nhất, các cụ sợ con cháu lo
lắng quá lại khênh họ vào nhà dưỡng lão hầu được (bị) chăm sóc kỹ lưỡng hơn, và
từ đó mất luôn cuộc sống độc lập riêng tư. Họ sợ hung thần té ngã còn hơn các
trận đau ốm. Đau ốm khi hết bệnh còn có thể độc lập chứ té ngã thì lôi thôi
lắm.
Phục hồi sau khi té
ngã là một hành trình gian nan, chậm chạp. Với các ca gãy xương “bình thường”,
sau khi bó xương, nối xương và vết thương tạm lành, bệnh nhân trải qua thời
gian tập luyện để có thể tự di chuyển. Chương trình phục hồi kéo dài vài
tháng, từ việc dùng xe lăn, khung cân bằng đến cách dùng gậy để chống đỡ thân
mình và giúp thăng bằng. Nhiều cụ không còn leo thang được nữa vì cần dùng
khung sắt để di chuyển, và từ đó phải lìa bỏ tổ ấm nơi có các bậc thang thân
quen, gần gũi. Thay đổi chỗ ở là cả một cú sốc trong tuổi vàng. Cụ nào
chấp nhận và chịu thích nghi thì vết thương “lìa tổ ấm” sớm lành, cụ nào rầu rĩ
vật vã với chỗ ở mới thì nhanh chóng rơi vào nỗi trầm cảm u uất và không thiết
sống. Ngược lại, được sinh sống trong khung cảnh quen thuộc là nỗi ấm áp, thoải
mái trong tuổi vàng ngay cả khi các cụ không còn có thể tự chăm sóc thân thể.
Như mọi loại bệnh
tật, phòng ngừa là phương cách tốt nhất. Té ngã cũng thế. Phòng ngừa té ngã để
tránh thương tật và các biến chứng thay đổi đời sống của bệnh nhân.
Để phòng ngừa té
ngã, bà Judy Stevens cho rằng thể dục là yếu tố quan trọng nhất. Khi thân thể
khỏe mạnh, bắp thịt cứng cáp, thì ít bị té ngã; và nếu bị té ngã thì ảnh hưởng
cũng bớt trầm trọng so với các cụ ít động đậy, đi lại.
Các lớp thể dục,
nhất là các buổi dạy về thăng bằng, như tập đứng một chân, lăn trái banh
Bosu cho quen với sự chông chênh. Môn Thái Cực với các động tác co duỗi thong
thả, chậm chạp giúp thân thể phối hợp hoạt động của bắp thịt và hai lá phổi thở
hít nhịp nhàng. Sự phối hợp này cần thiết cho việc hô hấp, thăng bằng và dáng
đi đứng của thân thể.
Hiệu quả cụ thể nhất
của sự tập luyện thân thể là việc có thể tự đứng dậy từ ghế ngồi mà không cần
vịn tay: bắp thịt hai chân và bắp thịt bụng, lưng cứng cáp đủ để chống đỡ và
thăng bằng thân thể khi thay đổi vị thế.
Những yếu tố khác
không kém quan trọng là việc dùng các món thuốc. Thuốc trị cao huyết áp, khoảng
70% các cụ tuổi thất thập dùng món thuốc này, gây chóng mặt khi huyết áp xuống
nhanh và dễ té ngã nếu không cẩn thận.
Chưa kể các thứ dược
thảo lợi tiểu, giảm đường giảm mỡ (?) hầm bà lằng khác bán tự do trên thị
trường mà các cụ Á Đông dùng thường xuyên như uống trà.
Xin mở ngoặc để nhắc
đến dược thảo một chút: Dược thảo là con dao hai lưỡi rất sắc, có thể vô
cùng hiệu quả trong việc chữa trị một bệnh tật nào đó, nhưng dược chất trong
dược thảo có liều lượng bao nhiêu lại là một điều bí mật. Bí mật thứ nhì là món
dược thảo tuy có cùng tên nhưng mức khác biệt về dược chất và dược tính lại là
khoảng cách mênh mông, chưa kể các phụ chất có dược tính khác.
Các cụ dùng thuốc
trị cao huyết áp có tỷ lệ té ngã cao gấp đôi những người không dùng. Đặc biệt
là loại thuốc lợi tiểu (diuretic) dùng để giảm cao huyết áp và suy tim. Nếu cần
dùng, các cụ nên uống thuốc ban ngày để tránh những chuyến vào nhà vệ sinh
trong đêm tối. Món thuốc khác, món thuốc trị mất ngủ, có thể gây mất thăng
bằng, và nếu có thể, nên thay thế bằng một ly sữa ấm, một cuốn sách dễ đọc hoặc
một vài bản nhạc êm dịu.
Cách phòng ngừa té
ngã khác là cách xếp đặt vật dụng trong nhà, loại bỏ tấm thảm đặt hờ hững trên
sàn nhà, bàn ghế nằm gọn ghẽ trong một góc khuất, dẹp giày dép, đồ chơi trên
lối đi.
Các cụ trong tuổi
vàng cần đi khám mắt hàng năm và đeo kính để duy trì thị lực. Dùng kính
đơn tròng khi đi bộ và chỉ dùng kính hai tròng, ba tròng (bifocal, progressive
lenses) khi đọc sách, ngồi tại chỗ vì loại kính này có thể gây vấp té.
Trong nhà cần có đèn
đủ sáng để thắp rõ vật dụng chung quanh. Và món vật dụng cần thiết nhất,
với các cụ sống đơn chiếc, có lẽ là món “gọi cấp cứu” (emergency button,
electronic alert) có thể trong dạng vòng đeo trên cổ tay có nút bấm, có thể là
dây đeo trên cổ.
Mùa thu của cuộc đời
không nhất thiết chỉ là mùa tàn úa, mùa lá vàng; với sự chấp nhận, sửa soạn và
sẵn sàng cho tinh thần, mùa thu có thể trở thành vàng lá, vàng ròng với các
chuyến du ngoạn thong thả để tận hưởng sự thanh nhàn khi tâm tư không còn vướng
bận với sinh kế nhọc nhằn và bổn phận dưỡng dục khó khăn.
CITY OF MISSISSAUGA, ONTARIO, CANADA
Bão
Jebi - siêu bão mạnh nhất trong vòng 25 năm qua đổ bộ vào Nhật Bản ngày
4/9 khiến hàng chục người thiệt mạng, hơn 1 triệu người phải sơ tán.
Một tòa nhà đổ sập khi bão Jebi đổ bộ thành phố Osaka, phía tây Nhật Bản. Ảnh: Kyodo.
Sơ đồ hướng di chuyển của bão Jebi khi đổ bộ miền tây Nhật Bản. Đồ họa: Accu Weather.
Hình ảnh sóng cao dữ dội ở thành phố cảng Aki.. Ảnh: Kyodo.
Các phương tiện bị gió quật ngã. Ảnh: Kyodo.
Những
chiếc xe ô tô bị dồn về một chỗ và bốc cháy dữ dội do gió mạnh và thủy
triều dâng cao sau khi siêu bão Jebi đổ bộ. Ảnh: Getty.
Hình ảnh sân bay quốc tế Kansai bị ngập lụt. Ảnh: AP.
Bão
lớn khiến một con tàu chở hàng nặng hơn 2.500 tấn đâm sầm vào cây cầu
kết nối với sân bay Kansai. Cảnh sát biển cho biết, rất may lúc xảy ra
vụ tai nạn không có ai trên tàu. Ảnh: AP.
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy bỏ trên khắp Nhật Bản. Ảnh: AP.
Con sóng khổng lồ như chực nuốt chửng con đê chắn sóng ở khu vực Aki, thuộc tỉnh Kochi, Nhật Bản. Ảnh: AP.
Một chiếc xe tải bị lật nghiêng do gió lớn tại Sakade, Nhật Bản. Ảnh: AFP/Getty.
Tàu thuyền bị thổi va vào cầu vì sức gió của siêu bão Jebi. Ảnh: Reuters.
Gió mạnh thổi bay các tấm chắn bên ngoài của một tòa nhà tại thành phố Osaka. Ảnh: AFP/Getty.
Sân bay Quốc tế Kansai bị ngập lụt nghiêm trọng. Ảnh: AP.
Các công-ten-nơ chở hàng tại một bến cảng ở Osaka cũng không chống chịu được sức gió, bị đổ và nằm ngổn ngang khắp nơi. Ảnh: AP.
Lực lượng cứu hộ đi bên dưới chiếc đèn giao thông bị đổ sập do bão. Ảnh: EPA.
Cây cầu vượt biển chìm trong sóng to, gió lớn. Ảnh: Dailymail.
Một nhà ga bị cháy sau khi bão mạnh quét qua. Ảnh: Dailymail.
Ảnh siêu bão Jebi nhìn từ trạm vũ trụ quốc tế ISS. Ảnh: Dailymail.
From:
Hong Mai <honglacmai1@yahoo.com>
Date: Wed, Sep 12, 2018 at 1:25 AM
Subject: 911 !
To: Ty-Khuu Thich-Chan-Tue cutranlacdao.2010@gmail.com
Date: Wed, Sep 12, 2018 at 1:25 AM
Subject: 911 !
To: Ty-Khuu Thich-Chan-Tue cutranlacdao.2010@gmail.com
CHUNG
MỘT NIỀM ĐAU
Tâm Diệu
Tâm Diệu
Trong cuộc tấn công khủng khiếp, hồi
9 giờ sáng thứ ba 11 tháng 9 năm 2001 một nhóm không tặc gần như cùng một lúc
cướp bốn máy bay hành khách hiệu Boeing đang trên đường bay hướng về thành phố
New York và thủ đô Washington. Nhóm không tặc lái hai phi cơ lao thẳng
vào Trung Tâm Thương mại Thế giới ở New York – mỗi chiếc
đâm vào một trong hai tòa tháp cao nhất, cách nhau khoảng 18
phút. Trong vòng hai tiếng đồng hồ, cả hai tòa tháp song đôi 110 tầng sụp
đổ hoàn toàn. Một không tặc khác lái chiếc phi cơ thứ ba đâm vào
tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tại Ngũ Giác Đài ở
ngọai ô thủ đô Washington. Chiếc máy bay thứ tư, sau khi hành khách trên máy
bay chiến đấu chống nhóm không tặc, đã rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville
bang Pennsylvania. Không một người hành khách nào trên bốn máy bay này sống
sót. Số người thiệt mạng gần ba ngàn và bị thương trên hai
ngàn đã làm bàng hoàng xúc động toàn nước Mỹ và khắp thế
giới.
Về sau người ta cũng được các hãng
thông tấn cho biết có những trường hợp cá nhân hay nhóm người
đã thoát chết một cách đặc biệt vì tự ý thay đổi lịch
trình thăm viếng toà nhà Trung Tâm Thương mại Thế giới, như
một cầu thủ đá banh đã đến toà nhà này nhưng lại trở về khách sạn lấy
giấy tờ và một nhóm người Việt Nam dự định thăm viếng ngày thứ
ba 11-9-2001 nhưng sau đó đổi ý thăm viếng sớm hơn một ngày
nên thoát chết. Cũng có trường hợp ngược lại như bà Joan,
một hành khách cư ngụ tại Boston, theo lịch trình đi chuyến bay ngày
thứ hai 10-09-2001 nhưng nhằm ngày sinh nhật của chồng nên rời lại ngày 11-09
mới bay và bà đã bị thiệt mạng.
Bên cạnh những tin tức thời
sự nóng bỏng về cuộc chiến tranh tại xứ A Phú Hãn và những tranh luận sôi
nổi về việc xây dựng một trung tâm Hồi Giáo ở New
York, thì vẫn có những người thắc mắc tự hỏi là tại sao có nhiều người cùng
chết trong tai nạn thảm khốc như trên? Tại sao lại có những
người thoát chết trong đường tơ kẽ tóc? Và làm sao có thể giải
thích được hiện tượng này? Không lẽ ông Trời hay Thượng
đế trừng phạt họ hay tất cả chỉ là do sự rủi ro. Không ai
có thể trả lời được rõ ràng nhưng Phật Giáo có thể giải
thích được thông qua luật nhân quả.
Theo luật nhân quả, tất cả mọi
sự, mọi vật, không chừa một việc gì, đều xảy ra từ một hay nhiều nguyên
nhân nào đó. Như người trồng cam thì sẽ được cam. Không thể nào
trồng cam mà lại ra xoài được. Lẽ dĩ nhiên, muốn có trái cam, phải cần có
thêm những yếu tố phụ mà danh từ Phật Giáo gọi là duyên,
như nước, phân bón, ánh sáng mặt trời và công sức người chăm sóc. Ngoài
ra phải cần có thời gian, không thể nào mới trồng mà có quả ngay
được. Con người làm ác hay làm lành cũng tương tự, nghĩa là phải
hội đủ nhân, duyên và thời gian thích hợp thì quả mới
trổ. Có nhiều người trong đời sống hiện tại làm rất
nhiều điều ác mà vẫn sống sung sướng giầu sang, tại vì kiếp
trước họ đã làm những điều lành, đến nay quả lành mới trổ. Còn
những nhân ác gieo trồng kiếp hiện tại chưa hội đủ nhân duyên nên
chưa trổ quả thế thôi. Phật giáo xếp loại nhân quả này vào
loại nhân quả khác thời, tức là loại nhân quả mà thời
gian đi từ nhân đến quả phải có một khoảng thời gian. Khoảng thời
gian này có thể là gieo nhân trong đời này sẽ gặt quả ngay trong
đời này, hay gieo nhân trong đời này nhưng sẽ gặt quả ở đời
sau hoặc là gieo nhân trong đời này sẽ gặt quả ở các đời
sau hay các kiếp sau. Nói như vậy cho có vẻ đơn giản nhưng
thực sự nhân quả trùng trùng điệp điệp và vô cùng phức
tạp. Chỉ có các bậc giác ngộ mới biết hết được.
Nhân quả theo Phật giáo không
phải là định mệnh và cũng không mang tính chất cố
định. Cuộc sống hạnh phúc hay khổ đau không phải do Thượng đế,
Trời Phật hay thánh thần ban cho mà là do chính bản thân chúng
ta tạo ra. Tập thể xã hội cũng vậy, nó tốt lành là
do tập thể cộng đồng trong xã hội quyết định. Bất kỳ một
kết quả nào cũng do các nhân gieo trồng từ quá khứ . Quá khứ này có
thể là ngày hôm qua, tháng qua, năm qua hay từ vô lượng kiếp trước.
Mỗi người mỗi nghiệp, nên khi gieo
nhân có thể không cùng thời gian, không cùng địa điểm và họ
không hẳn là cùng tạo một loại nhân giống nhau, nên gặt quả cũng có giống nhau
và cũng có khác nhau. Người giầu sang, kẻ nghèo khó, người thông
minh, kẻ dại khờ. Có khi gặt quả nơi riêng rẽ và có khi cùng tụ hội một
nơi để nhận quả. Ví như nợ ngân hàng, số nợ mỗi người mỗi khác
nhau, thời gian mượn nợ khác nhau nhưng đi ra ngân hàng trả nợ cùng
lúc cùng ngày vì đã đến thời hạn “due date”.
Quả báo chung của gần 3000 người
trong thảm họa ở hai toà nhà cao tầng Trung Tâm Thương mại Thế giới ở
New York cũng tương tự như vậy. Do sự thúc đẩy của nghiệp
lực, họ đến từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới, không hẹn mà
tụ hội về làm việc chung trong một môi trường. Trước đó, mỗi người đều tạo
những nghiệp riêng, có khác nhau hay tương tự giống nhau và qua nhiều
thời điểm khác biệt. Nay nhân, duyên và thời tiết hội đủ là cùng nhau
nhận quả. Cũng có trường hợp nhiều người chung tạo nghiệp nhưng vì
thiếu duyên để hội tụ nên họ nhận quả ở mỗi nơi khác nhau, mặc dù quả
có thể khá giống nhau. Bà Joan, đáng lẽ đi chuyến bay ngày hôm
trước nhưng nghiệp lực của bà thôi thúc phải đổi vé máy bay
đi trên chuyến bay định mệnh ngày hôm sau. Anh cầu thủ đá banh
và nhóm người Việt Nam thoát chết vì nghiệp lực của
họ thôi thúc họ thay đổi quyết định và còn nhiều trường
hợp khác không được biết đến.
Nhân quả theo Phật Giáo không
phải là định pháp mà là duyên sinh pháp, và do đó vận mệnh của con
người không hoàn toàn bị bó buộc vào những nhân đã
gieo trồng trong quá khứ. Con người, nếu muốn, có thể thay đổi được
quả trổ ở tương lai bằng cách gieo trồng và vun xới các hạt nhân khác
trong hiện tại, bởi vì một hạt nhân đã gieo không thể ra quả được
nếu như không có các nhân và duyên khác phụ trợ. Hạnh phúc hay bất
hạnh là quả của chúng ta gặt, tùy thuộc vào nhân
của chúng ta gieo, tức hành động qua thân khẩu ý của chúng
ta hàng ngày. Với người Phật Giáo, niềm tin cơ bản
không phải là tin vào một đấng thượng đế toàn năng, ban phước giáng
họa, mà là tin sâu nhân quả. Nếu chưa tin, nên tìm hiểu rõ
ràng lý nhân quả rồi xây dựng niềm tin trên cơ sở
này, để từ đó vận dụng mọi nỗ lực tự thân làm các điều lành, tránh
các điều ác và tự thanh tịnh hóa tâm. Một khi tâm đã được chuyển
hóa từ nhiễm sang tịnh thì tội liền tiêu, cảnh giới địa ngục tự
nhiên tan rã và cảnh giới an lạc hiện tiền.
Hôm nay ngày 11 tháng 9 năm 2018,
đúng 17 năm sau ngày biến cố xẩy ra, tất cả người dân Hoa Kỳ làm lễ
tưởng niệm cho những người đã nằm xuống. Tôi lặng người nhìn lại hình ảnh toà
nhà World Trade Center chìm dần trong khói bụi, trong cảnh hoang tàn đổ
nát với gần ba ngàn xác thân nát tan và cảm nhận nỗi vô thường của cuộc
đời cùng nỗi đau xót xa của những người mất người thân, của
người vợ ngóng trông chồng về, của người mẹ trông con và của người chồng nhắn
lời từ biệt vợ gắng nuôi con.
Cảm nhận được nỗi vô thường và
huyễn mộng của cuộc đời, nhưng chúng ta vẫn không khỏi khổ đau
xót xa trước cảnh những người thân phải chia lià. Xin chắp
tay nguyện cầu cho hương linh những người đã nằm xuống được siêu
thoát, cho những bệnh nhân được hoàn toàn bình phục, cho những người thân
của họ bớt đau buồn và cho những thế lực vô minh sớm tỉnh
ngộ để đem lại hoà bình an lạc cho nhân loại.
Tâm Diệu